Tình hình hoạt động tại công ty cổ phần thủy sản sông mekong

- Kiểm tra tính có thật của khách hàng như: Sự tồn tại thực tế,tính pháp lí.nếu khách hàng là có thật thì khiểm toán viên phải thực hiệ các kĩ thuật và kiểm tra tiếp theo. - Dựa trên kết quả kiểm toán các nghiệp vụ bán hàng và phát sinh kiểm toán viên tính ra số dư và đối chiếu vơi số liệu của doanh nghiệp.tìm bằng chứng chứng minh cho chênh lệch nếu có - Nhờ ngân hàng xác nhận về số tiền trên tài khoản nợ phải thu (tk 131- phải thu của khách hàng) - Kiểm tra các bảng thống kê và đánh giá độ tin cậy đối với bảng kê đối chiếu số dư tài khoản định kì giữa doanh nghiệp với khách hàng và ngân hàng.khi bán chịu ,định kì hàng tháng,doanh nghiệp phải lập bảng kê các hóa đơn bán hàng gưi cho người mua để người mua làm căn cứ đối chiếu.nếu có sự chênh lệch giữa người mua sẽ có ý kiến bằng văn bản để hai bên cùng xử lí. - Ngoài các kĩ thuật kiểm toán như trên,tùy vào mức độ rủi ro kiểm soát và mức độ tỏa mãn đạt được về kiểm soát nội bộ mà kiểm toán viên có sự cân nhắc lựa chọn các nghiệp vụ bán hàng thu tiền dể kiểm toán bổ xung như những nghiệp vụ có số tiền lớn.có quá trình kiểm soát nội bộ yếu kém,nghiệp vụ mới phát sinh hoặc phát sinh lần đầu,cuối kì ,niên độ hay những nghiệp vụ mà kiểm toán viên có nhiều nghi ngờ để thực hiện thủ tục kiểm toán như kiểm toán các nghiệp vụ bán hàng,thu tiền ở trên.

docx28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại công ty cổ phần thủy sản sông mekong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n; Nhập khẩu thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản; Nhập khẩu kinh doanh phân bón, sắt thép các loại; Đầu tư tài chính, kinh doanh địa ốc, bất động sản và văn phòng cho thuê. - Các sản phẩm, dịch vụ chính: + Cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu; + Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu; + Mực, cá đuối đông lạnh xuất khẩu; + Thủy sản khác xuất khẩu. - Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển • Tiền thân của Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong là Xí nghiệp Rau quả đông lạnh xuất khẩu Hậu Giang do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ (Hậu Giang) ký quyết định thành lập tháng 04 năm 1979. Xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến rau quả (khóm đông lạnh) xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. • Từ năm 1991 đến năm 1996, công ty chuyển sang chế biến thủy súc sản xuất khẩu (chủ yếu là thủy sản), do biến động chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu nên xí nghiệp ngừng sản xuất mặt hàng khóm đông lạnh xuất khẩu. • Từ năm 1997 đến cuối năm 2001, Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm Cần Thơ. Ngày 26/02/2002, UBND tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 592/QĐ-CT.UB chuyển Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm Cần Thơ thành Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong và kể từ đó đến nay, hoạt động của Công ty liên tục đạt hiệu quả tốt. Doanh thu và lợi nhuận hoạt động tăng trưởng trung bình trên 10% trong 3 năm trở lại đây. Chính vì vậy, để tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tăng quy mô vốn điều lệ lên rất nhanh, từ 20 tỷ đồng vốn điều lệ lúc thành lập được tăng lên 30 tỷ đồng vào năm 2006 và lên 50 tỷ đồng vào tháng 10 năm 2007. Tính đến đầu tháng 01 năm 2008, vốn điều lệ của Công ty đã đạt 81 tỷ đồng. • Trong quá trình hoạt động từ năm 2002 đến nay, Công ty có những danh hiệu được Nhà Nước phong tặng như: Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2005 Bằng khen của Bộ Thương Mại về thành tích xuất khẩu trong các năm 2002-2004. Bằng khen của Bộ Thương Mại về doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2005-2007. Huy chương vàng sản phẩm chất lượng cao (năm 2004-2006). • Đặc biệt từ tháng 4/2009 công ty nằm trong 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu Cá tra sang thị trường Nga, là thị trường lớn, ổn định cho sự phát triển bền vững của công ty. 2. Cơ cấu tổ chức Công ty Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều tập trung tại trụ sở chính, tại lô 24 Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Công ty có 01 nhà máy với 3 phân xưởng chế biến. Các phân xưởng chế biến đều tập trung tại địa chỉ này. - Phân xưởng 1: Chế biến hải sản (Bạch tuộc, mực, mada, …) - Phân xưởng 2: Chế biến cá tra, Basa fillet - Phân xưởng 3: Cấp đông hàng. PHÂN XƯỞNG 1 (chế biến Hải Sản) PHÂN XƯỞNG 3 (Cấp đông) PHÂN XƯỞNG 2 (Chế biến cá tra, Basa fillet) NHÀ MÁY SẢN XUẤT CTCP THỦY SẢN MEKONG Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty. 3. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, chi tiết như sau: - Giám đốc: + Ông Lương Hoàng Mãnh + Điện thoại : 0913.974.801 - Phó giám đốc sản xuất: + Bà Nguyễn Thị Chính + Điện thoại : 0913.118.868 - Phó giám đốc trực: + Ông Nguyễn Hoàng Nhơn + Điện thoại : 0903.024.949 - Phó giám đốc kinh doanh: + Ông Tăng Tuấn Anh + Điện thoại : 0913.763.475 - Trưởng phòng quản lý chất lượng: + Bà Lê Thị Yến Nhi + Điện thoại : 0919.342.577 - Trưởng phòng Tổ chức hành chánh: + Ông Lê Việt Đông + Điện thoại : 0919.099.776 - Trưởng phòng Tài chính và kế toán: + Bà Trần Thị Bé Năm + Điện thoại : 0913.818.064 - Trưởng phòng kinh doanh: + Ông Tăng Tuấn Anh (Kiêm nhiệm) + Điện thoại : 0913.763.475 - Trưởng phòng kỹ thuật: + Ông Tô Kim Thái + Điện thoại: 0918.559.534 Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định định hướng phát triển ngắn, trung và dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính hàng năm của Công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị điều hành hoặc chỉ đạo các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các công việc khác phù hợp với Pháp luật và Điều lệ của Công ty. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Công ty. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên. Ban kiểm soát Ban kiểm soát (BKS) do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban kiểm soát gồm 03 thành viên. Ban Giám đốc Ban giám đốc Công ty gồm có Giám đốc và 03 phó giám đốc (Phó giám đốc trực, Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất). Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất trong mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty. Giám đốc lựa chọn và đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm các Phó giám đốc. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban Công ty a) Phòng tổ chức, hành chánh: Phụ trách các công việc về công tác tổ chức, tiền lương; có nhiệm vụ đảm bảo việc tuân thủ của CB-CNV đối với các quy định của Công ty và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến nhân sự và chế độ chính sách người lao động. b) Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống máy, thiết bị, nhà xưởng trong phạm vi toàn Công ty, tham mưu và đề xuất với Ban giám đốc về việc nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. c) Phòng quản lý chất lượng: Thực hiện kiểm soát các hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm như đảm bảo thu mua nguyên liệu đủ chất lượng, không để sản xuất bị ách tắc; sắp xếp, bố trí và phân công công nhân viên thuộc phòng; yêu cầu các phòng ban, bộ phận khác tuân thủ những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm thuộc phần hành mình quản lý; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quản lý chất lượng theo các chương trình, các bộ tiêu chuẩn của Công ty quy định, đáp ứng theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. d) Phòng kinh doanh: Tổ chức quan hệ, tìm kiếm khách hàng để Công ty có thể tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện hợp đồng; làm thủ tục xuất khẩu (hải quan, vận chuyển hàng); hoàn chỉnh chứng từ xuất khẩu; phối hợp với các phân xưởng sản xuất để lên kế hoạch sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; xây dựng kế hoạch vật tư, bao bì, nguyên liệu và tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng kịp thời phục vụ sản xuất; quản lý kho thành phẩm, vật tư, bao bì sản xuất; tham mưu cho Giám đốc về giá và chiến lược xuất khẩu; tham gia các kỳ hội chợ trong - ngoài nước và các hoạt động xúc tiến thương mại. e) Phòng tài chính và kế toán: Có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động kinh tế phát sinh, tổ chức bộ máy kế toán thống kê, phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi hoạt động của Công ty, lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kịp thời đúng quy định, thực hiện việc trích nộp và thanh toán theo chế độ, thực hiện đúng quy định về kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luật pháp 4. Hoạt động kinh doanh * Sản lượng sản phẩm, giá trị dịch vụ qua các năm - Các sản phẩm và dịch vụ chính của Công ty hiện nay gồm: • Cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu: Đây là mặt hàng chủ lực của Công ty, được sản xuất quanh năm với công suất chế biến hiện nay khoảng 9.000 tấn/năm và dự kiến sẽ phát triển trên 10.000 tấn/năm kể từ năm 2010. Các chủng loại sản phẩm Cá tra xuất khẩu của Công ty được thị trường ưa chuộng là: Cá tra fillet, Cá tra cắt khoanh, Cá tra cắt miếng. • Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu: Đây là mặt hàng nổi tiếng của Công ty trên thị trường Hàn Quốc, do nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ nên Công ty giữ mức sản xuất ở mức 500 tấn/năm trong khi công suất tối đa có thể đạt tới 1.000 tấn/năm. Các chủng loại sản phẩm Bạch tuộc xuất khẩu được thị trường ưa chuộng là: Bạch tuộc nguyên con làm sạch, Bạch tuộc cắt khúc. • Thủy sản khác: Là mặt hàng phụ và chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng lẻ. Các chủng loại theo yêu cầu riêng của khách hàng: Cá đuối cắt miếng, Mực làm sạch nguyên con hoặc Mực ống cắt khoanh. -Thị trường xuất khẩu: - Theo định hướng kế hoạch thì năm 2009 đến năm 2011, công ty cổ phần Thủy Sản Mekong sẽ chế biến và xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu truyền thống đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua là: - Cá tra đông lạnh (nhiều dạng). - Bạch tuộc đông lạnh. - Thủy sản khác đông lạnh (Mực). * Đối với mặt hàng Cá tra: - Tốc độ phát triển xuất khẩu tăng bình quân trên 10%/năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu vào EU (Năm 2008 thị trường EU chiếm 78% thị phần), Nga, Úc. Công ty tiếp tục phát triển thêm thị trường xuất khẩu ở Châu Phi (Ai Cập), Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh (Mexico, Brazil, …), Ukraina và Singapore. - Vào những năm 2002 – 2003, công ty đã xuất khẩu cá tra fillet vào thị trường Hoa Kỳ (thị phần bình quân dưới 10%). Do phía Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống bán phá giá với biên độ cao đối với mặt hàng Cá tra, Basa của Việt Nam nên công ty đã ngừng xuất khẩu vào thị trường này từ thời điểm Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá. Nhờ qua sự kiện này, sản phẩm Cá tra Basa của việt Nam có tiếng vang trên thị trường thế giới. - Từ đó, công ty cổ phần Thủy Sản Mekong đã phát triển mạnh xuất khẩu sang thị trường EU và một số quốc gia khác. Do vậy việc giảm doanh thu từ thị trường Mỹ do áp dụng thuế chống phá giá không làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty khi áp dụng thuế này từ năm 2003 cho tới nay. Doanh số và lợi nhuận của công ty vẫn bình thường. - Như vậy, dù Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá thêm 05 năm nữa với biên độ rất cao từ 26,84% đến 63,88%, công ty vẫn tiếp tục không xuất khẩu sản phẩm Cá tra sang thị trường Hoa Kỳ vì đã có thị trường xuất khẩu ổn định ở EU, một số quốc gia, vùng lãnh thổ như đã nêu trên và còn đang phát triển thêm thị trường mới. Hiện tại công ty có tên trong 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu Cá tra sang thị trường Nga, là thị trường có số lượng tiêu thụ lớn và ổn định. Hứa hẹn trong năm 2009 và những năm tiếp theo doanh số cũng như lợi nhuận của công ty sẽ tăng do nhu cầu phát triển của thị trường này. * Đối với mặt hàng Bạch tuộc, Thủy sản khác: - Cơ cấu các mặt hàng này chỉ chiếm dưới 8% trên tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. - Nguồn nguyên liệu không ổn định do lệ thuộc vào đánh bắt ở biển khơi và ngày càng khan hiếm. - Hiện nay công ty vẫn còn một số khách hàng truyền thống ở Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Tùy theo tình hình huy động nguyên liệu, giá đầu vào, giá xuất khẩu, công ty sẽ triển khai kế hoạch ngắn hạn cụ thể theo từng thời vụ trong năm. Và nếu kinh doanh mặt hàng này chưa có hiệu quả thì công ty sẽ tăng cường hoạt động mặt hàng Cá tra để đạt tối ưu hóa lợi nhuận. I. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 1. Rủi ro * Rủi ro về kinh tế Cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng (kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 3.348 triệu USD, năm 2007 là 3.756 triệu USD và năm 2008 là 4.509 triệu USD) (Nguồn: VASEP Việt Nam ). Nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước nói chung và MEKONGFISH nói riêng có được môi trường kinh doanh thuận lợi hơn; đồng thời, khả năng tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng sẽ được mở rộng nhờ thu nhập người dân được cải thiện. Mặt khác, trong thời gian qua tình hình lạm phát và suy thoái kinh tế cũng diễn biến khá phức tạp, do vậy nếu tình trạng lạm phát xảy ra liên tục ở mức độ cao, suy thoái kinh tế kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải liên tục đối phó với chi phí hoạt động ngày càng tăng, làm giảm khả năng sinh lời của Công ty. * Rủi ro pháp luật Hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng của Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán. Các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này hiện vẫn đang trong quá trình tiếp tục được hoàn thiện. Do vậy, việc thực thi và sự ổn định của hệ thống các văn bản pháp lý này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Rủi ro ngành nghề - Rủi ro từ nguồn nguyên liệu cho sản xuất - Môi trường nuôi trồng: Nếu việc quy hoạch nuôi trồng thủy sản không phù hợp sẽ dẫn đến môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, làm tăng khả năng dịch bệnh ở cá và có thể dẫn đến việc có một số người nuôi cá bị thiệt hại, sẽ bỏ dần việc nuôi cá, làm biến động nguồn nguyên liệu cho Công ty. - Điều kiện tự nhiên: khi thời tiết thay đổi nhiều, số lượng và chất lượng cá nuôi cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn cá nguyên liệu cho Công ty. - Cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu: điều này thường xảy ra trong lúc trái mùa (khan hiếm cá) do trong vùng Công ty đang hoạt động có rất nhiều nhà máy chế biến cá tra. - Công nghệ nuôi cá: đó là nguồn con giống, thức ăn, công nghệ nuôi, thuốc chữa bệnh, v.v... Nếu người nuôi không tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngành thủy sản sẽ dẫn đến những bất ổn trong chất lượng và số lượng nguyên liệu cung ứng cho Công ty. Trong hoạt động sản xuất, MEKONGFISH đã chủ động tạo nguồn cung ứng nguyên liệu cá tra thông qua các thành viên Câu lạc bộ nuôi cá sạch (cung cấp từ 80% - 90% nguyên liệu cho công ty) và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất phù hợp nên rủi ro nêu trên phần nào được hạn chế. - Rủi ro về thị trường tiêu thụ Do sản phẩm của Công ty sản xuất chủ yếu được xuất khẩu nên rủi ro có thể xảy ra khi có sự thay đổi hành vi của người tiêu thụ ở các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách bảo hộ người nuôi cá ở các nước nhập khẩu đã diễn ra qua các vụ kiện chống bán phá giá, cũng như sự thay đổi ngày càng khắt khe về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về kiểm dịch, thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi và chế biến thủy sản là những nhân tố có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu và làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty. - Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu Một số rủi ro trong hoạt động xuất khẩu Công ty có thể gặp phải như: - Quy cách, chất lượng, bao bì có lúc chưa phù hợp nên phải giảm giá bán hoặc trả hàng về do bị nhiễm thuốc kháng sinh trong khi tại Việt Nam cơ quan chức năng đã kiểm đạt yêu cầu. - Giao hàng chậm trễ bị khách hàng từ chối nhận hàng. - Thay đổi giá đột biến trên thị trường tiêu thụ ở nước ngoài có thể dẫn đến việc khách hàng tìm cách không nhận hàng hoặc đòi hỏi giảm giá bằng nhiều cách. - Rủi ro về tỷ giá Hiện nay, hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất khẩu thuỷ sản nên phần lớn doanh thu của Công ty đều bằng ngoại tệ, trong khi Công ty sử dụng phần lớn nguồn nguyên liệu ở trong nước, nên rủi ro sẽ có thể xảy ra khi có sự biến động bất lợi về tỷ giá làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Rủi ro khác Các rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên đường vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu... là những rủi ro bất khả kháng, tuy rất ít có khả năng xảy ra, nhưng nếu xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại nhất định và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của Công ty. 2, Đánh giá rủi ro kiểm soát: Đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ. - Về cơ cấu tổ chức: Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên: + Dương Thị Lệ Thúy – Trưởng ban. + Nguyễn Kim Phượng – Thành viên. + Nguyễn Văn Hằng – Thành viên. Được sự hỗ trợ của Hội đồng quản trị dưới sự điều hành của Ban giám đốc. Các phòng banđược phân công, phân nhiệm rõ ràng, tách bạch chức năng, đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc. Đảm bảo các nguyên tắc: Thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, không bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời không chồng chéo giữa các bộ phận. Thực hiện sự phân chia rành mạch ba chức năng xủ lý nghiệm vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản. Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nhằm đạt được hiều quả cao nhất trong hoạt động của các bộ phận chức năng. Về đặc thù quản lý: quan điểm lợi ích của công ty luôn được đặt lên hàng đầu, tất cả vì mục đích chung. Chính sách nhân sự: doanh nghiệp có các chính sách chặt chẽ về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt nhân viên. Vì vậy nên đội ngũ nhân viên có năng lực cac trongcông việc và trung thực trong phẩm chất đạo đức. * Môi trường bên ngoài: Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời Nhà nước tạo một hành lang pháp lý đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra tuân theo đúng pháp luật. II. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ năm của doanh nghiệp: Trong hoạt động kiểm toán nội bộ, việc lập kế hoạch kiểm toán năm là một nội dung rất quan trọng, bởi kiểm toán nội bộ tại các CTCT luôn phải đối mặt với các giới hạn thời gian, chi phí, nhân lực cho hoạt động kiểm toán, trong khi các đối tượng kiểm toán rất đa dạng, phức tạp, môi trường hoạt động thường xuyên thay đổi. Việc lập kế hoạch năm giúp kiểm toán nội bộ bao quát được tất cả các đối tượng kiểm toán, tập trung nguồn lực cho hoạt động có rủi ro cao giúp cho các cuộc kiểm toán được thực hiện một cách hiểu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí, đạt được mục tiêu đề ra. Việc lập kế hoạch xác định đối tượng ưu tiên kiểm toán là quan trọng để có thể đảm bảo tính hiệu quả của kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán năm gồm các định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của các cuộc kiểm toán nội bộ trong năm. - Mục tiêu kiểm toán: Việc xác định mục tiêu kiểm toáncó ý nghĩa rất quan trọng trong quy trình lập kế hoạch kêỉm toán. Mục tiêu kiểm toán sẽ quy định phương pháp và thủ tục kiểm toán cần tiến hành, nhân lực và thời gian dự kiến cho cuộc kiểm toán. Mục tiêu kiểm toán có thể là đánh giá tính tuân thủ trong từng đơn vị, hay ở mức độ cao hơn là đề xuất giải pháp cải tiến các hoạt động cụ thể. Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán là trung bình kiểm toán viên xác định phạm vi và các thủ tục phương pháp kiểm toán.        Kiểm toán viên đánh giá sơ bộ về tình hình kinh doanh của công ty năm 2011 đã nghi ngờ có gian lận trong chu kì bán hàng, thu tiền,…       Đánh giá chung về tình hình bán hàng, thu tiền năm 2012 của công ty:       - Hoạt động kinh doanh    + Sản lượng sản phẩm, giá trị dịch vụ qua các năm   - Các sản phẩm và dịch vụ chính của Công ty hiện nay gồm:    • Cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu: Đây là mặt hàng chủ lực của Công ty, được sản xuất quanh năm với công suất chế biến hiện nay khoảng 9.000 tấn/năm và dự kiến sẽ phát triển trên 10.000 tấn/năm kể từ năm 2010. Các chủng loại sản phẩm Cá tra xuất khẩu của Công ty được thị trường ưa chuộng là: Cá tra fillet, Cá tra cắt khoanh, Cá tra cắt miếng.   • Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu: Đây là mặt hàng nổi tiếng của Công ty trên thị trường Hàn Quốc, do nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ nên Công ty giữ mức sản xuất ở mức 500 tấn/năm trong khi công suất tối đa có thể đạt tới 1.000 tấn/năm. Các chủng loại sản phẩm Bạch tuộc xuất khẩu được thị trường ưa chuộng là: Bạch tuộc nguyên con làm sạch, Bạch tuộc cắt khúc. • Thủy sản khác: Là mặt hàng phụ và chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng lẻ. Các chủng loại theo yêu cầu riêng của khách hàng: Cá đuối cắt miếng, Mực làm sạch nguyên con hoặc Mực ống cắt khoanh. - Sản lượng và giá trị sản phẩm thực hiện các năm qua như sau: Bảng 1 : Cơ cấu doanh thu của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Sản phẩm tiêu thụ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Sản lượng ( kg ) Doanh thu Tỉ lệ ( % ) Sản lượng ( kg ) Doanh thu Tỉ lệ ( % ) Sản lượng ( kg ) Doanh thu Tỉ lệ ( % ) 1 Cá tra 6.707.128  304.201 87,67 8.567.646 336.686 84,48 2.407.775 84.496 91,48 2 Bạch tuộc 1.090.777 40.917 11,79 460.611 18.551 4,66 39,552 1,126 1,22 3 Thủy hải sản khác 17.500 861 0,25 91.224 4.350 1,09 - - - 4 Khác (phế liệu thu hồi...) - 1.000 - 0,29 - 38.930 9,77 - 6,743 7,30 Tổng cộng 7.815.405 346.979 100 9.119.481 398.517 100 2,447,327 92,365 100 - Kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua các năm: doanh thu xuất khẩu của Công ty chiếm phần lớn (trên 90%) trong tổng doanh thu, giá trị xuất khẩu qua các năm như sau: Bảng 2: Giá trị xuất khẩu của công ty qua các năm Đơn vị tính: USD stt Tên sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Qúy I/2011 KH 2011 1 Cá tra đông lạnh  17.294.781,00 20.725.338,97 5.187.171,14 21.120.000 2 Bạch tuộc đông lạnh 2.544.865,00 1.154.605,68 63.744,36 1.770.000 3 Thủy sản khác 12.680,00 270.377,80 - 518.000 Tổng cộng 19.852.326,00 22.150.322,45 5.250.915,50 23.408.000 - Cơ cấu lợi nhuận của Công ty theo nhóm sản phẩm: Bảng 3: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của Công ty qua các năm   Đơn vị tính: Triệu đồng TT SẢN PHẨM NĂM 2007(*) TỶ LỆ (%) NĂM 2008(*) TỶ LỆ (%) Quý I/2009 TỶ LỆ (%) 1 Cá tra đông lạnh 18.425,19 81,41 17.414,50 539,13 5.347,27 61,16 2 Bạch tuộc đông lạnh 3.020,00 13,34 (550,00) (17.03) (3,32) (0,04) 3 Thủy sản khác 188,89 0,83 (1.023,00)   (31,67) - 0,00 4 Khác (phế liệu thu hồi, HĐ tài chính...) 999,81 4,42 (12.611,40)  (390,43) 3.398,71 38,88 Tổng cộng 22.633,89 100,00 3.230,10 100,00 8.742,66 100,00 Thị trường xuất khẩu: - Theo định hướng kế hoạch thì năm 2009 đến năm 2011, công ty cổ phần Thủy Sản Mekong sẽ chế biến và xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu truyền thống đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua là: - Cá tra đông lạnh (nhiều dạng). - Bạch tuộc đông lạnh. - Thủy sản khác đông lạnh (Mực). * Đối với mặt hàng Cá tra: - Tốc độ phát triển xuất khẩu tăng bình quân trên 10%/năm. - Thị trường xuất khẩu chủ yếu vào EU (Năm 2008 thị trường EU chiếm 78% thị phần), Nga, Úc. Công ty tiếp tục phát triển thêm thị trường xuất khẩu ở Châu Phi (Ai Cập), Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh (Mexico, Brazil, …), Ukraina và Singapore. - Vào những năm 2002 – 2003, công ty đã xuất khẩu cá tra fillet vào thị trường Hoa Kỳ (thị phần bình quân dưới 10%). Do phía Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống bán phá giá với biên độ cao đối với mặt hàng Cá tra, Basa của Việt Nam nên công ty đã ngừng xuất khẩu vào thị trường này từ thời điểm Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá. Nhờ qua sự kiện này, sản phẩm Cá tra Basa của việt Nam có tiếng vang trên thị trường thế giới. - Từ đó, công ty cổ phần Thủy Sản Mekong đã phát triển mạnh xuất khẩu sang thị trường EU và một số quốc gia khác. Do vậy việc giảm doanh thu từ thị trường Mỹ do áp dụng thuế chống phá giá không làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty khi áp dụng thuế này từ năm 2003 cho tới nay. Doanh số và lợi nhuận của công ty vẫn bình thường. - Như vậy, dù Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá thêm 05 năm nữa với biên độ rất cao từ 26,84% đến 63,88%, công ty vẫn tiếp tục không xuất khẩu sản phẩm Cá tra sang thị trường Hoa Kỳ vì đã có thị trường xuất khẩu ổn định ở EU, một số quốc gia, vùng lãnh thổ như đã nêu trên và còn đang phát triển thêm thị trường mới. Hiện tại công ty có tên trong 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu Cá tra sang thị trường Nga, là thị trường có số lượng tiêu thụ lớn và ổn định. Hứa hẹn trong năm 2009 và những năm tiếp theo doanh số cũng như lợi nhuận của công ty sẽ tăng do nhu cầu phát triển của thị trường này. * Đối với mặt hàng Bạch tuộc, Thủy sản khác: - Cơ cấu các mặt hàng này chỉ chiếm dưới 8% trên tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. - Nguồn nguyên liệu không ổn định do lệ thuộc vào đánh bắt ở biển khơi và ngày càng khan hiếm. - Hiện nay công ty vẫn còn một số khách hàng truyền thống ở Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Tùy theo tình hình huy động nguyên liệu, giá đầu vào, giá xuất khẩu, công ty sẽ triển khai kế hoạch ngắn hạn cụ thể theo từng thời vụ trong năm. Và nếu kinh doanh mặt hàng này chưa có hiệu quả thì công ty sẽ tăng cường hoạt động mặt hàng Cá tra để đạt tối ưu hóa lợi nhuận. Các khoản phải thu Mục tiêu kiểm soát nội bộ Quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu Thủ tục khảo sát kiểm soát Thủ tục khảo sát nghiệp vụ Nghiệp vụ bán hàng và thu tiền ghi sổ là có thật     ( thực tế xảy ra và được phê chuẩn đúng đắn) - Chuyển hàng phải có hợp đòng, đơn đặt hàng, chứng từ vận chuyển và các biên bản thanh lý hợp đồng( cả hợp đồng mua bán, vận chuyển) - Các hợp đồng phải được đánh số và được quản lý chặt chẽ - Việc phê chuẩn phải đúng thẩm quyền, đúng biểu giá bán, biểu tỷ lệ chiết khấu, giảm giá, đúng chính sách bán hàng của doanh nghiệp.. - Xem xét các chứng từ, hóa đơn bán hàng trong mối quan hệ với chứng từ vận chuyển, hợp đồng, đơn đặt hàng và biên bản thanh lý hợp đồng - Xem xét thẩm quyền phê duyệt và tính độc lập của các bộ phận bán hàng - Kiểm tra qui trình thực hiện các thủ tục kiểm soát, phê chuẩn bán hàng - Kiểm tra, xem xét sổ nhật ký bán hàng, báo cáo thống kê,nhật ký thu tiền trong các mối quan hệ với các chứng từ có liên quan như hoa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển, biên bản thanh lý hợp đồng cùng các biên bản đối chiếu số liệu định kỳ giữa doanh nghiệp và người mua - Kiểm tra việc phê chuẩn có đúng thẩm quyền và bản giá quy định không? Nghiệp vụ bán hàng và thu tiền được tinh toán và đánh gái một cách dúng đắn - Doanh nghiệp phải có qui chế phê chuẩn - Việc phê chuẩn tinh toán, đánh giá phải đảm bảo tính độc lập theo đúng trình tự - Việc phê chuẩn phải đúng biểu giá bán, biểu tỉ lệ chiết khấu, giảm giá, đúng chính sách bán hàng của doanh nghiệp… Kiểm tra các chứng từ nghi vấn và chưng từ có quá trình kiểm soát nội bộ yếu kém về số tiền và cách tính toán - Kiểm tra, tính lại số tiền trên chứng từ , hóa đơn bán hàng, phiếu vận chuyển - Đối chiếu số tiền trên hóa đơn với sổ chi tiết và tổng hợp - Đối chiếu số liệu trên hóa đơn phải phù hợp với chúng từ vận chuyển, đơn đặt hàng, nhật ký bán hàng Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền được ghi sổ là đầy đủ - Các chứng từ vận chuyển, hóa đơn bán hàng đều được đánh số liên tục - Các nghiệp vụ pahir được ghi chép đầy đủ. Kịp thời vào nhật ký bán hàng, báo cáo bán hàng, thẻ kho, sổ kế toán tổng hợp,chi tiết - Kiểm tra việc đánh sổ iên tục của các chứng từ bán hàng như phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển - Kiểm tra tính liên tục cảu việc ghi chép nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền.. - Kiểm tra điển hình các nghiệp vụ phát sinh đã được ghi chép vào sổ nhật ký bán hàng, báo cáo bán hàng, thẻ kho,sổ kế toán tổng hợp, chi tiết hay không? Đặc biệt chú ý đến các nghiệp vụ phát sinh đầu và cuối kỳ hoặc niên độ. Các nghiệp vụ bán hàng được ghi sổ kịp thời Nghiệp vụ bán hàng phát sinh phải đượcghi sổ kịp thời vào các sổ có liên quan như trên Kiểm tra ngày ghi sổ và ngày tháng ghi trên chứng từ, hóa đơn bán hàng có đối chiếu với ngày tháng cuả chứng từ vận chuyển So sánh ngày tháng trên chứng từ hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển với ngày tháng ghi trên các sổ thương vụ có liên quan Các nghiệp vụ bán hàng được ghi sổ là đúng kỳ - Doang nghiệp qui định thủ tục tính tiền phải ghi sổ doanh thu hàng ngày - Việc ghi sổ doanh thu hàng ngày phải được kiểm soat nội bộ - Kiểm tra ngày tháng trên hóa đơn và ngày tháng ghi sổ với ngày tháng phân kỳ - Kiểm tra các chứng từ ghi nhận doanh thu bán chịu, doanh thu chưa thực hiện - Kiểm tra, so sánh ngày tháng trên chứng từ hóa đơn bán hàng với ngày tháng ghi sổ, ngày tháng phân kỳ và ngày tháng trên chứng từ vận chuyển - Kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng có số tiền lớn phát sinh vào cuối kỳ và vào đầu kỳ kế toán sau. Các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền được ghi sổ đúng sự phân loại và đúng phương pháp - Doanh nghiệp qui định về việc mở sổ và thủ tục ghi trên sổ phải đúng sự phân loại, đúng doanh thu của hàng có thuế suất khác nhau. - Việc ghi sổ phải có dấu hiệu và có quá trình kiểm soát nội bộ chặt chè - Hướng dẫn đầy đủ sơ đồ kế toán cho các trường hợp - Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài khoản cho một số trường hợp điển hình - Kiểm tra sự vi phạm qui chế kiểm soát nội bộ trên một số chứng từ nghi vấn - Kiểm tra đối chiếu việc ghi sổ chi tiết doanh thu với thẻ kho, báo cáo bán hàng, nhật ký bán hàng. Đặc biệt chú ý đến doanh thu của hàng có thuế suất khác nhau - Dùng công thức tính toán đảm bảo tính cân đối về mặt số lượng, số tiền cho từng loại sản phẩm, hàng hóa có thuế suất khác nhau theo công thức: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kho= Tồn cuối kỳ + xuất trong kỳ Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền được cộng dồn và trình bày một cách đúng đắn - Qui định tách biệt đảm bảo tính độc lập giữa việc ghi chép, tính toán và việc kiểm soát nội bộ. - Có dấu hiệu kiểm tra nội bộ về việc cộng dồn và trình bày trên báo cáo tài chính. - Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ cơ bản, số liệu tổng quát. - Kiểm tra sự vi phạm qui chế kiểm soát nội bộ. - Cộng lại số liệu trên sổ chi tiết, tổng hợp - Chú ý đối chiếu số liệu trên sổ tổng hợp với số liệu báo cáo của doanh nghiệp. *Các hình thức bán hàng mà công ty đang sử dụng: bán hàng, thu tiền ngay, tiêu thụ nội bộ, biếu tặng… *Căn cứ kiểm toán chu kì bán hàng và thu tiền:         Trong kiểm toán báo cáo tài chính, căn cứ kiểm toán hoàn toàn khác với căn cứ để ghi sổ kế toán. Ngoài căn cứ để ghi sổ kế toán, căn cứ để kiểm toán báo cáo tài chính còn bao gồm tất cả những tài liệu lien quan đến quá trình kiểm soát các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh. Cụ thể căn cứ vào kiểm toán chu kì bán hàng và thu tiền bao gồm những nhóm tài liệu chủ yếu sau đây:  (1)    Báo cáo tài liệu lien quan đến năm kiểm toán. (2)    Sổ hạch toán ( sổ kết toán tổng hợp, số kế toán chi tiết, sổ tác nghiệp lien quan đến doanh thu, phải thu và giảm trừ). Mẫu sổ, loại sổ tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp và hình thức kế toán doanh nghiệp. (3)    Các chứng từ kế toán có lien quan đến chu kỳ này như: HĐBH, chứng từ vận chuyển, phiếu xuất kho, chứng từ thu tiền, các chứng từ lien quan đến giảm trừ ( chứng từ nhập lại kho, chứng từ liên quan đến chiết khấu). (4)    Các hồ sơ tài liệu lien quan khác ( lien quan đến hoạt động bán hàng như đơn đặt mua hàng, các hợp đồng kinh tế, các bảng kê, tính toán, phân tích). (5)    Các chính sách, quy định về thủ tục kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động bán hàng. *Qúa trình kiểm soát kiểm toán nội bộ chu kỳ bán hàng, thu tiền….  -   Các mục tiêu của quá trình kiểm soát kiểm toán nội bộ và các thử tục kiểm soát kiểm toán nội bộ nghiệp vụ bán hàng, thu tiền…       Thủ tục phân tích tổng quát số liệu hạch toán số liệu hạch toán lien quan đến chu kì bán hàng và thu tiền: trong kiểm toán chu kì bán hàng và thu tiền, kiểm toán viên thường sử dụng các kĩ thuật phân tích đánh giá tổng quát sau đây để xem xét tính hợp lí, logic của doanh thu, các khoản phải thu. Thông qua việc phân tích này, kiểm toán viên xác định những tính chất bất bình thường, những sai lệch thông tin về doanh thu và các khoản thu đẻ từ đó định hướng kiểm toán Các kỹ thuật thường được kiểm toán viên sự dụng đó là : Thứ nhất : so sánh doanh thu thực tế của kỳ này năm nay với kỳ trước ,năm trước. khi so sánh kỳ này của năm nay với vơi thực tế kỳ trước của năm trước. Thứ hai: lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, kỳ, năm của từng cửa hàng… Thứ ba: so sánh tỷ lệ lãi gộp thực tế năm nay so với năm trước theo tổng số và theo từng mặt hàng chủ yếu để phát hiện và tìm bằng chứng làm rõ mọi thay đổi. Thứ tư: so sánh các khoản phải thu của kỳ, năm này với kỳ, năm trước. việc so sánh này phải đặt trong mối quan hệ tỉ lệ vs doanh thu nhằm phát hiện những biến động bất thường để tìm nguyên nhân và bằng chứng chứng minh. -Xác định tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của chu kỳ bán hàng và thu tiền: + Xác định tính trọng yếu: việc xác định tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính không được đề cập cho chu kì mà phải được xác định cho từng khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Việc xác định tính trọng yếu hoàn toàn tuân theo 5 bước của quy trình vận dụng tính trọng yếu. trong thực tế, việc xác định tính trọng yếu cho doanh thu bán hàng và các khoản nợ phải thu hoàn toàn tùy thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Tuy nhiên, khi xét đoán tính trọng yếu, kiểm toán viên luôn phải quan tâm tập trung vào những nghiệp vụ, những chuyến hàng, hóa đơn có số tiền lớn, phát sinh vào đầu hoặc cuối kỳ hay năm, những chuyến hàng có quá trình kiểm soát nội bộ yếu kém, liên quan đến khách hàng mới, có giá bán không bình thường, có sự nghi ngờ của kiểm toán viên… + Rủi ro kiểm toán của chu kỳ bán hàng thu tiền: trong kiểm toàn các nghiệp vụ bán hàng thu tiền, là những rủi ro kiểm toán xảy ra mà kiểm toán viên thường gặp đó là: ▪         Hàng chưa bán chưa chuyển giao cho người mua mà doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu. ▪         Đã bán hàng nhưng không ghi nhận doanh thu ▪         Doanh nghiệp thường hạch toán doanh thu hàng này sang hàng khác, từ hàng có thuế suất cao sang hàng có thuế suất thấp nhằm trốn thuế nộp cho nhà nước. ▪         Doanh nghiệp bán hàng thu bằng ngoại tệ thường quy đổi ra tỉ giá thấp hơn so với quy định nhằm mục đích giảm doanh thu và giảm thuế phải nộp cho nhà nước. ▪         Hạch toán doanh thu không đúng kỳ, thường chuyển doanh thu từ kỳ này sang kỳ sau để làm chậm nộp thuế cho nhà nước. ▪         Hạch toán doanh thu bán hàng trả góp, trả chậm giống như bán hàng thu tiền một lần. ▪         Hạch toán bán hàng nội bộ nhưng không sử dụng tài khoản 152 “ doanh thu bán hàng nội bộ” và 632 “ giá vốn hàng bán”. ▪         Hàng đã bán nhưng chỉ hạch toán như hàng gửi bán, không ghi doanh thu, chậm nộp thuế cho nhà nước. ▪         Ghi số tiền khác nhau trên cùng một chứng từ hóa đơn bán hàng lập làm nhiều liên. Thường ghi số tiền nhiều lên trên hóa đơn chứng từ giao cho người mua theo yêu cầu của người mua. ▪         Doanh thu bán hàng phê chuẩn giá bán quá thấp so với biểu giá bán qui định của doanh nghiệp, hoặc giá bán trên thị trường nhằm rút tiền của doanh nghiệp. ▪         Hạch toán hàng đổi hàng không qua tài khoản doanh thu, không hạch toán là bán hàng mà hạch toán thẳng vào tài khoản thành phẩm, hàng hóa. ▪         Bán hàng nhưng không ghi nhận doanh thu mà chênh lệch được bù trừ thảng vào hàng tồn kho hoặc nợ phải trả. ▪         Doanh thu bán lẻ hạch toán như bán buôn số chênh lệch ghi giảm chi phí hoặc tăng khống một khoản nợ phải trả. ▪         Doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa gia công nhưng hạch toán doanh thu bán hàng sản xuất như gia công, phần chênh lệch ghi tăng nợ khống hoặc giảm chi phí ▪         Doanh nghiệp thực hiện cơ chế khoán gọn, nhưng bộ phận nhận khoán thường không ghi nhận đầy đủ doanh thu nhằm mục đích trốn thuế. ▪         Có doanh nghiệp mua chịu sản phẩm, hàng hóa, nhưng khi bán hàng ghi nhận doanh thu như một đại lý bán hộ nhằm trốn thuế, giảm lãi… * Khảo sát các nghiệp vụ của chu kỳ bán hàng và thu tiền: -  Khảo sát về cơ sở dẫn liệu có thật của nghiệp vụ bán hàng thu tiền:      Cơ sở dẫn liệu có thật của nghiệp vụ bán hàng thu tiền được thể hiện: Nghiệp vụ bán hàng thu tiền thực tế có xảy ra và nghiệp vụ này được phê chuẩn đúng đắn. + Khảo sát, kiểm tra nghiệp vụ bán hàng thực tế có xảy ra không bằng cách: -          Kiểm tra các bút toán trên sổ kế toán tổng hợp, chi tiết bán hàng có đảm bảo bằng các chứng từ, hóa đơn bán hàng hay không. Sau đó, so sánh chứng từ, hóa đơn này với các hợp đồng, đơn đặt hàng, các chứng từ vận chuyển, hợp đồng vận chuyển, cùng các biên bản thanh lý hợp đồng mua bán, vận chuyển, chú ý đến tính hợp pháp và tính lôgic của chứng từ. -           Kiểm tra chọn mẫu điển hình một số nghiệp vụ bán hàng trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết đã được phản ánh vào sổ nhật ký bán hàng, báo cáo bán hàng, thẻ kho, nhật ký của bảo vệ hay không? -          Kiểm tra tính độc lập của các bộ phận tham gia bán hàng và trình tự thực hiện quy trình bán hàng và thu tiền có được thực hiện đúng quy định và đảm bảo quá trình kiểm soát nội bộ hay không? -          Kiểm tra chứng từ chứng minh cho việc thanh toán về những chuyến hàng sau này (kiểm tra phát sinh bên có trong kỳ hoặc kỳ sau của tài khoản 131). Nếu có nghiệp vụ thu tiền từ những khách hàng này hoặc giảm giá bán, chiết khấu thanh toán cho chính những chuyến hàng đang kiểm tra thì tính có thật của chuyến hàng cũng được chứng minh. -          Dùng công thức tính toán về mặt số lượng, số tiền cho tổng số và cho từng mặt hàng, loại hàng để xác định tính cân đối của hàng xuất bán trong kỳ theo công thức:          Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Xuất trong kỳ + Tồn cuối kỳ        Theo công thức này, quá trình kiểm toán chu kỳ bán hàng thu tiền có quan hệ chặt chẽ với kiểm toán hàng tồn kho và kiểm toán chu kỳ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán. -          Kiểm toán viên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ người mua xác nhận. Kỹ thuật xác nhận được thực hiện có thể cho những hóa đơn bán hàng nghi vấn hoặc số dư tài khoản phải thu của người mua tại những thời điểm cần xác minh. Việc xác nhận phải tuân theo nguyên tắc và trình tự xác nhận. Khi nhờ người mua xác nhận, không được nói rõ số tiền trên hóa đơn hay số dư tài khoản, đồng thời, việc gửi kết quả xác nhận cũng phải gửi về địa chỉ của kiểm toán viên, không được gửi về địa chỉ của doanh nghiệp hay đơn vị đang được kiểm toán. + Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng có được phê chuẩn đúng đắn hay không? Thông thường khiểm toán viên phải thực hiện các kỹ thuật sau đây: -          Kiểm tra người phê chuẩn có đúng thẩm quyền và đúng văn bản kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hay không? -          Kiểm tra trình tự phê chuẩn thông qua kiểm tra ngày tháng trên các chứng từ, văn bản đã được phê chuẩn phải đảm bảo lôgic. -          Kiểm tra việc phê chuẩn có đúng với hợp đồng, đơn đặt hàng, đúng với biểu giá bán, biểu tỉ lệ chiết khấu, giảm giá qui định của doanh ngiệp hay không? * Khỏa sát về cơ sở dẫn liệu đã tính toán và đánh giá :       Các kỹ thuật kiểm toán thường được kiểm toán viên sử dụng để xác minh về cơ sổ dẫn liệu đã tính toán đánh giá đó là: -          Chọn mẫu một số chứng từ, hóa đơn bán hàng được kiểm toán viên tính ra số tiền theo hóa đơn giá và số lượng đã được phê chuẩn. -          Tính toán lại số tiền chiết khấu, giảm giá theo đúng bảng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá qui định của doanh nghiệp và sự phê chuẩn của người có thẩm quyền. -          Tính lại doanh thu bán hàng ngoại tệ, kiểm tra xem doanh nghiệp có qui đổi ngoại tệ theo đúng qui định hay không? -          So sánh số liệu trên chứng từ, hóa đơn bán hàng với số liệu trên chứng từ vận chuyển và đơn đặt hàng tương ứng. * Khảo sát về cơ sở dẫn liệu đã ghi chép và cộng dồn (phân loại, hạch toán và trình bày):       +    Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền có ghi sổ đầy đủ hay không? Kiểm toán viên phải thực hiện các kỹ thuật sau đây: -          Kiểm tra sự đánh số liên tục của chứng từ xuất kho, hóa đơn bán hàng và tính liên tục của việc ghi chép nhật ký bán hàng, các sổ liên quan phải đảm bảo chặt chẽ. -          So sánh số liệu tổng cộng về số lượng trên sổ chi tiết phải khớp đúng với thẻ kho, với báo cáo bán hàng theo từng loại hàng. Số tiền trên bàng tổng hợp chi tiết phải khớp đúng với sổ tổng hợp. -          Kiểm tra các chứng từ của nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ và cuối kỳ hay niên độ đã được phản ánh vào sổ kế toán tổng hợp , chi tiết , bảng kê bán hàng, báo cáo bán hàng, bảng kê công nợ phải thu hay không? +    Kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền có được ghi chép kịp thời hay không, bằng cách so sánh ngày tháng trên chứng từ hóa đơn bán hàng với ngày tháng ghi các sổ thương vụ có liên quan.       +    Kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền có được ghi chép đúng kỳ hạn hay không bằng cách kiểm tra, so sánh ngày tháng trên chứng từ hóa đơn bán hàng với ngày tháng ghi sổ, ngày tháng phân kỳ và ngày tháng trên chứng từ vận chuyển.       +    Kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền có được ghi chép đúng sự  phân loại và đúng phương pháp hay không? Bằng cách: -          Kiểm tra đối chiếu việc ghi sổ chi tiết doanh thu với thẻ kho, báo cáo bán hàng, nhật ký bán hàng, đặc biệt chú ý đến doanh thu của hàng thuế suất khác nhau. -          Dùng công thức tính toán đảm bảo tính cân đối về mặt số lượng, số tiền cho từng loại sản phẩm, hàng hóa có thuế suất khác nhau theo công thức:                 Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Tồn cuối kỳ + Xuất trong kỳ + Kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng thu tiền có được ghi chép đúng phương pháp hay không? Trường hợp này kiểm toán viên phải nắm vững kế toán bán hàng và thu tiền theo trường hợp và kiểm tra đối chiếu mẫu sơ đồ kế toán một số trường hợp thực tế điển hình của doanh nghiệp. + Kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền có được cộng dồn và trình bày đúng đắn và đúng quy định hay không bằng cách: -          Cộng lại số liệu trên sổ chi tiết, tổng hợp, nhật ký bán hàng, bảng kê và báo cáo bán hàng. -          Cộng lại số phát sinh lũy kế trên tài khoản doanh thu chú ý đối chiếu số liệu trên sổ tổng hợp với số liệu báo cáo của doanh nghiệp. *Khảo sát chi tiết số dư các tài khoản nợ phải thu và quá trình thu tiền:      Đối với khảo sát chi tiết số dư  trong kiểm toán nghiệp vụ bán hàng, thu tiền thường được kiểm toán viên thực hiện đối với các tài khoản  liên quan có số dư như tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, Tài khoản 111 “Tiền mặt”, Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”. Còn tài khoản doanh thu 511 và 512 không có số dư , vì vậy không phải khảo sát số dư đối với tài khoản doanh thu. -          Khảo sát chi tiết số dư tài khoản nợ phải thu: Đối với số dư tài khoản nợ phải thu,phương pháp kiểm tra của kiểm toán viên tốt nhất là nhờ khách hàng xác nhận.nếu không có điều kiện xác nhận thì kiểm toán viên phải thực hiện các kĩ thuật sau đây: Kiểm tra tính có thật của khách hàng như: Sự tồn tại thực tế,tính pháp lí.nếu khách hàng là có thật thì khiểm toán viên phải thực hiệ các kĩ thuật và kiểm tra tiếp theo. Dựa trên kết quả kiểm toán các nghiệp vụ bán hàng và phát sinh kiểm toán viên tính ra số dư và đối chiếu vơi số liệu của doanh nghiệp.tìm bằng chứng chứng minh cho chênh lệch nếu có Nhờ ngân hàng xác nhận về số tiền trên tài khoản nợ phải thu (tk 131- phải thu của khách hàng) Kiểm tra các bảng thống kê và đánh giá độ tin cậy đối với bảng  kê đối chiếu số dư tài khoản định kì giữa doanh nghiệp với khách hàng và ngân hàng.khi bán chịu ,định kì hàng tháng,doanh nghiệp phải lập bảng kê các hóa đơn bán hàng gưi cho người mua để người mua làm căn cứ đối chiếu.nếu có sự chênh lệch giữa người mua sẽ có ý kiến bằng văn bản để  hai bên cùng xử lí. Ngoài các kĩ thuật kiểm toán như trên,tùy vào mức độ rủi ro kiểm soát và mức độ tỏa mãn đạt được  về kiểm soát nội bộ mà kiểm toán viên có sự cân nhắc lựa chọn các nghiệp vụ bán hàng thu tiền dể  kiểm toán bổ xung như những nghiệp vụ có số tiền lớn.có quá trình kiểm soát nội bộ yếu kém,nghiệp vụ mới phát sinh hoặc phát sinh lần đầu,cuối kì ,niên độ hay những nghiệp vụ mà kiểm toán viên có nhiều nghi ngờ để thực hiện thủ tục kiểm toán như kiểm toán các nghiệp vụ bán hàng,thu tiền ở trên. * Khảo sát chi tiết số dư tài khoản thu tiền từ nghiệp vụ bán hàng Trong kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền có liên quan đến tài khoản thu tiền. Các nghiệp vụ thu tiền phần lớn có liên quan trực tiếp đến doanh thu bán hàng hoặc nợ phải thu. Ngoài ra còn liên quan đến các khoản thu tiền từ các hoạt động khác như tiền bán tài sản cố định, chứng khoán, thanh toán, tạm ứng, thu tiền phạt, cho vay, đầu tư… Việc khảo sát chi tiết số dư tài khoản 111, 112 chủ yếu thuộc về phần kiểm toán vốn bằng tiền và sẽ được trình bày kỹ càng, đầy đủ trong phần kiểm toán vốn bằng tiền. Dự kiến các thành viên tham gia kiểm toán và thời gian kiểm toán:          + Cơ cấu gồm có 3 thành viên: 1: Lê Xuân Hùng 2: Nguyễn Thị Bích 3: Trần Văn Nam           + Thời gian: từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013 Kiểm toán doanh thu a, Kiểm toán chi tiết về doanh thu Công ty cổ phần thủy sản Mê Công là 1 công ty có doanh thu tương đối lớn,khách hàng đông đảo,những khách hàng này có số dư nợ lớn,bên cạnh những khách hàng lớn công ty còn có những cửa hàng bán lẻ,cửa hàng giới thiệu sản phẩm…các nghiệp vụ bán hàng diễn ra thường xuyên với mật độ tương đối dày đặc cho nên việc kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu mất khá nhiều thời gian. Kiểm toán viên không thể kiểm tra chi tiết từng hóa đơn bán hàng được vì như vậy khối lượng công việc là rất lớn.Do đó KTV thực hiện việc kiểm tra chi tiết kiểm toán thong qua chọn mẫu,việc chọn mẫu mà vẫn mang tính đại diện cao Do bước kiểm tra khoản mục doanh thu được thực hiện sau khi đã kiểm tra chi tiết khoản mục nợ phải thu nên KTV đã thu thập được khá nhiều bằng chứng lien quan trực tiếp dến khoản mục doanh thu và các khỏn doanh thu đã thu tiền ngay như các biên bản đối chiếu Công nợ/Thư xác nhận. Trong đó có ghi rõ tổng số tiền về hàng hóa mà người mua được hưởng,tổng số tiền mà người mua đã thanh toán và còn nợ. Với những khoản doanh thu đã có xác nhận từ bên tứ thứ 3 thì ktv không chọn mẫu để kiểm tra chi tiết mà sử dụng luôn có xác nhận đó làm bằng chứng kiểm soát,với những khoản doanh thu chưa có xác nhận hoặc chưa được đối chiếu với hóa đơn,chứng từ thì KTVsẽ đến tiến hành chọn mẫu để kiểm tra chi tiết. Tiêu thức để KTV chọn mẫu kiểm tra chi tiết là các nghiệp vụ bán hàng có giá trị lớn,nghiệp vụ bán hàng đổi hàng hoặc những trường hợp xuất sản phẩm làm quà tặng… b, Kiểm toán chi tiết khoản doanh thu xuất khẩu Công ty thủy sản Mê Công có doanh thu từ thị trường Công ty CP Mê Công có doanh thu từ thị trường trong nước chiếm tỷ trọng lớn,khoản doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ, việc chênh lệch như vậy là do sản phẩm của công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thông qua cơ quan đại diện ở VN.Chính điều này cũng gây ra những bất ổn cho công ty vì vậy công ty mất quyền chủ động, quyền nắm bắt thị trường nước ngoài, chiến lược của cty trong những năm tiếp đó là xuất khẩu trực tiếp, tìm kiếm thị trường nước ngoài là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược thị trường mở rộng của công ty. Tuy nhiên KTV cũng không thể bỏ qua việc kiểm tra chi tiết khỏan mục doanh thu xuất khẩu được vì đây là 1 khoản mục quan trọng vì có thể kế toán viên có những sai sót trong việc hạch toán… III. Phương pháp kiểm toán áp dụng. Sử dụng phương pháp chọn mẫu và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư tài khoản: Để kiểm tra các khoản phải thu cuả khách hàng và kiểm tra doanh thu bán hàng. Kế hoạch kiểm toán phải thu khác hàng của công ty Cổ phần thủy sản MeKong. Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn. Tên khách hàng: Công ty Cổ phần thủy sản MeKong. Niên độ kế toán: 31/12/2012 Tham chiếu: H Khoản mục: Phải thu khách hàng. Người thực hiện: NTT Ngày thực hiện. Các bước kiểm toán: Bước 1: Đối chiếu số phát sinh. Số dư của từng tháng trên hệ thống sổ chi tiết với bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng A. Bước 2: Kiểm tra chi tiết bảng phải thu. Kiểm tra đối chiếu chi tiết số dư của từng khách hàng với biên bản đối chiếu công nợ. Kiểm tra chi tiết số dư thông qua gửi thư xác nhận. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán chịu và nghiệp vụ thu tiền mặt thông qua kiểm tra chi tiết hóa đơn chứng từ. Kiểm tra việc quy đổi tỷ giá, hạch toán công nợ bằng ngoại tệ. Kiểm tra nghiệp vụ xóa sổ sách các khoản phải thu khó đòi. Tổng hợp các kết quả kiểm tra chi tiết, đưa ra các bút toán điều chỉnh và nêu nhận xét. Xác định phạm vi và quy mô chọn mẫu. Quy mô chọn mẫu phù thuộc vào đánh giá của KTV về khả năng sai sót, Công ty Cổ phần thủy sản Mekong có số lượng khách hàng tương đối đông cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các khách hàng nước ngoài giao dịch mua bán với công ty đều thông qua đại diện tại Việt Nam. Do đó, việc gửi thư cho các khách hàng nước ngoài được thực hiện bằng cách gửi thư cho các văn phòng đại diện. Tiêu chuẩn để chọn mẫu là các khách hàng có số dư nợ lớn, những số dư quá thời hạn thanh toán quá lâu, những khách hàng có số phát sinh lớn, những khách hàng trong năm không phát sinh giao dịc. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đó KTV nhận thấy rằng trong tổng số các khách hàng của công ty có 25 khách hàng chuyên giao dịch với công ty, có giá trị phát sinh các nghiệp vụ lớn,… mà KTV đáng phải quan tâm. Nhưng trong khi tìm hiểu thêm thì KTV thấy rằng trong số 25 khách hàng đó đã có 04 khách hàng trong năm đã có đối chiếu công nợ, 08 khách hàng đã thanh toán số dư nợ cuối năm vào tháng 01 và đầu tháng 02 năm 2012. Do đó, với những khách hàng này KTV không chọn để gửi mẫu thư xin xác nhận. Quyết định kiểu gửi thư xác nhận. Như đã biết có 03 kiểu thư xác nhận đó là: thư xác nhận chủ động, thư xá nhận thụ động và thư xác nhận mở. Trong hầu hết các cuộc kiểm toán KTV chỉ gửi thư xác nhận chủ động, bởi vì khi không nhận được thư trả lời thì có nghĩa là có điều gì đó bất thường mà KTV cần phải diều tra thêm. Trong khi đó với thư xác nhận thụ động KTV không thể phân biệt được khác hàng đồng ý hay không nhận thư xác nhận được thư xác nhận hoặc khách hàng không quan tâm đến câu trả lời. Một lý do nữa khiến KTV phải chọn thư xác nhận chủ động là vì KTV chỉ chọn những khác hàng có số dư lớn để gửi thư xác nhận nên cần thu được bằng chứng có sự xác nhận số dư từ phía còn nợ, sự xác nhận này là một bằng chứng có giá trị và nếu thu nhập được thì công việc kiểm tra chi tiết sẽ bớt khó khăn hơn nhiều. Vì thế, nếu không nhận được thư trả lời sau 02 lần gửi thư xác nhận thì KTV sẽ yêu cầu khách hàng can thiệp để có được tối đa các thông tin phản hồi từ phía con nợ. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ thu tiền. Công việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu của khách hàng và nghiệp vụ thu tiền là kiểm toán số phát sinh nghiệp vụ của tài khoản phải thu khách hàng thông qua các bước sau: Chọn mẫu hóa đơn chứng từ. Đối chiếu kiểm tra từng hóa đơn chứng từ với sổ sách và chứng từ khác có liên quan. Phát hiện, giải thích nguyên nhân chênh lệch và đưa ra các bút toán điều chỉnh. Chọn mẫu hóa đơn chứng từ: hóa đơn, chứng từ sử dụng trong khâu kiểm tra chi tiết này là các hóa đơn bán hàng, các phiếu thu, giấy báo có, bản sao kê hay điện chuyển tiền. Ngoài ra kiểm toán viên còn chọn mẫu một số hợp đồng bán hàng hoặc các phiếu xuất kho đối với nghiệp vụ bán chịu để kiểm tra mặt lượng và kiểm tra sự thống nhất giữ hóa đơn bán hàng với hợp đồng mua bán. Kiểm toán viên chủ yếu chọn những nghiệp vụ có giá tri lớn và những nghiệp vụ gần sát với ngày khóa sổ kế toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcong_ty_co_phan_thuy_san_mekong_6099.docx
Luận văn liên quan