- Tiết kiệm chi phí để đầu tư cho việc giảm giá và marketing quá nhiều có thể
dẫn đến thiếu vốn đầu tư máy móc và chất lượng sản phẩm, đào tạo nhân viên.
- Thiếu tính liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh riêng lẻ.
- Đòi hỏi sự thống nhất giữa trụ sở chính của công ty với c ác c ông ty con.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6879 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình huống 3 Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
TÌNH HUỐNG 3
SỰ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC Ở PROCTER & GAMBLE
GVHD: TS NGUYỄN HÙNG PHONG
Nhóm 3 – Lớp QT Ngày 2 – K22
Danh sách nhóm
1. Nguyễn Đức Thịnh
2. Nguyễn Xuân Thịnh
3. Nguyễn Phan Thảo Tiên
4. Đoàn Thị Thu Trang
5. Huỳnh Thảo Trang
6. Nguyễn Thị Huệ Trinh
TPHCM, Tháng 12/2013
MỤC LỤC
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble (p.439) .............................................3
I. GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................................................6
1. Lịch sử phát triển ..................................................................................................................6
2. Triết lý kinh doanh - Mục đích - Giá trị - Nguyên tắc hoạt động: ......................................10
3. Cơ cấu tổ chức, quy mô và hệ thống chi nhánh ..................................................................13
4. Thành công đạt được...........................................................................................................18
II. TÓM TẮT TÌNH HUỐNG: ...................................................................................................19
III. NỘI DUNG TRẢ LỜI CÂU HỎI: .......................................................................................20
1. Chiến lược đầu tiên P&G những năm 1980:..........................................................................20
2. Nguyên nhân CL kém hiệu quả giai đoạn 1990.....................................................................21
3. Phân tích CL giúp P&G đạt được thành quả:.........................................................................22
3.1. Phân tích các chiến lược: ................................................................................................22
3.2. Lợi ích chiến lược: ..........................................................................................................22
3.3. Rủi ro đi kèm chiến lược:................................................................................................22
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
3
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble (p.439)
Thành lập vào năm 1837 ở Cincinnati, Procter & Gamble là một trong
những công ty có mức độ quốc tế hoá mạnh nhất trên thế giới. Ngày nay P&G là
một công ty toàn cầu khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng với doanh
thu hàng năm vượt trên 50 tỷ USD, trong đó có khoảng 54% doanh thu được tạo ra
từ nước ngoài. P&G có hơn 300 nhãn hiệu hàng hoá, bao gồm xà bông tắm Ivory,
xà bông giặt Tide, tã giấy Pampers, thức ăn cho vật nuôi kiểng IAM, Crisco,
Folgers được bán ở 160 nước trên thế giới. Nó có hoạt động sản xuất ở 80 nước
trên thế giới, thuê mướn khoảng 100.000 nhân công toàn cầu. P&G xây dựng
xưởng sản xuất ở nước ngoài đầu tiên vào năm 1915 ở Canada để sản xuất xà bông
tắm Ivory và Crisco. Sau đó vào năm 1930, P&G thiết lập chi nhánh nước ngoài
đầu tiên ở Anh. Tốc độ mở rộng hoạt động ra toàn cầu diễn ra nhanh chóng ở Tây
Âu vào những thập niên 1950 và 1960, và ở Nhật Bản và các nước châu Á vào
những thập niên 1970. Thỉnh thoảng P&G thâm nhập vào một quốc gia bằng cách
mua lại cơ sở sản xuất kinh doanh đã có sẵn của một đối thủ cạnh tranh với các
nhãn hiệu của nó (như ở Anh và Nhật Bản), tuy nhiên thông thường hơn vẫn là
P&G xây dựng những cơ sở sản xuất ở nước ngoài từ những viên gạch đầu tiên.
Vào cuối thập niên 1970, các chiến lược của P&G được thực hiên khá tốt.
Công ty phát triển các sản phẩm mới ở Cincinnati và giao cho các chi nhánh bán tự
trị ở nước ngoài thực hiện việc sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản phẩm này
qua các quốc gia khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các chi nhánh nước ngoài sở
hữu riêng các phương tiện sản xuất, đóng gói, nhãn hiệu và thông điệp tiếp thị đáp
ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng địa phương. Trong nhiều năm chiến
lược này đã tạo ra đều đặn những sản phẩm mới và sự tăng trưởng doanh thu và lợi
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
4
nhuận rất ổn định. Tuy nhiên, vào thập niên 1990 tăng trưởng lợi nhuận của công
ty có phần chậm lại.
Bản chất của vấn đề đơn giản là do chi phí của P&G quá cao bởi vì sự nhân
rộng một cách trùng lắp các phương tiện sản xuất, tiếp thị và quản lý ở các chi
nhánh khác nhau trên thế giới. Sự bố trí trùng lắp các tài sản ở những thị trường
khác nhau là đúng đắn trong thập niên 1960 khi thị trường của các quốc gia bị tách
biệt bởi các rào cản thương mại giữa biên giới các quốc gia. Chẳng hạn những sản
phẩm sản xuất ở Anh thì không được tiêu thụ nhiều ở Đức vì thuế nhập khẩu của
Đức quá cao. Tuy nhiên, vào khoảng thập niên 1980 các rào cản thương mại đã bị
tháo dỡ đáng kể và các thị trường bị tách biệt giờ đây đã được hợp nhất thành
những thị trường khu vực hay toàn cầu rộng lớn. Các nhà bán lẻ các sản phẩm của
P&G cũng dần dần phát triển lớn mạnh hơn, toàn cầu hơn, ví dụ như Wal-mart ở
Mỹ, Tesco ở Anh và Carrefour ở Pháp. Những nhà bán lẻ này với khả năng thương
lượng ngày càng cao đã yêu cầu chiết khấu giá từ P&G.
Trong năm 1993, P&G bắt tay vào việc tái cấu trúc công ty một cách toàn
diện nhằm kiểm soát cơ cấu chi phí và nhận thức sự biến động của các thị trường
toàn cầu mới nổi lên. Công ty đã đóng cửa 30 nhà máy trên toàn thế giới, sa thải
13.000 nhân công để tập trung sản xuất ở một vài nơi nhằm mục đích tận dụng
hiệu quả kinh tế theo quy mô và phục vụ tốt hơn thị trường khu vực. Những hành
động này đã cắt giảm được chi phí hàng năm là 600 triệu USD. Tuy nhiên, điều đó
chưa đủ, tăng trưởng lợi nhuận vẫn rất chậm chạp.
Vào 1998, P&G đã thực hiện việc tái cấu trúc công ty lần thứ hai với tên gọi
là “Tổ chức 2005”. Mục tiêu của chương trình là chuyển P&G thành một công ty
toàn cầu thực thụ. Công ty đã từ bỏ cách tổ chức cũ chủ yếu dựa trên thị trường của
các quốc gia và khu vực và thay thế nó bằng 7 đơn vị kinh doanh toàn cầu độc lập
(có đầy đủ các bộ phận), chịu trách nhiệm kinh doanh từ các sản phẩm chăm sóc
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
5
trẻ em cho đến thực phẩm. Mỗi đơn vị kinh doanh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
về lợi nhuận của những sản phẩm mà nó kinh doanh, về việc sản xuất, tiếp thị và
phát triển sản phẩm ở đơn vị. Mỗi đơn vị kinh doanh phải tự hợp lý hoá việc sản
xuất, tập trung việc sản xuất vào một vào cơ sở sản xuất lớn, và cố gắng xây dựng
những thương hiệu toàn cầu ở bất cứ nơi nào có thể, để có thể xoá bỏ sự khác biệt
về tiếp thị giữa các quốc gia; và cuối cùng là thúc đẩy việc phát triển và đưa ra thị
trường những sản phẩm mới. Năm 1999, P&G thông báo rằng kết quả đầu tiên của
quá trình này là công ty đã phải đóng cửa thêm 10 nhà máy và sa thải thêm 15.000
nhân công ở châu Âu nơi mà vẫn có quá nhiều những cơ sở sản xuất giống nhau ở
các quốc gia. Với chương trình này, công ty đã tiết giảm thêm hàng năm là 800
triệu USD. P&G đã dự định dùng số tiền này để cắt giảm thêm giá bán và tăng
thêm chi phí tiếp thị trong một nỗ lực giành lại thị phần, và thông qua đó tiếp tục
tiết giảm thêm chi phí do tận dụng được hiệu quả kinh tế theo quy mô ở những thị
trường rộng lớn hơn.
Lần này dường như chiến lược đã đem lại hiệu quả thiết thực. Trong năm
2003 và 2004, P&G đã thông báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu và lợi
nhuận. Giữa năm 2002 và 2004 doanh thu tăng 28%, từ 40,2 tỷ USD lên 51,4 tỷ
USD, trong khi lợi nhuận tăng lên 46%, từ 4,35 tỷ USD lên 6,34 tỷ USD. Đây là
một thành công rất có ý nghĩa bởi vì các đối thủ cạnh tranh của P&G như Unilever,
Kimberly-Clark, và Colgate-Palmolive đã gặp rất nhiều khó khăn trong những năm
2003 và 2004.
Câu hỏi thảo luận:
1/ P&G đã theo đuổi chiến lược nào khi bước vào thị trường thế giới trong giai
đoạn trước thập niên 1980?
2/ Bạn hãy cho biết tại sao chiến lược này trở nên kém hiệu quả vào thập niên
1980?
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
6
3/ Chiến lược nào P&G đã sử dụng để tiến lên? Những lợi ích của chiến lược này
là gì? Những rủi ro tiềm năng của chiến lược này?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lịch sử phát triển
- Cái tên Procter & Gamble (P&G) được biết đến
như một “người khổng lồ” trong ngành sản xuất
hàng tiêu dùng của Mỹ và thế giới. P&G được
thành lập vào 31/10/1837 tại Cincinnati bang Ohio
bởi William Procter và James Gambler - những
người dân nhập cư đến từ Anh và Ailen, bằng cách sáp nhập công ty sản xuất
nến Procter với cơ sở sản xuất xà phòng Gamble.
- Vào khoảng đầu những năm 1860, công ty đạt doanh thu gần một triệu đô-la.
Tại thời điểm này, có khoảng tám mươi nhân viên làm việc cho P&G. Trong
cuộc nội chiến Mỹ, công ty đã kí được hợp đồng cung cấp xà bông và nến
cho Quân đội. Ngoài những kinh nghiệm, lợi nhuận gia tăng trong thời gian
chiến tranh, các hợp đồng này cũng đã giới thiệu sản phẩm của mình đến
những người lính khắp nơi trên thế giới.
- Năm 1879, James Norris Gamble, con trai của James Gamble đã tổ chức
nghiên cứu và phát triển ra loại xà phòng trắng giá rẻ nhưng có chất lượng
cao và đã xuất khẩu sang những khu vực phía trung Tây Ban Nha. Sản phẩm
này có tên là Ivory và tên này là do ý tưởng của
Harley Procter - con trai của William Procter.
Ivory gắn liền với sự sạch sẽ, thuần khiết, nhẹ
nhàng và hương thơm còn lưu mãi. Năm 1882,
P&G sử dụng 11000$ để quảng cáo cho Ivory trên tờ tuần báo. Năm 1886,
Logo ban đầu của P& G (1851)
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
7
Ivory bắt đầu được sản xuất tại nhà máy Ivorydale.
- Năm 1887, P&G bắt đầu chương trình phân phối lợi nhuận cho công nhân
dựa vào phần vốn góp của họ vào công ty, điều này gắn liền với sự sống còn
của họ với sự thành công của công ty. Chương trình này được đề xuất bởi
William Cooper Procter. Thông qua việc chia cho các công nhân cổ phần
trong công ty, ông nghĩ rằng họ sẽ ít có khả năng đi vào các cuộc đình công.
- Năm 1890, P&G tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng công ty. William
Alexander Procter đã thành lập phòng nghiên cứu tại Ivorydale để nghiên cứu
và phát triển quá trình sản xuất xà phòng. Đó là một trong những phòng
nghiên cứu về sản phẩm đầu tiên ở America.
- Sau khi William Alexander Procter qua đời. Năm 1907, William Cooper
Procter trở thành giám đốc điều hành của P&G
- Năm 1911, P&G giới thiệu Crisco, là một trong những loại dầu thực vật đầu
tiên trên thế giới, nó là giải pháp cho sức khỏe khi không còn nấu ăn bằng mỡ
động vật và tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng bơ.
- Năm 1915, P&G xây dựng nhà máy đầu tiên ngoài nước Mỹ. Công ty đặt tại
Canada với 75 công nhân, sản xuất Ivory và Crisco.
- Năm 1924, thành lập phòng nghiên cứu thị trường để nghiên cứu về sở thích
và hành vi mua của khách hàng.
- Năm 1930, dựa vào công ty Thomas Hedley, P&G đã mua lại Newcastle
upon Tyne và trở thành công ty quốc tế. sau sự sáp nhập này, P&G đã trở
thành cầu nối vững chắc giữa Mỹ và Tây Bắc nước Anh
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
8
- Công ty mở rộng việc sản xuất và bán sản phẩm của mình ra các nước
khác. Rất nhiều
sản phẩm và nhãn
hiệu mới đã được
tung ra thị trường.
P&G tiếp tục mở
thêm chi nhánh ở
nhiều khu vực
khác. Năm 1935,
công ty mở rộng
kinh doanh toàn
cầu, Philippine Manufacturing Company là công ty đầu tiên được thành lập ở
các nước Châu Á. Năm 1950, thành lập chi nhánh đầu tiên ở Venezuela.
- Năm 1946, P&G giới thiệu sản phẩm giặt tẩy Tide, một sản phẩm hơn hẳn
những sản phẩm hiện đang có mặt trên thị trường. Tide đã vượt lên dẫn đầu
thị trường vào năm 1950.
- Năm 1960, P&G mở văn phòng đầu tiên ở Frankfurt, Đức với 15 nhân công.
Trong năm này P&G cũng giới thiệu sản phẩm nước xả vải Downy, sản phẩm
làm mềm vải đầu tiên của P&G.
- Năm 1973, P&G bắt đầu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của mình tại
thị trường Nhật Bản.
- Năm 1988, P&G liên doanh với nhà sản xuất ở Trung Quốc, nơi có thị trường
tiêu thụ lớn nhất trên thế giới.
- Năm 1992, P&G nhận World Environment Center Gold Medal cho những
thành tựu về kinh doanh quốc tế mà công ty đạt được. Giới thiệu sản phẩm
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
9
Pantene Pro-V sau đó sản phẩm này trở thành loại dầu gọi phát triển nhanh
nhất thế giới. Năm 1993, doanh thu công ty là 30 tỷ USD và 50% trong số đó
là ở các nước khác trên thế giới.
- Procter & Gamble đã mua lại một số công ty khác qua đó đa dạng hóa dòng
sản phẩm và tăng lợi nhuận một cách đáng kể. Một số công ty trong những
công ty này là Folgers Coffee, Norwich Eaton Pharmaceuticals, Richardson-
Vicks, Noxell, Shulton's Old Spice, Max Factor, and the Iams.
- Vào năm 1994, P&G làm dư luận chú ý vì những thua lỗ xuất phát từ việc đi
vay sử dụng những công cụ lãi suất phái sinh. Công ty đã kiện tơ rớt ngân
hàng vì lừa đảo, điều này đã đặt ban lãnh đạo của công ty vào một vị trí
không bình thường khi phải đối chất trước tòa về việc họ đã tham gia những
giao dịch mà chính họ cũng không hiểu được.
- Năm 1995, P&G nhận được Medal of Technology, là huân chương cao quí
nhất của nước Mỹ dành cho những thành tựu đạt được, những phát minh, áp
dụng khoa học cộng nghệ để cải thiện đời sống cho hàng tỷ người trên toàn
thế giới.
- Năm 1996, Procter and Gamble lại một lần nữa thu hút dư luận khi lấn sân
sang thị trường thuốc và thực phẩm Công ty đã phát triển một loại sản phẩm
mới mang tên Olestra, còn được biết đến với cái tên Olean, Olestra được sử
dụng thay thế cho chất béo trong chế biến khoai tây chiên và bimbim.
- Năm 2000, Alan G. Lafley trở thành CEO mới của P&G và thay đổi hoàn
toàn cấu trúc và định hướng của công ty, mở ra một chương mới trong lịch sử
cho tập đoàn này.
- Tháng 1 năm 2005, P&G tuyên bố đã mua được công ty Gillete, hình thành
nên tập đoàn sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, đẩy
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
10
Unilever xuống vị trí thứ hai. Các nhãn hiệu như dao cạo Gillette, pin
Duracell, Braun và Oral-B được bổ sung vào các dòng sản phẩm của công ty.
Vụ mua lại được sự đồng thuận của EU và Ủy ban thương mại liên bang với
điều kiện là P&G đã đồng ý bán nhãn hiệu bàn chải đánh răng chạy bằng pin
cho Church và Dwight. Công ty cũng từ bỏ dòng sản phẩm kem đánh răng
chăm sóc răng miệng của Gilltte, Rembrandt. Các nhãn hiệu chất khử mùi
Right Guard, Soft & Dri, and Dry Idea được bán cho tập đoàn Dial.
2. Triết lý kinh doanh - Mục đích - Giá trị - Nguyên tắc hoạt động:
Triết lý kinh doanh, mục đích, giá trị và nguyên tắc là nền tảng tạo ra cho
P&G những nét văn hóa độc đáo. Trong suốt hơn 170 năm lịch sử, tuy việc kinh
doanh của công ty đã phát triển và thay đổi nhưng những yếu tố này vẫn được giữ
vững và sẽ tiếp tục được phát huy ngay cả trong tương lai.
Triết lí kinh doanh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp” (Touching lives, improving
life).Để thực hiện mục tiêu này, hàng năm, P&G dành một ngân sách khá lớn, cho
các hoạt động xã hội và từ thiện. Công ty ý thức rất rõ: người tiêu dùng là chủ.
P&G đặt người tiêu dùng vào trọng tâm của mọi quyết định và luôn nghiên cứu họ
cần gì và tìm cách thỏa mãn chính xác nhu cầu của họ.
Văn hóa kinh doanh:
Trong 165 năm qua, P&G có những mục đích, giá trị, nguyên tắc trong việc
kinh doanh của họ. Cốt lõi của những mục đích, giá trị, nguyên tắc của P&G là
những sự liêm chính của cá nhân và tôn trọng quyền tự do cá nhân. Từ khi bắt đầu
kinh doanh P&G đã luôn tập trung vào vấn đề đạo đức nghề nghiệp và các nguyên
tắc quản trị cơ bản. Phát triển thương hiệu và con người tại P&G là nền tảng xây
dựng nên sự thành công của công ty.
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
11
P&G thực hiện việc cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng trên toàn thế giới
bằng nhiều cách như hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo, giáo dục và xã hội. Những việc
P&G làm, những sản phẩm P&G sản xuất đều mang lại cho con người những lợi
ích cao hơn trong cuộc sống.
Tính bền vững và hành động từ thiện là những nguyên tắc cơ bản cho sự sống
còn của P&G. Các chương trình từ thiện của P&G Live, Learn and Thrive, giúp đỡ
trẻ em khó khăn lứa tuổi từ 1-13 tuổi có được một sự khởi đầu khỏe mạnh, được
đến trường, được học các kĩ năng sống cần thiết để xây dựng một tương lai tươi
sáng hơn.
Những con người tại P&G những người tình nguyện dành thời gian và chuyên
môn của họ để tạo ra những thỏa mãn trên toàn thế giới. UK & Ireland Community
Matters chỉ là một trong những chương trình về sự phát triển bền vững của P&G về
phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Mục đích: thống nhất chiến lược phát triển, cung cấp những sản phẩm có giá
trị và chất lượng cao nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng, góp
phần làm cho cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn.
Giá trị: Thu hút và tuyển dụng những người tốt nhất trên thế giới, xây dựng
một cơ cấu tổ chức vững chắc từ bên trong, khen thưởng tất cả mọi việc tác động
tốt đến công ty. Mỗi con người làm việc tại P&G đều là tài sản quí của công ty.
- Tính thống nhất: P&G luôn cố gắng thực hiện đúng những mục tiêu; luôn
thẳng thắn và trung thực trong công vi; tuân thủ những quy định của luật
pháp; giữ nguyên giá trị và nguyên tắc trong mỗi hành động và quyết định.
- Khả năng lãnh đạo: P&G có một tầm nhìn rõ ràng đối với mục tiêu đang
hướng đến; tập trung nguồn lực để đạt được mục tiêu lãnh đạo và chiến
lược; phát triển các chiến lược, loại bỏ các rào cản.
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
12
- Quyền sở hữu: Chấp nhận trách nhiệm cá nhận để đáp ứng nhu cầu kinh
doanh, cải thiện hệ thống và giúp người khác cải thiện hiệu suất của họ. Tất
cả mọi người đều là chủ sở hữu của công ty, xem tài sản của công ty là tài
sản riêng của mình, gắn liền sự sống còn của mình với sự thành công của
công ty.
- Đam mê chiến thắng: Luôn quan niệm rằng “To be the best at doing what
matters most”. Luôn không hài lòng với vị trí hiện tại. Luôn cải thiện để
giành chiến thắng trên thị trường.
- Sự tin tưởng: Tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng và người tiêu dùng. Tin
tưởng vào khả năng của người khác. Luôn tin rằng mọi người sẽ làm việc tốt
nhất trên nền tảng của sự tin tưởng.
Nguyên tắc hoạt động:
P&G tin tưởng tất cả các nhân viên làm việc với công ty, đánh giá qua những
điều khác biệt mà mỗi cá nhân, tổ chức làm được; tạo cảm hứng làm việc và cho
phép mọi người phát huy hết năng lực với những tiêu chuẩn và mục tiêu đầy thách
thức.
Quyền lợi của công ty và cá nhân không thể tách rời, P&G tin rằng những thành
công của công ty cũng chính là những thành công của các cá nhân. Công ty khuyến
khích các cá nhân liên tục phát triển khả năng sáng tạo của mình.
Sự tập trung trong công việc là điều cần thiết để liên kết các mục tiêu và chiến
lược, nhằm tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp. P&G thường quan tâm đến việc
chuẩn hóa, đơn giản hóa và sắp xếp công việc hiện tại để có sự đổi mới trong cách
làm việc.
P&G chú trọng phát triển sự hiểu biết vượt trội của người tiêu dùng để có thể
đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
13
ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tạo dựng và phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng và những nhà cung cấp,
liên kết với các trường đại học và các chính phủ để đạt được mục đích một cách
hiệu quả
3. Cơ cấu tổ chức, quy mô và hệ thống chi nhánh
Trụ sở chính: Downtown Cincinnati,
Ohio
Hiện tại, P&G có quy mô rộng lớn với
180 chi nhánh ở trên hơn 80 quốc gia
trên khắp các châu lục:
- Tại châu Mĩ, tiêu biểu có các chi nhánh:
Canada P&G Inc ., Central America
P&G Interamericas Inc., Chile P&G
Inc., Colombia P&G S.A. , South Africa
Procter and Gamble SA (Pty) Ltd., P&G
do Brazil(Brazil), The Procter & Gamble Company(United States),
Venezuela Procter & Gamble, …
- Ở châu Âu, tiêu biểu các chi nhánh: P&G Rakona(Czech Republic), P&G
Portugal SA(Portugal), Procter & Gamble Marketing Romania(Romania),
Yemen P&G Yemen Ltd.( Western Europe), Procter & Gamble Oy (Finland),
P&G Espana S.A.( Spain), P&G France(France), Procter &Gamble
Switzerland Sarl(Switzerland), Procter & Gamble Nordic Inc.( Sweden),
Procter & Gamble UK(United Kingdom), …
- Ở châu Á, có với các chi nhánh như: Procter and Gamble OOO(Russia),
Thailand P&G Manufacturing (Thailand), Vietnam Procter & Gamble
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
14
(Vietnam), P&G Guangzhou (China), Singapore P&G (Singapore), P&G
Egypt(Egypt), Saudi Arabia Modern Products Co. Procter & Gamble
Distributing Philippines, Incorporated(Philippines)
- Ở Châu Đại Dương, có các chi nhánh: Australia P&G, Austria P&G,…
Các công ty con được lập ở nước ngoài chỉ kinh doanh một số sản phẩm chủ
yếu, cấu trúc của công ty là cấu trúc theo thứ bậc sản phẩm, có các giám đôc nhãn
hàng. Để có hiệu quả hơn trong việc xây dựng quan hệ với khách hàng của công ty,
Procter & Gamble đã thành lập văn phòng ở gần cửa hàng thương mại lớn của nó.
Ban giám đốc của Procter & Gamble tại đang có mười ba thành viên: Alan
Lafley, Robert A. McDonald, Charles Lee, Ralph Snyderman, MD, Margaret
Whitman, James McNerney, Lynn Martin, Johnathan Rodgers, Ernesto
Zedillo, Scott Cook, Rajat Gupta, Patricia Woertz, và Kenneth Chenault
Mô hình cơ cấu tổ chức:
CEO
Vice Chairman of
board
Group President
Global Prestige
Care
President
Global Skin Care
President
Global Hair Care
President
Global
Professional Care
President
Global Feminine
Care
President
Global Prestige
Products
President
Global Cosmetics
VP of the Board
P & G Family Health
President
Global Pet Health
President
Global
Pharmaceuticals
President
Global Oral Care
President
Global Baby &
Adult
President
Global Family Care
Vice Chairman of the Board
P & G Household Care
Group President
Global Fabric Care
President
Global Home Care
President
Global Snacks
Senior VP HR
Global Household
Care
Vice Chairman
Global Operations
Group President
Eastern Europe
&Africa
Group President
Western Europe
Group President
North America
President
Northeast Asia
President India
And Australia
President
Greater China
President
Latin America
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
15
Lĩnh vực hoạt động
P&G sản xuất nhiều loại sản phẩm, hàng hoá khác nhau. Bắt đầu từ những
bánh xà phòng và cây nến, dòng sản phẩm của họ đã mở rộng đáng kể. Trải qua
hơn một thế kỷ, P&G là một trong những công ty đứng đầu về số lượng nhãn hiệu
sản phẩm sản xuất được. Những sản phẩm mang nhãn hiệu của P&G đến tay người
tiêu dùng trên tòan thế giới hơn 3 tỷ lần mỗi ngày. Để có được thành công ấy, P&G
đã cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao tạo ra giá trị lớn, ngày càng cải
thiện hơn cho cuộc sống của người tiêu dùng. Điều đó thể hiện rõ nhất ở doanh số
bán, lợi nhuận và giá trị sáng tạo mà công ty đã mang lại, cho phép tòan thể nhân
viên và các cổ đông hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn….
Đến nay P&G có hơn 300 nhãn hàng, được chia thành các mục sau:
- Personal & Beauty: Olay, Head &Shoulder, Pantene, Gillette…
- House & Home : Duracell, Tide, Downy, Pringles….
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
16
- Health & Wellness : Oral-B, Braun, Align…..
- Baby & Family : Luvs, Pampers, Charmin….
- Pet care & Nutrition : Eukanuba, Iams….
Dưới đây là 23 nhãn hàng mang lại lợi nhuận hàng tỷ USD cho công ty mỗi
năm:
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
17
Bên cạnh đó, P&G còn có những nhãn hàng đem lại 500 triệu dola hoặc hơn
thế nữa trong doanh số bán hằng năm. Kết hợp với 23 nhãn hiệu nổi tiếng trên , trở
thành 43 nhãn hàng đứng đầu trong 300 nhãn hàng của cty, chiếm hơn 85% doanh
số và 90% lợi nhuận.
20 nhãn hiệu 500triệu đôla:
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
18
4. Thành công đạt được
P&G sở hữu hàng chục thương hiệu hàng hóa nổi tiếng như Pantene,
Rejoice, Pert, Head & Shoulder, Vidal Sassoon, Camay, Xest, Tide, Max Factor,
Oil of Olay, Pampers, Whisper, Pringles… Hơn 300 sản phẩm của P&G được tiêu
thụ tại gần 200 nước trên thế giới. Doanh số bán hàng của tập đoàn đạt 44 tỉ Euro
mỗi năm, tương đương với khoảng 55 tỉ USD. Sau khi vừa mua lại tập đoàn
Gillette trong 2005, con số này lên tới vượt qua con số 70 tỉ USD.
Năm 2008 đạt doanh thu 83,5 tỷ USD, lợi nhuận 12.1 tỉ USD . Năm 2007,
doanh thu đạt 76 tỉ USD, lợi nhuận là 10.034 tỉ USD. 24 nhãn hiệu của P&G có
doanh thu bán hàng đạt trên 1 tỉ USD(Crest, Pampers, Olay, Pantene, Head &
Shoulders, Ivory, Tide, Charmin ….) và hơn 18 nhãn hiệu khác có doanh thu đạt từ
500 triệu USD đến 1 tỉ USD
Các sản phẩm của P&G được bán tại gần 200 quốc gia trên thế giới với
khoảng 6 tỉ người sử dụng. Công ty này cũng sản xuất sản phẩm của mình tại hơn
80 nước trên thế giới tập trung ở Mỹ , Canada, các nước Mỹ La tinh, châu Âu,
châu Phi, châu Úc, một số nước ở châu Á đặc biệt là Trung quốc
Năm 2008, P&G đứng vị trí thứ 5 trong cuộc bầu chọn “Global Most
Admired Company” và vị trí thứ 2 trong danh sách “Top Companies’ Leader” do
tạo chí Fortune tổ chức, vị trí thứ 8 cho giải thưởng “American’Most Admired”,
P&G cũng xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách World’ most Innovative Company.
Và được Hiệp hội các công ty sản xuất hàng tiêu dùng bầu chọn đứng vị trí số 1
trong suốt 23 năm…
Ngày 22/4/2009, P&G được trao tặng giải thưởng “Presidential Green
Chemistry Challenge Award for Designing Greener Chemicals” của cơ quan bảo
vệ môi trường nhân danh Nhà Trắng. Giải thưởng này được trao hằng năm cho
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
19
những cá nhân, công ty và các tổ chức công nghệ mà tạo ra những sản phẩm có
công thức hóa học không gây hại cho môi trường. P&G Chemicals cùng với Cook
Composites and Polymers (CCP) nhận được giải thưởng này nhờ vào công nghệ
Chempol® MPS được phát triển và thương mại hóa bởi các tổ chức đối tác. Theo
những đánh giá của chuyên gia, Chempol® MPS là 1 sáng tạo công nghệ với việc
sử dụng những hợp chất kết dính lấy từ dicarboxylic acids.
II. TÓM TẮT TÌNH HUỐNG:
P&G là một trong những công ty quốc tế lâu đời.
Là người khổng lồ toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, chủ yếu là
ngoài nước Mỹ.
Bán trên 300 nhãn hiệu hàng trên 160 quốc gia. Có hoạt động sản xuất kinh doanh
ở 80 quốc gia và sử dụng khoảng 100 000 nhân viên trên toàn cầu.
1950 & 1960 P&G đã mở rộng việc kinh doanh quốc tế của mình ở Tây Âu và sau
đó là xâm nhập vào Nhật Bản và các quốc gia Châu Á.
Công ty phát triển sản phẩm ở Cincinati, sau đó dựa vào công ty con bán tự quản ở
nước ngoài sản xuất, đưa ra thị trường và phân phối đến các quốc gia khác.
Đa số trường hợp, các công ty con ở nước ngoài có phương tiện sản xuất riêng của
mình và thiết kế chi tiết việc đóng gói, đặt tên nhãn hiệu và thông điệp marketing
phù hợp theo sở thích và thị hiếu của từng địa phương.
Năm 1990 tăng trưởng lợi nhuận ở P&G bắt đầu giảm sút.
1980 thị trường quốc gia riêng lẻ hội nhập thành một thị trường toàn cầu hoặc một
thị trường khu vực lớn hơn đã làm cho P&G gặp nhiều khó khăn về các nhà bán lẻ
do họ yêu cầu P&G chiết khấu giá.
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
20
1993 P&G thực hiện cải tổ tổ chức nhằm quản lý cấu trúc chi phí và tìm ra những
thị trường mới.
1998 P&G tái cấu trúc lần 2.
2002 đến 2004 doanh thu tăng trở lại.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh toàn cầu, P&G đã có sự chuyển biến linh
hoạt trong chiến lược kinh doanh quốc tế để thích nghi với sự thay đổi về quy mô,
thị trường và sự phát triển vượt bậc của xã hội. Tùy thời điểm và đặc thù mà công
ty lựa chọn hình thức chiến lược sao cho phù hợp nhất, có thể tóm tắt như sau:
- Giai đoạn 1: Sử dụng chiến lược quốc tế nhằm chuyển giao những nguồn lực
đặc biệt từ công ty mẹ đến các chi nhánh ở quốc gia khác.
- Giai đoạn 2: Sử dụng chiến lược đa nội địa nhằm trao quyền và trách nhiệm
tối đa cho các chi nhánh, từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu đặc thù của từng thị
trường cụ thể.
- Giai đoạn 3: Sử dụng chiến lược xuyên quốc gia nhằm tận dụng tối đa những
ưu điểm của 3 loại chiến lược kia không những chuyển giao năng lực đa chiều hiệu
quả (chiến lược quốc tế), đề cao trách nhiệm của các chi nhánh (chiến lược đa nội
địa) mà còn tăng tính sinh lợi nhờ giảm tối đa chi phí và tăng lợi ích theo quy mô
(chiến lược toàn cầu).
III. NỘI DUNG TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1. Chiến lược đầu tiên P&G những năm 1980.
2. Nguyên nhân CL kém hiệu quả giai đoạn 1990.
3. Phân tích chiến lược giúp P&G đạt được thành quả hiện tại.
1. Chiến lược đầu tiên P&G những năm 1980:
Chiến lược kinh doanh quốc tế:
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
21
Năm 1915: Nhà máy nước ngoài đầu tiên ra đời tại Canada.
Năm 1930: Thiết lập công ty con ở nước ngoài.
Năm 1950 &1960: Mua lại công ty của đối thủ cạnh tranh và thương hiệu
của chúng như Anh và Nhật Bản. P&G tự xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh của
mình từ những nền móng ban đầu.
Chiến lược xuyên quốc gia:
Công ty phát triển những sản phẩm ở Cincinati, sau đó dựa vào các công ty
con bán tự quản ở nước ngoài sản xuất, sau đó phân phối đến các quốc gia.
Các công ty con sử dụng phương tiện sản xuất riêng để thiết kế, đóng gói,
đặt tên nhãn hiệu và thông điệp marketing phù hợp theo địa phương.
2. Nguyên nhân CL kém hiệu quả giai đoạn 1990
Hiệp định thương mại và ưu đãi về thuế quan:
Những năm 1990, thị trường tại các quốc gia phân cách bởi các hàng rào
thương mại.
Trong khi đó, chi phí của P&G quá cao do sự trùng lắp quá nhiều phương
tiện, thiết bị trong sản xuất, marketing và giữa các công ty con tại các quốc gia
khác nhau. Sự phân bố này là không hợp lý.
Áp lực đến từ các nhà phân phối bán lẻ:
Hệ thống kênh phân phối sản phẩm công ty từ các nhà bán lẻ đã phát triển
quy mô và toàn cầu hơn, cụ thể như Wal-Mart, Tesco tại Anh và Carrefour tại
Pháp. Điều này gây áp lực không nhỏ cho công ty trước những yêu cầu đòi hỏi về
chiết khấu từ nhà bán lẻ.
Áp lực cạnh tranh từ thị trường nội địa
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
22
Ngay tại thị trường sân nhà của mình là Mỹ, P&G cũng bắt đầu đi vào trạng
thái bão hòa, chưa kể áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên chính thị trường Mỹ
đòi hỏi P&G phải phát triển những thị trường mới hơn nữa, một mặt vừa phân tán
rủi ro, mặt khác khai thác tốt hơn “những chiếc bánh khác”.
3. Phân tích chiến lược giúp P&G đạt được thành quả:
3.1. Phân tích các chiến lược:
CL Cắt giảm chi phí thông qua việc tăng quy mô kinh tế và tận dụng đường
cong kinh nghiệm.
Năm 1993, P&G thực hiện cải tổ cơ cấu tổ chức nhằm quản lý cấu trúc chi
phí và tìm ra những thị trường toàn cầu mới. Công ty đã đóng cửa 30 nhà máy, sa
thải 13.000 nhân viên để tập trung việc sản xuất.
CL biến đổi sản phẩm đề nghị và marketing thích ứng với yêu cầu của địa
phương:
Năm 1998, P&G phát động tái cấu trúc tổ chức lần 2 gồm 7 đơn vị kinh
doanh. Mỗi đơn vị kinh doanh tập trung và hợp lý hóa sản xuất. Xây dựng thương
hiệu toàn cầu, triệt tiêu sự khác biệt về marketing ở các quốc gia và gia tăng phát
triển sản phẩm mới.
3.2. Lợi ích chiến lược:
Từ số tiền tiết kiệm hàng năm khoảng 800tr USD, P&G gia tăng ngân sách
cho hoạt động marketing trong nổ lực chiếm thị phần. Thông qua lợi ích kinh tế từ
quy mô, công ty làm giảm chi phí thấp hơn.
3.3. Rủi ro đi kèm chiến lược:
Khó khăn trong vấn đề tổ chức.
Tình huống 3: Sự phát triển chiến lược ở Procter & Gamble – Nhóm 3
23
- Tiết kiệm chi phí để đầu tư cho việc giảm giá và marketing quá nhiều có thể
dẫn đến thiếu vốn đầu tư máy móc và chất lượng sản phẩm, đào tạo nhân viên.
- Thiếu tính liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh riêng lẻ.
- Đòi hỏi sự thống nhất giữa trụ sở chính của công ty với các công ty con.
Rủi ro tiềm ẩn trong chiến lược xuyên quốc gia:
Công ty phải đối mặt với áp lực giảm chi phí cao và áp lực đáp ứng yêu cầu
địa phương cao bằng cách tạo lợi thế khác biệt. Điều này gây mâu thuẫn trong
công ty. Đáp ứng yêu cầu địa phương sẽ nâng phí, đồng thời yêu cầu giảm phí sẽ
khó để đạt được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qtkdqt_nhom_3_su_phat_trien_cl_cua_p_g_8573.pdf