Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua

- Phải tăng tốc độ xuất khẩu bằng cách: một mặt phải tăng tốc độ phát triển kinh tế bằng cách mở rộng quy mô sản xuất xã hội, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới có khả năng xuất khẩu, mặt khác phải tăng tỷ lệ hàng hóa dành cho xuất khẩu bằng cách tìm thêm thị trường tieu5 thụ, nâng cao chất lượng mẫu mã hàng hóa ngang với tiêu chuẩn quốc tế. - Tăng xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của đất nước như những ngành hàng nông lâm, thủy hải sản, những ngành sử dụng nhiều lao động, gia công, chế biến, và đưa trí tuệ phẩm chất lao động cần cù của người Việt Nam xây dựng chiến lược xuất khẩu phần mềm và các sản phẩm của ngành công nghệ thông tin. - Cần có chiến lược phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ: hoạt động Internet, vận tải-giao nhận, môi giới thương mại để góp phần gia tăng trị giá hàng hóa xuất khẩu thực hiện xuất khẩu hàng hóa vô hình nhờ đó mà tăng kim ngạch xuất khẩu.

docx184 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 14055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Trình độ quản lí yếu, thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay + Chỉ chú trọng đến mở rộng thị trường, nâng cao năng suất và sản lượng nhưng chưa hoặc ít chú ý đến nâng cao chất lượng café. + Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nông dân, chưa nhất quán trong vấn đề thu mua, dẫn đến café xuất khẩu bị hạn chế. + Dù xuất khẩu với lượng lớn, nhưng hiện nay chỉ có trên 10% doanh nghiệp áp dụng TCVN: 4193- 2005, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào các mô hình sản xuất café có chứng chỉ chất lượng thông qua Utz Kapeh còn ít. + Phản ứng chậm với những biến động của thị trường, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch quốc tế còn ít. + Các doanh nghiệp trong nước thường bị các doanh nghệp nước ngoài chiếm dụng tài sản trí tuệ, bị vi phạm về mẫu mã, thương hiệu. + Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, các đại lý mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàng và thiết bị chế biến. năng lực chế biến ở khâu sơ chế chỉ đạt khoảng 20%, khâu tinh chế đạt 40%, công nghệ sấy chất lượng cao mới chỉ đạt 20%. Về phía người trồng café: + Việc sản xuất café còn mang tính nhỏ lẽ, tự phát. Trình độ sản xuất còn thấp, manh mún và chưa theo hướng sản xuất dây chuyền chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa các đơn vị sản xuất cũng như thiếu gắn kết giữa nhà sản xuất và đơn vị thu mua, xuất khẩu, vì vậy, khi có thay đổi bất lợi xảy ra, các bên liên quan đều không sẵn sàng vào cuộc, lại càng không thể hỗ trợ, bảo vệ nhau, gây thiệt hại về kinh tế và mất uy tín với bạn hàng. + Thiếu sự tư vấn về kĩ thuật của các nhà khoa học, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước và những cam kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp… + Người trồng café luôn thiếu thông tin thị trường và những quy định về tiêu chuẩn quốc tế do đó họ bị động và mà dễ mất đi cơ hội bán sản phẩm với giá cao. Đặc biệt, khi giá trên thị trường thế giới chao đảo, phần lớn đơn vị, nhất là hộ trồng trọt có lúc phải bán tháo cà phê, chịu thua thiệt, thậm chí phá sản. Chất lượng cà phê Việt Nam nhìn chung còn thấp, lại không đồng đều về kích cỡ hạt, thành phần… ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm, dễ bị ép giá. + Hầu hết café được trồng không đúng quy cách, chăm sóc không đúng kĩ thuật, nguồn cây giống không đảm bảo, việc bảo quản sau thu hái và chế biến chưa được chú trọng. + Thói quen cố hữu “tuốt cành” của người nông dân (80% người nông dân áp dụng cách này). Tình trạng thu hái lẫn quả xanhvẫn tiếp diễn. Về phía nhà nước: + Công tác quản lí chất lượng café còn hạn chế, Các nhà chế biến và xuất khẩu chưa có hướng thu mua sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng. + Sự hội nhập làm gia tăng cơ hội giao thương cũng dẫn đến việc DN trong nước bị DN nước ngoài chiếm dụng tài sản trí tuệ, bị vi phạm về mẫu mã, thương hiệu. Đã có một số nhãn hiệu cà phê Việt Nam bị chiếm dụng, thậm chí đã xảy ra khiếu kiện ở tòa án kinh tế. Về cách thức thu mua và bán cà phê: Thể thức mua bán phức tạp của chúng ta cũng góp phần tạo nên bất lợi cho cà phê VN. Việc các nhà nhập khẩu than phiền việc mua cà phê ở VN tốn nhiều thời gian. Họ phải đến tận nhà xuất khẩu để đàm phán xem xét chất lượng cũng như các cam kết thời hạn, quá tốn kém thời gian. Với hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, phương thức kinh doanh, kỹ thuật bán hàng chưa hợp lý của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam… hệ quả không dừng lại ở việc xuất cà phê ở mức giá thấp, người nông dân chịu thiệt mà khi thị trường biến động mạnh sẽ kéo theo sự đổ vỡ của cả dây chuyền. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, nhưng lại bị động khi giá cà phê thế giới biến động, trong khi đó các nước khác trên thế giới lại bắt tay nhau để cùng kiểm soát và chi phối giá cà phê. Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng. Nhà đầu cơ thường sử dụng sức mạnh tài chính để khống chế và ép giá xuống. các DN xuất khẩu cà phê chủ yếu phụ thuộc vào thương lái thu mua nên bị ép giá. Một điều nữa gây nên sự bất lợi trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam chính là khả năng dự báo thị trường và đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu. Cà phê Việt Nam hiện đang bị rơi vào tình trạng “trăm người bán, vạn người mua”, cao điểm lên đến 142 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng, hạ giá sản phẩm bằng mọi cách, không quan tâm đến hình ảnh cà phê Việt Nam mà chỉ chạy theo lợi nhuận. Giải pháp cho ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam. Về người trồng cà phê: + Cần phải tiến tới thống nhất quy chuẩn giữa người trồng cà phê + Nhà sản xuất chế biến kinh doanh cà phê cần đầu tư để nâng cao chất lượng cà phê từ vườn rẫy đến sản phẩm chế biến sau thu hoạch. + Bỏ lối thu hoạch truyền thống “tuốt cành”, thay vào đó là thu hoạch có tuyển chọn. + Xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động và khuyến khích người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu áp dụng TCVN 4193-2006 Về phía doanh nghiệp xuất khẩu: + Các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần theo sát diễn biến thị trường, xu hướng dao động của giá cà phê, chủ động tiếp cận thông tin để cung ứng hàng một cách đều đặn, tránh việc thấy giá lên không bán, giá xuống bán vội sẽ làm tình hình xấu hơn”. Trong dài hạn, “cà phê Việt Nam không nên mở rộng diện tích trồng, nhưng cần tăng năng xuất, cải tiến khâu chế biến, áp dụng tiêu chuẩn VN 4193-2005 để nâng cao chất lượng cà phê, đặc biệt là việc chấn chỉnh phương thức kinh doanh, xuất khẩu + Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu thì ngoài lợi ích doanh nghiệp, đừng quên lợi ích chung của ngành và các hộ sản xuất cà phê. Về phía nhà nước: + Để nâng cao giá trị xuất khẩu cho mặt hàng này trước mắt cần phải cải thiện kích cỡ hạt từ cây giống năng suất cao có nghĩa là trong 10 năm thời gian cà phê sẽ phải được xác định bởi kích thước khuyết tật và không đậu. Về lâu dài, cần thành lập Câu lạc bộ xuất khẩu, đồng thời tổ chức thu mua càphê tạm trữ; xây dựng nhà máy sơ chế. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu chiến lược ngành hàng; xây dựng mô hình tổ chức, quản lý và sản xuất người trồng cà phê. Đặc biệt, cần có quỹ bảo hiểm ngành hàng để tránh rủi ro. + Ngoài việc chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu cà phê vốn bát nháo bấy lâu, theo ông Nam, việc thu mua tạm trữ cà phê nên cho vào nguồn vốn hàng năm, để doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng chủ động hơn, đỡ rơi vào tình thế bị động như thời gian qua. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi thu mua tạm trữ cà phê để giữ giá cho nông dân, song đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi trên. “Chính sách khi tới cuộc sống thường có độ trễ nhất định, do đó, nên dưa vào chính sách tạm trữ thường xuyên, hàng năm” + Bên cạnh đó, để khuyến khích xuất khẩu cà phê, Tổng cục Thuế nên áp dụng thuế giá trị gia tăng thống nhất ở mức 5%. Theo Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam, thực tế hiện nay cho thấy, cùng mặt hàng cà phê nhân, có một số nơi áp dụng mức 5% thuế giá trị gia tăng, nhưng có nơi áp dụng mức thuế 10%, trong khi hoạt động mua bán cà phê là hoạt động diễn ra trên toàn quốc. + Để không bị các nhà đầu cơ nước ngoài thao túng, cần nhanh đưa sàn giao dịch cà phê của nước ta đi vào hoạt động. Cần phải tăng cường sự minh bạch trong việc định giá càphê, đồng thời củng cố tiêu chuẩn chất lượng nhưng không làm tăng chi phí chế biến. + Để ngành cà phê phát triển bền vững và có uy tín trên thi trường thế giới đồng thời bảo vệ được thương hiệu cà phê Việt Nam, các cơ quan quản lý công tác xuất khẩu cần có văn bản hướng dẫn thực hiện theo lộ trình. + Đánh giá chung về triển vọng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, các chuyên gia đều cho rằng, cơ hội lớn là rất lớn song nếu tiếp tục kinh doanh cà phê xuất khẩu theo kiểu “ăn xổi ở thì” như hiện nay thì Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu phát triển thương hiệu bền vững, ngoài ra sẽ vẫn tiếp tục làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình, cũng như làm mất đi lợi thế của một nước nằm trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu cà phê. XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ. 1. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của thế giới. Sản lượng đồ gỗ thế giới trị giá khoảng 240 tỷ USD. Con số dự đoán này được dựa trên các số liệu từ các nguồn chính thức, cả quốc gia và quốc tế, bao gồm 60 quốc gia quan trọng nhất và đã được CSIL xử lý. Bảy nền kinh tế công nghiệp chính (sắp xếp theo thứ tự sản lượng đồ gỗ, bao gồm Hoa kỳ, Italy, Đức, Nhật bản, Anh quốc, Canada và Pháp) sản xuất một tổng sản lượng chiếm 58% tổng giá trị sản phẩm đồ gỗ của thế giới. Sản lượng đồ gỗ của các nước phát triển kết hợp lại chiếm 76% tổng giá trị của thế giới. Sản lượng đồ gỗ của các nước công nghiệp mới hiện chỉ chiếm khoảng 24% tổng giá trị sản phẩm đồ gỗ của thế giới, trong đó Trung quốc chiếm 9%. Tuy nhiên, có hai quốc gia (Trung quốc và Ba lan) có sản lượng đồ gỗ tăng lên nhanh chóng nhờ vào những khoản đầu tư xây dựng nhiều nhà xưởng mới phục vụ công tác xuất khẩu. Thương mại đồ gỗ thế giới cơ bản xoay quanh 60 quốc gia .Các nhà nhập khẩu hàng đầu là Hoa kỳ, Đức, Anh quốc, Pháp và Nhật bản. Các nhà xuất khẩu chính bao gồm Italy, Trung quốc, Đức, Ba lan và Canada. Trong giai đoạn 1995-2008, giá trị nhập khẩu tăng đáng kể ở một số quốc gia như Hoa kỳ ( tăng từ 6.5 tỷ USD lên 21.4 tỷ USD theo giá dollar hiện hành) và Anh quốc ( tăng từ 1.8 tỷ USD lên 6.6 tỷ USD theo giá dollar hiện hành), và các mức tăng thấp hơn ở Pháp, Đức và Nhật Bản. Italy vẫn là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu, nhưng mức tăng trưởng xuất khảu của Italy trong giai đoạn 1995-2008 rất hạn chế, trong khi đó mức tăng xuất khẩu của Trung quốc trong cùng kỳ là khoảng 8 tỷ USD theo giá dollar hiện hành. Một hiện tượng quan trọng về cơ cầu trong thập kỷ vừa qua là mức độ mở cửa ngày càng tăng của thị trường đồ gỗ (được đánh giá dựa trên tỷ lệ giữa mức nhập khẩu và tiêu dùng, và mức độ này tính cho toàn bộ thế giới là tăng từ 18% vào năm 1995 lên 31% vào năm 2008). Mức tăng này đặc biệt quan trọng tại thị trường Hoa kỳ, nơi mà mức thâm hụt thương mại đồ gỗ là hơn 18 tỷ USD vào năm 2008, tạo ra một sự kích thích quan trọng đối với thương mại đồ gỗ thế giới. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu đồ gỗ. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước, trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong khi đó thị phần đồ gỗ của Việt Nam chưa đạt tới con số 1% thị phần đồ gỗ thế giới. Còn theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường này. Theo Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA), ngoài những lợi thế nêu trên, Việt Nam còn nhiều thế mạnh khác mà chúng ta chưa tận dụng hết. Đó là Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, có các cảng biển trải dài trên địa bàn cả nước, rất phù hợp cho việc vận chuyển những container cồng kềnh, chiếm nhiều chỗ như đồ gỗ. Kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ cũng đang dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu. Nếu tính chung giai đoạn từ năm 2001-2008, kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ đạt hơn 38%/năm. Cả nước hiện có khoảng 2.600 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng 170.000 lao động. Theo nhận định của các chuyên gia Canada trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đồ gỗ, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển. Bằng chứng là đã có rất nhiều đầu mối cung cấp gỗ nguyên liệu của Canada, Mỹ và một số nước Bắc Mỹ đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu (XK) của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng XK có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Năm 2006, kim ngạch XK của đồ gỗ Việt Nam đã xấp xỉ 2 tỷ USD, năm 2007 xuất khẩu được 2,4 tỷ USD, đến năm 2008 xuất khẩu 2,8 tỷ USD, năm 2009 là 3,2 tỷ USD. Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng XK chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á . Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và Trung Quốc. Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng XK của Việt Nam là rất lớn. Bảng: Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2004-2009 Năm Trị giá Triệu USD % so với năm trước 2004 1054 185,9 2005 1517 133.2 2006 1904 121.9 2007 2364 122.3 2008 2779 115,6 2009 2550 90,1 Nguồn: tổng cục thống kê Bảng: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam năm 2009. Nước Kim ngạch ( triệu USD) Tỷ trọng tính theo kim ngạch ( % ) 1. Mỹ 818,4 34,1 2. Nhật Bản 326,4 13,6 3. Đức 165,6 6,9 4. Anh 157,2 6,5 5. Pháp 145,2 6,1 6. Hà Lan 105,6 4,4 7. Italia 74,4 3,1 8. Hàn Quốc 72 3,0 9. Australia 50,4 2,1 10. Canada 43,2 1,8 Nguồn: www.viettrade.gov.vn Đồ gỗ Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách hàng chiến lược, thông qua những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên để đạt được kế hoạch đó đòi hỏi ngành chế biến gỗ phải có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn khi kinh tế vẫn còn chịu những ảnh hưởng của khủng hoảng. Không chỉ khách hàng cũ mà còn có dấu hiệu nhiều khách hàng từ nước khác tìm đến Việt Nam đặt hàng. Đó là yếu tố hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, vì Mỹ là thị trường ngày càng chiếm tỷ trọng hết sức lớn, từ 40%-50% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ chế biến của Việt Nam. Ít nước nào trong khu vực như Việt Nam có thế mạnh về tay nghề, lao động, nhất là thế mạnh về kỹ thuật - cấu trúc kỹ thuật trên sản phẩm gỗ thiên nhiên. DN chế biến gỗ Việt Nam có thể đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về mẫu mã nhà nhập khẩu cần. Đây là tín hiệu tốt, khi năm 2009, ngành chế biến gỗ gặp khó khăn, từ chuyện bị nhà nhập khẩu ép, khiến đơn giá sản phẩm giảm đến việc áp dụng các quy chuẩn mới về hóa chất sử dụng, quy định chứng minh nguồn gốc nguyên liệu… 3. Những khó khăn của ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ đang bị thu hẹp. Cùng với đó, tại các thị trường lớn xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi như Đạo Luật LACEY của Hoa Kỳ, Hiệp định về “Tăng cường thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) của châu Âu (EU). Bên cạnh đó, ngành chế biến gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, như công nghệ sản xuất lạc hậu, phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật. Các doanh nghiệp chế biến gỗ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn. Chi phí đầu vào tăng cao, trong khi nhà nhập khẩu lại yêu cầu giữ giá cũ, thậm chí giảm giá đối với những sản phẩm ít cạnh tranh. Năm rồi khi thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ ảm đạm, nhiều nhà máy xẻ gỗ (nguyên liệu) ở các nước đóng cửa. Khi nhu cầu tăng trở lại mà nguồn cung ít, không chỉ Việt Nam mà cả DN Trung Quốc cũng tìm mua, đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng lên. Thị trường đầu ra của ngành chế biến gỗ còn lệ thuộc nước ngoài nhiều hơn nữa. Tuy một số công ty lớn đã tự thiết kế được các mẫu mã sản phẩm riêng của mình để sản xuất và xuất khẩu, nhưng hiện nay có đến 90% lượng sản phẩm xuất ra nước ngoài làm gia công theo các mẫu mã thiết kế của nhà nhập khẩu. Điều này không chỉ làm cho giá trị thực thu của ngành bị giảm mà cơ bản hơn, đáng lưu ý hơn là thương hiệu đồ gỗ Việt Nam chưa có vị thế trên trường quốc tế. Đã có dự báo là trong bối cảnh khó khăn hiện nay, sẽ chỉ có khoảng 50% số doanh nghiệp chế biến gỗ trụ vững được, còn lại có ít nhất 20% doanh nghiệp phá sản; đồng thời mục tiêu 5,56 tỷ USD xuất khẩu đồ gỗ vào năm 2011 khó thành hiện thực. Giải pháp cho ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Để phát triển trong thời gian tới, ngành gỗ Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài; mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng. Đồng thời xây dựng một trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp. Ngoài ra, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, hiện Hiệp hội gỗ và lâm sản đang triển khai các công việc cụ thể. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Việc thực hiện các giao dịch qua mạng của các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ được kết nối qua cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Còn vấn đề thành lập chợ gỗ đến nay vẫn không có một phương án khả thi nào được triển khai cho dù nếu liên kết để nhập khẩu gỗ với khối lượng lớn, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm ít nhất 10% chi phí. Để có thể phát triển bền vững, ngành chế biến gỗ cần chú trọng đến cả hai mặt: khai thác tốt thị trường nội địa với tư duy dài hạn, căn cơ; đồng thời chú trọng đến xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp năm châu bốn biển. XI. XUẤT KHẨU MÁY TÍNH – LINH KIỆN ĐIỆN TỬ. Tình hình xuất khẩu máy tính – linh kiện điện tử. Kim ngạch xuất khẩu. Năm 2009 mặc dù hoạt động xuất khẩu nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu ở nhiều mặt hàng bị suy giảm đáng kể thì kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng công nghiệp chủ lực là sản phẩm điện tử, vi tính và linh kiện và một mặt hàng mới nổi là máy móc thiết bị đã tăng khá mạnh, tăng lần lượt 4,7% và 10,7% so với năm 2008, đạt 2,76 tỷ USD và 2,06 tỷ USD, so với mức giảm 8,9% của tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Với kết quả đã đạt được trong năm 2009, với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đi vào hoạt động và gia tăng công suất sẽ giúp cho kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng sản phẩm điện tử, vi tính và máy móc thiết bị trong năm 2010 sẽ bứt phá mạnh. Những dự án FDI điển hình trong lĩnh vực sản xuất điện tử, vi tính và linh kiện có: dự án sản xuất chip trị giá 1 tỷ USD của Intel sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7/2010 và theo kế hoạch trong giai đoạn đầu sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 120 triệu USD/năm, và nâng dần khai thác toàn bộ công suất để đạt doanh số từ 5-15 tỷ USD/năm theo từng giai đoạn; dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Vietnam 1 tỷ USD đã bắt đầu cho ra sản phẩm vào tháng 4/2009. Dự kiến năm 2010 công suất của nhà máy sẽ đạt khoảng 6 triệu sản phẩm/tháng với kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD/năm. Theo kế hoạch đến năm 2012 nhà máy sẽ đạt sản lượng 100 triệu sản phẩm/năm... Trong lĩnh vực xuất khẩu máy móc thiết bị đáng kể nhất phải kể đến dự án sản xuất máy móc, thiết bị của Doosan Vina với vốn đầu tư 300 triệu USD tại Quảng Ngãi. Năm 2009 nhà máy đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD. Theo kế hoạch đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của nhà máy sẽ đạt 800 triệu USD... Với cơ sở trên, dự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và vi tính năm 2010 của cả nước sẽ đạt khoảng 3,55 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2009 còn kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sẽ tăng khoảng 19%, đạt 2,45 tỷ USD. Điểm nổi bật nhất trong việc xuất khẩu nhóm mặt hàng điện tử, máy tính là trong khi các mặt hàng chủ lực như máy in, linh phụ kiện máy in đang tiếp tục duy trì được lượng xuất khẩu cao thì nhóm các sản phẩm mới như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đang có mức tăng mạnh hơn và hứa hẹn là hướng đi mới để có thể đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Ta có thể nhận thấy rõ xu hướng này trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu vào một số thị trường lớn và trong cơ cấu hàng linh kiện, máy móc nhập khẩu để lắp ráp, sản xuất hàng xuất khẩu của một số doanh nghiệp trong thời gian qua. Trong 6 tháng đầu năm 2010, thị trường xuất khẩu chính mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới là các nước thuộc khu vực Đông Á, bao gồm các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và thị trường Đài Loan. Trong đó nổi bật nhất là thị trường Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất với hơn 51,2 triệu USD trong tháng 5/2010 vừa qua, tăng 128,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu vào thị trường này đạt hơn 172,1 triệu USD, tăng hơn 130% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 6/2010, theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tiếp tục đạt cao, ước tính trên 50 triệu USD. Nhưng đáng nói là trong danh sách các chủng loại, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối tháng 6/2010 đã không chỉ còn các sản phẩm chính là máy in, linh kiện điện tử mà thêm vào đó là các sản phẩm máy tính, công nghệ thông tin như: RAM máy tính đạt hơn 8,2 triệu USD, máy tính xách tay đạt hơn 700 nghìn USD. Các nước trong khu vực Đông Á khác vẫn chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng linh kiện, bán thành phẩm của Việt Nam trong nửa cuối tháng 6/2010. Tuy nhiên, trong danh sách đã xuất hiện một số mặt hàng nguyên chiếc hay phụ kiện máy tính, bao gồm bo mạch chủ máy tính. Điển hình như xuất khẩu bo mạch chủ sang Hồng Kông trong nửa cuối tháng 6/2010 vừa qua đạt gần 1.000 chiếc. Đáng lưu ý là toàn bộ số bo mạch chủ xuất khẩu sang Hồng Kông này đều mang thương hiệu Foxconn. Đứng thứ 2 trong danh sách thị trường xuất khẩu là các nước trong khu vực ASEAN. Trong đó nổi bật nhất vẫn là thị trường Singapore với kim ngạch ước tính đạt trên 19 triệu USD trong tháng 6/2010, nhưng các sản phẩm xuất sang thị trường này, ngoài máy in ra, đều mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp và chưa hoàn chỉnh thành 1 sản phẩm nguyên chiếc có thể đem tới kim ngạch xuất khẩu cao. Tháng 7/2010 nhập khẩu sản phẩm máy vi tính điện tử và linh kiện về Việt Nam đạt kim ngạch trên 415 triệu USD, tăng 6% so với tháng 6/2010; đưa kim ngạch của cả 7 tháng đầu năm lên gần 2,6 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 60% kế hoạch năm 2010. Thị trường nhập khẩu máy vi tính điện tử và linh kiện lớn nhất trong tháng 7/2010 là Trung Quốc với 127 triệu USD, chiếm 30,7%; thứ 2 là thị trường Nhật Bản gần 100 triệu USD, chiếm 24%; thứ 3 là thị trường Hàn Quốc với 65 triệu USD, chiếm 15,7%. Tháng 7/2010, thị trường được đặc biệt chú ý là thị trường Bỉ, với kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 0,5 triệu USD, nhưng tăng trưởng cực mạnh so với tháng 6 tới 973%; tiếp theo là một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng cao trên 100% so với tháng 6 như: Hà Lan (+306%); Tây Ban Nha (+159%); Hoa Kỳ (+155%). Tuy nhiên, vẫn có những thị trường sụt giảm mạnh như: Canada (-37%); Thuỵ Điển (-26%); Ba Lan (-26%); Đan Mạch (-21,5%). Tính chung cả 7 tháng đầu năm, đa số các thị trường đạt kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2009, trong đó dẫn đầu về mức tăng trưởng là kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc (+180%); sau đó là Hoa Kỳ (+84%); Philippines (+63%); Bỉ (+62%); Đức (+62%); Ấn Độ (+60%); Thụy Sĩ (+52%). Ngược lại, có 2 thị trường giảm mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ là Thuỵ Điển và Ba Lan với mức giảm tương ứng là 82% và 77%. Mặt hàng máy in vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất chiếm đến 1/3 doanh thu từ xuất khẩu, tiếp đến là nhóm linh kiện điện từ và linh phụ kiện máy in. Bên cạnh đó, trước đây thay vì chỉ xuất khẩu các mặt hàng linh kiện, các sản phẩm bán thành phẩm thì hiện nay cũng đã xuất các sản phẩm hoàn chỉnh và một số sản phẩm máy tính nguyên chiếc. Song, theo nhận định của các chuyên gia, 95-98% các mặt hàng xuất khẩu đều do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu so với các nước trong khu vực vẫn rất nhỏ bé, nên đây chưa thể nói rằng Việt Nam đã đạt được thành công trong xuất khẩu các sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao. Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử từ các thị trường 7 tháng đầu năm 2010 ĐVT: USD Thị trường Tháng 7/2010 7 tháng / 2010 Tháng 6/2010 7 tháng/ 2009 % tăng, giảm T7/2010 so T6/2010 % tăng, giảm 7T/2010 so 7T/2009 Tổng cộng 415.194.212 2.581.707.754 391.339.348 1.952.212.210 +6,10 +32,25 Trung Quốc 127.261.395 857.983.802 122.785.872 730.964.617 +3,64 +17,38 Nhật Bản 99.857.565 553.781.460 95.051.381 412.594.424 +5,06 +34,22 Hàn Quốc 65.344.378 345.936.330 60.847.071 123.396.970 +7,39 +180,34 Malaysia 24.699.123 194.338.171 25.433.573 153.523.679 -2,89 +26,59 Đài Loan 21.420.275 166.402.489 26.208.374 156.034.815 -18,27 +6,64 Singapore 15.198.591 139.573.939 17.131.201 116.083.152 -11,28 +20,24 Hoa Kỳ 23.939.785 86.989.895 9.383.903 47.285.534 +155,12 +83,97 Thái Lan 9.516.483 64.464.219 9.431.755 74.542.122 +0,90 -13,52 Indonesia 5.825.887 38.707.742 6.307.502 30.480.657 -7,64 +26,99 Philippines 5.996.491 32.817.016 5.423.097 20.145.965 +10,57 +62,90 Hồng Kông 1.372.050 11.821.025 803.540 8.633.507 +70,75 +36,92 Thụy Sĩ 1.018.263 11.127.460 620.050 7.325.719 +64,22 +51,90 Đức 1.279.825 8.579.536 1.151.759 5.292.343 +11,12 +62,11 Pháp 1.731.982 5.871.738 1.251.123 5.578.295 +38,43 +5,26 Anh 386.858 4.128.197 412.819 3.835.609 -6,29 +7,63 Italia 768.108 3.980.888 595.463 3.260.763 +28,99 +22,08 Ấn Độ 375.986 2.369.327 271.079 1.481.848 +38,70 +59,89 Đan Mạch 307.169 2.090.322 391.224 2.550.300 -21,49 -18,04 Hà Lan 726.428 2.065.477 179.094 1.927.171 +305,61 +7,18 Canada 181.334 1.821.677 286.058 1.925.879 -36,61 -5,41 Tây Ban Nha 144.270 844.239 55.773 1.047.153 +158,67 -19,38 Thuỵ Điển 62.341 285.248 84.417 1.582.182 -26,15 -81,97 Ba Lan 22.178 280.352 29.905 1.243.190 -25,84 -77,45 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. Thị trường chủ yếu xuất khẩu. Đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu hàng điện tử, máy tính của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ. 5 tháng đầu năm, Hoa Kỳ nhập hơn 201,5 triệu USD hàng điện tử, máy tính và linh kiện từ Việt Nam, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang nửa cuối tháng 6/2010, xuất khẩu hàng thành phẩm sang thị trường này chỉ chiếm hơn 20%, tăng so với cùng kỳ tháng trước, nhưng vẫn đạt thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm trước. Một thị trường khác đáng chú ý là Hà Lan. Xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, điện tử và linh kiện của Việt Nam trong tháng 5/2010 sang Hà Lan đạt hơn 18,4 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong 6 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này của Việt Nam ước tính sẽ đạt trên 93 triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu mặt hàng bán thành phẩm sang thị trường này đang tăng trưởng rất tốt, tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các mặt hàng thành phẩm thì thị trường này chiếm tỷ trọng còn khá thấp.  2. Thuận lợi và khó khăn trong ngành xuất khẩu máy tính-linh kiện điện tử. Thuận lợi: Trong nhóm hàng máy tính, hàng điện tử thành phẩm hiện nay chủ yếu là máy in và thiết bị phụ kiện của sản phẩm này. Riêng xuất khẩu mặt hàng máy in chiếm khoảng 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong nửa cuối tháng 6/2010, thấp hơn so với tháng trước và chủ yếu vẫn xuất khẩu sang 2 thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc, lần lượt là 15,4 triệu USD và hơn 13 triệu USD. Ở các vị trí kế tiếp, Singapore, Hà Lan tiếp tục là thị trường nhập khẩu máy in chính của Việt Nam. Còn nhóm hàng linh kiện, bán thành phẩm xuất đi trong tháng 6/2010 chiếm ít hơn so với con số 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của máy in. Các mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu nhiều sang Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc, trong khi cùng kỳ năm ngoái còn được xuất khẩu nhiều sang Singapore và Malaysia. Trong 6 tháng cuối năm, tình hình tỷ giá đang khá thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam nói riêng. Sự phục hồi kinh tế ở nhiều thị trường lớn sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm máy tính, điện tử tăng nhanh, đơn đặt hàng và giá xuất khẩu tăng lên. Đó là những yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này còn tăng mạnh trong thời gian tới. Khó khăn: Mặc dù Bộ Tài chính đã có Thông tư 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng, thành phẩm, linh kiện, phụ tùng nhằm hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, nhưng thực tế áp dụng từ đầu năm 2010 đến nay cho thấy, phương án này vẫn chưa tháo gỡ được triệt để nhất những cái khó cho doanh nghiệp. Hiện nay, do việc sản xuất các loại phụ tùng, linh kiện trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp hàng điện tử, công nghệ thông tin nên buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu nước ngoài. Tất cả những linh kiện máy tính đều là bộ phận không thể tách rời để tạo nên sản phẩm máy tính để bàn và xách tay hoàn chỉnh. Đến thời điểm này, ở Việt Nam, chưa có một doanh nghiệp trong nước nào, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hoặc dự kiến sẽ sản xuất được phụ tùng linh kiện máy tính. Một vài năm trước đây cũng đã có doanh nghiệp xây dựng đề án tiền khả thi sản xuất bàn phím và chuột máy tính nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Và nguồn cung vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Và thực tế này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gặp khó trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nguyên chiếc nhập từ Trung Quốc và các nước ASEAN. Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính đang phải chịu bất lợi về chênh lệch mức thuế nhập khẩu giữa bộ phận, linh kiện điện tử, máy tính và sản phẩm nguyên chiếc thuộc biểu thuế ưu đãi và biểu thuế ACFTA. Theo lộ trình CEFT/AFTA mà Việt Nam đang thực hiện, từ năm 2008 đến 2013 cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu của điện tử từ 0% đến 5%, đến năm 2015 là 0%. Lộ trình ACFTA từ 2009 đến 2011 cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên chiếc 20-10% và linh kiện thấp hơn thuế nhập khẩu ưu đãi ít nhất 3-5%. Với mức chênh lệch giữa sản xuất lắp ráp trong nước với thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ các nước ASEAN không lớn (các nhà lắp ráp máy tính Việt Nam đang phải chịu mức thuế nhập khẩu linh kiện máy tính để bàn và xách tay 3%), để khai thác lợi thế này, một số nhà đầu tư nước ngoài trong ngành điện tử, công nghệ thông tin ở Việt Nam đã chuyển từ hình thức liên doanh sang 100% vốn sở hữu, chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu và phân phối sản phẩm. Và mặt hàng máy tính nguyên chiếc với mẫu mã đẹp, giá thành hạ từ Trung Quốc và các nước ASEAN được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp trong nước. Phải nhập khẩu linh kiện, giá thành sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp khó có thể ngang bằng chứ không nói là thấp hơn so với sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc. Không cạnh tranh nổi, các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh để tồn tại. Thậm chí một số doanh nghiệp còn đứng trước nguy cơ phải ngưng sản xuất. Tuy vậy, việc tăng hay giảm thuế có những phản hồi trái chiều từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất linh kiện thì yêu cầu dần tăng thêm thuế, nhưng doanh nghiệp lắp ráp lại bày tỏ nguyện vọng giảm thuế. Làm thế nào để có thể giải quyết hài hoà cả hai phía là một bài toán không mấy dễ dàng đối với cơ quan quản lý nhà nước và cần phải có thời gian nghiên cứu, cân đối. Thuế là một công cụ hết sức quan trọng của nhà nước để điều tiết các hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, thuế càng có ư nghĩa quan trọng. Những sắc thuế được ban hành luôn có tác động mạnh mẽ tới thị trường sản xuất trong nước. Và lẽ dĩ nhiên, từ thuế, túi tiền của người tiêu dùng sản phẩm Việt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó phía cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách thuế hợp lý, đúng thời điểm, giải quyết hài hoà được lợi ích của ba bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với những khó khăn nêu trên, nếu việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện máy tính không được giải quyết sớm thì các doanh nghiệp Việt Nam hoặc phải chuyển sang thuê sản xuất - lắp ráp máy tính ở nước ngoài, hoặc đình chỉ sản xuất, chuyển sang nhập khẩu và phân phối các sản phẩm máy tính thương hiệu nước ngoài. Và việc làm này sẽ đi ngược lại với chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước. 3. Giải pháp cho ngành xuất khẩu máy tính-linh kiện điện tử. Trong những năm đầu của thập kỷ 90, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm xuất khẩu. Nhưng đến năm 1996, ngành đã thu được 90 triệu USD từ xuất khẩu. Đến năm 2000, doanh thu xuất khẩu của ngành tăng lên tới 783 triệu USD và sản phẩm điện tử đã được xuất khẩu tới 35 nước trên thế giới. Hiện nay, sau 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước với doanh thu xuất khẩu tăng gấp 15 lần trong vòng 10 năm qua và đang trở thành một trong những ngành có sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Cho đến nay, thiết bị và linh kiện điện tử của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với doanh thu xuất khẩu tăng đầu qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam giai đoạn 2003-2008 phát triển vượt bậc. Với xuất phát điểm khá thấp là 406,8 triệu USD năm 2003, sang đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới 657,8 triệu USD, tăng hơn 200 triệu USD so với năm trước, tương đương tăng 61,3%. Với nhiều chính sách nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, với mức kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 1,4 tỉ USD, đưa ngành công nghiệp điện tử trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỉ USD. Việc hội nhập kinh tế quốc tế thực sự khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã mang lại cho ngành công nghiệp điện tử nhiều cơ hội, thể hiện trong sự tăng trưởng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đầy tiềm năng này, năm 2006 đạt 1,5 tỉ USD, năm 2007 đạt hơn 2,1 tỉ USD và ước tính năm 2008, xuất khẩu nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử của nước ta sẽ lên tới 2,75 tỉ USD (tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2007), đưa thiết bị điện tử và linh kiện điện tử lên hàng thứ sáu trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Theo đánh giá, đây là mặt hàng có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới và rất có thể với những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam vì những lý do cơ bản sau: + Thứ nhất, trong những năm gần đây,  làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng rất mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của Tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Nidec, Nhật Bản sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) sản xuất linh kiện điện tử (1 tỉ USD), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (650 triệu USD) và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam. + Thứ hai, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc, tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Trong khi đó tại các nước như Trung Quốc, Malaysia… giá thuê đất, giá nhân công tăng vì vậy, Việt Nam trở nên có lợi thế. Riêng đối với Trung Quốc, bên cạnh lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam. + Thứ ba, về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng, thị trường nhập khẩu các sản phẩm điện tử trên thế giới là rất rộng lớn và có mức tăng trưởng vững chắc. Năm 2007, nhập khẩu các mặt hàng điện tử của thế giới đạt mức 500 tỉ USD và tăng khá đều đặn khoảng 10%/năm trong 5 năm qua. Về thị trường xuất khẩu, hiện nay ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ. Trong thời gian tới có thể nhắm tới Trung Quốc, Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các nước thành viên mới của EU như Hungary, Ba Lan, cộng hoà Séc và Slovakia. Các thị trường mục tiêu được lựa chọn dựa trên cơ sở sau đây: ASEAN: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 25 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 vào ASEAN chỉ chiếm 3,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010, với những lợi thế của AFTA, nâng tỉ lệ này lên trên 5% (đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD). Nhật Bản: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 30 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 vào Nhật Bản là 269 triệu USD, phấn đấu đến 2010 nâng tỉ lệ này lên trên 3% (đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD). EU: Nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng trên 484 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm 0,03% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, phấn đấu đến 2010 nâng kim ngạch trên 1 tỉ USD. Theo định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam thì mặt hàng điện tử, máy tính và kinh kiện được xếp vào nhóm trọng tâm ưu tiên phát triển và phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 5,2 tỷ USD vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu này, cơ cấu của ngành cần được thay đổi cho phù hợp với sở trường của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng. Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển, tăng tỉ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao trong các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và linh kiện, các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao. Nhóm sản phẩm điện tử dân dụng sẽ áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng tính thị phần và thị trường trong nước… Bên cạnh đó cần thực hiện các giải pháp cụ thể có thể áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử Việt Nam như đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua các khung chính sách thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng và chuẩn bị đồng bộ các yếu tố phụ trợ là giải pháp cơ bản nhất để thu hút đầu tư sản xuất và xuất khẩu ở lĩnh vực này. Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên ưu tiên  phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử. CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP. Nhận xét về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua. Từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang 219 nước. Trong 6 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn ở trên mức 20% /năm, đây là mức độ tăng trưởng cao so với thế giới.Kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng như tốc độ xuất khẩu đều gia tăng mạnh. Nguyên nhân tốc độ xuất khẩu tăng cao. Cơ chế chính sách phát triển nền kinh tế nói riêng và chính sách ngoại thương ngày càng xây dưng hoàn thiện theo hướng đầy đủ, hội nhập, đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia thuận lợi vào hoạt động xuất khẩu. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp cho nền ngoại thương Việt Nam phát triển mạnh. Tính đến hết năm 2009, Việt Nam thu hút gần 20.000 dự án đầu tư FDI, các dự án tham gia mạnh vào hoạt động xuất khẩu, chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhà nước chủ trương: nền kinh tế phát triển theo hướng “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu ”. Chính chủ trương đúng đắn này, cùng với những biện pháp hỗ trợ cụ thể về chính sách, về thuế, về vốn, lãi suất trợ giá,… là những động lực giúp xuất khẩu phát triển với tốc độ cao. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước; đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa mối quan hệ kinh tế là điều kiện quan trọng giúp đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã thực hiện xong Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA từ năm 2006, cho nên nhiều mặt hàng xuất khẩu cảu Việt Nam sang các nước ASEAN được giảm thuế, nên mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng ở khu vực này. Các nhà donh nghiệp đầu tư mới công nghệ, nâng cao tay nghề và trình độ quản lý đã làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mang tính cạnh tranh cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. Tốc độ xuất khẩu tăng nhanh còn có nguyên nhân mức khởi điểm xuất khẩu của Việt Nam quá thấp. Tốc độ xuất khẩu tăng nhanh cũng do nguyên nhân Chính Phủ đã ký trên 100 hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó quan trọng nhất là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, đã mở ra những thị trường xuất khẩu thuận lợi nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. Sự kiện quan trọng Việt Nam đầu năm 2007 chính thức đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã góp phần tạo ra môi trường kinh doanh trong và ngoài nước cực kỳ thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng nhanh trong 5 năm gần đây, đầu năm 2008 đã vượt qua mốc 100 USD/thùng dầu thô, cho nên mặc dù sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu ở ngành hàng này vẫn tăng nhanh. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu suốt 16 năm qua (1993 – 2009 ) đều thấp hơn kim ngạch nhập khẩu, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, dẫn tới Việt Nam trong tình trạng nhập siêu cao ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại và thanh toán quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Cạnh tranh trong xuất khẩu bằng chính sách giá rẻ khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam bị đối đầu với nhiều vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế: từ 1995 – 2007 có 26 vụ kiện chống bán phá giá. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tuy nhanh nhưng chưa ổn định chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro: vì không có thị trường tiêu thụ ổn định và kim ngạch xuất khẩu ở nhiều ngành hàng chưa đủ lớn để Việt Nam có thể tham gia tạo ra ành hưởng đối với hoạt động cung ở từng mặt hàng xuất khẩu; để tạo ra ảnh hưởng đến giá của thị trường thế giới có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trong hàng xuất khẩu dưới dạng thô ít qua chế biến vẫn còn cao: kể cả xuất khẩu dầu thô thì tỉ lệ xuất khẩu thô chiếm trên 50% trị giá xuất khẩu. Việc xuất khẩu thô chẳng những quá thấp mà còn tạo thế bất lợi trong đàm phán vì xuất khẩu thô hàng nhanh giảm chất lượng, khó đa dạng về mẫu mả, chủng loại, khó tạo thương hiệu riêng cho hàng xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng trên thị trường quốc tế mạng tính cạnh tranh cao, lượng cung lớn hơn cầu đòi hỏi nhà xuất khẩu Việt Nam phải có nổ lực lớn mới chiếm được thị trường. Những mặt hàng thủy sản, nông sản tươi sống chịu sự kiểm soát chặt bởi các quy định kỹ thuật ở nước nhập khẩu. Hàng dệt may và giày dép xuất khẩu, chiếm trị giá xuất khẩu rất lớn nhưng chủ yếu thực hiện gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên trị giá xuất khẩu cao nhưng hiệu quả xuất khẩu hạn chế. Giá cả xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy hải sản rất bấp bênh, lúc tăng lúc xuống, tác động mạnh đến sản xuất và kinh doanh trong và ngoài nước. Khó đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vì việc sản xuất và xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí hậu, nước, dịch sâu bệnh,… Khai thác triệt để tài nguyên phục vụ cho xuất khẩu sẽ dẫn tới nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Xuất khẩu nguyên liệu thô bán giá thấp, lại không sử dụng được lao động vốn là nguồn dồi dào của đất nước. Sản phẩm nông lâm, thủy hải sản xuất khẩu khó bảo quản và vận chuyển so với hàng công nghiệp, tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn, hiệu quả kinh doanh thấp. Những giải pháp trước tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Về phía chính phủ - Nhà nước. Phải cải thiện môi trường kinh doanh bằng cách hoàn thiện và bổ sung hành lang pháp lý mang tính bình đẳng và hội nhập; hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu; chống tiêu cực, tham nhũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp… để kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường và quy mô xuất khẩu. Song song với việc cải cách nền kinh tế theo cam kết của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các cam kết khi gia nhập WTO thì đậy mạnh hoạt động đối ngoại để Việt Nam sớm được thừa nhận là nước hoạt động theo cơ chế thị trường đầy đủ. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nhưng sản phẩm lại chủ yếu tiệu thụ nội địa như: sản xuất thuốc lá, sản xuất xe vận tải: ô tô, xe máy; sản xuất hàng điện tử, sản xuất nước giải khát… có chiến lược xuất khẩu sản phẩm của mình để tái tạo sự cân đối ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu. Ở những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu với giá trị lớn và ổn định thì chính phủ tăng cường hoạt động nhoại giao, thong qua đàm phán khuyền khích họ mở cửa thị trường thuận lợi cho hàng hóa Việt nam thâm nhập ( nguyên tắc có đi có lại ). Ở thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc… ta đang “ xuất siêu lớn ”, để bảo vệ các thị trường lớn này thì Nhà nước có chính sách điều tiết để khuyến khích các doanh nghiệp tăng “ mua hàng ”, nhưng hàng hóa thay vì đưa về trong nước thì phát triển các hình thức tạm nhập tái xuất khẩu sang các nước khác hoặc phát triển các hình thức chuyển khẩu ( mua của nước này bán sang nước khác để hưởng chênh lệch giá ). Như vậy tăng mua hàng ở các thị trường xuất khẩu chủ lực để thực hiện cân bằng “ tương đối ” về thương mại song phương là biện pháp quan trọng bảo vệ thị trường xuất khẩu. Về phía các doanh nghiệp. Phải tăng tốc độ xuất khẩu bằng cách: một mặt phải tăng tốc độ phát triển kinh tế bằng cách mở rộng quy mô sản xuất xã hội, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới có khả năng xuất khẩu, mặt khác phải tăng tỷ lệ hàng hóa dành cho xuất khẩu bằng cách tìm thêm thị trường tieu5 thụ, nâng cao chất lượng mẫu mã hàng hóa ngang với tiêu chuẩn quốc tế. Tăng xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của đất nước như những ngành hàng nông lâm, thủy hải sản, những ngành sử dụng nhiều lao động, gia công, chế biến,… và đưa trí tuệ phẩm chất lao động cần cù của người Việt Nam xây dựng chiến lược xuất khẩu phần mềm và các sản phẩm của ngành công nghệ thông tin. Cần có chiến lược phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ: hoạt động Internet, vận tải-giao nhận, môi giới thương mại…để góp phần gia tăng trị giá hàng hóa xuất khẩu thực hiện xuất khẩu hàng hóa vô hình nhờ đó mà tăng kim ngạch xuất khẩu. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, cơ sở hạ tầng,… để hỗ trợ giup1` các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển thêm các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Giảm tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy hải sản thô: dưới dạng nguyên liệu hoặc ít qua chế biến. Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh hàng hóa của ta trên thương trường quốc tế. Ưu tiên nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu , nhiều ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam như: dệt, may, sản xuất giày dép, sản phẩm từ da,.. vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtinh_hinh_xuat_khau_mat_ahng_chu_luc_viet_nam_2013.docx
Luận văn liên quan