Trong những năm qua, Việt Nam đã lỗ lực và thành công trong công việc mở rộng diện tích rừng trồng nhưng chưa thành công trong việc làm giảm sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên có chát lượng và mức độ đa dạng sinh học cao. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hiện nay, diện tích giàu, có tính đa dạng sinh học đang giảm mạnh so với trước đây. Tị những vùng có nhiều rừng cũng là vùng có trữ lượng và có chất lượng cao như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, cấu trúc rừng và cơ cấu rừng bị phá vỡ.
Nhũng thống kê gần đây cho thấy số lượng cá thể của 1 số loài động vật quý hiếm đang bị giảm rõ rệt và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Điển hình nhất là loài tê giác mọc sừng, hiện chỉ có vài cá thể; voi Châu Á hiện chỉ còn 100 con; Hổ Đông Dương cũng tương tự. Một số loài thực vật như Sâm Ngọc Linh, Hoàn Đàn, Thông Nước, Trầm Hương, Lát Hoa .đang bị đe doạ tuyệt chủng.
Trong số những mối đe doạ trực tiếp hay gián tiếp đã trình bày ở phần trên, gia tăng dân số là mối đe doạ rõ ràng nhất. Dự báo đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 100 triệu người, việc mở rộng và thâm canh nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật.
Để giải quyết vấn đề trên nhà nước, các cấp quản lý, các nhà hoạt động môi trường cần phải có biện pháp, hành động tổng thể, phối hợp đa ngành đa lĩnh vực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức quốc tế. Nhưng quan trọng nhất vẫn là các biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số.
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5827 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình dân số và tài nguyên sinh vật trên thế giới và ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1
I.1. Tình hình dân số Thế giới………………………………………………………………..1
I.1. Tổng quan về tình hình dân số Việt Nam 2
I.3. Đa dạng sinh học ở Việt Nam………………………………………………………........5
II. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN SINH VẬT 9
II.1. Vai Trò của động thực vật hoang dã với con người 9
II.2 Tầm quan trọng của Rừng đối với con người 14
III. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TÀI NGUYÊN SINH VẬT 18
III.1. Tác động của dân số đến tài nguyên thực vật 18
III.2. Tác động của dân số tới tài nguyên động vật. 22
IV. SUY THOÁI TÀI NGUYÊN SINH VẬT DO TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ 26
IV.1. Suy thoái tài nguyên động thực vật. 26
IV.1. Suy thoái tài nguyên rừng 28
V. GIẢI PHÁP VỀ DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 30
V.1. Giải pháp về dân số. 30
V.2. Giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật 30
DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
I.1 Tình hình dân số Thế giới
Theo bảng số liệu dân số thế giới 2005 số dân thế giới là 6.477 tỷ người, gấp đôi năm 1960
Bảng 10 quốc gia đông dân nhất thế giới
Thứ Tự
Tên quốc gia
Dân số (triệu người)
1
Trung Quốc
1303.7
2
Ấn Độ
1104
3
Hoa Kỳ
296
4
Inđônêxia
222
5
Brazil
184
6
Pakistan
162
7
Băng la đet
144
8
Nga
143
9
Nigiêria
132
10
Nhật Bản
128
Dự báo dân số thế giới sẽ đạt 7,9 tỷ vào năm 2025 và 9,1 tỷ vào năm 2050. Mật độ dân số thế giới hiện nay là 48 người/ha. Hàng năm thế giới có thêm gần 90 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số cao nhất là ở các nước thuộc thế giới thứ 3, chiếm 94% lượng tăng dân số thế giới. Châu Phi sẽ là khu vực có mức tăng dân số nhanh nhất với 1,3 tỷ người vào năm 2025 và 1,8 tỷ vào năm 2050. Tiếp đến là Châu Á với 4,7 tỷ và 5,3 tỷ, riêng Châu Âu dân số sẽ giảm xuống còn 717,6 triệu và 633,5 triệu vào các thới điểm tương ứng. Mối đe doạ chủ yếu đối với môi trường ở hầu hết các nước là việc gia tăng dân số. Ước tính thời gian dân số tăng gấp đôi là 54 năm. Trong các khu vực phát triển phải cần tới 739 năm để dân số tăng gấp đôi, thì khu vực kém phát triển chỉ cần 45 năm. Gia tăng dân số đang gây sức ép đến môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất thì giữ nguyên nhưng dân số thì tăng lên gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho chính phủ và môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn tồn tại con người cần phải khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ đời sống của mình.
I.1.2 Tổng quan về tình hình dân số Việt Nam
Ở nước ta, nếu năm 1975, tổng dân số xấp xỉ 47 triệu người thì đến năm 2020 con số này là 82 triệu người, đứng thứ 13 thế giới trong đó, 75% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Dự đoán đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản ( nước đang có số dân giảm) và đứng thứ 4 Châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonexia. Số phụ nữ ỏ độ tuổi sinh đẻ tăng mỗi nắm 500 nghìn người, nghĩa là cứ 1 người bước qua tuổi sinh đẻ thì có 3 người bước vào tuổi này.
Trong khi đó, Pháp Lệnh Dân Số ra đời năm 2003 các cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh đẻ con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nhiều người đã dựa vào “quyền “ để sinh nhiều con. Điều này đã góp phần làm tăng dân số trong 1-2 năm trở lại đây. Tỷ lệ phát triển dân số sẽ mang lại 1 vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng lực lượng lao động ( những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành 1 yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt tới những tầm cao mới...
Gia tăng tự nhiên là 1,3% đã giảm nhiều so với những năm trước đây ( thời kì bùng nổ dân số). Phân bố tập trung ở 2 đồng bằng lớn là : Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.
Theo số liệu mới nhất của website Cục Thống Kê Việt Nam: Dân số Việt nam vào giữa năm 2007 là 87,3 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới.
Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm 1 triệu. Dân số Việt Nam vẫn đang tăng nhanh, bình quân trên 1 triệu người mỗi năm, nghĩa là bằng dân số của 1 tỉnh thuộc loại trung bình. Trong khi thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam gần thấp nhất khu vực Đông Nam Á.
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(TÍNH THEO MỨC MUA TƯƠNG ĐƯƠNG – USD)
Nguần: population Reference Bureau, 2000 World Population Data Sheet
Sau đây là bảng thông tin các chỉ tiêu cơ bản dân số Việt Nam ( nguần: Tổng điều tra dân số 1999: Population Reference Bureau, 2020 World Population Data Sheet; Bộ y tế, Niên giám thống kê y tế 1996, 1998, 2000; TCTK, Kết quả điều tra biến động dân số/ KHHGD 2001.)
Các chỉ tiêu cơ bản
Năm
Tổng số dân ( ngàn người )
2001
79.707
Tỷ suất sinh thô(CBR), (% )
2001
188,6
Tỷ suất chết thô ( CDR), (%0 )
2001
5,1
Tỷ suất tăng tự nhiên (NIR), (%)
2001
1,35
Dự báo dân số( ngàn người )
2025
2050
104.124
117.160
Tổng tỷ suất sinh (TFR )
2001
2,25
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (%0)
2001
29,5
Tuổi thọ trung bình ( tuổi): Chung
1999
68,3
Nam
66,5
Nữ
70,1
Dân số đô thị (%)
1999
23,7
Dân số dưới 15 tuổi(%)
2001
31
Dân số từ 65 tuổi trở lên (% )
2001
6,1
Dân cư 25 % sinh sống tại thành thị và 75% sinh sống tại nông thôn. Các thành phố đông dân nhất Việt Nam là thành phố Hò Chí Minh (5triệu dân ), thủ đô hà Nội (3,5 triệu dân). Hầu hết các thành phố trên cả nước đang trong xu hướng đô thị hoá cao, do đó dân số tại khu vực thành thị sẽ ngày 1 tăng nhanh.
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong độ tuổi lao động, tuy nhiên số người cao tuổi (trên 60 tuổi - hiện khỏng 6,3 triệu người, chiếm 7,5% dân số cả nước) có chiều hướng gia tăng vì điều kiện sống và chăm sóc y tế được nâng cao. Năm 2005, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam là 72.
Việt Nam là 1 quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao động trên dưới 1 triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer, cho đến vài trăm người như như dân tộc Ơ Đu và Brâu. Dân tộc Kinh sống rải rác trên khắp lãnh thổ, Nhưng tập trung nhiều nhất ở đồng bằng và các châu thổ của những con sông. Họ là chủ nhân của nền văn minh lúa nước. Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở các vùng đồi núi và trung du, trải dài từ bắc vào nam. Hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là dân tộc thiểu số sống ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ
I.3.Đa dạng sinh học ở Việt Nam
I.3.1 Sự phong phú về đa dạng sinh học và các loài đặc hữu
a. Sự đa dạng sinh học - Thực vật
Với tính chất của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, thực vật Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Do có sự khác biệt lớn về khí hậu giữa các vùng đã tạo nên một dải rộng các thảm thực vật với nhiều kiểu rừng phong phú : rừng thông chiếm ưu thế ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới, rừng hỗn hợp loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng họ dầu địa hình thấp, rừng ngập mặn với cây đước chiếm ưu thế ở ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng, rừng tràm ở Nam Bộ, khu rừng tre nứa ở nhiều nơi.
Rừng Việt Nam và các hệ sinh thái thủy vực được xếp thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh học : 12.000 loài thực vật có mạch, 800 loài rêu, cây làm thuốc hơn 1000 loài, cây lấy dầu, lấy nhựa,....
Hệ thực vật Việt Nam có số loài đặc hữu cao. Trong số đó có 40 loài đặc hữu phân bố hẹp, chúng không còn thấy ở các nơi khác trên thế giới, chúng tập trung ở 4 khu vực chính :
- Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Vùng núi cao nguyên Lâm Viên - Lâm Ðồng.
- Vùng núi cao Ngọc Linh - Kontum.
- Khu vực rừng ẩm phía Bắc Trung Bộ.
Do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường không có loài ưu thế rõ rệt, số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và trở nên quý hiếm, bị đe dọa khi có sự khai thác không hợp lý.
b. Sự đa dạng sinh học - Ðộng vật
Bước đầu xác đinh được khoảng 11.050 loài động vật với 277 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thê, 2470 loài cá và khoảng 7000 loài côn trùng cùng các loại động vật không xương sống khác....
Có 10 (số loài thú, chim và cá của thế giới tập trung ở Việt Nam, Việt Nam được xem là nơi còn sót lại một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Châu Á (voi Châu Á, tê giác một sừng, hươu sao, các loài linh trưởng, Vọc ngũ sắc, cò quắm xanh....)
Việt Nam có mức độ động vật đặc hữu cao hơn một số nước láng giềng trong khu vực Ðông Dương. Ðặc biệt năm 1993, 1994 Việt Nam đã phát hiện cho khoa học thế giới loài Sao la, Mang lớn (Vũ Quang - Hà Tĩnh).
c. Sự phong phú của sinh vật biển
+ Tổng số loài cá biển được ghi nhận là 2038 loài của 717 giống và 198 bộ.
+ Trên 300 loài san hô đã được tìm thấy ở Việt Nam. Ngoài ra còn có khoảng 2500 loài nhuyễn thể, 1500 loài Crustacea, 700 loài Polychaete, 350 loài Echinoderm, 150 loài Porifera....
+ 653 loài tảo biển được xác định.
I.3.2 Sự đa dạng sinh học trên các vùng sinh thái đất khác nhau
a. Ða dạng sinh học trên đất ngập nước
Ða dạng sinh học trên đất ngập mặn
Chế độ thủy triều, nhiệt độ, thành phần cơ giới của đất, độ mặn của đất là các yếu tố sinh thái của vùng đất ngập mặn. Trong đó, độ sâu tầng đất, độ cứng rắn, cấu tượng của đất bùn lầy ở bãi bồi, độ mặn, chu kỳ ngập nước mặn đã ảnh hưởng đến thành phần sinh vật, nhất là đối với thực vật rừng Sác.
Quần xã sinh vật sống trong rừng Sác không phong phú và đa dạng như rừng ẩm nhiệt đới trong nội địa. Về thực vật, rừng Sác có hơn 70 loài thực vật có mặt. Ðộng vật có 258 loài cá, 169 loài thân mềm, 68 loài cua, có khoảng 386 loài chim (chủ yếu ở vùng châu thổ sông Cửu Long). Ngoài ra còn có khỉ, lợn rừng, cá sấu, rái cá, kỳ đà gấm.
Hệ thực vật và động vật phong phú đã tạo nên sự ÐDSH giàu có, đây chính là nguồn tài nguyên sinh học tự nhiên của sinh thái rừng ngập mặn. Việc nuôi ong trong rừng ngập mặn như một biện pháp tích cực nhất làm tăng giá trị của hệ sinh thái rừng Sác, làm tăng năng suất của rừng.
Lượng phù sa và chất dinh dưỡng phong phú của vùng rừng ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho các loại tảo phù du, và chính các loại tảo này lại là nguồn thức ăn cho tôm cá và tôm cá lại thu hút lượng lớn chim nước đến sinh sống. Cành lá cây rừng rụng xuống được các VSV phân hủy tạo nguồn thức ăn phong phú. Như vậy có thể nói tính đa dạng sinh học của rừng sác được quyết định bởi khu hệ tảo và VSV.
Với một điều kiện đặc biệt, đất rừng Sác có tính ÐDSH khá cao và khá đặc trưng, biểu hiện ở số lượng loài cao và tồn tại nhiều dạng sống khác nhau : trên cạn, dưới nước, trong lòng đất, dưới đáy, trên không.
Ða dạng sinh học trên đất rừng tràm
Ðất rừng tràm gồm đất sét, bùn, hoặc cát, có tính chua phèn, có chế độ nước ngập định kì trong năm, nước lợ hay ngọt hoàn toàn. Rừng tràm có nhiều ìloại khác nhau : rừng tràm giữa các triền cát, rừng tràm vùng trũng nội địa, bụi rậm tràm gió, rừng tràm trên đất than bùn, rừng tràm trên đất sét, tất cả các kiểu rừng này đều là rừng thóai hóa từ rừng nguyên thủy, chúng thường thuần là tràm với một số ít loài cây khác mọc lẻ tẻ như chà là, dứa gai, gừa, năng, đưng... Ngoài ra còn có dồ cây, một kiểu rừng tiêu biểu cho vết tích nguyên thủy của rừng hỗn hợp ngập nước của rừng U Minh.
+ Về thực vật : rừng tràm VN thuộc khu hệ thực vật vùng nước ngập định kỳ của Châu Á - Thái Bình Dương với các loài cây tiêu biểu : tràm, chà là, mốp, tràm sẻ, trâm khế, sộp, mây nước, nắp bình, bòng bòng, choại, bồn bồn.... Bên cạnh, rừng tràm còn có sự hiện diện của các loại tảo và VSV khá phong phú và đặc sắc nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ (U Minh hạ có nhóm tảo lam, tảo lục, khuê tảo).
+ Về động vật : rừng tràm ở các trũng lớn nội địa như Ðồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, U Minh là nơi sinh sống của nhiều loài động vật : phù du -> tôm cá -> cá ăn thịt (cá lóc, cá lóc bông, cá trê, cá dày...) -> rái cá, cá sấu, rắn. Sự phong phú về tôm cá đã kéo theo một số loài chim đến sinh sống như : cò, diệc, vạc, cồng cộc.... Ðặc biệt, sếu đầu đỏ cổ trụi, chúng là một loài đặc hữu của vùng Ðông Nam Á. Côn trùng trong rừng tràm cũng khá phong phú với 45 loài, trong đó loài ong chiếm vị trí ưu thế.
Rừng tràm là nơi tập trung của nhiều loài thực vật và động vật rất đặc sắc của Ðồng Bằng Sông Cửu Long mà không thể tìm thấy được ở những nơi khác trong cả nước.
b. Ða dạng sinh học trên đất đá vôi
Ðất đá vôi là loại đất phân hóa trên đá vôi, tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, bị xói mòn nghiêm trọng. Với điều kiện khắc nghiệt như thế, sự hiện diện của các loài sinh vật rất nghèo nàn, vì vậy sự ÐDSH trên đất đá vôi thấp (xem thêm ở tài liệu tham khảo).
c. Sự đa dạng sinh học trên đất Basalt và đất Feralit đồi núi
d. Ða dạng sinh học trên đất cát ven biển
Ðây là đất cát ven biển được hình thành từ sự phong hóa các loại đá trầm tích biển hoặc có nguồn gốc từ sự bồi tụ cát biển. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn hoặc cát thô. Ðiều kiện khí hậu khắc nghiệt với mùa khô hạn kéo dài từ 4 - 6 tháng. Chất lượng dinh dưỡng nghèo nàn lại bị rửa trôi nên dưỡng chất cung cấp cho thực vật rất thấp. Tình trạng thiếu nước là nhân tố quan trọng quyết định tính ÐDSH của khu vực.
+ Về thực vật :
Thực vật ở khu vực này thường có những thích nghi mà nổi bật là kiểu lá cứng dai, tràm, dẻ phiên lá nhỏ lại, lá biến thành gai, phát triển cương mô, cương hóa biểu bì hoặc cây có gai, một số nơi có các loài sao dầu. Ðặc biệt là sự hiện diện của cây nắp bình, thực vật điển hình của vùng đất nghèo dinh dưỡng.Trong điều kiện khô hạn kéo dài, sự thích nghi bằng hình thái sinh lý trở nên phù hợp. Tóm lại, tuy thành phần loài không nhiều nhưng đây là những loài đặc trưng của hệ sinh thái khô hạn.
+ Về động vật :
Số lượng động vật không lớn lắm với các loài thú lớn (bò rừng, voi, hoẳng) thú nhỏ (thỏ, nhím, sóc...). Chim phong phú với các loài thuộc bộ sẻ, nhất là các loại gà lôi (ở Bình Châu). Bò sát chủ yếu là loài rắn độc (hổ mang, hổ chúa, cạp nong), trăn đất, tắc kè.
II. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN SINH VẬT
II.1 Vai Trò của động thực vật hoang dã với con người
a. Về kinh tế
Sinh vật hoang dã là nguồn dự trử có tiềm năng to lớn và có khả năng đáp ứng những nhu cầu của con người về lương thực-thực phẩm và những nguyên vật liệu khác như da, lông, gia vị, hương liệu, sáp, dầu ăn, tinh dầu, các hóa chất, giấy, sợi, cao su, phẩm nhuộm....
Người ta ước tính rằng khoảng 90% lượng lương thực và thực phẩm mà con người sử dụng đươc tạo ra từ cây trồng và vật nuôi mà các cây trồng và vật nuôi nầy đều có nguồn gốc từ các loài hoang dã và trải qua một quá trình thuần dưỡng và cải tiến đã hình thành nên. Mặc dù hiện nay nguồn lương thực và thực phẩm con người sử dụng từ các cây trồng và vật nuôi, tuy nhiên cũng có một số nơi trên thế giới người ta vẫn còn sử dụng lượng thực phẩm phần lớn từ những loài động vật hoang dã; chẳng hạn như tại một số vùng ở Ghana, Congo và nhiều nước ở Tây và Trung Phi có tới 75% prôtein động vật được khai thác từ động vật hoang dã.
Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, các động vật hoang dã còn được khai thác những bộ phận khác của cơ thể như da, lông, sừng...để làm trang phục, đồ trang trí và nhiều mục đích khác; các sản phẩm nầy cũng có một giá trị kinh tế rất lớn. Ở Canada việc mua bán lông thú đã nuôi sống khoảng 40.000 người săn bắt; trong mùa săn 1975 - 1976 họ đã thu được 25 triệu USD lông thú chủ yếu là của Hải ly, Chuột hương, Linh miêu, Hải cẩu, Chồn Vison và Cáo; cũng trong thời gian nầy việc chăn nuôi cũng thu được 17 triệu USD lông thú trong đó có 90% là của chồn Vison. Trong năm 1975, Hoa kỳ đã chi tới 1 tỉ USD để nhập các sản phẩm từ da và lông của các loài động vật hoang dã.
Mậu dịch quốc tế về cây và con hoang dã cũng đem lại một doanh thu lớn, những nước phát triển chăn nuôi động vật hoang dã như Nam Phi, Dimbabwe, Namibia hằng năm thu được lợi nhuận từ 1,3 -2,4 triệu USD; Australia hằng năm xuất khẩu 1,8 triệu con Kangaroo thu được 8,5 triệu USD. Mặc dù tài nguyên về động vật hoang dã đem lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế ở từng quốc gia, tuy nhiên nó cũng là một trong những quan tâm lớn của nhân loại hiện nay.
Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc phân giải các phế phẩm công nghiệp, phế thải đô thị, phế thải công nghiệp cho nên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong năng lượng (sinh khối hoá thạch như dầu hoả, khí đốt, than đá). Trong các nguồn năng lượng mà con người hy vọng sẽ khai thác mạnh mẽ trong tương lai có năng lượng thu từ sinh khối. Sinh khối là khối lượng chất sống của sinh vật. Vi sinh vật là lực lượng sản xuất trực tiếp của ngành công nghiệp lên men bởi chúng có thể sản sinh ra rất nhiều sản phẩm trao đổi chất khác nhau. Nhiều sản phẩm đã được sản xuất công nghiệp (các loại axit, enzim, rượu, các chất kháng sinh, các axit amin, các vitamin...).
Hiện tại người ta đã thực hiện thành công công nghệ di truyền ở vi sinh vật. Đó là việc chủ động chuyển một gen hay một nhóm gen từ một vi sinh vật hay từ một tế bào của các vi sinh vật bậc cao sang một tế bào vi sinh vật khác.Vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhiều khi mang lại những lợi ích to lớn bởi có thể sản sinh ở quy mô công nghiệp những sản phẩm trước đây chưa hề được tạo thành bởi vi sinh vật.
Trong công nghiệp tuyển khoáng, nhiều chủng vi sinh vật đã được sử dụng để hoà tan các kim loại quý từ các quặng nghèo hoặc từ các bãi chứa xỉ quặng.
b. Về y học
Dù rằng chỉ có một phần rất nhỏ động vật và thực vật là đối tượng nghiên cứu về lợi ích trong y dược, nhưng ngành y học hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào đó. Một bảng phân tích cho thấy là khoảng 40% các đơn thuốc được các bác sĩ cung cấp hằng năm tại Hoa Kỳ cho thấy có những vị thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp đều có chứa các chất tự nhiên được lấy từ thực vật bậc cao (25%), từ các vi khuẩn và nấm ( 13%) hoặc từ các động vật (3%). Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, các vị thuốc được ly trích từ thực vật bậc cao có giá trị khoảng 3 tỉ USD hằng năm và con số nầy còn tiếp tục được gia tăng nữa.
Các ứng dụng quan trọng trong y học hiện nay có thể kể là:
* Các chất ly trích được sử dụng trực tiếp để chữa bệnh như Aspirin được sử dụng rộng rải trên thế giới được lấy từ lá của cây Liễu ở vùng nhiệt đới, Penicillin được lấy từ loài nấm Penicillium và Streptomycin được lấy từ loài vi khuẩn Streptococcus....
* Các chất ly trích được dùng làm vật liệu ban đầu để tổng hợp nên thuốc như các hormone Corticosurrenale được lấy từ vỏ thượng thận của động vật, các hợp chất Corticoid thông thường được tổng hợp từ các chất Sapogenin steroid có nguồn gốc từ thực vật...
* Các chất ly trích được dùng làm mô hình để tổng hợp nên thuốc như chất cocain được lấy từ cây Côca có nguồn gốc ở Nam Mỹ, dựa theo đó người ta đã sản xuất thuốc gây mê cục bộ hiện đại.
Nếu không có những gốc có hoạt tính tự nhiên trong cơ thể cuả các sinh vật hoang dã, thì con người khó có khả năng phát hiện được những gốc có hoạt tính đó mà sử dụng hoặc dựa vào đó làm mô hình để tổng hợp.
Hiện nay, cũng phát hiện được nhiều loài động vật hoang dã có khả năng sử dụng chúng để làm vật thí nghiệm và sản suất nên những loại vaccin dùng trong việc phòng bệnh và cũng ước tính có khoảng 1400 loài thực vật bậc cao và 10% các loài sinh vật biển có chứa các chất hóa học có khả năng chống bệnh ung thư.
c. Về tính đa dạng di truyền
Việc bảo tồn tính đa dạng di truyền ở các loài sinh vật hoang dã là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, vì chúng là nguồn nguyên liệu di truyền quý giá dùng để cải tiến những thứ cây trồng và những nòi vật nuôi hiện có nhằm để nâng cao sản lượng thu hoạch trong sản xuất nông -lâm -ngư nghiệp.
Nguyên liệu di truyền nằm trong các loài gây nuôi (bao gồm tất cả những thứ cây trồng, các nòi vật nuôi, các thủy hải sản) đều có quan hệ mật thiết với nguồn nguyên liệu di truyền của các loài sinh vật hoang dã, nguồn nguyên liệu nầy đã đóng vai trò chủ yếu trong việc cải tạo giống cây trồng và vật nuôi như nâng cao năng suất, chất lượng dinh dưỡng, mùi vị, tuổi thọ, sức đề kháng, sức chịu đựng và khả năng thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau.
Nguồn nguyên liệu di truyền trong các loài hoang dã rất hiếm và gần như không bao giờ là vĩnh cữu. Những giống cổ truyền quí thường chỉ phân bố ở từng điạ phương, chính những đặc điểm hữu ích của nó như sản lượng cao hoặc sức đề kháng dịch bệnh của nó làm nền tảng tạo nên những giống mới tiến bộ hơn. Việc thay thế những giống cổ truyền bằng những giống mới trong sản suất là một việc làm cần thiết và tích cực bởi vì chúng ta cần nhiều lương thực - thực phẩm hơn nữa; nhưng điều đó sẽ trở thành nguy hại nếu như các giống cổ truyền có liên quan lại không được bảo vệ vì những loài dịch hại có khả năng tiến hoá nên có khả năng xâm nhiễm trở lại và chỉ có nguồn các giống cổ truyền mới có nguồn nguyên liệu di truyền có khả năng chống lại những loài gây hại và dịch bệnh. Cho nên việc bảo vệ tính đa dạng di truyền ở các loài hoang dã là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và cho cả tương lai.
d. Về sinh thái
Ðộng vật và thực vật hoang dã là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái và có vai trò rất quan trọng trong sự điều hòa các chu trình vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái của quả đất. Trong hệ sinh thái, các thực vật hoang dã là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật trên đất liền và đại dương là mắt xích đầu tiên của chuổi - lưới thức ăn, cung cấp và duy trì sự cân bằng oxygen và các chất khí khác trong khí quyển, là màng lọc khói bụi và những độc chất làm cho không khí trong lành hơn, điều hòa khí hậu, dự trử và điều phối nước ngọt, duy trì và gia tăng độ phì nhiêu của đất, tái tạo nguồn chất dinh dưỡng trong sản phẩm nông nghiệp, kiểm soát dịch hại làm ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi và cây trồng, là kho dự trử nguồn nguyên liệu di truyền khổng lồ có khả năng đáp ứng khi các điều kiện môi trường biến động, là nguồn dự trử năng lượng mặt trời dưới dạng hóa năng trong lương thực thực phẩm, trong gổ và năng lượng trong các nhiên liệu hóa thạch.
Bởi vì hiện nay chúng ta biết rất ít về vai trò của các sinh vật hoang dã cũng như mối liên hệ phức tạp giữa chúng với các thành phần khác trong hệ sinh thái nên những việc làm của con người hiện nay sẽ gây những thiệt hại không lường hết được trong tương lai.
Các vi sinh vật cố định nitơ thực hiện việc biến khí nitơ (N2) trong không khí thành hợp chất nitơ (NH3, ) cung cấp cho cây cối
e. Về giải trí và du lịch
Cuối cùng, động vật và thực vật hoang dã còn có ý nghiã quan trọng đối với việc giải trí và du lịch của con người sau thời gian làm việc mệt mỏi. Nhìn những chiếc lá vàng rơi, những con chim bay lượn trên bầu trời, những con cá heo lướt trên mặt nước, phảng phất đâu đây hương thơm của một loài hoa dại... con người sẽ có được những cảm giác tươi vui và thích thú, những cảm giác đó không thể mua được bằng tiền.
Ở một số quốc gia thì tài nguyên sinh vật hoang dã đã đem lại một khoản lợi tức đáng kể từ du lịch; chẳng hạn như ở Kenya, du lịch chủ yếu dựa trên các loài động vật hoang dã là 1 trong 3 nguồn thu ngoại tệ chính của quốc gia nầy.
Ở một số quốc gia phát triển, thì động vật hoang dã được sử dụng trong săn bắn thể thao là môn rất được ưa chuộng và được kiểm soát bởi luật pháp một cách chặt chẻ như ở Canada chỉ có 11% dân số mới có giấy phép đi săn và 13% có giấy phép đi câu; còn ở Thụy Ðiển con số nầy là 12% và 18%. Tuy nhiên cũng có một số đông người họ chỉ thích ngắm các sinh vật hoang dã mà thôi, theo thống kê thì ở Hoa Kỳ có 7 triệu người chuyên quan sát chim, 4,5 triệu người chuyên chụp ảnh các động vật hoang dã và 27 triệu người thích ngắm cảnh vật hoang dã của tự nhiên (Miller, 1988).
II.2. Tầm quan trọng của Rừng đối với con người
TOP
Rừng là một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố lý học, hóa học và sinh học tác động qua lại với nhau, là một tổng thể của khí hậu, đất đai, động vật, thực vật và vi sinh vật; đó là một siêu cơ thể tiến hóa tương đối chậm chạp, tham gia vào các chu trình C, O2, N2, H2O và của nhiều loại chất khoáng khác. Ngoài ra rừng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ nước chống xói mòn đất, chống lũ lụt, chống sa mạc hóa, chắn gió và bảo vệ mùa màng...
a. Rừng với khí quyển
Khí quyển và sự sống trên hành tinh là 1 thể thống nhất do những điều kiện cơ bản trong thành phần cấu tạo của nó. Thành phần khí trong khí quyển trên trái đất hầu như không thay đổi mặc dù chúng liên tục bị hấp thụ hoặc gắn vào các kết hợp hóa học trong các chu trình Sinh Ðịa Hóa của tự nhiên, đều có vai trò đóng góp của rừng.
Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với khí quyển là sự cung cấp oxy, oxy là nhân tố đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của sinh vật. Thành phần oxy trong không khí không đổi mặc dù oxy liên tục đi vào các phản ứng oxy hóa dưới nhiều dạng khác nhau như đảm bảo cho quá trình hô hấp của động vật và thực vật, sự biến đổi các hợp chất hữu cơ và tham gia hàng loạt các phản ứng hóa học trong tự nhiên.... Lượng oxy của khí quyển bị mất đi sẽ được hoàn trả lại bằng con đường quang hợp của cây xanh. Người ta tính rằng, hằng năm bằng con đường quang hợp, cây xanh đã tạo ra khoảng 1011 tấn chất hữu cơ và để thoát ra ngoài khí quyển một lượng oxy tự do tương đương như thế; trong số nầy cây rừng đảm đương phần lớn. Như vậy rừng là nhân tố chủ yếu tham gia vào việc giử cán cân oxy trong thành phần của khí quyển.
Ngoài vai trò cung cấp oxy cho khí quyển, rừng còn là màng lọc không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây hại cho con người và các động vật. Ngoài ra rừng còn có vai trò quan trọng trong sự điều hòa khí hậu của quả đất. Vì vậy, rừng được xem là lá phổi xanh của quả đất
b. Rừng đối với đất
Rừng và đất có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện bởi rừng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển đất; ngược lại đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát triển của rừng. Hệ thống đất-rừng đảm nhiệm chức năng quan trọng là yếu tố tối cần thiết cho sự sống của con người và các động vật khác.
Rừng lấy chất dinh dưỡng từ đất để phát triển; các cành, lá rụng xuống sẽ được các vi sinh vật phân hủy thành mùn và mùn tiếp tục được khoáng hoá cho ra những chất dinh dưỡng mới cung cấp lại cho cây. Theo sự ước tính, dưới tán lá rừng thuần loại 5-6 tuổi, thì lượng cành, lá rụng hằng năm trung bình từ 5-10 tấn/ha tương đương với khoảng 80-90 kg N2, 8 kg P2O5 và 8 kg K2O (Nguyễn Văn Trương, 1989).
Quá trình sinh học giữa đất và rừng là liên tục, đảm bảo cho độ phì nhiêu của đất và cho cả năng suất sinh học của rừng. Tuần hoàn sinh học trong hệ sinh thái rừng sẽ ở trạng thái cân bằng bền vững nếu như không có sự can thiệp của con người.
Rừng phản ánh tính chất của đất: Tùy theo từng loại đất và điều kiện địa hình khác nhau sẽ hình thành nên những loại rừng khác nhau. Rừng ngập mặn ở vùng duyên hải có những loài cây khác hẳn với rừng đồi núi, mặc dù ở trong cùng một đai khí hậu nhiệt đới.
Thí dụ: ở rừng ngập mặn chúng ta gặp các loài thực vật đặc trưng cho đất ngập mặn mà những thực vật nầy ta không gặp chúng ở vùng đồi núi... Từ bờ biển vào nội điạ, đất cao dần và độ mặn thấp dần nên các loài thực vật sinh trưởng trên những vùng đất đó cũng khác nhau: trên đất lầy ven biển là Mắm, những cây tiếp đến là Ðước, Vẹt vào sâu nữa là Cốc, Dà và trên đất khô là Chà là.... Những loài thực vật xác định tính chất của đất có thể xem là các thực vật chỉ thị.
Rừng bảo vệ cho đất chống lại sự xói mòn: ở những nơi đất có độ dốc cao và lượng mưa lớn thì tốc độ xói mòn của mưa và của các dòng chảy trên mặt đất sẽ càng lớn. Vì vậy rừng có vai trò quan trọng trong sự bảo vệ lớp đất mặt chống lại sự xói mòn do nước và do gió, vì lớp cành và lá mục có thể giữ được nước; thân và rể cây có khả năng ngăn cản được phần nào tốc độ của dòng chảy, các tàng lá có khả năng chắn gió và phân tán các hạt nước mưa bảo vệ được lớp đất mặt tránh được sự tác động xói mòn khi hạt mưa rơi xuống..., như vậy rừng là cơ cấu hữu hiệu nhất giữ lại được lớp đất mặt vốn dể bị cuốn trôi. Do đó các hoạt động của con người như phá rừng để lấy gỗ, để lấy đất canh tác... là nguyên nhân làm cho đất bị xói mòn trở thành bạc màu và hoang hóa.
c. Rừng đối với mùa màng
Ðối với mùa màng, rừng có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất của cây trồng và vật nuôi thể hiện ở các mặt sau:
- Rừng có tác động che chắn gió, cường độ mưa rơi, cường độ dòng chảy... nên hạn chế xói mòn đất, bảo toàn được chất dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây trồng.
- Rừng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất làm tăng độ phì của đất giúp cho cây trồng phát triển.
- Rừng giữ nhiệt độ cho tầng đất mặt và lớp khí quyển sát với tầng đất mặt, điều hòa tiểu khí hậu giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi.
- Rừng điều hòa nhiệt độ nên làm giảm sự thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của đất và giữ lại nước trong đất giúp cho sự hòa tan chất dinh dưỡng, nhờ đó mà rể cây hấp thụ được dể dàng.
- Rừng ngăn chận được các luồng gió mạnh, chắn rét cho đàn gia súc, giúp cho cây trồng tránh được sự gãy đổ.
- Rừng còn cung cấp chất đốt cho việc sấy hoa màu, lương thực, chế biến thực phẩm...
d. Rừng cung cấp nguồn gen quý
Trong thập kỷ 80, các nghiên cứu quốc tế về tài nguyên rừng cho thấy các tài nguyên động vật và thực vật quí của nhân loại phần lớn tập trung ở trong các rừng nhiệt đới (FAO, 1984), trong đó rừng nhiệt đới Châu Á có nhiều loại cây và con có giá trị quí giá nhất hay nói khác đi là rừng nhiệt đới là một ngân hàng tài nguyên gen to lớn và đa dạng.
Từ các nghiên cứu đó, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông- lâm nghiệp, các nhà di truyền học đang tập trung nghiên cứu nguồn tài nguyên gen thực - động vật nhằm để phát hiện các gen quý, để bảo tồn và phát huy những đặc tính di truyền quí giá của chúng hướng chúng vào việc phục vụ lợi ích của con người.
Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia mà rừng càng ngày càng bị tàn phá nặng nề, nhất là các khu rừng nhiệt đới, nay đã đến mức báo động. Vì vậy để bảo tồn được nguồn gen quý hiếm nầy, trước tiên là phải kêu gọi các quốc gia có nguồn tài nguyên quí giá đó hãy vì lợi ích chung của cả nhân loại mà ra sức bảo vệ để nguồn gen quý giá đó sẽ trở thành vô giá.
e. Các lợi ích khác của rừng
Trong các phần trình bày ở trên cho ta thấy được vai trò chung của rừng trong một số mặt chủ yếu. Ngoài ra rừng còn có nhiều vai trò khác nữa trong cuộc sống của con người:
- Rừng là nguồn cung cấp gỗ và các sản phẩm của gỗ: rừng cung cấp gổ được sử dụng làm vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí, là nguồn cung cấp các sản phẩm hóa học, cung cấp sợi dệt, làm bột giấy, lấy tinh dầu, nhựa cây, thuốc nhuộm...Theo số liệu của nhiều tài liệu cho thấy bình quân trên toàn thế giới có 45% lượng gổ khai thác được con người sử dụng làm chất đốt, 35%dùng cho xây dựng và trang trí, 12% sử dụng làm bột giấy và số còn lại được sử dụng cho nhiều nhu cầu khác của con người.
- Rừng là nguồn cung cấp và điều hòa nguồn nước ngọt: ở những vùng có lượng mưa nhiều; vào mùa mưa, nước mưa được giử lại trong thảm lá mục và trong lớp đất tơi xốp rồi trực di xuống các tầng đất sâu hơn hình thành nên những mạch nước ngầm, nên ta có thể xem rừng là kho dự trử nước và điều phối nguồn nước ngọt cho nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp của con người vào mùa khô hạn.
- Rừng là kho thực phẩm: Rừng là nơi cung cấp những loài thực vật và động vật có thể sử dụng làm nguồn lương thực và thực phẩm cho người. Theo số liệu thống kê cho biết có 62 quốc gia sử dụng 25% lượng prôtein từ các động vật trong rừng, 19 quốc gia sử dụng 50% lượng protein, Thái Lan: 51%, Philippin: 52%, Indonesia: 68%... và đặc biệt các nước như Ghana, Congo (Zaire) và nhiều nước ở Tây và Trung Phi sử dụng đến 75% lượng protein được lấy từ các động vật rừng.
- Rừng có tác dụng chống sự bồi lấp : rừng giúp cho đất chống lại sự xói mòn, gián tiếp chống sự bồi lấp lòng sông, hồ, các công trình thủy điện và các công trình thủy lợi.
- Rừng còn là kho thuốc vô giá: rừng có rất nhiều loài thực vật và động vật có dược tính được sử dụng làm thuốc phục vụ sức khỏe của con người.
Hiện nay, rừng trên toàn thế giới bị con người tàn phá đã thu hẹp diện tích với một tốc độ rất nhanh nhất là các khu rừng nhiệt đới. Theo các chuyên gia và các nhà bảo vệ rừng cho biết hằng năm trên thế giới có khoảng 4,6 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá hủy. Vì các lợi ích nêu trên và vì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nên vấn đề đặt ra là mỗi người trong chúng ta phải có nhiệm vụ bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên nầy.
III. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TÀI NGUYÊN SINH VẬT
III.1. Tác động của dân số đến tài nguyên thực vật
Thực vật nói chung và rừng nói riêng là 1 nguần tài nguyên quý giá. Nhưng ngày nay nguần tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy thoái. Những năm qua, do nạn phá rừng nên hiện tượng mất rừng mất thảm thực vật ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích ha rừng đang bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái tài nguyên thực vật gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất đai tại nhiều địa phương. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây ra lũ lụt, hạn hán gây khó khăn cho việc cung ứng nước cho nông lâm nghiệp, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực, đặc biệt làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng...
Vậy bắt nguần từ những nguyên nhân nào mà nguần tài nguyên thực vật đang càng ngày bị suy thoái, và có 7 nguyên nhân tiêu biểu đóng vai trò chính làm giảm suy thoái tài nguyên thực vật và các nguyên nhân nêu trên đều bắt nguần trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự gia tăng dân số.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Khai thác nguần lâm sản quá mức cho phép
Cháy rừng
Sức ép dân sô
Ngèo đói
Hậu quả của cuộc chiến tranh để lại
Tập quán du canh du cư
III.1.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Do sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng đất tăng lên. Việc mở rộng đất đai để xây dựng nhà ở và cho các hoạt động kinh tế, cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Từ đó đòi hỏi phải mở rộng diện tích đất nông nghiệp bằng cách xâm lấn vào đất rừng
Ngoài ra thì việc chăn thả gia súc với số lượng lớn cũng đòi hỏi phải có bãi chăn thả với diện tích đất lớn
Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ hải sản và hậu quả làm suy thoái rừng. Rừng ngập mặn đóng 1 vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ven biển Việt Nam.
Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền lên hệ sinh thái của rừng ngập mặn có tính đa dạng sinh học rất cao. Lượng mùn bã phong phú của rừng ngập mặn là nguần thức ăn cho nhiều loài. Đây là nơi nuôi dưỡng của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm biển, cua, cá Bớp, Sò, Ngán, Ốc Hương, đặc biệt rừng ngập mặn là nơi làm tổ, kiếm ăn, nơi chú đông của nhiều loài chim nước, chim di cư trong đó có 1 số loài đang bị đe doạ tuyệt chủng.
Do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoạc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi suất khẩu nên rừng ngập măn Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng.
III.1.2.Khai thác lâm sản quá mức cho phép
Do dân số tăng nhanh lên nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm từ thực vật như: Gỗ, củi, thuốc... Ngày càng cao. Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng. Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến tài nguyên thực vật bị suy thoái 1 cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng trên toàn cầu.
Với các mục đích khác nhau cho nên hoạt động khai thác nguần lâm sản ở đây được chia thành 3 hoạt động: Khai thác gỗ, khai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ.
III.1.3. Cháy rừng
Việc khai thác và sử dụng quá mức các sản phẩm từ tài nguyên thực vật như các hoạt động khai thác của con người: Đốt nương làm rẫy của người dân tộc miền núi, đốt lửa tìm mật ong, mật gấu hay dốt hương tìm mộ liệt sĩ trong chiến tranh...Những nguyên nhân này đều có thể khiến cho rừng bị cháy, làm suy giảm chất lượng số lượng tài nguyen thực vật 1 cách nhanh chóng, ngoài ra còn gây các hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán
III.1.4 Sức ép dân số
Tăng dân số nhanh là 1 trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường, nguồn tài nguyên thực vật. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu trong sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân số đã dẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
Khi chưa có sự xuất hiện của con người, rừng che phủ hầu hết đất đai của các lục địa trong lịch sử phát triển của loài người vào thời kì đồ đá cũ, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng bằng các hoạt động săn bắn và hái lượm, các hoạt động này k gây thiệt hại gì cho rừng. Đến khi con người bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt thì con người có những hoạt động tác hại đến rừng, mặc dù các tác động này có phần nào hạn chế sự phát triển của rừng nhưng cũng chưa đáng kể lắm.
Từ thế kỉ thứ 3 trước công nguyên trở về sau thì rừng mới thực sự bị con người tấn công khai phá. Sự tấn công khai phá rừng ngày càng được thấy rõ nét hơn, khi dân số đông dần lên, nông ngiệp ngày càng mở rộng đồng thời nghè luyện kim xuất hiện. Con người đốt rừng đề trồng tỉa, lấy gỗ để làm nhiên liệu, gỗ làm thuyền bè,....Cứ như thế rừng bị thu hẹp dần
III.1.5. Nghèo đói
Suy thoái môi trường nói chung và suy thoái tài nguyên thự vật có nhiều nguyên nhân trong đó 1 phần là do sự đói nghèo tác động nên. Đói nghèo luân đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất đã dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức làm tăng sự khan hiếm và suy thoái. Đói nghèo là 1 trong những hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Khi rừng ngày càng giảm về số lượng cây trồng và vật nuôi hay diên tích rừng bị thu hẹp đã dẫn đến hiện tượng hán hán lũ lụt, khả năng ngăn chặn xói mòn đất là rất kém. Cho nên mỗi lần có thiên tai chính những người nghèo tiếp tực gánh chịu tổn thất nặng nề hơn do phải sống gần rừng. Vốn dĩ họ đã ghèo nay lại càng nghèo hơn, sự nghèo đói luôn vây quanh cuộc sống của họ, dường như họ khó có thể thoát ra được cuộc sống tiếp tục phá rừng lấy gỗ, củi, đặc sản rừng bán để có thu nhập.
III.1.6.Hậu quả của cuộc chiến tranh để lại
Trong cuộc chiến tranh hoá học quân đội Hoa Kỳ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống 1 diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam. Trong đó phần lớn là chất độc da cam. Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải lập đi lập lại nhiều lần trong 1 quãng thời gian dài với nồng độ cao chúng ngấm và dần phân huỷ trong đất, không những đã làm chết cây cối mà còn gây ô nhiễm môi trường trong 1 thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Những hậu quả tức thời và lâu dài của chất độc hoá học đối với tài nguyên và môi trường rừng là rất rõ ràng. Trong quá trình bị tác động, hàng trăm loài cây đã bị trút lá. Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng, những loài cây của rừng thứ sinh như tre, nứa, các lại cây gỗ ưa ánh sáng mọc nhanh, kém giá trị kinh tế thì chúng xuất hiện và lấn áp cây gỗ bản địa. Nhiều khu rừng đã bị phá huỷ nặng nề do quy mô phá hoại rộng lớn và lập đi lập lại nhièu lần, kéo dài trong nhiều năm, kèm theo các tác động khác của bom đạn... hậu quả là cây rừng bị chết đi, các loài cây cỏ dại, lau lách xâm lấn và đến nay rừng vẫ chưa được phục hồi.
III.1.7 Tập quán du canh du cư
Du canh du cư là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam mà thường xuất hiện tại các vùng đồi núi và cao nguyên
Vào mùa khô và thường là cuối mùa đông người dân thường vào sâu trong rừng tìm 1 khoảnh đất rừng phù hợp, đốt cháy mảnh diện tích đủ rộng theo ý muốn. và đến đầu mùa mưa người ta đi tra hạt hoặc ươm sắn. Thông thường chỉ sau 3 đến 4 mùa rẫy, do nước mưa rửa trôi và xói mòn mặt khác lại không được bổ sung các chất dinh dưỡng nên đất rẫy sẽ nghèo dinh dưỡng, cây trồng phát triẻn kém. Lúc này người dân sẽ bỏ rẫy cũ, tìm đến 1 khoảnh rừng mới và lại đốt rừng thành rẫy. Và đây chính là tập quán du canh du cư, là 1 tập tục cũ, lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, cuộc sống người dân bấp bênh gây thoái hoá đất, mất rừng.
Cùng với sự gia tăng dân số, kèm theo sự hiểu biết ít của mình thì tập quán du canh du cư cũng là 1 nguyeen nhân trực tiếp gây nên hiện tượng suy thoái rừng là giảm sự đâ dạng của tài nguyên thực vật.
III.2. Tác động của dân số tới tài nguyên động vật.
Hoạt động đầu tiên của con người gây nên sự tuyệt chủng là việc tiêu diệt các loài thú lớn tại Châu Úc, Bắc và Nam Mỹ cách đây hàng ngàn năm khi bắt đầu chế độ thực dân tại những châu lục này. Trong 1 thời gian rất ngắn, sau khi con người khai phá những vùng đất này đã có từ 74% đến 86% các loài động vật lớn ( có trọng lượng cơ thể trên 44kg) ở đây bị tuyệt chủng mà 1 trong những nguyên nhân trực tiếp là do việc săn bắt và gián tiếp do việc đốt phá rừng.
Theo thống kê khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm 1600, tương ứng 2,1% các loài thú và 1,3% các loài chim. Tốc độ tuyệt chủng đối với các loài thú và chim là khoảng 1 loài trong 10 năm tại thời điểm từ 1600 – 1700, nhưng tốc độ này tăng dần lên đến 1 loài/năm vào thời gian từ 1850 – 1950. Rất nhiều loài về nguyên tắc vẫ chưa bị tuyệt chủng nhưng đang tiếp tục là đối tượng săn bắt của con người và chỉ còn tồn tại với 1 số lượng rất ít như tê giác, hổ... Ở Việt Nam. Nguy cơ đối với các loài cá nước ngọt và động vật thân mềm cũng đáng lo ngại. Sự tuyệt chủng của chúng đáng ra chỉ là 1 quá trình tự nhiên, nhưng 99% số loài bị tuyệt chủng chủ yếu do con người gây ra. Loài có thể bị tiêu diệt do 1 loạt các ảnh hưởng và tác động của con người. Có thể chia thành 2 loại chính: Trực tiếp( săn bắn, hái lượm, thuần hoá) và gián tiếp (phá huỷ và biến đổi nơi cư chú ).
III.2.1. Tác động trực tiếp của tăng dân số tới động vật hoang dã
Dân số tăng nhanh cộng với sự phát triển của xã hội đã làm cho nhu cầu của con người về thực phẩm và dược liệu càng tăng cao, dẫn đến tình trạng săn bắt động, thực vật hoang dã ngày càng diễn ra với quy mô lớn. Săn bắn quá mức là 1 trong những nguyên nhân trực tiếp rõ ràng nhất gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật, và ảnh hưởng đến 1 số loài thú lớn. Tiêu dùng động thực vật hoang dã là không bền vững và là mối đe doạ trực tiếp, tạo nguy cơ tuyệt chủng cấp địa phương và toàn cầu đối với nhiều loài. Động vật hoang dã bị buân bán làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh truyền thống, vật kỉ niệm trang trí trong nhà, vật nuôi vật thờ cúng... Với sự tăng trưởng của dân số thì nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên tăng lên cao hơn bao giờ hết. Năm 2002 buôn bán động vật hoang dã nội địa và qua Việt Nam tăng lên 3050 tấn, giá trị khoảng 66 triệu USD. Thế nhưng cũng tại Việt Nam đã có 356 loài động vật và 356 loài thực vật trong danh sách đỏ thì có nguy cơ bị tiệt chủng do săn bắn và phá rừng huỷ hoại sinh cảnh.
Tuy nhiên trong toàn bộ sự suy giảm đa dạng sinh học, chắc chắn nguyên nhân này không quan trọng bằng các nguyên nhân gián tiếp như phá huỷ và biến đổi nơi cư trú. Săn bắn chỉ ảnh hưởng chọn lọc với các loài đang là nguồn tài nguyên có thể thu hoạch được, điều này rất quan trọng đối với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
III.2.2 Tác động gián tiếp của gia tăng dân số đến động vật hoang dã
a. Mất nơi cư chú
Nguy cơ lớn nhất của gia tăng dân số đến động vật hoang dã là việc làm mất các nới cư trú. Các nới cư trú đặc biệt đang bị đe doạ huỷ hoại là các khu rừng mưa, rừng khô nhiệt đới, các vùng đất ngập nước ở tất cả các vùng khí hậu, các vùng đồng cỏ ôn đới, rừng ngập mặn, và các giải san hô.
Diện tích trái đất giữ nguyên nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho các chính phủ và môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người cụ thể từ năm 1950 – 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống 0,13 ha. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia súc.
Ở Việt Nam diện tích đất nông nghiệp đã tăng từ 6,7 triệu ha năm 1990 tới 9,4 triệu ha vào năm 2002. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp đã tác động tới sự đa dạng sinh học. Các khu vực đất ngập nước và các vùng đồng cỏ mọc theo mùa cũng bị đe doạ bởi tình trạng chuyển đồi lấy đất trồng lúa.
Bên cạnh đó thì các hoạt động của con người gâ ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật hay còn gọi là nhiễu loạn sinh thái như: Phát triển cơ sở hạ tầng – các hiệu ứng phụ không mong muốn của phát triển tới tài nguyên sinh vật. Các hoạt động lớn về phát triển kinh tế của Việt Nam không phải lúc nào cũng được quy hoạch và thực hiện với đủ sự cân nhắc về các hậu quả trước mắt và lâu dài đối với chất lượng môi trường và tài nguyen sinh vật.
b. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
Dân số trên thế giới tăng nhanh đồng nghĩa với việc xả thải ra môi trường ngày càng nhiều. Ô nhiễm môi trường là biến đổi khí hậu đang trở thành 1 vấn đề nóng bỏng và là thách thức đối với nhân loại. Các hiện tượng như: Hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa Axit, sa mạc hoá...đang đe doạ nghiêm trọng đến cuộc sống của con người cũng như sinh vật.
Sự ô nhiễm môi trường loại bỏ rất nhièu loài ra khỏi quần xã sinh học của chúng kể cả những nơi mà cấu trúc quần xã không bị ảnh hưởng lớn. Sự ô nhiễm môi trường bao gồm: Sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp, phân bón hoá học và ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, Nitơ bị lắng đọng quá mức, các khí quang hoá và khí Ozon...
Sự biến đổi khí hậu đã buộc các sinh vật phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống bằng cách thay đổi chu kì sinh trưởng hoặc phát triển đặc điểm thích nghi mới trên cơ thể. Các ảnh hưởng quan sát được gần đây cho thấy:
Nhiệt độ nước biển tăng gây hiện tượng tẩy trắng san hô và là nguyên nhân gây chết trên diện rộng các dải san hô ngầm từ vùng biển Australia đến Caribean.
Loài chim biển Common Murre thay đổi thời gian sinh sản từ 24 ngày/thập kỉ thành 24 ngày/55 năm để thích ứng với hiện tượng nhiệt độ tăng lên
Loài chim hoàng anh Baltimore đang di chuyển về hướng bắc và sẽ sơm biến mất hoàn toàn ở khu vực Baltimore.
Nhiều loài khác sẽ phải đương đầu với những thách thức bát thường. Những loài không có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu có nguy cơ tuyệt chủng. Theo ước tính, khỏang 1 triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu
c. Sự du nhập các loài ngoại lai
Sự du nhập các loài mới vào là một bài học đối với một số quốc gia, các loài mới du nhập vào có ảnh hưởng tiêu cực đối với các loài bản địa như sự cạnh tranh về thức ăn, chất dinh dưỡng, nơi cư trú, nơi sinh sản, truyền nhiểm bệnh tật, ký sinh...có thể làm cho một số loài bản địa đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Thí dụ như cá Anh vũ và cá Giếc nhập nội vào Hoa kỳ đã đe dọa nhiều loài cá ở đây; thỏ nhập nội vào Châu Uïc sinh sản và phát triển rất nhanh dã tàn phá mùa màng gây thiệt hại nghiêm trọng.
d. Kiểm soát dịch bệnh và thiên địch
Trong quá trình canh tác nông nghiệp con người thường sử dụng các loại thuốc sát trùng để diệt trừ các loài gây hại; trước mắt là con người có khả năng bảo vệ được mùa màng của họ, nhưng việc sử dụng thuốc sát trùng còn có tác động trực tiếp đến các loài hoang dã dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của chúng. Sự sử dụng thuốc sát trùng trong những ruộng lúa đã tiêu diệt hầu như hoàn toàn các loài động vật hoang dã thủy sinh và còn ảnh hưởng gián tiếp đến những loài khác. Ở Hoa kỳ việc sử dụng DDT và nhiều loại thuốc sát trùng khác trong thập niên 1960 đã gây tổn thất rất lớn cho các loài hoang dã, những com chim Ưng và chim Bồ nông càng ngày càng giảm số lượng và gầy yếu hơn ; khi phân tích hàm lượng DDT trong lớp mở của chúng thì thấy hàm lượng DDT tích tụ rất cao và cả trong trứng của chúng có thể tới 1.400ppm (Chiras, 1991).
e. Hoạt động sưu tập, huấn luyện xiếc và xây dựng các thảo cầm viên
Cũng góp phần làm giảm số lượng các loài hoang dã nhất là đối với những loài hiếm. Hằng triệu loài thực vật và động vật hoang dã được thu gom vào trong các Thảo cầm viên, các sưu tập cá nhân, các cửa hiệu buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã, sử dụng động vật hoang dã trong các đoàn xiếc và các trung tâm nghiên cứu...Năm 1988, Hoa kỳ đã nhập hơn 125 triệu con cá, 1,2 triệu con bò sát và 1,5 triệu tấm da của bò sát; mỗi năm hằng triệu con chim vùng nhiệt đới được xuất sang Hoa kỳ, Canada và Anh quốc.
f. Ô nhiễm và sự phá hủy các khu vực sinh trưởng là hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất hiện nay.
Sự ô nhiễm nặng nề nhất là ô nhiễm ở vùng cửa sông và vùng ven bờ biển do các chất thải của các khu công nghiệp, dư lượng của phân bón và thuốc sát trùng, các tai nạn đấm tàu dầu... đã tiêu diệt nhiều loài động vật thủy sinh cùng với sự tích tụ những độc chất theo chuổi thức ăn, đều là những mối đe dọa cho các loài hoang dã. Bên cạnh đó sự phá hủy các khu vực sinh trưởng làm thay đổi các điều kiện vật lý và hóa học ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của các loài, sự xây dựng các đập nước ngăn cản sự di cư của các loài thủy sinh nhất là sự di cư vào mùa sinh sản..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình dân số và tài nguyên sinh vật trên thế giới và ở Việt Nam.DOC