Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học Đồng Tháp

1. Giới thiệu đề tài . 2 1.1. Đặt vấn đề . 2 1.2. Sự cần thiết nghiên cứu . 2 2. Mục tiêu nghiên cứu . 2 2.1. Mục tiêu chung . 3 2.2. Mục tiêu cụ thể . 3 3. Kiểm định giả thiết và câu hỏi nghiên cứu . 3 3.1. Kiểm định giả thiết 3 3.2. Câu hỏi nghiên cứu . 3 4. Phạm vi nghiên cứu . 4 4.1. Phạm vi về không gian 4 4.2. Phạm vi về thời gian . 4 4.3. Phạm vi về nội dung 4 5. Phương pháp nghiên cứu . 5 5.1. Phương pháp luận . 5 5.2. Phương pháp phân tích 6 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 6 5.2.2. Phương pháp phân tích . 6 6. Kết quả và thảo luận . 6 6.1. Mô tả thực trạng . 6 6.1.1. Đặc điểm của mẫu 6 6.1.2. Hành vi thuê . 6 6.2. Nguyên nhân 9 6.3. Giải pháp . 10 7. Kết luận và kiến nghị 11 7.1. Kết luận . 11 7.2. Kiến nghị . 13 8. Tài liệu tham khảo 14

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6339 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 1. Giới thiệu đề tài ............................................................................................... 2 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 2 1.2. Sự cần thiết nghiên cứu ......................................................................... 2 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3 3. Kiểm định giả thiết và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 3 3.1. Kiểm định giả thiết ................................................................................ 3 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 4.1. Phạm vi về không gian .......................................................................... 4 4.2. Phạm vi về thời gian ............................................................................. 4 4.3. Phạm vi về nội dung .............................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 5.1. Phương pháp luận ................................................................................. 5 5.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 6 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 6 5.2.2. Phương pháp phân tích ..................................................................... 6 6. Kết quả và thảo luận ......................................................................................... 6 6.1. Mô tả thực trạng..................................................................................... 6 6.1.1. Đặc điểm của mẫu ............................................................................ 6 6.1.2. Hành vi thuê ..................................................................................... 6 6.2. Nguyên nhân .......................................................................................... 9 6.3. Giải pháp ............................................................................................. 10 7. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 11 7.1. Kết luận ............................................................................................... 11 7.2. Kiến nghị ............................................................................................. 13 8. Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 14 1. Giới thiệu đề tài 1.1 Đặt vấn đề: Với sự phát triển không ngừng của kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật đã tạo cho con người có mức sống ngày càng tăng cùng với nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển là mục tiêu của nhiều nước trên thế giới. Nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục, vì thế ở nước ta nhiều trường lớp đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. 1.2 Sự cần thiết nghiên cứu: Nói về trường Đại Học Đồng Tháp, thì hàng năm số lượng sinh viên tham gia vào học ở trường là rất nhiều, mà phần lớn là sinh viên đi học xa nhà nên phải tìm một chỗ ở thích hợp, đó có thể là ký túc xá, ở nhà người quen… nhưng vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu chỗ ở cho số luợng sinh viên quá lớn như vậy. Do đó, nhiều nhà trọ đã được xây dựng để thỏa mãn nhu cầu này, và đây cũng là lọai hình kinh doanh khá hấp dẫn. Hiểu biết cặn kẽ hành vi thuê nhà trọ của sinh viên giúp cho các chủ nhà trọ có thể thay đổi để đáp ứng được nhu cầu ở trọ cho sinh viên và thu hút sinh viên đến thuê nhà trọ. Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ là nghiên cứu các cách thức mà mỗi sinh viên sẽ thực hiện và đưa ra quyết định thuê. Những hiểu biết về hành vi này thực sự có ý nghĩa đối với sinh viên, đề tài cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về thuận lợi và khó khăn khi sinh viên đi thuê nhà trọ, đây còn là một biện pháp nghiên cứu thị trường cho việc kinh doanh nhà trọ: sinh viên cần những gì? Lựa chọn nhà trọ dựa trên những tiêu chí nào? Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học Đồng Tháp” để tạo hướng đi đúng và thúc đẩy sự phát triển cho hoạt động kinh doanh nhà trọ. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu và phân tích xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên Đại Học Đồng Tháp để qua đó đề ra các tiêu chuẩn về xây dựng nhà trọ phù hợp với nhu cầu của sinh viên. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể 1: Tìm hiểu thực trạng xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể 3: Đề ra các tiêu chuẩn về xây dựng nhà trọ sao cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp 3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu: 3.1 Kiểm định giả thuyết: Giá thuê phòng trọ tác động rất lớn đến xu hướng lựa chọn nhà trọn của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. Sinh viên năm nhất có xu hướng lựa chọn nhà trọ khác với sinh viên năm 4 ở trường Đại Học Đồng Tháp. Tiện nghi trong sinh hoạt cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. An ninh trong khu vực nhà trọ là yếu tố chi phối xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. 3.2 Câu hỏi nghiên cứu: Giá thuê phòng trọ tác động như thế nào đến xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp? Sinh viên năm nhất có xu hướng lựa chọn nhà trọ khác như thế nào so với sinh viên năm 3, năm 4 ở trường Đại Học Đồng Tháp? Tiện nghi trong sinh hoạt ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp? Vấn đề an ninh ảnh hưởng nhu thế nào đến xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp? 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1 Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. 4.2 Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu được khảo sát trong năm 2011 Đề tài nghiên cứu từ ngày 05/04/2011 đến ngày 05/08/2011 4.3 Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp cụ thể là khảo sát sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1 Phương pháp luận: Dàn bài thảo luận Thảo luận đưa ra bảng câu hỏi Nghiên cứu sơ bộ Phỏng vấn thử, hiệu chỉnh để đưa ra bản câu hỏi chính thức Phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi n = 100  Nghiên cứu chính thức Làm sạch / mã hóa Phân tích mô tả dữ liệu Soạn thảo báo cáo 5.2 Phương pháp phân tích: 5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài chủ yếu dựa trên phân tích số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách điều tra trực tiếp 100 sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp 5.2.2 Phương pháp phân tích: Mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu thực trạng xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể 3: Từ mô tả, phân tích sử dụng phương pháp tự luận để có thể đề ra các tiêu chuẩn về xây dựng nhà trọ sao cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp 6. Kết quả và thảo luận: 6.1. Mô tả thực trạng: 6.1.1. Đặc điểm của mẫu Thu nhập của sinh viên hiện nay tuy chủ yếu là từ gia đình nhưng đã cao hơn trước rất nhiều do nền kinh tế nước ta đang phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. 6.1.2. Hành vi thuê Nhận thức nhu cầu Giá thuê phòng từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng (chiếm 62%) đa số được các sinh viên đồng tình và chấp nhận thuê. Tóm lại, xét theo sự nhận thức về giá, có thể chia nhóm sinh viên ra làm 2 đối tượng: Thứ nhất là nhóm sinh viên chọn mức giá dưới 500.000 đồng/tháng (chiếm 81%). Những người này chiếm phần lớn thị trường nhà trọ. Thứ hai là nhóm sinh viên chọn mức giá từ 500.000 đồng/tháng trở lên (19%). Tìm kiếm thông tin Khi nhu cầu đã được nhận thức rõ ràng thì sinh viên sẽ tiến đến tìm cách san lấp sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong ước của mình. Và dĩ nhiên thì việc tìm kiếm thông tin sẽ mở màng cho việc làm thỏa mãn nhu cầu đó. Trong vô vàn thông tin về nhà trọ đang tồn tại hiện nay, thì sinh viên tham khảo nguồn nào mà họ thấy rằng đáng tin cậy nhất? Qua phỏng vấn, kết quả thu được thì nguồn thông tin được sinh viên tin tưởng nhất để tìm hiểu về nhà trọ là từ kinh nghiệm bản thân (chiếm 35%), kế tiếp là bạn bè thân (chiếm 24%), diện tích phòng trọ (chiếm 22%), quản lý nhà trọ (chiếm 16%), còn lại thông tin từ bạn trai bạn gái (chiếm 2.5%) ít được dùng hơn. Tóm lại, thuê nhà trọ là việc lâu dài nên có thể vì vậy mà kinh nghiệm bản thân, diện tích phòng trọ, bạn bè thân là các nhân tố khá quan trọng trong quyết định thuê nhà trọ. Đánh giá các yếu tố Các yếu tố được quan tâm, xem xét, so sánh khi thuê nhà trọ từ phía sinh viên.  Qua phỏng vấn thì có 6 tiêu chí có ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định thuê của sinh viên. Nhìn sơ lược thì tất cả các yếu tố đều được lựa chọn, chỉ riêng yếu tố tiện nghi của phòng trọ là ít được lựa chọn hơn. Bây giờ ta đi vào từng tiêu chí để tìm hiểu rõ hơn. Về giá thuê phòng trọ Trong phần trên đã đề cập đến giá thuê rồi nên trong phần này không nhắc đến nữa mà chỉ đề cập đến số lượng sinh viên có đi dọ giá trước khi thuê hay không. Theo kết quả cho thấy có 50% sinh viên có dọ giá trước, điều này đa phần chắc là do tâm lý. Bởi vì thu nhập phần lớn của sinh viên là từ gia đình và không nhiều nên tính toán rất kỹ cho các chi tiêu của mình, do vậy sinh viên thường tìm hiểu giá thật kỹ để tránh mắc sai lầm. Về diện tích thuê phòng Một số sinh viên do có hoàn cảnh khó khăn mà không vào ở được trong ký túc xá thường chọn cho mình phòng trọ khá nhỏ với khoảng 2 người trong một phòng với diện tích một phòng khoảng dưới 9 m2 (chiếm 15%). Thông thường diện tích tối thiểu cho một phong đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và học tập là khoảng 9 đến 12m2 (chiếm 44%) nên đa số sinh viên chọn diện tích này và chi phí cũng không quá đắt. Một số sinh viên có thu nhập cao hơn đã chọn cho mình phòng trọ có diện tích rộng hơn là từ 13 đến 16m2 với giá khá cao (chiếm 26%). Một số khác có thu nhập cao đã chọn thuê cho mình riêng một phòng với diện tích trên 16m2 hoặc rủ bạn cùng thuê 1 căn nhà (chiếm 15%). Tiện nghi của phòng trọ Đa số sinh viên có thu nhập tương đối khá là chọn cho mình phòng trọ có sẵn toilet và nhà tắm riêng để tiện sinh hoạt và đảm bảo an toàn (chiếm 88%). Còn lại đa số các chủ nhà trọ chỉ cho thuê 1 căn phòng trống, còn các dụng cụ sinh hoạt thì sinh viên tự trang bị cho mình. Chỉ một số ít nhà trọ là có sẵn giường ngũ, kệ đựng sách và quần áo ,quạt máy để tạo lợi thế cạnh tranh so với các nhà trọ khác. Về mức độ ồn ào Đa phần sinh viên không thể chọn lựa được tiêu chí này vì phần lớn lúc thuê phòng thì chưa biết được biểu hiện của tiêu chí này, cho đến lúc biết thì cũng ngại chuyển chỗ mới vì mất thời gian và chi phí tìm chỗ mới. Mà đa số các nhà trọ thì ồn ào do có quá nhiều phòng liền kề với nhau. Về khoảng cách từ nhà trọ đến trường Đa phần sinh viên chọn nhà trọ ở gần trường từ 500 đến 1000m (chiếm 43%) để tiện cho việc đi học và giảm bớt được chi phí gửi xe, nếu là xe gắn máy thì bớt được tiền đổ xăng. Một số khác do không kiếm được chỗ phù hợp (do càng gần thì giá càng cao và diện tích càng nhỏ) nên chọn nhà trọ xa trường hơn một chút khoảng từ 1000 đến 2000m (chiếm 16%). Một số khác do không tìm được nhà trọ ở gần trường hoặc muốn ở chung với bạn nên chọn nhà trọ khá xa trường trên 2000m (chiếm 7%). Ngoài ra, nhà trọ dưới 500m cũng có số sinh viên thuê khá cao (chiếm 34%) Theo sinh viên, nếu một nhà trọ thỏa mãn càng nhiều yếu tố trên thì giá nhà trọ càng cao. Số lượng sinh viên mong muốn được ở trong một nhà trọ nào đó phụ thuộc vào nhà trọ đó có càng nhiều các yếu tố trên. Tương ứng với các yếu tố đó thì chủ nhà trọ định ra một mức giá phù hợp. Ra quyết định Sinh viên thường cân nhắc so sánh, lựa chọn kỹ lưỡng khi thuê là thế, vậy thì ai sẽ có sức ảnh hưởng đến họ. Nhìn một cách tổng quát thì đa số sinh viên có khuynh hướng tự mình quyết định dựa vào kinh nghiệm bản thân hơn là tham khảo ý kiến của người khác. Còn tham khảo ý kiến của người khác chủ yếu từ bạn bè do cùng trang lứa nên nhu cầu tương tự nhau, dễ chia sẽ thông tin. 6.2. Nguyên nhân: Ø Do gần trường Đại học, các dịch vụ tiện ích khác…Nhu cầu ở trọ của sinh viên ngày càng lớn, khiến nhiều chủ nhà ở Phường 6- Thành phố Cao Lãnh đua nhau dựng phòng, ngăn vách để cho thuê đặc biệt khu vực gần các trường Đại học, Cao đẳng nhà trọ càng khan hiếm hơn làm chất lượng nhà trọ giảm xuống làm ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Ø Đa phần các khu nhà trọ khác ở xung quanh đều được thiết kế tiết kiệm tối đa diện tích và vật liệu, mùa nóng đến là bức bối, ngột ngạt. Trần nhà chỉ cao khoảng 2m được dán bằng một lớp cót ép che đi mái prô ximăng. Ø Việc xây dựng nhà trọ với số lượng phòng lớn, có quá nhiều sinh viên làm cho bầu không khí của nhà trọ ồn ào ảnh hưởng đến sinh viên. Ø Sự quản lý và giám sát của chủ nhà trọ góp phần chi phối đến việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên. Ø Giá cả thuê phòng trọ và chi phí liên quan tác động mạnh đến đời sống sinh viên cũng như xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên. Ø An ninh của khu vực cũng là điều thật sự cần thiết để đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự cũng như an toàn về tài sản tạo tâm lý thoải mái trong việc lựa chọn nhà trọ, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của sinh viên. 6.3. Giải pháp ü Cần có những chính sách quản lý rõ ràng trong việc quy hoạch xây dựng nhà trọ của địa phương. Tránh tình trạng xây dựng nhà trọ ồ ạt, kém chất lượng không đảm bảo an toàn nhằm phục vụ tốt hơn về nơi ở cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên học tập và góp phần xây dựng quê hương. Chẳng hạn như quy hoach về diện tích đất, tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng để có thể kinh doanh nhà trọ, vị trí xây dựng nhà trọ, xây dựng ký túc xá tư nhân…. ü Chủ nhà trọ cần xây dựng phòng trọ có diện tích thích hợp từ 2-5 người ở, diện tích từ 20-25m2 , phòng được xây cao ráo, thoáng mát, đặc biệt trần nhà được chống nóng bằng trần nhựa. Sinh viên có thể nấu ăn, phòng khá rộng nên có thể sắp xếp chổ để xe, tiếp khách rất thoải mải miễn không phải là đối tượng hư hỏng. Mặt khác, công trình phụ ngay trong mỗi phòng tạo sự thoải mái và thuận tiện cho người thuê. ü Các phòng cần ngăn cách nhau bởi một bức tường được xây bằng tường hai mươi nên bảo đảm kín đáo, không để vọng âm thanh từ phòng này sang phòng khác. Hệ thống điện được làm đồng bộ, phòng nào cũng có một cầu dao điện riêng không ảnh hưởng đến phòng khác. ü Dãy trọ ở khu vực trong và chủ nhà trọ ở phía ngoài, để vào được dãy trọ phải đi qua một cửa sắt gần chủ nhà, tức là mọi hoạt động bất thường diễn ra ở xóm trọ đều được chủ nhà quan sát và nắm rõ. Ở đây chủ nhà trọ chỉ nhắc nhở khi có hoạt động bất thường xảy ra chứ không can thiệp nhiều vào đời sống riêng tư của sinh viên. ü Giá phòng trọ và các dịch vụ, tiện ích đi kèm không tăng. Trước đây, khi giá điện của Nhà nước chỉ trong khoảng trên dưới 1.000 đồng, thì sinh viên đi thuê trọ ở xung quanh đã phải chịu mức giá gấp đôi từ 2000-2500đ/kw thì sinh viên đành phải ngậm ngùi chi một số tiền điện không nhỏ mỗi tháng. Vì vậy chủ nhà trọ cần phải cần phải cân nhắc lại và điều chỉnh sao cho chi phí thuê phòng và các dịch vụ kèm theo hợp lý hơn. 7. Kết luận và kiến nghị: 7.1. Kết luận Nhận thức nhu cầu Đa số sinh viên có mức thu nhập hàng tháng từ gia đình thấp nên thuê phòng với giá dưới 500.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ 81%. Đây có thể là một trong các yếu tố ban đầu để các chủ nhà trọ có thể đưa ra mức giá phù hợp với nhu cầu thực tế của sinh viên hiện nay. Tìm kiếm thông tin Nguồn thông tin được sinh viên tin tưởng nhất để tìm hiểu nhà trọ là từ kinh nghiệm bản thân và bạn bè. Còn thông tin từ bạn trai bạn gái ít được lựa chọn. Đánh giá các yếu tố Đề tài đưa ra 6 tiêu chí có ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định thuê của sinh viên: Giá thuê, tiện nghi của phòng trọ, nhà vệ sinh, mức độ ồn ào, an toàn phòng trọ, vị trí phòng trọ Về giá thuê, có 50% sinh viên có dọ giá trước, điều này đa phần chắc là do tâm lý. Bởi vì sinh viên không có nhiều tiền nên trước khi thuê thì thường tìm hiểu thật kỹ để tránh mắc sai lầm. Về diện tích thuê phòng, thông thường diện tích tối thiểu cho một phòng trọ đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và học tập là khoảng 9 đến 12m2 (chiếm 44%) nên đa số sinh viên chọn diện tích này và chi phí cũng không quá đắt. Về tiện nghi của phòng trọ, đa số sinh viên có thu nhập khá là chọn cho mình phòng trọ có sẵn toilet và phòng tắm riêng để tiện sinh hoạt (chiếm 88%), một số muốn có thêm giường, quạt máy, kệ đựng sách và quần áo (chiếm 6%). Còn lại những sinh viên khác chủ yếu là thuê một phòng trống và sử dụng nhà tắm chung cho cả nhà trọ (chiếm 6%). Về mức độ ồn ào, đa phần sinh viên không thể chọn lựa được tiêu chí này vì phần lớn lúc thuê phòng chưa biết biểu hiện của nó cho đến lúc biết thì cũng ngại chuyển chỗ mới vì mất thời gian và chi phí tìm chỗ mới. Mà đa số các nhà trọ thì ồn ào do có quá nhiều phòng liền kề với nhau. Về khoảng cách với trường, đa phần sinh viên chọn nhà trọ ở tương đối gần trường(từ 500 đến 1000m) do tốn ít thời gian và có thể đi bộ đến trường (chiếm 43%). Ra quyết định Nhìn một cách tổng quát thì đa số sinh viên có khuynh hướng tham khảo ý kiến của người khác(26.5%%) hơn là tự mình quyết định dựa vào kinh nghiệm bản thân(35%). Còn tham khảo ý kiến của người khác chủ yếu từ bạn bè thân do cùng trang lứa nên nhu cầu tương tự nhau và dễ chia sẽ thông tin. Hành vi sau khi thuê Nhìn chung thì hầu hết các sinh viên đều hài lòng, vừa ý với nhà trọ hiện tại. Ngoại trừ yếu tố ồn ào, giá điện nước (chiếm 39%) vẫn là bị đánh giá không hài lòng với tỷ lệ khá nhiều. Khi được hỏi là có dự định thay đổi nhà trọ khác không, thì đa số đáp viên trả lời là không. Ngoài ra, có đến 42% sinh viên không chuyển nhà trọ lần nào. Hầu hết sinh viên lựa chọn nhà trọ rất kỹ trước khi thuê và mỗi lần đổi chỗ mới thì tốn nhiều thời gian và chi phí nên sinh viên thường không thay đổi chỗ ở mới. 7.2. Kiến nghị Những dữ liệu thu được trong chuyên đề này có thể sử dụng làm nguồn tài liệu để các chủ nhà trọ tham khảo và lập kế hoạch kinh doanh cho mình. Các bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình thuê nhà trọ của sinh viên như sau: Nhận thức nhu cầu Do đa phần sinh viên có thu nhập thấp nên các chủ nhà trọ nên cho thuê với giá dưới 400.000 đồng/người. Còn mức giá nào là do chủ nhà trọ quyết định mức giá tương ứng với các điều kiện hiện tại của nhà trọ đó. Tìm kiếm thông tin Do sinh viên thường chịu ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin truyền miệng từ người thân, bạn bè, hàng xóm. Nên các chủ nhà trọ nếu có thể nên phát huy lợi thế lớn của việc truyền đạt thông tin qua các nguồn này. Đây là một trong những cách có thể mà các chủ nhà trọ nên áp dụng, đó là cố gắng xây dựng thương hiệu trong kinh doanh, dần dần từng bước cấy sâu vào lòng tin trong sinh viên, từ đó sẽ tạo được lực hút từ các sinh viên mới. Cách này có thể hữu hiệu cao, nhưng tốn khá nhiều chi phí ban đầu. Đánh giá các yếu tố Kết quả thu thập cho thấy việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên là tương đối đơn giản. Chủ yếu họ chỉ thường so sánh, đánh giá căn cứ vào giá cả. Nếu có điều kiện các chủ nhà trọ nên xây nhà trọ với diện tích 1 phòng là khoảng 9 đến 12m2 (1 phòng khoảng 2-3 người) và trong phòng nên có nhà vệ sinh riêng. Quyết định thuê Các chủ nhà trọ cần quảng cáo nhà trọ mình thêm bằng cách ngày càng làm thỏa mãn nhu cầu của sinh viên hiện đang thuê phòng để từ đó các sinh viên này truyền miệng đến những người bạn, những người thân hay hàng xóm. Bên cạnh đó không nên tăng giá đột ngột trước sự biến động của các yếu tố khác. Hành vi sau khi thuê Mỗi chủ nhà trọ nên soạn cho mình một bản nội quy về nhà trọ để sinh viên thực hiện theo để tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. 8. Tài liệu tham khảo: Nguyễn Hữu Tâm (2008), Bài giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế, Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ. Phan Kim Tú (2009), Chuyên đề năm 3 Hành vi lựa chọn nhà trọ của sinh viên Đại Học An Giang. Bảng câu hỏi Phụ lục Nhìn lại tình trạng lao đao tìm nhà trọ của hàng ngàn sinh viên và sự quá tải ở các khu ký túc xã , chúng ta thấy rõ vẫn còn nhiều lúng túng khi lo chuyện an cư cho sinh viên . Để đánh giá thực trạng cầu nhà trọ sinh viên, chúng tôi nhóm sinh viên lớp ĐHTCNH08A tiến hành khảo sát về xu hướng tìm và thuê nhà trọ của sinh viên trên địa bàn phường 6-Thành phố Cao Lãnh. Cuộc khảo sát nhằm thu thập những thông tin đánh giá của anh, chị về thực trạng nhà trọ sinh viên qua đó khái quát chúng tôi muốn kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phòng trọ sinh viên, để chúng ta có chỗ ở có chất lượng tốt hơn phục vụ cho sinh hoạt và học tập. Sự giúp đỡ nhiệt tình của anh, chị là thành công của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn! (Bạn không cần thiết ghi tên hoặc địa chỉ, mọi thông tin trong phiếu trả lời sẽ được bảo mật) Tên............................................Lớp.................................... Giới tính.................................... 1. Anh (chị) là sinh viên năm mấy? A. Năm nhất B. Năm hai C. Năm ba D. Năm tư 2. Chổ ở hiện giờ của anh (chị) thuộc loại hình nào? A. Nhà trọ B. Ký túc xá C. Gia đình D. Nhà người thân 3. Khoảng cách từ nơi ở của bạn đến trường Đại Học Đồng Tháp là bao xa? A. Dưới 500m B. Từ 500-1000m C. Từ 1000-2000m D. Trên 2000m 4. Hàng tháng chi phí sinh hoạt của anh (chị) khoảng bao nhiêu? A. Dưới 1 triệu B. Từ 1-1,5 triệu C. Từ 1,5-2 triệu D. Trên 2 triệu 5. Hiện tại nơi ở của anh (chị) có bao nhiêu người? A. 1 B. 2 C. 3 D. Trên 3 6. Diện tích phòng trọ của anh (chị) khoảng bao nhiêu? A. Dưới 9m2 B. Từ 9-12m2 C. Từ 13-16m2 D. Trên 16m2 7. Anh (chị) thích nhà trọ như thế nào? (có thể chọn nhiều đáp án) Giá thấp Gần trường An ninh Gần trường Vệ sinh Yên tỉnh Ồn ào Đầy đủ tiện nghi 8. Anh (chị ) thích phòng trọ có nhà vệ sinh bên trong không? A. Có B. Không 9. Giá phòng trọ của anh (chị) khoảng bao nhiêu?(bao gồm điện nước) A. Dưới 300.000đ B. Từ 300.000-400.000đ C. Từ 400.000-500.000đ D. Trên 500.000đ 10. Anh (chị) có hài lòng với mức giá thuê phòng hiện tại của mình không? 1 2 3 4 5 Rất hài lòng Rất không hài lòng 11. Anh ( chị) thích nhà trọ có những gì? (có thể chọn nhiều đáp án) Internet Sân thể thao Hàng rào Tivi Quạt trần Tủ quần áo 12. Nhà trọ anh (chị) đóng cổng vào lúc mấy giờ? A. 22h B. 22h30 C. 23h D. Không đóng cổng 13. Anh (chị) đã chuyển nhà trọ mấy lần? ……. Lần 14. Nguyên nhân anh (chị) chuyển nhà trọ(nếu có)? ............................................................................................................................. .... ................................................................................................................................. ..... 15. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn lựa chọn phòng trọ của anh (chị) là: A. Bạn bè thân B. Bạn trai (bạn gái) C. Việc quản lý nhà trọ (Khó hoặc Dễ) D. Diện tích phòng rộng 16. Theo anh (chị) việc lựa chọn nhà trọ có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của anh (chị)? 1 2 3 4 5 Rất ảnh hưởng Rất không ảnh hưởng 17. Giá điện nước có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà trọ của anh (chị) như thế nào? 1 2 3 4 5 Rất ảnh hưởng Rất không ảnh hưởng 18. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đây vào việc lựa chọn nhà trọ (1 đến 6 theo mức độ ưu tiên) Giá phòng trọ Tiện nghi của phòng trọ Vị trí của phòng trọ An ninh của phòng trọ Nhà trọ hợp vệ sinh Yên tỉnh 19. Theo anh (chị) giá phòng trọ bao nhiêu là hợp lý? ...................................... đồng. 20. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến về việc xây dựng nhà trọ cần dựa trên những tiêu chuẩn gì để có thể thu hút được nhiều sinh viên đến thuê phòng trọ? ................................................................................................................................. ............................................................................................................................. .... ................................................................................................................................. ......... Nhóm chúng tôi xin hứa giữ bí mật thông tin cá nhân của anh (chị) Xin cảm ơn anh (chị) rất nhiều và chúc anh chị thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học Đồng Tháp.doc
Luận văn liên quan