Cần hổ trợ nông thôn, nông nghiệp và nông dân thông qua đầu tư cho nghiên cứu giống cây trồng, thủy lợi, điện, đường, trường , trạm, thú y, khuyến nông và cho vay tín dụng ưu đãi,. đặc biệt cho chăn nuôi. Không nên phát triển tràn lan các khu công nghiệp mà thu hẹp diện tích đất nông nghiệp nhằm đảm bảo lượng lương thực, thực phẩm cho dân số hiện tại và đang tăng thêm hàng năm; nhằm giữ nguyên là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới với khoảng 4 triệu tấn hàng năm.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình lạm phát của việt nam giai đoạn 2005 – đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đầu năm (trùng dịp tết Nguyên Đán) sau đó trở lại bình thường rồi lại tiếp tục tăng cao vào những tháng cuối năm nhưng trong năm 2008 diễn biến lại thay đổi, tháng tăng cao nhất không nằm ở đầu năm hay cuối năm mà lại nằm vào tháng giữa năm (tháng 5 với mức tăng 3,91%) do ảnh hưởng của cú sốc dầu mỏ tăng mạnh từ giữa năm 2007 và đạt đỉnh vào ngày 11/7/2008 với mức 147 USD/thùng làm giá xăng trong nước tăng cao từ mức 13000 đồng/lít cuối tháng 2 năm 2008 "vọt" lên mức 19000 đồng/lít vào giữa tháng 7/2008 cộng thêm tại thời điểm đó giá gạo thế giới tăng cao đạt mức 1005 USD/ tấn, giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng mạnh trở thành mối đe dọa an ninh lương thực toàn cầu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lần lượt tăng 23,6%: 40,4% và 26,7% trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008. Ngay cả đối với cường quốc xuất khẩu gạo như Việt Nam,việc thiếu thông tin thị trường đã gây tâm lý hoang mang cho người dân tạo thời cơ thuận lợi cho nạn đầu cơ trục lợi hoành hành còn các cơ quan chức năng lại dự báo sai tình hình thế giới nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu gạo dù giá thế giới đang cao, giá phôi thép tăng cao đạt 1150 – 1200 USD/tấn đẩy giá trong nước tăng đến 19-20 triệu đồng một tấn, giá xi măng đạt 80000đồng – 90000đồng/1 bao, nhập siêu nửa đầu năm 2008 đã cao hơn mức nhập siêu của cả năm 2007.
* Tình hình tỷ giá hối đoái Việt Nam cũng diễn biến rất phức tạp :
- Trong 3 tháng đầu năm 2008, tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 VND có thời điểm xuống mức thấp là 15.560 VND). Trên thị trường tự do, tỷ giá VND/USD dao động mức 15.700 – 16.000 VND/USD. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn gần tết Dương lịch, lượng kiều hối đổ về khá lớn, bên cạnh đó kì vọng VND sẽ tăng giá so với USD, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD cũng khiến giới đầu tư tập trung bán ngoại tệ đổi lấy tiền đồng cộng thêm việc ngân hàng nhà nước không mua ngoại tệ nhằm kiềm chế lượng tiền trong lưu thông, hạn chế bơm tiền ra bên ngoài phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát.
- Trong giữa tháng 3 đến giữa tháng 7/2008, tỷ giá tăng dần đều và tăng vọt vào giữa tháng 6/ năm 2008, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND vào ngày 18/6/2008. Tâm lý hoang mang, cộng thêm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ cũng khiến tỷ giá tăng cao.
- Từ nửa cuối tháng 7/2008: tỷ giá giảm và dần đi vào ổn định. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước nên tỷ giá đã được bình ổn giảm từ 19.400 đồng xuống còn 16.400 đồng và giao dịch quanh mức 16.600 VND trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11/2008.
Với diễn biến như vậy, tỷ giá hối đoái đã gây ra tình trạng hoang mang trong dân chúng khiến giới đầu cơ có cơ hội trục lợi tăng giá các mặt hàng làm tình hình lạm phát càng biến động theo chiều hướng xấu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân.
Bảng 2 : Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á
Dù đang tăng trưởng cao nhưng khả năng sử dụng nguồn vốn của Việt Nam lại rất thấp, hiệu quả đầu tư không cao bằng chứng là hệ số ICOR tăng qua các năm (năm 2005 là 4,6, năm 2006 là 5,01, năm 2007 là 5,2, năm 2008 là 6,66).
Nền kinh tế Việt Nam đang mấp mế bờ vực khủng hoảng với những bong bóng kinh tế chực chờ nổ tung trên thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản. Chỉ số CPI tăng cao trên mức 2 con số ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội của người dân.
2.1.2. Giai đoạn 2009 – đến nay :
Nhờ chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình hình lạm phát nên đến năm 2009 tỉ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88%. Tình hình giá cả trong năm 2009 được giữ khá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.Chỉ số giá vàng tháng 12/2009 tăng 10,49% so với tháng trước; tăng 64,32% so với cùng kỳ năm 2008. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2009 tăng 3,19% so với tháng trước; tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2008. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế nước ta vừa đạt mức tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát không cao, đây là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.
Bảng 3 : Diễn biến chỉ số CPI theo tháng giai đoạn 2008 – 2010
Nguồn : Tổng cục thống kê
Nguyên nhân chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010 là tổng hòa của các nhân tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngân sách kéo dài, nhập siêu cao..., nhưng nguyên nhân sâu xa có thể tìm thấy trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều nước đang phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy, suốt một thời gian dài, Việt Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành tựu tăng trưởng kinh tế những năm qua là điều đáng ghi nhận, song lạm phát cao, kéo dài so với nhiều nước trong khu vực là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Nhờ gói kích cầu của chính phủ nhằm chống suy giảm kinh tế đưa ra ngày 12/5/2009 trị giá 8 tỷ đô la (khoảng 143.000 tỷ đồng) nền kinh tế Việt Nam đã dần bước qua giai đoạn khủng hoảng với việc phục hồi một số ngành sản xuất quan trọng (giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,3% , nhìn chung hầu hết các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm 2010 đều tăng so với cùng kì năm 2009).Nhưng vấn đề lo ngại nhất trong năm 2010 là vấn đề lạm phát.
Bảng 4 : Chỉ số giá tiêu dùng đầu năm 2010 đến tháng 2 – 2011
Bảng 5 : CHỈ SỐ CPI THÁNG 2 QUA CÁC NĂM
Nguồn : Tổng cục thống kê
Trong 10 năm gần nhất, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã có 8 năm vượt mức tăng 2% và tháng 2 năm nay cũng đạt mức tăng thấp nhất trong 8 năm vừa nêu.Tuy nhiên, so sánh trong ngắn hạn, CPI tháng 2/2011 đã tăng cao hơn mức của khoảng hơn 30 tháng liền trước.So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 3,87%; so với cùng kỳ tăng 12,31%. CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ đã tăng 12,24%.Luôn là nguyên nhân tiêu dùng tăng tháng Tết dẫn đến chỉ số giá tăng cao. Các mức “định lượng” được công bố gần đây về tổng cầu, mức độ mua sắm của khu vực dân cư… cũng cho thấy điều này.132 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại; tổng tiền gửi giảm trong khi tín dụng tăng trên dưới 3% hai tháng liên tiếp trước Tết Nguyên đán; kiều hối về nhiều; thưởng Tết cao hơn năm ngoái… rõ ràng đã tạo ra tổng cầu lớn trong tháng 2.Bộ Tài chính ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thiết yếu đã tăng khoảng 20-25% so với năm ngoài trong khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán vừa qua. Trong khi đó, chi phí đầu vào sản xuất tăng trong tháng qua, dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân. Về phía chi phí đầu vào sản xuất là lương, thưởng, đều tăng hơn cùng với giá nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu chênh lên so với trước.Với chi phí vốn, việc tăng lãi suất cho thấy tác động rõ ràng, trong khi tỷ giá thay đổi vừa áp đặt mức chi phí mới cho sản xuất, vừa khiến cho khoản trích lập dự phòng có thể đã phình to hơn ở một số doanh nghiệp…Sản xuất nông nghiệp cũng vướng giai đoạn khó khăn về thời tiết, đặc biệt là ở miền Bắc. Gia súc chết, rau quả giảm tăng trưởng… cũng khiến nguồn cung bị ảnh hưởng trong tháng vừa qua. Nguyên nhân này có thể đã gây ra thiếu hàng hóa ở một số nơi, một vài thời điểm.Với rất nhiều yếu tố tác động đến tăng giá như vừa nêu, trên thị trường người bán “đo” túi tiền người mua để ra giá. Biến động mạnh của giá cả trong khoảng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán cho thấy điều này, nếu nhìn vào các mặt hàng thịt gia súc gia cầm, rau xanh, dầu ăn, bánh mứt kẹo, đường, sữa... Điểm lại các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng chính, CPI tháng 2 có sự đóng góp lớn của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi nhóm này tăng tới 3,65%. Trong con số này, CPI lương thực tăng 1,51%; thực phẩm tăng mạnh 4,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31%.Cũng do nhu cầu tiều dùng lớn trong dịp Tết, CPI nhóm đồ uống thuốc lá tháng này đã tăng 2,14%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,38%; giao thông tăng 1,01% (do tăng giá vé của nhiều loại hình vận tải); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,83% (do tiêu dùng điện, nước tăng trong khi giá xi măng, thép… cũng đã cao hơn trước); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,64%...Chỉ số giá USD tháng này đã tăng 0,94% so với tháng trước. Ngược lại, chỉ số giá vàng giảm 0,35%.
Bảng 6 : Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 1 – 2011 :
MÃ SỐ
CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 01 NĂM 2011 SO VỚI
Kỳ gốc năm 2009
Tháng 1 năm 2010
Tháng 12 năm 2010
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
C
118,63
112,09
101,86
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
01
123,19
116,30
102,61
1- Lương thực
011
129,31
115,27
102,42
2- Thực phẩm
012
121,99
117,46
102,84
3- Ăn uống ngoài gia đình
013
119,26
112,87
101,91
II. Đồ uống và thuốc lá
02
115,94
110,08
101,72
III. May mặc, mũ nón, giầy dép
03
114,37
108,56
101,88
IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng (*)
04
124,34
113,63
101,11
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
05
109,91
106,84
100,84
VI. Thuốc và dịch vụ y tế
06
105,55
104,30
100,38
VII. Giao thông
07
115,31
103,80
100,74
VIII. Bưu chính viễn thông
08
90,73
94,18
99,92
IX. Giáo dục
09
131,97
124,81
103,88
X. Văn hoá, giải trí và du lịch
10
105,62
103,51
100,65
XI. Hàng hoá và dịch vụ khác
11
117,77
109,54
101,02
(*) Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
2.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam :
2.2.1. Nguyên nhân khách quan :
2.2.1.1. Sự gia tăng đột biến giá các mặt hàng thiết yếu trên toàn cầu :
Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nhập siêu với khối lượng hàng hóa cần nhập lớn lại chủ yếu là các nguồn nguyên liệu, vật liệu chính cho nền sản xuất trong nước vì thế khi giá cả thế giới tăng vọt (chỉ trong năm 2008 giá dầu đã tăng đến 72% đạt mức đỉnh 147,27 đô la vào tháng 7 năm 2008, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%) đã kéo theo giá lương thực thế giới tăng cao. Dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng nhì thế giới nhưng với giá gạo tăng cao như vậy, tình trạng thu mua gạo đã xảy ra khiến giá gạo trong nước cũng tăng theo gây khó khăn cho đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất trong nước bị đình đốn do giá các nguyên vật liệu tăng quá cao.
2.2.1.2. Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu :
Bắt đầu từ năm 2007, hàng loạt ngân hàng tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới buộc phải phá sản do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp tại Mỹ buộc Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED và các ngân hàng trung ương của những nền kinh tế chủ chốt trên thế giới phải áp dụng một số biện pháp như giảm lãi suất cơ bản, mở rộng tính lưu động của đô la, thả lỏng để đồng đô la mất giá khiến giá các mặt hàng tăng cao, lạm phát từ Mỹ đã lan ra khắp toàn bộ nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Không những thế khủng hoảng toàn cầu khiến đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam bị giảm sút gây ảnh hưởng đến các tiến độ dự án đầu tư dự định triển khai, và một khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm xuống sẽ làm lượng cung ngoại tệ giảm xuống khiến đồng nội tệ giảm xuống khiến tình trạng lạm phát tại Việt Nam càng thêm trầm trọng
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan :
2.2.2.1 Chính sách tiền tệ chưa linh động :
Nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn lạm phát Việt Nam chính là do hiện tượng cung ứng tiền tệ quá nhiều khiến quá thừa lượng lưu thông tiền tệ. Từ năm 2005 tổng lượng phương tiện thanh toán tăng nhanh (năm 2005 là 29,7%, năm 2006 là 33,6%, 2007 là 46,1%, 2008 là 16,3%, 2009 là 26%), số ngân hàng thành lập mới nhiều, giá nhà đất tăng cao, khoản tiền cho vay nhà đất tăng trên 35%, đồng nội tệ sụt giá so với ngoại tệ là những điều kiện cho lạm phát bùng nổ vào năm 2008.
Bảng 7: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát
Nguồn : Tổng cục thống kê
2.2.2.2. Chính sách tài khóa chưa hiệu quả :
Chính sách tài khóa chưa thực sự hiệu quả chính là nhân tố quan trọng đẩy lạm phát tăng cao. Việc chi tiêu công dàn trải không đúng mục tiêu trọng điểm, tình trạng tham nhũng, "rút ruột" công trình khiến việc đầu tư kém hiệu quả gây thất thoát lãng phí lớn cho nhà nước. Bộ máy chính quyền còn nặng nề, quan liêu thiếu tính hiệu quả, các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa phát huy hết vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn gây thiệt hại nhiều tỷ đồng của ngân sách nhà nước (như vụ sập đổ tập đoàn Vinashin trong năm 2010) làm mức thâm hụt ngân sách lớn (năm 2007 là 5,5% GDP, 2008 là 4,9%, 2009 là 7%), mức nhập siêu của Việt Nam vẫn còn cao đang khiến lạm phát ngày càng diễn biến xấu cho nền kinh tế.
2.2.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm:
Viêt Nam hiện vẫn là một nước nông nghiệp với tỉ trọng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao trong nền kinh tế, xuất khẩu vẫn chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, xuất thô khoáng sản, tỉ trọng công nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ chưa cao, hàm lượng chất xám trong sản phẩm công nghiệp còn thấp khiến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam là thấp so với các nước trong khu vực. Vì vẫn là một nước nông nghiệp nên Việt Nam chịu nhiều tác động của giá cả thế giới, đặc biệt xăng dầu, khi hóa lỏng, phân bón... nên khi giá cả thế giới có tăng cao thì giá các mặt hàng trong nước cũng tăng lên nhanh chóng gây khó khăn cho nền kinh tế.
Chính do hàm lượng chất xám trong sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao nên tình trạng nhập siêu của Việt Nam vẫn đang còn ở mức cao (các mặt hàng công nghệ thông tin, xăng … phải nhập từ nước ngoài) biểu hiện qua thâm hụt thương mại tăng dần qua các năm 2006 (-4,8 tỷ USD), 2007 (-12,4 tỷ USD), 2008 (-20,0 tỷ USD) và đặc biệt ta thấy cứ năm nào lạm phát cao thì mức thâm hụt càng cao như lạm phát cao năm 2008 thì mức thâm hụt thương mại cũng là 20%. Cán cân tài khoản vãng lai so với GDP cũng có chiều hướng đi xuống năm 2005 là 0,4% thì các năm tiếp theo đều ở mức âm 2007 là -9,0%, 2008 là -10,2% , 2009 l à -8.4% , 2010 l à -9.1%. V à c ần phải đổi mới nền sản xuất, chuyển dich cơ cấu ngành nghề nhanh hơn nữa thì Việt Nam mới có thể giảm được lạm phát.
Bảng 8 : Cán cân thương mại , cán cân vãng lai , cán cân thanh toán giai đoạn 2000 – 2010 ( Nguồn : Tổng cục thống kê )
2.2.2.4. Do cầu kéo :
Do đầu tư mở rộng của các xí nghiệp, các khoản chi tiêu đầu tư của chính phủ, thu nhập gia tăng của người dân nhu cầu về nguồn nguyên liệu, công nghệ tăng cao làm giá các mặt hàng tăng cao. Điển hình là nhu cầu về lương thực tăng cao trên thế giới vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 làm giá xuất khẩu tăng theo kéo theo cầu về lương thực trong nước tăng mà nguồn cung thiếu do thiên tai, dịch bệnh.
2.2.2.5. Do chi phí đẩy :
Ảnh hưởng từ cuộc tăng giá mạnh các mặt hàng trên thế giới từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 (xăng, thép, xi măng, lương thực...) đã thiết lập mặt băng giá mới nên dù có giảm vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 nhưng vẫn ở mức khá cao cộng thêm sự phục hồi của một số nền kinh tế mới nổi khiến giá các mặt hàng nguyên vật liệu chủ chốt như xăng dầu, phân bón… hiện nay tăng cao cộng thêm việc điều chỉnh tăng giá điện, giá xăng dầu, giá bán than theo cơ chế thị trường và do một số nguyên nhân khác như tăng tỷ giá thuế suất các mặt hàng lamg giá cả hàng hóa tăng lên.
2.2.2.6. Ảnh h ư ởng c ủa thi ên tai :
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu nên tình trạng lụt bão xảy ra thường xuyên hơn (trận lụt lịch sử tại miền trung vào tháng 10 năm 2010, bão Xangsen), dich bệnh trên hoa màu bùng phát ở nhiều nơi (dịch rầy nâu...) khiến cung của các mặt hàng trọng yếu bị giảm sút, tăng chi tiêu công để cứu trợ lũ lụt cũng khiến giá cả leo thang.
2.2.2.7. Do y ếu t ố t âm l ý :
Ngoài các nguyên nhân như trên thì yếu tố tâm lý cũng là yếu tố quan trọng đẩy lạm phát đi xa hơn mức lạm phát do các yếu tố như trên gây ra. Tâm lý đám đông diễn ra trong tình trạng lạm phát là một bài toán khó cho chính phủ. Tâm lý hoang mang của người dân, lạm phát kì vọng cao cùng với tin đồn về sự khan hiếm nguồn hàng... cũng làm giá cả tăng cao. Áp lực lạm phát khiến nạn đầu cơ tích trữ có cơ hội bùng phát càng làm thị trường trở nên rối loạn. Những cơn sốt tâm lý trước việc giá cả tăng cao, kì vọng tiền đồng sẽ mất giá, giá vàng tăng cao, lạm phát sẽ tăng nhanh trong tương lai... là những điều kiện khiến người dân chuyển sang mua các kim loại quý, ngoại tệ... thay vì dùng tiền đó để đầu tư sản xuất hay gửi tiết kiệm làm lượng tiền trong lưu thông nhiều hơn và đẩy lạm phát lên cao hơn.
2.2.2.8. Do công tác quản lý giá cả thị trường còn tồn tại nhiều hạn chế
Việc quản lý giá, công tác thanh kiểm tra thị trường vẫn chưa được quan tâm sát sao, chặt chẽ, những quy định ban hành của chính phủ về quản lý các mặt hàng chưa thực sự mang lại hiệu quả khiến các chủ doanh nghiệp có thể "làch luật" tăng giá liên tục các mặt hàng, điển hình như những đợt tăng giá thuốc, giá sữa ngoại nhập trong thời gian vừa qua của các đơn vị đầu mối đã khiến tình hình thị trường thật sự nhiễu động gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân.
2.3. Biện pháp khắc phục :
2.3.1. Biện pháp ngắn hạn :
2.3.1.1. Chính sách tiền tệ :
Ngân hàng nhà nước với chức năng và nhiệm của mình cần điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, đảm bảo tăng trưởng hợp lý tổng phương tiện thanh toán, tổng mức tín dụng nhằm mục tiêu phát triển sản xuất, cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp trong giai đoạn cuối của năm. Kiểm soát, quản lý chặt chẽ lượng tín dụng trong các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng ngân hàng, ngân hàng trung ương cùng với các ngân hàng thương mại thực hiện các biện pháp nhằm đưa nhanh lượng tiền ra khỏi lưu thông giúp kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra, việc kiểm soát chặt chẽ lượng tiền nóng đổ vào thị trường qua các kênh như chứng khoán, nhà đất nhằm đảm bảo sự ổn định tỷ giá ngoại tệ, theo dõi sát sao các diễn biến về giá vàng trong và ngoài nước nhằm tránh tình trạng lên quá cao gây tâm lý không tốt về tình hình lạm phát của quốc gia (vàng được xem là kênh đầu tư an toàn trong thời buổi lạm phát cao, giá vàng quá cao thì người dân sẽ nghĩ lạm phát đất nước đang có xu hướng tăng cao).
2.3.1.2. Chính sách tài khóa :
Thực hiện đồng bộ các giải pháp như thắt chặt chi tiêu chính phủ, kiểm soát đầu tư công, quản lý chặt chẽ nguồn vốn sử dụng của các doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm chi phí hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kiên quyết cắt bỏ các dự án chưa hiệu quả, thời gian xây dựng dài mà tập trung vốn, đẩy nhanh tiến độ cho các dự án trọng điểm, các công trình sản xuất tạo ra nhiều hàng hóa thuộc mọi thành phần kinh tế xã hội, cố gắng giảm thâm hụt ngân sách xuống mức thấp.
Rà soát lại các dự án đầu tư của nhà nước tại địa phương.Trước khi đầu tư phải có quy hoạch tổng thể rõ ràng về các hạng mục cần đầu tư (cần xây bao nhiêu con đường, bao nhiêu sân bay, cảng biển, diện tích bao nhiêu) tránh tình trạng trùng lặp, thiếu trước hụt sau trong các công trình đầu tư. Việc đầu tư không hiệu quả có thể chưa đưa đến hậu quả ngay nhưng sau 1 thời gian việc đầu tư kém hiệu quả sẽ gây ra các tác động xấu cho nền kinh tế khiến lạm phát tăng cao.
Kiên quyết trong việc không bù lỗ giá xăng dầu, số tiền nhờ không bù lỗ sẽ tập trung hỗ trợ cho các vùng nghèo khó khăn, hỗ trợ cho các ngành dễ tác động của tốc độ gia tăng giá cả (hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân, hỗ trợ dầu hỏa cho đồng bào vùng cao), mở rộng việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội (hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế với người nghèo, tăng mức trợ cấp cho người về hưu, người có công với cách mạng,...) giúp hạn chế tác động xấu của lạm phát đến đời sống người dân.
Tăng cường quản lý các hoạt động thu chi ngân sách, tăng cường tính hiệu quả của nguồn vốn nhà nước, có các biện pháp nhằm chống thất thu ngân sách, gian lận thuế, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý ngân sách.
2.3.1.3. Kiềm chế giá cả :
Thực hiện các biện pháp bình ổn giá, xuất kho dự trữ nhằm tăng lượng cung hàng hóa trên thị trường, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường phân phối hàng hóa đến các vùng sâu cùng xa, mở thêm nhiều trung tâm bán hàng bình ổn giá cho người dân, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất,bán lẻ tham gia vào việc bán hàng bình ổn giá (thông qua việc trợ cấp vốn vay, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bán hàng bình bình ổn giá), trợ giá cho người nông dân, quản lý chặt chẽ biến động giá trên thị trường nhằm ngăn chặn nạn đầu cơ tích trữ, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cố tình "găm" hàng chờ tăng giá, gây sốt giá ảo trong dân chúng thời gian vừa qua, giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng chiến lược như phôi thép, phân bón..., sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, phí, lệ phí, quỹ bình ổn xăng dầu nhằm mục tiêu kiềm giữ giá cả, tránh không để lạm phát cao tái diễn.
2.3.1.4. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái :
Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm soát ngoại hối kiên định. Việc này là quan trọng giúp cho quá trình điều hành chính sách tỷ giá được chủ động, minh bạch và có cơ sở để điều hành chính sách tỷ giá nhịp nhàng. Chẳng hạn, chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng 9% trong quý 1/2011 phản ánh đúng xu hướng của tỷ giá thực giữa VND và USD. Tuy nhiên mức độ điều chỉnh lớn đã gây ra một cú sốc với hàng hóa và nguyên liệu nhập khẩu và từ đó tạo tâm lý không tốt cho thị trường. Có lẽ, điều chỉnh tỷ giá linh hoạt làm nhiều lần với biên độ nhỏ và có định hướng rõ ràng sẽ thuận lợi hơn cho điều hành chính sách tiền tệ nói chung và tạo tâm lý tốt hơn cho thị trường.
2.3.1.5. Tạo tâm lý tốt cho người dân :
Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đưa những thông tin xác thực về tình hình chính sách của Đảng và Nhà Nước về chống lạm phát, công khai minh bạch trong cách tính các chỉ số như thâm hụt ngân sách, tình hình biến động giá cả trong và ngoài nước để tao sự đồng thuận trong nhân dân cũng như các doanh nghiệp, các cơ quan trong xã hội trong việc bình ổn giá cả, ngăn chặn lạm phát cao và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quyết liệt ngăn chặn tình trạng tham nhũng, quan liêu trong bộ máy công quyền nhằm tránh tình trạng hoang mang, thiếu thông tin, tạo tâm lý tốt, tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà Nước trong dân chúng.
2.3.2. Biện pháp dài hạn :
2.3.2.1. Chính sách tiền tệ :
Thực hiện chiến lược lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng, nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính ngân hàng, tăng trưởng tín dụng phải nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm soát chặt chẽ lượng tín dụng cho vay, hạn chế các khoản nợ xấu đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường, điều chỉnh tỉ giá hối đoái theo hướng mở rộng biên độ theo giá thị trường, chống tình trạng đô la hóa trên thị trường, sử dụng linh hoạt các công cụ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ (lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, công cụ thị trường mở,...) nhằm đảm bảo cung cấp đủ vốn để phát triển nhưng cũng giúp kiềm chế lạm phát,ngăn chặn sự sụp đổ ngân hàng trên thế giới vừa qua.
2.3.2.2. Chính sách tài khóa :
Kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư và chi tiêu công, đảm bảo chi tiêu phải tạo ra hiệu quả, kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích xã hội hóa các công trình đầu tư xã hội. Hạn chế chi tiêu thường xuyên mà thay vào đó là tăng chi đầu tư phát triển bao gồm đầu tư hệ thống thông tin liên lac, bưu chính viễn thông, hệ thống khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa – xã hội (như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí) vì các khoản chi tiêu này sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai giúp chống lạm phát. Để thực hiện đầu tư công có hiệu quả cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quy hoạch, tiến hành triển khai các dự án đầu tư công một cách có trọng điểm, thực hiện dứt điểm các dự án đầu tư, có cơ chế giám sát hiệu quả tránh tình trạng tiêu cực lãng phí trong xây dựng. Đẩy mạnh công tác quản lý thuế, xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, nộp thuế chậm và chống thất thu từ thuế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp phát triển kinh tế và giảm nguy cơ lạm phát cao.
2.3.2.3. Điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế :
Chuyển dich cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng trong nông nghiệp, tăng tỉ trọng trong công nghiệp và dịch vụ trong GDP của đất nước nhưng vẫn đảm bảo an toàn về năng lượng, lương thực và môi trường, tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ giúp tăng năng suất, sản lượng. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao (điện tử, viễn thông, vật liệu mới...). Tiến hành xây dựng và đầu tư vào các lĩnh vực có chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và tạo nguồn thu lớn cho quốc gia như (hóa dầu, xi măng, phôi thép...), hỗ trợ vốn cho các dự án luyện kim, hóa chất nhằm tránh tình trạng xuất khẩu thô khoáng sản tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm thâm hụt và nhập siêu như hiện nay.
Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường thu hút nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy nhập khẩu, chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trong tương lai. Đặc biệt tận dụng ưu thế sân nhà, khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng nội địa, nhất là thực phẩm đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh, ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại không chỉ vậy mà các doanh nghiệp nước ta cần mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đến những thị trường tiềm năng, những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh với giá cả hợp lý.
2.3.2.4. Tăng cường công tác quản lý giá và bình ổn thị trường :
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát giá cả chặt chẽ. Kiên quyết không để tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để tăng giá, đầu cơ nhất là các mặt hàng có tính chất nhạy cảm như sắt, thép, xăng dầu, thực phẩm ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới như xăng dầu, khoáng sản..., thực hiện niêm yết giá với các mặt hàng nhạy cảm như sữa ngoại, thuốc chữa bệnh,theo dõi sát tình hình biến động giá thế giới để có đối sách phù hợp đối với hàng hóa trong nước. Điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết nhà nước tránh hiện tượng tăng giá đột ngột gây cú sốc về chi phí với người dân và doanh nghiệp, xây dựng các quỹ bình ổn nhằm đối phó với tình hình biến động thị trường (quỹ bình ổn giá xăng dầu, cửa hàng bán hàng bình ổn giá...).
2.3.2.5.Cải cách giáo dục–đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước :
Một nền kinh tế vững mạnh không thể nào thiếu yếu tố con người. Yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong các quyết sách, năng lực cạnh tranh của đất nước trong bối cảnh đang hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế toàn cầu. Việc cải cách giáo dục cần chú trọng vào áp dụng thực tiễn vào giáo dục, đưa ra các chính sách phù hợp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tăng cường đầu tư trang thiết bị vào trường học, đào tạo sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý, có chính sách đãi ngộ xứng đáng với nhân tài, giáo dục phải gắng liền với thị trường lao động, phát triển nhân lực trong các ngành cần nguồn chất xám cao như (công nghệ thông tin, hóa chất, công nghệ mới...). Trong lạm phát nếu đầu tư cho giáo dục đúng hướng không chỉ góp phần giảm lạm phát trong tương lai mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước. Đây là một trong những biện pháp dùng lạm phát chống lạm phát chúng ta cần thực hiện.
2.3.2.6.Tăng cường xây dựng niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước :
Xây dựng niềm tin của người dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước là điều hết sức quan trọng trong điều hành nền kinh tế vĩ mô. Đi đôi với tuyên truyền chính phủ cần đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, hối lộ nhằm xây dựng bộ máy chính quyền hiệu quả hơn tránh tình trạng quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân, khuyến khích phát triển đối với doanh nghiệp đầu tư nhân, xây dựng thể chế đồng bộ và nhất quán, kiên quyết loại bỏ cơ chế xin – cho, đối xử công bằng với các loại hình doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, chính sách hỗ trợ người dân nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, các xã vùng sâu vùng xa, khó khăn trong đời sống, thực hiện tốt các chính sách đối với người cao tuổi, chủ động xây dựng phương án cứu trợ cho những người bị rủi ro, hoạn nạn, kiểm soát chặt chẽ các chương trình dự án phục vụ lợi ích người dân tránh tình trạng "bớt xén" các công trình xây dựng gây tình trạng thất thoát lãng phí, không đem lại hiệu quả cho người dân.
Chương 3 :
Dự báo về tình hình lạm phát Việt Nam trong thời gian tới
3.1. Dự báo của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế Thế Giới 2011 :
Theo báo cáo của các tổ chức tài chính và xếp hạng quốc tế, kinh tế thế giới năm 2010 phục hồi chậm chập và có nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng trong hai năm tới sẽ yếu đi, lạm phát tăng cao do giá lương thực và nguyên liệu đầu vào tăng cao và lượng tiền cung ứng quá mức. Một số nền kinh tế chủ chốt tiếp tục gặp khó khăn về nợ nần nên nhu cầu còn yếu ớt và chưa khuyến khích các nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Đáng chú ý, tỉ lệ thất nghiệp cao, các chính sách thắt chặt tài chính, tinh thần hợp tác của các nền kinh tế lớn đang giảm và nguy cơ chiến tranh tiền tệ là những yếu tố đe dọa quá trình phục hồi kinh tế.
Theo dự báo của IMF trong ấn phẩm World Economic Outlook xuất bản vào tháng 10 năm 2010, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2011 với mức tăng 4,2% so với mức 4,8% của năm 2010; trong đó, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 6,4% so với mức 7,1%; các nước phát triển, tăng trưởng dự báo chỉ đạt tương ứng 2,2% so với mức 2,7% với một số nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng đang chậm lại đáng kể từ 6 tháng cuối năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. Trong các nước châu Á đang phát triển, Việt Nam là một trong số ít nước được dự báo tăng cao hơn so với năm 2010: 6,8% so với 6,5% của năm 2010. Điều đó cho thấy trong năm 2011, bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn không ít khó khăn.
Bảng 9: Dự báo tăng trưởng kinh tế một số nước
Quốc gia
2009
2010
2011
1. Thế giới
-0.6
4.8
4.2
2. Mỹ
-2.6
2.6
2.3
3. Khu vực châu Âu
-4.1
1.7
1.5
4. Nhật Bản
-5.2
2.8
1.5
5. Trung Quốc
9.1
10.5
9.6
6. Ấn Độ
5.7
9.7
8.4
7. Indonesia
4.5
6
6.2
8. Malaysia
-1.7
6.7
5.3
9. Philippines
1.1
7
4.5
10. Thái Lan
-2.2
7.5
4
11. Việt Nam
5.3
6.5
6.8
Nguồn: World Economic Outlook, IMF, 10/2010
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2011 từ 7- 7,5% trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại so với năm 2010. Mô hình tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư (với tổng mức đầu tư xã hội dự kiến là 40% GDP, trong đó, đầu tư công chiếm khoảng 1/3), trong khi hiệu quả đầu tư thấp (thể hiện qua hệ số ICOR vẫn cao) và khó có thể cải thiện trong ngắn hạn. Thâm hụt ngân sách dự báo là 5,3%, vẫn ở mức cao. Rủi ro có thể tiếp tục xẩy ra là chính sách tiền tệ tài trợ cho chính sách tài khóa. Do vậy, áp lực lạm phát vẫn tiếp tục duy trì trong năm 2011.
Việt Nam nhập khẩu đến 90% tư liệu sản xuất, trong đó, có trên 60% nhập nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất trong nước. Vì vậy, giá thế giới cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên và do đó, sẽ ảnh hưởng đến giá bán trên thị trường.
Với quyền số hai nhóm hàng lương thực và thực phẩm là 32,53% (8,18% và 24,35%) trong rổ hàng hóa tính CPI, giá lương thực, thực phẩm sẽ đóng góp đáng kể vào mức tăng chung của CPI năm 2011 (năm 2010, hai nhóm hàng lương thực và thực phẩm đóng góp 5,53% vào mức tăng chung của chỉ số CPI). Theo FAO, chỉ số giá lương thực của tổ chức này (dựa trên giá bán buôn của một rổ hàng hóa gồm các mặt hàng như lúa mì, ngô, gạo, các loại hạt cho dầu, các sản phẩm sữa, đường và thịt) đã lên mức 214,7 điểm, mức cao nhất từ khi được thiết lập vào năm 1990 (vượt cả đỉnh cao trong thời kì khủng hoảng lương thực thế giới 2007 -2008). Trong khi nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên, sản lượng lương thực thế giới đang có xu hướng giảm do thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu, hay diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. FAO dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới sẽ giảm 2,1% trong niên vụ 2010/2011, góp phần đưa giá lương thực thế giới đang tạo đỉnh sẽ có khả năng tăng cao hơn.
Đóng góp thêm vào lạm phát năm 2011, sẽ là hệ quả của lộ trình tăng giá xăng dầu, điện, than, nước...theo tín hiệu thị trường, hay việc điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu lên 830.000 đ. kể từ ngày 1/5/2011. Chỉ số CPI tháng 1 năm 2011 tăng 1,74% so với tháng 12 năm 2010, nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1 tăng 12,17%. CPI tháng 1 năm nay cũng tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước đó. Cụ thể, từ năm 1996 trở lại đây, thì chỉ có duy nhất tháng 1/2008 là tăng 2,38%, tháng 1 các năm còn lại đều tăng thấp hơn 1,7%. Điều này cho thấy sức ép lạm phát trong năm 2011 sẽ tiếp tục lớn.
Đúng như dự đoán của các chuyên gia, ngày 11/02/2011, NHNN công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 1 USD= 20.693 VND (tăng 9,3%) và thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống 1%. Việc điều chỉnh tăng tỉ giá USD/VND 9,3% vào ngày 11/02/2011 và 0,5% vào ngày 14/02/2011 càng làm cho bài toán kiểm soát lạm phát thêm khó khăn.
Với những yếu tố khách quan, chủ quan nêu trên, để hoàn thành chỉ tiêu lạm phát năm 2011 dưới 7% như Quốc hội đề ra, đòi hỏi Chính phủ thực hiện nhất quán định hướng ưu tiên là ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát hơn là tăng trưởng kinh tế.
3.2. Giải pháp 3.2.1. Chính sách tài khóa : - Cùng với các biện pháp để tăng thu cho ngân sách nhà nước, cần thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hóa thuộc mọi thành phầnkinh tế, đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.
- Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Hiện nay tiềm năng phát triển của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa không gây phản ứng phụ. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu: đây là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến họat động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta, để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. Về lâu dài phải nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước, làm thế nào để người dân sử dụng sản phẩm nội nhiều hơn; cần có một hệ thống rào cản kỹ thuật nhằm quản lý các sản phẩm nhập khẩu; nâng cao năng lực của khu vực phân phối trong nước, làm sao để chiến lược quảng bá sản phẩm đến được với người tiêu dùng, giúp họ nhận thức được chất lượng của hàng hóa nội.
- Hướng tới thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu: không thể dựa mãi vào xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, một trong những yếu tố quan trọng nhất là thay đổi cơ cấu sản xuất của Việt Nam, nơi xuất khẩu các sản phẩm thô chiếm tỷ trọng lớn, tức là phần giá trị gia tăng thấp. Muốn tăng phần này lên thì phần nguyên liệu phải ít đi để tăng phần giá trị gia tăng do con người Việt Nam tạo ra thì mới thay đổi được tương quan giữa xuất và nhập khẩu. Điều này đòi hỏi phải có một chiến lược rất căn bản, tức chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang phía những ngành dựa trên lợi thế của Việt Nam cộng với giá trị gia tăng cao.
- Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng: hiện nay tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiềm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Cần rà soát các khoản chi nhằm hạ giá thành và chi phí lưu thông, tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.
- Tăng thuế xuất khẩu ở mức phù hợp đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản, thuế nhập khẩu và thuế nội địa một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, xa xỉ; chống thất thu thuế.
3.2.2. Chính sách tiền tệ :
- Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: Ngân hàng nhà nước thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được các yêu cầu: chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa và xuất khẩu phát triển.
- Về tốc độ cung tiền: dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam tăng đột biến buộc Ngân hàng nhà nước phải đóng vai trò người mua ngọai tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông làm cho mức cung tiền vượt nhiều lần GDP dẫn đến lạm phát cao. Giải pháp: mở tài khoản cho ký gửi ngoại tệ, mở một tài khoản tiền Việt cho họ sử dụng khi cần, đây là biện pháp khuyến khích giảm lưu thông tiền mặt.
- Tăng tỷ lệ dự trữ tiền đồng và ngoại tệ, khống chế tỷ lệ dự trữ cho vay chứng khoán. Ngân hàng nhà nước cần nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Ðiều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý dư nợ tín dụng, khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ.
- Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới, việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước, các ngân hàng thương mại theo hướng đề ra những yêu cầu, tiêu chí theo thông lệ của nền kinh tế thị trường để các chủ thể kinh doanh tiền tệ phải thật sự lành mạnh, bảo đảm lợi ích của mình và của cả nền kinh tế.
- Nâng cao lãi suất tiết kiệm lên, lãi cao người dân sẽ gửi tiền nhiều, ngân hàng khi đó sẽ tìm cách cho vay lượng tiền huy động được, tiền sẽ được sử dụng hợp lý và được điều chỉnh tỷ giá một cách hợp lý.
- Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài và tỷ giá. Ðiều hành tỷ giá giữa VND với USD và các loại ngoại tệ nói chung với biên độ hợp lý. Sớm áp dụng các biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) như nhiều nước đã áp dụng thành công. Tiếp tục có giải pháp tích cực, có hiệu quả, chống đô-la hóa nền kinh tế. Điều chỉnh về chính sách cho phép tiền đồng lên giá một chút so với USD: điều này có thể giúp kiềm chế lạm phát, bởi các chuyên gia cho rằng “cứ 1% lên giá của tiền đồng so với đôla Mỹ thì sẽ giảm được 1 – 1,5 điểm phần trăm lạm phát trong thời gian 12 tháng”. Chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh mối quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, đảm bảo việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi. Ngân hàng nhà nước phải đảm bảo đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể.
3.2.3. Về công tác quản lý :
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm sóat việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá:
- Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng như: xăng dầu, sắt thép, ximăng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là xăng dầu, khoáng sản. Đối với công tác quản lý giá cả và điều tiết thị trường cần phải mạnh tay và thống nhất, cần sự nhất quán từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan quản lý vĩ mô cho đến các trung tâm, xí nghiệp nhỏ trong cả nước. Về cơ chế điều chỉnh giá cả, khuyến khích cạnh tranh về giá theo pháp luật để tăng hiệu quả, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế về giá, tiến tới hệ thống giá cả phản ánh giá cả thị trường (cả trong nước và quốc tế), phấn đấu kiểm soát chỉ số tăng giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ đó, các cơ chế điều hành cần tập trung vào việc tiếp tục áp dụng hoàn thiện môi trường pháp lý, kiên trì cơ chế giá thị trường, khuyến khích cạnh tranh theo pháp luật đối với đại bộ phận hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế như: xăng, xi măng, sắt thép, phân bón, giấy, hàng điện tử, điện lạnh, hàng may mặc, hàng nông sản thực phẩm, các dịch vụ phục vụ du lịch, văn hóa, vui chơi, giải trí, giá đất... Tiếp tục thực hiện, tiến tới lộ trình giá thị trường vào thời điểm thích hợp đối với các loại dầu, than bán cho các hộ tiêu dùng lớn (xi măng, phân bón, giấy, nước sạch).
- Có kế hoạch chủ động nhập khẩu bù đắp thiếu hụt. Có cơ chế, chính sách để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn kinh doanh các mặt hàng chủ lực của nền kinh tế được hình thành quỹ bảo hiểm rủi ro theo nguyên tắc thị trường, lấy lãi bù lỗ. Có biện pháp ngăn ngừa việc kinh doanh chồng chéo của những đơn vị này để tránh dẫn đến tăng cung, cầu giả tạo, cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá thị trường lên cao, sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả. cần có chính sách và tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, duy trì và thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: nghiên cứu việc giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu; điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có hợp đồng sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả, đa dạng các hình thức thanh toán... Về lâu dài, cần có chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách để cơ cấu lại việc sản xuất hàng xuất khẩu, giảm nhanh xuất khẩu khoáng sản và giảm dần xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô, hàng gia công lắp ráp, tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao; mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác mới, các thị trường mới...
- Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu. Sử dụng các biện pháp không trái với các quy định của WTO để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm không nhất thiết phải nhập khẩu, nhất là việc nhập các mặt hàng xa xỉ (ô-tô, rượu ngoại đắt tiền...), giảm tối đa việc nhập siêu. Thực hiện các biện pháp tổng hợp, nghiêm ngặt, đủ mạnh để chống nhập lậu, gian lận thương mại.
Quản lý thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản:
- Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các công ty để đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; từng bước lành mạnh hóa hai loại thị trường này, khắc phục tình trạng đầu cơ, đẩy giá lên cao như thời gian qua.
- Chỉ đạo, rà soát để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; kiên quyết không cho thành lập, hoạt động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cung cấp hàng hóa có chất lượng cho thị trường.
- Sớm ban hành chính sách thuế chống đầu cơ bất động sản; các chính sách và thủ tục hành chính thông thoáng để thị trường chứng khoán và bất động sản phát triển một cách lành mạnh.
Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội:
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu cho những người lao động thuộc khối cơ quan, nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
- Điều chỉnh mức lương, trợ cấp cho những người về hưu, người có công và những người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Ban hànhc ác chính sách hỗ trợ đồng bào dan tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
- Giữ ổn định mức thu học phí, viện phí; tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ đối với các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Cần phải chú ý xây dựng cơ chế kiểm tra việc thực thi, đảm bảo nguồn hỗ trợ của nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng…
3.3. Kiến nghị :
- Tăng cường năng lực thông tin kinh tế - xã hội:
Hiện nay thông tin về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu, chỉ số giá người sản xuất (PPI)do Tổng cục Thống kê thu thập, tính toán. Nhưng việc công bố rộng rải chỉ có chỉ số giá tiêu dùng (CPI), còn các chỉ số còn lại chỉ công bố trong Niên giám Thống kê vào tháng 9 năm sau.
Để có đủ thông tin nhằm phục vụ việc chống lạm phát cũng như thiểu phát cần phải có đủ các thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chánh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,... Vì vậy cần phải đầu tư hơn nữa về kinh phí và con người trong công việc thu thập và xử lý, công bố thông tin kinh tế xã hội.
- Nâng cao sức sản xuất các sản phẩm mang tính chiến lược liên quan đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, sản xuất công nghiệp,..
Cần hổ trợ nông thôn, nông nghiệp và nông dân thông qua đầu tư cho nghiên cứu giống cây trồng, thủy lợi, điện, đường, trường , trạm, thú y, khuyến nông và cho vay tín dụng ưu đãi,.. đặc biệt cho chăn nuôi. Không nên phát triển tràn lan các khu công nghiệp mà thu hẹp diện tích đất nông nghiệp nhằm đảm bảo lượng lương thực, thực phẩm cho dân số hiện tại và đang tăng thêm hàng năm; nhằm giữ nguyên là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới với khoảng 4 triệu tấn hàng năm.
Để đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần chống lạm phát cao có thể gây bất ổn xã hội; cần đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy lọc dầu và hóa dầu nhằm sử dụng nguồn dầu thô do ta khai thác được bảo đảm nguồn cung cho sản xuất và tiêu dùng trong nước ( năm 2007 nước ta xuất khẩu dầu thô đạt hơn 8 tỷ USD, nhưng nhập khẩu sản phẩm từ dầu mỏ 7,7 tỷ USD).
- Cần hạ thấp thuế nhập khẩu các sản phẩm nhập khẩu mà cung trong nước không đủ, nhằm giảm bớt một lượng tiền, lại thêm nguồn cung góp phần chống lạm phát.
- Nâng cao năng lực của khu vực phân phối trong nước, giảm các tầng nấp trung gian. Cần tập trung xây dựng các trung tâm bán lẻ lớn.
- Luôn duy trì lãi suất thực dương, nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư.
- Tiết kiệm: cần có chiến dịch kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng hàng xa xỉ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, như: xe hơi đắt tiền, điện thoại di động loại đắt tiền, trong xây dựng chỉ nên xây dựng đủ ở không nên phô trương; sử dụng xe phân khối nhỏ trong nội thành nhằm tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN :
Qua đề tài chúng ta có thể nắm được những lý luận cơ bản về lạm phát và cũng từ đó có cái nhìn tổng quát về tình trạng lạm phát tại Việt Nam, đâu là nguyên nhân, đâu là tác động và giải pháp như thế nào nhằm khắc phục tình trạng lạm phát cao tại Viêt Nam như hiện nay. Trong giai đoạn vừa qua, bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức như tình hình lạm phát cao như hiện nay. Việc đảm bảo vừa tăng trưởng kinh tế vừa kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải là một vấn đề hết sức khó khăn đối với một đất nước có xuất phát điểm kinh tế thấp, lại bị tàn phá bởi 2 cuộc chiến tranh giữ nước nhưng chúng ta tin rằng bằng những biện pháp linh hoạt, chủ động, kịp thời, quyết liệt trong việc điều hành nền kinh tế của chính phủ đất nước ta sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển nhanh chóng.
Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được trong công cuộc chống lạm phát cũng không vì thế mà làm chúng ta chủ quan , nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Đảng và Nhà Nước ta cần phải luôn luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát triển khoa học giáo dục.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Nhập môn Tài chính-tiền tệ – Pgs.Ts Lê Vinh Danh – Nxb Lao động xã hội 2008
Giáo trình lý thuyết Tài chính-tiền tệ - Ts Nguyễn Hữu Tài – Nxb Thống kê 2002
Giáo trình kinh tế vĩ mô – Ts Bùi Quang Bình – Nxb Giáo dục 2008
Giáo trình Ngân hàng trung ương – Pgs.Ts Nguyễn Duệ - Nxb Thống kê 2005
Trang Web: www.vnecon.com
Trang Web: www.tailieu.vn
Trang Web bộ tài chính: www.mof.gov.vn
Báo Dân trí điện tử: www.dantri.com.vn
Báo Vnexpress: www.vnexpress.net
Báo Vietnamnet: www.vietnamnet.vn
Báo 24h: www.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san
Trang Web: www.cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang
Trang Web : vneconomy.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI- TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – ĐẾN NAY.doc