Tình hình suy thoái đất ở Việt Nam và những nổ lực sử dụng tài nguyên đất lâu dài, bền vững

Đề tài: Tình hình suy thoái đất ở Việt Nam và những nổ lực sử dụng tài nguyên đất lâu dài, bền vững ( 28 trang) MỤC LỤC NỘI DUNG 1. Tổng quan về suy thoái đất 1.1 Thế nào là đất bị suy thoái? 1.2 Nguyên nhân gây ra suy thoái đất 1.3 Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta 1.4 Những biểu hiện của sự suy thoái đất và thực trạng suy thoái đất hiện nay ở nước ta 1.4.1 Xói mòn, xói lở 1.4.2 Sa mạc hóa 1.4.3 Ô nhiễm đất 1.4.4 Laterit hóa 1.4.5 Nhiễm mặn 1.4.6 Nhiễm phèn 2. Sử dụng tài nguyên đất lâu dài bền vững 2.1 Một số biện pháp hạn chế suy thoái đất 2.1.1 Làm ruộng bậc thang 2.1.2 Các biện pháp nông nghiệp 2.1.3 Biện pháp lâm nghiệp 2.1.4 Biện pháp hóa học 2.2 Một số biện pháp cải tạo đất suy thoái 2.2.1 Biện pháp cải tạo đất xói mòn 2.2.2 Biện pháp cải tạo đất mặn 2.2.3 Biện pháp cải tạo đất phèn 2.3 Một số kết quả đã đạt được trong quá trình quản lý đất theo quan điểm bền vững KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 22702 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình suy thoái đất ở Việt Nam và những nổ lực sử dụng tài nguyên đất lâu dài, bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 NỘI DUNG 4 1. Tổng quan về suy thoái đất 4 1.1 Thế nào là đất bị suy thoái? 4 1.2 Nguyên nhân gây ra suy thoái đất 4 1.3 Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta 6 1.4 Những biểu hiện của sự suy thoái đất và thực trạng suy thoái đất hiện nay ở nước ta 7 1.4.1 Xói mòn, xói lở 9 1.4.2 Sa mạc hóa 11 1.4.3 Ô nhiễm đất 14 1.4.4 Laterit hóa 17 1.4.5 Nhiễm mặn 18 1.4.6 Nhiễm phèn 20 2. Sử dụng tài nguyên đất lâu dài bền vững 21 2.1 Một số biện pháp hạn chế suy thoái đất 21 2.1.1 Làm ruộng bậc thang 21 2.1.2 Các biện pháp nông nghiệp 23 2.1.3 Biện pháp lâm nghiệp 23 2.1.4 Biện pháp hóa học 24 2.2 Một số biện pháp cải tạo đất suy thoái 24 2.2.1 Biện pháp cải tạo đất xói mòn 24 2.2.2 Biện pháp cải tạo đất mặn 24 2.2.3 Biện pháp cải tạo đất phèn 25 2.3 Một số kết quả đã đạt được trong quá trình quản lý đất theo quan điểm bền vững 26 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 MỞ ĐẦU Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đất là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và chất hữu cơ nơi cư trú cho các loại động thực vật và con người, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. Đất còn phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông… Mỗi dạng đất có sự khác nhau về giới hạn của nó và mỗi vùng nông - sinh thái với các yếu tố khí hậu đặc trưng cho phép tạo ra nhiều thời vụ, đáp ứng những mục đích sử dụng khác nhau. Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu sản xuất công nghiệp phục vụ cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên lớp đất có khả năng canh tác này lại luôn chịu những tác động mạnh mẽ của tự nhiên và các hoạt động canh tác do con người. Sự thoái hóa của đất biểu hiện dưới nhiều hình thức, vì thế rất khó đánh giá tiềm năng màu mỡ của đất do sự đa dạng của việc sử dụng đất, mức độ công nghệ, các tiêu chuẩn về quản lí và sức ép dân số. Việt Nam là một quốc gia với ¾ diện tích là đồi núi, lượng mưa lớn từ 1800-2000 mm/năm, kỹ thuật canh tác và ý thức của người dân còn kém, thì hiện tượng suy thoái đất đã và đang xảy ra trầm trọng. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Tình hình suy thoái đất ở Việt Nam và những nổ lực sử dụng tài nguyên đất lâu dài, bền vững”. NỘI DUNG 1. Tổng quan về suy thoái đất 1.1 Thế nào là đất bị suy thoái? Là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp Một loại đất bị thoái hóa nghĩa là bị suy giảm hoặc mất đi: - Độ phì đất: các chất dinh dưỡng; cấu trúc đất; màu sắc ban đầu của đất; tầng dày đất, thay đổi pH đất… - Khả năng sản xuất: các loại cây trồng, các loại vật nuôi, các loại cây lâm nghiệp - Cảnh quan sinh thái: Rừng tự nhiên , rừng trồng, hệ thống cây trồng - Hệ sinh vật: thực vật, động vật, vi sinh vật - Môi trường sống của con người: cây xanh, nguồn nước, không khí trong lành, nhiệt độ ôn hòa, ổn định… Sự thoái hóa đất là hậu quả của các tác động khác nhau từ bên ngoài và bên trong của quá trình sử dụng đất: - Thiên tai: khô - hạn - bão - lũ lụt - nóng - rét - lốc xoáy - Hoạt động sản xuất không hợp lý của con người Các hoạt động sản xuất và kinh tế khác nhau Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trực tiếp đến đất 1.2 Nguyên nhân gây ra suy thoái đất * Do tự nhiên: - Vận động địa chất của trái đất: động đất, sóng thần, sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở, nước biển xâm nhập… - Do thay đổi khí hậu, thời tiết: Mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão… * Do con người gây nên: - Chặt đốt rừng làm nương rẫy - Canh tác trên đất dốc lạc hậu: cạo sạch đồi, chọc lỗ bỏ hạt, không chống xói mòn, không luân canh… - Chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa, không bón phân, hoặc bón phân không hợp lý, không phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ… - Suy thoái do ô nhiễm đất từ nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm dầu, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu... Từ các nguyên nhân trên đã dẫn đến các kiểu thoái hóa đất Phèn hóa, nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất Nhiễm mặn Laterit hóa Ô nhiễm đất Xói mòn, xói lở Sa mạc hóa Bảng 13. Quan hệ giữa cây che phủ và xói mòn Đối tượng so sánh  Lượng xói mòn (tấn/ha)   Rừng  0,004   Trồng cỏ  0,694   Trồng ngô  31,897   Trồng bông  69,932   Đất bỏ hoang  148,288   1.3 Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta Diện đất tự nhiên nước ta khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 59/200 nước, nhưng dân số đông (khoảng 78 triệu người) nên diện tích đất bình quân mỗi người vào loại thấp (0,5 ha) và xếp vào thứ 159. Đất vùng đồi núi, dốc chiếm 22 triệu ha (67% diện tích cả nước), đất tốt có đất bazan 2,4 triệu ha chiếm 7,2%, đất phù sa 3,0 triệu ha chiếm 8,7%. Nhìn chung đất tốt chỉ được xấp xỉ 20%. Đất nông nghiệp khoảng 7,36 triệu ha, trong đó 5,9 triệu ha trồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu, lương thực thực phẩm (số liệu năm 1994). Đất rừng khoảng 9,91 triệu ha. Ngoài ra, có khoảng 13,58 triệu ha chưa được sử dụng trong đó chỉ có khoảng 400.000 ha có thể sử dụng vào nông nghiệp, còn lại là đồi núi trọc và mặt nước ao hồ sông suối. Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam cũng có xu hướng giống thế giới: tăng đất nông nghiệp, giảm đất rừng, tăng đất chuyên dùng và đất trống đồi trọc. 55% diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào 4 mục đích cơ bản: nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dụng và các khu dân cư. Khoảng 7 triệu ha đất (21,13% diện tích đất tự nhiên) được sử dụng vào nông nghiệp như trồng cây hàng năm (5,5 triệu ha), trồng cây lâu năm (1,1 triệu ha), đồng cỏ chăn nuôi (0,35 triệu ha). Bảng 11. Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam (%) Năm  1991  1992  1993  1994  1995  1996   Tổng diện tích đất  : 33.104,22 triệu ha   Đất nông nghiệp  21,17  22,03  22,20  22,25  22,26  24,09   Đất rừng  29,05  28,77  29,12  29,95  32,61  32,84   Đất chuyên dụng  3,03  3,34  3,35  3,39  3,84  3,93   Đất định cư  2,44  2,34  2,34  2,17  2,50  2,62   Đất chưa sử dụng  44,31  43,52  42,99  42,24  38,80  36,52   Bảng 12. Diện tích đất nông nghiệp và đất rừng so với diện tích đất tự nhiên năm 1994 chia theo vùng Đất  Tự nhiên (%)  Nông nghiệp (%)  Rừng (%)   Cả nước  100  22,3  30,0   Miền núi và trung du Bắc bộ  100  3,6  6,2   Đồng bằng sông Hồng  100  2,1  0,2   Khu Bốn cũ  100  2,0  5,7   Duyên hải miền Trung  100  1,6  5,6   Tây Nguyên  100  1,9  9,9   Đông Nam bộ  100  2,9  1,5   Đồng bằng sông Cửu Long  100  8,0  0,9   1.4 Những biểu hiện của sự suy thoái đất và thực trạng suy thoái đất hiện nay ở nước ta Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng (Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007) và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Đó là con số do Văn phòng thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liên hiệp quốc (UNCCD) tại Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp Nhân ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán 17-6 năm nay. Văn phòng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6% (Số liệu công bố tháng 12-2006). Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. Bảng 1. Đặc điểm xuất hiện ở các cấp tiềm năng thoái hoá đất Cấp thoái hoá  Đặc điểm xuất hiện  Khả năng phục hồi và sử dụng   Mạnh và rất mạnh (T3)  - Đất tàn tích trên bazan cổ (N2-Q11) và bazan trẻ (Q12-Q2) có nền laterit. - Địa hình chia cắt rất mạnh, dốc 15-25o. - Nằm trên các trung tâm khô hạn hoặc mưa. - Xói mòn rửa trôi mạnh.  - Khó phục hồi - Bảo vệ rừng phòng hộ và trồng rừng   Trung bình (T2)  - Đất sườn tích bazan trẻ (Q12-Q2) hoặc cổ (N2-Q11) không có nền bauxit, các thung lũng tích tụ. - Địa hình lượn sóng, dốc 8-15o. - Mùa khô không gay gắt hoặc mưa lớn không tập trung. - Vùng tiếp xúc có điều kiện xuất hiện laterit  - Có thể phục hồi - Phương thức nông lâm kết hợp   Yếu (T1)  - Đất sườn tích trên bazan trẻ (Q11-Q12) hoặc cổ (N2-Q11) không có nền laterit. - Địa hình bằng, lượn sóng, dốc nhẹ 0-80. - Không có cực đoan về nhiệt ẩm.  Phục hồi bằng các biện pháp nông học, sản xuất nông lâm kết hợp   1.4.1 Xói mòn, xói lở Lượng đất mất do xói mòn là rất lớn và phụ thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, thực trạng lớp phủ trên mặt đất, dao động từ 100 đến 500 tấn đất/ha/năm. Theo nghiên cứu về lượng xói mòn trên đất canh tác rẫy ở Tây Bắc của hội Khoa Học Đất Việt Nam: Vụ  Độ dày tầng đất bị xói mòn (cm)  Lượng đất mất (tấn/ha)   Vụ 1 (1962)  0,79  119,2   Vụ 2 (1963)  0,88  134,0   Vụ 3 (1964)  0,77  115,5   Cả 3 vụ gieo  2,44  366,7   Trung bình, lượng chất dinh dưỡng của đất hàng năm bị mất đi là chất hữu cơ 5.600 tấn/năm; nitơ 199,2 kg/năm; lân 163,2 kg/năm; Ca và Mg 33 kg/năm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, đất đồi núi miền Bắc nước ta hàng năm mất khoảng 1cm tầng đất mặt (100m3/ha), trong đó có khoảng 6 tấn mùn (tương đương khoảng 100 tấn phân chuồng) và 300kg N (tương đương khoảng 1,5 tấn sunphat amon). Đặc biệt, có nơi như Tây Bắc mất đi khoảng 3cm đất mặt, tương đương 150 - 300 tấn đất/ha. Mỗi năm nước cuốn ra biển khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ, riêng sông Hồng mất đi khoảng 80 triệu m3/năm. Xói mòn làm thay đổi tính chất hóa lí đất, số liệu thể hiện trong bảng sau: Chỉ tiêu qua sát  Số lượng bị trôi (%)   Cấp hạt lớn hơn 1mm  21,00   Cấp hạt nhỏ hơn 1mm  79,00   N %  0,48   P2O5 %  0,23   K2O %  5,80   Mùn  11,00   (Nguồn: “Thổ Nhưỡng học”, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, 1979 Theo PTS Bùi Đạt Trâm, phụ trách trạm Khí tượng – thủy văn tỉnh An Giang nạn sụp lỡ đất trước nay chỉ xảy ra nhiều và nghiêm trọng ở dọc sông Tiền: bờ phía An Giang khoảng 5 – 10 m/năm, phía Đồng Tháp 10 – 20 m/năm. Nhưng những năm gần đây, sông Hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều bãi bồi mới hình thành, sụp lỡ đất ven bờ xảy ra nhiều hơn.  Xói mòn đất  Hàng triệu ha đất đồi dốc đang trong tình trạng xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng do canh tác nương rẫy và chặt phá rừng 1.4.2 Sa mạc hóa Sa mạc hóa là sản phẩm cuối cùng của thoái hóa đất xảy ra ở vùng khô hạn và bán khô hạn. Nguyên nhân do tác động qua lại giữa hạn hán và sử dụng môi trường đất không hợp lý. Việt Nam có sa mạc cục bộ, đó là các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận). Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, trong số 21 triệu ha đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu ha đất hoang hóa. Ở Điện Biên: Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa mạnh chiếm 14.3% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 145674,99 ha, có nhiều thời kì thiếu nước kéo dài 6-9 tháng, thời kỳ khô hạn 4-5 tháng.Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa trung bình chiếm 47,22% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 451.546,78ha. Có 6-8 tháng thiếu nước, thời kỳ khô hạn từ 1-3 tháng.Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa yếu chiếm 30,11% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 281.952,87ha, có 4-5 tháng thiếu nước và 1-3 tháng hạn.Vùng không bị nguy cơ hoang mạc hóa có 75.216,72 ha, chiếm 7.87% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Duyên hải Nam Trung bộ đối mặt với hoang mạc hóa:Hiện các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có diện tích đất trống đồi núi trọc khá lớn (gần 1,2 triệu ha đất hoang đồi núi và hơn 60.000 ha đất hoang đồng bằng trên tổng diện tích đất tự nhiên hơn 3 triệu ha), đất đai khô cằn, xói mòn thoái hóa và hoang mạc hóa diễn ra trên phạm vi nhiều địa phương. Vùng duyên hải Nam Trung bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục từ Đà Nẵng đến Bình Thuận góp phần gây nên sa mạc hóa, nhất là phân bố ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, nhưng điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở Bình Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, có 425.835 ha đất xám bạc màu, trong đó diện tích đất cát 15.968 ha, đồi núi dốc 375.000 ha; diện tích hoang mạc hóa hiện nay của Bình Định là 786 ha. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ,  địa hình của dãy Kon Tum và hướng gió thổi gần song song với hướng địa hình ven biển đã ảnh hưởng và làm cho khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận trở nên khô nóng quanh năm, nhất là ở Ninh Sơn (Ninh Thuận), Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận). Tại đây có chế độ khí hậu bán khô hạn và được xem là vùng khô hạn nhất nước, đã tạo thành vùng cát hoang mạc hóa trên diện tích hơn 131.000 ha. Hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hóa khoảng 35.000 ha phân bố trên chiều dài 50 km bờ biển. Riêng các đồi cát di động ở đây có diện tích khoảng 5.000 ha và hiện là nguy cơ suy thoái hàng đầu trong khu vực. Với điều kiện khô hạn và gió mạnh, đã thường xuyên tạo ra những cơn bão cát đe dọa chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp Quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng hàng ngàn hécta. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh (Tuy Phong - Bình Thuận) ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của khu vực. Nghiên cứu thực trạng hạn hán, hoang mạc hóa ở Ninh Thuận,  GS-TS Lê Sâm và cộng sự (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) đã ghi nhận: tổng số diện tích đất hoang mạc ở Ninh Thuận là hơn 41.000 ha, chiếm 12,21% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Và cho đến hiện nay, tình trạng hoang mạc hóa vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Xúc tiến phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cho biết: trong tổng số khoảng hơn 852.000 ha đất trống đồi núi trọc và hoang hóa của vùng duyên hải Nam Trung bộ thì diện tích đã và đang chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa vào khoảng 45%.  Cát lấn ở ven biển duyên hải Nam Trung Bộ  Cánh đồng bị sa mạc hóa 1.4.3 Ô nhiễm đất Môi trường đất có thể bị ô nhiễm dẫn đến thoái hóa do nhiều tác nhân như: nhiễm mặn, nhiễm phèn, gley hóa, ô nhiễm dầu, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, chất hữu cơ, chất phóng xạ... Theo kết quả các công trình nghiên cứu của Bộ Quốc phòng VN được tiến hành từ năm 2000 - 2004, hàm lượng trung bình của dioxin ở sân bay Đà Nẵng là 35ppb TEQ (phần ngàn tỷ) - cao gấp 35 lần cho phép đối với đất phi nông nghiệp được quy định ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu của Công ty Tư vấn Môi trường Hatfield (Canada) cũng cho thấy, mức độ ô nhiễm dioxin cao nhất trong mẫu đất ở sân bay Đà Nẵng là 365ppb; trong mẫu máu của người dân sống gần sân bay là 1.220ppt và của hai người dân khác sống ở khu vực lân cận khoảng 600ppt, cao hơn nhiều lần so với mức cho phép hàm lượng dioxin trong người của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.  Đất ô nhiễm do đioxin  Ô nhiễm đất do chất thải rắn  Ô nhiễm đất do nước thải ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng  Đất bị ô nhiễm dầu Theo điều tra của Viện Lúa ĐBSCL thì trong 3 vụ lúa hàng năm, nông dân tại Cần Thơ, Đồng Tháp bón phân hóa học các loại từ 514 - 613kg/ha. Nếu chỉ sản xuất 2 vụ hè thu và đông xuân trong năm, nông dân bón từ 348 – 435kg/ha. Nông dân các tỉnh còn lại trong vùng cũng bón với số lượng tương tự. Chỉ tính lượng phân bón theo mức thấp nhất (348kg/ha) trong 2 vụ lúa đông xuân và hè thu từ năm 1995 đến nay, mỗi năm ruộng đồng vùng ĐBSCL tiếp nhận từ 1,357 – 1,696 triệu tấn phân hóa học. Còn về nông dược, hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo các nhà chuyên môn thì mỗi năm đồng ruộng nhận từ 10.000 tấn trở lên. Đa số nông dân hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất rất nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long.  Đất bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật 1.4.4 Laterit hóa Quá trình laterit hóa (hay đá ong hóa) là quá trình thổ nhưỡng - địa chất chỉ xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới, là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation Fe3+, Fe2+ ; Al3+; Mn6+. Các cation này có sẵn trong môi trường đất nhiệt đới, do sự tác động của nước mưa, dòng thấm, nước ngầm, chúng bị rửa trôi và tập trung lại một chỗ trong đất với mật độ cao. Các cation này hấp thụ vào một nhóm mang điện tích âm (hạt keo đất, oxit sắt…) hoặc hấp phụ vào một tác nhân khác để có thể tạo sự kết dính giữa các cation đó nhằm tạo nên những liên kết tương đối bền vững. Khi nhiệt độ môi trường lên cao, độ ẩm giảm thấp, các liên kết này mất nước, sẽ tạo nên những oxit kim loại rất cứng chắc. Qua 2 năm điều tra khảo sát và thu thập số liệu, dữ kiện, chúng tôi có một số kết luận sau đây (Lê Huy Bá – 1994): “Quá trình laterit ở miền Đông Nam Bộ nói riêng và đất dốc đồi núi Việt Nam nói chung đã và đang xảy ra một cách mãnh liệt ở hầu khắp các vùng đất, loại đất. Riêng ở vùng Đông Nam Bộ với diện tích đất 357.176 ha chiếm tỉ lệ 15.14% đất toàn miền, laterite ở miền Đông đáng báo động khẩn cấp”. Đất bị laterit hay còn gọi là đá ong có ở nhiều nơi trên vùng đồi núi bazan và khu vực Bắc bộ. Đá ong tập trung ở một số nơi như An Nhơn (Bình Định), các dải đồi nằm ven biển ở khu vực bãi Rạn (Tam Quang- Núi Thành- Quảng Nam), làng Đường Lâm (Hà Nội). Đá ong đang được khai thác và sử dụng để xây dựng nhà cửa, các công trình vì đây là loại đá vô cùng rắn chắc và cũng có giá trị về mặt thẫm mỹ. Một “mỏ” đá ong được mở ngay trên mép con đường nối Cảng Kỳ Hà và điểm du lịch bãi Rạn. 1.4.5 Nhiễm mặn Định nghĩa: Là quá trình xâm nhiễm mặn, tích tụ muối và các kim loại kiềm trong môi trường đất, biến đất chưa mặn thành đất mặn. Nguyên nhân: Nước mặn xâm nhập, sự di chuyển của nước ngầm theo mao quản và sự bay hơi của nước bề mặt làm cho muối tập trung với nồng độ cao, quá trình mặn hóa diễn ra thường xuyên... Tác hại: Năng suất cây trồng giảm mạnh khi nồng độ muối trên 4 g/l Nồng độ muối từ 20 – 25 gây chết ở thực vật, đất trở nên nhão và ướt, nứt nẻ khi khô. Dễ dẫn đến nhiễm phèn  Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao, đất nhiễm mặn  Cắt bỏ lúa cháy khô do đất nhiễm mặn Các loại đất mặn ít và trung bình thường xuyên phân bố ở địa hình trung bình từ 0,8 đến 1,2 m cách xa biển và sông lớn. Loại đất này được canh tác khá lâu đời, mùa khô kiệt bị bỏ trống, chế độ bốc hơi rất mạnh, nên đất đã bị kết vón ở độ sâu từ 80 – 100 cm (Ba Tri, Thạnh Phú...). Loại đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ thường phân bố ở địa hình thấp hơn, khi triều cường nước tràn lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanh vào đầu mùa mưa. Ở tầng đất sâu 50 – 80 cm thường có lớp cát xám xanh của bãi thủy triều, có chứa mica và nhiều mảnh vỡ vôi gốc biển. Loại đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn, phân bố thành dải dọc ven biển Bến Tre, dưới các thảm rừng sú, vẹt, mắm mà ngày nay đã bị tàn phá nhiều, bị ngập thường xuyên do triều, đất thường có độ mặn rất cao, lầy thụt, không thuận lợi cho các loại cây trồng nông nghiệp. Chiếm diện tích 96.739 ha (tỉ lệ 43,11% diện tích toàn tỉnh) phân bố hầu hết ở các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tùy theo mức độ và thời gian nhiễm mặn, nhóm đất mặn ở Bến Tre được chia thành 4 loại:chiếm diện tích 15.127 ha (tỷ lệ 6,74% diện tích toàn tỉnh) phân bố rải rác trên toàn Bến Tre, từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn. 1.4.6 Nhiễm phèn Những vùng đất ngập nước, vùng có trầm tích xác bã thực vật nước mặn tích tụ 4000 - 5000 năm là môi trường thuận lợi hình thành phyrite (FeS2) là hoạt chất chủ yếu gây ra phèn hóa đất. Dạng phèn tiềm tàng:do đất chứa nhiều FeS2 (khóang pyrite) do các vật liệu có S kết hợp với sắt từ oxyt sắt bị oxy hóa ( H+ làm đất rất chua Dạng phèn hoạt động: FeS2 + O2 + H2O + K+ → KFe3(SO4)2(OH)6 + SO42- + 3H+ KFe3(SO4)2(OH)6. → 3FeO.OH + K+ + 3H+ + 2SO42- FeO.OH → Fe2O3 + H2O Tác hại: pH không thích hợp cho cây trồng Ion sắt, nhôm gây độc cho cây Giảm động vật và vi sinh vật có lợi trong đất Giảm khả năng tự làm sạch của đất  Đất nhiễm phèn Trên thế giới có khoảng 12 triệu ha đất phèn (Van Wijk và ctv; 1992). Tại Việt Nam, diện tích đất phèn vào khoảng 1.863.128 ha, bao gồm đất phèn tiềm tàng là 652.244 ha và đất phèn hoạt động với 1.210.884 ha (Chiểu và ctv, 1996); trong đó vùng hạ lưu châu thổ sông Mekong chiếm đến khoảng 1,5 triệu ha (Sterk, 1992), phần lớn tập trung trong vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau và một phần của Tây Nam Sông Hậu. Ở Miền Bắc đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An - Hải Phòng  Sulfat nhôm mao dẫn lên mặt đất vào mùa khô trong vùng đất phèn Đồng Tháp Mười. Lê Phát Quới, 2005 Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%. 2. Sử dụng tài nguyên đất lâu dài bền vững Vấn đề suy thoái tài nguyên đất đang là một vấn đề rất cấp bách có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật. Vì vậy, chúng ta phải quản lý và sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm bền vững để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai của nhân loại. Chúng ta cần thường xuyên thẩm định, đánh giá và thống kê hiện trạng tài nguyên đất để biết được những ảnh hưởng của chúng ta đến môi trường đất như thế nào từ đó tìm ra những biện pháp thiết thực để sử dụng hợp lý, hạn chế suy thoái đất và cải tạo những vùng đất đã và đang bị thoái hóa. 2.1 Một số biện pháp hạn chế suy thoái đất 2.1.1 Làm ruộng bậc thang Ðể xây dựng ruộng bậc thang đất đai phải có các điều kiện sau đây: Ðất phải có tầng dày tối thiểu từ 60 cm trở lên, đất càng dày làm ruộng bậc thang càng thuận lợi, bề rộng của mặt ruộng càng rộng. Ðộ dốc có thể xây dựng ruộng bậc thang tốt nhất từ 5- 250, ở những nơi có độ dốc lớn hơn 250 vẫn có thể làm được ruộng bậc thang như ở vùng Sa Pa, tuy nhiên đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và rất tốn đất. Những nơi làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước đòi hỏi phải có nguồn nước hoặc có khả năng giải quyết được nước tưới. Nguyên tắc thiết kế ruộng bậc thang: Ruộng bậc thang phải thiết kế theo đường đồng mức Ruộng bậc thang nhất thiết phải có bờ. Mặt ruộng rộng hay hẹp phụ thuộc vào độ dốc và tầng dày đất. Ðất bị san làm tầng không vượt quá 2/3 độ dày tầng đất ban đầu, phải đảm bảo trả lại được lớp đất màu trên mặt, tỷ lệ sử dụng đất phải đạt 65- 70% so với diện tích ban đầu.    *Các công trình và thềm đơn giản Thềm cây ăn quả: là một dạng thềm canh tác không liên tục của dạng thềm bậc thang hẹp, dốc nghịch. Thềm cây ăn quả có thể làm trên sườn dốc > 30o (58%). Khoảng cách giữa hai hàng cây ăn quả được bảo vệ bằng những băng lớp phủ thực vật tự nhiên lâu năm hay các cây cỏ, cây họ đậu và các cây bảo vệ đất khác. Cây trồng chính được trồng theo các bồn riêng. Thềm sử dụng linh hoạt: là các dạng thềm nằm cách nhau khá xa, xen kẽ là các dải sườn đồi chưa được xử lý dùng để canh tác hỗn hợp. Thềm để trồng cây lương thực là chủ yếu, trong khi ở phần sườn dốc chưa xử lý ở giữa thì trồng cây dài ngày hay cây lấy gỗ. Thềm tự nhiên: thềm tự nhiên được hình thành sau khi tạo ra các bờ thấp (dải chắn) bằng đất hay đá có thể thu lượm tại chỗ, hay các dải cỏ dày theo đường đồng mức trên các sườn dốc thoải. Chúng được thiết kế và thi công sao cho đỉnh của đê chắn phía dưới cao ngang tâm điểm giữa đoạn sườn dốc tới đê kế tiếp ở phía trên. Sau vài năm canh tác thềm sẽ được hình thành do sự bồi đắp tự nhiên. Loại này thường chỉ áp dụng cho sườn dốc 7-12o.   2.1.2 Các biện pháp nông nghiệp Biện pháp bảo vệ bằng nông nghiệp thực chất là các kỹ thuật đã được áp dụng qua việc quản lý, sử dụng đất trồng, chúng liên quan chặt chẽ với các quy trình canh tác bình thường, nhưng được thiết kế hay lựa chọn một cách đặc biệt nhằm đem lại lợi ích cho công tác bảo vệ đất trồng, chi phí đòi hỏi không lớn và có thể áp dụng tương đối dễ dàng. Các biện pháp thường được áp dụng trong nông nghiệp như: canh tác theo đường đồng mức, cày bừa ngang dốc, bố trí đa canh, trồng cây thành dải, biện pháp phủ bổi, trồng cây bảo vệ đất, làm đất tối thiểu, trồng các dải cây chắn... Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có thể áp dụng được trên những sườn đồi núi không dốc lắm (dưới 12o), ở những nơi có độ dốc cao hơn thì cần phải kết hợp giữa biện pháp nông nghiệp với các biện pháp công trình đơn giản ở trên. 2.1.3 Biện pháp lâm nghiệp Giao đất, giao rừng. Bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng hành lang, rừng phòng hộ môi trường. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc Trồng cây có bộ rễ ăn sâu, xen với cây họ đậu.  Trồng cây chống sa mạc hóa ở Hà Tĩnh  Mô hình lạc xen sắn chống bạc màu đất ở Bình Định 2.1.4 Biện pháp hóa học Một số nước tiên tiến trên thế giới người ta nghiên cứu các chất kết dính hóa học (phụ phẩm của ngành chế biến gỗ) đưa vào đất để tạo cho đất có thể liên kết chống xói mòn. Ngoài ra người ta còn dùng một số chất có khả năng giữ đất khác như thạch cao, sợi, thủy tinh tạo thành màng bảo vệ trên mặt đất. 2.2 Một số biện pháp cải tạo đất suy thoái 2.2.1 Biện pháp cải tạo đất xói mòn Trồng cây xanh là biện pháp tốt nhất để cải tạo đất xói mòn, che phủ mặt đất bằng xác bã thực vật. Trồng cây có bộ rễ ăn sâu xen với cây họ đậu để vừa bảo vệ đất vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất nhằm làm cho đất trở nên tơi xốp và màu mỡ hơn. Bón phân vi sinh, phân hữu cơ đề tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất và tăng kết cấu đất. 2.2.2 Biện pháp cải tạo đất mặn Bón vôi: Những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, những vùng đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 30-40 kg/1000 m2. Bón bằng cách rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước, đối với đất liếp phải được cuốc lên trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước. Xây dựng hệ thống đê biển để nước mặn không xâm nhập vào, đồng thời dẫn nước ngọt vào để rửa mặn cho đất 2.2.3 Biện pháp cải tạo đất phèn Sử dụng nước ngọt để rửa phèn: đất phèn sau khi vỡ hoang, cho ngập nước một vài vụ đã có thể tiến hành khai thác. Bón vôi: giảm độc chất Fe, Al, Mn trong đất, ngăn chặn quá trình suy thoái đất, phục hồi cấu trúc đất, làm cho đất thông thoáng, thấm nước tốt, tăng hiệu quả của kết tủa ion sắt, nhôm của phân lân. Bón phân lân nung chảy: Khi bón lân, một phần lân kết hợp với Al, Fe trở thành phốt phát Al, Fe khó tan, ít di động nên hạn chế được ngộ độc phèn cho các cây trồng. Đối với đất phèn nặng, lượng lân phải được bón là 60-80kg/ha. Đối với đất phèn trung bình thì từ 30-40 kg/ha. Sử dụng lân hữu cơ để bón lót cho đất phèn nặng từ 350-400 kg/ha, cho đất phèn trung bình 200-300 kg/ha. 2.3 Một số kết quả đã đạt được trong quá trình quản lý đất theo quan điểm bền vững Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả, cây công nghiệp (CAQ-CCN) Phủ Quỳ, Nghệ An vừa nghiên cứu thành công đề tài: "Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ nhằm phục hồi đất thoái hoá trên các vùng cây ăn quả và cây công nghiệp". Thành công của đề tài thực sự đã đem đến năng suất, chất lượng cây trồng nâng cao. Không những thế, mà môi trường khí hậu còn trở nên trong lành, hữu ích.  Kĩ sư Phường bên vườn cao su trồng xen cây đậu lông Đối với ẩm độ đất, qua theo dõi nhiều năm, mỗi năm quan trắc từ tháng 3 đến tháng 12, kỹ sư Phường đã đưa ra kết quả, ẩm độ đất trung bình ở vườn quýt PQ1 có trồng xen cây đậu lông là 30,69%, và ẩm độ đất theo dõi sau mưa 10 ngày là 31,8%. Trong lúc đó tại các vườn quýt không trồng cây đậu lông có ẩm độ đất trung bình là 26,72% và ẩm độ đất sau mưa 10 ngày là 25,6%. Còn ở vườn cây cao su có trồng xen cây đậu lông, ẩm độ đất bình quân đo được từ tháng 3 đến tháng 12 là 31,36% và ẩm độ đất sau mưa 10 ngày là 31,9%. Cũng tại thời điểm đo, tại các vườn cao su đối chứng có ẩm độ đất 27,44% và ẩm độ đất sau mưa 10 ngày là 26%. Chị Võ Thị Tuyết - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CAQ-CCN Phủ Quỳ khẳng định: “Mô hình trồng xen cây đậu lông vào các vườn cây ăn quả và cây công nghiệp đã thực sự đem đến hiệu quả rất thiết thực. Đây là một loại cây chống thoái hóa và cải tạo đất tốt nhất, chính nó đã làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. Về mùa hè, cây đậu lông đã làm giảm mạnh nhiệt độ cho không khí và đất”. Việc ngăn chặn sa mạc hóa ở ven biển miền Trung cũng được chú trọng và đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 1982 – 1984, trồng 30 ha phi lao ngăn cát di động bảo vệ quốc lộ 1A khu vực Chí Công – Tuy Phong. Năm 1986 – 1990, với sự hướng dẫn kỹ thuật của giáo sư Lê Công Định, lâm trường Tuy Phong đã trồng 4 ha phi lao trên cát di động tại Chí Công. Năm 1991 trồng 3 ha xoan chịu hạn tại khu vực Bàu Đá Tuy Phong và Vĩnh Hảo. Năm 1987 – 1989 trạm thực nghiệm phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trồng thực nghiệm 7 ha rừng gồm 5 loại cây, trồng theo hình thức lưới ô vuông nông lâm kết hợp theo mô hình “nông nghiệp trú ẩn”…Các rừng trồng thực nghiệm đạt tỉ lệ sống 30 – 50% đã phát huy tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, đất đai sau khi rừng trồng được 3 tuổi. Tại thôn Đồng Bạn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đang triển khai một dự án mang tính kinh tế - xã hội rõ nét có tên “Xây dựng mô hình phát triển bền vững trên vùng cồn cát hoang hoá ven biển xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” do “Chương trình tài trợ các dự án nhỏ” (SGP) thuộc “Quỹ môi trường toàn cầu” (GEF) tài trợ cùng với nguồn kinh phí nghiên cứu và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh. Nhờ sự đồng thuận từ chủ trương, biện pháp kỹ thuật đến tổ chức thực hiện của một cộng đồng bao gồm nông dân và lãnh đạo xã Thạch Văn, cán bộ kỹ thuật nhiều ngành trong tỉnh, sự kết hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, lại được lãnh đạo tỉnh quan tâm thường xuyên, thành công bước đầu khá rõ nét. Mới chỉ qua hơn 1 năm, cảnh quan đã hoàn toàn đổi khác. Những cồn cát trắng xám nhấp nhô do xáo trộn các tầng phát sinh đã biến mất. Có những cây trồng cho năng suất chẳng kém gì trên đất thuần thục. Có hộ nuôi 40 con lợn vừa nâng cao thu nhập, vừa có nguồn hữu cơ lớn để cải tạo đất. Cây keo lai với chức năng cây rừng mới đầy năm mà đã xanh tốt, bình quân chiều cao gấp 5 lần so với nhiều vùng lân cận, nơi cây đã 4 năm tuổi. Những ngôi nhà ngói kiên cố mới xây, những giếng nước ngọt trong vắt, những nông sản thu được với năng suất đáng ngạc nhiên là những minh chứng về sự đồng thuận cần có trong mọi hoạt động xã hội.      Nông sản trên đất vốn trước đây là những cồn cát mênh mông. Ảnh: Phan Trọng Bình        Rừng keo sau 13 tháng - chụp tháng 1 và tháng 4 năm 2009 - Ảnh: Phan Trọng Bình   KẾT LUẬN Đứng trước những thách thức suy thoái đất làm giảm diện tích canh tác, Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích cải tạo và sử dụng tài nguyên đất hợp lý sao cho bền vững, lâu dài. Qua đề tài này, chúng tôi đạt được một số kết quả như sau: Biết được hiện trạng tài nguyên đất của nước ta hiện nay, biết được tài nguyên đất đang thoái hóa trầm trọng và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nêu ra được một số biện pháp sử dụng, cải tạo đất để duy trì được nguồn tài nguyên quý giá này. Tổng kết được một số thành tựu trong quá trình sử dụng và cải tạo đất theo quan điểm bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Huy Bá – Vũ Chí Hiếu – Võ Đình Long, 2006, Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật Lê Huy Bá, 2008, Giáo trình Môi trường học cơ bản, NXB Trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Phan Tuấn Triều, Giáo trình Tài nguyên đất và môi trường Lê Huy Bá, 2006, Sinh thái môi trường ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật Trương Đình Trọng, Thực trạng thoái hóa đất bazan ở tỉnh Quảng Trị và các giải pháp bảo vệ môi trường đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình suy thoái đất ở Việt Nam và những nổ lực sử dụng tài nguyên đất lâu dài, bền vững.doc
Luận văn liên quan