A. Lý do chọn đề tài:
Dựa vào tình hình thực tế hiện nay, trong những năm qua cho thấy (nhất là trong những năm trước thời kì đổi mới) có nhiều quyết định hành chính không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao chính vì quyết định không đáp ứng được cái yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý. Nếu lên mạng Internet và tìm hai từ khóa “hợp lý” và “hợp pháp”, chúng ta sẽ thấy hàng nghìn kết quả liên quan đến quyết định hành chính. Điều này chứng tỏ dư luận và xã hội rất quan tâm đến vấn đề này. Vậy đề tài mang tính cấp thiết lớn và cần xem xét tầm ảnh hưởng của tính hợp lý và hợp pháp của quyết định hành chính một cách nghiêm túc và khoa học.
B. Nội dung bài làm
I. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính.
1. Mối liên hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lý của quyến định hành chính.
Khi nghiên cứu về quyết định hành chính, ta biết quyết định hành chính có đặc điểm là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành, đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn Tuy nhiên những chủ thể đó chủ yếu là những chủ thể thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành luật. Vì thế, một quyết định hành chính khi ban hành có tính khả thi hay không, có hiệu quả và hiệu lực hay không thì bản thân quyết định đó phải đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18979 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Làm
A. Lý do chọn đề tài:
Dựa vào tình hình thực tế hiện nay, trong những năm qua cho thấy (nhất là trong những năm trước thời kì đổi mới) có nhiều quyết định hành chính không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao chính vì quyết định không đáp ứng được cái yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý. Nếu lên mạng Internet và tìm hai từ khóa “hợp lý” và “hợp pháp”, chúng ta sẽ thấy hàng nghìn kết quả liên quan đến quyết định hành chính. Điều này chứng tỏ dư luận và xã hội rất quan tâm đến vấn đề này. Vậy đề tài mang tính cấp thiết lớn và cần xem xét tầm ảnh hưởng của tính hợp lý và hợp pháp của quyết định hành chính một cách nghiêm túc và khoa học.
B. Nội dung bài làm
I. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính.
1. Mối liên hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lý của quyến định hành chính.
Khi nghiên cứu về quyết định hành chính, ta biết quyết định hành chính có đặc điểm là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành, đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn… Tuy nhiên những chủ thể đó chủ yếu là những chủ thể thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành luật. Vì thế, một quyết định hành chính khi ban hành có tính khả thi hay không, có hiệu quả và hiệu lực hay không thì bản thân quyết định đó phải đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý.
Từ điển Tiếng Việt viết: Hợp pháp là đúng với pháp luật, không trái với pháp luật. Hợp lý là đúng với lẽ phải, đúng với thực tiễn. Có ý kiến cho rằng, nên đồng nhất yêu cầu hợp pháp và hợp lý bởi trong hợp pháp đã có hợp lý, bản thân khi xây dựng pháp luật cũng có nguyên tắc khách quan, pháp luật phải được xây dựng theo lợi ích nhà nước và ý chí của nhân dân. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh, không ít các quyết định hành chính hợp pháp mà không hợp lý. Điều này gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm khi những quyết định hành chính rất ngô nghê, xa rời thực tế được đem ra dự thảo như 83 tiêu chuẩn của Bộ Y Tế dành cho người điều khiển phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông,đề xuất hạn chế xe đi vào nội thành, đề xuất biển số xe chẵn,số xe lẻ… Thực tế cho ta thấy hợp pháp mà không hợp lý thì làm việc không có hiệu quả, hợp lý mà không hợp pháp thì sẽ không có hiệu lực thực hiện. Có thể nói yêu cầu hợp pháp quy định tính hiệu lực của quyết định hành chính, yêu cầu hợp lý quy định tính hiệu quả của quyết định hành chính. Hai yêu cầu này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau mà không thể tách riêng rẽ. Một quyết đinh hành chính phải đáp ứng đầy đủ tính hợp lý và hợp pháp thì mới có hiệu lực và phát huy đầy đủ hiệu quả của mình
2. Tính hợp lý và hợp pháp của quyết định hành chính:
a) Phân tích yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính:
Các yêu cầu này phát sinh từ những đặc điểm của quyết định hành chính. Trong đó có đặc điểm cơ bản là tính dưới luật. Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước (chấp hành các quy định của hiến pháp và pháp luật), nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành pháp luật.- Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền do quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp. Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan (người có chức vụ). Yêu cầu này có nghĩa là, một cơ quan chỉ có quyền ban hành quyết định giải quyết những vấn đề xác định mà pháp luật đã trao cho nó. Pháp luật quy định rõ các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan liên quan đến đối tượng và khách thể quản lý cụ thể nào, trong giới hạn lãnh thổ nào và thời gian nào. Vì vậy, quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân xã phạt xã viên hợp tác xã nông nghiệp bằng cách trừ công điểm, chiến sĩ cảnh sát được phạt hành chính đến 100.000đ mà phạt trên mức đó, hoặc ví dụ, pháp luật cho phép chủ tịch ủy ban nhân dân huyện được phép trưng thu, thu mua gỗ, tre của công dân lúc đang xảy ra lụt lội để chống lụt mà nếu lúc bình yên chủ tịch cũng ra quyết định trưng thu, trưng mua… đều là quyết định sai thẩm quyền.
Việc thẩm định thẩm quyền rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho mỗi cơ quan có trách nhiệm và quyền chủ động thực hiện công việc được giao. Đảm bảo yêu cầu này nghĩa là ngăn cấm cơ quan này can thiệp vào công việc của cơ quan khác, tránh tình trạng lạm quyên, vô trách nhiệm làm mất trật tự cho hoạt động quản lý.
- Quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích.
Quyết định hành chính là những quyết định dưới luật, điều đó cũng có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với quyết định của Quốc hội cũng như quy định của hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ví dụ: Cơ quan cấp trên ra quyết định cấp kinh phí cho cơ quan cấp dưới để xây dựng nhà ở thì cơ quan cấp dưới không thể tự lấy kinh phí để giải quyết trợ cấp lương hoặc xây câu lạc bộ, yêu cầu của cấp trên là xây nhà cấp 4 thì không thể xây nhà cấp 1…
- Quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định.
Quyết định phải được ban hành theo hình thức do luật quy định, tức là phải phù hợp với quy định của pháp luật cả về hình thức pháp lý (tên quyết định, thể thức, tiêu đề, số, kí hiệu, ngày tháng ban hành và có hiệu lực, chữ ký, con dấu…) và hình thức thể hiện (bằng văn bản hay có thể bằng miệng…). Những sai sót về hình thức cũng làm cho quyết định trở thành không hợp pháp nhưng nhìn chung có thể sửa chữa được vì sai sót này thường do nguyên nhân kỹ thuật.
b) Phân tích yêu cầu về tính hợp lý của quyết định hành chính.:
Tính hợp lý như ở trên đã phân tích ở trên, nó đi kèm với thực tế, xuất phát từ thực tế và cũng có cơ sở của sự kiểm chứng khoa học
- Quyết định hành chính phải đảm bảo được lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân.
Quyết định phải phù hợp với lợi ích của nhà nước và của công dân. Đây là yêu cầu pháp chế đặc biệt. Bới vì có thể có nhiều quyết định quản lý hành chính mâu thuẫn với lợi ích của nhà nước và của công dân, nhưng không phải là trái, vi phạm một quy định cụ thể trong văn bản của cấp trên vì pháp luật không thể “nhìn thấy trước” mọi thứ, điều chỉnh đầy đủ mọi quan hệ xã hội đang tồn tại hoặc sẽ phát sinh, nên vẫn còn “khoảng trống” chưa quy định. Trong trường hợp đó, phải lấy lợi ích của nhà nước và của công dân nói chung là tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, dù quyết định đó không sai thẩm quyền. Ví dụ điển hình nhất là quy định tại KC Đ.56 luật BHVBC & PL, 1996. Đối với các nghị định tiến phát (không đầu) này chỉ có thể lấy yêu cầu này để đánh giá. Hoặc trong cơ chế thoáng về quản lý sản xuất kinh doanh hiện nay, nhiều cơ quan được pháp sản xuất và bán cho người tiêu dùng nhiều mặt hành chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng như các loại nước giải khát. Nếu biết nước giải khát có những chất về lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe con người mà vì vu lợi vẫn quyết định cho bán ra thị trường thì đó là quyết định không hợp pháp.
- Quyết định hành chính phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của thể ra quyết định.
Điều này phù hợp với nguyên tắc khi xây dựng pháp luật: nguyên tắc khách quan. Nếu không có sự khách quan trong quyết đinh hành chính sẽ dẫn đến sự quan liêu trong quyết định hành chính, gây khó khăn, nhũng nhiễu cho người dân, kìm hãm sự phát triển của nhà nước và xã hội.
- Ngôn ngữ của quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, các thuật ngữ pháp lí phải chính xác, không được đa nghĩa.
Ngôn ngữ, cách trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn. Ngôn ngữ pháp luật phải chính xác, không đa nghĩa. Không dùng hoặc rất hạn chế theo quy tắc nhất định những từ “vân vân” (v.v.), dấu “…”. Thường không được và không nên dùng những từ nước ngoài, thổ ngữ…
Điều 5 Luật 2002 về “Ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật” quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng Tiếng Việt”
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản , dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải được định nghĩa trong văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng các dân tộc thiểu số.
Thực ra đoạn “Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản , dễ hiểu là quy định không thuộc loại yêu cầu hợp pháp, mà đáng ra đã quy định trong luật là yêu cầu hợp pháp, và đã là luật thì phải thi hành đúng, nghiêm minh, nhưng xem ra nội dung quy định này rõ ràng chỉ có thể mang tính khuyến nghị.
- Quyết định hành chính phải có tính dự báo. Điều này cũng tương tự với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc có sự dự báo sẽ phần nào ngăn chặn được những sự lợi dụng kẽ hở của luật, đi trước xã hội, điều chỉnh trước các mối quan hệ phải điều chỉnh sẽ xuất hiện trong tương lai, tránh sự lúng túng, chậm chạp trong việc xử lý, thi hành quyết định hành chính.
- Quyết định hành chính phải có tính khả thi. Điều này mang tính khách quan của quyết định hành chính, quyết định hành chính bắt buộc phải có tính khả thi, phải mang tính thực hiện được. Quyết định hành chính không thể chỉ là quyết đinh vu vơ, mang tính đánh đố người thi hành. Nếu quyết định hành chính không có tính khả thi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của nó cũng như hậu quả tiêu cưc mà nó mang lại.
II. Nhận xét về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành:
Tầm quan trọng của tính hợp lý, hợp pháp của quyết định hành chính.
Như đã nói ở phần mối liên hệ giữa hợp pháp và hợp lý. Hợp pháp quy đinh tính hiệu lực của quyết định hành chính, hợp lý quy định tính hiệu lực của quyết định hành chính. Chính vì vậy, tính hợp pháp và hợp lý là những đòi hỏi không thể thiếu được đối với bất kỳ quyết định hành chính nào. Tính hợp pháp và tính hợp lý gắn bó với nhau cả về nội dung lẫn hình thức như là một chỉnh thể thống nhất mà nếu thiếu một trong những yêu cầu đó thì việc ban hành quyết định hành chính sẽ không đạt được mục đích.
Trên thực tế còn tồn tại nhiều loại quyết định hành chính bất cập: loại hợp pháp mà không hợp lý, loại hợp lý mà không hợp pháp, loại không hợp lý mà cũng chẳng hợp pháp.Lấy ví dụ điển hình như việc đang được dư luân quan tâm, lên án nhiều hiện nay là việcthành lập các trạm thu phí giao thông. Có 1 cây cầu mà 2 đầu cầu 2 trạm thu phí ( bất hợp lý), trạm thu phí hoạt động không giấy phép ( bất hợp pháp). Có trạm thu phí có giấy phép ( hợp pháp) nhưng lại gây ùn tắc, cản trở giao thông ( bất hợp lý). (2 trạm thu phí Chương Mỹ, Sóc Sơn sẽ tiếp tục hoạt động – tg.Phương Dung - Thanh Bình,báo điện tử vnexpress.net)
Điều này cho thấy tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lý. Quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý nhà nước, là phương tiện không thể thiếu để các chủ thể quản lý nhà nước sử dụng nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn cho hoạt động quản lý; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng; làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.Vì vậy, các chủ thể quản lý nàh nước khi ban hành quyết định hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay có trách nhiệm phải bảo đảm để quyết định đó phải hội đủ được những yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý. Nói cách khác, đó phải là một quyết định hành chính có tính khả thi cao, được xây dựng phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Thực tiễn và vấn đề hạn chế của việc áp dựng yêu cầu hợp lý, hợp pháp của quyết định hành chính dơ cơ quan hành chính nhà nước ban hành hiện nay.
Hiện nay, hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính của chủ thể quản lý nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tất cả những hoạt động này đều hướng tới vì mục tiêu thực hiện quyền lực của nhân dân, phục vụ nhân dân, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống để bảo đảm kỷ cương xã hội. Tuy nhiên, việc bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính trong giai đoạn hiện nay còn nhiều bất cập.
- Nhiều quyết định hành chính không đúng thẩm quyền, đúng chủ thể, chưa phù hợp với pháp luật, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Thậm chí, một số quyết định hành chính được ban hành trái với thẩm quyền của chủ thể ban hành, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nội dung chưa phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, qua kiểm tra 1.506 văn bản pháp luật đã ban hành của cấp bộ và địa phương trong năm 2007, phát hiện 320 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Năm 2008, kiểm tra 1.968 văn bản thì phát hiện 490 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (trong đó có 93 văn bản cấp bộ và 397 văn bản của địa phương). Như vậy, khoảng từ 20-25% số văn bản được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm (Đặng Huyền Đ.H., Những quy định cười ra nước mắt, Báo điện tử: cand.com.vn).
Nhiều quyết định hành chính được xây dựng không có tính khả thi cao, hay là việc ra quyết định quá chậm chạp, gây khó khăn cho hoạt động quản lý.
Ngày 6/2/2009, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội nêu rõ việc UBND TP Hà Nội ban hành “Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội” (Quyết định 51) vào ngày 22/1/2009 là chưa bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân có hoạt động liên quan.
Cục này khẳng định Quyết định 51 có một số quy định mang tính cấm đoán không có căn cứ, có biểu hiện “ngăn sông cấm chợ” đối với các cá nhân, công dân tham gia hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm. Cụ thể như “cấm vận chuyển gia súc, gia cầm vào khu vực nội thành, nội thị; cấm vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên xe máy, xích lô, xe đạp hoặc các phương tiện khác”.
Về nội dung quy định “gia súc, gia cầm chỉ được vận chuyển đến cơ sở giết mổ được phép của thành phố…” còn hạn chế quyền của nhiều cá nhân khác. Ngoài ra, Quyết định 51 còn có một số quy định mang tính cấm đoán không có cơ sở, không rõ ràng về nội dung quy phạm pháp luật, gây hiểu nhầm, đồng thời có thể dẫn đến việc áp dụng xử lý tùy tiện…
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý kịp thời, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của văn bản và trong 30 ngày phải kiểm tra, xử lý, thông báo đến Cục về các nội dung trên.
Những hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân:
- Quyết định hành chính chưa được xây dựng và ban hành theo trình tự luật định, đặc biệt là khâu thực hiện “tiền kiểm”, tức là thẩm định dự thảo quyết định chưa được chú trọng, mà mới chỉ mang tính hình thức. Công chức thực hiện công vụ một cách hời hợt thì hậu quả là quyết định sai sẽ lọt qua cửa thẩm định và được ban hành.
- Chưa có cơ chế đủ mạnh để yêu cầu các chủ thể ban hành quyết định hành chính là trước khi ban hành thì phải tập hợp và lấy ý kiến người dân, huy động trí tuệ tập thể, phản biện của các cơ quan, của xã hội để tránh những quyết định khi ban hành phải “chết sớm” không thực hiện được.
- Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước giữa các cấp như trung ương và địa phương, trong từng ngành vẫn chưa rõ, thậm chí, mâu thuẫn, chồng chéo.
- Các chủ thể khi ban hành quyết định hành chính chưa tính đến việc cân bằng, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể (lợi ích giữa cơ quan quản lý, lợi ích của đối tượng thi hành quyết định và của toàn xã hội).
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền nói riêng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, tình trạng ban hành các quyết định hành chính không hợp pháp và hiệu quả là điều khó tránh khỏi.
Thời gian qua, khi xã hội phát sinh nhiều quan hệ mới, phức tạp, không quản lý được thì cơ quan nhà nước thường ban hành quyết định cấm, ngừng. Hoặc ở các địa phương, có quyết định quy hoạch rồi nhưng sau đó thấy không khả thi, không thực hiện được thì xóa bỏ. Những quyết định này đã gây thiệt hại không nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nhưng chưa có chế tài cụ thể để xử lý. Hiện nay, việc xử lý đối với chủ thể khi ban hành quyết định hành chính sai vẫn đang theo quy định về xử lý công chức và phổ biến vẫn chỉ dừng ở mức độ “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”, chưa có cơ chế đưa ra tòa án để xét xử các quyết định hành chính sai mà chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong nội bộ.
Hậu quả của việc không tuân thủ các yêu cầu hợp pháp, hợp lý trong quyết định hành chính.
Nếu vi phạm các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức quyết định hành chính thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, có thể coi quyết định hành chính đó là vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần.
Nếu không tuân thủ các yêu cầu hợp lí đối với nội dung và hình thức quyết định pháp luật thì sẽ làm cho quyết định đó hoặc không thực hiện được, khó thực hiện, hoặc thực hiện được nhưng kém hiệu quả.
Trong việc ban hành quyết định của quy phạm, nếu chủ thể có thẩm quyền không tuân thủ các yêu cầu về tình hợp pháp (cả về hình thức lần nội dung) thì có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ tùy theo mức độ không tuân thủ.
Nếu vi phạm các yêu cầu hợp lí đối với thủ tục ban hành (quyết định ban hành không kịp thời, cơ quan ban hành không nắm vững vấn đề, thủ tục xây dựng và ban hành rắc rối…) thì tương tự như đối với các yêu cầu về hình thức quyết định, không phải áp dụng chế tài quan trọng nào, trừ khả năng áp dụng biện pháp trách nhiệm kỷ luật nếu tái phạm nhiều lần.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hành chính hiện nay.
Thứ nhất, tiến hành rà soát lại hệ thống quyết định hành chính, từ đó đình chỉ, sửa đổi và bãi bỏ quyết định không hợp pháp, không còn phù hợp với thực tiễn, đồng thời bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Khi ban hành quyết định hành chính thì các chủ thể ban hành cần tiếp thu ý kiến của nhân dân, nhất là ý kiến đóng góp của đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định đó.
Thứ hai, cần truy cứu trách nhiệm người có lỗi. Theo nhóm, cần truy cứu hai loại người có lỗi, là người có trách nhiệm trong việc ban hành quyết định và người có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định. Việc truy cứu trách nhiệm cần căn cứ vào mức độ lỗi. Tuy nhiên, trước tiên, phải truy cứu người có trách nhiệm ban hành quyết định không hợp pháp, không hợp lý. Xử lý các quyết định hành chính được thực hiện theo cơ chế tài phán, tức là đưa ra tòa án để xét xử chứ không phải là kiểm điểm, rút kinh nghiệm nội bộ.
Thứ ba, thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện quyết định trái pháp luật gây ra. Nếu quyết định quản lý không hợp pháp đã được thi hành, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân xâm phạm thì công dân được bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, tăng cường công tác giám sát kiểm tra hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính. Tăng cường giám sát và phản biện xã hội trong hoạt động này.
C.Kết luận
Qua phân tích và nhận xét về tính hợp lý, hợp pháp của quyết định hành chính, ta thấy rõ được tầm ảnh hưởng của hợp pháp, hợp lý đối với quyết định hành chính cũng như thực trạng của việc áp dựng hai yêu cầu này vào quyết định hành chính. Qua phân tích và nhận xét chúng ta có cách nhìn tổng quát hơn về tính hợp pháp, hợp lý trong quyết định hành chính và từ đó rút ra hành động đúng trong tương lai. Bài làm của nhóm có đưa ra một số giải pháp tuy nhiên do tầm hiểu biết còn hạn chế, rất mong thầy cô sửa đổi, bổ sung giúp nhóm hoàn thiện bài làm của mình./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
________
- Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB. CAND, Hà Nội năm 2008.
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. ĐHQG, Hà Nội năm 2005.
- Bài viết: Về tính hợp pháp, hợp lý trong quyết định quản lý hành chính nàh nước hiện nay- Thạc sĩ Trần Văn Duy- học viện tư pháp. Báo điện tử : www.nclp.org.vn
- Nguồn link:
PrintView.aspx?ID=69085/
Nhóm xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính.doc