Để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thì người dân
cần phải:
Đóng thuế đầy đủ và đúng thời hạn để góp phần thực hiện một phần nghĩa vụ của
mình vào công tác duy tu, sữa chữa đường.
Nâng cao ý thức bảo vệ các công trình giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã
như không được phá hoại đường, cầu, bến phà đường bộ, cọc tiêu, biển báo hiệu, giải
phân cách,.
Đối với các chủ phương tiện phải lựa chọn loại phương tiện phù hợp với kết
cấu của đường để giảm thiểu tác động xấu tới con đường, tránh làm đường xuống
cấp, hư hỏng.
Người dân không được xây dựng các công trình khác hay kinh doanh lấn
chiếm vỉa hè và hành lang an toàn đường bộ, tránh hạn chế tầm nhìn gây ra tai nạn
giao thông.
106 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thị xã Hương trà, tỉnh thừa thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ có nhiều hoạt động tình nguyện về môi trường được hình thành
và liên tục.
Trên thực tế, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông có tác động tích cực
đến văn hóa, giáo dục của quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Cơ sở hạ tầng
giao thông được đảm bảo sẽ tạo điều kiện đi lại được thuận tiện, qua trình buôn bán
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 64
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
diễn ra một thuận lợi hơn, Qua kết quả kiểm định về mức độ đồng ý về tình hình đầu
tư cơ sở hạ tầng giao thông có tác động tích cực kinh tế trên địa bàn thị xã Hương Trà
ở trên ta thấy được giá trị Sig. (2 phía) của các tiêu chí đều lớn hơn mức ý nghĩa 0,05
nên chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho bị bác bỏ. Điều này chứng tỏ rằng người dân và
cán bộ quản lý đánh giá về tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tác
động tích cực đến văn hóa, giáo dục là rất quan trọng.
2.4.2. Đánh giá tác động của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tới
phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hương Trà
Phát triển giao thông góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, xây
dựng nông thôn mới
Hệ thống giao thông thị xã Hương Trà là một bộ phận quan trọng trong mạng
lưới GTVT; có vai trò kết nối cộng đồng dân cư, khu vực, vùng miền phục vụ đời sống
sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần quan trọng
trong việc giải quyết các vấn đề dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Thị xã Hương Trà rất quan tâm củng cố, phát triển, nâng cấp hệ thống giao
thông. Từ điểm xuất phát thấp có kết cấu mặt đường kiên cố bằng bê tông xi măng
hoặc láng nhựa, số còn lại là mặt đường tự nhiên, hay cũng chỉ được rải một lớp cấp
phối đất núi nên việc đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa lũ, thì đến năm 2015 các
tuyến quốc lộ được đầu tư xây dựng, nâng cấp nhựa hóa, bê tông hóa và 100% số xã –
phường đã có đường ô tô về đến trung tâm. Số km đường nhựa, bê tông xi măng và
cây cầu được tăng lên.
Thị xã Hương Trà có 16 xã – phường đã và đang quyết tâm xây dựng mô hình đô
thị hiện đại, nông thôn mới. Nhiều xã – phường đã cố gắng phấn đấu, đưa ra mục tiêu
và có nhiều xã – phường đã đạt được các tiêu chí đề ra.
Việc từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đã góp phần kết nối với các
trung tâm kinh tế, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an
toàn, đặc biệt đã tạo ra dáng dấp bộ mặt của thị xã. Tuy nhiên, cái được lớn nhất trong
xây dựng giao thông đó là người dân đã coi những con đường là một bộ phận gần gũi
thân thuộc của cộng đồng, gắn liền với đời sống của mỗi gia đình cần được bảo vệ,
đầu tư xây dựng.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 65
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Chính điều ấy, đã làm cho người dân không chỉ chăm lo cho những con đường
ngày càng rộng, thoáng, sạch đẹp mà nhiều hộ còn tự nguyện hiến đất để làm đường,
đóng góp tiền của, công sức để xây cầu. Một trong những minh chứng đó là phong trào
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hoá giao thông, kênh mương nội đồng...,
ngay từ khi mới khởi xướng đã được sự đồng thuận rất cao của người dân. Trên cơ sở
“Giao thông đi trước một bước”, nhân dân có điều kiện mở mang sản xuất kinh doanh,
mua sắm phương tiện đi lại, phát triển kinh tế, tổ chức cuộc sống gia đình và cộng
đồng thôn, bản.
Giảm thiểu tai nạn giao thông
Hệ thống đường giao thông của thị xã phát triển đã góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông, nhiều tuyến đường được xây dựng mới, được nâng cấp, các tuyến đường
được sửa chữa, bảo trì định kỳ, hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo hiệu đường bộ được
lắp đặt đồng bộ và người dân đã tích cực tham gia công tác bảo vệ đường và thiết bị trên
đường, nhận thức của người dân khi tham gia giao thông ngày càng được nâng cao.
Theo thống kê của Ban an toàn giao thông thị xã, năm 2015 có 162 vụ tai nạn
giao thông làm 17 người chết, 184 người bị thương; bình quân giảm 26,25%/năm.
Trong năm 2015 là năm triển khai có hiệu quả năm “An toàn giao thông” nên tai nạn
giao thông nghiêm trọng giảm 20,82% so với năm 2014, tổ chức tốt công tác tuần tra
kiểm soát ATGT đã phát hiện được 1.030 trường hợp vi phạm, tạm giữ 483 lượt
phương tiện, xử phạt 233,6 triệu đồng.
Bảng 26: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà
giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh (%)
2014/
2013
2015/
2014
Bình
quân
1.Số vụ tai nạn Vụ 341 270 162 -40,00 -20,82 -31,07
2.Số người bị chết Người 14 15 17 13,33 7,14 10,19
3. Số người bị thương Người 240 203 184 -9,36 -15,5 -12,44
4.Thiệt hại vật chất Trđ 1.857 1.250 805 -35,60 -32,69 -34,16
(Nguồn: Công an thị xã Hương Trà)
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 66
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Dịch vụ giao thông vận tải được cung cấp với mức giá thấp cho người nghèo
Với những tuyến đường mới được xây dựng và nâng cấp, chi phí vận tải giảm đi
rất nhiều. Các đơn vị vận tải quốc doanh được nhà nước bao cấp cho các dịch vụ vận
tải nên có giá vé thấp hơn so với khu vực tư nhân cung cấp. Hiện nay, trên địa bàn thị
xã Hương Trà đã có các tuyến xe bus chạy đường tuyến thị xã và một số đường trục
chính của các xã – phường đáp ứng nhu cầu đi lại giá rẻ cho nhân dân. Trung bình 1
ngày có 4 tuyến xe bus chạy qua. Có nhiều loại phương tiện vận tải chở khách cạnh
tranh nhau tạo nên giá cả phù hợp.
Mật độ lưu thông tăng
Việc xây dựng, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường sẽ đảm bảo giao thông thông
suốt, tránh được tình hình ách tắc đường cho người dân địa phương, các phương tiện
thông sơ cũng như cơ giới. Đặc biệt trong mùa mưa lũ hay hiện tượng lở núi lấp đường
sẽ được cải thiện khi có những con đường thuộc dự án được xây dựng. Việc tăng
cường dòng giao thông sẽ giảm thời gian đi lại và chi phí vận tải, từ đó tăng lợi ích
kinh tế của dự án.
Góp phần vào xóa đói giảm nghèo
Giao thông phát triển góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế
và xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Thực hiện tổng điều tra hộ nghèo và cận nghèo giai đoạn 2012- 2015 theo tiêu
chí mới, toàn thị xã có 8,98% hộ nghèo, 6,71% hộ cận nghèo. Năm 2012, tỉ lệ hộ
nghèo của xã là 13,2%, năm 2013 là 10,38%, năm 2014 là 9,15%, và năm 2015 tỉ lệ
giảm xuống đáng kể là 7,98%.
Những vấn đề còn tồn tại
Hệ thống giao thông đường bộ liên kết các vùng còn yếu kém, thiếu các tuyến
đường để khai thác các vùng tiềm năng du lịch, công nghiệp; hạ tầng khu công nghiệp,
cụm công nghiệp và cụm làng nghề chậm được đầu tư và thiếu đồng bộ.
Một số tuyến đường thị xã đã xây dựng với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp cho nên
hàng năm phải bỏ ra một số kinh phí không hề nhỏ để sữa chữa, nâng cấp mặt đường.
Một số vấn đề hết sức nghiêm trọng là cầu và cống rất thiếu hoặc năng lực thấp.
Những vấn đề khác là thiếu công trình thoát nước dọc tuyến, đường quá hẹp và các
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 67
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
tuyến đường được xây dựng với cao độ quá thấp ở các vùng ngập lụt nên thường
xuyên bị ngập.
Khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển hệ
thống CSHT giao thông. Nhu cầu về vốn để phát triển hệ thống này rất lớn nhưng
nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, chưa thu hút được nguồn vốn nước ngoài, nhiều
tuyến đường quan trọng chưa có vốn để đầu tư xây dựng.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 68
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CSHT GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu quy hoạch giao thông đến năm
2016 tầm nhìn 2020
3.1.1. Quan điểm phát triển
Xây dựng phát triển giao thông đường bộ thị xã Hương Trà giai đoạn từ 2011 -
2020 dựa trên các quan điểm sau:
CSHT giao thông là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cần
được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh
lương thực, đảm bảo quốc phòng – an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa.
Phát triển giao thông phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh, của thị xã phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải trên địa bàn,
chương trình về mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tạo sự gắn kết, liên hoàn thông
suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường thị xã, đường thôn xóm,
giữa các vùng sản xuất, chế biến và tiêu thụ của thị xã, kết giữa kinh tế với phát triển
an ninh – quốc phòng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế đất
nước và nhu cầu đi lại của người dân.
Phát huy vị thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương để phát triển nông
nghiệp và các ngành kinh tế trên địa bàn.
Có chính sách ưu tiên phát tiển giao thông ở các xã miền núi nhằm tạo động lực
phát triển, giảm chênh lệch giữa các xã – phương trong thị xã.
Cơ chế chính sách quản lý, bảo trì hệ thống giao thông một cách hợp lý, hiệu quả
với sự tham ga của các cấp chính quyền và của người dân.
Phát triển hệ thống giao thông vận tải một cách đồng bộ cả về hệ thống hạ tầng
giao thông và công nghiệp vận tải, vận tải hành khách công cộng trong tương lai.
Huy động phát triển tối đa mọi nguồn lực phát triển giao thông, từ ngân sách
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 69
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
trung ương, ngân sách địa phương, tiềm năng to lớn của nhân dân, của các nhà tài trợ
quốc tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ
thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng
dẫn về kỹ thuật.
Tổ chức đưa các loại hình vận tải hành khách, hàng hóa và phương tiện vận tải
phù hợp với điều kiện địa phương và hoạt động khai thác nhằm tạo thuận lợi cho giao
thương hàng hóa, hành khách trong khu vực khu vực.
Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành
lang an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.
3.1.2. Mục tiêu quy hoạch
Quy hoạch phát triển giao thông không đơn thuần là để các phương tiện vận
tải hàng hóa, hành khách di chuyển qua lại giữa các khu dân cư, kinh tế mà nó có ý
nghĩa chiến lược giữ gìn an ninh quốc phòng, là một công trình nối liền sự giao lưu
văn hóa, là một cầu nối kinh tế giúp phát triển buôn bán thương mại trên những địa
phương mà nó đi qua. Chính vì những ảnh hưởng to lớn như vậy nên việc quy
hoạch hệ thống giao thông cần xem xét tổng thể các yếu tố có liên quan đến điều
kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khu vực ảnh hưởng, nguồn vốn
đầu tưXuất phát từ những vấn đề trên nên mục tiêu quy hoạch của thị xã Hương
Trà giai đoạn 2011- 2020 như sau:
Đáp ứng các nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tất
cả các xã trong thị xã bằng một mạng lưới giao thông thông suốt đồng thời đảm bảo
tính chiến lược phục vụ an ninh quốc phòng.
Trên cơ sở mạng lưới đường hiện tại được nâng cấp hoàn chỉnh và xây dựng mới
các tuyến cần thiết để đáp ứng các nhu cầu vận tải đến vùng khó khăn, các điểm phục
vụ du lịch.
Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, tập trung phát triển
giao thông đối ngoại, đối nội, giao thông đô thị, tiếp tục thực hiện chương trình bê
tông hóa giao thông nông thôn, nâng cấp đường liên thôn, liên xã – phường, đảm bảo
đến năm 2020 đạt trên 80% tỷ lệ mặt đường cứng và rải nhựa.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 70
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Phát triển hạ tầng giao thông thị xã Hương Trà đến năm 2020 lấy việc cải tạo, mở
rộng, nâng cấp, tăng cường công tác quản lí, sửa chữa nhằm duy trì cấp hạng đường,
các công trình cầu đường đang khai tác làm chủ yếu, kết hợp đầu tư xây dựng các
tuyến mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và dân sinh.
Tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài và huy động nội lực để đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, vùng khó khăn và vùng lĩnh vực có lợi thế,
tiềm năng của thị xã; gắn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội với bảo vệ
quốc phòng an ninh.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo
dưỡng để kéo dài tuổi thọ công trình.
Từng bước kiên cố hóa cầu cống trên các tuyến đường giao thông, xóa bỏ hết
tình trạng cầu tạm trên địa bàn thị xã.
3.1.3. Phương hướng phát triển
Phát triển giao thông là một trong những nhiệm vụ chiến lược để phát triển kinh
tế địa phương. Đây là sự nghiệp toàn dân quán triệt theo phương châm Nhà nước và
nhân dân cũng làm; được xây dựng ngày càng hiện đại phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Phương hướng phát triển CSHT giao thông
của thị xã trong thời gian tới là:
Về phía Đông và Đông – Nam, phát triển dọc theo sông Bồ và tuyến đường Quốc
lộ 1A. Là khu vực tập trung đông dân cư, có tốc độ đô thị hóa cao, có quỹ đất rộng lớn
và có xu hướng kết nối với thành phố Huế.
Về phía Nam và Tây – Nam, phát triển dọc theo đường phía Tây thành phố Huế
và đường nối liên vùng Tứ Hạ với Bình Điền (đường tỉnh lộ 16, giao cắt với quốc lộ
49A tại Bình Điền), có xu hướng kết nối với đường cao tốc Cam Lộ - Tùy Loan. Là
khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, có quỹ đất rộng lớn thuận lợi cho xây dựng đô thị,
kết nối được đầu mối các trục giao thông đối ngoại cấp vùng và quốc gia. Địa hình
cao, ít bị ngập lụt, diện tích đất khu công nghiệp ít, có khu vực công nghiệp Tứ Hạ,
cụm công nghiệp Tứ Hạ đã hình thành. Từng bước hình thành một khu công nghiệp
lớn, tập trung có diện tích khoảng 250 ha về phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, là
vùng có nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa nên có điều kiện phát
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 71
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
triển dịch vụ du lịch.
Về phía Tây phát triển dọc theo sông Bồ và hướng Bắc Quốc lộ 1A là khu vực
dân cư lâu đời nhưng còn thưa, quỹ đất xây dựng đô thị còn lớn, địa hình cao ráo có xu
hướng kết nối với điểm dân cư An Lỗ (huyện Phong Điền).
Các tuyến trục liên thị xã, liên xã đóng vai trò quan trọng là những trục đường
chính nối các trung tâm xã - phường, các tụ điểm kinh tế, văn hóa, du lịch với các
trung tâm thị xã. Nếu các tuyến quốc lộ, đường tỉnh có vai trò chính trong giao lưu
kinh tế - xã hội giữa các thị xã, giữa thị xã với với tỉnh thì các tuyến giao thông trục thị
xã, đường liên xã có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, du
lịch trên địa bàn thị xã. Đường thị xã có nhiệm vụ chính trong việc vận chuyển hàng
hóa, sản phẩm đi và đến các xã – phường.
Mạng lưới đường trục thị xã, liên xã – phường hiện tại xây dựng tương đối hợp lí,
giai đoạn tới nghiên cứu bổ sung xây dựng mới một số tuyến để mạng lưới đường trục
được hoàn chỉnh, phục vụ phát triển kinh tế, du lịch và đáp ứng sự đi lại của nhân dân.
Trong giai đoạn 2011- 2020 cần tiến hành nâng cấp toàn bộ các tuyến đảm bảo
tiêu chuẩn 1 – 2 làn xe, tập trung đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số tuyến quan trọng
ảnh hưởng lớn phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn thị
xã, thiết thực phục vụ các khu công nghiệp và các vùng kinh tế nông nghiệp có trọng
điểm, các hoạt đông phục vụ du lịch.
Hệ thống đường xã (đường liên thôn, đường thôn xóm):
Mạng lưới đường xã quản lí bao gồm các tuyến trục xã, đường thôn, xóm hoặc
đường đến các khu vực sản xuất trực tiếp có quy mô nhỏ và đối tượng chủ yếu là xe ô
tô hàng nhẹ, xe thô sơ và người đi.
Mạng lưới đường giao thông nông thôn là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy mạnh và nâng cao đời sống tinh thần cho
người dân nông thôn.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 72
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Bảng 27: Quy hoạch mạng lưới đường thị xã đến năm 2030 (1)
Tên đường Địa điểm xây dựng
Chiều
dài
(km)
Cấp
đường
hiện tại
Cấp
đường
2020
Cấp
đường
2030
I. Nâng cấp đường hiện tại 105,97
1. QL 1A Tứ Hạ - Hương An 8,54 III III III
2. QL 49A Hương Thọ - Hồng Tiến 25,48 IV IV IV
3. QL 49B Hải Dương- Hương Phong 9,16 IV IV IV
4. TL 4 Hương Vinh 6,85 VI V V
5. TL 8A Hương Xuân 1,24 VI V V
6. Đường Hương Vân – Hương Văn Hương Vân – Hương Văn – Hương Xuân 7,6 IV IV IV
7. An Lỗ - Hương Văn Tứ Hạ - Hương Văn 5,7 IV IV IV
8. La Chữ - Hương An Hương Chữ - Hương An 2,3 IV IV IV
9. Đường Vành Đai III – Thanh Phước Hương Toàn – Hương Vinh – Hương Phong 11,4 IV IV IV
10. Đường Thanh Niên Hương Phong 13 IV IV IV
11. Hương Hồ - Hương Bình Hương Hồ - Hương Bình 7,3 IV IV IV
12. TL 16 – Khe Trái Hương Văn – Hương Bình 7,4 IV IV IV
(Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT thị xã Hương Trà giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 73
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Bảng 28: Quy hoạch mạng lưới đường thị xã đến năm 2030 (2)
Tên đường Địa điểm xây dựng
Chiều
dài
(km)
Cấp
đường
hiện tại
Cấp
đường
2020
Cấp
đường
2030
II. Xây dựng các tuyến mới 49,2
1. Đường Hồ Chí Minh Đông Hương Văn – Hương An 8,6 IV IV IV
2. Hương Xuân- Hương Toàn – Hương Sơ Hương Xuân- Hương Toàn – Hương Chữ 5,6 IV IV IV
3. Hương Văn – Hương Xuân – Hương Chữ Hương Văn – Hương Xuân – Hương Chữ 4,6 IV IV IV
4. Gom Đường Sắt Bắc Nam Hương Văn – Hương An 5,8 IV IV IV
5. Nguyễn Văn Linh nối dài Hương An – Hương Long 4,1 IV IV IV
6. Trục chính xã Hương Phong Hương Phong 2,6 IV IV IV
7. Thôn Hải Dương Hải Dương 1,3 IV IV IV
8. Lăng Minh Mạng – Gia Long Hải Dương 16,6 IV IV IV
III. Tổng cộng (I+II) 155,17
(Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT thị xã Hương Trà giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 74
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
3.2. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông của thị xã
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Hương Trà tính đến năm
2020 thì đường thị xã tập trung đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số tuyến quan trọng có
ảnh hưởng lớn phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng; đạt nhựa hóa
đường giao thông trục xã khoảng 80- 85%; đường thôn xóm kiên cố hóa đạt tiêu chuẩn
GTNT từ 70- 80%.
Đường thị xã
Huy động các nguồn vốn, từng bước đầu tư xây dựng lại hệ thống cầu và một
số tuyến đường quan trọng đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật từ cấp IV, cấp V đồng bằng
trở lên; riêng các đoạn đường qua các xã – phường, trung tâm xã – phường cần có
quy hoạch đảm bảo có chiều rộng nền đường từ 7- 9m, mặt đường từ 5- 7m đảm bảo
kiến trúc, giao thông đô thị và vai trò trung tâm xã nông thôn mới, đô thị hiện đại và
văn minh.
Dự kiến đến năm 2020: Mở rộng tuyến An Lỗ - Hương Văn và làm mới tuyến
Hương Xuân- Hương Toàn – Hương Sơ làm cơ sở thúc đẩy giao lưu khu vực và phát
triển thị xã Hương Trà với vai trò là trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, công
nghiệp của thị xã; xây dựng đường Nguyễn Văn Linh nối dài và đường Lăng Minh
Mạng – Gia Long cấp IV (nền 7,5m; mặt rông 5,5m); nâng cấp tuyến Hương Hồ -
Hương Bình. Yêu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 1739,37 tỷ đồng (ngân sách
tỉnh, trung ương: 852,08 triệu đồng, ngân sách huyện: 887,29 tỷ đồng).
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 75
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Bảng 29: Tổng hợp vốn đầu tư dự kiến giai đoạn 2015 - 2020 hệ thống đường thị xã
Tên công trình
Chiều dài
(m)
Nội dung đầu tư Kết cấu
Vốn đầu tư
(Tỷ đồng)
1. Đường Hương Vân – Hương Văn 7,6 Nâng cấp Nhựa 109,43
2. An Lỗ - Hương Văn 5,7 Nâng cấp Nhựa 319,33
3. La Chữ - Hương An 2,3 Nâng cấp Nhựa 33,12
4. Đường Vành Đai III – Thanh Phước 11,4 Nâng cấp Nhựa 164,15
5. Đường Thanh Niên 13 Nâng cấp Bê tong 18,72
6. Hương Hồ - Hương Bình 7,3 Nâng cấp Nhựa 162,05
7. TL 16 – Khe Trái 7,4 Nâng cấp Nhựa 91,17
8. Hương Xuân- Hương Toàn – Hương Sơ 5,6 Làm mới Nhựa 307,57
9. Hương Văn – Hương Xuân – Hương Chữ 4,6 Làm mới Nhựa 66,24
10. Nguyễn Văn Linh nối dài 4,1 Làm mới Nhựa 225,18
11. Trục chính xã Hương Phong 2,6 Làm mới Bê tong 37,44
12. Thôn Hải Dương 1,3 Làm mới Bê tong 18,72
13. Lăng Minh Mạng – Gia Long 16,6 Làm mới Nhựa 186,25
Tổng cộng 1739,37
(Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT thị xã Hương Trà giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 76
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Đường xã:
Huy động các nguồn vốn xây dựng các trục chính của xã đảm bảo đạt tiêu chuẩn
đường cấp VI đồng bằng, các tuyến còn lại đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A trở lên,
phấn đấu đến năm 2015 đạt từ 75% trở lên là mặt nhựa hoặc bê tông xi măng.
Đường thôn xóm:
Thực hiện chính sách hỗ trợ của các cấp tỉnh, huyện, xã cùng với sự đóng góp
của nhân dân đảm bảo kiên cố hóa 100% hệ thống trong thôn xóm bằng mặt đường bê
tông xi măng vào năm 2020 và một số tuyến chính ra đồng.
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT
giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà
3.3.1. Về giải pháp huy động vốn
3.3.1.1. Giải pháp huy động vốn NSNN
Đầu tư vốn NSNN cho CSHT giao thông trong thời gian qua đang theo chiều
hướng tốt, chỉ chiếm khoảng 35 - 40% vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, trong thời
gian tới cần tăng cường hơn nữa đầu tư NSNN cho CSHT. Đây là nguồn lực quan
trọng đảm bảo sự phát triển của nó. Song ở đây cũng cần có sự phân cấp giữa NSĐP,
NSTW và cơ sở. Trong đó, vốn NSTW cần hỗ trợ tập trung đầu tư cao các tuyến
đường mà tạo điều kiện kinh tế- xã hội lạc hậu hay xã – phường có chiến lược về quốc
phòng an ninhNSĐP cần tập trung cho các hệ thống, công trình đầu mối của địa
phương và hỗ trợ nhiều hơn cho quy hoạch, mở rông, nâng cấp, bảo dưỡng mạng lưới
giao thông thôn, xã..
Vấn đề quan trọng ở chỗ thị xã cần có các chính sách phù hợp động viên các
nguồn thu cho NSĐP, cơ sở và dành một tỉ lệ thoả đáng các nguồn thu này để đầu tư
cho giao thông tại chỗ.
Đối với các vùng kinh tế hàng hóa phát triển, Nhà nước có thể huy động một tỉ lệ
nhất định trong lợi nhuận của các sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu để hỗ trợ
đầu tư trở lại cho giao thông ở địa phương. Đối với những vùng trọng điểm khó khăn,
vốn đầu tư Ngân sách có thể được thực hiên trực tiếp đến mỗi hệ thống các đường, các
công trình cầu cốnghoặc gián tiếp thông qua các dự án, các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội nói chung.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 77
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Có thể nói đây là một giải pháp có tính chiến lược trong phát triển CSHT giao
thông trong thời gian tới. Đầu tư của Nhà nước có ý nghĩa tạo cơ sở, hình thành đòn
bẫy cho một tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều đặc biệt là những đầu tư đó làm
nòng cốt trong việc thay đổi về chất trong phương thức phát triển CSHT giao thông
trong điều kiện mới.
3.3.1.2. Giải pháp huy động nguồn lực trong dân
Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, nguồn vốn đầu tư trong những
năm tới cho phát triển CSHT giao thông từ phía nền kinh tế - xã hội và từ phía Nhà
nước còn hạn chế, mặt khác nguồn nhân lực trong nông thôn khá dồi dào, nhất là lao
động còn dư thừa nhiều. Do đó, huy động nguồn lực trong dân ở một chừng mực nào
đó cho phát triển CSHT giao thông là cần thiết.
Mặt tài chính:
Để huy động trong nhân dân cần thực hiện:
Một là, việc huy động của cộng đồng, của xã đều phải dựa trên căn bản những
quy định mang tính chất Nhà nước, tức trong khuôn khổ pháp lý.
Hai là, việc huy động xây dựng mạng lưới giao thông trong phạm vi thị xã là
thuộc cộng đồng thị xã, vì thế những dự án xây dựng cũng như việc huy động vốn và vật
chất phải được bàn bạc dân chủ trong các tổ chức xã hội, trong Đảng bộ và trong Hội
đồng nhân dân. Đồng thời mọi hoạt động, xây dựng phải được công khai, minh bạch.
Ba là, việc xây dựng CSHT giao thông phải tuân theo trình tự và thủ tục xây
dựng do Nhà nước ban hành. Nhất thiết phải có quy hoạch, thiết kế, luận chứng kinh
tế- kĩ thuật để tránh tình trạng “vừa thổi còi vừa đá bóng”. Trong tổ chức xây dựng,
nhất thiết phải thành lập Ban quản lí dự án, xây dựng tách khỏi UBND với tư cách là
chủ đầu tư và được đặt dưới sự kiểm soát của HĐND, UBND.
Huy động nguồn lực trong dân:
Cùng với các chính sách, giải pháp vốn đầu tư trên đây thì việc đổi mới chính
sách huy động và sử dụng nhân lực cho phát triển CSHT giao thông cũng là một trong
những vấn đề quan trọng và cần thiết được huy động và sử dụng vào mục đích tạo lập
và phát triển các công trình CSHT giao thông. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động
này được thực hiện dưới các hình thức đóng góp trực tiếp, tại chỗ như: lao động nghĩa
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 78
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
vụ, lao động công trìnhĐó là hình thức mang nặng tính hành chính, bắt buộc và
mang tính bình quân theo quyết định của mỗi địa phương, mỗi cơ sở.
Để cho sự góp sức của nhân dân thực sự mang lại hiệu quả trong giai đoạn hiện
nay cần:
- Khuyến khích và coi trọng hơn nữa các hình thức động viên, đóng góp lao động
tự nguyện của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội, tạo ra ý thức trách nhiệm, có tính
tự giác, tính văn hóa ở cộng đồng với việc xây dựng và phát triển giao thông.
- Mở rộng các hình thức huy động và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường như:
Thầu khoán, thuê hoặc hợp đồng nhân côngở đây lao động sử dụng cho CSHT cần
được quan niệm giống như lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
khác. Điều đó sẽ đảm bảo tính bình đẳng về lợi ích và thu nhập của người lao động,
đồng thời cũng phù hợp với cơ chế đấu thầu các dự án xây dựng CSHT .
- Gắn với chính sách huy động nhân lực đầu tư cho CSHT giao thông theo cơ chế
thị trường với chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ, coi xây dựng và phát triển giao
thông là đối tượng trực tiếp tạo ra việc làm và thu nhập cho một bộ phận nhất định dân
cư trên địa bàn thị xã.
3.3.2. Về tổ chức
3.3.2.1. Cấp thị xã
Cấp thị xã trực tiếp quản lí mạng lưới giao thông gồm các đường từ thị xã về các
xã – phường, đường liên xã, đường do xã và đường từ các thị xã về các xã, thôn tự làm
cũng như mạng lưới đường sông, kênh, rạch địa phương.
UBND thị xã chủ trì việc huy động tại chỗ, các nguồn vốn của nhân dân cũng
như sự đóng góp kinh phí của các đơn vị đóng trên địa bàn để xây dựng và bảo dưỡng
hệ thống giao thông tại địa phương.
Thị xã cần một bộ phận chuyên trách về giao thông nằm trong phòng quản lý
công trình hạ tầng cơ sở, am hiểu sâu về kĩ thuật xây dựng cả sửa chữa đường; nắm
vững các chính sách về giao thông, hướng dẫn địa phương trong việc tổ chức thực hiện
và giám sát, kiểm tra.
Thị xã phải có một đội chuyên trách lo việc xây dựng, duy tu mạng lưới CSHT
giao thông.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 79
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
3.3.2.2. Cấp xã – phường
Xã – phường là địa bàn thực hiện phần chủ chốt và trực tiếp hưởng thụ thành quả
mà việc phát triển CSHT giao thông mang lại, không chỉ trong sản xuất nông nghiệp,
giao lưu hàng hóa mà còn cả lợi ích về mặt văn hóa- xã hội. Xã – phường là cấp cân
đối từ tất cả các nguồn tự có,nguồn tài trợ từ cấp trên và của bên ngoài cũng như sự
đóng góp của cộng đồng dân cư theo kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân xã thông
qua. Xã – phường chịu sự quản lý, kiểm tra của thị xã về mặt kĩ thuật cũng như việc sử
dụng các nguồn vốn do cấp trên hỗ trợ.
Mỗi xã – phường cần có một Uỷ ban trực tiếp phụ trách công tác giao thông để
quản lý kế hoạch và hướng dẫn thôn, xóm quản lý đường xã trên địa bàn. Đối với
những người làm công tác bảo dưỡng giao thông cần có chế độ thù lao tương xứng với
công sức của họ bỏ ra.
Nên áp dụng hình thức quản lý duy tu cán cân hoặc nhóm người lao động do xã –
phường chỉ đạo, dân đấu thầu. Các xã – phường tổng kết kinh nghiệm và tổ chức giao
thầu theo đúng quy chế do thị xã đề ra.
3.3.3. Đẩy nhanh tiến độ công trình thực hiện đồng bộ giữa các khâu
Công trình phải được đẩy nhanh tiến độ thi công tránh tình trạng kéo dài gây tình
trạng thất thoát vốn một cách nhanh chóng, do tiền trả công tăng, nguyên vật liệu bị hao
mòn theo thời gian. Nên thực hiện theo hình thực khoán thời hạn hoàn thành công trình
một cách rõ ràng. Mặt khác cần áp dụng các tiến bộ khoa học vào xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông. Trong thực tế của nước ta hiện nay, các phương tiện thiết bị xây dựng
rất lạc hậu do đó là một lý do làm cho các tuyến đường nhanh chóng xuống cấp, tuổi thọ
công trình thấp,Với yêu cầu tăng mức đầu tư cho các công trình nghiên cứu và phổ
cập khoa học công nghệ nói chung và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng, cần
phải thực hiện ngay một số chế độ cụ thể nhằm khuyến khích mạnh mẽ các cán bộ khoa
học công nghệ về công tác tại các tuyến giao thông trên địa bàn.
Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ
thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý tự làm có sự hướng
dẫn về kỹ thuật. Huy động các đơn vị, các chuyên gia trong và ngoài nước thiết kế các
mẫu, mô hình các loại công trình để áp dụng với các địa bàn khác nhau. Mặt khác,
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 80
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
nghiên cứu ứng dụng cải tiến kỹ thuật các mô hình, mẫu các công trình đã có trong và
ngoài nướoc để phù hợp với từng vùng.
Xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ cơ sở hạ tầng trong đó có cơ sở hạ
tầng giao thông, Nhà nước cần cấp một số kinh phí cho trung tâm hoạt động nhằm
nghiên cứu thu thập các công nghệ. Bên cạnh đó cần vận động mọi cơ sở, tổ chức ứng
dụng những công nghệ có hiệu quả.
3.3.4. Lựa chọn các nhà thầu có chất lượng thi công tốt, quản lý thi công tốt
Tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật phải có đủ năng lực chuyên môn và có đủ tư
cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về thiết kế kỹ
thuật và tổng dự toán của công trình, dự án phù hợp với các quy định hiện hành.
Nâng cao trách nhiệm của các tố chức, cá nhân thực hiện việc giám sát thi công
theo đúng thiết kế kỹ thuật, đúng quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng
loại và chất lượng vật tư.
Đối với các nhà thầu cần bổ sung cơ chế quản lý chặt chẽ và quy định về năng
lực hành nghề của nhà thầu, quy định các loại hình và quy mô công trình các nhà thầu
được phép tham gia phù hợp với trình độ và năng lực của nhà thầu, cần chấm dứt ngay
tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không
có đủ điều kiên năng lực thi công.
3.3.5. Tổ chức thi công
Đối với các tuyến đường do thị xã làm chủ đầu tư thực hiện quản lý chất lượng
theo điều lệ xây dựng cơ bản hiện hành.
Đối với các tuyến đường xã – phường, thôn xóm ấp: Địa phương tổ chức lực
lượng giám sát quản lý chất lượng, nghiệm thu thì mời Ban quản lý của thị xã.
Công trình thi công xong phải nghiệm thu về khối lượng, chất lượng, giá trị và
bàn giao đưa vào sử dụng, quản lý bảo dưỡng theo nguyên tắc sau:
- Đối với đường thị xã: việc nghiệm thu thực hiện theo điều lệ xây dựng cơ bản
hiện hành. Phòng giao thông thị xã có kế hoạch quản lý và sửa chữa hàng năm đối với
từng tuyến đường. Có thể tổ chức giao từng đoạn tuyến cho các xã – phường sử dụng
quản lý, sửa chữa có hướng dẫn nghiệp vụ hàng năm.
- Đối với đường xã – phường và thôn: Uỷ ban nhân dân xã tổ chức nghiệm thu.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 81
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Tổ chức giao từng đoạn tuyến cho các thôn, buôn quản lý, sửa chữa hàng năm. Giao
thông vận tải đô thị, nông thôn và miền núi là một bộ phận không thể tách rời của hệ
thống giao thông vận tải toàn quốc, đồng thời nó mang đặc thù riêng về mặt tổ chức
xây dựng và quản lý. Do đó cần nghiên cứu thiết lập một hệ thống tổ chức và các biện
pháp quản lý phù hợp từ Bộ xuống các thị xã, xã – phường và thôn.
3.3.6. Rà soát hoàn thiện hệ thống các định mức
- Rà soát lại các quy hoạch, thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu tư đảm
bảo tuân thủ theo quy hoạch, đánh giá tổng thể đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung và rà
soát lại từng dự ấn để đảm bảo hiệu quả, thực hiện giám sát thường xuyên trong tất cả
các khâu của quá trình đầu tư, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kế hoạch 5
năm, kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư.
- Khi xem xét dự án phải kiên quyết không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm
rõ và đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn, không ghi kế hoạch vốn đối với các công
trình chưa đảm bảo thủ tục đầu tư.
3.3.7. Chấn chỉnh công tác đấu thầu
Để nâng cao chất lượng cho dự án đầu tư, cần phải tăng cường giám sát ngay từ
khâu đấu thầu. Mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn
công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong cùng một
bộ nhành chủ quan. Khuyến khích các đơn vị thuộc ngành kinh tế khác, các đơn vị
ngoài quốc doanhmiễn là có đủ năng lực và chứng minh được năng lực cửa mình
một cách minh bạch rõ ràng thì có thể tham gia. Tạo ra môi trường đấu thầu rộng rãi,
dân chủ, công bằng.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 82
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đầu tư xây dựng CSHT giao thông là chìa khóa quan trọng để tăng cường
sức bật của kinh tế, mở ra một xu thế tăng cường hội nhập giao lưu giữa các vùng
miền trên cả nước.
Thị xã Hương Trà là địa phương có điểm xuất phát thấp, chịu ảnh hưởng nặng nề
của hai cuộc chiến tranh tàn phá. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế
không đáng kể, các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển quá nhỏ bé so với yêu
cầu phát triển KT - XH của địa phương. Tuy nhiên, trong những năm qua Đảng bộ và
nhân dân thị xã Hương Trà đã nổ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả đáng ghi
nhận trong công cuộc phát triển kinh tế địa phương đặc biệt trong phát triển giao
thông. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt kế hoạch và vượt kế hoạch. Hoạt động
đầu tư xây dựng CSHT giao thông trên địa bàn ngày càng đi vào nền nếp và được chú
trọng. Nhiều dự án đầu tư của Trung ương, của tỉnh, của thị xã trong thời gian qua
được đầu tư đúng hướng, đã và đang phát huy hiệu quả, làm cơ cấu kinh tế của thị xã
chuyển dịch mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên
địa bàn thị xã Hương Trà còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch còn nhiều thiếu sót,
thiếu khoa học và mang tính chủ quan, đầu tư xây dựng CSHT giao thông sử dụng vốn
NSNN còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, nhiều dự án không
đúng hướng nên khi dự án đưa vào khai thác không phát huy hiệu quả.
Việc rút ra những nguyên nhân của những thành công và những yếu kém kết hợp
với kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông của các tỉnh và một số
nước là hết sức quan trọng giúp tác giả đề xuất những giải pháp sát với thực tế, nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện kế hoạch- đầu tư xây dựng CSHT
giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà trong thời gian tới.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình đầu tư vào hệ thống tuyến
đường giao thông ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và để thực hiện tốt các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trình giao thông ở thị xã Hương Trà, tôi
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 83
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
xin đưa ra một số ý kiến sau đây:
2.1. Về phía nhà nước
Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư cho giao thông
vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn,
có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi
dự án đầu tư xây dựng CSHT giao thông là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó.
Sử dụng tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn
khác, VĐT trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác
vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp.
Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy
hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho
địa phương là đúng, nhưng kèm theo kỷ cương, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nép
tư duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh.
Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy
hoạch khiến các địa phương (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ương cơ chế chính
sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với
nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là
nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư giao thông.
Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa
chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một
bộ ngành chủ quản.
Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối
cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài
nghiêm minh của pháp luật.
2.2. Về phía địa phương
Công tác kế hoạch hoá phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo
quy chế dân chủ, hàng năm UBND Tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh
mục công trình và giao cho thị xã làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự
án, các Ban quản lý từ cấp xã – phường, để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây
dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 84
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
UBND Tỉnh sớm có quy định kiện toàn các Ban quản lý dự án. Ban hành hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tư, hướng dẫn thực hiện phân cấp đầu tư,
đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án.
Giao sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng bước
hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà
thầu cho các chủ đầu tư. Hàng tháng, hàng quý phát hành tờ tin về công tác đầu tư, giới
thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình
2.3. Đối với người dân
Để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thì người dân
cần phải:
Đóng thuế đầy đủ và đúng thời hạn để góp phần thực hiện một phần nghĩa vụ của
mình vào công tác duy tu, sữa chữa đường.
Nâng cao ý thức bảo vệ các công trình giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã
như không được phá hoại đường, cầu, bến phà đường bộ, cọc tiêu, biển báo hiệu, giải
phân cách,....
Đối với các chủ phương tiện phải lựa chọn loại phương tiện phù hợp với kết
cấu của đường để giảm thiểu tác động xấu tới con đường, tránh làm đường xuống
cấp, hư hỏng.
Người dân không được xây dựng các công trình khác hay kinh doanh lấn
chiếm vỉa hè và hành lang an toàn đường bộ, tránh hạn chế tầm nhìn gây ra tai nạn
giao thông.
Chủ phương tiện cần vận chuyển khối lượng hàng hóa đúng quy định trọng tải
của xe và đi đúng làn đường cho phép, tránh làm hư hại cơ sở hạ tầng do thiếu ý thức
của bản thân.
Đó cũng là cách để người dân góp phần trong việc bảo vệ các công trình
giao thông của địa phương và là kênh mà thông qua đó Nhà nước sử dụng vốn
có hiệu quả hơn trong đầu tư xây dựng CSHT giao thông trên địa bàn thị xã
Hương Trà.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 85
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 2/2/2005, Hướng
dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ quản lý sử dụng vốn
ĐT-XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
2. Chính phủ (2005), Nghị định 16/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý đầu tư xây
dựng công trình
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 29/9/2006, Hướng dẫn
Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng
4. Quản lý dự án công trình xây dựng (2007), NxB Lao động & Xã hội
5. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Kinh tế đầu tư . NxB Giáo dục, Hà nội
6. Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND thị xã Hương Trà, Báo cáo tình hình
thực hiện kế hoạch ĐT- giao thông năm 2014.
7. Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND thị xã Hương Trà, Báo cáo tình hình
thực hiện kế hoạch ĐT- giao thông năm 2015.
8. Niêm giám thống kê 2012 – 2015.
9. Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND thị xã Hương Trà, Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải thị xã Hương Trà giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
10. UBND thị xã Hương Trà, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hương
Trà giai đoạn 2010- 2020.
11. UBND thị xã Hương Trà, Báo cáo tình hình kinh tế năm 2013, nhiệm vụ, mục
tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2014.
12. UBND thị xã Hương Trà, Báo cáo tình hình kinh tế năm 2014, nhiệm vụ, mục
tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2015.
13. UBND thị xã Hương Trà, Báo cáo tình hình kinh tế năm 2015, nhiệm vụ, mục
tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2016.
14. Phân tích kinh tế dự án đầu tư (2007), NxB Tài chính.
15. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB ĐH KTQD, Hà Nội
16. Website: huongtra.thuathienhue.gov.vn, thị xã Hương Trà
17. Website: quantri.vn/dict/details/9217-khai-niem-dau-tu
18. Luận văn k44, k45.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang Trang 86
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
========
Phiếu điều tra đánh giá về tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở
thị xã Hương Trà
Kính thưa Ông/Bà!
Đầu tiên xin gửi lời chào trân trọng đến quý Ông/Bà. Tôi là sinh viên trường đại
học Kinh tế Huế, đang nghiên cứu đề tài “ Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cơ
sở hạ tầng giao thông ở thị xã Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Ý kiến
Ông/Bà là rất quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Xin các quý Ông/Bà cho biết
ý kiến của mình về tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
nơi Ông/Bà sinh sống, bằng cách khoanh tròn vào con số thích hợp:
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Bình thường
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Cám ơn sự quan tâm giúp đỡ của quý Ông/Bà.
1. Địa phương tiến hành điều tra: thị xã Hương Trà
Địa phương Ông/Bà có hoạt động dựng cơ sở hạ tầng nào là chủ yếu
Giao t hông Y tế
Giáo dục Văn hóa
Khác
2. Địa phương Ông/Bà có nhận được sự đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông
không?
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Có Tiếp tục phỏng vấn
Không Dừng phỏng vấn
TT Câu bình luận Mức độ đồng ý
I Chất lượng đầu tư
1 Đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi 1 2 3 4 5
2 Đảm bảo đúng tiến độ thi công 1 2 3 4 5
3 Đảm bảo về môi trường đầu tư 1 2 3 4 5
4 Đảm bảo về an toàn lao động 1 2 3 4 5
5
Góp phần cải thiện đời sống của người
dân
1 2 3 4 5
Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông
đối với sự phát triển của thị xã
1 2 3 4 5
II Tác động tích cực kinh tế của đầu tư
6
Nhiều dịch vụ vận tải được hình thành ra
đời
1 2 3 4 5
7 Tăng thu nhập cho người dân trong vùng 1 2 3 4 5
8 Tạo ra nhiều ngành nghề mới 1 2 3 4 5
9 Giảm thất nghiệp 1 2 3 4 5
10 Lưu lượng xe qua lại tăng 1 2 3 4 5
11 Giảm tai nạn giao thông 1 2 3 4 5
12
Mở ra thị trường xuất khẩu tăng GDP cho
thị xã
1 2 3 4 5
13
Hình thành nhiều tuyến đường xe bus
liên tỉnh và thị xã
1 2 3 4 5
14 Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại 1 2 3 4 5
15
Nhiều khu công nghiệp và khu chiết xuất
ra đời
1 2 3 4 5
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
III Tác động đến chính trị
16 Tạo ra bộ mặt cho thị xã 1 2 3 4 5
17 Nhà nước chú trọng cho đầu tư nhiều 1 2 3 4 5
18
Nhiều công trình được nhà nước và nhân
dân cùng làm
1 2 3 4 5
19
Thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp tư
nhân tham gia
1 2 3 4 5
20
Mối quan hệ của nhân dân và nhà nước
ngày một tốt hơn
1 2 3 4 5
VI Tác động đến xã hội của đầu tư
22
Giao lưu hình thành mối quan hệ với
nhân dân trong thị xã tốt hơn
1 2 3 4 5
23
Giao lưu hình thành mối quan hệ với
nhân dân ngoài thị xã tốt hơn
1 2 3 4 5
24
Người dân đang tiếp cận với các dịch vụ
y tế giáo dục tốt hơn
1 2 3 4 5
25 Giảm tệ nạn xã hội 1 2 3 4 5
V Tác động đến môi trường đầu tư
26 Môi trường được cải thiện hơn 1 2 3 4 5
27
Nhiều họat động tình nguyện về môi
trường hình thành, liên tục
1 2 3 4 5
28 Hình thành các dịch vụ thu gom rác thải 1 2 3 4 5
VI Tác động đến văn hóa, giáo dục
29 Nhiều thôn xóm được bê tông hóa 1 2 3 4 5
30
Bố mẹ quan tâm hơn khi con cái đến
trường
1 2 3 4 5
31 Các công trình này giúp cho việc trao đổi 1 2 3 4 5
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
buôn bán hàng hóa trở nên dễ dàng
32
Các công trình này có đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ hàng hóa nông sản của người dân
1 2 3 4 5
33
Nhiều hoạt động tình nguyện về môi
trường được hình thành và liên tục
1 2 3 4 5
VI
Hạn chế của đầu tư cơ sở hạ tầng giao
thông
35
Nhiều hoạt động buôn bán lợi dụng giao
thông để chuộc lợi
1 2 3 4 5
36
Các hoạt động buôn lậu (gỗ...) diễn ra
trên các tuyến đường giao thông
1 2 3 4 5
Ông/Bà có đóng góp vào nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên
địa bàn hay không ? Nếu có thì bao nhiêu ?
.
Ông/Bà có ý kiến gì để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn thị xã Hương Trà ?.
.
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
6. Họ tên: .......................................................................................................
7. Nghề nghiệp: .............................................................................................
....................................................................................................................
8. Trình độ văn hóa:.....................................................................................
9. Tuổi: ..........................................................................................................
10. Giới tính: ...................................................................................................
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
PHỤ LỤC SPSS
One-Sample Test
Test Value = 4
t Df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence Interval of
the Difference
Lower Upper
giao thong di lai thuan loi .927 49 .358 .10000 -.1167 .3167
dung tien do thi cong 1.590 49 .118 .18000 -.0474 .4074
moi truong dau tu .299 49 .766 .04000 -.2291 .3091
an toan lao dong 1.429 49 .159 .16000 -.0650 .3850
cai thien doi song cua nguoi
dan
1.353 49 .182 .12000 -.0583 .2983
One-Sample Test
Test Value = 4
t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence Interval of
the Difference
Lower Upper
dich vu van tai 1.532 49 .132 .16000 -.0499 .3699
tang thu nhap 1.703 49 .095 .18000 -.0324 .3924
nganh nghe moi -.167 49 .868 -.02000 -.2601 .2201
giam that nghiep -1.899 49 .063 -.24000 -.4939 .0139
luu luong xe qua lai .727 49 .471 .08000 -.1412 .3012
giam tai nan giao thong -1.016 49 .314 -.16000 -.4764 .1564
thi truong xuat khau tang gdp -1.726 49 .091 -.26000 -.5628 .0428
tuyen duong xe bus -.167 49 .868 -.02000 -.2601 .2201
tiet kiem thoi gian và chi phi 1.288 49 .204 .12000 -.0673 .3073
kcn và chiet xuat ra doi -1.294 49 .202 -.18000 -.4595 .0995
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
One-Sample Test
Test Value = 4
t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence Interval of
the Difference
Lower Upper
tao ra bo mat cho thi xa .819 49 .417 .10000 -.1453 .3453
nha nuoc chu trong dau tu -.151 49 .881 -.02000 -.2862 .2462
cong trinh nha nuoc va dan
cung lam
1.542 49 .129 .18000 -.0546 .4146
thu hut dau tu 1.241 49 .220 .16000 -.0991 .4191
moi quan he cua nhan dan va
nha nuoc
.280 49 .780 .04000 -.2469 .3269
moi quan he cua nhan dan
trong thi xa
.425 49 .673 .06000 -.2237 .3437
moi quan he cua nhan dan
ngoai thi xa
-.465 49 .644 -.06000 -.3194 .1994
tiep can voi cac dich vu y te
giao duc tot hon
-.148 49 .883 -.02000 -.2923 .2523
giam te nan xa hoi -1.631 49 .109 -.22000 -.4911 .0511
One-Sample Test
Test Value = 4
t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower Upper
moi truong duoc cai thien 1.095 49 .279 .14000 -.1168 .3968
hoat dong tinh nguyen moi
truong
.503 49 .617 .06000 -.1796 .2996
dich vu thu gom rac thai 1.225 49 .227 .14000 -.0897 .3697
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thúy Hằng
One-Sample Test
Test Value = 4
t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence Interval of
the Difference
Lower Upper
nhieu thon xom duoc be tong
hoa
1.852 49 .070 .22000 -.0187 .4587
bo me quan tam con cai den
truong
1.478 49 .146 .16000 -.0576 .3776
trao doi buon ban hang hoa
de dang
1.429 49 .159 .16000 -.0650 .3850
dap ung nhu cau tieu thu
hang hoa
1.995 49 .052 .26000 -.0019 .5219
hoat dong tinh nguyen moi
truong
1.709 49 .094 .22000 -.0386 .4786
SVTH: Nguyễn Song Diễm Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_song_diem_trang_3996.pdf