Đây là kết quả của hơn 1 tháng thực tập tại công ty mua bán máy tính hàng đầu tại thừa thiên huế, Công ty Huetronic . Về đề tài tìm hiểu về thương mại điện tử và tiến hành xây dựng website cho công ty, các bạn sẽ không thấy phí khi bỏ tiền ra mua tài liệu này.
Nội dung như sau:
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . Trang 1
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI. Trang 3
1.1 Lý do chọn đề tài. Trang 3
1.2 Mục đích. Trang 4
1.3 Đối tượng. Trang 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu. Trang 5
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. Trang 6
2.1 Khái niệm thương mại điện tử. Trang 6
2.1.1 Lợi ích của thương mại điện tử. Trang 6
2.1.2 Thách thức trong ứng dụng thương mại điện tử. Trang 7
2.1.3 Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử. Trang 8
2.2 Phương tiện điện tử. Trang 9
2.3 Pháp luật về thương mại điện tử. Trang 10
2.3.1 Luật mẩu về thương mại điện tử của UNCITRAL. Trang 11
2.3.1.1 Thừa nhận pháp lý đối với thông điệp điện tử. Trang 11
2.3.1.2 Quy định về chử ký điện tử. Trang 13
2.3.1.3 Bảo hộ quyền sở hữu trong thương mại điện tử. Trang 14
2.3.1.4 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Trang 15
2.3.1.5 Tội phạm và những vi phạm trong thương mại điện tử. Trang 17
2.3.2 Pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử. Trang 18
2.4 Thanh toán điện tử. Trang 20
2.4.1 Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử. Trang 21
2.4.2 Thanh toán tại các điểm cung ứng dịch vụ. Trang 21
2.4.3 Thanh toán quan Internet. Trang 22
2.5 Vấn đề đánh thuế trong thương mại điện tử. Trang 28
2.6 Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt Nam. Trang 29
2.6.1 Trên thế giới. Trang 29
2.6.2 Ở Việt Nam. Trang 30
PHẦN II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÔNG TY NHẬT THANH. Trang 35
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG, XÁC LẬP DỰ ÁN. Trang 35
1.1 Tính cấp thiết của dự án. Trang 35
1.2 Mục đích. Trang 36
1.3 Khảo sát. Trang 38
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VỀ THÔNG TIN. Trang 39
2.1 Yêu cầu đặt ra cho hệ thống. Trang 39
2.1.1 Yêu cầu chung đối với hệ thống. Trang 39
2.1.2 Yêu cầu đối với nhà quản trị. Trang 39
2.2 Biểu đồ phân cấp chức năng BFD. Trang 39
2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu DFD. Trang 41
2.3.1 Mức khung cảnh (Context Data Plow Diagram). Trang 41
2.3.2 Mức đỉnh(Top level Data Plow Diagram). Trang 42
2.3.3 Mức dưới đỉnh(Levelling Data Plow Diagram). Trang 44
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU. Trang 47
3.1 Xác định thực thể. Trang 47
3.2 Xác định thuộc tính. Trang 47
3.2 Xác định các mối quan hệ giữa các thực thể. Trang 49
3.4 Mô tả chi tiết các quan hệ. Trang 48
3.4.1 Quyền Trang 48
3.4.2 Khách hàng.(Người dùng) Trang 50
3.4.3 Sản phẩm. Trang 50.
3.4.4 Danh mục sản phẩm cấp 1. Trang 51
3.4.5 Danh mục sản phẩm cấp 2. Trang 51
3.4.6 Danh mục sản phẩm cấp 3. Trang 51
3.4.7 Thực thể rao vặt. Trang 51
3.4.8 Thực thể Danh mục Rao vặt cấp 1. Trang 52
3.4.9 Thực thể Danh mục rao vặt Cấp 2. Trang 52
3.4.10 Thực thể tin tức. Trang 52
3.4.11 Thực thể Danh mục tin tức. Trang 52
3.4.12 Thực thể Hóa đơn. Trang 53
3.4.13 Thực thể chi tiết hóa đơn. Trang 53
3.6 Sơ đồ quan hệ. Trang 54
CHƯƠNG 4 : CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH. Trang 56
4.1 Giao diện chung. Trang 56
4.1.1 Masterpage Trang chủ. Trang 56
4.1.2 Masterpage Trang chủ Quản trị. Trang 56
4.2 Một số Trang chính. Trang 57
4.2.1 Trang Đăng kí. Trang 57
4.2.2 Trang Đăng nhập. Trang 57
4.2.3 Trang chủ. Trang 57
4.2.4 Chi tiết sản phẩm. Trang 58
4.2.5 Giỏ hàng. Trang 58
4.2.6 Trang thanh toán. Trang 59
4.2.7 Trang chọn hình thức thanh toán. Trang 59
4.2.8 Trang quản trị của người dùng. Trang 60
4.2.9 Shop cá nhân. Trang 60
PHẦN III: KẾT LUẬN. Trang 61
3.1 Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện. Trang 61
3.1.1 Khó khăn. Trang 61
3.1.2 Thuận lợi. Trang 61
3.2 Kết quả đạt được. Trang 61
3.3 Những vấn đề còn tồn tại, chưa làm được. Trang 62
3.4 Hướng phát triển của đề tài. Trang 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO. Trang 64
Phần cài đặt chương trình + code + csdl thì các bạn có thể liên hệ mình qua mail hoclamgiau2011@gmail.com để có thể lấy phần cài đặt chính xác nhất mà máy bạn có thể chạy demo được.
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về thương mại điện tử và xây dựng website thương mại điện tử cho một công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
repaid card) là những thẻ mà chức năng thanh toán chỉ được giới hạn cho một mục đích nhất định, và phạm vi sử dụng khá hạn chế. Ví dụ: thẻ gọi điện thoại, thẻ dùng trong hệ thống vận chuyển công cộng (Xe buýt, tàu điện ngầm ..) thẻ sinh viên mua hàng ở căng tin, cửa hàng sách ... Những thẻ này thường do các nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ phát hành, có gí trị nhỏ và yêu cầu xử liệu khá đơn giản. Hiện tại, mốt số công ty có sử dụng hình thức này như Viettravel, Citimart, SaiGon Co-op Mart, SaiGontourist, Mai linh taxi, Vera.
Nhằm khắc phục những hạn chế của thẻ nạp tiền trước về phạm vi sử dụng, Một phương tiện thanh toán với khả năng thanh khoản cao hơn đã được nghiên cứu triển khai, đó là thẻ giữ tiền (Stored value card). Thẻ này thường do các ngân hàng phát hành, có thể được sử dụng để mua nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, với điều kiện những điểm bán hàng của hệ thống được trang bị máy đọc thẻ. Nhằm đảm bảo khả năng thanh toán linh hoạt và chống nguy cơ lừa đảo, thẻ giữ tiền thường áp dụng công nghệ thẻ thông minh(smart card). Khách hàng nạp tiền vào thẻ từ tài khoản cá nhân thông qua máy rút tiền, điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet. Khi thanh toán, khách hàng đưa thẻ qua thiết bị kiểm soát tại điểm bán hàng. Số tiền được khấu trừ trực tiếp từ giá trị trực tiếp của thẻ và chuyển sang thiết bị của người bán.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Internet và mức độ phổ cập CNTT trong đời sống xã hội, Inetrnet đang ngày càng trở thành kênh giao tiếp quan trọng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là những hình thức thanh toán được áp dụng phổ biến trong các giao dịch mua bán trực tuyến hiện nay, một số công nghệ mới đã ra đời và đã đáp ứng tối đa thuận lợi cho cả người mua và người bán trong mọi loại hình TMĐT của tương lai đó chính là phương thức thanh toán qua Internet.
2.4.3 Thanh toán qua internet.
Đây là hình thức thanh toán linh hoạt, và phù hợp với mọ đối tượng khách hàng. Sau khi đăng kí sử dụng dịch vụ trên website cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến của ngân hang, khách hang sẽ được cấp mật khẩu truy cập vào tài khoản trực tuyến của mình (đối với paypal.com). Khách hàng sẽ dử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản này. Hình thức này có thể sử dụng để thanh toán cho các dịch vụ như trả tiền điện, nước, điện thoại, dịch vụ Internet, hoặc thanh toán tiền hàng qua việc kết nối với hệ thống ngân hàng trực tuyến của đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ thường xuyên. Để triển khai tốt hệ thống thanh toán này, cần phải thiết lập cơ chế bảo mật và an toàn hệ thống tốt.
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giữa cá nhân với cá nhân với quy mô quốc tế và được nhiều người biết đến nhất hiện nay là www.paypal.com, mới được sang lập thành công trong tập đoàn ebay của mỹ vào năm 2003. Paypal đã phát triển được một hệ thống thanh toán rất đa năng, cho phép khách hàng trả tiền từ các tài khoản séc cá nhân, tài khoản thẻ tín dụng, hoặc số dư tài khoản trên paypal. Mỗi thành viên sử dụng dịch vụ Paypal đều có một tài khoản ảo trên hệ thống, khi thành viên đó nhận tiền do người khác trả cũng qua hệ thống này, Paypal sẽ tự động nhập số tiền vào tài khoản và chủ tài khoản có thể dung số dư để thực hiện các việc thanh toán phát sinh về sau. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề về kiểm soát độ tin cậy của thẻ tín dụng, Paypal hiện là hệ thống thanh toán có nhiều thành viên nhất thế giới và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của loại hình thương mại điện tử C2C trên các website như eBay, Yahoo và những website đấu giá khác.
Ở nhiều nước phát triển các nhà cung cấp dịch vụ cơ bản(điện, nước, điện thoại, Internet) thường tích hợp CSDL khách hàng với hệ thống lập hóa đơn trong nội bộ công ty và kết nối lên mạng internet. Do đó, khách hàng có thể đăng kí một tài khoản cá nhân tại website công ty rồi hàng tháng truy cập vào để xem hóa đơn dịch vụ và tiến hành trả tiền trực tuyến, dùng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản séc ngân hàng. Tiện ích này đối với người sử dụng đồng thời còn giúp tiết kiêm chi phí in và gữi hóa đơn, rút ngắn quy trình thanh toán, cũng như tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống lập và thanh toán hóa đơn điện tử hiện chiếm hơn 70% tổng giá trị thanh toán cho dịch vụ điện thoại tại mỹ, còn 30% còn lại được tiến hành bằng séc và các phương tiện thanh toán khác.
Hình 2: Paypal - dịch vụ thanh toán trên internet phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, một loại hình thanh toán khác có tiềm năng phát triển lớn trên toàn thế giới là thanh toán qua các thiết bị di động, hòa nhịp với một trào lưu phát triển mới của thương mại di động. những sản phẩm phù hợp với phương thức kinh doanh này là phần mềm trò chơi, nhạc và các dịch vụ tin nhắn. Để có thể thực hiện quy trình thanh toán, nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ phải kết nối chặt chẻ với hệ thống dịch vụ viễn thông.
Ở Việt Nam, mô hình lập và thanh toán hóa đơn điện tử đầu tiên được triển khai năm 2004 bởi công ty Tin học Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh(Netsoft) kết hợp với trung tâm dịch vụ khách hàng của Bưu điện thành phố, tại địa chỉ www.ebill.com.vn , sau khi đăng kí thành công, hàng tháng khách hàng có thể truy cập vào website để xem các thông tin về hóa đơn điện thoại và dịch vụ internet của riêng mình. Tuy nhiên, việc thanh toán trực tuyến tại website này vẫn chưa thể tiến hành được và website hiện giờ đã không còn hoạt động.
Một trong những mô hình lập và thanh toán trực tuyến phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay là khách hàng sử dụng “Ví điện tử”. Một sản phẩm đặc biệt của Công ty Cổ phần giãi pháp phần mềm Hòa Bình (Peacesoft) vận hành. Và được tiến hành thông qua website www.nganluong.vn
Một số đặc điểm về website nganluong.vn
NgânLượng.vn là dịch vụ thanh toán trực tuyến (TTTT) cho thương mại điện tử tiên phong và hàng đầu tại Việt Nam cả về thị trường, người dùng và giao dịch. Phát huy kinh nghiệm về TMĐT từ liên doanh ChợĐiệnTử-eBay, nó cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet ngay tức thì một cách AN TOÀN, TIỆN LỢI, PHỔ BIẾN và ĐƯỢC BẢO VỆ!
NgânLượng.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, theo đó người dùng đăng ký tài khoản loại cá nhân hoặc doanh nghiệp với 3 chức năng chính là: nạp tiền, rút tiền và thanh toán; tất cả đều hoàn toàn trực tuyến thông qua thẻ nội địa hoặc quốc tế và tài khoản của các ngân hàng. Vốn đầu tư từ các tập đoàn hàng đầu thế giới về tài chính và công nghệ bao gồm IDG (Mỹ), SoftBank (Nhật) và liên doanh chiến lược với eBay (Mỹ) cho phép NgânLượng.vn đảm bảo tài chính cho toàn bộ các giao dịch TTTT tại VN.
Ví điện tử và cổng thanh toán là dịch vụ nhạy cảm về mặt tài chính, hoạt động như một "ngân hàng điện tử" trên Internet và chịu sự điều chỉnh của "Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng" để ngăn ngừa các doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc giữ hộ tiền thanh toán của người mua và người bán rồi mất khả năng thanh khoản gây thiệt hại cho xã hội. Giấy phép ví điện tử số 2608/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp giúp đảm bảo uy tín về mặt pháp lý và an toàn cho khách hàng của NgânLượng.vn!
Mô hình hoạt động thanh toán trực tuyến
Tôn chỉ mục đích hàng đầu của NgânLượng.vn là BẢO VỆ AN TOÀN cho khách hàng khỏi các rủi ro và nguy cơ lừa đảo trên Internet. Vì vậy "thanh toán tạm giữ" là phương thức giao dịch chủ đạo, theo đó các khoản thanh toán sẽ bị treo khỏi tài khoản người mua, người bán nhận tiền sau khi khách đã nhận hàng và phê chuẩn giao dịch (hoặc sau tối đa 7 ngày). Tuy nhiên người mua cũng có thể tự nguyện sử dụng phương thức "thanh toán ngay" để chuyển tiền ngay cho người thân hoặc những người bán được NgânLượng.vn cấp chứng chỉ NGƯỜI BÁN ĐẢM BẢO. Bên cạnh đó, các quy định về khiếu nại và bảo hiểm giao dịch được xây dựng một cách chặt chẽ cùng với những công nghệ giám sát giao dịch tự động giúp đảm bảo công bằng cho cả người mua và người bán trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
Quy trình giao dịch “thanh toán tạm giữ”
Tôn chỉ hoạt động tiếp theo của NgânLượng.vn là thuận lợi hóa việc nhận tiền thanh toán và quay vòng vốn cho cộng đồng thương nhân bán hàng trực tuyến tại VN. Khác với trước đây khi TTTT sử dụng thẻ hoặc tài khoản ngân hàng là cụm từ “xa xỉ” chỉ khả thi với các doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, thì nay từ các cá nhân bán hàng nhỏ lẻ cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các sàn giao dịch đều có thể dễ dàng tích hợp chấp nhận TTTT vào Forum, Blog, Rao vặt hay Website bán hàng... chỉ sau 5 phút đến 4 giờ làm việc và hoàn toàn miễn phí.
Mô hình cổng thanh toán trung gian, hỗ trợ người bán TMĐT vừa & nhỏ
Để làm được điều này, NgânLượng.vn đã đầu tư xây dựng hệ thống cổng thanh toán liên thông rộng khắp với hàng chục ngân hàng và các tổ chức tài chính như Vietcombank, Đông Á, Vietinbank, Techcombank, Visa/Master... giúp đưa NgânLượng.vn nhanh chóng trở thành công cụ TTTT được ưa dùng và chấp nhận rộng rãi nhất trên Internet bởi các thương hiệu hàng đầu như Nguyễn Kim, BKAV, VietTel, FPT... Đặc biệt đây còn là công cụ thanh toán duy nhất tại VN khi nhập hàng xuyên biên giới từ 40 quốc gia thông qua eBay.vn!
Đến nay NgânLượng.vn đã xác lập vị trí dẫn đầu thị trường TTTT cho TMĐT tại VN với nhiều trăm nghìn tài khoản ví, trên 2.000 website chấp nhận thanh toán và ước tính chiếm đến 50% lưu lượng thanh toán. Với thành tích đó, chỉ sau 8 tháng thử nghiệm NgânLượng.vn đã vinh dự được bình chọn là ví điện tử ưa thích nhất do Hiệp hội thương mại điện tử VN (VECOM) và Sở công thương TP.HCM tổ chức đầu năm 2010.
Hiện nay, một số ngân hàng ở nước ta đã triển khai dịch vụ trực tuyến, cho phép khách hàng tiến hành những giao dịch mang tính định kì qua mạng Internet. Điển hình như các dịch vụ internet banking, home banking, mobile banking của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng á châu (ACB), ANZ, ABN-AMRO , Ngân hàng Đông Á, Viettink Bank Teckcombank, visa, Master card …
2.5 Vấn đề đánh thuế trong thương mại điện tử.
Thu thuế là một vấn đề mà bất kì quốc gia nào cũng quan tâm, tuy nhiên cơ chế đánh thuế trong TMĐT đang được xây dựng trên thế giới còn có qua nhiều quan điểm khác nhau.
TMĐT nếu không tạo ra các giao dịch vật chất thì liệu có cần thiếp lập thêm một loại thuế mới hay không? Với đặc điểm là không có điểm giao dịch, đặc biệt là các giao dịch xuyên quốc gia, thì chính phủ có thu thuế hay không và thu như thế nào, làm thế nào để tránh hình thành những khu “trốn thuế” trên mạng, đó là những vấn đề mà các cơ quan thuế của các nước đang hết sức quan tâm.
Trên nguyên tắc, cơ chế thuế đối với TMĐT hay thương mại phi điện tử đều phải dể quản lý, không nên chứa đựng những điều khoản dễ bị hiểu sai và dẫn đến phân biệt đối xử, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) đã đưa ra 8 quy định cơ bản đối với thuế TMĐT như sau:
Cơ chế thuế phải công bằng: trong các trường giao dịch như sau phải áp dụng các cách thu thuế như nhau đối với những người nộp thuế.
Cơ chế thuế phải đơn giản: chi phí hành chính cho cơ quan thu thuế và thủ tục phí đối với người nộp thuế phải ở mức thấp nhất.
Những quy định đối với người nộp thuế phải rõ rang, để có thể dễ dàng tính trước số thuế phải nộp khi giao dịch, người nộp thuế cần biết rõ nộp thuế cho cái gì, ở đâu và vào lúc nào.
Bảo đảm tính hưu hiệu: cơ chế thuế phải đảm bảo tính đúng số thuế vào đúng thời điểm phát sinh và hạn chế đến mức thấp nhất mọi khả năng trốn thuế, lậu thuế.
Không làm biến dạng nền kinh tế: những người quyết định chính sách cho doanh nghiệp phải chịu tác động chủ yếu của cơ hội kinh doanh chứ không phải là các điều khoản về thuế.
Cơ chế thuế phải linh hoạt, cơ động, làm cho các quy định về thuế cùng với kỉ thuật và TMĐT phát triển.
Cần kết hợp giữa các quy định về thu thuế trong nước với các biến động về cơ chế thuế hiện hành trên thế giới, bảo đảm cho việc thu thuế Internet giữa các nước là bình đẳng và cùng có lợi.
Xác định cơ sở thu thuế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là vô cùng quan trọng.
Những ý kiến trên đây được coi là những ý kiến chỉ đạo cho việc thu thuế Internet công bằng và hiệu quả, mà không phải là một chính sách cụ thể về thuế. Làm thế nào để có thể sử dụng Internet làm cơ sở cho việc thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cũng sẽ là một thách thức lớn đối với việc quản lý thuế.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có bộ luật nào quy định về vấn đề đánh thuế trong TMĐT.
2.6 Tình hình phát triển thương mại điện tử.
2.6.1 Trên thế giới.
Tuy mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng Thương mại điện tử đã khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Trước sức cạnh tranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Internet và Thương mại điện tử đã mở ra một thị trường không biên giới trên khắp toàn cầu, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới để tiếp cận với bạn hàng không những trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi toàn thế giới.
Thực sự, thị trường kinh doanh điện tử đã tạo ra một sân chơi rất thú vị, nơi mà các nhà cung cấp nhỏ có thể cạnh tranh tốt với những công ty lớn. Tuy nhiên, không phải mọi người bán đều muốn sự bình đẳng của sân chơi. Tham gia vào sân chơi này, Các nhà cung cấp nhỏ có thể tăng được số lượng mặt hàng nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải cạnh tranh khóc liệt về mặt giá cả.
Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), Đông Nam á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ). Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hi?n nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm.
Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin tương lai.
Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.
2.6.2 Tại Việt Nam.
Hiện nay, tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực, đặc biệt là từ khi Hiệp hội TMĐT Việt nam (VECOM) chính thức đi vào hoạt động (24/7/2007) và mới đây nhất là eBay – Mạng mua bán đấu giá trực tuyến hàng đầu thế giới đã chính thức ra mắt giao diện tiếng việt www.eBay.vn, Nhằm kết nối người dùng Việt Nam với thị trường toàn cầu của Ebay, Bên cạnh đó là sự tích hợp của ngân lượng đã đẩy mạnh tốc độ phát triển của TMĐT lên một tầm cao mới. Tuy nhiên Việt Nam vẫn được xem là nước chậm phát triển về Thương mại điện tử.
Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó.
Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp. Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2005, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 46,2% doanh nghiệp đã thiết lập website. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tập trung ở những thành phố hoặc khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt. Chiếm phần lớn (68,7%) trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ. Số website của doanh nghiệp sản xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để tiếp thị cho sản phẩm của mình. Tính gộp cả khối doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, số lượng sản phẩm được giới thiệu trên các website cũng rất đa dạng.
Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử - viễn thông và hàng tiêu dùng. Do đặc thù của mặt hàng điện tử - viễn thông và đồ điện gia dụng là mức độ tiêu chuẩn hóa cao, với những thông số kỹ thuật cho phép người mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan, nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong vòng vài năm tới. Về lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng thương mại điện tử hiện nay là các công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi thị trường mang tính quốc tế của dịch vụ này. So với năm 2004, năm 2005 có một loại hình dịch vụ mới nổi lên như lĩnh vực ứng dụng mạnh thương mại điện tử là dịch vụ vận tải giao nhận, với rất nhiều website công phu và có nhiều tính năng tương tác với khách hàng.
Có tới 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng. Như vậy, phương thức giao dịch B2B sẽ là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp hơn trong tương lai.
Một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website là tần suất cập nhật thông tin trên đó, nói cách khác là sự đầu tư công sức và thời gian của doanh nghiệp để nuôi sống website. Hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chỉ cập nhật thông tin trên website một tháng một lần hoặc ít hơn. Chưa đến 30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là công việc hàng ngày. Sự bê trễ này cũng là điều dễ hiểu khi nhìn vào thực trạng chỉ khoảng 30% số website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử. Kết hợp lại, các thống kê trên cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của trang web như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, do đó chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồn lực cũng như thời gian để xây dựng, duy trì và khai thác website một cách thật hiệu quả.
Phân tích sâu hơn mô hình quản lý website của các doanh nghiệp còn cho thấy 56,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 43,8% ký hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ web để làm việc này. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho việc thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web còn nghèo nàn. Bởi lẽ, để có thể cập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với khách hàng một cách thường xuyên, doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị website. Khi giao phần việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã vô hình chung bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy. Với những doanh nghiệp tự đảm nhận công tác quản trị website thì để làm việc này một cách thật sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.
Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2005 đã cao hơn năm trước, nhưng tính năng thương mại điện tử của các website thì vẫn chưa được cải thiện. Phần lớn website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm, dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa thông tin giới thiệu sản phẩm, trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến. Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại, v.v...
Về mức độ đầu tư, kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập website cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai thương mại điện tử, bao gồm cả việc mua các phần mềm thương mại điện tử, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này. Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp chọn mức đầu tư 5-15% và một tỷ lệ rất nhỏ (3,6%) đầu tư thật sự quy mô cho thương mại điện tử, ở mức trên 15%.
Trong tương quan với tỷ lệ đầu tư, mức đóng góp của thương mại điện tử cho việc tạo doanh thu mặc dù chưa thực sự nổi bật nhưng cũng rất đáng khả quan. Gần 30% doanh nghiệp được hỏi đánh giá mức đóng góp này ở vào khoảng từ 5% - 15%, và 7,5% còn tỏ ra lạc quan hơn nữa khi cho rằng ứng dụng thương mại điện tử đã đem lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu của năm. So với kết quả điều tra năm 2004, có thể thấy năm 2005 doanh nghiệp tỏ ra thận trọng hơn khi phân bổ vốn đầu tư cho các ứng dụng triển khai thương mại điện tử, nhưng hiệu quả thực tế do đầu tư này mang lại cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng và được doanh nghiệp nhìn nhận tương đối khả quan. Một bằng chứng nữa cho nhận định này là việc 37,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng doanh thu từ kênh tiếp thị thương mại điện tử sẽ tăng trong những năm tới, 61,5% cho rằng không thay đổi, và chỉ 1,3% nghiêng về chiều hướng giảm.
Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp cho doanh thu mới chỉ là một trong những tác dụng mà việc triển khai thương mại điện tử có thể đem lại. Ngoài yếu tố định lượng này, còn rất nhiều yếu tố định tính khác để đánh giá hiệu quả của ứng dụng thương mại điện tử nói chung và website nói riêng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi được yêu cầu cho điểm một số tác dụng của website theo thang điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức hiệu quả cao nhất, đa số doanh nghiệp cho điểm rất cao tác dụng "Xây dựng hình ảnh công ty" và "Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có". Đánh giá này cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò của website như một công cụ quảng bá và mở rộng thị trường. Nhưng mặt khác, việc hai tác dụng "tăng doanh số" và "tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp" được xếp cuối bảng với điểm bình quân chưa đến 2 cũng cho thấy hiệu quả bằng tiền mà ứng dụng thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nổi bật.
Nhìn vào một số nguyên nhân lý giải cho việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, trở ngại về nhận thức xã hội được các doanh nghiệp xếp lên đầu bảng với số điểm bình quân đạt trên 3,3. Theo khá sát là các trở ngại về hệ thống thanh toán (3,27), môi trường pháp lý và tập quán kinh doanh (3,11). Trở ngại về hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông, mặc dù vẫn có điểm số khá cao (2,8) nhưng đã tụt xuống cuối danh sách các vấn đề đáng quan ngại đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử.
Tóm lại, thương mại điện tử được biết đến như một phương thức kinh doanh có hiệu quả và phát triển đặc biệt nhanh từ khi Internet hình thành và phát triển. Thương mại điện tử tạo ra một phong cách kinh doanh, làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp; là một công cụ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục những điểm kém lợi thế để cạnh tranh ngang bằng với các doanh nghiệp lớn. Đồng thời, thương mại điện tử cũng tạo ra động lực cải cách mạnh mẽ cho các cơ quan quản lý Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG WEBSITE TMĐT CÔNG TY NHẬT THANH
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG, XÁC LẬP DỰ ÁN.
Tính cấp thiết của dự án.
Nhu cầu sử dụng trong xã hội luôn là động cơ chính thúc đẩy sản xuất, như chúng ta cũng biết được việc thiếu thông tin cho công đoạn đáp ứng cung cầu làm cho việc đưa sản phẩm đến tay người dùng trở nên khó khăn và gây nhiều lãng phí cho xã hội. Bên cạnh đó việc phổ biến sử dụng Internet đã tạo ra một bước ngoặc mới trong định hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin của nước ta cùng với nhu cầu sử dụng máy tính để trao đổi và cập nhật thông tin ngày càng tăng. Từ thực tế đó việc đưa thông tin đáp ứng các nhu cầu của mọi người và hổ trợ cho việc mua bán diễn ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm đã trở nên vô cùng cấp thiết. Song song với việc phát triển bán hàng qua điện thoại, ứng dụng với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, mua bán qua mạng cũng là một giải pháp tối ưu trong việc phân phối thông tin vào mục đích thương mại, và đây cũng là một mảnh đất mới cho thị trường hàng tiêu dùng trong giai đoạn phát triển kinh tế ở nước ta.
Việc bạn có thể ung dung ngồi nhà mà du ngoạn từ cửa hàng này sang cửa hàng khác trong không gian ảo không còn là cảnh trong phim viễn tưởng, mà đã trở thành hiện thực. Ngày nay, bất kỳ thứ hàng hóa nào, bạn đều có thể đặt mua qua internet.
Nếu như trong thế giới thực, cửa hàng được xây bằng gạch, ximăng, sắt thép v.v. thì trong không gian ảo cửa hàng được xây bằng phần mềm. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và đáp lại những tình huống từ phía người mua hàng cũng như người bán.
Cửa hàng trên internet nó cũng giống như siêu thị trên internet nhưng quy mô bán hàng của nó chỉ gói gọn trong những hàng hóa thuộc một lĩnh vực nào đó. Do đó thực hiện đề tài xây dụng một cửa hàng trên internet là một vấn đề thực tế, ứng dụng được và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Do đặc điểm nổi bật của cửa hàng internet là người mua và người bán không hề gặp mặt nhau và người mua không thể trực tiếp kiểm tra hàng hóa. Do đó để xây dựng cửa hàng ảo, cần phải xây dựng cho cửa hàng ảo những chức năng sau: Quản lý khách hàng, Quản lý mua hàng, Cơ sở dữ liệu, cập nhật, bán hàng, quản lý và xử lý đơn đặt hàng, v.v.
Mục đích
Mục đích từ phía công ty:
Hiện nay, theo quan sát của công ty chúng tôi trên địa bàn TP- Huế nói riêng và trên toàn nước nói chung, CNTT đang phát triển rất mạnh và có những ưu thế vượt trội so với các lĩnh vực khác. Đằng sau sự phát triển của công nghệ thông tin thì có hàng loạt những lĩnh vực khác cũng đang phát triển mạnh. Trong đó, vấn đề mà công ty hiện đang bế tắc đó chính làm sao để có thể quảng bá hình ảnh cho không chỉ mọi người ở TP-Huế biết về những sản phẩm của công ty mà là tất cả mọi người trên đất nước điều biết tới, không những thế, ý định của công ty còn vươn xa hơn nữa đó chình là tầm châu lục. Chính vì những lý do đó cùng với những xu hướng từ thực tế hiện nay, Công ty nghĩ, giãi pháp TMĐT chính là giãi pháp có thể thực hiện được những vấn đề mà Công ty đặt ra từ bấy lâu nay.
Yêu cầu về một website mà Công ty yêu cầu sẽ tổng quan những vấn đề chính như sau:
Hiện tại, xây dựng một website TMĐT với những chức năng bình thường như các website TMĐT khác nhằm để bán giới thiệu những sản phẩm hiện có của công ty.
Tích hợp các thanh toán trực tuyến cho những khách hàng ở xa. Có tính cước phí tùy theo từng loại sản phẩm và từng địa điểm giao hàng. Miễn phí giao hàng trong nội thành TP – Huế.
Tiến hành nâng cấp hệ thống và thực hiện thêm một số chức năng nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty :
Thực hiện lấy một số tin tức về những sản phẩm mà công ty đang bán từ một số trang như , , … và một số trang công nghệ khác.
Nâng cấp website không chỉ bán một mặt hàng là máy tính như hiện nay mà tiến hành bán nhiều mặt hàng khác nhau, điện tử, máy tính, đồ gia dụng, mỹ phẩm, làm đẹp, đồ chơi …
Xây dựng hệ thống ra vặt trên toàn quốc.
Tiến hành cấp một số quyền hạn cho khách hàng khi đăng kí làm thành viên của Nhật Thanh như : Đăng tin rao vặt(Miển phí), tạo gian hàng riêng cho thành viên, cho thành viên tự bố trí banner, danh mục sản phẩm theo ý định riêng của khách hàng(Có phí), nhận làm công ty con cho Nhật Thanh(Thành viên được bán những mặt hàng của Nhật Thanh và hưởng % lấy từ Nhật Thanh từ những mặt hàng bán được). Ngược lại Nhật Thanh cũng có thể là công ty công cho một số khách hàng có quy mô và hình thức kinh doanh lớn.
Ngoài ra: một sô chức năng về quản trị hệ thống, bảo mật hệ thống cần chú trọng tới và vấn đề quan trọng nữa là vòng đời của hệ thống phải được lâu dài.
Nhóm nhận xét về yêu cầu, mục đích của công ty.
Theo nhóm, đây là một dự án phát triển khá hay và rất khả thi, việc thực hiện một trang TMĐT là cần thiết cho mỗi một công ty trong thời đại công nghệ như hiện nay,việc xây dựng một website với chức năng bình thường như các website hiện đang phổ biến là việc nhóm có thể xây dựng được, Bên cạnh những yêu cầu mà công ty đưa ra, Nhóm thấy lý thú với việc thực hiện bán không chỉ một sản phẩm mà có thể bán nhiều sản phẩm khác loại. hiện nay cũng đã có một số website đã thực hiện thành công mô hình mà công ty đã đưa ra.
Tuy nhiên, muốn thực hiện được thành công yêu cầu của công ty, cần có các chuyên gia phân tích tính toán chi tiết, kỉ lưỡng về những vấn đề mà công ty đã đưa ra.
Với thực lực của nhóm cũng như thời gian hiện tại của nhóm, nhóm có thể thực hiện được một số vấn đề mà công ty yêu cầu như sau:
Xây dựng website TMĐT cho công ty Nhật Thanh (Mức bình thường).
Tích hợp những phương thức thanh toán mới nhât và tiện lợi nhất trên Việt Nam hiện nay.
Tiến hành nâng cấp hệ thống với những yêu cầu như sau:
Lấy tin tức từ những website khác về làm tin tức cho website Nhật Thanh.
Xây dựng hệ thống ra vặt trên toàn quốc.
Nâng cấp website không chỉ bán một sản phẩm mà nhiều sản phẩm.(Theo nhóm nghĩ thì nếu bán được 2 sản phẩm khác loại thì cũng có thể bán được nhiều sản phẩm khác loại).
Cho phép thành viên đăng tin rao vặt.
Quản trị toàn bộ website.
Đó là những chức năng mà hiện giờ nhóm có thể thực hiện được, Ngoài ra do điều kiện khách quan cũng như khả năng của nhóm có hạn nên không thể thực hiện được một số chức năng mà nhóm cảm thấy rất lý thú và rất hay như:
Cho thành viên đăng kí làm công ty con của Nhật Thanh trên website của Nhật Thanh, và ngược lại.(Theo nhóm đây là hình thức kinh doanh rất với, và chưa được phổ biến hiện nay, tuy nhiên thì rất có thể hình thức kinh doanh này sẽ là những bước tiến tiếp theo trong lộ trình phát triển của TMĐT)
Cho thành viên đăng kí gian hàng, trình bày sản phẩm theo ý của khách hàng(Theo nhóm thấy, đây cũng là hình thức khá hay, tạo một trang riêng cho user, cho phép user trình bày những thứ gì mà user, tạo trang riêng cho user quản trị những thứ của user đó.)
Nhận xét chung:
Với những yêu cầu của công ty, hiện tại với những điều kiện khách quan cũng như chủ quan thì nhóm chỉ có thể thực hiện được một phần công việc mà công ty yêu cầu, những phần còn lại, nếu có thời gian thì nhóm cũng có thê thực hiệ được, theo nếu thực hiện thành công ý tưởng của công ty thì website của công ty có thể so sánh với trang website TMĐT hàng đầu Việt Nam hiện nay là hoặc thậm chí là con hơn thế nữa(Khả năng mở ra nhiều công ty ảo dựa trên một công ty ảo). Nếu công ty đồng ý với những gì nhóm sẽ thực hiện được thì chúng ta tiến hành phần tiếp theo.
Tiến hành khảo sát
Vì hiện tại công ty chưa có website riêng nên nhóm sẽ thực hiện xây dựng một website hoàn toàn mới.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ THÔNG TIN
2.1 Yêu cầu đặt ra của website TMĐT Nhật Thanh.
2.1.1 Đối với hệ thống.
Đây là website TMĐT nên hệ thống cần thực hiện được những yêu cầu sau:
Hiễn thị thông tin sản phẩm: Khi khách hàng truy cập vào website, các thông tin về những sản phẩm được bán được hiển thị, khách hàng có thể dựa hệ thống menu hoặc chức năng tìm kiếm để xem những sản phẩm khác.
Tối ưu thời gian tìm kiếm sản phẩm, quy trình mua bán tới mức nhanh nhất có thể.
Tích hợp sẳn một số hình thức thanh toán mới, phổ biến và được nhiều người ưa thích hiện nay vào trong quá trình diễn ra giao dịch.
2.1.2 Đối với nhà quản trị.
Nhà quản trị một số quyền hạn như sau:
Cập nhật toàn bộ cơ sở dữ liệu trên hệ thống.
Cập nhật tất cả các sản phẩm có trên hệ thống, nếu thấy một sản phẩm nào đó không phù hợp hoặc vi phạm và những điều mà pháp luật cấm thì nhân viên quản trị có thể xóa ngay mà không cần báo cho thành viên đăng sản phẩm đó biết.
Cập nhật thành viên: dựa vào những tiêu chí có sẵn mà có thể nâng cấp tài khoản thành viên lên để cho thành viên tạo gian hàng, hoặc có thể ngưng hoạt động của tài khoản đó khi hết hạn sử dụng…
2.2 Sơ đồ phân cấp chức năng(BFD - Bussiness Function Diagram)
Từ những yêu cầu đặt ra trên, ta có thể nhìn một cách tỏng quan về hệ thống qua biểu đồ phân cấp chức năng BFD như sau:
Hình 4: Sơ đồ phân rã chức năng website TMĐT công ty Nhật Thanh.
Biểu đồ phân cấp chức năng trên trình bày tổng quan về những chức năng chính của hệ thống như : Quản lý đăng kí thành viên, việc quản lý mở gian hàng giựa vào những thông tin của thành để quyết định thành công hay không.(Nếu Thành viên có đầy đủ những thông tìn mà hệ thống yêu cầu thì sẽ được mở gian hàng, ngược lại, nếu thiếu một trong số các thông tin thì sẽ không được mở gian hàng.) Quản lý gian hàng (Sau khi đăng kí mở gian hàng thành công, thành viên sẽ tùy chọn cho mình một số chức năng như tạo banner, nhập danh mục sản phẩm mình muốn bán, quản lý sản phẩm của mình …). Quản lý bán hàng(Công việc này được thực hiện nhờ sự hổ trợ của giỏ hàng và những hình thức thanh toán đã có sẳn trong hệ thống, khách hàng chỉ việc chọn sản phẩm vào tiến hành các bước tiếp theo theo hương dẫn của hệ thống để hoàn thành quy trình giao dịch). Quản lý sản phẩm, quản lý tin tức(Tin tức sẽ được lấy về từ các website khác theo từng ngày, việc này sẽ do nhân viên của công ty làm và lấy về có chon lọc theo từng nhu cầu của công ty, website hổ trợ lấy tin là ) và quản lý rao vặt(cho phép khách hàng là thành viên của Nhật Thanh tiến hành rao vặt một số thông tin về mặt hàng mà họ muốn bán).
2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu (DFD - Data Flow Diagram)
2.3.1 Mức 0 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh (Context Data Plow Diagram).
Chức năng tổng quát của hệ thống là mua bán sản phẩm trực tuyến trên website Nhật Thanh.
Hình 5: Sơ đồ mức khung cảnh.
2.3.2 Mức 1 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (Top level Data Plow Diagram).
Với mức này, chức năng quản mua bán trực tuyến trên website Nhật Thanh phân rã thành một số chức năng chính như sau: Quản lý đăng kí thành viên, quản lý mở các gian hàng, quản lý gian hàng, quản lý bán hàng, quản lý sản phẩm, quản lý rao vặt, quản lý tin tức.
Các thông tin về sản phẩm được lưu ở kho “sản phẩm”, các thông tin về khách hàng được lưu ở kho “khách hàng”, các thông tin về giỏ hàng được lưu ở kho “Hóa đơn” và “Chi tiết hóa đơn”, các thông tin về tin tức được lưu ở kho “tin tức”. Các thông tin về rao vặt được lưu ở kho “rao vặt”.
Chú thích biểu đồ:
D1: yêu cầu Đkí thành viên.
D2: TT đăng kí thành viên
D3: Lưu TTin
D4: Đkí mở hàng.
D5:lấy Thông tin thành viên.
D6: Trả lời KH
D7: KH đăng nhập hệ thống.
D8: Lấy TT KH, kiểm tra
D9: Thông báo kết quả.
D10: Cập nhật sản phẩm
D11: yêu cầu tìm kiếm sản phẩm.
D12: Lấy Dl từ kho sản phẩm về.
D13: Thông báo kết quả.
D14: yêu cầu đặt hàng.
D15: Gữi thông điệp xác nhận dặt hàng.
D16: xác nhận đặt hàng.
D17: lấy dữ liệu KH.
D18: lưu hóa hơn.
D19: lưu chi tiết hóa đơn.
D20: Tìm kiếm rao vặt
D21: Lấy dl rao vặt.
D22: thông báo kết quả.
D23: đăng tin rao vặt.
D24: thông báo.
D25: Lưu kho rao vặt
D26: TT sản phẩm
D27:lưu kho sản phẩm
D28: thông báo
D29: Lấy tin tức
D30: lưu kho tin tức
D31: thông báo thành công.
Hình 6: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
2.3.3 Mức 2 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh( Levelling Data Plow Diagram).
2.3.3.1 Chức năng quản lý đăng kí ở mức 2 được phân thành những chức năng con sau: duyệt thành viên, kiểm tra đăng kí, kích hoạt tài khoản, ngưng kích hoạt, xóa tài khoản.
Hình 7: sơ đồ luông dử liệu mức 2, chức năng quản lý đăng kí.
Chú thích biểu đồ:
D1: yêu cầu đăng kí.
D2: lấy hồ sơ từ kho.
D3: kiểm tra đăng kí.
D4: thành công/ thỏa mản.
D5: thông báo thành công.
D6: thất bại.
D7: thông báo thất bại.
D8: tài khoản vi phạm luật.
D9: thông báo xóa.
2.3.3.2 Chức năng quản lý mở gian hàng ở mức 2 được chia thành những chức năng con như sau: kiểm tra đăng nhập, mở gian hàng, trả phí giao dịch, nhập thông tin công ty, cập nhật DM sản phẩm.
Hình 8: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2, chức năng mở gian hàng.
Chú thích biểu đồ:
Đầu vào của biểu đồ này là khách hàng đã đăng nhập thành công.
D1: yêu cầu mở gian hàng
D2: lấy hồ sơ từ kho.
D3: Hồ sơ đăng kí thành công
D4: đã trả phí.
D5: Đã cung cấp thông tin công ty.
D6: Thông báo
D7:Lưu kho.
D8: Đăng kí thất bại, thông báo.
D9: Chưa đồng ý trả phí.
2.3.3.3 Chức năng quản lý gian hàng ở mức 2 được chia thành những chức năng con sau: hiển thị thông tin tài khoản(Ngày đăng kí, ngày hết hạn, số lượng sản phẩm hiện có trên trang cá nhân...), cập nhật sản phẩm,báo hết hàng, hủy gian hàng.
Đầu vào của chức năng này cũng là thành viên đã đăng nhập thành công.
D1: yêu cầu Xem TTTK
D2: lấy hồ sơ từ kho.
D3: Hiển thị thông tin.
D4: Yêu cầu cập nhật sản phẩm.
D5: Tiến hành lưu kho.
D6: thông báo thành công/thất bại.
D7: trả lời.
D8: lưu kho.
D9: yêu cầu hủy gian hàng.
D10: Lưu kho gian hàng đã hủy.
D11: trả lời
Hình 9: Sơ đồ luồng dữ liêu mức 2, chức năng quản lý gian hàng.
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU
3.1 Xác định các thực thể.
- Thực thể: Là một đối tượng, một sự kiện cần được lưu trữ thông tin.
Dựa theo yêu cầu của hệ thống, theo quá trình phân tích hệ thống về mặt thông tin thì hệ thống website TMĐT công ty Nhật Thanh cần có các thực thể căn bản sau:
Thực thể khách hàng: gồm các thông tin cần lưu trử như :Họ tên khách hàng, ngày sinh, giới tính, quê quán, địa chỉ, số điện thoại, giấy CMND.
Thực thể sản phẩm, gồm các thông tin cần được lưu trử như sau: tên sản phẩm, hảng sản xuất, gián bán, xuất sứ, và một số thuộc tính về sản phẩm.
Thực thể hóa đơn, gồm những thông tin cần lưu trử sau: tên sản phẩm, số lượng, đơn giá của sản phẩm đó, tổng thành tiền.
Thực thể tin tức, gồm những thông tin được lưu trử như sau: chuyên mục, tiêu đề, mô tả, nội dung, và website đã lấy tin tức đó.
Thực thể rao vặt, gồm những thông tin cần lưu trử như sau: danh mục ra vặt, tiêu đề, giá bán, thời gian, tên khách hàng (Khi có tên khách hàng, ta có thể có thêm một số thông tin như, địa chỉ người rao, số điện thoại liên lạc…)
Đó là 5 thực thể chính của hệ thống, từ những thực thể đó cùng với những yêu cầu từ hệ thống ta sẽ có một số thực thể phụ khác.
3.2 Xác định các thuộc tính.
Mỗi thực thể bao gồm nhiều thông tin, mỗi thông tin đó là thuộc tính của thực thể. Có 4 loại thuộc tính bao gồm:thuộc tính khóa, thuộc tính mô tả, thuộc tính kết xuất và thuộc tính liên kết(khóa ngoại).
Với những thực thể đã được xác định như trên, để đảm bào đầy đủ các thuộc tính cần thiết cho mộ thực thể tùy theo yêu cầu của hệ thống, ta tiến hành thêm một số thuộc tính vào một số thực thể như sau:
Thực thể khách hàng, đóng vai trò cũng là một thành viên của hệ thống, bao gồm các thuộc tính: tên đăng nhập, mật khẩu, tên khách hàng,ngày sinh, giới tính, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, giấy CMND,banner, chuổi kích hoạt, đã kích hoạt,ngày đăng kí, ngày giới hạn, trạng thái.
Thực thể sản phẩm, gồm những thuộc tính sau: mã sản phẩm, tên sản phẩm, tên đăng nhâp(Sản phẩm này của thành viên nào), thời hạn, trạng thái, giá, chi tiết, danh mục sản phẩm, số lần đọc, số lần mua, hình ảnh.
Thực thể danh mục 2(hình thành từ danh mục của sản phẩm) gồm các thuộc tính sau: mã danh mục, tên danh mục, mã danh mục 1.
Thực thể danh mục 1(hình thành từ danh mục 2) gồm các thuộc tính: mã danh mục 1, tên danh mục 1.
Thực thể tin tức, gồm những thuộc tính sau: mã tin tức, tiêu đề tin tức, mô tả, nội dung, ngày cập nhật, website cập nhật, mã chuyện mục.
Thực thể danh mục tin tức(hình thành từ thực thể tin tức), gồm các thuộc tính sau: mã chuyên mục, tên chuyên mục.
Thực thể rao vặt, gồm những thuộc tính như sau : mã rao vặt, tên rao vặt, danh mục rao vặt, thành viên rao, giá rao, khu vực rao, nội dung rao, ngày rao.
Thực thế danh mục rao vặt 2(hình thành từ thực thể rao vặt), gồm các thuộc tính sau: mã DMrao2, tên DMrao 2, mã danh mục rao1.
Thực thể danh mục rao 1(hình thành từ thực thể Danh mục rao vặt 2), gồm các thuộc tính sau: mã danh mục rao1, tên danh mục rao1.
Thực thể giỏ hàng được chia ra thành 2 thực thể nhỏ đó là: thực thể hóa đơn và thực thể chi tiết hóa đơn.
10.1 thực thể hóa đơn, gồm các thuộc tính sau: mã hóa đơn, tên đăng nhập, tên người nhận, địa chỉ người nhận, sdt người nhận, mã thanh toán.
10.2 thực thể chi tiết hóa đơn, gồm các thuộc tinh sau: mã hóa đơn, tên sản phẩm, số lượng, thành tiền
thực thể hình thức thanh toán(Hình thành từ thực thể hóa đơn), gồm các thuộc tinh sau: mã hình thức thanh toán, tên HTTT
Như vậy là từ những thực thể chính ban đầu, hiện giờ ta lại có thêm một số thực thể mới dựa vào các thuộc tính của thực thể chính,các thực thể phụ này nhằm mục đích là để làm rõ hơn, chi tiết hơn các thực thể chính mà ta đã xác định ở trên.
3.3 Xác định các mối quan hệ giữa các thực thể.
Thực thể khách hàng với thực thể sản phẩm có mối quan hệ : n-n , tức là một khách hàng có thể mua nhiều sản phẩm và cùng sản phẩm đó nhưng có nhiều khách hàng cùng mua.
Để giãi quyết vấn đề giữa thực thể khách hàng với sản phẩm ta có thực thể hóa đơn và chi tiết hóa đơn.
Thực thể khách hàng và thực thể hóa đơn có quan hệ n-1, tức là mỗi hóa đơn thì chỉ duy nhất một khách hàng và khách hàng đó có thể có nhiều hóa đơn.
Thực thể hóa đơn và thực thể chi tiết hóa đơn có mối quan hệ 1-n, tức là 1 hóa đơn thì có nhiều chi tiết hóa đơn, và mỗi chi tiết hóa đơn thì chỉ mang một hóa đơn mà thôi.
Thực thể chi tiết hóa đơn và thực thể sản phẩm có mối quan hệ n-1, tức là mỗi sản phẩm thì có trong nhiều chi tiết hóa đơn, nhưng trong mỗi chi tiết hóa đơn thì chỉ có một sản phẩm mà thôi.
Thực thể khách hàng với thực thể rao vặt có quan hệ: 1-n, tức là một khách hàng thì có thể đăng nhiều tin rao vặt.
Thực thể rao vặt 2 và tin tức rao vặt có mối quan hệ n-1, tức là nhiều tin tức rao vặt thì có thể nằm chung trong một chủ đề, còn một chủ đề thì có thể có nhiều tin rao vặt.
Tương tự ta có thực thể tin tức và thực thể chyên mục tin tức có mối quan hệ n-1, tức là nhiều tin tức có thể nằm trong một chuyên mục.
Trên đây là một số quan hệ chính giữa các thực thể trong hệ thống, ngoài ta nó có thể có một số quan hệ phát sinh trong quá trình giao dịch.
3.4 Mô tả chi tiết các quan hệ.
Thực thể quyền hạn của khách hàng: tbUserCat.
Khi vào hệ thống, các thành viên sẽ có những quyền khác nhau, nếu là thành viên bình thường thì khách hàng chỉ có thể mua và đăng tin rao vặt mà thôi. Table này nhằm để phân biệt giũa người quản trị hệ thống, người mua bình thường và những người có đăng kí gian hàng
Thực thể Khách hàng: tbUser
Chứa đầy đủ những thông tin cần thiết về khách hàng cũng như người quản trị.
Thực thể sản phẩm: tbProduct.
Mô tả đầy đủ những thuộc tính mà sản phẩm cần có.
Thực thể Danh mục sản phẩm cấp 1:tb Cat1.
Thực thể Danh mục sản phẩm cấp 2: tbCat2.
Thực thể Danh mục sản phẩm cấp 3: tbCat3.
Thực thể rao vặt: tbAnNounce.
Thực thể chuyên mục con rao vặt: tbAnCart2.
Thực thể chuyên mục cha ra vặt: tbAnCart1
Thực thể Tin tức: tbNews.
Thực thể chuyên mục của tin tức: tbNewsCat.
Thực thể hóa đơn: tbOrder.
Thực thể chi tiết hóa đơn: tbOrderDetail.
3.6 Sơ đồ quan hệ.
CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH
Ngôn ngữ lập trình mà chúng em chọn để tiến hành cài đặt chương trình là ngôn ngử C# với nên tiêu biểu nhất là ASP.NET, hệ quản trị cơ sở dự liệu SQL 2008.
4.1 Thiết kế giao diện chung.
Trang gồm 4 phần giao diện chung như sau:
Giao diện chung Trang Default.
Giao diện chung Trang quản trị.
4.2 Một số trang chính.
Trang đăng kí.
Trang đăng nhập.
Trang chủ.
Trang chi tiết sản phẩm
Trang giỏ hàng
Trang sản thanh toán
Trang chi chọn hình thức thanh toán
Chuyển thẻ .
Ngân lượng.
Trang quản trị của Admin.
Trang quản trị của người dùng.
PHẦN III: KẾT LUẬN
3.1 Những khó khăn và thuận lợi trong quá trinh thực hiện.
3.1.1 Thuận lợi.
- Nguồn thông tin tương đối phong phú.
- Sự hướng dẫ tận tình của giáo viên hướng dẫn.
- Sự giúp đở nhiệt tình của các anh trong công ty Nhật Thanh.
- Sự đồng lòng giũa các thành viên trong nhóm. Biết giúp đỡ lẩn, tôn trọng và hổ trợ nhau trong quá trình thực hiện.
3.1.2 Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi như trên thì trong quá trình thực hiện nhóm còn gặp một số khăn khăn nhưn sau:
- Kiến thức chuyên môn chưa thực sự cao để có thể xấy dựng một website TMĐT trong thời gian thực tập.
- Thời gian thực tập không nhiều và diễn ra trong lúc cận kề thi tốt nghiệp và liên thông nên thơi gian càng trở nên hiếm hoi.
- Một số nguyên nhân khác quan như đău ốm, không tìm được chổ thực tập, mất điện, nắng nóng … làm chậm tiến trình thực hiện đề tài.
3.2 Kết quả đạt được.
Sau khi hoàn thành báo cáo này cũng như hoàn thành khóa thực tập cuối khóa,chúng em thật sự thu được rất nhiều kết quả mà theo nhóm nghĩ là sẽ rất có ích cho sau này khi chúng em ra trường và làm việc.
Hiểu rõ hơn về Thương mại điện tử, tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam, để từ đó có thể phát triển những ý tưởng của mình trong lĩnh vực này.
Hiểu rõ hơn về quá trình phân tích một vấn đề và tính bất cập khi khi thực hiện với lý thuyết.
Hiểu rõ hơn về ngôn ngữ lập trình ASP.net, hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008, phần mềm Visual 2008 và một số ứng dụng mở trong nó như Ajax, javascrip …
Biết rõ hơn về thương thức thanh toán trực tuyến và tích hợp thành công những hình thức thanh toán mới nhất hiện nay như nganluong.vn hoặc một số hình thức thanh toán khác.
Khả năng hoạt động nhóm và khả năng chịu áp lực công việc.
Đã xây dựng thành công website TMĐT cho một công ty với những tính năng
3.3 Những vấn đề còn tồn tại.
Bên cạnh một số kết quả đạt được thì nhóm vẫn còn một số vấn đề tồn tại chưa thực hiện được do một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan như sau:
Khả năng linh hoạt của hệ thống chưa cao.
Tao ra trang cá nhân cho một user nhưng chưa có nhiều chức năng tùy biến động cho người dùng(benner người dùng có thể tự đưa vào, mọi thứ người dùng có thêt tùy biến trên trang cá nhân đó …)
Kết nối các user cùng chung lịch vực lại với nhau tạo thành một mạng lưới công ty ảo lớn.
Mô hình công ty mẹ công ty con chưa được xây dựng.
Hổ trợ các tin tức từ website khác chưa phòng phú(hiện tại chỉ mới lấy tin tức từ Vnexpress )
Có tính toán đến vấn đề bảo mật nhưng chưa thật sự kỉ lưỡng.
3.4 Hướng phát triển của đề tài.
Nếu có đủ thời gian cũng như hiểu biết sâu hơn về TMĐT, đề tài sẽ là một trong những vấn đề làm quan tâm tời nhiều công ty muốn phát triển nhanh công ty thông qua Thương mại điện tử.
Và hướng phát triển của đề tài chủ yếu như sau:
Tiến hành nâng cấp hệ thống để thực hiện được một số chức năng đưa ra ban đầu như.
Xây dựng cơ chế bảo mật tốt hơn và phân quyền cho người dùng với nhiều chức năng hơn.
Thiết kế giao diện trang web phù hợp hơn và có nhiều khả năng tùy biến đối với từng khu vực. ví dụ hà nội thì hiển thị kiểu này nhưng Hồ chí Minh thì hiển thị kiểu khác.
Xây dựng diễn đàn cho phép người người bình luận với nhau về những sản phẩm hiện có trên website.
Bổ sung thêm một số chức năng như: So sánh, đánh giá sản phẩm.
Tùy theo giai đoạn phát triển mà nâng cấp chất lượng website cũng như ứng dụng những công nghệ mới để trang web được bảo mật hơn, sinh động và cuốn hút người vào hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: Thương mại điện tử - Trường cao đẳng công nghiệp huế.
[Sách tham khảo] Tìm hiểu về Thương mại điện tử - Nhà xuất bản chính trị quốc gia hà nội – 2005
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống – Nguyễn Văn Ba
Diễn đàn asp.net Việt Nam.
Một số trang khác trên Internet.
Ebook hướng dẫn phát triển website với Ajax.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về thương mại điện tử và xây dựng website tmđt cho một công ty.doc