Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam 2011

MỤC LỤC PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN HAI: NỘI DUNG 5 Chương I: Khái quát chung về đầu tư và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí Việt Nam. 5 I / Đầu tư và nguồn vốn đầu tư. 5 1. Khái niệm về đầu tư. 5 2. Đầu tư phát triển. 6 3. Vốn và nguồn vốn. 13 II. Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí. 27 1.Đặc điểm của ngành dầu khí. 27 2/ Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam 28 Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. 30 I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam. 30 1/ Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua. 30 2/ Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam. 40 II/ Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam thời gian qua: 42 1./ Những kết quả đạt được: 42 Năm 48 2/ Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề huy động vốn và phát triển ngành dầu khí ở nước ta. 49 III Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam 50 1. Định hướng phát triển ngành Dầu khí những năm tới: 50 2. Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí 53 3. Những yêu cầu đặt ra để huy động vốn có hiệu quả: 55 4. Những giải pháp cơ bản để huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam : 57 PHẦN BA: LỜI KẾT 63 PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế khủng hoảng, tuy vậy năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã biết vượt lên khó khan, đạt được một số thành tựu nhất định. Nền kinh tế tiếp tục tăng tưởng tốt, đạt 6.78%, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009. Việt Nam đã khẳng định mình là một quốc gia ổn định trên con đường phát triển và hội nhập. Trong thành tựu chung của nền kinh tế có sự đóng góp rất quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam. Thời gian gần đây, Dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu Dầu khí chiếm tỷ trọng đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Riêng với ngành Dầu khí Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều, nhưng vốn đầu tư vẫn còn có hạn chế. Thêm vào đó ta nhận thấy ngành công nghiệp Dầu khí thế giới đang đi vào giai đoạn đỉnh để bước sang giai đoạn suy tàn, các cuộc chiến tranh của phương Tây vào Trung Đông đã mang lại những thay đổi to lớn trong bức tranh địa lý - chính trị Dầu khí toàn cầu. Và những gì chúng ta đã và đang thấy trong hoạt động chính trị- quân sự của Mỹ cũng như Phương Tây ở Trung Đông phần nào nói lên tầm quan trọng rất to lớn của năng lượng Dầu khí - vàng đen. Nhận thấy được sự quan trọng như vậy của năng lượng Dầu khí, cùng với tiềm năng Dầu khí ở Việt Nam, thì vấn đề đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt nam là vấn đề đã và đang được quan tâm. Chính vì lẽ đó, mà trong bài viết này em xin trình bày về “Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam”, nhằm đánh giá một cách cụ thể hơn các hoạt động đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, cũng như sự phát triển ngành Dầu khí nước ta giai đoạn hiện nay, để từ đó có những giải pháp cụ thể thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí. Đưa ngành Dầu khí phát triển xứng đáng với tiềm năng sẵn có của đất nước. Tuy bài viết đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót cũng như nhiều hạn chế, em mong sự đóng góp của thầy cô giáo để bài viết được hoàn thành tốt hơn. Bài viết được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, Tiến sỹ: Trần Mai Hương. Em xin chân thành cảm ơn cô.

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu tiên trong vấn đề khai thác dầu khí, nguồn năng lượng mà thiên nhiên ban tặng. Một thực tế ở Việt Nam hiện nay trong vấn đề phát triển ngành dầu mỏ là: Chúng ta chỉ mới tập trung thăm dò và khai thác dầu khí, còn khâu chế biến thành dầu tinh chúng ta còn hạn chế, do đó xảy ra hiện tượng bán dầu thô với giá rẻ và sau đó mua lại dầu tinh với giá đắt. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là ta chưa có nguồn vốn đủ lớn để tập trung công nghệ và trí tuệ chế biến dầu tinh. Mặt khác nếu chỉ riêng vấn đề khai thác thăm dò và khai thác chúng ta vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị. Vì vậy việc huy động vốn vào ngành dầu khí là việc cần thiết. Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam. 1/ Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua. Ngành dầu khí Việt Nam đến nay về cơ bản đã được xây dựng gần hoàn chỉnh, bao gồm các hoạt động đầu tư thượng nguồn đến hạ nguồn. Trong các tổ chức kể trên chỉ có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tiền thân của nó là “ Tổng cục dầu khí Việt Nam “ hoạt động trong tất cả các khâu từ nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh dầu thô, khí đốt và sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí. Một thực tế là Việt Nam có một tiềm năng dầu khí không phải là nhỏ. Cùng với việc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, ngành dầu khí Việt Nam cũng từng bước phát triển. Từ chỗ phải nhập từng lít dầu hoả để thắp đèn, sau 35 năm thành lập, Tổng cục dầu khí Việt Nam đã đưa ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Việt Nam đã bắt đầu được xếp trong danh sách các nước sản xuất dầu khí bắt đầu từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm. Như vậy trong 35 năm từ khi được thành lập đến nay, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của đất nước, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách của quốc gia, phục vụ Tích cực cho công cuộc phát triển và đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Ta xem xét tình hình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam qua các lĩnh vực như sau: 1.1 Về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí: Từ những ngày đầu thành lập đến nay, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã được Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) triển khai mạnh mẽ trên toàn thềm lục địa Việt Nam với mục tiêu phát hiện nhiều mỏ dầu khí mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò, khai thác ở trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai thành công các hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài. “Ở hoạt động tìm kiếm thăm dò” với phương châm chủ yếu là phát huy Nội lực, kết hợp tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư về khoa học và công nghệ của nước ngoài. a. Trong nước Từ công tác tìm kiếm thăm dò đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí như: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Savới diện tích gần 1 triệu km2.(Hình 1)   Hình 1: Bản đồ phân bố các bể trầm tích Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký được 87 Hợp đồng dầu khí với các công ty dầu khí của Mỹ, Nhật, Nga, Anh, Malaysia, Singapore, Canada, Úc…..trong đó 60 Hợp đồng dầu khí đang còn hiệu lực bao gồm 46 Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), 10 Hợp đồng điều hành chung (JOC), 03 Hợp đồng POC, 01 Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC) và 01 hợp đồng hợp tác 2 bên với tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷUSD. Hình 2. Bản đồ Hoạt động Dầu khí Việt Nam Các hợp đồng dầu khí phân bố theo Bể trầm tích gồm: o        Bể Sông Hồng:                                        13 Hợp đồng; o        Bể Phú Khánh:                                        5 Hợp đồng; o        Bể Tư Chính – Vũng Mây:                    2 Hợp đồng; o        Bể Nam Côn Sơn:                                   17 Hợp đồng; o        Bể Cửu Long:                                          16 Hợp đồng; o        Bể Ma Lay - Thổ Chu:                          7 Hợp đồng. Trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành khảo sát trên 107 nghìn km tuyến địa chấn 2D, 65 nghìn km2 địa chấn 3D, khoan hơn 980 giếng tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan trên 3,3 triệu m. Kết quả tìm kiếm thăm dò đã đạt được: - Các mỏ đã đưa vào khai thác: Tiền Hải C, Đông Quan D, D14 (bể Sông Hồng), Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Phương Đông, Ruby, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Cá Ngừ Vàng (bể Cửu Long), Đại Hùng, Lan Tây, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây (bể Nam Côn Sơn), Cái Nước, Sông Đốc (bể Malay-Thổ chu). - Các mỏ/phần mỏ chuẩn bị đưa vào khai thác: Bạch Hổ 19, Trung tâm và Nam trung tâm Rồng, Sư Tử Trắng, Hải Sư Trắng, Hải Sư Đen, Tê Giác Trắng, Thăng Long, Đông Đô, Topaz, Pearl, Diamond (bể Cửu Long); Hải Thạch, Mộc Tinh, Lan Đỏ, Dừa, Chim Sáo, Thiên Ưng, Mãng Cầu (bể Nam Côn Sơn); Hoa Mai, cụm mỏ Rạch Tàu + Phú Tân + Khánh Mỹ, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi (bể Malay-Thổ chu) - Các cấu tạo đã phát hiện: Thái Bình, Yên Tử, Hàm Rồng, Báo Vàng, Báo Đen, Bạch Long, Hồng Long, Hoàng Long, Hắc Long, Địa Long (bê Sông Hồng); Cá Mập Trắng (bể Phú Khánh); Emerald, Jade, Hổ Xám Nam, Sư Tử Nâu, Hải Sư Đen (khối A), Hải Sư Nâu, Hải Sư Bạc, Lạc Đà Nâu, Dơi Nâu (bể Cửu Long); Cá Rồng Đỏ, Thanh Long, Cá Chó, Rồng Vĩ Đại, Rồng Trẻ (bể Nam Côn Sơn); Bắc Kim Long (bể Malay-Thổ chu). Ngoài việc hợp tác tìm kiếm thăm dò với các đối tác nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí đã đầu tư mua tàu địa chấn 2D Bình Minh 02, liên doanh tàu địa chấn 3D, đóng mới một số giàn khoan để có thể chủ động trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước và có thể mở rộng ra khu vực cũng như thế giới. b. Ngoài nước Bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò, khai thác ở trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai thành công hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác ở nước ngoài. Hiện tại PVN tham gia đầu tư vào 13 dự án Thăm dò Khai thác dầu khí ở nước ngoài (Hình 3), cụ thể như sau: - Các dự án thăm dò o        Dự án lô 16,17 (đất liền) Cuba  o        Dự án lô 31&32, 42 & 43 (ngoài khơi) Cuba o        Dự án lô Randugunting, đất liền Indonesia o        Dự ánlô Danan, đất liền Iran o        Dự ánlô E1&E2, ngoài khơi Tuynidi o        Dự án lô M2, Myanmar o        Dự án lô Champasak & Saravan, Lào o        Dự án lô Savanakhet, Lào o        Dự án lô XV, Campuchia o        Dự án lô Marine XI, Công gô o        Dự án lô Dannan, Iran o        Dự án lô Majunga, Madagasca Hình 3: Bản đồ phân bố các hợp đồng dầu khí ở nước ngoài - Các dự án phát triển khai thác o        Dự án Nhenhexky (công ty liên doanh Rusvietpetro), Liên bang Nga o        Dự án Naguimanov, Liên bang Nga o        Dự án Junin-2, Venezuela o        Dự án lô 433a&416b, Algeria o        Dự án lô SK 305, ngoài khơi Sarawak, Malaysia o        Dự án lô PM304, ngoài khơi Malaysia Năm 2010 Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra,trong năm 2010,Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đạt được các kết quả trong công tác tìm kiếm thăm dò như sau: +   Công tác tìm kiếm thăm dò trong nước: -         Đã tiến hành thu nổ 26.974 km tuyến địa chấn 2D và 5.846 km2 địa chấn 3D. -         Đã khoan 28 giếng khoan thăm dò-thẩm lượng với tổng số mét khoan gần 91.000m và tổng số tiền đầu tư ước tính 645 triệu USD. -         Có thêm 06 phát hiện dầu khí mới ở các lô 15-1/05, 16-2, 113, 09-2/09, 05-1 b&c gia tăng trữ lượng là 43 triệu tấn quy dầu, đạt 123% kế hoạch và nhiều giếng khoan thẩm lượng đạt kết quả tốt như giếng Hải Sư Đen-5XP (Lô 15-2/01); Hàm Rồng-2X (Lô 106); Đông Đô-3X (Lô 01&02); Sư Tử Nâu-3X-ST (Lô 15-1); Gấu Chúa-2X (10&11-1)... -         Ký thêm 06 hợp đồng dầu khí mới với các công ty: Neon Energy lô 105-110/04; Pearl Oil lô 04-2; tổ hợp nhà thầu Mitra/Kufpec/PVEP lô 51;  Mitra/PVEP lô 46/07; PVEP lô 01&02/10 và với PVEP lô 09-2/10. +    Công tác tìm kiếm thăm dò ngoài nước -         Đã tiến hành thu nổ 1228 km2 địa chấn 3D ở lô N31-N32 Cuba và 1.078 km tuyến 2D lô M2 ở Myanmar. -         Đã ký một hợp đồng dầu khí mới Lô Kossork – Uzbekistanngày 29/1/2010. Ngày 30/9/2010, Petrovietnam và Zaruberneft (Công ty Liên doanh Rusvietpetro) đã đón nhận dòng dầu đầu tiên. Đây là bước phát triển mới, là thành công đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam tại Liên bang Nga về thăm dò khai thác dầu khí. Thành công này cũng đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác của Việt Nam và Nga, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc Việt – Nga, đồng thời tạo thuận lợi cho Petrovietnam tiếp tục cùng với các đối tác Nga triển khai, mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tai Liên bang Nga và các nước khác. 1.2. Về lĩnh vực chế biến lọc hoá dầu Năm 2009 đánh dấu bước tiến cực kỳ quan trọng trong hoạt động chế biến dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam - đã bắt đầu vận hành và có sản phẩm thương mại từ tháng 02/2009, góp phần nâng cao tỉ trọng doanh thu của lĩnh vực chế biến dầu khí trong hoạt động kinh doanh chung của Tập đoàn. Bên cạnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và các nhà máy khác đang vận hành như Nhà máy Sản xuất chất hoá dẻo DOP, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Chế biến Condensate, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tích cực triển khai hàng loạt dự án mới về lọc dầu - hóa dầu - nhiên liệu sinh học cũng như nghiên cứu mở rộng và nâng cấp các nhà máy đã hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu xăng dầu, nguyên liệu và sản phẩm hóa dầu trong cả nước. Về các dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Trong những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành và dịch vụ phục vụ sinh hoạt hết sức đa dạng với quy mô từ thấp đến cao, từng bước vươn lên cung cấp các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế. Năm 2010 doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng. Dự kiến năm 2011, doanh thu lĩnh vực này sẽ vượt 21.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 30%/năm. Lợi nhuận cũng liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2010, lợi nhuận sau thuế đã đạt 926 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hàng năm đạt trên 30%, năm 2010 đạt 56%. Qua thời gian phát triển và không ngừng tiến bộ tạo dựng được một hệ thống các dịch vụ kỹ thuật phục vụ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Các hệ thống dịch vụ kỹ thuật này đã góp phần tích cực vào kết quả khai thác dầu khí của nước ta trong những năm qua. Đến nay, PTSC đã khẳng định thế mạnh là nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam ở 06 lĩnh vực dịch vụ chính: Dịch vụ tàu chuyên dụng; Dịch vụ căn cứ cảng dầu khí; Dịch vụ khai thác (các dịch vụ tàu FPSO/FSO, khảo sát ngầm); Dịch vụ cơ khí hàng hải; Dịch vụ vận hành và bảo dưỡng (O&M); Dịch vụ khảo sát công trình ngầm, khảo sát bằng R.O.V. 1.3. Về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ - Trong nghiên cứu khoa học: Chỉ tính riêng giai đoạn 2006 – 2010, lực lượng nghiên cứu khoa học đã tham gia thực hiện gần 200 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước, Bộ, Ngành và hàng trăm hợp đồng nghiên cứu phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh của Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên, các nhà thầu dầu khí. Nhiều đề án trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất, dầu khí, công nghệ trong các lĩnh vực khoan và khai thác, kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường...được đánh giá cao. Đội ngũ cán bộ khoa học, các nhà quản lý, kỹ sư, công nhân lành nghề của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tự khẳng định năng lực của mình, đảm nhiệm hầu hết các khâu quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí. Trong đào tạo cán bộ: Trong 10 năm qua, Tập đoàn đã tổ chức 12.830 khoá đào tạo cho 162.130 lượt người tham dự, trình độ cán bộ nhân viên ngày càng được nâng cao với tổng số 151 Tiến sỹ, 849 Thạc sỹ, kỹ sư cử nhân 13.593 người và trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật là 12.757 người, đặc biệt trong năm 2009, Tập đoàn đã tổ chức được 3.764 khoá đào tạo với 41.413 lượt người tham dự. Trong thời gian qua tập đoàn không ngừng xây dựng các giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như : - Tổ chức các chương trình đào tạo chuẩn cho cán bộ theo từng lĩnh vực, chuyên ngành. - Xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo của PVN. - Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển hệ thống quản trị nhân lực hiệu quả, khoa học hiện đại… 2/ Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam. Từ nhiều năm nay, dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thêm lục địa và tiềm năng dầu khí của Việt Nam cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư của ta có hạn. Tuy vậy, đến nay vốn đầu tư vào ngành dầu khí đã đạt mức độ đáng kể. Ta xem tổng vốn đầu tư vào ngành khai khoáng mà khai thác dầu khí là chủ yếu, cớ cấu nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước và nguồn vốn không thuộc khu vực Nhà nước ( bao gồm vốn khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Qua bảng số liệu các năm sau: Bảng 2: Năm Tổng vốn đầu tư Vốn thuộc khu vực Nhà nước Vốn ngoài quốc doanh Tỷ đồng Cơ cấu(%) Tỷ đồng Cơ cấu(%) Tỷ đồng Cơ cấu(%) Giá thực tế 2005 26780 100 13624 50.9 13156 49.1 2007 37794 100 15225 40.3 22569 59.7 2008 50214 100 16290 32.4 33924 59.1 2009 59754 100 19265 32.2 40489 67.8 2010 70823 100 21213 30 49610 70 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng vốn đầu tư vào ngành có xu hướng tăng nhanh và tăng vượt bậc vào năm 2010, nguồn vốn từ cả hai khu vực tăng mạnh cho thấy sự quan tâm của nhà nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành. Khu vực ngoài nhà nước qua các năm thì vốn càng chiếm tỉ trọng lớn cho thấy sức hấp dẫn của ngành với các đối tác, từ năm 2005 chưa đến 50% thì đến năm 2010 đã chiếm 70%. Nhìn chung, ngành dầu khí ngày càng thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào ngành từ lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến lĩnh vực chế biến, lọc hoá dầu. Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động. Một ngành công nghiệp muốn phát triển, nhất là ngành công nghiệp mũi nhọn như ngành dầu khí rất cần nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Và thực tế, những năm gần đây để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật Việt Nam đã thông thoáng đối với đầu tư nước ngoài nên vốn FDI vào lĩnh vực dầu khí tăng nhanh. Bảng 3: thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khai thác dầu khí Năm 2007 2008 2009 2010 Số dự án 16 7 10 20 Số vốn( triệu $) 262,3 307 397 621 Trong số các ngành kinh tế, ngành công nghiệp dầu khí có số vốn trực tiếp thực hiện lớn nhất. Bảng trên cho ta thấy số vốn cũng như số dự án đầu tư không ngừng tăng lên và dự đoán còn tăng mạnh trong năm 2011, cho ta thấy dấu hiệu rất tích cực vào việc thu hút vồn FDI vào ngành, cho thấy sự nỗ lực của ngành cũng như chính phủ. Như vậy: Nguồn vốn huy động được vào ngành dầu khí ở Việt Nam trong thời gian qua là những con số không nhỏ, từ đó đã mang lại những kết quả khả quan trong ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp dầu khí nói riêng. Song ngành dầu khí như ta đã thấy đặc điểm của công nghiệp dầu khí là cần vốn lớn, chịu nhiều rủi ro, hơn nữa Dầu khí còn là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam và tiềm năng vốn có của thiên nhiên ban tặng. Việt Nam trong thế kỷ 21 này cần có nhiều biện pháp để huy động vốn vào ngành dầu khí. II/ Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam thời gian qua: 1./ Những kết quả đạt được: Trong thời gian qua, ngành dầu khí đã được đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư vào không phải là nhỏ. Nhìn chung, các mỏ dầu khí được đầu tư vào những năm trước đây đã và đang phát huy hiệu quả. Ta có thể thấy kết quả mà ngành dầu khí đã làm được trong những năm gần đây như sau: Trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí, đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký được 87 Hợp đồng dầu khí với các công ty dầu khí của Mỹ, Nhật, Nga, Anh, Malaysia, Singapore, Canada, Úc…..trong đó 60 Hợp đồng dầu khí đang còn hiệu lực bao gồm 46 Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), 10 Hợp đồng điều hành chung (JOC), 03 Hợp đồng POC, 01 Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC) và 01 hợp đồng hợp tác 2 bên với tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷ USD. - Năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục tích cực đẩy nhanh công tác phát triển mỏ mới và tăng cường công tác quản lý khai thác mỏ nhằm gia tăng sản lượng khai thác. Kế hoạch sản lượng khai thác và phát triển mỏ mới năm 2010 của Tập đoàn cụ thể như sau: - Khai thác15 triệu tấn dầu thô và condensate cả trong và ngoài nước và 8 tỷ m3 khí thu gom đưa về bờ. - Đưa 11 mỏ mới/công trình mới vào khai thác, trong đó gồm có 09 mỏ mới/công trình mới trong nước (Nam Rồng – Đồi Mồi (đưa vào vận hành khai thác liên tục), Sư Tử Đen Đông Bắc, Pearl, Topaz, BK-9, BK-14, BK15, RC5, RC1/RC3) và 03 mỏ mới từ nước ngoài (D30, Dana - Malaysia, Nhenhexky - Nga). - Kết quả thực hiện kế hoạch 2010 trong 6 tháng đầu năm của Tập đoàn như sau:         + Vietsovpetro đã đưa vào khai thác công trình RC-5 ngày 23/4/2010, ngoài ra mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi cũng đã đưa vào vận hành khai thác liên tục từ 26/1/2010.         + Đưa vào khai thác mỏ Sư Tử Đen Đông Bắc vào đúng dịp lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2010, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch.          + Khai thác 7,273 triệu tấn dầu thô và condensate, bằng 102,63% kế hoạch 6 tháng và 48,48% kế hoạch năm PVN đăng ký với Chính phủ.         + Đưa về bờ 4,764 tỷ m3 khí, bằng  117,17% kế hoạch 6 tháng và 59,55% kế hoạch năm.   - Kết quả thực hiện kế hoạch 2010 trong 6 tháng cuối năm của Tập đoàn như sau:         + Đưa mỏ Pearlvào khai thác (7/8/2010)          + Đưa mỏ Topaz vào khai thác (1/11/2010)          + Hoàn thành và đưa vào khai thác công trình BK-15 mỏ Bạch Hổ (9/2010)          + Hoàn thành và đưa vào khai thác công trình BK-14 mỏ Bạch Hổ (10/2010)          + Hoàn thành và đưa vào khai thác công trình RC1-RC3 mỏ Rồng (12/2010)          + Đưa mỏ D30, Lô SK305, Malaysia vào khai thác (22/6/2010)          + Đưa mỏ Bắc Khosedaiu (Nhenhesky), LB Nga vào khai thác (9/2010)           + Ước khai thác 6 tháng cuối năm đạt 7,750 triệu tấn dầu thô và condensate, đưa sản lượng cả năm lên 15,023 triệu tấn. Sản lượng ước thực hiện cả năm bằng 100,15% kế hoạch PVN đăng ký với Chính phủ.          + Ước đưa về bờ 4,557 tỷ m3 khí 6 tháng cuối năm, đưa tổng khí về bờ cả năm đạt 9,321 tỷ m3. Sản lượng ước thực hiện cả năm bằng 116,51% kế hoạch PVN đăng ký với Chính phủ. - Trong lĩnh vực công nghiệp khí: Tổng Công ty Khí Việt Nam đang vận hành an toàn và hiệu quả các hệ thống đường ống dẫn khí khu vực Ðông và Tây Nam Bộ. Từ hệ thống này, PV Gas đã cung cấp gần 60 tỷ m3 khí khô cho sản xuất 40% sản lượng điện, 35-40% sản lượng đạm và 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh trong cả nước, góp phần tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thực quốc gia; tiết kiệm cho ngành điện hơn sáu tỷ USD từ việc sử dụng khí thay dầu DO để sản xuất điện. Giá trị doanh nghiệp hiện tại của PV Gas đạt gần 30 nghìn tỷ đồng, doanh thu đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, riêng năm 2010 ước thực hiện gần 37.000 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước hơn 23 nghìn tỷ đồng; riêng năm 2010 ước thực hiện hơn 2.000 tỷ đồng. PV Gas liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao về sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu giai đoạn 2006-2010 là 15%/năm. Ðứng thứ ba trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, hiện doanh thu của PV Gas chiếm 8-10% doanh thu của Tập đoàn, bằng 1,5% GDP cả nước. - Trong lĩnh vực chế biến lọc hoá dầu: Ngoài Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với công suất chế biến 6,5 triệu tấn nguyên liệu dầu thô/năm và các nhà máy như Nhà máy Sản xuất chất hoá dẻo DOP, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Chế biến Condensate ( công suất chế biến 130.000 tấn nguyên liệu Condensate/năm ) đang vận hành tốt và mang lại hiệu quả cao thì sắp tới chúng ta còn đầu tư vào nhà máy lọc dầu nằm trong khu phi thuế quan của Khu kinh tế Nhơn Hội với công suất 3 triệu tấn sản phẩm/năm, sau đó có thể tăng lên 6 - 8 triệu tấn/năm. Như vậy: Bằng những nỗ lực không nhỏ để huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí. Bên cạnh đó nhờ tiếp xúc thường xuyên với các đối tác nước ngoài và công tác đào tạo cán bộ rất cần được coi trọng, nên PetroVietnam có thể nói là đơn vị kinh tế hội nhập khá thuận lợi vào ngành dầu khí thế giới. Trong nhiều năm liên tục công tác tài chính kế toán luôn đạt được những kết quả cao nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát triển vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (Petrovietnam) đạt kỷ lục về doanh thu với 478.400 tỷ đồng, tương đương với 24% GDP, tăng 59% so với năm ngoái. Năm 2010, tổng số tiền nộp ngân sách Nhà nước của Petrovietnam là 128.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng thu, tăng 41% so với năm 2009. Kế hoạch mà Petrovietnam đặt ra từ đầu năm, kết thúc tài khóa 2010, doanh thu chỉ đạt khoảng 329.000 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 96.000 tỷ đồng. Trong năm 2009, tổng doanh thu của PVN đạt 265.000 tỷ đồng, bằng 16% GDP của cả nước. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 91.000 tỷ đồng, bằng 24% tổng thu ngân sách Nhà nước.Cũng trong năm 2010, tổng nguồn thu từ ngoại tệ của Petrovietnam đạt 9,22 tỷ USD. Trong đó, nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô (8,68 triệu tấn) là 5,34 tỷ USD; bán dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (6,08 triệu tấn) là 3,74 tỷ USD; bán dầu khai thác ở nước ngoài (0,23 triệu tấn) là 0,14 tỷ USD, tương đương 13% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tập đoàn đã phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ mới, luôn đạt mức tăng trưởng cao qua các năm, doanh thu dịch vụ năm 2009 đạt 35,4% và năm 2010 đạt 32% trong tổng doanh thu toàn tập đoàn, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết 233 của Ðảng ủy tập đoàn về phát huy nội lực đề ra (Nghị quyết đề ra là đến năm 2010 đạt 25-30%); trung bình cả giai đoạn 2006-2010 đạt 27,7%, cao hơn so với mục tiêu chiến lược đề ra (là chiếm từ 20  đến 25% tổng doanh thu toàn tập đoàn). Một số đơn vị đạt mức tăng trưởng cao như Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí, tổng doanh thu thực hiện cả năm 2009 đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2008 và doanh thu năm 2010 là 20.800 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2009; Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí: doanh thu năm 2009 tăng 10,0% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 75% so với năm 2009 do khai thác tối đa hiệu quả các giàn khoan và dịch vụ khoan; Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí: doanh thu năm 2009 đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 3.900 tỷ đồng, tăng trưởng 30%; Tổng Công ty Tài chính cổ phần dầu khí: năm 2009 đạt 5.658 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 6.720 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2009; Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí doanh thu năm 2009 đạt 4.513 tỷ đồng, tăng 2,42 lần so với năm 2008, doanh thu năm 2010 đạt 8.066,38 tỷ đồng, tăng gần 1,8 lần so với năm 2009. Năm 2011, Petrovietnam đặt mục tiêu doanh thu 486.000 tỷ đồng. Bảng 3: Doanh thu và nộp ngân sách nhà nước Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu Nghìn tỷ VND 170.7 213.4 280.1 321.7 478.5 % GDP 16% 19% 20% 17% 24% Nộp ngân sách Nghìn tỷ VND 83.3 77 88.8 91 128.7 % tổng thu NS 29.8% 24.4% 21.3% 24% 30% Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm gần đây doanh thu của ngành không ngừng tăng và chiếm phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân GDP, đóng góp vào thu ngân sách nhà nước một ượng lớn. Thu ngân sách nhà nước qua các năm cũng lần lượt tăng đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để có được những kết quả khả quan như vậy, những năm gần đây ngành dầu khí không những được sự đầu tư phát triển của Nhà nước để trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, mà ngành đã thu hút lượng vốn đầu tư vào rất lớn, có thể nói là lớn nhất trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Thật vậy, theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nguồn vốn FDI những năm gần đây đầu tư vào ngành dầu khí chiếm một phần rất lớn tổng nguồn vốn FDI thực hiện. Dẫn đến doanh thu xuất khẩu dầu thô chiếm một phần lớn tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đây là một tỷ lệ lớn mà ngành dầu khí đã đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Với tốc độ thu hút vốn đầu tư và phát triển như hiện nay, nhất định trong tương lai ngành dầu khí sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn không thể thiếu được góp phần thực hiện CNH-HĐH của đất nước ta. 2/ Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề huy động vốn và phát triển ngành dầu khí ở nước ta. Một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những kết quả to lớn mà ngành dầu khí đã làm được, vẫn tồn tại những sai sót hạn chế trong vấn đề huy động vốn vào ngành và đưa ra một số đánh giá sơ bộ về tình hình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Trong vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành, mặc dù những năm gần đây Nhà nước rất quan tâm đến phát triển công nghiệp dầu khí và tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác, chế biến dầu khí. Song cần thẳng thắn thừa nhận rằng, môi trường đầu tư nước ta chưa có sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Trong số những mặt tồn tại của môi trường đầu tư Việt Nam có lẽ trước hết cần nhắc nhở tới sự thiếu quy hoạch dài hạn và rõ ràng về ngành và về sản phẩm. Từ đó dẫn tới những chính sách hạn chế và thay đổi trong một số lĩnh vực, rất khó lường trước đối với các nhà đầu tư. Thứ hai là chi phí đầu tư tại Việt Nam tuy đã có xu hướng giảm xuống, nhưng so với các nước trong khu vực thì tính cạnh tranh vẫn còn thấp. Thứ ba là việc hạn chế cho việc chấp hành luật pháp chưa nghiêm, vận dụng luật pháp chưa nhất quán giữa các ngành, các cấp. Đặc biệt trong bối cảnh đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế việc am hiểu và vận dụng các điều khoản của các hiệp định quốc tế song phương và đa phương còn không ít bất cập không chỉ có các cơ quan địa phương mà còn ở các cơ quan quản lý ở TW. Ngoài ra vẫn còn không ít vướng mắc liên quan đến chính sách thuế, nhất là thuế tài nguyên và thuế lợi tức. Bên cạnh những hạn chế trong môi trường đầu tư của Việt Nam, đã làm giảm các nhà đầu tư vào Việt Nam. Một hạn chế lớn trong vấn đề huy động vốn vào ngành dầu khí là: Giá dầu hiện nay đang biến động nên khiến các nhà đầu tư nước ngoài thường chú trọng đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm khai thác dầu thô ở Việt Nam rồi mang dầu thô ra nước ngoài tinh lọc hóa dầu. Ngành dầu khí là ngành cần đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ thì các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư. Còn nguồn vốn trong nước thì hạn hẹp nên vấn đề huy động vốn vào hệ thống công nghiệp lọc hoá dầu còn rất hạn chế. Chính vì thiếu nguồn vốn, hơn nữa nguồn vốn huy động vào ngành sử dụng không còn phù hợp trong các lĩnh vực của ngành dầu khí, nên ngành dầu khí nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Một đất nước bán nguyên liệu để nhập thành phẩm là một nước lạc hậu và Việt Nam đang là nước bán dầu thô để nhập từng lít xăng. Lợi nhuận biên của công nghiệp lọc dầu rất thấp nên việc huy động vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực hoá dầu đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư vào ngành lọc hoá dầu, hy vọng ngành lọc hoá dầu sẽ vươn lên đúng với tầm vóc mà nó phải có để góp phần vào phát triển ngành dầu khí xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Muốn vậy, Việt Nam cần có các giải pháp cơ bản để huy động vốn và có định hướng để phát triển ngành dầu khí trong thế kỷ 21 này. III Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam 1. Định hướng phát triển ngành Dầu khí những năm tới: Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá các nền kinh tế, việc hội nhập thành công và phát triển đều tuỳ thuộc vào sự nổ lực vươn lên của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nhận thức được điều đó, ngành Dầu khí đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển của mình từ nay đến năm 2020 là: Phấn đấu xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa chức năng, tham gia tích cực vào quá trình hợp tác khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu năng lượng, sản phẩm hoá dầu cho nền kinh tế trong thế kỷ 21, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Đưa tập đàn dầu khí thành Tập đoàn kinh tế dầu khí hàng đầu trong khu vực - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Những định hướng chủ đạo làm cơ sở để hoạch định cho từng giai đoạn để phát triển đã được đề ra trong Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn năm 2006-2015, định hướng đến năm 2025: Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. - Các mục tiêu cụ thể + Về tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác; ưu tiên phát triển những vùng biển nước sâu, xa bờ; tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35-40 triệu tấn qui dầu. Về khai thác dầu khí: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài; đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ sung phần thiếu hụt từ khai thác trong nước. Phấn đấu khai thác 25-35 triệu tấn qui dầu/ năm, trong đó khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn/ năm và khai thác khí 6-17 tỷ m3/năm. + Về phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ khí trong nước, sử dụng khí tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các nành công nghiệp khai thác, giao thông vân tải và tiêu dùng gia đình. Xây dựng và vân hành an toàn, hiệu quả hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, sẵn sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu khí. Riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất 10-15% tổng sản lượng điện của cả nước. + Về công nghiệp chế biến dầu khí: Tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nha công nghiệp chế biến dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hoá dầu, chế biến khí để ạo ra được các sản phẩm năng lượng cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nông nghiệp khác. + Về phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành pyhần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của cả ngành. Phấn đấu đến năm 2010, doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 25-30%, đến năm 2015 đạt 30-35% tổng doanh thu của ngành và ổn định đến năm 2025. + Về phát triển khoa học công nghệ: Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hoá nhanh ngành dầu khí; xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và ở nước ngoài. Thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ với sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của các Bộ, các ngành, các địa phương, sự hợp tác quốc tế trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí : Mặc dù năm 2006 vừa qua, Bộ Chính trị đã có quyết định số 41-KL-TW ngày 19/01/2006 về phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 . Song để thực hiện được những định hướng đó, không phải là vấn đề một sớm một chiều. Vì vậy ta cần nắm bắt những cơ hội đồng thời phải vượt qua những thách thức, mới hy vọng đạt được những định hướng đề ra. Những cơ hội mà ta cần nắm bắt đó là: Hiện nay chưa có một nguồn năng lượng nào thay thế được nguồn năng lượng Dầu khí , cho nên phát triển ngành công nghiệp Dầu khí là vấn đề mà cả thế giới quan tâm, đặc biệt là các nước phát triển . Đối với Việt Nam có các mỏ lớn đã và đang khai thác, nếu ta có các biện pháp, chính sách kêu gọi các nhà đầu tư thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào phát triển ngành Dầu khí nhiều hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của nó. Ngoài ra, như ta đã biết ngành Dầu khí là ngành cần sự đầu tư khoa học công nghệ, mà thế kỷ 21 này là thế kỷ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri trức, rất nhiều công nghệ mới ra đời, làm cho những điều trước đây 10 năm còn cho là viễn tưởng thì nay trở thành hịên thực. Nếu như trước đây vấn đề phát triển các lĩnh vực trong ngành Dầu khí là khó khăn do thiếu máy móc thiết bị thì ngày ngày nay vấn đề khó khăn đó đã được đáp ứng. Điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để có được khoa học công nghệ đó và vận dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình phát triển ngành Dầu khí hiện nay của đất nước. Cơ hội là vậy, song thách thức cũng không nhỏ. Thực vậy, qua một quá trình tìm kiếm thăm dò, các mỏ Dầu khí ở vị trí địa lý thuận lợi hầu như đã phát hiện gần hết nên địa bàn thăm dò chuyển sang những vùng đầy khó khăn như vùng biển sâu, vùng hoang vu, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Việc khai thác các mỏ hiện đang hoạt động ngày cũng càng khó khăn vì trữ lượng đi vạo cạn kiệt, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ kỹ thuật phức tạp để tăng hệ số thu hồi dầu, tìm thêm các tầng Dầu khí mới thường là ở rất sâu hoặc kích thước bé. Dầu khai thác được đưa đến các nhà máy lọc dầu để chế biến. Nhưng hiện nay vẫn chưa đủ số nhà máy lọc dầu để đáp ứng hết nhu cầu, gây ra lãng phí. Tương tự như vậy, việc vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm lọc dầu trong bối cảnh những yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi phải hoán cải hoặc đóng mới các phương tiện vận tải và xây dựng lại kho tàng. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải sử dụng công nghệ ngày càng hiện đại hơn, đầu tư lớn hơn, bao gồm cả đầu tư phát triển hạ tầng, cho nên giá thành sẽ cao. Những yếu tố nói trên cộng thêm vói các yếu tố thời tiết, đầu cơ hoặc chính trị càng làm cho giá dầu khí chao đảo, biến thiên không thể kiểm soát được, tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế bình thường. Thách thức lớn nhất đối với các mục tiêu đã nêu trên là làm sao thông qua công tác thăm dò có thể gia tăng trữ lượng xác minh trong lúc vốn đầu tư cho nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò hạn hẹp và cấu trúc địa chất của ta phức tạp làm cho tiềm năng Dầu khí tích tụ thành mỏ có giá trị thương mại không cao. Như vậy, nước ta cần có những chính sách, luật lệ và cách thức làm ăn hấp dẫn hơn các nước trong khu vực thì mới có thể thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Một vấn đề hết sức cấp thiết nữa được đặt ra là phải đầu tư cho các đơn vị nghiên cứu, các cộng ty thăm dò khai thác của Việt Nam để họ có thể tiếp thu, sử dụng công nghệ tiên tiến và luôn đổi mới đẻ tự lực phần lớn trong công tác thuộc phạm trù điều tra cơ bản này mới có thể chủ đọng đưa mục tiêu, ước mơ thành hiện thực. Công nghệ khai thác của ta cần phải nâng cấp toàn diện để đưa hệ số thu hồi dầu lên mức 40-50% hoặc cao hơn như ở các nước khác. Điều này lại càng đặc biệt có ý nghĩa đối với lượng dầu khổng lồ còn nằm trong móng nứt nẻ, một đối tượng mà sự hiểu biết của chúnh ta còn rất hạn hep, cũng như các mỏ nhỏ, mỏ biên mà sắp tới sẽ đưa vào khai thác. Đối với khí đốt, chúng ta có may mắn là trữ lượng đã xác minh khá dồi dào. Như thế trong tương lai gần như thách thức lớn không phải ở phía công nghệ mà là thị trường tiêu thụ và vốn đầu tư, đặc biệt cho cơ sở hạ tầng không phải chỉ cho bản thân công nghiệp khí đốt mà cả cho các ngành công nghiệp sử dụng khí đót làm nhiên liệu và nguyên liệu. Trong lĩnh vực lọc - hoá dầu, dịch vụ, thương mại, cũng như đã đề cập đến ở trên, thach thức lớn nhất vẫn là vốn đầu tư. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Chính phủ cùng với việc công ty tài chính Dầu khí hoạt động hiệu quả cũng như chủ trương cổ phần hoá, thách thức này chắc chắn sẽ được vượt qua và các mục tiêu sẽ thành hiện thực. 3. Những yêu cầu đặt ra để huy động vốn có hiệu quả: Huy động vốn đã khó, sử dụng nguồn vốn huy động được sao cho hiệu quả lại càng khó hơn. Vì vậy tính hiệu quả trong huy động vốn là rất quan trọng. Ta có thể xác định tính hiệu quả của việc huy động vốn qua những tiêu thức sau: Mức độ đáp ứng mục tiêu của việc huy động vốn: có thể đạt được mục tiêu đã đề ra ở mức độ nào. Mức độ chi phí cho nguồn vốn huy động: chi phí sử dụng nguồn vốn huy động ( kể cả chi phí giao dịch để huy động vốn ). Để việc huy động vốn đạt được hiệu quả cao, cần đáp ứng một số yêu cầu sau: Thứ nhất, việc huy động vốn phải đảm bảo tính kịp thời. Thông thường, khi có nhu cầu về vốn bổ sung, tìm nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đó, tuy nhiên, nếu việc cung ứng vốn không đúng thời điểm, thời cơ đầu tư thì nguồn vốn đó sẽ mất ý nghĩa, hoặc làm giảm khả năng thu lợi ích từ các hoạt động đầu tư kinh doanh. Vì vậy, cải tiến các thủ tục hành chính phức tạp trong các quy trình giao dịch về vốn là mong muốn của các ngành kinh tế nói chung. Nhiều khi một số ngành phải chấp nhần một tỷ lệ lãi suất cao hơn rất nhiều trên thị trường tài chính phi chính thức để có được nguồn vốn kịp thời vì nếu không vay kịp vốn thì nguồn vốn “rẻ” trở nên “đắt”, có thể làm cho các kết quả dự tính trong các phương án kinh doanh giảm đi dẫn đến gặp khó khăn trong việc trả nợ. Thứ hai, cần lựa chọn nguồn vốn đảm bảo hiệu quả cao nhất trong những điều kiện nhất định. Như trên đã trình bày, trong điều kiện thị trường tài chính càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau để phục vụ sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn. Hiệu quả của việc sử dụng các hình thức huy động vốn không chỉ thể hiện ở hiệu quả đầu tư mà nguồn vốn mang lại, mà còn thể hiền ở khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động các nguồn vốn, như khả năng làm tăng lời nhuận ròng và lợi nhuận tích luỹ. Thứ ba, việc huy động vốn cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu về số lượng và thời gian: Một ý đồ đầu tư, kinh doanh sẽ không thực hiện được nếu không có đủ một lượng vốn nhất định theo nhu cầu được tính toán, do đó khi huy động vốn phải đảm bảo đủ về số lượng và tính tương thích về thời gian. Thứ tư, huy động vốn cần bảo đảm giảm thiểu chi phí giao dịch: Một nguồn vốn lãi suất thấp đôi khi trở nên quá đắt, do chi phí liên quan đến giao dịch về vốn quá cao. Nguyên nhân chi phí giao dịch cao có thể là: thủ tục hành chính phức tạp, quy trình giải ngân phiền toái, chi phí tư vấn cao hoặc đôi khi do quy mô không thích hợp. Vì vậy, các ngành kinh tế cần tuỳ theo lượng vốn cần vay để chọn nguồn vốn phù hợp, vì những nguồn vốn phức tạp sẽ làm cho chi phí giao dịch trên một đồng vốn huy động cao hơn nếu lượng vốn huy động nhỏ. Ngược lại, những dự án lớn có thể có lợi về chi phí cho vốn nếu tìm đến những nguồn vốn có thủ tục phức tạp hơn nhưng lại phải chịu lãi suất thấp hơn. Riêng đối với ngành Dầu khí , là ngành cần huy động lượng vốn lớn thì hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn huy động được càng cần thiết. Sử dụng vốn hiệu quả, càng làm tăng khả năng huy động vốn . Hay nói cách khác, huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn huy động được là một trong những biện pháp để huy động vốn mà ta sẽ trình bày sau đây. 4. Những giải pháp cơ bản để huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam : Như đã trình bày ở trên, một trong những trở ngại lớn nhất đối với vấn đề huy động vốn là môi trường đầu tư Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc cải thiện môi trường đầu tư vừa phải tốt hơn trước đây, vừa phải tốt hơn các nước khác trong khu vực là điều cần phải làm. Theo hướng này, một biện pháp quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, đặc biệt liên quan đến FDI nhằm tạo sự hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định, tiến tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài. Xây dựng cơ chế chính sách mới phù hợp với tình hình trong nước. Với luật FDI đã được sửa đổi và các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư làm ăn có hiệu quả. Từ đó các thủ tục cấp phép đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ đơn giản hoá, các quy định các giấy phép không hợp lý đang cản trở hoạt động của các nhà đầu tư sẽ được bãi bỏ hoặc điều chỉnh. Cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới, đồng thời phải đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, mở rộng thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương để giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng như cung cấp điện, nước, thông tin, . . . cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật công nghệ, . . . là yếu tố quan trọng để tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư. Ngoài ra Việt Nam cần phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vệ tinh để kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chính, đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao. Nhất là ngành Dầu khí lại rất cần điều đó. Nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh , vì vậy cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư, đẩy mạnh công tác đầu tư hướng vào các lĩnh vực trọng điểm, tăng cường cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư. Những giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư chung là như vậy. Riêng đối với ngành Dầu khí, tuy việc huy động vốn đầu tư còn gặp nhiều trở ngại do chính sách thuế suất và tình hình biến động giá dầu hiện nay. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với việc huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí ở nước ta là làm sao để vừa khuyến khích các nhà đầu tư, đồng thời giữ vững chủ quyền và không bị thua thiệt. Trên cơ sở phân tích và trình bày ở trên, nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy đầu tư vào các hoạt động Dầu khí, em xin đề xuất một số giải pháp sau: Về thuế suất thuế tài nguyên: Thuế suất tài nguyên của Việt Nam còn cao hơn so với các nước trong khu vực và chưa đề cập đến vùng xa khó khăn hay những vùng cần khuyến khích. Mặc dù thời gian gần đây các bộ, ngành đã trình Chính phủ thông qua một số điểm khuyến khích các nhà thầu, nhưng vẫn cần có các quy định bổ sung vào luật Dầu khí hoặc trong các hợp đồng phân chia sản phẩm như: Đối với mỏ được đánh giá là có trữ lượng lớn thì thuế tài nguyên cần tính theo thang sản lượng khai thác và tỷ suất thuế tài nguyên tăng phần thu của nước chủ nhà. Đối với phần Dầu khí trả cho Chính phủ dưới hình thức thuế tài nguyên, nếu xuất khẩu thì không phải trả thuế xuất khẩu. Đối với các mỏ vừa và nhỏ và những mỏ hoạt động trong điều kiện xa bờ thì khi tính tỷ lệ thuế tài nguyên, ngoài việc xác định theo thang bậc, cũng cần bổ sung khung hình tính thuế tài nguyên riêng, nhằm khuyến khích và hấp dẫn nhà đầu tư. Cho phép các nhà thầu Dầu khí được kéo dài thời hạn hơn trong các hoạt động thăm dò và khai thác tại các khu vực nước sâu, xa bờ, vùng và lô liền kề vùng tranh chấp. *Về thuế suất thuế lợi tức: So với các nước đã nói trên thì thuế suất thuế lợi tức quy định trong luật Dầu khí có cao hơn, trong thực tế tuỳ từng hợp đồng phân chia sản phẩm, hay thoả thuận Dầu khí có các tỷ lệ ưu đãi thấp hơn. Trong hoạt động Dầu khí cả nước chủ nhà và nhà đầu tư đều quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh với những góc độ khác nhau. Các tranh chấp quyền lợi thường xẩy ra, mà quyền lợi tuỳ thuộc vào: các loại thuế, chi phí dầu thu hồi, các chi phí khác... Nếu chi phí cao, trong đó một phần do các loại thuế cao, thì lợi nhuận các bên sẽ thấp, Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của quá trình hoạt động Dầu khí, các quy định tài chính và chính sách thuế cũng khác nhau, như trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò sẽ được miễn giảm loại thuế nào, khi khai thác dầu thì các chi phí nào không được tính vào chi phí được thu hồi…. Mục tiêu của đầu tư là mang lại doanh lợi, trong lĩnh vực Dầu khí, để thăm dò và khai thác Dầu khí đòi hỏi lượng đầu tư khá lớn. Thông thường những mỏ vừa và nhỏ cũng phải đầu tư vài trăm triệu USD, những mỏ phải hàng tỷ USD. Nhà đầu tư chỉ ứng vốn trong giai đọan tìm kiếm và thăm dò, khi phát hiện ra dầu và đi vào khai thác thương mại thì lúc đó chi phí trang trải hàng năm là từ phần dầu để lại. Việc tính lợi tức của nhà đầu tư là tính lợi tức sau thuế. Cách đánh thuế theo một tỷ lệ cố định như trong luật Dầu khí hay hiệp định Dầu khí hiện nay có những mặt hạn chế nhất định. Theo luật Dầu khí thì thuế suất thuế lợi tức là 50%. Nên chăng để khuyến khích đầu tư thăm dò và khai thác những mỏ nhỏ, hoặc những mỏ xa bờ, có nhiều khó khăn cần điều chỉnh và bổ sung luật Dầu khí và nên áp dụng cách đánh thuế luỹ tiến, làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn vào những cấu tạo được coi là khó khăn tại thềm lục địa Việt Nam . Cuối cùng, em xin đưa ra một số giải pháp chung để chúng ta cùng nhau xem xét: Vấn đề chuyển nhượng vốn hay cổ phần, theo điều 34 Luật đầu tư nước ngoài quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài cần đặt ra một cách cụ thể hơn. Chi phí đào tạo trong các hợp đồng Dầu khí cần được chú trọng hơn. Cần có cơ chế đầu tư trong điều kiện biến động của giá dầu. Cụ thể là: Kịp thời bổ sung luật Dầu khí cho phù hợp, nhằm thu hút vốn đầu tư đảm bảo lợi ích nhà đầu tư đồng thời đảm bảo chủ quyền lợi ích quốc gia ở mức quốc gia ở mức cao nhất. Hoàn thiện các mô hình phân chia sản phẩm và các định chế kinh tế tài chính trong các hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí. Theo thông lệ quốc tế thì trước khi ký kết hợp đồng hay hiệp định nước chủ nhà và các nhà đầu tư phải tính toán kỹ càng đưa ra những quyết định chấp nhận phân chia quyền lợi các bên và khi tính dự án đầu tư, phía đầu tư phải tính thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận thu được... vì vậy họ phải tính giá dầu bình quân và dự kiến cho suốt quá trình thăm dò và khai thác. Cần có qui định bổ sung trong hợp đồng hay hiệp định là khi giá dầu xuống thấp, chi phí duy trì và đầu tư cho các hoạt động Dầu khí vẫn được đảm bảo theo mức kế hoạch của chương trình công tác và ngân sách đã được chấp thuận hàng năm để đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường. Đối với Vietsovpetro và các nhà thầu khác tuỳ theo giai đoạn phát triển cũng phải để lại tỷ lệ hợp lý và cố định trong một số năm, thường là đi đôi với kế hoạch 5 năm để có kế hoạch kịp thời. Petro Vietnam có thể hình thành và quỹ bình ổn để bù đắp thiếu hụt khi có biến động của giá dầu. Nguồn hình thành quỹ này có thể trích từ nguồn của các công ty dầu hàng năm hoặc từ lợi nhuận thu được từ các hoạt động Dầu khí khi giá dầu lên cao. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt Luật đầu tư nước ngoài và Luật Dầu khí cần có những quy định phù hợp để có những liên doanh Dầu khí theo hướng như Pertro Vieetnam đã làm thời gian gần đây. Nhà nước cần cho Pertro Vietnam một cơ chế đấu thầu phù hợp với đặc thù của ngành trong việc mua sắm vật tư thiết bị và lắp đặt nhằm đưa nhanh các mỏ vào phát triển và khai thác. Các luật và nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ và liên bộ cần được thông báo kịp thời để các bên cùng thực hiện nghiêm chỉnh. Quan tâm hơn đến được kiến nghị của các nhà đầu tư Dầu khí . Có thể thấy rằng, Việt Nam hịên nay được coi như vùng đất còn mới mẻ cho sự đầu tư cả về địa lý cũng như môi trường pháp lý, cung cách làm ăn, kỹ thuật công nghệ và cơ sở hạ tầng, nhất là trong ngành Dầu khí . Vì vậy, việc khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư đang là yêu cầu cáp thiết hiện nay. PHẦN BA: LỜI KẾT Dầu khí đã, đang và sẽ đóng vai trò nổi bật trong các cân năng lượng. Đối với Việt Nam, là đất nước ổn định về chính trị, an ninh xã hội, được thiên nhiên ưu đãi có nguồn tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Đặc biệt trong nguồn tài nguyên phong phú ấy các mỏ Dầu khí chiếm một vị trí quan trọng. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà ngành Dầu khí trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Để đưa ngành Dầu khí là ngành đầu tàu trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã thực hiện các biện pháp huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí , đặc biệt sự thông thoáng rõ ràng của luật đầu tư nói chung và luật Dầu khí nói riêng đã thu hút nhiều vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực trong phát triển ngành Dầu khí từ thăm dò, tìm kiếm, khai thác đến tinh lọc dầu. Đương nhiên trên bước đường trưởng thành và hội nhập, ngành Dầu khí là một ngành công nghiệp mang tính tầm cỡ, đòi hỏi vốn lớn công nghệ hiện đại. Nên trong quá trình phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam không thể tránh khỏi những vấp váp, yếu kém, thậm chí tiêu cực. Tuy nhiên, như ta đã thấy, những kết quả đã đạt được của ngành trong vấn đề huy động vốn và sự phát triển của ngành những năm gần đây, cộng với những đường lối đúng đắn, những đổi mới trong tư duy, những tiến bộ trong công nghệ và quản lý. Ngành Dầu khí Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển ngày càng nhanh hơn trước và quá trình hội nhập quốc tế sẽ nhanh chóng, để trở thành một ngành công nghiệp hiện đại ngang tầm khu vực. Với những thành tựu đã đạt được, cùng với những phương hướng chiến lược cho những năm tới, ngành Dầu khí Việt Nam sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hùng cường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam 2011.doc
Luận văn liên quan