Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 3 1.1. Khái niệm, vai trò, nguyên tắc của chế độ hưu trí 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.1.1. Khái niệm BHXH 3 1.1.2. Vai trò 4 1.1.2.1. Vai trò của BHXH 4 1.1.2.2. Vai trò của chế độ hưu trí 4 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ BHHT 6 1.3. Nội dung cơ bản của chế độ hưu trí ở Việt Nam 8 1.3.1. Đối tượng tham gia và mức đóng của chế độ hưu trí 8 1.3.2. Điều kiện hưởng và mức hưởng chế độ hưu trí 10 1.3.3. Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí 12 1.3.4. Tổ chức chi trả chế độ hưu trí 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI BHXH TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 2.1. Giới thiệu về tỉnh Lạng Sơn và cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn 16 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn 16 2.1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn 17 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Lạng Sơn 17 2.1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH tỉnh Lạng Sơn 19 2.2. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2008 - 2010 20 2.2.1. Tình hình tham gia và tổ chức thu cho chế độ hưu trí 20 2.2.1.1. Đối tượng tham gia 20 2.2.1.2. Tổ chức thu BHXH 24 2.2.2. Công tác chi trả chế độ hưu trí 32 2.2.2.1. Công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí 32 2.2.2.2. Tổ chức chi trả chế độ hưu trí 34 2.2.2.3. Quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí 38 2.2.2.4. Kết quả chi trả chế độ hưu trí 41 2.2.3. Đánh giá chung 46 2.2.3.1. Một số kết quả đạt được 46 2.2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế 48 2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 48 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI BHXH TỈNH LẠNG SƠN 3.1. Định hướng về công tác BHXH và tình hình thực hiện chế độ hưu trí trong những năm tới của BHXH tỉnh Lạng Sơn 50 3.1.1. Định hướng về công tác BHXH 50 3.1.2. Định hướng thực hiện chế độ hưu trí 50 3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chế độ hưu trí tại BHXH tỉnh Lạng Sơn 51 3.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền 51 3.2.2. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên BHXH 54 3.2.3. Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan 55 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí 56 3.3. Một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn 57 3.3.1. Đối với Nhà nước 57 3.3.2. Đối với BHXH Việt Nam 57 3.3.3. Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan có liên quan tới BHXH 58 KẾT LUẬN 60

doc73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phát hiện những sai lệch, một người trực tiếp phát tiền đến tận tay NLĐ căn cứ vào số tiền đã nghi trong sổ theo dõi lương hưu. BHXH huyện, thành phố phải thông báo trước lịch phát lương hưu hàng tháng cho UBND xã, phường, thị trấn để họ bố trí địa điểm và phải đảm bảo được tính an toàn và thuận lợi cho các đối tượng đến lĩnh tiền. Tổ chức chi trả: Sau khi đã lập danh sách chi trả gửi xuống cho BHXH huyện, thành phố, BHXH tỉnh Lạng Sơn chuyển tiền cho BHXH các huyện qua tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. BHXH huyện, thành phố cử kế toán và thủ quỹ đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để lấy tiền và chia tiền cho các tổ chi trả. Cán bộ của BHXH huyện sẽ áp tải tiền đến từng địa điểm chi trả kịp thời và an toàn. Kế toán căn cứ vào danh sách chi trả, đối chiếu với sổ nhận tiền, nhận diện đối tượng, ghi đầy đủ các yêu cầu trong sổ nhận tiền sau đó chuyển sang thủ quỹ để phát tiền cho đối tượng. Thủ quỹ và kế toán khi chi trả tại địa bàn sẽ căn cứ vào sổ theo dõi lương hưu do kế toán chuyển sang, kiểm tra lần cuối với danh sách để phát tiền cho đối tượng. Thanh quyết toán: Sau khi đã kết thúc việc chi trả ở địa bàn, cán bộ BHXH huyện, thành phố phải lưu danh sách chi trả có chữ ký của người nhận tiền. Sau 5 ngày kể từ ngày trả lương cuối cùng, kế toán và thủ quỹ chi trả phải hoàn chỉnh thủ tục thanh quyết toán với BHXH huyện, đồng thời BHXH huyện báo cáo tổng số tiền đã chi trả về cho BHXH tỉnh Lạng Sơn. Như vậy, với việc phân cấp cho BHXH huyện, thành phố để chi trả bằng phương pháp trực tiếp cho các đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng đã góp phần giúp BHXH tỉnh Lạng Sơn những năm qua thực hiện tốt công tác chi trả. Quy trình chi trả được thực hiện đầy đủ theo các bước và đúng nguyên tắc từ cấp dưới trình số đối tượng lên cấp trên và cấp trên xét duyệt, phân bổ nguồn quỹ xuống cho cấp dưới. Việc chi trả trực tiếp ở BHXH huyện, thành phố luôn đảm bảo an toàn, kịp thời cho đối tượng hưởng. Mọi thắc mắc của đối tượng trong quá trình chi trả đều được giải quyết kịp thời. Những đối tượng chậm đến lĩnh thì được tạo điều kiện đến lĩnh sau tại trụ sở cơ quan BHXH huyện, thành phố hoặc chuyển sang tháng sau nhận lĩnh. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chi trả đều có thái độ phục vụ nhiệt tình, làm hài lòng đối với số đông các đối tượng đến lĩnh. Tuy nhiên, việc BHXH tỉnh Lạng Sơn phân cấp cho BHXH huyện, thành phố chi trả lương hưu trực tiếp cho các đối tượng còn gặp một số khó khăn: Số lượng cán bộ trong mỗi cơ quan BHXH huyện, thành phố rất ít nhưng tính chất của công tác chi trả trực tiếp lại đòi hỏi phải có nhiều cán bộ chi trả, chi trả tại nhiều địa điểm ở hầu hết các xã, thị trấn nên để chi trả được hết phải mất 5-7 ngày. Theo quy định, BHXH huyện phải chi trả lương hưu xong trước ngày mùng 10 hàng tháng nên đôi khi BHXH huyện, thành phố chưa kịp thời đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ công việc. Số đối tượng đến lĩnh lương hưu hàng tháng quá đông, khối lượng công việc lớn nên đôi khi các cán bộ BHXH huyện, thành phố khó tránh khỏi nhầm lẫn trong quá trình ghi sổ và chi trả cho các đối tượng. Trước mỗi đợt chi trả, BHXH huyện, thành phố phải báo trước cho UBND các xã, thị trấn bố trí địa điểm chi trả. Nhưng nhiều khi địa điểm chi trả bị thay đổi, khó tìm địa điểm, gây khó khăn cho các đối tượng đến lĩnh tiền. Quá trình vận chuyển tiền từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến các xã, thị trấn còn nhiều khó khăn, nguy hiểm do không có các phương tiện chuyên dụng để chở tiền hoặc ít người bảo quản. Thứ hai, đối với chi chế độ BHXH một lần và Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: BHXH tỉnh Lạng Sơn cũng phân cấp cho BHXH huyện, thành phố chi trả trực tiếp cho các đối tượng tại trụ sở BHXH huyện, thành phố. Sau khi đã lập danh sách chi trả gửi xuống cho BHXH huyện, thành phố, BHXH tỉnh chuyển tiền cho BHXH huyện qua tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Cán bộ BHXH huyện sẽ lấy tiền từ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, kiểm tra số tiền, số đối tượng và trực tiếp giao tiền cho đối tượng tại trụ sở BHXH huyện, thành phố. Phương thức chi trả trực tiếp này rất phù hợp với việc chi trả cho chế độ BHXH một lần và Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Số lượng người đến lĩnh không nhiều, số tiền ít hơn so với chi lương hưu hàng tháng nên không mắc phải những nhược điểm trong khi chi trả. 2.2.2.3. Quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí Trong những năm qua, BHXH tỉnh Lạng Sơn luôn phối hợp chặt chẽ với BHXH huyện, thành phố, theo dõi tình hình thay đổi của các đối tượng chết, hết thời hạn hưởng, chuyển đến, chuyển đi trên địa bàn các xã, phường, thị trấn và BHXH huyện sẽ báo cáo lượng tăng, giảm cụ thể, kịp thời, chính xác lên BHXH tỉnh để BHXH tỉnh quản lý và làm căn cứ để lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho NLĐ. Tình hình thay đổi của các đối tượng hưởng cụ thể trong chế độ hưu trí như sau: Bảng 10: Tình hình tăng, giảm số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH và từ NSNN giai đoạn 2008 - 2010 (Đơn vị: người) Năm Số đối tượng hưởng mới từ quỹ BHXH chi Số đối tượng giảm từ NSNN chi Tổng Hưu CNVC Hưu Quân đội Hưu CBX Tổng Hưu CNVC Hưu Quân đội 2008 917 721 180 16 378 225 153 2009 914 729 165 20 371 233 138 2010 943 732 205 6 414 236 178 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Lạng Sơn) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số người hưởng mới từ quỹ BHXH chi luôn lớn hơn số đối tượng giảm từ NSNN chi. Điều đó cho thấy số người hưởng lương hưu thực tế tăng. Trong đó: Đối với chế độ hưu của CNVC, số đối tượng hưởng mới từ quỹ BHXH luôn chiếm chủ yếu trong tổng số đối tượng hưởng. Năm 2008, số đối tượng hưởng mới của hưu CNVC là 721 người (chiếm 78,6% tổng số đối tượng hưởng mới), năm 2009 là 729 người (chiếm 79,8% ), năm 2010 tăng lên 732 người (chiếm 77,6% số đối tượng). Vì lực lượng CNVC là lực lượng đông đảo và nòng cốt trong lực lượng lao động của tỉnh Lạng Sơn nên khi hết tuổi lao động, lực lượng này vẫn chiếm chủ yếu trong tổng số đối tượng. Số đối tượng giảm từ NSNN chi cũng tăng qua các năm, chứng tỏ quỹ BHXH của tỉnh Lạng Sơn ngày càng ổn định và chi trả tốt hơn cho nhiều đối tượng. Đối với hưu Quân đội, số đối tượng hưởng mới từ quỹ BHXH chi cũng tăng nhưng không đều. Năm 2008, số đối tượng hưởng mới từ quỹ BHXH chi cho chế độ hưu Quân đội là 180 người, chiếm 19,6% tổng số đối tượng hưởng mới. Năm 2009 là 165 người (giảm 15 người), chiếm 18% tổng số đối tượng. Năm 2010 lại tăng lên là 205 người (tăng 40 người), chiếm 21% tổng số đối tượng. Số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng của hưu Quân đội chỉ chiếm một lượng nhỏ và đứng thứ hai sau số đối tượng hưởng chế độ hưu CNVC. Số đối tượng giảm từ NSNN chi cũng có biến động, nhưng nhìn chung là tăng qua các năm. Năm 2008 là 153 người, năm 2009 là 138 người, (giảm 15 người), năm 2010 là 178 người, (tăng 40 người). Điều đó chứng tỏ số người hưởng lương hưu Quân đội hàng tháng không nhiều và số người hưởng mới từ quỹ BHXH ngày càng tăng. Đối với chế độ hưu CBX, số đối tượng hưởng mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2008 là 16 người, năm 2009 tăng lên 20 người (tăng 4 người), năm 2010 chỉ có 6 người (giảm 14 người). Có thể lý giải điều này do số lượng CBX ít, thường làm việc theo nhiệm kỳ, thời gian đóng BHXH không nhiều nên họ thờng lựa chọn hình thức hưởng chế độ BHXH một lần. Bảng 11: Tình hình tăng, giảm số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng do chuyển đến, chuyển đi hoặc chết giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị: người) Năm Tổng số Tăng Giảm Số người chuyển đến Số người chuyển đi Số người chết 2008 62 10 16 36 2009 70 8 20 42 2010 84 12 23 49 (Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn) Bảng số liệu cho thấy tình hình biến động của số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng. Số người chết, số người chuyển đến, chuyển đi đều tăng qua các năm. Năm 2008 có 36 người chết, 16 người chuyển đi tỉnh khác tức là giảm 52 người hưởng hưu trí hàng tháng, và tăng 10 người do họ chuyển hồ sơ để hưởng chế độ hưu trí tại tỉnh Lạng Sơn. Năm 2009, có 8 người chuyển đến, 16 người chuyển đi, 42 người chết (tăng 8 người, giảm 62 người). Năm 2010 có 12 người chuyển đến, 23 người chuyển đi và 49 người chết (tăng 12 người, giảm 72 người). Kết quả trên có được là do trong thời gian qua BHXH tỉnh Lạng Sơn đã rất cố gắng trong công tác quản lý đối tượng hưởng hưu trí hàng tháng trên địa bàn tỉnh. Từ đó nắm bắt được cơ bản tình hình thay đổi của NLĐ và giúp BHXH tỉnh Lạng Sơn quản lý và chi trả chính xác cho các đối tượng hưởng. Tuy thực hiện khá tốt nhưng trong quá trình thực hiện công tác quản lý đối tượng hưởng vẫn còn gặp một số khó khăn như: Khối lượng công việc nhiều, số lượng cán bộ BHXH ở tuyến huyện còn ít, một số đối tượng hưởng lại sinh sống ở sâu trong các xã nên khó nắm bắt được kịp thời những thay đổi của các đối tượng về sự tăng, giảm, chuyển đến, chuyển đi hoặc chết . 2.2.2.4. Kết quả chi trả chế độ hưu trí BHXH tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm đến lợi ích của người lao động nên luôn hoàn thành tốt công tác chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng. Kinh phí chi trả cho chế độ hưu trí của BHXH tỉnh Lạng Sơn được lấy từ hai nguồn là quỹ BHXH và NSNN. BHXH tỉnh Lạng Sơn những năm qua đã thực hiện chi trả chế độ hưu trí cụ thể như sau: Thứ nhất, chi trả cho các đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng: Chế độ hưu trí là một trong các chế độ được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều nhất, NLĐ khi tham gia BHXH cũng rất mong muốn và chờ đợi cho đến khi hết tuổi lao động sẽ được hưởng chế độ này. Do vậy đây cũng là chế độ có số đối tượng hưởng chiếm tỷ lệ lớn nhất và tổng mức chi trả lớn nhất. Số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thể hiện qua bảng số liệu: Bảng 12: Cơ cấu số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 (Đơn vị: người) Năm Tổng số NSNN đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo Số đối tượng Tỷ lệ (%) Số đối tượng Tỷ lệ (%) 2008 17.794 11.595 65,16 6.199 34,84 2009 18.371 11.283 61,42 7.088 38,58 2010 18.964 10.982 57,91 7.982 42,09 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Lạng Sơn) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số đối tượng được hưởng lương hưu hàng tháng tăng dần qua các năm. Nếu năm 2008 chỉ có 17.794 người thì năm 2009 tăng lên là 18.371 người (tăng 3,24% tương ứng với 577 người), đến năm 2010 tổng số đối tượng hưởng đã là 18.964 người (tăng 3,22% tương ứng với 593 người). Có sự tăng nhanh như vậy là do số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH của tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng lên, quỹ BHXH của tỉnh ngày càng chi trả cho được nhiều đối tượng hưởng, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ NSNN giảm dần qua các năm. Năm 2008 có 11.595 người được hưởng lương hưu hàng tháng từ nguồn NSNN, năm 2009 là 11.283 người (giảm 2,69% tương ứng với 312 người). Đến năm 2010 chỉ có 10.982 người (giảm 2,67% tương ứng với 301 người). Tuy vậy, số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ NSNN vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đối tượng hưởng. Năm 2008, số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ NSNN chiếm 65,16% tổng số đối tượng, năm 2009 chiếm 61,42%, đến năm 2010 giảm còn 57,91%, nhưng vẫn nhiều, chứng tỏ số người được hưởng lương hưu do NSNN chi trả vẫn rất lớn và vẫn là một gánh nặng cho NSNN. Số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH ngày càng tăng nhanh. Năm 2008 có 6.199 người, năm 2009 có 7.088 người, (tăng 14,34% tương ứng với 889 người). Đến năm 2010 có 7.982 người được hưởng lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH (tăng 12,6% tương ứng với 894 người). Tỷ lệ số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH trong tổng số đối tượng cũng tăng nhanh. Năm 2008 chiếm 34,84% tổng số đối tượng, năm 2009 chiếm 38,58% (tăng 3,74%), năm 2010 chiếm 42,09% tổng số đối tượng (tăng 3,51%). Số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH ngày càng tăng nhanh như vậy có thể lý giải là do số đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng; do từ năm 2007, Luật BHXH chính thức có hiệu lực nên nhiều đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng do quỹ BHXH chi trả tăng nhanh, giảm gánh nặng cho NSNN. Số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng gia tăng dẫn đến nguồn kinh phí chi trả lương hưu hàng tháng cho các đối tượng cũng tăng: Bảng 13: Cơ cấu nguồn kinh phí chi trả lương hưu hàng tháng tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 (Đơn vị: triệu đồng) Năm Tổng số NSNN đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo Số chi Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) 2008 343.698 223.870 65,14 119.828 34,86 2009 410.046 249.767 60,91 160.279 39,09 2010 465.060 264.919 56,96 200.141 43,04 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác chi trả của BHXH tỉnh Lạng Sơn) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số kinh phí chi trả lương hưu hàng tháng tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2008, tổng số chi lương hưu hàng tháng cho các đối tượng là 343.698 triệu đồng, năm 2009 tổng số chi là 410.046 triệu đồng (tăng 19,3% tương ứng với 66.348 triệu đồng). Đến năm 2010, tổng số chi là 465.060 triệu đồng (tăng 13,4% tương ứng với 55.014 triệu đồng). Sở dĩ có hiện tượng tăng nhanh như vậy là do số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng tăng nhanh, do sự điều chỉnh lương hưu hàng tháng của Chính phủ, do mức tiền lương tối thiểu chung đều tăng qua các năm. Tổng số tiền chi trả cho các đối tượng ngày càng tăng chứng tỏ đời sống của NLĐ khi về hưu ngày càng được đảm bảo. Số chi từ NSNN cũng tăng dần qua các năm. Năm 2008 NSNN chi 223.870 triệu đồng cho các đối tượng, năm 2009 NSNN chi 249.767 triệu đồng (tăng 11,5% tương ứng với 25.897 triệu đồng). Đến năm 2010, số chi là 264.919 triệu đồng (tăng 6,07% tương ứng với 15.152 triệu đồng). Số chi từ NSNN qua các năm tăng là do sự tăng lên của mức lương tối thiểu lớn hơn sự giảm đi của số đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng từ NSNN. Về tỷ trọng của số chi lương hưu hàng tháng từ NSNN trong tổng số chi có xu hướng giảm, năm 2008 chiếm 65,14% tổng số chi, năm 2009 chiếm 60,91% (giảm 4,23%), đến năm 2010, số chi từ NSNN chiếm 56,96% tổng số chi (giảm 3,95%). Tỷ trọng này giảm đi chứng tỏ quỹ BHXH đang dần thay thế cho NSNN, làm giảm gánh nặng cho NSNN. Số chi từ quỹ BHXH cũng tăng dần qua các năm, năm 2008 quỹ BHXH chi 119.828 triệu đồng, năm 2009 chi 160.279 triệu đồng (tăng 33,76% tương ứng với 40.451 triệu đồng. Đến năm 2010, quỹ BHXH đã chi 200.141 triệu đồng (tăng 24,87% tương ứng với 39.862 triệu đồng). Số chi từ quỹ BHXH tăng chứng tỏ mức hưởng lương hưu từ quỹ BHXH khá cao do mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tăng qua các năm. Tỷ trọng của số chi từ quỹ BHXH trong tổng số chi ngày càng lớn, năm 2008 chiếm 34,86% tổng số chi, năm 2009 chiếm 39,09% (tăng 4,23%), đến năm 2010 chiếm 43,04% (tăng 3,95%). Do số người hưởng lương hưu hàng tháng từ NSNN ngày càng giảm, dần dần quỹ BHXH sẽ bảo đảm chi trả hầu hết cho các đối tượng. Chi trả lương hưu hàng tháng cho các đối tượng là công tác quan trọng và có khối lượng công việc lớn do số đối tượng hưởng đông, số chi rất lớn nên BHXH tỉnh Lạng Sơn luôn cố gắng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để ngày càng thực hiện tốt công tác chi trả lương hưu hàng tháng cho NLĐ. Thứ hai, chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ một lần: Nói đến chế độ một lần là nói đến chế độ Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với những người có thời gian đóng vượt mức 25 năm đối với nữ, 30 năm đối với nam và chế độ BHXH một lần cho những người không tiếp tục tham gia BHXH nữa mà chưa đủ điều kiện về hưu. Tình hình chi trả hai chế độ này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 14: Tình hình chi trả chế độ một lần ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 Năm Tổng số Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu BHXH một lần Số đối tượng (người) Số chi (triệu đồng) Số đối tượng (người) Số chi (triệu đồng) Số đối tượng (người) Số chi (triệu đồng) 2008 939 9.335 501 7.014 438 2.321 2009 1.533 13.506 623 8.410 910 5.096 2010 2.150 18.670 696 10.092 1.454 8.578 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác chi trả của BHXH tỉnh Lạng Sơn) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số người hưởng chế độ một lần của tỉnh Lạng Sơn đều tăng qua các năm. Cùng với đó số chi cho chế độ này cũng tăng mạnh. Năm 2008, tổng số đối tượng hưởng là 939 người với tổng số chi là 9.335 triệu đồng. Trong đó: Số đối tượng hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là 501 người (chiếm 53,4% tổng số người hưởng chế độ một lần), số chi tương ứng là 7.014 triệu đồng (chiếm 75,1% tổng số chi); Số người hưởng chế độ BHXH một lần là 438 người (chiếm 46,6% tổng số người hưởng chế độ một lần), số chi BHXH một lần là 2.321 triệu đồng (chiếm 24,9% tổng số chi). Năm 2009, tổng số người hưởng chế độ một lần là 1.533 người (tăng 63,3% so với 2008 tương ứng 594 người), tổng số chi là 13.506 triệu đồng (tăng 44,7% so với 2008 tương ứng 4.171 triệu đồng). Trong đó: Số đối tượng hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là 623 người (tăng 24,4% so với năm 2008 tương ứng 122 người, chiếm 40,6% tổng số người hưởng chế độ một lần), số chi tương ứng là 8.410 triệu đồng (tăng 20% tương ứng với 1.396 triệu đồng, chiếm 62,3% tổng số chi); Số người hưởng chế độ BHXH một lần là 910 người (tăng 107,8% so với năm 2008 tương ứng 472 người, chiếm 59,4% tổng số người), số chi BHXH một lần là 5.096 triệu đồng (tăng 119,6% so với năm 2008 tương ứng 2.775 triệu đồng, chiếm 37,7% tổng số chi). Năm 2010, tổng số người hưởng 2.150 người (tăng 40,2% so với 2009 tương ứng 617 người), tổng số chi là 18.670 triệu đồng (tăng 38,2% so với 2009 tương ứng 5.164 triệu đồng). Trong đó: Số đối tượng hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là 696 người (tăng 11,2% so với năm 2009 tương ứng 73 người, chiếm 32,3% tổng số người hưởng chế độ một lần), số chi tương ứng là 10.092 triệu đồng (tăng 20% tương ứng với 1.682 triệu đồng, chiếm 54,1% tổng số chi); Số người hưởng chế độ BHXH một lần là 1.454 người (tăng 59,8% so với năm 2009 tương ứng 544 người, chiếm 67,6% tổng số người), số chi BHXH một lần là 8.578 triệu đồng (tăng 68,3% so với năm 2009 tương ứng 3.482 triệu đồng, chiếm 45,9% tổng số chi). Số đối tượng hưởng và số chi ngày càng tăng cao có nguyên nhân là do số lao động tham gia BHXH từ nhiều năm trước đông và có nhiều người tham gia đóng BHXH lâu dài trên 25, 30 năm. Không những thế, sự gia tăng mạnh này còn do cuộc khủng hoảng kinh tế chung diến ra năm 2008 đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như trong tỉnh Lạng Sơn làm ăn thua lỗ, phải giải thể hoặc cắt giảm lao động khiến nhiều NLĐ làm việc trong và ngoài tỉnh bị thất nghiệp trở về quê hương để hưởng BHXH một lần; một số khác chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng muốn nghỉ làm vì lý do sức khoẻ hoặc đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ 20 năm đóng BHXH. 2.2.3. Đánh giá chung 2.2.3.1. Một số kết quả đạt được Thời gian qua, BHXH tỉnh Lạng Sơn đã nhận thức được vai trò quan trọng của chế độ hưu trí cũng như hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng của người tham gia nên BHXH tỉnh Lạng Sơn đã không ngừng cố gắng để thực hiện tốt chế độ hưu trí và đã đạt được một số kết quả: Số đối tượng tham gia BHXH ngày càng có xu hướng tăng lên và ngày càng có nhiều NLĐ được bao phủ bởi chế độ hưu trí. Điều đó chứng tỏ BHXH tỉnh Lạng Sơn đã làm khá tốt công tác vận động tuyên truyền NLĐ tham gia BHXH, nhận thức của người lao động khi tham gia BHXH ngày càng cao, thể hiện sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH. Số đã thu BHXH của tỉnh Lạng Sơn cũng tăng qua các năm, đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Do vậy số thu cho chế độ hưu trí cũng tăng theo và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đã thu của BHXH. Như vậy, quỹ BHXH sẽ dần được ổn định và đảm bảo nguồn chi trả cho các đối tượng. Công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn luôn được thực hiện tốt để đảm bảo cho NLĐ được hưởng chế độ kịp thời, chính xác. Số hồ sơ đã được xét duyệt của chế độ hưu trí hàng tháng và chế độ một lần đều tăng qua các năm, chứng tỏ sự cố gắng và nhiệt tình trong công việc của đội ngũ cán bộ làm công tác xét duyệt. Trong những năm qua, BHXH tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí trên địa bàn tỉnh và cơ bản nắm bắt được những thay đổi liên quan đến NLĐ, ví dụ như các đối tượng chuyển đến, chuyển đi hoặc chết. Số đối tượng hưởng và nguồn kinh phí chi trả luôn tăng qua các năm chứng tỏ BHXH tỉnh Lạng Sơn đã rất quan tâm đến quyền lợi của NLĐ. Thực hiện tốt sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, trong những năm qua BHXH tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành phân cấp cho BHXH huyện, thành phố chi trả trực tiếp lương hưu hàng tháng cho NLĐ tại địa điểm ở hầu hết các xã, thị trấn và chi trả Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần tại trụ sở của BHXH huyện, thành phố và phương pháp chi trả gián tiếp thông qua các đại lý, qua thẻ ATM nhằm đảm bảo chi trả một cách nhanh nhất đến từng địa bàn NLĐ sinh sống. BHXH tỉnh Lạng Sơn đã cố gắng thực hiện tốt công tác chi trả an toàn, tiết kiệm và cũng chưa để xảy ra bất kỳ một thiệt hại tiêu cực nào. BHXH tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm đến lợi ích của người lao động nên luôn hoàn thành tốt công tác chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng. Nguồn quỹ BHXH của BHXH tỉnh Lạng Sơn cũng được cân đối và duy trì ổn định cho công tác chi trả nhất là đối với chế độ hưu trí. Để có được những kết quả đó là do:: BHXH tỉnh Lạng Sơn đã nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Vỉệt Nam cũng như sự phối kết hợp của các ban ngành có liên quan và các đơn vị SDLĐ. Hệ thống các văn bản chính sách thực hiện chế độ hưu trí đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức và không ngừng được hoàn thiện. Các văn bản hưởng dẫn thi hành thực hiện chế độ hưu trí đều được BHXH tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu chặt chẽ và triển khai cụ thể trong từng khâu trong công tác thu, xét duyệt hồ sơ hưởng, quản lý đối tượng hưởng và chi trả chế độ hưu trí. Do sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ thực hiện chế độ hưu trí, các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH và sự nhiệt tình trong công tác chi trả đến tận tay các đối tượng hưởng. Do nhận thức của người SDLĐ và NLĐ khi tham gia BHXH ngày càng được nâng cao, ngày càng có nhiều người tự nguyện tham gia BHXH. Thời gian gần đây Chính phủ đã có chính sách tăng tiền lương tối thiểu, tăng mức đóng BHXH từ 20% - 22% (năm 2010) dẫn đến số thu cho BHXH ngày càng tăng lên và số thu cho quỹ HTTT cũng tăng lên. 2.2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế Việc triển khai mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở khu vực kinh tế Ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với NLĐ ở vùng sâu vùng xa, hoạt động trong lĩnh vự nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, còn quá nhiều những NLĐ chưa được tham gia BHXH và được hưởng quyền lợi từ chế độ hưu trí trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Vẫn còn tình trạng nợ đọng BHXH. Tuy con số này không cao nhưng cũng ảnh hưởng đến tiến độ thu và thực hiện chế độ hưu trí của BHXH tỉnh Lạng Sơn. Trong công tác xét duyệt hồ sơ vẫn còn tồn tại một số khó khăn như, thời gian giải quyết các hồ sơ, đặc biệt là chế độ BHXH một lần còn chậm, còn hiện tượng tồn đọng hồ sơ chuyển sang tháng sau giải quyết. Công tác quản lý đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng vẫn còn gặp một số khó khăn vì một số đối tượng sinh sống ở địa bàn các xã vùng sâu vùng xa, lại sống rải rác không tập trung nên cơ quan BHXH khó quản lý, gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tăng giảm các đối tượng, lập và in danh sách chi trả. Số đối tượng hưởng ngày càng tăng, số tiền chi trả ngày càng lớn, chứng tỏ khối lượng công việc của BHXH tỉnh Lạng Sơn ngày càng nhiều, trong quá trình làm việc không tránh khỏi những áp lực. Việc chi trả trực tiếp cho các đối tượng hưởng đôi khi còn chậm trễ vì thời gian của một đợt chi trả chỉ kéo dài 5 - 7 ngày mà số đối tượng hưởng lại rất lớn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chi trả còn thiếu thốn như chưa trang bị được ô tô chuyên dụng để vận chuyển tiền từ ngân hàng đến địa điểm chi trả. 2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân đầu tiên là do công tác thông tin, tuyên truyền BHXH chưa được thường xuyên, sâu rộng đến các đối tượng ở vùng sâu vùng xa, hình thức tuyên truyền còn hạn chế gây nhàm chán, chưa thu hút được đông đảo người dân lắng nghe và tham gia BHXH. Nguyên nhân thứ hai là, vẫn còn sự hạn chế trong nhận thức của chủ SDLĐ và NLĐ, một số bộ phận SDLĐ và NLĐ chưa hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia BHXH. Vì nhiều Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Hợp tác xã còn trốn tránh việc tham gia BHXH cho người lao động nên tỷ lệ người lao động tham gia BHXH còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng trốn đóng, nợ đọng là do một số Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chưa có tiền đóng BHXH, hoặc đã thu BHXH của NLĐ nhưng đã sử dụng số tiền dó vào mục đích khác. Bên cạnh đó việc tăng mức đóng ở năm 2010 cũng khiến nhiều đơn vị SDLĐ gặp khó khăn, nhất là các DNNQD sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, ít vốn đầu tư. Nguyên nhân thứ tư do số đối tượng hưởng chế độ hưu trí ngày càng đông nên khối lượng công việc ngày càng nhiều mà đội ngũ cán bộ của ngành còn ít về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn (số cán bộ có trình độ Đại học đúng chuyên ngành vẫn còn ít). Vì thế nên đôi khi không tránh khỏi hiện tượng chậm trễ trong công tác xét duyệt và chi trả cho các đối tượng. Nguyên nhân thứ năm do số đối tượng hưởng đông và ngày càng tăng, một số đối tượng lại sinh sống ở địa bàn các xã vùng sâu vùng xa gây khó khăn trong việc nắm bắt tình tình thay đổi của các đối tượng hưởng; Nguyên nhân thứ sáu do số lượng cán bộ BHXH ở địa phương còn ít mà khối lượng công việc lại lớn nên không thể tránh khỏi những áp lực. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI BHXH TỈNH LẠNG SƠN 3.1. Định hướng về công tác BHXH và tình hình thực hiện chế độ hưu trí trong những năm tới của BHXH tỉnh Lạng Sơn 3.1.1. Định hướng về công tác BHXH Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, giúp tất cả NLĐ và nhân dân nhận thức đầy đủ về ý nghĩ, mục đích và tính ưu việt của các chế độ chính sách BHXH. Từ đó tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Thực hiện đồng bộ các biện pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT tự nguyện, nhất là các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Xây dựng và triển khai tốt lộ trình tiến tới BHXH toàn dân. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác chi trả trợ cấp BHXH, khai thác và sử dụng có hiệu quả các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ tích cực cho chương trình cải cách tổ chức hành chính. Thực hiện có hiệu lực dự án thẻ BHYT điện tử. Tích cực kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý các phòng chức năng, BHXH các huyện, thành phố, các chức danh còn thiếu. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, quản lý Nhà nước, kỹ năng giao tiếp và tinh thần thái độ phục vụ đối tượng. Duy trì đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trên các mặt công tác của ngành. Coi đây là biện pháp quan trọng, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo của các cá nhân, tập thể trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ngành. 3.1.2. Định hướng thực hiện chế độ hưu trí Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng chế độ hưu trí, đặc biệt là chính sách BHXH tự nguyện tới các cấp các ngành, các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh. Giúp họ nhận thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, chủ động tự nguyện, tự giác tham gia. Tổ chức triển khai kịp thời các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong đó, tổ chức triển khai triệt để chính sách về chế độ hưu trí, nhằm mở rộng đối tượng tham gia, tăng cường công tác phục vụ đối tượng, bảo đảm mọi NLĐ đều nắm được bản chất, ý nghĩa của chế độ hưu trí cũng như vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia BHXH. Thực hiện công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí của NLĐ kịp thời, đúng quy định, tạo sự công bằng giữa những người tham gia, đảm bảo nguyên tắc "mức hưởng trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH, không gây phiền hà cho NLĐ, không để tiêu cực xảy ra làm thất thoát nguồn quỹ. Tổ chức chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho đối tượng, đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đến tận tay NLĐ, thực sự là chỗ dựa tin cậy của NLĐ khi tham gia BHXH. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH của tỉnh Lạng Sơn, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển mạnh sang phương thức phục vụ đối tượng. 3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chế độ hưu trí tại BHXH tỉnh Lạng Sơn 3.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng mà BHXH tỉnh Lạng Sơn đã đề ra: Đối với BHXH bắt buộc: Thực hiện tuyên truyền cho chế độ hưu trí phải đa dạng hoá về cả nội dung và hình thức tuyên truyền. Chế độ hưu trí là chế độ chủ yếu và quan trọng nhất của chính sách BHXH nên nội dung của chế độ này rất đa dạng và phức tạp với nhiều loại đối tượng và nhiều trường hợp giải quyết khác nhau. Về nội dung tuyên truyền, nội dung tuyên truyền cần được trình bày cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào những vấn đề mà NLĐ quan tâm và nhiều thủ tục mà họ chưa hiểu rõ. Chẳng hạn, tuyên truyền về quyền và lợi ích của NLĐ được hưởng khi hết tuổi lao động, tuyên truyền về thủ tục hồ sơ để xét hưởng các chế độ hưu trí hàng tháng hoặc BHXH một lần. Từ đó giúp công tác giải quyết chế độ được tiến hành nhanh chóng, chính xác hơn và tránh được những trường hợp do NLĐ thiếu hiểu biết mà làm sai và thiếu trong quy trình làm hồ hơ thủ tục hoặc bỏ qua quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng. Về hình thức tuyên truyền, cần mở rộng, đa dạng hóa và kết hợp có hiệu quả các hình thức tuyên truyền. Trong tuyên tuyền trực tiếp, tránh hình thức gây nhàm chán như đọc, phát biểu trong hội nghị, như vậy sẽ không tạo được hứng thú tiếp nhận của NLĐ. Bên cạnh hình thức tuyên truyền trực tiếp, cần chú trọng phát huy các hình thức tuyên truyền gián tiếp. Có thể tổ chức định kỳ các cuộc hội thảo, các cuộc thi tuyên truyền, các sân chơi, tìm hiểu về BHXH để NLĐ vừa được giải trí vừa dễ dàng tiếp thu các kiến thức về BHXH nhất là với chế độ hưu trí. Không những thế, có thể tuyên truyền gián tiếp thông qua các bài viết trên báo, đài phát thanh truyền hình của tỉnh qua các chuyên mục như "BHXH với cuộc sống", "Hỏi - đáp pháp luật" trên kênh truyền hình Lạng Sơn. Có thể Phát tờ rơi, dán khẩu hiệu, panô, áp phích tại những nơi công cộng hoặc cổng các doanh nghiệp để NLĐ đọc và tìm hiểu. Ngoài ra, BHXH tỉnh Lạng Sơn cần chủ chương thực hiện phương châm "mỗi cán bộ BHXH là một tuyên truyền viên". Các cán bộ BHXH không chỉ làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết mọi đơn thư, thắc mắc của NLĐ mà còn giúp họ hiểu hơn về những chính sách mà hiện tại họ chưa quan tâm. Ví dụ như nhiều NLĐ muốn hưởng BHXH một lần nhưng họ không biết là có thể tiếp tục tham gia đóng tiếp để hưởng chế độ hưu trí háng tháng sau này. Các cán bộ BHXH cần chú ý hướng dẫn NLĐ để họ có điều kiện nhận được lợi ích xứng đáng của mình. Nhắc nhở họ về địa phương có thể giải thích lại cho nhiều người khác, hay có thể mở ra các nhóm tuyên truyền viên của BHXH tỉnh Lạng Sơn. Giải đáp kịp thời những thắc mắc của NLĐ trong khi thực hiện chế độ hoặc trong các buổi tuyên truyền. Mở các buổi tiếp dân hàng tháng để giải đáp các thắc mắc của cùng tham gia tuyên truyền BHXH. Đối với BHXH tự nguyện: BHXH tự nguyện mới được thực hiện ở nước ta từ năm 2008 nên có rất ít người tham gia và nhận thức được tầm quan trọng của nó. Vì thế BHXH tỉnh Lạng Sơn cần thay đổi nhận thức của NLĐ, giúp cho đối tượng hiểu rõ hơn về chế độ hưu trí, chính sách BHXH theo quy định của pháp luật nhất là đối với BHXH tự nguyện. Phải giúp người dân hiểu rõ chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện cũng nhằm đảm bảo quyền lợi cho những NLĐ mà BHXH BB chưa bao phủ hết được. BHXH tỉnh Lạng Sơn cũng cần áp dụng tất cả các biện pháp tuyên truyền như đối với BHXH BB, không những thế, phải tuyên truyền sâu rộng đến tất cả mọi đối tượng, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với NLĐ ở vùng sâu, vùng xa, lao động nông thôn để họ nhận thức được vai trò quan trọng của BHXH trong đời sống của mỗi người. Từ đó giúp NLĐ tự nguyện, tự giác tham gia BHXH. Do đối tượng tham gia của BHXH tự nguyện là những người làm nghề tự do, người hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, người đã từng tham gia BHXH bắt buộc nhưng muốn tham gia thêm loại hình BHXH tự nguyện… nên hình thức tuyên truyền đối với các đối tượng này phải thật phù hợp thì mới đạt kết quả cao. Đối với người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lạng Sơn thì phải kết hợp với cán bộ xã, thôn, chủ tịch xã, hội Nông dân, hội Liên hiệp phụ nữ,… để tiến hành tuyên truyền. Vì đó đều là những người có uy tín trong nhân dân, hiểu rõ hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và được mọi người noi gương nên cần phải khuyến khích họ trở thành những tuyên truyền viên hiệu quả nhất cho BHXH tỉnh nhà. Không những thế, đối với những người đã tham gia BHXH tự nguyện rồi thì BHXH tỉnh Lạng Sơn vẫn cần quan tâm đến việc cập nhật các thông tin, chính sách mới để NLĐ được biết và làm thủ tục hồ sơ hưởng được đầy đủ, chính xác, đảm bảo quyền lợi của bản thân NLĐ. Về nội dung tuyên truyền, giải thích cho NLĐ rằng tham gia BHXH tự nguyện thì NLĐ vẫn được hưởng những quyền lợi như khi tham gia BHXH bắt buộc. Tập trung nhấn mạnh vào quyền của NLĐ, nếu họ đề nghị hưởng BHXH một lần thì có thể họ sẽ bỏ qua một số quyền lợi của mình bởi vì khi nhận BHXH một lần thì quỹ BHXH sẽ được lợi do phần họ nhận được không bằng phần họ đóng góp. Vậy nên cần giúp NLĐ xác định đúng đắn quyền lợi chính đáng của mình và chỉ đề nghị hưởng BHXH một lần khi không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Về hình thức tuyên truyền, ngoài phổ biến các văn bản pháp luật, cũng cần tổ chức các cuộc hội thảo, các bài viết, câu hỏi về BHXH qua báo đài, tổ chức các sân chơi, các cuộc thi và tiểu phẩm về BHXH ở các nhà văn hóa thôn, xóm để thu hút đông đảo NLĐ tham gia. Như vậy, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của NLĐ sẽ giúp BHXH tỉnh Lạng Sơn mở rộng đối tượng tham gia của BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. 3.2.2. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên BHXH Những năm qua, các cán bộ của BHXH tỉnh Lạng Sơn về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công việc nhưng nhìn chung họ chưa được đào tạo về bài bản. Hiện nay đa số các cán bộ làm việc trong BHXH tỉnh Lạng Sơn nói chung và cán bộ làm công tác thực hiện chế độ hưu trí nói riêng hầu hết là từ các ngành khác chuyển sang, chủ yếu là các ngành như kế toán, quản trị nhân lực, công tác xã hội, luật, dược sĩ, bác sĩ. Do đó, họ chưa có đầy đủ kiến thức chung về BHXH, nên cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo điều hành của cán bộ chuyên quản lý thu, nhất là cán bộ ở cấp cơ sở. Mặt khác, do khối lượng công việc ngày càng nhiều, các văn bản hướng dẫn thường xuyên được cập nhật và thay đổi nên việc nâng cao trình độ của các cán bộ công nhân viên BHXH tỉnh Lạng Sơn là rất cần thiết. Nâng cao trình độ cho cán bộ bằng hình thức đào tạo và đào tạo lại. Đào tạo và đào tạo lại là cử cán bộ đi học các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp tại chức, liên thông cho những cán bộ có trình độ trung cấp, tại chức. Ngoài ra phải tăng cường cho cán bộ đi tham dự các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ BHXH. BHXH tỉnh Lạng Sơn cần chú trọng xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chức danh, đối với những người có năng lực yếu kém cần khuyến khích các cán bộ thực hiện chế độ hưu trí học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, khuyến khích họ học thêm văn bằng 2. Sắp xếp lại cơ cấu cán bộ theo năng lực chuyên môn và yêu cầu của công tác. Khuyến khích các cán bộ phát huy năng lực của mình bằng việc tăng thu nhập chính đáng của các cán bộ và đơn vị BHXH. BHXH tỉnh Lạng Sơn cần có chính sách ưu đãi trong công tác tuyển dụng, nhất là đối với những sinh viên học đúng chuyên ngành đào tạo. Trong công tác tuyển dụng phải quan tâm hơn, phải lựa chọn chặt chẽ dựa trên các tiểu chuẩn đã đề ra, đặc biệt là đối với các chức danh quan trọng. Xây dựng các chương trình tổ chức đào tạo bồi dưỡng về lý luận kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho họ; bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện chế độ hưu trí, có đủ năng lực để đáp ứng như cầu cũng như nhiệm vụ công việc được giao. Toàn thể cán bộ của BHXH tỉnh Lạng Sơn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tự làm tự khắc phục khó khăn những khó khăn về cơ sở vật chất, đồng thời quyết tâm phấn đấu xây dựng và phát triển sự nghiệp của đơn vị mình. 3.2.3. Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan BHXH là một chế độ phức tạp, luôn thay đổi theo thời gian để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng là chế độ có thời gian đóng, hưởng kéo dài nên cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trong công tác quản lí như BHXH Việt Nam, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể liên quan đến đơn vị sử dụng lao động trong quá trình triển khai thực hiện. Đối với công tác thu BHXH, BHXH tỉnh Lạng Sơn cần phối hợp với cơ quan cấp giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan quản lý thu thuế ở địa phương để nắm bắt chính xác số đơn vị SDLĐ và NLĐ trên địa bàn tỉnh. Từ đó, công tác thu BHXH được thực hiện dễ dàng, triệt để. BHXH tỉnh Lạng Sơn nên tiến hành mở các đại lý thu BHXH ở hầu hết các xã, nhất là những vùng sâu vùng xa để cho NLĐ thuận tiện đến đóng BHXH, từ đó số người tham gia sẽ tăng lên. Trong công tác tuyên truyền, BHXH Lạng Sơn cần chú ý vận động lực lượng cán bộ ở các xã, phường, thị trấn trở thành những cán bộ tuyên truyền viên về BHXH, sẵn sàng giúp người dân ở địa phương tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc về BHXH. Sự phối hợp này tạo ra phương pháp tuyên truyền hiệu quả, tạo dựng được niềm tin cho NLĐ. Vì cán bộ tuyên truyền là người có uy tín ở địa phương nên sẽ được người dân lắng nghe, tin tưởng và học tập theo để tham gia BHXH và được hưởng chế độ hưu trí. Trong công tác chi trả BHXH tỉnh Lạng Sơn và BHXH các huyện, thành phố cần phối hợp với UBND, các xã, thị trấn bố trí địa điểm phù hợp và an toàn, cố định để tránh phải di chuyển địa điểm mà NLĐ không biết, đến lĩnh tiền muộn. Do số đối tượng hưởng đông, mỗi tổ chi trả chỉ có 02 cán bộ nên rất cần sự giúp đỡ của kế toán, cán bộ LĐTB & XH trong việc nhận diện và hướng dẫn đối tượng. Phối kết hợp trong công tác chi, đảm bảo chi đúng chi đủ, kịp thời và an toàn. Kết hợp với cơ quan công an để cùng vận chuyển tiền từ nơi giao nhận tới nơi chi trả, quản lý tiền mặt và đảm bảo an ninh trật tự trong khi chi trả cho các đối tượng. Ví dụ như khi giao nhận tiền ở ngân hàng, kho bạc, khi vận chuyển một khối lượng tiền lớn đến chi trả tại các xã, thị trấn,.. Cầm bố trí lược lượng bảo vệ, phương tiện bảo vệ như xe chuyên dụng, két an toàn. BHXH tỉnh Lạng Sơn cần phát huy hơn nữa việc chi trả gián tiếp thông qua đại lý, giúp NLĐ không tập trung quá đông tại một điểm tránh nhầm lẫn, chi trả sai đối tượng, gây khó khăn về an ninh và tiến độ của công tác chi trả. Điều đó sẽ góp phần làm công tác chi trả được thực hiện tốt hơn. Như vậy, để thực hiện tốt chế độ hưu trí cần có sự phối kết hợp giữa các cấp, ngành liên quan. Từ đó đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng, đảm bảo thu đúng thu đủ, chi trả kịp thời và an toàn chi các đối tượng. 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí BHXH tỉnh Lạng Sơn cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác quản lý đối tượng hưởng. Vì đây là công tác phức tạp, số lượng đối tượng hưởng nhiều, liên tục có sự thay đổi về sự tăng, giảm, chuyển đến, chuyển đi hoặc chết. Điều đó đòi hỏi BHXH tỉnh Lạng Sơn phải có cách thức quản lý chặt chẽ, nắm bắt kịp thời những thay đổi đó. Thứ nhất, về phía đối tượng hưởng, cùng với công tác truyên truyền, BHXH tỉnh Lạng Sơn cần khuyến khích các đối tượng có ý thức khai báo đúng thông tin và những thay đổi của mình với cơ quan BHXH ở địa phương. Phê phán những hành vi khai báo sai sự thật, xử lý nghiêm những vi phạm để làm gương cho các đối tượng khác. Ngoài ra công tác tuyên truyền cần nhấn mạnh đến các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, sao cho tự bản thân đối tượng hưởng và người nhà của họ có ‎ thức thực hiện tốt, kịp thời khai báo những thay đổi liên quan đến bản thân mình và người thân của mình. Thứ hai, về phía các cán bộ làm công tác BHXH ở địa phương, nhất là cán bộ BHXH cấp cơ sở cần coi công tác quản lý đối tượng hưởng là nhiệm vụ thường xuyên. Các cán bộ BHXH ở địa phương phải nắm rõ địa bàn của mình có bao nhiêu đối tượng, hàng tháng có bao nhiêu đối tượng tăng, giảm, chuyển đến, chuyển đi, hết thời gian hưởng để báo cáo lại với cơ quan BHXH tỉnh. Không những thể, cán bộ BHXH ở địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, tiến hành đối chiếu giữa hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và danh sách chi trả lương hưu hàng tháng, tránh trường hợp cấp nhầm, cấp thừa cho đối tượng. Các cán bộ BHXH cấp cơ sở phải là người có uy tín trong nhân dân, nhiệt tình, công tâm, không bao che, dúng túng cho những người không khai bào đúng sự thật hoặc người nhà của mình. Như vậy, làm tốt công tác quản lý đối tượng hưởng sẽ tạo điều kiện cho công tác chi trả chế độ hưu trí được thực hiện nhanh chóng, chính xác và giúp cơ quan BHXH dế dàng quản lý những hành vi gian lận, lạm dụng công quỹ, góp phần làm cho tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn được hoàn thiện. 3.3. Một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn 3.3.1. Đối với Nhà nước Ban hành các văn bản pháp luật về chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng một cách kịp thời, phù hợp với những thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt là các văn bản điều chỉnh lương hưu, lương tối thiểu chung cho phù hợp với giá cả thị trường. Bên cạnh đó cần tăng cường hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan như Bộ LĐTB-XH, vụ BHXH về việc ban hành các văn bản hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể, kịp thời, ko để xảy ra tình trạng thông tin chậm, thiếu chính xác. Các văn bản ban hành ra phải áp dụng được trong lâu dài, không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề trong hiện tại mà còn giả quyết được trong tương lai. Có những chính sách ưu đãi dành cho cán bộ công chức, viên chức của ngành trên cơ sở phân phối thu nhập hợp lý, công bằng, tạo động lực cho họ yên tâm công tác và phát huy năng lực phục vụ sự nghiệp chung của đất nước. 3.3.2. Đối với BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam cần phải trực tiếp chỉ đạo hoạt động của BHXH tỉnh Lạng Sơn một cách cụ thể hơn nữa, thông qua các hoạt động giám sát, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động của BHXH tỉnh. Thwongf xuyên tiến hành rổ chức kiểm tra đột xuất đối với công tác thực hiện chế độ hưu trí. Không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực nào. BHXH Việt Nam cần đưa ra những quy định, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hưu trí một cách rõ ràng, đầy đủ. Tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ thực hiện chế độ chính sách của tỉnh ở cấp trung ương, các buổi giao lưu trao đổi về công tác thực hiện BHXH giữa các tỉnh để các cán bộ BHXH được học hỏi và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Từ đó, các cán bộ BHXH sẽ về truyền đạt lại cho các cán bộ khác, giúp công tác thực hiện BHXH và thực hiện chế độ hưu trí ở địa phương được hoàn thiện hơn. BHXH Việt Nam cần có sự đánh giá tổng thể về các hoạt động của BHXH tỉnh Lạng Sơn, từ đó đưa ra những định hướng phù hợp và có chế độ khen thưởng, xử phạt nghiêm minh để hoàn thiện công tác BHXH của tỉnh. Ví dụ, nêu gương những cơ quan BHXH nào thực hiện chi trả nhanh nhất, những cá nhân nào nhiệt tình trong công việc. Đồng thời có biện pháp xử phạt thích đáng đối với tập thể, cá nhân mắc sai sót, từ đó nâng cao ‎tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ giữa các tỉnh, mở hội thi tuyên truyền BHXH để cán bộ BHXH ở các tỉnh có dịp để giao lưu học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau phấn đấu để đạt kết quả cao hơn. 3.3.3. Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan có liên quan tới BHXH UBND tỉnh Lạng Sơn cần tăng cường sự chỉ đạo đối với cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn, đặt ra những chỉ tiêu thi đua để BHXH tỉnh Lạng Sơn thực hiện tốt hơn công tác BHXH và chế độ hưu trí. Cần phải đưa ra các văn bản để bắt buộc các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH. Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo chung và phối kết hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở LĐTB - XH tỉnh kiểm tra tình hình tham gia BHXH ở các đơn vị và công tác chi trả chế độ hưu trí cho các đối tượng. UBND tỉnh Lạng Sơn cần chỉ đạo đối với chính quyền cấp cơ sở, phát huy vai trò lãnh đạo của mình tại địa phương. Giúp cơ quan BHXH thực hiện tốt các vấn đề về tuyên truyền chính sách BHXH, giúp NLĐ nhận thức được tầm quan trọng của BHXH cũng như chế độ hưu trí trong đời sống của người dân, giúp cơ quan BHXH có địa điểm thuận tiện để thực hiện công tác chi trả cho các đối tượng. Đối với Sở kế hoạch đầu tư, cần cung cấp đầy đủ tên và số lượng các đơn vị sử dụng lao động. Phải báo cáo kịp thời cho cơ quan BHXH về tình hình biến động của các đơn vị sử dụng lao động và số lượng NLĐ trong các đơn vị đó để cơ quan BHXH dễ theo dõi và quản lý. Đối với Sở LĐTB-XH, phải có trách nhiệm cung cấp danh sách lao động, số lượng nười lao động trong các đơn vị, để đối chiếu phát hiện những vi phạm về đăng ký số lao động tham gia BHXH. Đối với Sở nội vụ, cần cung cấp danh sách lao động, thang bảng lương, điều chỉnh lương hàng tháng làm căn cứ tiến hành thu đúng và thu đủ. Đối với Liên đoàn lao động tỉnh, cần kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động đã có tổ chức công đoàn hay chưa, từ đó tiến hành thành lập ngay để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. KẾT LUẬN BHXH đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống của mỗi người lao động cũng như chính sách an sinh xã hội. Thực sự BHXH là sự tương trợ cộng đồng thông qua việc người khỏe chia sẻ cho người ốm yếu, người trẻ chia sẻ cho người già, nhằm giảm bớt những bất bình đẳng trong xã hội. Trong thời gian thực tập ở BHXH tỉnh Lạng Sơn, em nhận thấy BHXH tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để hoàn thành nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho và đã đạt được không ít những thành tựu, nổi bật là việc thực hiện chế độ hưu trí. Số lượng người tham gia ngày một tăng, quỹ BHXH của tỉnh ngày càng ổn định, đảm bảo chi trả cho hầu hết các đối tưọng hưởng chế độ hưu trí trên địa bàn tỉnh. Nhưng bên cạnh đó, BHXH tỉnh Lạng Sơn vẫn bộc lộ một số khó khăn hạn chế trong công tác thực hiện chế độ hưu trí và cần được tiếp tục hoàn thiện. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em với đề tài " Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn " đã cơ bản nêu lên được những vấn đề đó. Em hy vọng bài báo cáo này sẽ có ý nghĩa thiết thực và đóng góp một phần nhỏ bé làm tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở tỉnh Lạng Sơn ngày càng hoàn thiện hơn. Để hoàn thành được bài Báo cáo này, em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của Cô giáo: Th.S Đỗ Thùy Dung và các Thầy, Cô trong khoa cùng với các Cán bộ ở đơn vị thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo thu BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp năm 2008 - 2010 của BHXH tỉnh Lạng Sơn. Báo cáo tổng kết công tác BHXH của tỉnh Lạng Sơn năm 2008, 2009, 2010. Bài giảng Quản trị Bảo hiểm xã hội – Dương Xuân Triệu, Nguyễn Văn Gia năm 2008. Bài giảng bảo hiểm xã hội I, II, Nhà xuất bản Lao động – xã hội năm 2008. Luật Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản tư pháp năm 2009. Trang Web: http:// www.tapchibaohiemxahoi.org.vn http:// www.bhxh.org.vn PHỤ LỤC Bảng phụ lục số 1: Đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo khối ngành ở tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 STT Loại đơn vị Số đơn vị (đơn vị) Số lao động (người) 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1 HCSN 1.050 1.117 1.119 24.644 25.786 25.963 2 DNNN 97 96 95 7.410 7.358 7.324 3 DNLD 14 16 17 356 360 457 4 DNNQD 204 255 264 3.201 3.681 4.451 5 NCL 10 10 10 67 57 72 6 HTX 25 28 26 249 319 489 7 XP 226 226 226 5.127 5.181 5.351 8 3% 75 73 73 252.999 218.924 538.807 9 Hộ KD 17 29 28 27 47 68 10 Tự đóng 0 0 0 2 1 3 Cộng 1.718 1.850 1.858 294.082 261.714 582.985 ( Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn) Bảng phụ lục số 2: Kết quả thu BHXH, BHTN, BHYT của BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu thu 2008 2009 2010 BHXH bắt buộc 172.283 205.362 228.784 BHXH tự nguyện 76 417 734 BH thất nghiệp 3.254 7.691 18.229 BHYT bắt buộc 34.665 40.680 235.011 BHYT tự nguyện 8.250 15.273 5.201 Tổng số 218.528 269.423 487.959 ( Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn) Bảng phụ lục số 3: Kết quả chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008-2010 (Đơn vị: triệu đồng) Chế độ chi trả 2008 2009 2010 1. Ốm đau 1.420 2.400 2.725 2. Thai sản 5.517 10.400 12.391 3. Dưỡng sức 88 134 109 4. TNLĐ-BNN 637 770 889 5. Hưu trí 341.352 407.242 462.029 6. Hưu cán bộ xã 2.346 2.804 3.031 7. Mất sức 15.835 17.527 18.578 8. Trợ cấp 91 125 141 152 9. Tử tuất 7.645 6.132 7.311 10. Mai táng phí 2.068 2.894 3.273 11. TC 1 lần, > 25, 30 năm 16.027 117.487 29.766 12. Trợ cấp BHTN, BH tự nguyện 361 Tổng 393.060 567.931 540.615 ( Nguồn:BHXH tỉnh Lạng Sơn) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên người nhận xét: Đỗ Thùy Dung Chức vụ: Nhận xét Khoá luận tốt nghiệp của: - Sinh viên: Bế Thu Thủy - Trường: Đại học Lao động - Xã hội - Lớp: Đ3BH4 - Khóa học: 2007 - 2011 Đề tài: " Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn " Nội dung nhận xét: Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2011 Người nhận xét: NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN Họ và tên người phản biện: Chức vụ: Nhận xét Khoá luận tốt nghiệp của: - Sinh viên: Bế Thu Thủy - Trường: Đại học Lao động - Xã hội - Lớp: Đ3BH4 - Khóa học: 2007 - 2011 Đề tài: " Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn " Nội dung nhận xét: Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2011 Người nhận xét:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình thực hiện chế độ hưu trí ở bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn.doc
Luận văn liên quan