Tình hình thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu ở Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình

Tổng TSLĐ của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền như: Tiền mặt, TGNH, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, . Tổng nợ sắp đến hạn là các khoản nợ được trang trải bằng những TSLĐ có thể chuyển thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn trả bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay dài hạn sắp đến hạn trả, phải trả cho người bán, .

pdf33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu ở Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Tình hình thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu ở Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình Lời mở đầu Sau Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước., cùng với sự thay đổi đó, ngành xăng dầu cũng có sự chuyển mình rõ rệt, đó là chuyển từ hình thức cấp phát theo chỉ tiêu hạn mức sang việc thoả mãn mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của hai tỉnh Hoà Bình và Hà tây là nhân tố kính thích nhu cầu của xã hội về các sản phẩm hoá dầu không ngừng tăng lên. Để phục vụ tốt nhất các nhu cầu trên thì Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình ra đòi là một tất yếu khách quan. Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, Công ty luôn luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch của Tổng công ty giao, sản lượng xuất bán không ngừng tăng lên, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được vốn, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đời sống và thu nhập của người lao động không ngừng được nâng lên. Điều đó đã đánh giá được phần nào công tác quản lý hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp ( đặc biệt là công tác hạch toán kế toán của Công ty). Nội dung Bản báo cáo gồm các phần sau : Lời mở đầu Phần I : Khái quát chung về Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình Phần II : Tình hình tổ chức tài chính của Công ty Phần III: Tình hình thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu ở Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Phần IV: Công tác phân tích hoạt động kinh tế tại doanh nghiệp Kết luận Phần I : Khái quát chung về Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình 1.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp : Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình được thành lập ngày 17 tháng 6 năm 1991 theo quyết định số 669 của Bộ Thương mại trên cơ sở hợp nhất giữa Xí nghiệp xăng dầu Hà Sơn Bình thuộc Công ty xăng dầu khu vực I và kho xăng dầu K133 thuộc Công ty xăng dầu B12. Đến năm 1995, Công ty được thành lập lại theo quyết định số 335/TMTC của Bộ Thương Mại. Đến năm 1998, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam quyết định chuyển Chi nhánh xăng dầu Sơn La thuộc Công ty xăng dâù khu vực I về trực thuộc Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Hiện tại Công ty có 03 đơn vị thành viên là : Chi nhánh xăng dầu Sơn La, Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình, Xí nghiệp xăng dầu K133. Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập có trụ sở chính đóng tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX). 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn + Chức năng - nhiệm vụ : Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình có chức năng kinh doanh các sản phẩm hoá dầu như ( xăng dầu chính, Gas hoá lỏng, dầu mỡ nhờn) trên địa bàn ba tỉnh Hà Tây, Hoà Bình và Sơn la. Ngoài việc kinh doanh các sản phẩm hoá dầu, Công ty còn tổ chức kinh doanh các hoạt động dịch vụ chuyên ngành như : tiếp nhận, giữ hộ, bảo quản, bơm rót,..... Công ty có trách nhiệm đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu tiêu dùng xã hội về các loại sản phẩm hoá dầu trên địa bàn ba tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La. Trách nhiệm của Công ty là phải hoạt động kinh doanh theo luật pháp, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, làm tốt mọi công tác xã hội, xậy dựng Công ty ngày càng phát triển. + Quyền hạn : Công ty được chủ động hoàn toàn trong mọi hoạt động kinh doanh, xây dựng, tổ chức và quản lý đơn vị theo phân cấp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập , Công ty có đủ tư cách pháp nhân ,có tài khoản và con dấu riêng. 1.3 - Cơ sở vật chất kỹ thuật. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, từ khi mới thành lập với hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn, đến nay Công ty đã có hệ thống kho bể hiện đại với sức chứa khoảng 4 000 m3, đủ sức tiếp nhận hàng hoá bằng đường ống và cấp cho Ôtô xitec, ngoài ra Công ty còn có hệ thống cửa hàng bán lẻ với 54 cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện đại phân bố dọc theo các quốc lộ 1, 6, 21, 32 và các thị xã, thị trấn trên địa bàn ba tỉnh Hà Tây, Hoà Bình và Sơn La, đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu về hàng hoá của các khách hàng trên địa bàn được phân công.. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty trong những năm qua liên tục được phát triển và hoàn thiện theo yêu cầu đồng bộ hoá, hiện đại và tự động hoá làm cốt lõi kỹ thuật cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 9 năm qua, Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật (đặc biệt là công nghệ, máy móc, phương tiện, trang thiết bị...) đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. 1.4 - Đặc điểm hoạt động kinh doanh Các mặt hàng mà Công ty tổ chức kinh doanh là những mặt hàng đặc thù, dễ cháy nổ, độc hại, hao hụt lớn vì vậy đòi hỏi có hệ thống công nghệ chuyên dùng, hiện đại và tuyệt đối an toàn trong quá trình kinh doanh. Việc phải nhập khẩu hoàn toàn các sản phẩm hoá dầu đã gây nhiều khó khăn cho ngành, đặc biệt trong thời gian vừa qua, giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao, làm cho các đầu mối nhập khẩu xăng dầu hạn chế nhập, mọi nhu cầu đổ dồn về PETROLIMEX vì vậy đã gây không ít khó khăn cho Công ty. Mặt khác hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị kinh doanh xăng dầu trong và ngoài ngành. Trước tình hình đó Công ty đã đề ra nhiều biện pháp nhằm giữ vững thị phần, củng cố uy tín của PETROLIMEX trên địa bàn được phân công. Nguồn hàng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty do Tổng công ty đảm nhiệm, hiện tại Công ty nhận hàng bằng đường ống tại kho K133 đối với các mặt hàng Xăng không chì 90, Xăng không chì 92, Diesel 0,5%S, còn các mặt hàng Dầu hoả, FO Công ty nhận tại Tổng kho xăng dầu Đức Giang (Công ty xăng dầu KV 1). Công ty thực hiện việc bán hàng theo các hình thức như : Bán buôn, bán lẻ, bán qua đại lý. Với mục tiêu cao nhất là tăng sản lượng bán, giữ vững và phát triển thị phần được phân công. Trong ngành xăng dầu thống nhất một giá hạch toán hàng tồn kho, giá bán buôn chuẩn được qui định cụ thể cho từng Công ty. Công ty thực hiện bán lẻ theo giá qui định của Ban vật giá chính phủ, giá bán bán cho các hộ tiêu dùng, hệ thống đại lý căn cứ vào giá bán buôn chuẩn và định hướng của Tổng công ty. Công ty thực hiện việc bán hàng và được hưởng chiết khấu trên doanh số bán. Vì vậy mục tiêu chính của hoạt động kinh doanh là đẩy mạnh sản lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng doanh thu để tăng phần chiết khấu được hưởng đông thời phải tìm mọi cách để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. 1.5 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty, căn cứ vào các điều kiện hoạt động thực tế, tổ chức bộ máy của Công ty được tổ chức theo sơ đồ I như sau : (Trang bên) - Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về bảo toàn, phát triển vốn về các quyết định chiến lược, sách lược, mục tiêu kinh doanh. - Các phó giám đốc Công ty được phân công điều hành những lĩnh vực công việc cụ thể, có trách nhiệm tham gia lãnh đạo chung, giúp giám đốc trong những lĩnh vực được phân công - Giám đốc XN và chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo các qui định phân cấp trách nhiệm của Tổng công ty. - Các phòng nghiệp vụ giúp giám đốc ở các cấp Công ty và chi nhánh tương ứng theo từng lĩnh vực trong điều hành quản lý. - Các đơn vị sản xuất là các cửa hàng xăng dầu, bến xuất, các kho xăng, kho Gas 1.6 Tổ chức bộ máy kế toán tài chính ở Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình. Căn cứ vào mô hình hoạt động kinh doanh, công tác kế toán tại Công ty được thực hiện theo hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Mô hình bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phó phòng kế toán theo dõi Công nợ, tiêu thụ Phó phòng kế toán theo dõi TSCĐ & Tổng hợp Phòng Kế toán CN XD Sơn La Phòng Kế toán CN XD hoà bình Phòng Kế toán XN XD K133 Phòng kế toán Công ty gồm có Kế toán trưởng, 02 phó phòng kế toán và 12 kế toán viên, hầu hết các nhân viên trong phòng đã tốt nghiệp đại học. Mỗi nhân viên trong phòng đều được phân công một nhiệm vụ cụ thể nhưng với cùng mục đích là theo dõi, kiểm tra, ghi chép, hạch toán một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình và sự vận KT THanh toán KT ccdc & ĐTXDCB KT chi phí KT công nợ KT tiêu thụ thủ quỹ động tài sản trong Công ty, thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của Nhà nước, của ngành - Trưởng phòng kế toán kiêm kế toán trưởng là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên trong phòng. - Phó phòng kế toán theo dõi kế toán tổng hợp và theo dõi TSCĐ : Là người giúp cho kế toán trưởng theo dõi chỉ đạo công tác hạch toán TSCĐ và tổng hợp quyết toán toàn Công ty. - Phó phòng kế toán theo dõi công nợ và doanh thu tiêu thụ : Là người giúp cho kế toán trưởng theo dõi tình hình bán hàng và công nợ trong toàn Công ty. - Bộ phận kế toán mua hàng, bán hàng, tiêu thụ và công nợ. - Bộ phận kế toán thanh toán. - Bộ phận kế toán chi phí (chi phí nghiệp vụ kinh doanh) và kiểm tra kế toán. - Bộ phận kế toán theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản, vốn, vật tư, các quỹ Xí nghiệp và công cụ lao động. - Thủ quỹ. * Tại các đơn vị trực thuộc thực hiện hạch toán kế toán gồm có trưởng phòng và các kế toán viên có nhiệm vụ mở sổ sách kế toán theo chế độ quy định, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế ở đơn vị mình và định kỳ lập và gửi báo cáo quyết toán theo quy định về phòng kế toán Công ty để tổng hợp chung toàn Công ty. * Hình thức và phương pháp kế toán : Do đặc thù của Công ty có các Chi nhánh, Xí nghiệp hoạt động trên các địa bàn khác nhau, do đó để đảm bảo quản lý tốt công tác tài chính doanh nghiệp, Phòng kế toán Công ty sử dụng phương pháp kế toán theo hình thức vừa tập trung, vửa phân tán. Các Chi nhánh, Xí nghiệp hàng quý có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán quý và báo cáo quyết toán năm về Công ty cho phòng kế toán kiểm tra và Tổng hợp báo cáo quyết toán toàn Công ty. Tại văn phòng Công ty, Phòng kế toán - tài chính tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh của khối văn phòng và hệ thống cửa hàng trực thuộc văn phòng Công ty và thực hiện tổng hợp quyết toán toàn Công ty. Không ngừng nâng cao các biện pháp quản lý kinh tế, nhằm quản lý tốt và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp đó là mục tiêu chiến lược của Công ty nói chung và Phòng kế toán nói riêng. + Về hình thức kế toán : Công ty sử dụng hình thức nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc Ghi hàng ngày Ghi định kỳ , cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.7 Một số kết quả hoạt động kinh doanh : Mặc dù trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, Công ty đã gặp không ít những khó khăn, nhưng với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể CBCNV trong toàn Công ty, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể, được thể hiện dưới bảng sau : Sổ chi tiết nhật ký chứng từ B. kê, bảng phân bổ Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh ( 2003-2003 ) Chỉ tiêu ĐV T 2003 2001 2002 2003 Số lượng TT % Số lượng TT % Số lượng TT% Số lượng Thị trư ờn g% Doanh số Tr.đ 251.787 11 9 342.782 136 369.148 108 435.27 0 11 8 Lợi nhuận Tr.đ 4.635 44 7.180 155 3.570 50 577 16 Nộp ngân sách Tr.đ 36.026 12 3 29.468 82 47.123 160 4301 9,1 Thu nhập BQ của CBCNV đ/n/ th 1.17211 9 92 1.037.3 50 89 1.132.6 82 109 1.214.0 21 10 7 Lao động Ng. 448 10 6 469 105 735 157 724 98 Phần II: Tình hình tổ chức tài chính của công ty. 1. Phân cấp tài chính ở doanh nghiệp. 1.1. Phân cấp quản lý tài chính giữa công ty với cấp trên. Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Hàng năm, căn cứ vào diến biến tình hình thị trường, các định hướng của Nhà nước, việc thực hiện kế hoạch năm trước, Tổng công ty giao kế hoạch xuất bán, kế hoạch tài chính, đơn giá tiền lương cho Công ty. Căn cứ vào kế hoạch xuất bán, chiết khấu Tổng công ty giao , Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính cụ thể cho toàn Công ty và từng đơn vị. Trong quá trình tổ chức thực hiện định kỳ hàng quý Công ty phải báo cáo tình hình thực hiện cho Tổng công ty, Cục thuế địa phương, ... hết năm công ty phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng trên. 1.2. Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các Xí nghiệp và Chi nhánh trực thuộc. Trực thuộc công ty gồm có Xí nghiệp xăng dầu K133, Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình và Chi nhánh xăng dầu Sơn La. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý, Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Các nghiệp vụ hạch toán kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty và tại phòng kế toán của các Xí nghiệp, Chi nhánh trực thuộc. Việc tổng hợp báo cáo quyết toán của Công ty trên cơ sở tổng hợp báo cáo quyết toán của khối kinh doanh trực tiếp và của các Xí nghiệp, Chi nhánh trực thuộc. Trực thuộc Công ty, Xí nghiệp, Chi nhánh là hệ thống các cửa hàng, phân xưởng, tổ dịch vụ ... là các đơn vị hạch toán báo sổ. Các đơn vị này có hệ thống sổ sách kế toán theo dõi chi tiết mang tính chất đăng ký chứng từ phát sinh và thống kê ... theo quy định của Công ty , Chi nhánh, Xí nghiệp trực tiếp quản lý. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đây đều được hạch toán kế toán tại phòng kế toán các Xí nghiệp, Chi nhánh hoặc tại phòng kế toán Công ty trực tiếp quản lý. 2. Công tác kế hoạch hoá tài chính. 2.1. Xây dựng kế hoạch. Căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Tổng công ty, Công ty yêu cầu các Xí nghiệp, Chi nhánh xây dựng kế hoạch sau đó gửi về Công ty, Công ty căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh thông qua các phòng nghiệp vụ để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch trình Tổng công ty. Kế hoạch lưu chuyển, xuất bán do phòng kinh doanh xây dựng dựa trên cơ sở tình hình thị trường, định hướng của Tổng công ty và khả năng thực hiện của Công ty. Căn cứ vào kế hoạch xuất bán của Phòng kinh doanh, Phòng kế toán tài chính xây dựng kế hoạch tài chính trong đó bao gồm các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, kế hoạh thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, ... Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, định hướng phát triển mạng lưới, Phòng kỹ thuật xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sữa chữa TSCĐ.. Trên cơ sở kế hoạch xuất bán, kế hoạch tài chính phòng tổ chức xây dựng kế hoạch tiền lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tất cả các kế hoạch trên được tập hợp lại, trình Giám đốc Công ty ký duyệt sau đó gửi Tổng công ty. Căn cứ vào định hướng chung và kế hoạch do Công ty xây dựng, Tổng công ty ra quyết định tạm giao kế hoạch năm cho đơn vị. 2.2. Quá trình thực hiện. Khi có quyết định tạm giao kế hoạch của Tổng công ty, trên cơ sở tình hình thực tế của các đơn vị và mức độ thực hiện kế hoạch của kỳ trước công ty sẽ tiến hành giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc (xí nghiệp, chi nhánh). Một năm ít nhất 2 lần Công ty tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị . Sau các quí Công ty sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng), trên cơ sở đó đề ra các biện pháp chỉ đạo kịp thời Đến cuối năm, Công ty tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch, phần nào làm được, phần nào chưa làm được, những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch năm trước, rút kinh nghiệm cho năm sau. 3. Tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thì điều kiện đầu tiên là phải có vốn, nó quyết định đến mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc thù của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là vốn dùng cho hoạt động kinh doanh do Tổng công ty cân đối, một yêu cầu đặt ra là phải sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty được đánh giá qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm như sau: 3.1. Cơ cấu nguồn vốn. Đvt: 1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2002 2003 Chênh lệch ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) I Nguồn vốn chủ sở hữu 29 253 833 52.86 26 222 987 48.34 -3030846 -4.52 1 Nguồn vốn kinh doanh 26 231 272 47.40 24 285 973 44.77 -1945299 -2.63 2 Quỹ đầu tư phát triển 0.00 948 135 1.75 948135 1.75 3 Quỹ khen thưởng phúc lợi 44 561 532 0.08 364 056 0.67 319495 0.59 4 Nguồn vốn XDCB 1 244 139 2.25 359 148 0.66 -884991 -1.59 II Nợ phải trả 26 088 187 47.14 28 025 126 51.66 1936939 4.52 1 Phải trả người bán 388 357 0.70 998 209 1.84 609852 1.14 2 Người mua ứng 252 573 0.46 523 896 0.97 271323 0.51 trước 3 Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 4 918 691 8.89 4 301 193 7.93 -617498 -0.96 4 Phải trả cán bộ CNV 817 811 1.48 2 531 886 4.67 1714075 3.19 5 Phải trả nội bộ 22 555 391 40.76 21 103 092 38.90 -1452299 -1.86 6 Vay dài hạn 170 000 0.31 0.00 -170000 -0.31 7 Nợ khác 828 025 1.50 1 616 602 2.98 788577 1.48 Cộng 55 342 020 100.00 54 248 113 100.00 -1093907 0.00 Vốn kinh doanh tăng 892.155.108đ do : + Xây dựng cửa hàng Hữu Nghị, kho chứa gas Sơn La và mua sắm thiết bị văn phòng: 876.022.021đ. + Tăng do đánh giá lại tài sản Xí nghiệp vận tải dịch vụ : 16.153.087đ Vốn kinh doanh giảm do : bàn giao cho Công ty PTS Hà Tây: 2.837.454.458đ Quỹ tăng 2.520.769.672đ do : +Tăng từ lợi nhuận năm 2002 do Tổng công ty phê duyệt: 1.746.269.672đ + Tổng công ty điều hoà quỹ khen thưởng phúc lợi: 512.300.000đ + Từ quỹ lương của công ty: 235.000.000đ + Tăng khác: 27.200.000đ 3.2. Cơ cấu tài sản ĐVT:1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) I TSLĐ và ĐTNH 32 513 376 58.75 33 627 727 61.99 1 114 351 3.24 1 Tiền 4 908 267 8.87 4 163 189 7.67 -745 078 -1.19 2 Các khoản phải thu 10 553 570 19.07 5 816 618 10.72 -4 736 952 -8.35 3 Hàng tồn kho 16 212 437 29.29 21 390 574 39.43 5 178 137 10.14 4 TSLĐ khác 839 102 1.52 2 257 374 4.16 1 418 272 2.64 II TSCĐ và ĐTDH 22 828 644 41.25 20 620 385 38.01 -2 208 259 -3.24 1 TSCĐ 21 458 519 38.77 19 408 800 35.78 -2 049 719 -3.00 2 Đầu tư tài chính dài hạn 267 000 0.48 564 285 1.04 297 285 0.56 3 Chi phí XDCB dở dang 903 126 1.63 647 301 1.19 -255 825 -0.44 4 Ký quỹ, ký cược dài hạn 200 000 0.36 0.00 -200 000 -0.36 Cộng 55342020 100.00 5424811 2 100.00 -1093908 0.00 Tài sản cố định tăng 7.921.897.784 đ do: + Mua sắm máy móc thiết bị theo kế hoạch được Tổng công ty phê duyệt: 5.177.961.032đ + Hạch toán bàn giao Xí nghiệp vận tải dịch vụ để bàn giao cho PTS Hà Tây là: 11.315.199.275đ + Đánh giá lại tài sản Xí nghiệp vận tải dịch vụ để bàn giao cho PTS Hà Tây: 2.743.936.752đ Tài sản cố định giảm 15.895.822.661đ do: + Thanh lý nhượng bán máy móc thiết bị cũ, lạc hậu: 1.836.686.634đ + Hạch toán xuất bàn giao Công ty PTS Hà Tây: 14.059.1336.027đ trong đó đánh giá lại tài sản Xí nghiệp vận tải dịch vụ xuất bàn giao cho PTS Hà Tây: 2.743.936.752đ. 4. Khảo sát tình hình tài chính doanh nghiệp. Khi tiến hành phân tích kết quả hoạt động của một đơn vị ngoài việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, để có thể xem xét kỹ hơn ta còn cần phải đi vào khảo sát tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta có bảng sau: Đvt: 1000đ TT Chỉ tiêu Đvt Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1 Doanh thu 1000đ 369 147 550 435 270 085 66 122 535 2 Doanh thu thuần 1000đ 369 147 550 435 270 085 66 122 535 3 Giá vốn 1000đ 331 635 077 394 023 584 62 388 507 4 Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách 1000đ 4 198 691 4 301 193 102 502 5 Lợi nhuận trước thuế 1000đ 3 569 697 577 233 -2 992 464 6 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 2 428 542 373 560 -2 054 982 7 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Hệ số doanh thu trên vốn đ 13.06 17.23 4.17 Hệ số lợi nhuân trên vốn đ 0.12 0.02 -0.1 8 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí Hệ số phục vụ chi phí KINH DOANH đ 1.11 1.1 -0.01 Hệ số sinh lời chi phí KINH đ 0.007 0.0009 -0.0061 DOANH 9 Thu nhập bình quân người lao động đ/ng/thán g 1 132 682 1 329 994 197 312 Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty là: + Doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 66 122 535 nghìn đồng + Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 giảm 2 992 464 nghìn đồng + Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách năm 2003 so với năm 2002 tăng 102 502 nghìn đồng. Tình hình kinh doanh được đánh giá qua các chỉ tiêu: 4.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy hệ số doanh thu trên vốn năm 2003 cao hơn so với năm 2002, tuy nhiên hệ số doanh lợi trên vốn năm 2003 lại thấp hơn so với năm 2002. Nguyên nhân của tình hình trên là do : Năm 2003, Nhà nước đã 03 lần điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu, mặt khác sản lượng xuất bán tăng hơn năm 2002 dẫn đến doanh thu tăng.Mặt khác do sự điều chỉnh chiết khấu của Tổng công ty nhằm làm giảm mức lỗ của toàn ngành dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm. 4.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh. Hệ số doanh thu trên vốn = Doanh thu Vốn kinh doanh bình quân Hệ số doanh lợi trên vốn = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân Hệ số phục vụ chi phí kinh doanh = Doanh thu thuần Giá vốn Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy: + Bình quân trong năm 2002 một đồng chi phí kinh doanh tạo ra được 1,11đ doanh thu. + Bình quân trong năm 2003 một đồng chi phí kinh doanh tạo ra được 1,1đ doanh thu. Như vậy trong năm 2003 hệ số phục vụ chi phí kinh doanh thấp hơn năm 2002 là 0,01đ do đó trong năm 2004 tới doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý chi phí kinh doanh một cách hợp lý hơn. Bình quân trong năm 2002 một đồng chi phí kinh doanh tạo ra được 0,007đ lợi nhuận sau thuế, trong khi đó một đồng chi phí kinh doanh năm 2003 tạo ra được 0,0009đ lợi nhuận sau thuế, như vậy so với năm 2002 lợi nhuận trên 1đ chi phí kinh doanh giảm đi do yêu cầu của Tổng công ty đòi hỏi Công ty chuyển toàn bộ lợi nhuận về Tổng công ty để giảm lỗ toàn ngành. 4.3. Thu nhập bình quân của người lao động. Trong năm 2003 thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đã tăng 197 312 đ, đạt được điều này là do, sản lượng xuất bán của Công ty tăng trưởng mạnh mẽ, mặt khác nó chứng tỏ rằng đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. 5. Các khoản trích nộp nhà nước. Công tác thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của công ty được thể hiện qua bảng sau: Hệ số sinh lời chi phí kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế Giá vốn Thu nhập BQ người lao động = Tổng quỹ lương Số người lao động BQ Đvt: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tổng số Số đã nộp Số phải nộp Tổng số Số đã nộp Số phải nộp 1. Thuế VAT 3 290 405 2 922 254 368 151 3 684 650 2 681 298 1 003 352 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 962 601 1 012 671 -50 070 153 603 180 000 -26 397 3. Thu trên vốn 409 571 409 571 200 000 200 000 4. Thuế nhà đất 1 938 1 938 5. Tiền thuê đất 225 128 225 128 214 601 211 592 3 009 6. Các loại thuế khác 30 986 30 986 46 401 3 314 551 6 678 Tổng cộng 4 918 691 4 600 610 318 081 4 301 193 6 589 379 986 642 Qua bảng trên ta thấy Công ty thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. 6. Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính doanh nghiệp. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, khắc phục những thiếu sót, đảm bảo an toàn tài chính. Đối với Công ty, hàng năm các báo cáo quyết toán của Công ty đều được Tổng công ty kiểm toán nội bộ và có sự xác nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách của Công ty. Trong nội bộ Công ty, công tác kiểm tra, kiểm soát cũng được Công ty thường xuyên chú trọng, Phòng kế toán tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong các chương trình kiểm tra các đơn vị cơ sở, từ đó rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai sót để công tác hạch toán kế toán ngày càng hoàn thiện hơn. Phần III: Tình hình hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu ổ Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình 1. Những quy định chung về công tác kế toán tại Công ty. Tin học đã thực sự là một phương tiện không thể thiếu được cho quản lý tài chính mà điển hình là công tác kế toán và thống kê. Hiện tại Công ty đã triển khai ứng dụng chương trình quản trị kinh doanh (PBM) phục vụ cho công tác quản lý trong toàn Công ty. Hệ thống sổ kế toán được tổ chức theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, của ngành xăng dầu và đặc thù của Công ty. Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Các nghiệp vụ hạch toán kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty và tại phòng kế toán của các Xí nghiệp, Chi nhánh trực thuộc. Việc tổng hợp báo cáo quyết toán của công ty thực hiện tổng hợp báo cáo quyết toán của khối công ty trực tiếp kinh doanh và của các Xí nghiệp, Chi nhánh trực thuộc. Trực thuộc Công ty, Xí nghiệp, Chi nhánh là hệ thống các cửa hàng, phân xưởng, tổ dịch vụ ... là các đơn vị hạch toán báo sổ. 2. Hệ thống chứng từ kế toán. Để phục vụ cho công tác ứng dụng tin học trong công tác kế toán, hiện nay Công ty sử dụng 2 hệ thống chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ ngoại lai và hệ thống chứng từ tự phát hành. Hệ thống chứng từ ngoại lai: là những chứng từ phát sinh bên ngoài doanh nghiệp được tổ chức hạch toán kế toán trên máy vi tính như: hoá đơn nhập hàng... Hệ thống chứng từ kế toán tự phát hành: là những chứng từ kế toán phát sinh bên trong đơn vị được tổ chức hạch toán kế toán trên máy vi tính như: hoá đơn xuất bán, hoá đơn xuất di chuyển nội bộ, phiếu thu, phiếu chi ... Chi tiết đựoc lưu trữ phân loại như sau: Hệ thống chứng từ về tiền như: phiếu thu, phiếu chi, ... Hệ thống chứng từ về nguyên vật liệu tồn kho: hoá đơn xuất, hoá đơn nhập, ... Hệ thống chứng từ hàng hóa: hoá đơn nhập hàng, hoá đơn xuất hàng... Hệ thống chứng từ về công cụ lao động, văn phòng phẩm: hoá đơn xuất, ... Hệ thống chứng từ về tài sản cố định: Phiếu kế toán hạch toán khấu hao, biên bản giao nhận tài sản cố định, ... Hệ thống chứng từ về công nợ: giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy báo nợ, giấy báo có,... Hệ thống phiếu kế toán Phiếu kế toán là một chứng từ kế toán được lập để vào máy vi tính cho một (hoặc một số) chứng từ kế toán gốc chưa có đủ các thông tin, các dữ kiện để cập nhật vào máy vi tính. Đính kèm với phiếu kế toán là các chứng từ kế toán gốc có liên quan tới nội dung hạch toán của phiếu kế toán như: biên bản xử lý vi phạm, quyết định xử lý phân phối, các giấy tờ pháp lý liên quan chứng minh cho việc hạch toán, biên bản kiểm kê, sổ chi tiết khấu hao TSCĐ, tờ kê tính thuế ... Các loại phiếu kế toán gồm: Hạch toán phân bổ khấu hao; hạch toán phân bổ chi phí cuối kỳ cho các đối tượng liên quan như: loại hình kinh doanh ...; hạch toán kết chuyển sổ sách cuối kỳ: kết chuyển kết quả kinh doanh, kết chuyển giá vốn; và các phiếu kế toán khác như: hạch toán chữa sổ theo phương pháp ghi bổ sung, hạch toán thuế, hạch toán chênh lệch giá hàng tồn kho. 3. Tình hình thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán. Từ các đặc điẻm trên làm cho việc quản lý , hạch toán các chi phí rất phức tạp và riêng biệt thường là kéo dài nên niên độ kế toán từ ngày 1/1/ đến ngày 31/12/ là khoá sổ quyết toán năm Hình thức kế toán công ty đang áp dụng : phương pháp nhật ký chứng từ Phương pháp tính toán hàng tồn kho áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Hàng ngày kế toán viên xử lý cập nhất số liệu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo dõi liên tục, thường xuyênl trên sổ chi tiết, cuối tháng tập hợp lập nhật ký chứng từ, bảng kê đồng thời đối chiếu với các phần hành kế toán có liên quan trước khi báo cáo cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp kiểm tra, rà soát lại tất cả các phần hành đã báo cáo xử lý các sai sót trước khi lập sổ cái. Tổ chức sổ sách kế toán tại công ty : - Sổ chi tiết : Dùng để theo dõi chi tiết các đối tượng kế toán - Bảng kê - Sổ nhật ký chứng từ: nhiều tờ rời gộp lại mở cho một TK hay một số TK - Sổ cái : Được mở cho từng TK tổng hợp cho cả năm. Cuối tháng căn cứ vào sổ tổng hợp của từng TK phản ánh trên các bảng kê và nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái. 3.1 Kế toán vốn bằng tiền. Do đặc thù của Công ty là một Công ty kinh doanh thương mại nội địa thuần tuý , chưa có hoạt động xuất , nhập khẩu do vậy vốn bằng tiền của Công ty thuần tuý chỉ dùng trên VND không sử dụng ngoại tệ và tiền chỉ gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Tài khoản sử dụng : Kế toán tài sản bằng tiền sử dụng bằng các tài khoản sau: TK 111 - Tiền mặt. Phản ánh tình hình và sự bién động của các loại tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp. (Chi tiết TK11111 : Tiền mặt VND) TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Chi tiết TK11211 : Tiền gửi ngân hàng VND) Sổ sách kế toán sử dụng : + Sổ quỹ , sổ theo dõi tiền gửi , nhật ký chứng từ , và bảng kê có liên quan.... Chứng từ kế toán sử dụng :Phiếu thu , phiếu chi , séc, uỷ nhiệm chi... Quy trình hạch toán: - Khi thu tiền bán hàng và các khoản công nợ phải thu khác kế toán ghi : Nợ TK 11111- Tiền mặt Có TK131 - Phải thu khách hàng Có TK141 - Tạm ứng Có TK136 - Phải thu nội bộ - Khi xuất tiền mặt phản ánh Nợ TK 641 - Chi phí hoạt động kinh doanh Nợ TK 331- Phải trả người bán Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên.... Có TK 11111- Tiền mặt. 3.2 Hạch toán hàng tồn kho và tiêu thụ hàng hoá. Tài khoản sử dụng: TK156, TK151, TK157, TK5111,TK521, TK632 Quy trình hạch toán: - Hạch toán nhập xuất hàng hoá là xăng dằu chính : Kế toán sử dụng TK 15611 - Xăng dầu chính tồn kho 3.2.1/ Nhập mua nội bộ ngành: - Căn cứ vào hoá đơn xuất hàng của các Công ty , Công ty tiến hành dùng chính hoá đơn của Công ty xuất hàng để cập nhật vào máy tính và hạch toán: Nợ TK 15611 - Giá hạch toán * Lượng trên hoá đơn Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào Có TK 336111 - Giá hạch toán * Lượng trên hoá đơn 3.2.2/ Trường hợp xuất hàng di chuyển giữa các kho , các cửa hàng là nội bộ công ty được chia làm hai loại: - Nhập di chuyển giữa các kho , cửa hàng là hạch toán báo sổ tuỳ theo tình hình cụ thể , Công ty dùng bộ mã kho để theo dõi hoặc tách TK 15611xx để theo dõi riêng từng kho - Nhập di chuyển giữa các đơn vị hạch toán kế toán trong nội bộ công ty : Nợ TK 15611 Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 3362xx (chi tiết theo đơn vị xuất hàng) 3.2.3/ Xuất bán : - Căn cứ vào hoá đơn xuất kho , kế toán tiến hành hạch toán : Có TK 15611 Nợ TK 63211 Giá hạch toán * Lượng trên hoá đơn - Hạch toán doanh thu : + Xuất hàng cho nội bộ : Có TK 51211 Có TK 33311 Nợ TK 3362xx, 336112 Giá bán * Lượng theo đơn vị tính trên hoá đơn. + Xuất bán ngoài ngành Có TK 51111 Có TK 33311 Nợ TK 131 - Hạch toán lệ phí xăng dầu thu hộ nhà nước Có TK 33614 (Lệ phí GT chuyển tập trung về Tổng công ty) Nợ TK 131 Lệ phí xăng dầu* Lượng theo ĐVT trên hoá đơn 3.3 Kế toán chi phí kinh doanh Nội dung chi phí kinh doanh trong Công ty bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá như : - Chi phí tiền lương , phụ cấp và chi phí bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí sửa chữa TSCĐ - Chi phí lãi vay - Chi phí bảo quản - Chi phí vận chuyển - Chi phí hao hụt.... - Chi phí giao dịch, quảng cáo... Tài khoản sử dụng : - Chi phí ngiệp vụ kinh doanh được tập hợp trên các TK 641 Sổ sách kế toán: Kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty khi phát sinh chi phí, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết ( Sổ chi phí bán hàng, Sổ chi phí SX và dịch vụ...) theo khoản mục chi phí sau đó phản ánh vào nhật ký chứng từ, bảng kê... - Khi phát sinh chi phí kế toán hạch toán: Nợ TK 641 Nợ TK 133 VAT đầu vào Có TK 334 - Lương Có TK 214 - Khấu hao TSCĐ Có TK 111 - Chi phí khác bằng tiền mặt Có TK 112 - Chi phí khác bằng TGNH Có TK 331`... - Chi phí khác phải trả Tất cả các Công ty trực thuộc Tổng công ty đều thực hiện áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để thực hiện bảo mật các thông tin kế toán quản trị và thuận tiện trong quá trình cập nhật chi phí và phân tích, Tổng công ty quy định hạch toán thống nhất toàn ngành theo 2 bộ mã: mã khoản mục chi phí và mã loại hình kinh doanh. Để tập hợp chi phí theo yếu tố trong báo cáo thuết minh (Biểu B09/DN) Bộ TC đã quy định, các đơn vị cần tách các khoản mục chi phí thành các yếu tố chi phí. Do yêu cầu quản trị kinh doanh và để thuận lợi cho quá trình tập hợp, phân tích chi phí, công ty không sử dụng tài khoản cấp 2 chi tiết theo yếu tố của các loại TK627 và TK641. 3.4/ Kế toán công nợ: - Để quá trình quản lý và hạch toán kế toán trên máy vi tính được thuận lợi , mọi khách hàng có quan hệ mua bán đều phải có mã trên file, từ điển trên danh mục khách hàng. - Căn cứ vào định mức dư nợ Tổng công ty giao cho Công ty, Công ty xây dựng định mức dư nợ cho các đơn vị trực thuộc và khối kinh doanh trực tiếp tại văn phòng Công ty. Định mức dư nợ được xây dựng trên hai tiêu thức là mức dư nợ bình quân và số ngày dư nợ. - Cuối mỗi kỳ quyết toán (quý, năm ) đều phải thực hiện đối chiếu công nợ và thực hiện lập biên bản đối chiếu và có chữ ký xác nhận nợ của khách hàng. Quy trình hạch toán công nợ nội bộ ngành Tài khoản sử dụng : Thanh toán nội bộ ngành sử dụng TK 3361 TK 33611- Thanh toán nội bộ ngành (TK tổng hợp) TK 33611 chia thành 4 TK chi tiết : 336111- Phải trả nội bộ ngành về hàng hoá 336112- Phải thu nội bộ ngành về hàng hoá 336113- Trả tiền về Tổng công ty 336114- Thanh toán nội bộ ngành về các khoản không phải là hàng hoá TK 33612-Thanh toán bù trừ qua Tổng công ty TK 33613- Thanh toán chiết khấu thừa, thiếu Thanh toán nội bộ công ty sử dụng TK 3362 Nội dung hạch toán 1/ Mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của các Công ty nội bộ ngành +/ Nợ TK liên quan Có TK 33611 2/ Bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho các công ty nội bộ ngành: Nợ TK 336112 (Mã khách: Đơn vị mua) Có TK liên quan 3/ Chuyển tiền về Tổng công ty Nợ TK336113 Có TK 111,112 (Mã khách: Tổng công ty) Quy trình hạch toán công nợ nội bộ Công ty Tài khoản sử dụng : Thanh toán nội bộ công ty sử dụng TK 3362 Nội dung hạch toán 1/ Mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị trong Công ty. +/ Nợ TK liên quan Có TK 3362 2/ Bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho các đơn vị trực thuộc Công ty Nợ TK 3362 (Mã khách: Đơn vị mua) Có TK liên quan Quy trình hạch toán công nợ khách hàng Tài khoản sử dụng : Thanh toán nội bộ công ty sử dụng TK 131 Nội dung hạch toán - Hạch toán doanh thu, thuế GTGT đầu ra Có TK 51111 Có TK 33311 Nợ TK 131 - Hạch toán lệ phí xăng dầu thu hộ nhà nước Có TK 33614 (Lệ phí giao thông chuyển tập trung về Tcty) Nợ TK 131 Lệ phí xăng dầu* Lượng theo ĐVT trên hoá đơn 3.5/ Kế toán TSCĐ Trong quá trình tổ chức quản lý theo dõi và hạch toán TSCĐ kế toán phải lập thẻ theo dõi cho từng tài sản, mở sổ theo dõi chi tiết cho từng loại TSCĐ và đơn vị quản lý sử dụng. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải lập biên bản giao nhận TSCĐ , lập thẻ TSCĐ hoặc bàn giao thẻ TSCĐ , lập biên bản thanh lý TSCĐ. Trong các trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành lập biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. Cuối mỗi niên độ kế toán, Kế toán trưởng phải đề xuất với giám đốc công ty thành lập ban kiểm kê TSCĐ nhăm xác định hiện trạng thực té của TSCĐ, Tài khoản sử dụng : Để phản ánh tình hình hiện có và sự vận động của TSCĐ kế toán sử dụng TK 211"TSCĐ hữu hình" và TK211 có 7 tài khoản cấp 2. TK2111- Đất TK2112- Nhà cửa vật kiến trúc TK2113- Máy móc , thiết bị TK2114- Phương tiện vận tải truyền dẫn TK2115- Thiết bị dụng cụ quản lý TK2116- Cây lâu năm , súc vật làm việc và cho sản phẩm TK2117- TSCĐ khác. Quy trình hạch toán: 1/ Trường hợp tăng TSCĐ: - TSCĐ được mua sắm trực tiếp đưa vào sử dụng ngay , kể cả các TSCĐ mới và đã sử dụng. Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ kế toán xác định NG TSCĐ Nợ TK 211 - TSCĐ Nợ TK 1332 - Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112, 141 Có TK 331 - Mua chịu người bán - Đối với TSCĐ mua sắm phải đầu tư trang bị thêm, hoặc phải qua lắp đặt chạy thử mới sử dụng được Nợ TK 211 - TSCĐ Có TK 241 - Mua sắm TSCĐ 2/ Trường hợp giảm TSCĐ : - Giảm do thanh lý, nhượng bán + Trên cơ sở biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ kế toán liên quan, kế toán hạch toán : Nợ TK 214 - Phần giá trị hao mòn Nợ TK 821 - Phần giá trị còn lại Có TK 211 - Nguyên giá TSCĐ - Giảm TSCĐ do điều động : Nợ TK 214 - Giá trị hao mòn Nợ TK 411 - Giá trị còn lại Có TK 211 - Nguyên giá 3/ Kế toán hao mòn TSCĐ : Để phản ánh trị giá hao mòn trong quá trình sử dụng, trích khấu hao và sự biến động hao mòn khác của TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 214. - Định kỳ theo chu kỳ quản lý hạch toán của đơn vị, kế toán tính và trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh : Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng ( Chi tiết theo loại hình kinh doanh, khoản mục CF) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ ( Chi tiết theo loại TSCĐ VD : Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị ..) - Tăng hao mòn do nhận TSCĐ nhận điều động nội bộ Công ty và Tổng công ty : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ Có TK 3361 - Phải trả nội bộ.. - Giảm hao mòn do đánh giá lại TSCĐ : Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ Có TK 211 - TSCĐ hữu hình 3.6/ Kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Tài khoản sử dụng : 911 Qui trình hạch toán : - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển doanh thu thuần về tài khoản xác định kết quả kế toán ghi : Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển trị giá vốn về tài khoản xác định kết quả : Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ : Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 - Chi phí bán hàng + Nếu lãi : kế toán ghi Nợ TK 911 - xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 - Lợi nhận chưa phân phối + Nếu lỗ : kế toán ghi Nợ TK 421 - Lợi nhận chưa phân phối Có TK 9111 - Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 911 được mở chi tiết cho từng loại hình kinh doanh, chi phí và doanh thu của loại hình nào được kết chuyển, tập hợp và phân bổ chính xác cho loại hình đó. Phần IV: Công tác phân tích hoạt động kinh tế tại doanh nghiệp Để phân tích hoạt động kinh tế, căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty ta có bảng sau: TT Chỉ tiêu Đvt Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1 Doanh thu 1000đ 369 147 550 435 270 085 66 122 535 2 Doanh thu thuần 1000đ 369 147 550 435 270 085 66 122 535 3 Giá vốn 1000đ 331 635 077 394 023 584 62 388507 4 Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách 1000đ 4 198 691 4 301 193 102 502 5 Lợi nhuận trước thuế 1000đ 3 569 697 577 233 -2 992 464 6 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 2 428 542 373 560 -2 054 982 7 Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất LN/VKD % 12.75 2.06 -10.69 Tỷ suất LN/DT % 0.97 0.13 -0.84 8 Tỷ suất đầu tư % 58.75 61.99 3.24 9 Tỷ suất khả năng thanh toán Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh % 19.15 7.67 -11.48 Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời % 126.86 129.52 2.66 Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty là: + Doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 66 122 535 nghìn đồng + Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 giảm 29992464 nghìn đồng Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách năm 2003 so với năm 2002 tăng 102 502 nghìn đồng. Tình hình kinh doanh được đánh giá qua các chỉ tiêu: 1. Tỷ số lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận được công ty tiến hành phân tích qua 2 chỉ tiêu cơ bản là: tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận/VKD của công ty năm 2003 so với năm 2002 giảm mạnh, điều này là do nguyên nhân khách quan, do đó trong năm tới, khi điều kiện kinh doanh trở lại bình thường, Công ty cần có biện pháp tiết kiệm chi phí theo yêu cầu của Ngành, đẩy mạnh sản lượng bán ra, quản lý công nợ chặt chẽ hơn. Tỷ suất lợi nhuận/VKD = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân * 100 Lợi nhuận sau thuế 2. Tỷ suất đầu tư. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: tỷ suất đầu tư năm 2003 là 61,99%, tỷ suất đầu tư năm 2002 là 58,75%, như vâyh so với năm 2002 tỷ suất đâud tư năm 2003 tăng lên là 3,24%. 4. Tỷ suất về khả năng thanh toán. Để phân tích khả năng thanh toán công ty sử dụng 2 chỉ tiêu phân tích là tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời và tỷ suất khả năng thanh toán nhanh. Tổng TSLĐ của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền như: Tiền mặt, TGNH, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, ... Tổng nợ sắp đến hạn là các khoản nợ được trang trải bằng những TSLĐ có thể chuyển thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn trả bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay dài hạn sắp đến hạn trả, phải trả cho người bán, ... Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = Tổng doanh thu *100 Tỷ suất đầu tư = Giá trị TSCĐ + ĐTDH Tổng tài sản *100 Tỷ suất khả năng thanh toán toán hiện thời = Tổng TSLĐ Tổng nợ sắp đến hạn *100 Tổng lợi nhuận Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy: khả năng thanh toán hiện thời năm 2003 so với năm 2002 tăng 2,66% và khá ổn định do vậy công ty có khả năng trang trải được các khoản nợ của mình. Từ số liệu trên bảng ta thấy rằng tuy tỷ suất khả năng thanh toán nhanh của năm 2003 so với năm 2002 có giảm đi nhưng nhìn chung khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo. Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh = Tiền Tổng nợ sắp đến hạn *100 Kết luận Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, cùng với sự giúp đỡ tận tình của tập thể Phòng kế toán Tài chính Công ty đã giúp cho em có một cái nhìn tổng quan về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung cũng như công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp nói riêng. Theo em, tại Công ty đã áp dụng theo hệ thống kế toán của Bộ tài chính và những đặc thù trong hoạt động của ngành xăng dầu một cách hiệu quả. Công tác hạch toán kế toán đã được thực hiện trên máy tính nên đảm bảo tính chính xác và thời gian theo yêu cầu của Tổng công ty Qua quá trình thực tập, kết hợp với sự tìm hiểu của bản thân, cho em thấy những thuận lợi cũng như khó khăn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, từ đó nó cũng ảnh hưởng đến công tác kế toán của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf586_7556.pdf
Luận văn liên quan