Tín dụng hình thức bán trả góp

Bán trả góp là gì? Đặc điểm và tình hình hoạt động của nó như thế nào? Nó có những ưu nhược điểm gì? Biện pháp nào để khắc phục những nhược điểm trên? Đây là những thắc mà nhóm mình đã tìm hiểu để giải thích và giải quyết các vấn đề trên, để các bạn biết thêm về loại hình tín dụng tiêu dùng.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tín dụng hình thức bán trả góp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU: Ü Lý do chọn đề tài: Trong xã hội ngày nay, nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trong tầng lớp dân cư ngày càng nhiều. Cụ thể như là các cá nhân hộ gia đình thì cần nơi an cư để lập nghiệp, các doanh nghiệp thì cần nguồn thu ổn định đơn giản là họ phải dùng biện pháp nào đó để bán được hàng hóa càng nhiều càng tốt để có vốn tái đầu tư, sản xuất… đây là các nhu cầu tuy đơn giản nhưng không dể dàng để giải quyết vấn đề 1 cách ổn thỏa. Đặc biệt là cấc tầng lớp dân cư có thu nhập thấp muốn có 1 ngôi nhà ở thành thị là điều quá khó khăn hay doanh nghiệp muốn khuyến khích mua hàng và thu tiền 1 lần cũng gặp những khó khăn nhất định. Ngoài ra Việt Nam đã là thành viên của WTO nên các nhu cầu vốn như trên càng thêm cấp thiết vì khi nền kinh tế Việt Nam khi tham gia tổ chức này phải tuân theo luật của tổ chức và lúc đó doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh sản phẩm, hàng hóa dịch vụ tốt, bán được nhiều hàng để giữ thị phần và tạo lợi thế cạnh tranh. Cùng lúc đó, người lao động cần nhà ở và các nhu cầu khác để thỏa mãn nhu cầu bản thân ngày càng nhiều. đây là vấn dề được dề cập ở nội dung gọi là tín dụng tiêu dùng, đặc biệt là có hình thức bán trả góp. Vậy bán trả góp là gì? Đặc điểm và tình hình hoạt động của nó như thế nào? Nó có những ưu nhược điểm gì? Biện pháp nào để khắc phục những nhược điểm trên? Đây là những thắc mà nhóm mình đã tìm hiểu để giải thích và giải quyết các vấn đề trên, để các bạn biết thêm về loại hình tín dụng tiêu dùng. NỘI DUNG: Cơ sở lí luận: Ø Khái niệm tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tính dụng giữa dân cư với các doanh nghiệp, ngân hàng công ty cho thuê tài chính. Ø Đặc điểm: Tín dụng tiêu dùng được thực hiện dưới hình thức là hàng hóa hoặc tiền tệ. Tín dụng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các tầng lớp dân cư trong xã hội như: mua sắm phương tiện sinh hoạt, xây dựng nhà ở… Ø Hoạt động: Ngân hàng cấp tín dụng tiêu dùng dưới hình thức bằng tiền trên cở sở thu nhập của người đi vay hoặc người đi vai phải thế chấp, cầm cố tài sản để vay tiền. Các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng dưới hình thức bán chịu hàng hóa (bán trả góp). Các công ty cho thuê tài chính cho vay tiêu dùng dưới hình thức cho thuê tài sản như phương tiện đi lại, nhà ở… Ø Hình thức bán chịu hàng hóa (bán trả góp): Đây là 1 loại hoạt động của TDTD. Có rất nhiều cách thể hiện sự hoạt động và tồn tại của nó. Nó có thể hoạt động ở thị trường bất động sản (mua nhà để ở), thị trường ô tô xe máy, điện thoại di động, máy laptop… Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hóa) của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa. Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào. Người vay tín dụng sẽ phải trả một phần gốc và lãi hàng tháng. Hạn mức tín dụng căn cứ vào thu nhập bình quân của người đó Thời hạn của tín dụng tiêu dùng từ 1 năm đến 5 năm Lãi suất tín dụng được tính theo: dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc (tùy theo từng ngân hàng). Tính lãi theo dư nợ gốc là người vay tín dụng sẽ phải trả một khoản tiền lãi cố định từ đầu kì cho đến cuối kì tín dụng. Còn tính theo dư nợ giảm dần là người vay sẽ trả tiền lãi căn cứ vào số dư nợ thực tế trên trong từng kì. Đặc điểm và Tình hình hoạt động của tín dụng tiêu dùng dưới hình thức bán trả góp: Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Đây là một hình thức khá phổ biến xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhất là ở các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh NH sôi động. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam và mới phát triển một số năm gần đây. Và sau thời gian ngắn thực hiện chủ trương gói kích cầu của Chính phủ, các ngân hàng (NH) đã đồng loạt liên kết với một số cửa hàng bán lẻ, đưa ra dịch vụ mua bán trả góp. Tuy nhiên, xu hướng này vẫn còn nhỏ lẻ, dù đây là hình thức mua bán được đánh giá là phù hợp với mặt bằng thu nhập của người dân hiện nay. Trái ngược với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế mang lại, nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn không vì thế mà giảm xuống. Với hình thức trả góp người tiêu dùng chỉ cần có hộ khẩu nơi mình cư trú và trả trước khoảng vài chục % giá trị hàng hóa, số tiền còn lại NH cho trả góp (được thế chấp bằng chính hàng hóa mình mua), thời hạn trả góp từ 12 - 24 tháng hoặc có thể hơn tùy theo nhu cầu của khách. Thủ tục của hình thức này không quá khó cho một người có công việc ổn định và với hình thức này, người dân vẫn có thể sở hữu được hàng hóa mà vẫn không quá cập rập trong thời gian trả nợ Ví dụ một chiếc máy tính xách tay (laptop) với giá 8.300.000 đồng (bao gồm thuế VAT), khách hàng sẽ trả trước 25%, số tiền còn lại trả trong 9 tháng. Tính ra, mỗi ngày khách hàng sẽ trả khoảng 20.000 đồng. Tương tự, tại hệ thống điện thoại di động-lap top Thế giới di động, khách hàng cũng có thể chọn bất kỳ sản phẩm nào và chỉ cần trả trước một khoản tiền theo thỏa thuận, số còn lại sẽ trả dần trong 9 tháng. Chương trình mua hàng trả góp cũng đã diễn ra tại các trung tâm điện máy Best Caring, hay hệ thống bán xe máy Head Hồng Đức... Đại diện của Ngân hàng Techcombank cũng cho biết số dư nợ cho vay mua trả góp của Techcombank đã tăng từ 30 - 50 tỉ đồng/tháng so với trước. phải nói rằng đây là một thị trường rất tiềm năng và theo đúng xu hướng phát triển của xã hội nói chung, cũng như ngành tài chính nói riêng. Đặc biệt các nhu cầu chi tiêu cho sinh hoạt tiếp tục phát triển mạnh. Bên cạnh đó, theo dự báo của các chuyên gia thế giới, sự gia tăng về lượng cũng như chất của thị trường bán lẻ ở Việt Nam là một yếu tố khẳng định thị trường cho vay mua trả góp tại Việt Nam sẽ bùng nổ trong các năm tới. Việc cho vay mua hàng mà không cần chứng minh thu nhập, không cần xác nhận bảng lương của công ty nơi làm việc... đã đáp ứng đúng tâm lý và nhu cầu của số đông  người tiêu dùng. Tuy nhiên, hạn mức cho vay của các công ty tài chính lại không cao, chỉ giới hạn trong khoảng 30 triệu đồng trở xuống. Hơn nữa, lãi suất cho vay của các công ty tài chính cao hơn so với lãi suất của ngân hàng. Cụ thể như Ngân hàng Đông Á cho vay mua trả góp tại cửa hàng Best Caring với lãi suất 1,2%/tháng... Rõ ràng khi thủ tục càng đơn giản, càng tiện lợi thì người tiêu dùng phải bỏ ra chi phí lãi suất cao hơn. Tùy vào điều kiện và nhu cầu của mình, người tiêu dùng có thể lựa chọn các dịch hơn, một số vụ phù hợp. Để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,nhiều doanh nghiệp hỗ trợ cho khách hàng nhiều cửa hàng và đưa ra chương trình tài trợ trả góp với lãi suất 0%. Cụ thể như tại Thế giới di động, sản phẩm được tài trợ lãi suất 0% laptop Acer…Công ty Kymdan cũng công bố việc bán hàng trả góp với lãi suất 0%. Đối với những sản phẩm được tài trợ lãi suất, nếu khách hàng mua trả tiền ngay sẽ được giảm tiền mặt từ 3-5%. Điều này tạo nên sự đa dạng trong dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Tóm lại, "Xài trước, trả dần sau" là điều mà người tiêu dùng Việt Nam ngày nay có thể thực hiện được với sự xuất hiện ngày càng đa dạng của các dịch vụ bán lẻ Nhìn chung, thông qua gói kích cầu của Chính phủ, ngoài vấn đề lãi suất được giảm đáng kể, những thủ tục khác cũng không quá phức tạp như trước.Có thể thấy rằng, hình thức mua bán trả góp thường tập trung vào những mặt hàng có giá trị lớn như ô-tô, xe máy hoặc laptop… và nó bắt đầu phát triển dần mạnh trên thị trường Ưu điểm: Về phía người tiêu dùng hình thức mua trả góp đã góp phần cho đời sống người dân được nâng cao, người dân có thể mua nhiều hàng hóa bằng đồng lương ít ỏi của mình với số tiền thanh toán thấp thời gian thanh toán được kéo dài và được chia nhỏ ra nhiều lần đã giúp cho người dân mua hàng hóa 1 cách dể dàng và cũng đồng thời làm cho sức tiêu thụ hàng hóa tăng mạnh, làm giảm bớt nạn thất nghiệp trong xã hội, góp phần chống lạm phát. TDTD đã giúp cho người dân giải quyết được những khó khăn về tài chính khi muốn mua 1 sản phẩm có giá trị cao. Về phía các doanh nghiệp cho vay trả góp được xem là 1 chiến lược kinh doanh quan trọng không thể thiếu, vì nó giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa kéo theo là sự tăng doanh thu và lợi nhuận làm cho các doanh nghiệp phát triển thị phần của mình, thu hút được nhiều khách hàng tạo sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Bán hàng trả góp cũng là 1 hình thức kích cầu hàng hóa, nó đưa hàng hóa ra thị trường để tiêu thụ 1 cách dể dàng hơn giải quyết được bài toán thất nghiệp cho xã hội. Bán hàng trả góp làm cho quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã  làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế. Các DN,Cty hiện nay coi hình thức ban hàng này như là 1 chính sách quan trọng,góp phần tiêu thụ được nhiều hàng hóa,tăng doanh thu và lợi nhuận.Và với việc VN là thành viên của WTO, với hình thức bán hàng này thì DN sẽ tạo ra cơ hội để giữ thị phần và phát triển thị phần cua DN mình.Qua đó, quảng bá được thương hiệu tạo ra sức cạnh tranh mới cho DN, thu hút được nhiều khách hàng…trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Về phía Nhà Nước, NN luôn khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa vì khi đó sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho DN, để tăng thêm nguồn thu từ thuế thu nhập DN làm giảm bội chi ngân sách. Ä Qua các ưu điểm trên, ta có thể thấy được hình thức này ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Nó giúp cho người tiêu dùng, DN và Nhà Nước thu được nhiều lợi ích tích cực, góp phần phát triển Kinh tế -Xã hội nói chung, nâng cao đời sống vật chất người dân nói riêng. Nhược điểm: Loại hình này cũng mang lại rũi ro khá cao vì người tiêu dùng mất khả năng hoặc chay ì trong quá trình thanh toán. Mặc dù các điều khoản cho vay được ghi rõ ràng trong hợp đồng vay mượn nhưng vì lý do chủ quan hay khách quan mà người đi vai kéo dài thời gian thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán dẫn đến các ngân hàng,doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, gây cản trở đến sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp,ngân hàng cho vay. Lãi suất cho vay cũng là 1 cản trở. Vì mức lãi suất được qui định qua tháng hoặc năm nên khi vay loại hình này thì gánh nặng lãi suất ngân hàng trong nhiều tháng, nhiều năm được kéo dài và khá cao khiến cho người tiêu dùng ngần ngại đi vay. Lấy 1 ví dụ điển hình như sau:Cty TNHH Hồng Đức(chuyên kinh doanh các mặt hàng xe gắn máy do Honda ủy nhiệm)đưa ra loại hình trả góp như sau;trả trước 30%,40%,50%,60%,70% giá trị xe và phần còn lại được thanh toán trong thời gian là 9,12,15,18 tháng.VD:khi mua xe Wave_Alpha trị giá 12.900.000đ/chiếc.Nếu trả trước 70%, số còn lại trả trong 24 tháng,mỗi tháng trả 281.220đ,tính ra số tiền phải trả là 15.779.000.Nếu trả trong 9 tháng thì mỗi tháng góp 544.000đ,tính ra tổng cộng là 13.929.500.Qua đó,để thấy được là với lãi suất này,thì nó sẽ là 1 trở ngại không nhỏ cho người mua hàng khi muốn nua mặt hàng này. Lạm phát cũng là yếu tố ảnh hưởng đến loại hình này vì khi lạm phát giá trị đồng tiền sẻ giảm xuống lúc đó người cho vay là người bị thiệt hại. người cho vai sẻ bị thua lỗ dẫn đến việc tái sản xuất hàng hóa bị trì trệ, doanh nghiệp sẻ không mở rộng được qui mô cho vay và bán hàng hóa theo hình thức này. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của lạm phát mà doanh nghiệp lỗ nhiều hay ít. Lạm phát cũng ảnh hưởng đến người tiêu dùng vì do lạm phát thì giá cả hàng hóa tăng cao lúc đó người dân cũng ngại mua hàng. Khi là thành viên của WTO, loại hình này cũng mang lại hiệu ứng tiêu cực. Vì các DN trong nước kinh nghiệm trên thương trường chưa bằng các DN nước ngoài.Nên khi họ triển khai dự án bán hàng theo hình thức này thì các DN trong nước sẽ gặp những khó khăn do cạnh tranh không được.Từ đó, gây ra thua lỗ đến các DN trong nước. F Đây là các yếu tố làm nên nhược điểm của loài hình này,nó gây ra 1 một số trở ngại nhất định cho người tiêu dùng, người mua hàng theo hình thức này. Nó cũng gây ra một vài trở ngại cho DN khi thị trường có những biến động tiêu cực hay đối thủ cạnh tranh mới kinh nghiệm hơn trong cách triển khai hình thức bán hàng theo phương châm trả góp Biện pháp khắc phục: Về phía Nhà Nước và Chính Phủ: Xem xét giảm trần lãi suất cho vay phù hợp với nền kinh tế hiện nay Đưa ra các giải pháp kinh tế và lập quỹ dự phòng rũi ro đế giúp đỡ các DN khi có biến động lớn bên ngoài thị trường, để giúp họ đứng vững để tồn tại và phát triển. Tăng thu nhập, tăng lương cho người lao động, tạo ra nhu cầu mua hàng, sức mua hàng mạnh hơn. Qua đó, nâng cao dần đời sống vật chất của họ. Đối với DN,Cty bán hàng dưới hình thức trả góp: Cần có sự hợp tác, liên kết với Nhà Nước và các DN, Cty cùng ngành để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định giá cả thị trường, kích thích nhu cầu mua hàng để bán dược nhiều hàng hóa hơn. Cần có chính sách bán hàng hiệu quả điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro khi bán hàng. Đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời với những tình huống phát sinh bất ngờ, có thể phát sinh từ người mua(chủ quan hay ngoài ý muốn). Năng cao dần mức sống cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao dần chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và thương hiệu. góp phần giúp DN, Cty tiếp cận thị trường hơn. Luôn cập nhật thường xuyên tình hình trong nước lẫn thế giới, nhận thức được các rủi ro xảy ra ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh của DN,Cty. Đó là các yếu tố về thị trường,về quan hệ cung cầu…cần biết để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất. Nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo và nhân viên tại cửa hàng, DN, Cty. Góp phần nâng cao hiểu biết của họ về các vấn đề liên quan, ảnh hưởng đến công việc bán hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn Không ngừng nâng cao, đầu tư, phát triển và quảng bá thương hiệu. Tạo niềm tin tuyêt đối cho khách hàng, góp phần giữ vững thị phần, mở rộng thị phần, nâng cao dần vị thế của DN, Cty trên thương trường. Tạo ra sức cạnh tranh với các DN, Cty khác ở thị trường còn non trẻ như ở Việt Nam. Kết luận: Hình thức bán trả góp hiện nay ngày càng phổ biến sâu rộng đến từng người dân. Nò càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, làm cho mối quan hệ cung-cầu không có sự chênh lệch quá lớn, làm mất cân đối cung-cầu, ổn định được giá cả thị trường và các mối quan hệ khác. Để có được điều này, các DN, Cty bán hàng qua hình thức này cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân và cả Nhà Nước, Chính Phủ để có biện pháp, các chính sách kích thích tiêu dùng, phát triển loại hình này theo hướng tích cực hơn. Qua đó, góp phần phát triển mua bán trao đổi hàng hóa; các DN, Cty phát triển thuận lợi và tạo ra được vị thế mới trên thương trường; góp phần nâng cao dần đời sống vật chất cho các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp; giúp ổn định tình hình trật tự xã hội, đẩy lùi tình hình tệ nạn xã hội tràn lan; góp phần phát triển Kinh tế-Xã hội, tạo dựng 1 hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè trong khu vực và thế giới. Moät hình thöùc quaûn caùo cuûa mua baùn traû goùp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTín dụng hình thức bán trả góp.doc
Luận văn liên quan