Tình hình tổ chức và tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội

LỜIMỞĐẦU Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay, dưới ánh sáng của tư tưởng đổi mới sâu sắc và toàn diện do Đại hội vạch ra chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN đã từng bước xác lập vị trí của nước ta trong khu vực và trên thế giới. Trong cơ chế kinh tế mới, nhà nước không còn can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có sự hạch toán độc lập trong kinh doanh. Các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình đổi mới của doanh nghiệp. Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn để cụ thể trong quá trình đổi mới đó.Qua nhận thức của bản thân em và sự mong muốn được hiểu biết thêm về vấn đề này. Nên em đã chọn Đề tài “Tình hình tổ chức và tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà nội” Mặc dùđã cố gắng trong quá trình tìm hiểu để phân tích, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Do vậy em rất mong được sự góp ý và bổ sung của Thày , cô giáo trong khoa để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤCLỤC LỜIMỞĐẦU 1 I . Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Dược phẩm Hà nội 2 1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Dược phẩm Hà Nội Phẩm 2 2.Các thủ tục tiến hành cổ phần hoá của Công ty Dược phẩm Hà nội: 2 II. Công tác tổ chức của công ty 4 1. Sơđồ bộ máy tổ chức của công ty 4 2. Các phòng ban 6 III . Tình hình tài chính và Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 8 1. Tình hình tài chính - Kế toán 8 2. Đặc điểm về máy móc, thiết bị và công nghệ - kỹ thuật 9 3. Đặc điểm về bộ máy quản lý và nguồn lao động 10 IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (1999 - 2003) 10 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (1999 - 2003) 10 2. Ý kiến đóng góp 11 KẾTLUẬN 13 TÀILIỆUTHAMKHẢO 14

docx19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4793 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình tổ chức và tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay, dưới ánh sáng của tư tưởng đổi mới sâu sắc và toàn diện do Đại hội vạch ra chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN đã từng bước xác lập vị trí của nước ta trong khu vực và trên thế giới. Trong cơ chế kinh tế mới, nhà nước không còn can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có sự hạch toán độc lập trong kinh doanh. Các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình đổi mới của doanh nghiệp. Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn để cụ thể trong quá trình đổi mới đó.Qua nhận thức của bản thân em và sự mong muốn được hiểu biết thêm về vấn đề này. Nên em đã chọn Đề tài “Tình hình tổ chức và tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà nội” Mặc dù đã cố gắng trong quá trình tìm hiểu để phân tích, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Do vậy em rất mong được sự góp ý và bổ sung của Thày , cô giáo trong khoa để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG CHÍNH I . Giới thiệu chung về công ty Dược phẩm Hà Nội 1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Dược phẩm Hà Nội Phẩm Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội - Hà Nội Pharma - được thành lập năm 1965 trên cơ sở tên ban đầu là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội. Công ty thành lập với mục đích nhằm phục vụ yêu cầu chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho người dân. Cùng với sự biến đổi về nhu cầu Kinh tế - Xã hội của đất nước, là quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập. - Năm 1983, theo quyết định số 143 của UBND thành phố Hà nội ra ngày 17-1-1983 thành lập Xí nghiệp liên hiệp Dược Hà Nội trên cơ sở kết hợp giữa Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội với Công ty Dược HN - Năm 1988, Xí nghiệp liên hiệp Dược phân thành tiến hành phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc trong khối xí nghiệp sản xuất chia thành 2 xí nghiệp: + Xí nghiệp Dược phẩm Thịnh Hào + Xí nghiệp Dược phẩm Quảng An Tháng 1/1993 thực hiện quyết định số 2914/QĐ/UBND ngày 20-11-1992 của UBND thành phố Hà nội về việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp liên hiệp Dược HN được tách ra thành 3 xí nghiệp, trong đó: Xí nghiệp Dược phẩm Hà nội đã được tổ chức lại trên cơ sở kết hợp giữa 2 xí nghiệp sản xuất cũ là Xí nghiệp Dược phẩm Thịnh Hào và Xí nghiệp Dược phẩm Quảng An, nay có trụ sở tại 170- Đê La Thành –Hà nội Theo quyết định của UBND thành phố Hà nội và được sự nhất trí của Tổng công ty 91 và Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà nội ngày 12-1-2003 Công ty Dược phẩm Hà nội đã chính thức đi vào hoạt động với cương vị là một Công ty đã được cổ phần hoá. 2.Các thủ tục tiến hành cổ phần hoá của Công ty Dược phẩm Hà nội: Bước 1. chuẩn bị cổ phần hoá. Theo nghị định 64/2002/NĐ- CP ra ngày 19/6/2002 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần . Công ty Dược Hà Nội – thành viên của Tổng công ty 91, sau khi có ý kiến phê duyệt của thủ tướng chính phủ sẽ được tổ chức thực hiện cổ phần hoá. Công ty đã báo cáo các Bộ, UBND tỉnh , Tổng công ty 91 dự kiến các danh sách thành viên trong ban đổi mới quản lý của Công ty Các Bộ, UBND tỉnh , Tổng công ty 91 quyết định thành lập ban đổi mới quản lý của doanh nghiệp gôm: Giám đốc hoặc phó Giám đốc , kế toán trưởng là uỷ viên thường trực, Các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật làm uỷ viên... Ban đổi mới của công ty có trách nhiệm tuyên truyền giải thích cho nhân viên của công ty mình những chủ trương , chính sách của chính phủ để tổ chức thực hiện Ban đổi mới của công ty đã chuẩn những tài liệu về: Các hổ sơ pháp lý khi thành lập công ty Tình hình công nợ, tài sản , nhà xưởng, vật kiến trúc đang quản lý Vật tư hàng hoá ứ đọng,kém, mất phẩm chất và đề ra hướng giải quyết Danh sách lao động của Công ty đến thời điểm tiến hành cổ phần hoá ; số lượng người , năm công tác của từng người. Dự kiến số lao động nghèo được mua cổ phần theo giá ưu đãi của Nhà nước trả dần trong 10 năm Dự toán chi phí cổ phần hoá cho đến khi hoàn thành Đại hội cổ đông lần thứ nhất Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá Ban đổi mới quản lý của công ty tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư tiền vốn , công nợ của công ty -Ban đổi mới quản lý của công ty lập phương án (dự kiến) cổ phần hoá doanh nghiệp và dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Phổ biến hoặc niêm yết công khai các dự kiến phương án đã nêu để mọi nhân viên trong công ty được biêt cùng thảo luận Tổ chức đại hội công nhân viên để lấy ý kiến về dự thảo phương án, bàn phương hưỡng biện pháp cụ thể để có cơ sở hoàn thiện phương án Công ty hoàn thiện phương án trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoàn chỉnh dự thảo phê Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần để chuẩn bị trình đại hội cổ đông xem xét, quyết định . Bước 3: Phê duyệt và triển khai phương án thực hiện cổ phần hoá Ban đổi mới quản lý của công ty Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông. Đăng ký mua tờ cổ phiếu tại Kho Bạc Nhà nước Thông báo công khai tình hình tài chính của công ty cho đến thời điểm cổ phần hoá Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ phần , tổ chức bán cổ phần của công ty cho các cổ đông. Trưởng ban đổi mới quản lý công ty triệu tập Đại hội cổ đông lần thứ nhất để bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, thông qua điều lệ hoạt động và tổ chức của công ty cổ phần. Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh. Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp với sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lý của công ty và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần: lao động tiền vốn, tài sản, danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ các tài liệu, sổ sách của công ty. Xin khắc con dấu công ty cổ phần . Nộp lại con dấu cũ( nếu có) Lập bảng đề nghị kho bạc tỉnh , thành phố cung cấp cho các cổ đông tờ cổ phiếu phù hợp với số cổ phần của công ty. Tổ chức ra mắt công ty cổ phần : đăng báo theo quy định công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo bằng văn bản tại thời điểm hoạt động của công ty cổ phần theo con dẫu mới, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo như quy định tại Điều 19 Nghị định số 64/ 2002/NĐ-CP ngày 29-6-2002 của Chính Phủ. II. Công tác tổ chức của công ty 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ NỘI HĐQT Chủ tịch HĐQT Giám đốc điều hành PGĐ kinh doanh Kế toán trưởng PGĐ kỹ thuật Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch kinh doanh Kho Phòng K.TH NC Phòng Kiểm nghiệm Ban Cơ điện PX. Mắt ống PX. Viên PX. Đông Dược P. Bảo vệ Các cửa hàng giới thiệu Các đại lý bán 2. Các phòng ban Trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuốc, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được xây dựng thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ với 210 cán bộ công nhân viên (kể cả lao động hợp đồng) được tổ chức thành 12 đơn vị trực thuộc dưới sự điều hành chung của hội đồng quản trị công ty. Trong công ty cổ phần thì cơ quan quyết định cao nhất là đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty được phân định cụ thể như sau: 1. Hội đồng quản trị Người đứng HĐQT đầu là chủ tịch hội đồng quản trị - Bà Nguyễn Thị Phúc có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội hội đồng quản trị bao gồm 8 thành viên. 2. Giám đốc (trực tiếp điều hành sản xuất) Là người điều hành chung mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Vì vậy giám đốc của công ty cần nắm bắt kế hoạch hoạt động cụ thể của từng phòng ban đồng thời có những số liệu cụ thể trong hoạt động sản xuất của công ty. 3. Phó giám đốc Phó giám đốc là người phụ giúp giám đốc trong việc điều hành các công việc về mảng sản xuất, kinh doanh của công ty để giám đốc nắm sát sao tình hình chung của công ty thông qua các phó giám đốc phụ trách. 3.1. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Điều hành sản xuất của công ty theo kế hoạch đã được duyệt sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn về người cùng thiết bị Điều hành việc thực hiện các kế hoạch phục vụ cho sản xuất như, Phó giám đốc kỹ thuật quản lý các phòng: Phòng nghiên cứu và thí nghiệm, phòng kiểm nghiệm, phòng kỹ thuật, ban cơ điện và bộ phận kho của công ty. Ngoài ra phó giám đốc kỹ thuật còn tham gia trong công tác của phòng Kế hoạch – Kinh doanh 3.2. Phó giám đốc kinh doanh Là người thiết lập các kế hoạch kinh doanh của công ty, điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh phù hợp với cơ chế kinh tế. Phó giám đốc kinh doanh trong công ty kiêm trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh có trình độ Dược sỹ nên thuận lợi cho việc lên kế hoạch sản xuất khi kết hợp với phó phòng có trình độ chuyên môn về kinh doanh. 4. Phòng kế hoạch - Kinh doanh Chịu sự điều hành của trưởng phòng kiêm phó giám đốc kinh doanh của công ty. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh mới được thành lập vào 7/2003 trên cơ sở kết hợp 2 phòng Kinh doanh và phòng Kế hoạch điều độ sản xuất. Phòng gồm 21 cán bộ, 5. Phòng tổ chức - Hành chính Phòng gồm 9 người với 5 cán bộ chính thức. Ngoài ra, còn 2 lao động phụ trách phòng văn thư của công ty có nhiệm vụ đánh máy, phiên dịch và thực hiện các nhiệm vụ đưa thông tin cho các phòng ban một cách cập nhật nhất. Bộ phận hành chính còn thuê 3 lao động vệ sinh chung toàn công ty 6. Phòng kế toán - Tài chính Làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý tình hình tài chính của công ty tức hạch toán kết quả kinh doanh sản xuất. Phòng gồm 7 cán bộ có trình độ chuyên môn về kế toán hoạt động dưới sự giám sát của giám đốc Phương pháp hạch toán của công ty là phương pháp ghi số cái. 7. Phòng kỹ thuật Đây là bộ phận có vai trò quan trọng đối với bộ phận sản xuất. Phòng gồm có 5 người, trong đó 2 người phụ trách chung, 3 người còn lại phụ trách kỹ thuật tại 3 phân xưởng chính của công ty. Phòng có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra liên tục về mặt kỹ thuật của từng công đoạn trong sản xuất. 8. Phòng nghiên cứu và thí nghiệm Phòng nghiên cứu có nhiệm vụ tính toán cách pha chế liều lượng thuốc để đưa đến các quản đốc phân xưởng xem xét, kiểm tra lại rồi tiếp tục gửi lên phòng Kế hoạch – Kinh doanh ban lệnh sản xuất và tính định mức vật tư cho đợt sản xuất rồi gửi xướng các phân xưởng trực tiếp sản xuất. Phòng nghiên cứu còn có nhiệm vụ tự nghiên cứu sản xuất thử một số loại thuốc và nếu có khả năng thành công thì xin phép đăng ký mặt hàng mới. 9. Phòng kiểm nghiệm Gồm 11 cán bộ làm công tác kiểm tra NVL, 10. Các phân xưởng sản xuất Công ty gồm 3 phân xưởng chính trực tiếp sản xuất thuốc là: Phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt ống và phân xưởng Đông dược 11. Ban cơ điện Gồm 5 thợ lành nghề vừa sửa chữa, 12. Tổ bảo vệ Là bộ phân quan trọng làm nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn cho quá trình sản xuất và an ninh cho toàn công ty. Tổ bảo vệ chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Tổ chức – Hành chính. Công ty cổ Phần Dược Hà Nội là một đơn vị lớn, nhưng nhìn chung cách tổ chức bố trí của công ty là gọn nhẹ. Tất cả các bộ phận phục vụ trực tiếp sản xuất đều gắn liền trong biên chế các phòng chức năng, việc gắn liền các nhóm này vào phòng hành chính là nối trực tiếp các mắt xích cuối cùng của dây chuyền sản xuất vào với hệ thống điều hành của công ty. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho quan hệ giữa phòng điều hành với các phân xưởng khăng khít thành một mối và việc điều hành sản xuất được xuyên suốt hơn. Vì vậy, sản xuất tương đối ổn định, nhịp nhàng, điều hoà rất thuận lợi cho việc khảo sát và xây dựng định mức. III . Tình hình tài chính và Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 1. Tình hình tài chính - Kế toán Là một công ty có thời gian cổ phần hoá chưa lâu chỉ trong hơn một năm . Nhưng nhờ cổ phần hoá mà công ty Dược Hà nội đã có những thay đổi đáng kể, điều đáng nói ở đây chính là doanh thu mà công ty thu được sau khi tiến hành cổ phần hoá Nguồn vốn kinh doanh của công ty có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn cố định, vốn vay, vốn lưu động... Hơn nữa chiến lược kinh doanh của công ty cần dựa vào nguồn vốn kinh doanh hiện có của công ty Cơ cấu nguồn vốn của công ty như sau: Vốn kinh doanh 19,823 tỉ VNĐ Trong đó: + Phần vốn nhà nước 5,32 tỉ VNĐ + Vốn điều lệ của công ty 7,9 tỉ VNĐ Tr000000000000000000000000000ong phần vốn điều lệ của công ty thì: Vốn nhà nước chiếm 40% 3,16 tỉ VNĐ Vốn cổ đông góp 4,74 tỉ VNĐ + Các nguồn vốn khác 6,603 tỉ VNĐ ( Thời điểm thống kê nguồn vốn kinh doanh của công ty vào 01/01/2002). Ngoài ra số tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp là: 804.177.486 VNĐ được UBND thành phố Hà Nội giao cho công ty giữ hộ để làm thủ tục sau khi cổ phần hoá theo qui định của Nhà nước. Công ty thực hiện chế độ ưu đãi với người lao động: Tổng số cổ phần ưu đãi: 39.870 tỉ Giá trị cổ phần ưu đãi: 3,987 tỉ Giá trị ưu đãi: 1,196 tỉ Giá trị trả chậm: 157,850 triệu đồng Theo cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy nhà nước là cổ đông chính của công ty (40% vốn điều lệ của công ty) và có khả năng thực hiện được chiến lược đề ra. 2. Đặc điểm về máy móc, thiết bị và công nghệ - kỹ thuật Do tổ chức sản xuất của công ty là cơ giới hoá (đặc biệt ở hai công doạn pha chế và dập viên) nên máy móc giữ vai trò quan trọng đối với năng xuất và chất lượng sản phẩm của công của công ty.Hệ thống thiết bị máy móc của công ty rất đầy đủ cho từng khâu và được phân bổ đều cho từng phân xưởng sản xuất trực tiếp : Hệ thống máy móc của phân xưởng viên - Phân xưởng chính của công ty: + Máy xay tròn và máy xay búa + Máy nhào trộn cốm ướt M300 (Đức), UK100 (Đức + Tủ sấy PS60 của anh nhập 1989 dùng để sấy khô cốm ướt + Máy sát hạt YK160 nhập năm1990 + Máy trộn cốm chữ V (Đức) + Máy dập viên nén ZP33 (Trung Quốc + Máy dập viên định hình IR15 (Thái lan) + Máy dập viên định hình CLIST (Ấn độ). + Máy bao phin thuốc Rama Cota 25 của Thái + Máy bấm vỉ Pháp RCA + Máy ép vỉ cứng CP160 của công ty mới nhập của Đức trị giá 700 triệu Hệ thống máy móc của phân xưởng mắt ống: + Buồng lạnh cuả Nga dung tích 6 m3 (tạo nhiệt độ nhất định phù hợp cho biến đổi sinh học trong gan - nguyên liệu chính sản xuất Phi latop. + Bốn nồi hấp KPE 100 lít + Máy giặt công nghiệp Nga (rửa ống, lọ đóng thuốc mắt) + Máy khuấy dung dịch đã pha chế Hệ thống máy móc của phân xưởng Đông dược: + Máy chặt của Trung Quốc + Máy xay công xuất 200 kg/h, đảm bảo chất lượng + Máy trộn Trung Quốc CH150 + Nồi triết suất KPE 205 lít Hệ thống máy móc của phân xưởng huyết thanh: + Máy nén khí, máy nước thô + Bình lọc nước, máy nước cất + Máy hấp tiệt trùng Nhìn chung máy móc đưa vào hoạt động đáp ứng yêu cầu sản xuất ở mức trung bình mà chưa nâng cao được năng suất, vẫn còn hao phí do máy móc. 3. Đặc điểm về bộ máy quản lý và nguồn lao động Lao động có vai trò quan trọng trong việc tham gia quá trình sản xuất của công ty. Do tính chất cơ giới hoá trong sản xuất nên lực lượng lao động trong công ty không nhiều nhưng phần lớn có trình độ, tay nghề chuyên môn. Cơ cấu lao động của công ty phân bổ như sau: Công ty có 119 lao động trong 4 phân xưởng chính của công ty. Trong đó 100% lao động được đào tạo qua các lớp chuyên môn về Dược và ngành quản lý kinh tế. Vì thế hầu hết các cán bộ đều có kinh nghiệm thực tế nên trong công tác sản xuất và quản lý đảm bảo tốt và hiệu quả. Việc bố trí lao động của công ty khá hợp lý, hầu hết cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên môn đều được bố trí làm việc đúng ngành nghề (tỷ lệ này>90%) nên góp phẩn nâng cao hiệu quả sản xuất IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (1999 - 2003) 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (1999 - 2003) Trong thời gian khi mà Công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần hoá , công ty đã gặp không ít những khó khăn, song do sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã khắc phục và giải quyết những khó khăn vẫn còn tồn tại để ổn định sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty.Trong những năm trước đây khi mà công ty chưa tiến hành cổ phần hoá thì doanh thu 1996 là 32,9 tỉ tăng lên 33,5 tỉ vào năm 1997 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1999 - 2003 như sau Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1999 - 2003 Chỉ tiêu đánh giá 1999 2000 2001 2002 2003 2003/2002 (%) I. Vốn kinh doanh (Tỉ đồng) Vốn cố định Vốn khác II. Doanh thu (Tỉ đồng) Thuế doanh thu Thuế lợi tức Thuế vốn III. Lợi nhuận (Triệu đồng) IV. Số lao động (Người) V.Thu nhập bình quân (1000/người) VI. Nộp ngân sách (Triệu đồng) 8,460 6,407 2,053 34,000 0,350 0,227 0,170 973 204 800 747,5 13,34 7,13 6,21 38,2 0,418 0,286 0,238 1.242 206 910 942,37 16,370 7,54 8,83 55,924 0,506 0,314 0,293 1.642 208 1.150 1.114 19,823 7,9 11,923 64,549 0,631 0,402 0,368 2.465 210 1.190 1.402 22,823 8,26 14,563 96,566 0,756 0,419 0,443 3.365 210 1.323 1.704 + 15,13 + 4,56 + 22,14 + 49,6 + 20 + 4,22 + 20,38 + 36,51 0 + 11,18 + 21,54 (Nguồn: Theo báo cáo tình hình SX kinh doanh của công ty năm1999 – 2003) Qua bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu ngày một tăng cao tức hiệu quả của công ty đã từng bước nâng cao. Doanh thu năm 1999 là 34 tỉ, 2000 là 38,2 tỉ nhưng doanh thu năm 2003 là 96,569 tỉ (Tăng 156,79% so với năm 2002). Chỉ tiêu thứ 2 cần quan tâm là lợi nhuận: Năm 1999 lợi nhuận công ty là 973 triệu đồng, năm 2000 là 1,242 tỉ đồng (tăng 27,64% so năm1999). Đặc biệt trong 2 năm 2002 – 2003 lợi nhuận của công ty tăng đáng kể: Năm 2002 là 2,465 tỉ, năm 2003 lợi nhuận 3,365 tỉ đồng (tăng 36,5% so năm 2002). Tuy nhiên, công ty chỉ thực hiện được kế hoạch đặt ra về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2003 (vượt kế hoạch 34,12% về doanh thu và 21,04% về lợi nhuận) còn về một số năm trước đó công ty mới chỉ hoàn thành được 80% kế hoạch. Từ những số liệu thực tế trên đây cho ta thấy từ khi công ty được cổ phần hoá Nguồn vốn kinh doanh của công ty đang ngày càng mở rộng đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty và hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng được nâng cao. 2. Ý kiến đóng góp Sau khi cổ phần hoá Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà nội đã có những thay đổi , tiến bộ với mức độ khác nhau, đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn vướng mắc khi tiến hành: - Về nhận thức: Tư tưởng của không ít các bộ và công nhân trong công ty, chưa hiểu hết mục tiêu, bản chất của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần . Người lao động họ còn lo sợ khi chuyển sang công ty cổ phần thì quyền lợi của họ không được đảm bảo như khi còn ở trong biên chế nhà nước, họ lo lắng về chức năng đảm nhiệm, về thu nhập se giảm nếu doanh nghiệp thua lố. Còn một số lãnh đạo thì họ lo lắng về quyền lợi và địa vị của mình khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ không được đảm bảo như trước - Về vấn đề xử lý tài chính: Doanh nghiệp khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp còn nhiêu phức tạp trong việc xác định giá trị thực tế. Quy trình lập và xét duyệt phương án cổ phần hoá chưa được rõ ràng, chưa ổn định, thủ tục chuyển đổi còn phiền hoà. Chính sách về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu hấp dẫn người lao động và hạn chế các nhà đầu tư tham gia quá trình cổ phần hóa. Do còn vướng mắc nên một số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá làm ăn chưa đạt hiệu quả như mong đợi do đó nhà nước cần có những chính sách quan tâm hơn nữa về mọi mặt - Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng thu hút được nhiều lao động tham gia, nhiều nhà đầu tư vào. - Nhà nước cần ban hành chính sách về “Hậu cổ phần hóa” để giải quết những vưỡng mắc đối với những doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục chuyển đổi - Trong những doanh nghiệp cần đảm bảo soạn thảo những văn bản cụ thể để chỉ đạo công tác, tổ chức học tập, tuyển truyền giải thích, vận động cán bộ, công nhân viên tham gia tích cực. Cần xác định rõ quyền lợi của công nhân viên khi mua cổ phiếu của doanh nghiệp, xác định rõ tỷ lệ cổ phần giữa Nhà nước và các cổ đông khác, thực hiện đúng tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi xã hội tích luỹ, tiêu dùng và làm nghĩa vụ với Nhà nước Tổ chức Đảng trong doanh nghiệp cổ phần hoá phải nắm vững chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần và làm tốt vai trò lãnh đạo, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Tóm lại, cổ phần hoá là một giải pháp tất yếu để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Mặc dù vẫn còn nhiều vướng mắc cần khắc phục nhưng những kết quả mà cổ phần hoá mang lại cho doanh nghiệp Nhà nước đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. KẾT LUẬN Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn, một giải pháp ưu việt trong việc cải cách và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.Nhận thức rõ được điều đó, công ty cổ phần dược Hà Nội đã tìm ra được đường đi đúng đắn cho mình khi áp dụng chính sách tiến hành cổ phần hoá. Chỉ sau hơn một năm từ khi công ty bước vào hoạt động với tư cách là một công ty cổ phần bước đầu đã có những phát triển đáng kể .Doanh thu tăng lên và lợi nhuận ngày một nhiều so với những năm trước đây- khi mà công ty chưa tiến hành cổ phần hoá. Bộ máy tổ chức của công ty ngày càng liên kết chặt chẽ và có trách nhiệm hơn. Mặc dù còn không ít những khó khăn trong khi đi vào hoạt động theo phương thức cổ phàn hoá nhưng công ty vẫn quyết tâm thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong 5 năm tới và những năm tiếp theo để công ty ngày một đứng vững hơn phát triển bền vững hơn trong cơ chế mới của Nhà nước ta. Góp phần nhỏ bé đem lại sự phát triển trong nền kinh tế của Việt Nam . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Luật kinh tế Trường Đại học Quản Lý Kinh doanh 2, Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước – Văn bản hiện hành 3, Hệ thống các văn bản quy định về cổ phần hoá 4, Những quy định về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp 5,Tài liệu của công ty Cổ phần Dược phẩm Hà nội MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTình hình tổ chức và tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà nội.docx
Luận văn liên quan