Phần 1
Giới thiệu chuyên đề
Ngày nay, cùng với quá trình mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội . đã kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường và sự gia tăng của các loại tội phạm. Những năm gần đây nước ta đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng như trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, là nước duy nhất trong khu vực Châu á trở thành Uỷ viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh Thế giới, ngày càng khẳng định vị thế nước ta trên trường Quốc Tế, tình hình an ninh chính trị đất nước, trật tự an toàn xã hội khá ổn định, song căn cứ vào các số liệu thống kê thu thập được, chúng ta thấy tình hình về tội phạm vẫn có những diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, một đặc điểm chung là hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, cách thức thực hiện thể hiện sự táo bạo liều lĩnh, những hành vi này đã ảnh hưởng tới trật tự trị an và tâm lý hoang mang cho người dân trên địa bàn, xâm phạm trực tiếp tới các quan hệ xã hội được Nhà nước và pháp luật bảo vệ, cần phải được xử lý nghiêm bằng pháp luật hình sự nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội cũng như tạo lòng tin cho nhân dân. Trong các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì “Trộm cắp tài sản” là một loại tội phạm điển hình có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi và ở mọi lứa tuổi, xâm hại đến quyền sở hữu của người khác về tài sản. Vì vậy, với tư cách là một sinh viên thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Dương( TP. Hải Dương), được tiếp cận với các vụ án về trộm cắp tài sản, em đã chọn chuyên đề: “Tình hình trộm cắp tài sản tại địa phương , thực tiễn áp dụng LHS và các biện pháp đấu tranh phòng chống”, vì theo em đây là chuyên đề hay, đang được dư luận đặc biệt quan tâm và rất sát với thực tế tại địa phương em thực tập.
Chuyên đề gồm 4 phần: Trong đó nêu rõ quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, thời gian, phương pháp thu thập, nguồn thu thập và kết quả xử lý thông tin. Trong bài em có đưa ra một số vụ án cụ thể làm dẫn chứng, từ đó phân tích các đặc điểm, bản chất, nguyên nhân của loại tội phạm này, thực tiễn áp dụng LHS để giải quyết, từ đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị về các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Do thời gian thực tập không dài ( khoảng hơn 3 tháng) , kiến thức còn hạn chế, việc thu thập, tiếp cận các tài liệu còn ở những giới hạn nhất định, vì vậy không tránh khỏi những hạn chế trong bài viết, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo.
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3288 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình trộm cắp tài sản tại thành phố Hải Dương thực tiễn áp dụng LHS và các biện pháp đấu tranh phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
Giới thiệu chuyên đề
Ngày nay, cùng với quá trình mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội... đã kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường và sự gia tăng của các loại tội phạm. Những năm gần đây nước ta đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng như trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, là nước duy nhất trong khu vực Châu á trở thành Uỷ viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc… góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh Thế giới, ngày càng khẳng định vị thế nước ta trên trường Quốc Tế, tình hình an ninh chính trị đất nước, trật tự an toàn xã hội khá ổn định, song căn cứ vào các số liệu thống kê thu thập được, chúng ta thấy tình hình về tội phạm vẫn có những diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, một đặc điểm chung là hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, cách thức thực hiện thể hiện sự táo bạo liều lĩnh, những hành vi này đã ảnh hưởng tới trật tự trị an và tâm lý hoang mang cho người dân trên địa bàn, xâm phạm trực tiếp tới các quan hệ xã hội được Nhà nước và pháp luật bảo vệ, cần phải được xử lý nghiêm bằng pháp luật hình sự nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội cũng như tạo lòng tin cho nhân dân. Trong các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì “Trộm cắp tài sản” là một loại tội phạm điển hình có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi và ở mọi lứa tuổi, xâm hại đến quyền sở hữu của người khác về tài sản. Vì vậy, với tư cách là một sinh viên thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Dương( TP. Hải Dương), được tiếp cận với các vụ án về trộm cắp tài sản, em đã chọn chuyên đề: “Tình hình trộm cắp tài sản tại địa phương , thực tiễn áp dụng LHS và các biện pháp đấu tranh phòng chống”, vì theo em đây là chuyên đề hay, đang được dư luận đặc biệt quan tâm và rất sát với thực tế tại địa phương em thực tập.
Chuyên đề gồm 4 phần: Trong đó nêu rõ quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, thời gian, phương pháp thu thập, nguồn thu thập và kết quả xử lý thông tin. Trong bài em có đưa ra một số vụ án cụ thể làm dẫn chứng, từ đó phân tích các đặc điểm, bản chất, nguyên nhân của loại tội phạm này, thực tiễn áp dụng LHS để giải quyết, từ đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị về các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Do thời gian thực tập không dài ( khoảng hơn 3 tháng) , kiến thức còn hạn chế, việc thu thập, tiếp cận các tài liệu còn ở những giới hạn nhất định, vì vậy không tránh khỏi những hạn chế trong bài viết, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần 2
Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin.
I. Khái quát chung.
Như chúng ta đã biết, sở hữu là một quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm được Nhà nước bảo vệ và được quy định bảo hộ trong Hiến Pháp và các văn bản Quy phạm pháp luật như : Bộ luật dân sự, Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam...đó là toàn bộ các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình cũng như các quyền của người khác không phải là chủ sở hữu đối với chính tài sản đó. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chủ sở hữu được tự mình thực hiện các hành vi theo ý chí ( Điều 175 BLDS), ba quyền năng này tạo thành một thể thống nhất trong nội dung quyền sở hữu, tuy mỗi quyền này mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Còn đối với những người được chủ sở hữu giao cho quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không kèm theo việc chuyển quyền sở hữu thì việc thực hiện các quyền đó chỉ được thực thi trong phạm vi nhất định và trong thời gian mà chủ sở hữu cho phép. Các hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu có nghĩa là xâm phạm đến các quan hệ pháp luật về chế độ sở hữu được pháp luật bảo vệ. Trộm cắp tài sản là một tội phạm được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, loại tội phạm này xâm hại tới quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, tổ chức khác, mọi hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức nếu không được pháp luật cho phép đều là vi phạm pháp luật cần được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Thành phố Hải Dương nằm ở trung tâm của tỉnh Hải Dương với 2 xã, 11 phường, là một thành phố thuộc tỉnh khá phát triển và sầm uất ở khu vực miền Bắc, giáp danh với Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, có trục đường quốc lộ 5 chạy qua. Những năm gần đây, TP.Hải Dương cùng với cả nước đang trên đà phát triển, tình hình xã hội có nhiều biến chuyển: Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân cũng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều khu công nghiệp và các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất như: Khu công nghiệp Đại An, khu công nghiệp Cẩm Thượng, Công ty Ford, nhà máy Sứ... đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương. Tuy nhiên vẫn còn không ít người lười lao động, không chịu làm ăn, nghiện hút, thích hưởng thụ, sống buông thả...để thoả mãn nhu cầu cá nhân không chính đáng đã dấn thân vào con đường phạm tội, lợi dụng sơ hở của người dân đối với việc quản lý, bảo vệ tài sản để thực hiện hành vi trộm cắp, nổi lên trong thời gian gần đây trên địa bàn Thành phố là hiện tượng trộm cắp xe máy. Đối tượng đã có sự chủ động trong việc thực hiện hành vi phạm tội của mình, mức độ thực hiện thể hiện sự táo bạo liều lĩnh, có ý thức che giấu hành vi phạm tội gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tuy vậy, bằng sự cố gắng và trách nhiệm của bản thân những người đại diện cho các cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ pháp luật nên hầu hết các vụ trộm cắp tài sản đều được phát hiện và xử lý kịp thời.
II. Thời gian thu thập và phương pháp thu thập.
Thời gian thu thập.
Để hoàn thành khoá học, trường Đại học Luật Hà Nội có tổ chức cho những sinh viên không viết khoá luận tham gia đợt thực tập cuối khóa giúp sinh viên có những kiến thức thực tế cơ bản chuẩn bị cho việc ra trường và để sinh viên chọn một chuyên đề nghiên cứu viết bài. Được sự phân công của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương em đã được về Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương thực tập. Ngay từ những ngày đầu về thực tập, được sự hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện của các cán bộ Viện kiểm sát nhân dân TP, em đã tìm hiểu , thu thập các số liệu, thông tin về tội trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn TP thông qua các báo cáo tổng kết, sổ theo dõi các bản án, quyết định, sổ thống kê kiểm sát điều tra án hình sự và sổ thống kê thực hành quyền công tố và xét xử các vụ án hình sự của các năm trước nên đã thu được những kết quả nhất định phục vụ cho việc viết bài về chuyên đề: “Tình hình trộm cắp tài sản tại địa phương, thực tiễn áp dụng LHS và các biện pháp đấu tranh phòng chống” mà em đã chọn. Hầu hết trong thời gian thực tập là đọc, nghiên cứu, trích lục hồ sơ các vụ án về trộm cắp tài sản, thời gian còn lại được các anh, chị trực tiếp hướng dẫn cho đi tham dự các phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, xuống các địa bàn nơi xảy ra vụ án khám nghiệm hiện trường, xuống các xã, phường xác minh, sang trại Tạm giam tống đạt Cáo trạng, sang Thi hành án... Vì vậy giúp em có thêm các thông tin về tình hình tội phạm nói chung cũng như tội trộm cắp tài sản nói riêng để em có thể hoàn thành chuyên đề của mình. Tuy nhiên, thời gian thực tập không dài nên quá trình thu thập tài liệu còn những hạn chế nhất định.
Phương pháp thu thập.
Việc ghi chép, thống kê, tổng kết đầy đủ để dễ quản lý, theo dõi các vụ án, bị can, bị cáo qua mỗi quý, mỗi năm là việc làm cần thiết của các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ đó mới có thể rút ra những nhận xét, đánh giá và phương hướng khắc phục, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan rất quan trọng tham gia vào hầu hết tất cả các hoạt động tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án nên đó lại là một việc làm không thể thiếu trong việc quản lý, theo dõi, cũng như thực hiện nhiệm vụ, chức năng kiểm sát việc thi hành đúng pháp luật của mình, nên từ năm 2004 đến 2007 số vụ trộm cắp tài sản cũng đã được ghi chép, thống kê lại một cách đầy đủ tại các sổ thống kê công tác của ngành. Tính chất, mức độ, hậu quả của các vụ án về trộm cắp tài sản đã được thể hiện rõ trong các Bản án đã tuyên mà Viện kiểm sát đã quản lý. Như vậy việc có được các số liệu, thông tin để phục vụ cho bài viết này chủ yếu thông qua hai phương pháp chính là phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp.
III. Nguồn thu thập tài liệu và các thông tin thu thập được.
Nguồn thu thập tài liệu.
Nguồn thu thập tài liệu là các văn bản pháp luật, các tài liệu, Bản
án… có liên quan đến tội trộm cắp tài sản.
1.1.Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
1.2. Bản thống kê những người mới khởi tố, thống kê kiểm sát điều tra án hình sự, thống kê công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự từ năm 2004 đến năm 2007.
1.3.Sổ theo dõi các bản án, quyết định.
1.4.Báo cáo tổng kết kiểm sát các năm.
1.5. Cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP.Hải Dương số 115 ngày 30/7/2004, số 30 ngày 25/1/06, số 06 ngày 19/12/2007.
Bản án số 128 ngày 6/9/2004, thụ lý số 110 ngày 31/7/2004, số 32 ngày 26/2/2006, thụ lý số 78 ngày 25/1/2006, số 26 ngày 13/2/2008, thụ lý số 229 ngày 19/12/2007 của Toà án nhân dân TP.Hải Dương.
Các thông tin thu thập được.
Qua các nguồn thu thập tài liệu từ năm 2004 đến 2007 của Viện kiểm sát nhân dân TP.Hải Dương về tội trộm cắp tài sản cho thấy:
+ Năm 2004 Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương đã quản lý kiểm sát việc khởi tố 91 vụ với 103 bị can( trong đó có 6 bị can chưa thành niên) , kiểm sát điều tra 87 vụ = 97 bị can( có 6 bị can chưa thành niên), bắt tạm giam có phê chuẩn trước của Viện kiểm sát 15 bị can, kết thúc điều tra Cơ quan Điều tra đề nghị truy tố 61 vụ = 83 bị can (có 6 bị can chưa thành niên), đình chỉ 2vụ = 2 bị can, tạm đình chỉ 13 vụ, Viện kiểm sát đã truy tố 61 vụ = 83 bị can, Toà đã xét xử 61 vụ = 83 bị cáo ( có 6 bị cáo chưa thành niên).
+ Năm 2005 Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương đã quản lý kiểm sát việc khởi tố 102 vụ = 124 bị can, kiểm sát điều tra 95 vụ = 117 bị can ( trong đó có 13 bị can chưa thành niên), bắt tạm giam có phê chuẩn trước của Viện kiểm sát 75 bị can, kết thúc điều tra Cơ quan Điều tra đề nghị truy tố 61 vụ = 96 bị can (có 12 bị can chưa thành niên), không có vụ nào đình chỉ, tạm đình chỉ 14 vụ, Viện kiểm sát đã truy tố 60 vụ=95 bị can, Toà đã xét xử 52 vụ =87 bị cáo ( có 7 bị cáo chưa thành niên).
+ Năm 2006 Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương đã quản lý kiểm
sát việc khởi tố 106 vụ = 117 bị can, kiểm sát điều tra 98 vụ = 109 bị can (trong đó có 8 bị can chưa thành niên), bắt tạm giam có phê chuẩn trước của Viện kiểm sát 71 bị can, kết thúc điều tra Cơ quan Điều tra đề nghị truy tố 68 vụ = 99 bị can (có 8 chưa thành niên), không có vụ nào đình chỉ, tạm đình chỉ 22 vụ, Viện kiểm sát đã truy tố 66 vụ=95 bị can(8 chưa thành niên), Toà đã xét xử 66 vụ = 95 bị cáo ( có 8 bị cáo chưa thành niên).
+ Năm 2007 Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương đã quản lý kiểm sát việc khởi tố 99 vụ = 115 bị can, kiểm sát điều tra 83 vụ =103 bị can ( trong đó có 9 bị can chưa thành niên), bắt tạm giam có phê chuẩn trước của Viện kiểm sát 73 bị can, kết thúc điều tra Cơ quan Điều tra đề nghị truy tố 58 vụ = 88 bị can (có 7 bị can chưa thành niên), không có vụ nào đình chỉ, tạm đình chỉ 17 vụ, Viện kiểm sát đã truy tố 54 vụ=82 bị can (7 bị can chưa thành niên), Toà đã xét xử 47 vụ =74 bị cáo (7 bị cáo chưa thành niên).
Dưới đây là trích dẫn một vài vụ án điển hình và thực tiễn áp dụng Luật hình sự để giải quyết.
- Vụ án thứ nhất: Do người chưa thành niên thực hiện:
Trích Cáo trạng số 115 ngày 30/7/2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương. Trên cơ sở kết quả điều tra xác định được như sau:
+ Vụ thứ nhất: Khoảng 24h ngày 30/3/2004 Đinh Hồng Quân, sinh ngày 2/11/1987, trú tại số 5/147 Quang Trung, P. Bình Hàn, TP. Hải Dương đi bộ một mình lang thang ở phố Quang Trung với mục đích xem ai có tài sản sơ hở thì trộm cắp. Khi đến số nhà 110 Quang Trung của gia đình ông Nguyễn Đức Hưng, Quân đi vào phía sau nhà thấy cổng không khoá, quan sát thấy có 01 chiếc xe đạp cào cào liên doanh của chị Trần Như Quỳnh, sinh năm 1986, trị giá 500.000đ và 01 xe đạp mini liên doanh của chị Nguyễn Thị Biển, sinh năm 1987, trị giá 300.000đ cả hai chị đều là học sinh của trường chuyên Nguyễn Trãi, TP. Hải Dương, hai chiếc xe dựng ở trong bếp không khoá. Quân tìm bên ngoài ngõ được 01 thanh sắt F 6, Quân mở cổng đi vào dùng thanh sắt cậy khoá cửa bếp vào dắt 02 chiếc xe đạp ra đường, Quân đi một xe và dùng tay dắt theo chiếc còn lại. Sáng hôm sau, Quân mang 02 chiếc xe này đến nhà Nghiêm Công Khi, sinh năm 1955 ở khu 4 P. Bình Hàn, TP. Hải Dương bán với giá 350.000đ hai chiếc, sau đó Quân lấy tiền ăn tiêu hết.
+ Vụ thứ hai: Khoảng 22h ngày 7/6/2004 Quân đi bộ ra khu vực ga Hải Dương thì gặp bạn là Nguyễn Công Thành, sinh ngày 31/10/1990, trú tại 72 Nguyễn Đức Cảnh, P. Nguyễn Trãi, TP. Hải Dương, Quân rủ Thành đi lang thang xem có ai có tài sản sơ hở thì trộm cắp, Thành đồng ý. Đến 1h ngày 8/6/2004 cả hai đi đến nhà ông Đào Xuân Hải, sinh năm 1954 ở 8/9/42 Nguyễn Thị Duệ, P. Thanh Bình, TP. Hải Dương, phát hiện trong sân nhà ông Hải dựng 02 chiếc xe máy, 02 chiếc xe đạp, cổng khoá. Quân và Thành liền trèo tường vào quan sát thấy có chìa khoá để ở cửa sổ, mọi người trong nhà ngủ. Quân, Thành dùng chìa khoá mở được cổng, Quân đi chiếc xe mini liên doanh màu đỏ trị giá 450.000đ, Thành đi chiếc xe cào cào liên doanh màu xanh trị giá 250.000đ ra khỏi sân nhà ông Hải và cùng nhau đi đánh điện tử ở phố Đội Cấn. Do không có tiền nên Quân và Thành đã mang 02 chiếc xe trên đến nhà Dương Thị Tuyến, sinh năm 1960, ở 22C Đội Cấn, P. Trần Phú, TP. Hải Dương bán với giá 380.000đ.
Tại Cơ quan điều tra Đinh Hồng Quân và Nguyễn Công Thành đã khai nhận hành vi phạm tội của mình ( BLS: 55-59), phù hợp với lời khai bị hại, nhân chứng(BLS: 34-54), sơ đồ hiện trường(BLS: 33).
Đinh Hồng Quân đã bị Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương Truy tố ra trước Toà án nhân dân TP. Hải Dương để xét xử về tội: Trộm cắp tài sản theo Điều 138 khoản 1 BLHS. Khi phạm tội Quân chưa đủ 18 tuổi.
Đối với Nguyễn Công Thành đã tham gia trộm cắp tài sản cùng Quân ngày 8/6/2004, nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Công an TP. Hải Dương đã thông báo về gia đình và chính quyền địa phương nơi Thành cư trú biết để quản lý, giáo dục.
Ngày 6/9/2004, tại trụ sở Toà án nhân dân TP. Hải Dương xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý 110 ngày 31/7/2004 đối với Đinh Hồng Quân. Tại phiên toà Đinh Hồng Quân đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như đã nêu ở trên. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương thực hành quyền công tố giữ nguyên quyết định như truy tố, đồng thời có đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm p khoản 1 Điều 46, điểm g, n khoản 1 Điều 48, Điều 69 BLHS, xử phạt bị cáo Đinh Hồng Quân từ 09 đến 12 tháng tù. Đinh Hồng Quân đã bị Toà án nhân dân TP. Hải Dương xử 09 tháng tù về tội: Trộm cắp tài sản, áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm p khoản 1 Điều 46, điểm g, n khoản 1 Điều 48, Điều 69 BLHS( Bản án số 128 ngày 6/9/2004). Thời hạn kể từ ngày bắt thi hành án.
- Vụ án thứ hai:
Theo Cáo trạng số 30 ngày 25/1/2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương, trên cơ sở kết quả điều tra xác định được như sau:
Khoảng 19h ngày 9/11/2005, Phạm Xuân Châm, sinh năm 1981, trú tại khu 10, P. Thanh Bình, TP. Hải Dương đang ở nhà một mình thì có anh Trịnh Xuân Hoàng, sinh năm 1982, trú tại 117 Nguyễn Chế Nghĩa, P. Thanh Bình, TP. Hải Dương là bạn đến rủ đến nhà bạn anh Hoàng ăn sinh nhật. Sau khi ăn xong đến khoảng 20h cùng ngày, anh Hoàng rủ Châm đến nhà hàng 77 Cầu Cất để lấy tiền hàng. Cả hai đi bằng xe máy NOVO (xe chưa đăng ký) của anh Hoàng. Đến nơi, Châm đứng ngoài chờ còn anh Hoàng vào thanh toán và cầm số tiền là 46.000.000đ đi ra để vào cốp xe máy, rồi cả hai đi đến quán cafe số 24 Đại lộ Hồ Chí Minh và để xe ở vỉa hè của quán rồi vào uống nước đến khoảng 22h thì xong. Khi về Châm xuống trước lấy xe, còn Hoàng ở lại thanh toán tiền và xuống sau. Khi Châm dắt xe của anh Hoàng xuống dưới đường thì phát hiện thấy cốp xe máy không khoá , thấy sơ hở Châm mở yên xe và lấy số tiền 46.000.000 đ cất vào túi áo khoác và đứng chờ Hoàng. Khi Hoàng ra kiểm tra thì phát hiện mất số tiền đó đã gọi mọi người cùng đi uống nước quay lại quán để hỏi, lúc này Châm nói với mọi người phải về xin phép vợ, mục đích là để gửi số tiền vừa trộm cắp được. Sau đó Châm mang đến nhà anh rể là anh Phùng Văn Trọng, sinh năm 1971, ở Trần Hưng Đạo, P. Ngọc Châu, TP. Hải Dương và gửi số tiền trên rồi quay lại quán.
Tại cơ quan điều tra Phạm Xuân Châm đã khai nhận hành vi phạm
tội của mình( BLS: 22-25) phù hợp với lời khai bị hại (BLS: 34-37), nhân chứng (BLS: 27), sơ đồ hiện trường ( BLS: 31).
Phạm Xuân Châm đã bị Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Dương truy tố về tội trộm cắp tài sản, theo Điều 138 khoản 1 BLHS.
Ngày 26/2/2006 tại trụ sở Toà án nhân dân TP. Hải Dương xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý 78 ngày 25/1/2006 đối với Phạm Xuân Châm. Tại phiên toà Phạm Xuân Châm đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như đã nêu ở trên. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương thực hành quyền công tố giữ nguyên quyết định như truy tố, đồng thời có đề nghị áp dụng Điều 138 khoản 1, Điều 46 khoản 1 điểm p, khoản 2 BLHS, xử phạt bị cáo Phạm Xuân Châm từ 27 đến 30 tháng tù, về tội” Trộm cắp tài sản”. Phạm Xuân Châm đã bị Toà án nhân dân TP. Hải Dương xử 27 tháng tù về tội: Trộm cắp tài sản, áp dụng Điều 138 khoản 1, Điều 46 khoản 1 điểm p, khoản 2 BLHS (Bản án số 32 ngày 26/2/2006). Thời hạn kể từ ngày bắt thi hành án.
- Vụ án thứ 3:
Theo cáo trạng số 06 ngày 19/12/2007, trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định được như sau:
Khoảng 13h ngày 11/10/2006 Đỗ Duy Hưng, sinh năm 1970, trú tại 35 Bắc Kinh, P.Trần Hưng Đạo, TP. Hải Dương chở Hoàng Tuấn Tùng, sinh năm 1981, trú tại số 9 Bắc Kinh, P. Trần Hưng Đạo, TP. Hải Dương bằng xe máy WAVE do Hưng mượn của Hiền là khách cắt tóc,từ quán cắt tóc gội đầu của Hưng tại xã Thạch Khôi, Gia Lộc, Hải Dương về nhà Tùng, trên đường về, khi đi đến đường Nguyễn Chí Thanh hướng đại lộ Lê Thanh Nghị, cả hai nhìn thấy 01 xe máy Prety màu đỏ BKS 29R8- 0536 trị giá 7.000.000đ không khoá càng của anh Lương Văn Nguyên, sinh năm 1979 dựng trước cửa nhà số 138 Nguyễn Chí Thanh. Thấy xung quanh không có ai, Tùng đề xuất với Hưng:” Quay lại lấy trộm xe máy này được đấy”, Hưng đồng ý quay xe lại cách nhà số 138 khoảng 50m đỗ lại cảnh giới, Tùng đi bộ đến chỗ để xe máy dùng vam phá khoá hình chữ T mang theo sẵn đút vào ổ khóa điện vặn mạnh làm đèn xanh bật sáng. Tùng vừa dong xe xuống đường đi về hướng Ngô Quyền được khoảng 5-6 m thì bị ông Phạm Văn Việt ( bố vợ Nguyên) phát hiện, Tùng vứt xe máy rồi chạy bộ về hướng đường Ngô Quyền ngay lúc đó Hưng phóng xe đến đón đưa Tùng về nhà.
Quá trình điều tra bị can Đỗ Duy Hưng còn khai nhận: Trong khoảng thời gian từ 18/8/2007 đến 28/8/2007 đã cùng Đinh Bá Hoàng chiếm đoạt 4 chiếc xe máy, cụ thể:
+ Vụ thứ nhất: Buổi tối ngày 18/8/2007 Hưng rủ Đinh Bá Hoàng, sinh năm 1978, trú tại 88 Nguyễn Đức Cảnh, P. Nguyễn Trãi, TP. Hải Dương đi lang thang thấy ai để xe máy sơ hở thì trộm cắp. Khoảng 20h cùng ngày, cả hai đi đến số 38 Tam Giang thì phát hiện thấy 01 xe máy SHRK, BKS 34K6- 2519 trị giá 10.000.000đ của chị Nguyễn Thị Mai, sinh năm 1970, ở số 6 Tuy Hoà, P. Trần phú, TP. Hải Dương dựng ở vỉa hè, thấy không có người, Hoàng nói với Hưng đứng ngoài cảnh giới để Hoàng đi vào trộm cắp, Hoàng đi bộ vào dùng vam phá khóa hình chữ T mang theo từ trước cho vào ổ khoá điện vặn mạnh làm ổ khoá điện vỡ ra, Hoàng dong xe xuống lòng đường rồi nổ máy chở Hưng đi, khi đến khu vực nhà anh Triệu Văn Ngà ở khu 10, P. Bình Hàn, Tp. Hải Dương lúc đó khoảng 21h30 cả hai nhìn thấy 01 xe máy DREAM, BKS 43k8-9255 trị giá 15.000.000đ của anh Ngà xe không khoá, Hoàng lại bảo Hưng đứng ngoài cảnh giới để Hoàng vào trộm cắp. Cũng như lần trước Hoàng vào thực hiện hành vi phạm tội. Sau đó Hưng và Hoàng đi xuống gặp Phạm Minh Tuấn, sinh năm 1970, trú tại 18/17gác 3, tập thể công nhân II, P. Máy tơ, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng là chỗ quen biết của Hoàng nói là Hoàng và Tuấn làm dịch vụ cầm đồ ở Hải Dương nhưng do vốn mỏng nên nhờ Tuấn giữ hàng hộ, khi nào khách đến lấy thì xuống lấy xe về. Tuấn đồng ý cầm với giá 6.000.000đ/2 chiếc, Hoàng chia cho Hưng 2.200.000đ.
+ Vụ thứ hai: Trưa ngày 26/8/2007 Hưng rủ và chở Hoàng trên xe máy 34L4-2666 của gia đình Hưng từ nhà Hoàng đi lang thang với mục đích trộm cắp xe máy, 12h cùng ngày thì phát hiện thấy 01 xe Jupiter màu xanh BKS 34K9-5239 trị giá 10.000.000đ của chị Đinh Thị Thảo, sinh năm 1985, trú tại 31/5/44 Quan Thánh, P. Bình Hàn, TP. Hải Dương đang dựng ở quán nước của chị Thảo ở gần đường Ngô Quyền, xe không khoá càng, chị Thảo đang ngủ, Hưng đứng ngoài cảnh giới, Hoàng đi bộ vào dùng vam phá khóa hình chữ T mang theo từ trước cho vào ổ khoá điện rồi vặn mạnh làm vỡ ổ khoá điện, Hoàng dong xe xuống lòng đường rồi nổ máy đi xuống Hải Phòng. Đến nhà Tuấn, Hưng đứng ngoài chờ, Hoàng vào gặp Tuấn nói như lần trước và cắm với giá 2.800.000đ, Hoàng đưa cho Hưng 1.000.000đ.
+ Vụ thứ ba: Buổi tối ngày 28/8/2007 Hưng rủ và đèo Hoàng trên xe máy 34L4-2666 của gia đình Hưng từ nhà Hoàng với mục đích trộm cắp xe máy. Khoảng 21h cùng ngày, cả hai phát hiện tại cửa nhà số 524 Trần Hưng Đạo, TP. Hải Dương dựng 01 xe máy WAVE màu đỏ BKS 34L7-5009 của anh Đặng Đức Hiển, sinh năm 1978, trú tại 1/27 Mạc Thị Bưởi, P. Trần Phú, TP. Hải Dương trị giá 15.000.000đ, xe không khóa càng, xung quanh không có ai, Hoàng bảo Hưng đứng ngoài cảnh giới, còn Hoàng đi bộ vào dùng vam phá khóa đút vào ổ khóa điện vặn vỡ khóa xe rồi dong xuống lòng đường rồi ngồi lên nổ máy phóng đi, Hoàng và Hưng mỗi người đi một xe xuống gặp Tuấn và lại nhờ cắm với giá 3.000.000đ, Hoàng chia cho Tuấn 1.500.000đ.
Hoàng Tuấn Tùng đã bị Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương truy tố trước Toà án nhân dân TP. Hải Dương để xét xử về tội: Trộm cắp tài sản theo điều 138 khoản 1 BLHS.
Đỗ Duy Hưng, Đinh Bá Hoàng về tội: Trộm cắp tài sản, theo Điều 138 khoản 2 điểm e BLHS.
Ngày 13/2/2008, tại trụ sở Toà án nhân dân TP. Hải Dương xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 229 ngày 19/12/2007. Tại phiên toà các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như đã nêu trên, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà đã truy tố thêm tình tiết định khung tại điểm c khoản 2 Điều 138 BLHS đối với bị cáo Hoàng và đề nghị Hội đồng xét xử:
Tuyên các bị cáo: Đỗ Duy Hưng, Đinh Bá Hoàng, Hoàng Tuấn Tùng
phạm tội: Trộm cắp tài sản.
áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138, điểm g, p, o khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS , xử Đỗ Duy Hưng từ 30 đến 33 tháng tù.
áp dụng điểm c, e khoản 2 Điều 138, điểm p, g khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS, xử Đinh Bá Hoàng 39 -42 tháng tù.
áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS, xử phạt Hoàng Tuấn Tùng 9-12 tháng tù.
Toà án nhân dân TP. Hải Dương đã áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138, điểm p, g, o khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48, xử phạt bị cáo Đỗ Duy Hưng 33 tháng tù, về tội: Trộm cắp tài sản.
áp dụng điểm c, e khoản 2 Điều 138, điểm p, g, khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS, xử phạt bị cáo Đinh Bá Hoàng 39 tháng tù, về tội: Trộm cắp tài sản.
áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo Hoàng Tuấn Tùng 12 tháng tù, về tội: Trộm cắp tài sản.
Thời hạn thụ hình của ba bị cáo tính từ ngày bắt thi hành án.
Phần III
Kết quả xử lý thông tin
I. Thực trang tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. Hải Dương.
1. Số lượng các vụ trộm cắp tài sản có xu hướng gia tăng. Số lượng vụ án trộm cắp tài sản Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương thụ lý cũng có chiều hướng tăng lên từ năm 2004 đến 2006, tuy nhiên đến 2007 có chiều hướng giảm.
Năm
Thụ lý
2004
2005
2006
2007
Khởi tố
91
102
106
99
Điều tra
87
95
98
83
Truy tố
61
60
66
54
Xét xử
61
52
66
47
Tuy nhiên, đây chỉ là những con số cụ thể phản ánh số vụ trộm cắp tài sản đã được Viện kiểm sát thụ lý. Trên thực tế thì không phải vụ trộm cắp nào cũng được phát hiện và xử lý bởi những hạn chế, khó khăn nhất định.
2. Đặc điểm
- Tội phạm xảy ra tại bất kỳ địa điểm nào, tuy nhiên thường xảy ra tại một số địa bàn trọng điểm, có mức độ kinh tế tương đối phát triển như P. Trần Hưng Đạo, Trần phú...đặc biệt P. Thanh Bình và P. Bình Hàn là hai phường có tỷ lệ số vụ trộm cắp tài sản xảy ra nhiều nhất do hai phường này có nhiều chợ, dân cư tập trung đông đúc, có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung học nên tập trung nhiều sinh viên là những đối tượng dễ sơ hở tài sản.
- Tội phạm thường xảy ra vào buổi tối từ 19h đến 4h sáng hôm sau, vì thời gian này người dân nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, học tập vất vả và cũng là thời điểm vắng người nhất cũng như sự quản lý của người dân đối với tài sản của mình lỏng lẻo nhất. Tạo cơ hội cho việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản một cách dễ dàng, ít bị phát hiện.
- Những năm gần đây tài sản là đối tượng của các vụ trộm cắp tài sản phần lớn là xe máy, một phần do nó có giá trị tương đối lớn, mặt khác loại tài sản này hiện nay có rất nhiều, nó như một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với việc đi lại của mỗi gia đình, người dân lại khá chủ quan trong việc quản lý loại tài sản này ( thường chỉ khóa cổ, không khóa càng).
- Phần lớn đối tượng phạm tội có tuổi đời còn rất trẻ, trình độ văn hoá hiểu biết pháp luật thấp. Theo thống kê những người mới khởi tố:
Năm
Độ tuổi
2004
2005
2006
2007
Dưới 18 tuổi
6
13
8
9
Từ 18 đến 30 tuổi
81
101
95
93
Từ 30 đến 45 tuổi
16
10
14
13
Hầu hết số bị can chưa thành niên phạm tôi đã thôi học, đi lang thang và đồng phạm với người lớn tuổi khác. Đặc biệt trong hai năm gần đây còn xuất hiện người chưa thành niên phạm tội là nữ. Số còn lại cũng có tuổi đời rất trẻ ( nhỏ hơn 45), cũng có trình độ văn hoá thấp, thường chưa hết trung học cơ sở, không có nghề nghiệp ổn định, không có sự giáo dục của gia đình và địa phương. Để thực hiện hành vi phạm tội các bị can, bị cáo đều có sự chủ động chuẩn bị từ trước.
II. Kết quả xử lý.
Mặc dù đã có sự cố gắng của các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như của cá nhân những người đại diện cho các Cơ quan ấy, nhưng trộm cắp tài sản là loại tội phạm thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các vụ án về kinh tế cũng như nguồn tin tố giác của người dân còn hạn chế do nhiều người dân chưa hiểu rõ về pháp luật, một phần do sợ trả thù, một phần người phạm tội khi thực hiện có ý che giấu hành vi phạm tội của mình hoặc thời gian xảy ra đã lâu nên không thu thập được chứng cứ nên khó có thể giải quyết được tất cả các vụ án xảy ra trên địa bàn. Tuy nhiên kết quả giải quyết công việc vẫn đạt tỷ lệ khá cao.
Theo thống kê kiểm sát khởi tố, điều tra, xử lý, xét xử bị can, bị cáo của Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương các năm cho thấy:
Năm
Thụ lý
2004
2005
2006
2007
Khởi tố
103
124
117
115
Điều tra
97
117
109
103
Truy tố
83
95
95
82
Xét xử
83
87
95
74
Trong đó: Toà án nhân dân TP. Hải Dương đã tuyên án:
Năm
Hình phạt
2004
2005
2006
2007
án treo
12
07
09
11
Tù dưới 3 năm
63
79
76
56
Tù dưới 7 năm
08
01
10
07
Ta thấy mức độ nguy hiểm của tội trộm cắp vẫn cao, thể hiện ở việc vẫn còn nhiều bị cáo phải nhận mức hình phạt đến 7 năm tù.
Đặc biệt từ năm 2004 Viện kiểm sát và Toà án cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử tới 15 năm. Tuy nhiên chưa có vụ trộm cắp tài sản nào rơi vào trường hợp tăng thẩm quyền xét xử
Hậu quả của việc trộm cắp tài sản mà các bị cáo gây ra là nguy hiểm, nó ảnh hưởng tới tình hình an ninh xã hội, trật tự công cộng... Vì vậy cần phải được xử lý nghiêm minh kịp thời bằng pháp luật hình sự.
Phần IV
Nhận xét và kiến nghị
Việc nghiên cứu bất kỳ một đề tài nào với nội dung nghiên cứu thực trạng và giải pháp thì kết thúc bao giờ cũng phải có những nhận xét, đánh giá chung về loại tội phạm này từ đó đưa ra những khiến nghị về giải pháp đấu tranh phòng chống.
I. Đánh giá, nhận xét chung.
Trước hết ta phải xem xét các nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, từ đó mới có cái nhìn khái quát để đưa ra những kiến nghị về giải pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Như trên đã phân tích về đặc điểm của tội trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn TP. Hải Dương, chúng ta có thể rút ra một số nguyên nhân làm phát sinh tội trộm cắp tài sản như sau:
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là do các bị can, bị cáo không chịu làm ăn phấn đấu rèn luyện, thích ăn chơi đua đòi...vì những sở thích cá nhân đã dấn thân vào con đường phạm tội.
Do trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật thấp.
Nguyên nhân khách quan:
Do công tác giáo dục tuyên truyền ý thức pháp luật cho công dân, học sinh chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ tuyên truyền pháp luật vẫn còn thiếu cán bộ giỏi, có chuyên môn.
Một phần do trách nhiệm của cha, mẹ đã buông lỏng sự quản lý, giáo dục đối với con cái từ lúc chưa thành niên, nhiều trường hợp cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ có tiền án, tiền sự.
Một phần do sự sơ hở, chủ quan của chính chủ sở hữu trong việc quản lý tài sản của mình, thậm chí khi mất tài sản còn không đến trình báo dẫn đến tội phạm xảy ra ngày càng nhiều.
Do công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội trộm cắp tài sản tại địa phương chưa được quan tam và đầu tư thoả đáng.
II.Các giải pháp đấu tranh và phòng chống đối với loại tội phạm này.
Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm thì phòng ngừa không để cho tội phạm xảy ra đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của toàn xã hội từ người dân đến các cơ quan, tổ chức. Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm là một phương hướng lớn trong chiến lược an ninh nhằm giữ vững nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị.
Thực hiện Nghị Định số 09/ CP của Chính Phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, trong những năm qua công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng trên địa bàn TP. Hải Dương đã đạt được những kết quả khả quan và đáng khích lệ, hạn chế được đáng kể những hành vi phạm tội xảy ra. Tuy vậy, để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. Hải Dương, góp phần giữ vững an ninh trật tự, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
-Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho toàn dân, đưa việc giảng dạy pháp luật vào nhà trường để trang bị cho mỗi công dân một vốn kiến thức pháp luật nhất định, giúp họ nhận thức được hành vi mà họ thực hiện và hậu quả phải gánh chịu trên khía cạnh luật hình sự. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật để người dân nắm được đầy đủ và hiểu được nội dung pháp luật để tuân thủ theo pháp luật.
- Một mặt thực hiện phong trào cảm hoá, giúp đỡ người lầm lỗi trở về địa phương, tạo công ăn việc làm và điều kiện cho họ hoà nhập vào cộng đồng, tránh xa con đường phạm tội. Pháp luật không chỉ xử lý, trừng phạt những kẻ phạm tội mà còn giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Mặt khác, giúp đỡ, động viên họ đấu tranh, khai báo các hành vi phạm tội.
- Mỗi người dân cần có ý thức hơn trong việc quản lý tài sản của mình và bảo vệ các tài sản của các cá nhân, tổ chức khác. Như vậy mới không tạo cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện.
Tuy nhiên, trên địa bàn TP. Hải Dương do có địa hình phức tạp, đông dân cư cho nên cần có một số giải pháp riêng:
Thứ nhất, tăng cường biện pháp phòng ngừa xã hội, hạn chế tối đa điều kiện cho các tội phạm xảy ra:
+ Tiến hành đồng bộ các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan trong khu vực: Lao động, Thanh niên, Phụ nữ...nhằm từng bước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp để họ có thu nhập và không có thời gian nhàn dỗi qua đó sẽ hạn chế được hành vi phạm tội.
+ Các cơ quan Công an và cơ quan bảo vệ pháp luật bằng các nghiệp vụ của mình sẽ là lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong phòng chống tội phạm: Tập trung rà soát kỹ các đối tượng có tiền án, tiền sự, quản lý, theo dõi chặt chẽ các đối tượng này phát hiện ngăn chặn kịp thời không để các đối tượng này tái phạm.
+ Đầu tư, nâng cấp các thiết bị chiếu sáng, tăng cường tuần tra, kiểm tra nhất là vào ban đêm và trong các dịp lễ, tết... vì đây là thời điểm các đối tượng lợi dụng sơ hở của người dân hoạt động mạnh hơn, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng tuần tra vào các thời điểm này.
Thứ hai, với chính quyền địa phương, đặc biệt là Uỷ ban nhân dân các xã, phường cần quản lý chặt các đối tượng cá biệt trong khu vực mình quản lý, tổ chức nói chuyện, giúp đỡ các đối tượng này.
Đối với các đối tượng vi phạm, kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời răn đe các đối tượng khác có ý định phạm tội.
Thứ ba, Viện kiểm sát nhân dân trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình cần thường xuyên thực hiện việc quản lý và kiểm sát xử lý tin báo tội phạm theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và quy chế ngành, đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử cũng như việc bắt, giam, giữ đúng quy định, không để xảy ra oan sai. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị Quyết 49 của Bộ chính trị, quán triệt và triển khai thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch của cấp trên và cấp uỷ về công tác kiểm sát trong năm, chủ động xây dựng kế hoạch công tác bám sát nhiệm vụ trọng tâm và phù hợp với tình hình thực tế địa phương, thực hiện nghiêm túc chế độ dân chủ trong ngành, thực hiện tốt quy chế thông tin báo cáo, phối hợp với Công an, Toà án trong đấu tranh phòng chống tội phạm phải được quan tâm, ba ngành cần xác định những vụ án trọng điểm, đưa ra xét xủ lưu động các vụ trộm cắp nhằm tuyên truyền pháp luật, răn đe đối với các hành vi phạm tội, động viên khích lệ nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thứ tư, chính quyền các cấp cần coi trọng công tác phòng chống tội phạm đặc biệt là tội trộm cắp tài sản, tuyên dương khen thưởng những cá nhân xuất sắc trong công tác phòng chống tội phạm, xử lý nghiêm các đối tượng gây án.
III.Kết luận.
Đứng trước tình hình tội phạm xảy ra ngày càng nhiều, tội trộm cắp tài sản cũng trong xu hướng đó, nó không chỉ là hành vi nguy hiểm, xâm hại trực tiếp tới quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của công dân, tổ chức đã được Nhà nước và pháp luật bảo vệ mà nó còn ảnh hưởng đến an ninh xã hội, trật tự công cộng và tâm lý hoang mang lo lắng, không yên tâm lao động trong nhân dân. Vì vậy, việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay được coi là nhiệm vụ cấp thiết của toàn xã hội mà đi đầu là các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Tư pháp... Đồng thời mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, quản lý tài sản. Chỉ có như vậy thì mới có thể hạn chế và đẩy lùi tệ nạn này.
Trong bài, em đã cố gắng trình bày đầy đủ những vấn đề nổi cộm về tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. Hải Dương, những biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn, em hy vọng đề tài này sẽ góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội “Trộm cắp tài sản” nói riêng.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1/ Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
2/ Bản thống kê những người mới khởi tố, thống kê kiểm sát điều tra án hình sự, thống kê công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự từ năm 2004 đến năm 2007.
3/ Sổ theo dõi các bản án, quyết định.
4/ Báo cáo tổng kết kiểm sát các năm.
5/ Cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP.Hải Dương số 115 ngày 30/7/2004, số 30 ngày 25/1/06, số 06 ngày 19/12/2007.
Bản án số 128 ngày 6/9/2004, thụ lý số 110 ngày 31/7/2004, số 32 ngày 26/2/2006, thụ lý số 78 ngày 25/1/2006, số 26 ngày 13/2/2008, thụ lý số 229 ngày 19/12/2007 của Toà án nhân dân TP.Hải Dương.
Phụ lục
Nội dung
Trang
Phần I: Giới thiệu chuyên đề.
01
Phần II: Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin.
03
I. Khái quát chung.
03
II. Thời gian thu thập và phương pháp thu thập.
04
III. Nguồn thu thập tài liệu và các thông tin thu thập được.
05
Phần III: Kết qủa xử lý thông tin.
14
I. Thực trạng tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP Hải Dương.
14
II. Kết quả xử lý.
15
Phần IV: Nhận xét và kiến nghị.
17
I. Đánh giá, nhận xét chung.
17
III. Các giải pháp đấu tranh phòng chống.
18
IV. Kết luận.
20
Bộ tư pháp
Trường đại học luật Hà nội
--------------***-------------
Chuyên đề thực tập
đề tài:
”Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố hải dương. Thực tiễn áp dụng LHS và các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này”.
(Môn: Luật hình sự)
Họ tên: Hà Thị Nguyệt
Lớp: Quốc Tế 29 C.
MSSV: 29051350
Địa điểm thực tập: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hải Dương.
Hà Nội, tháng 4 năm 2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình trộm cắp tài sản tại thành phố Hải Dương thực tiễn áp dụng LHS và các biện pháp đấu tranh phòng chống.doc