Tình huống bài tập học kỳ luật tố tụng hành chính
ĐỀ SỐ 1
Ngày 12/3/2010, Nguyễn Văn A cư trú tại huyện X làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y đề nghị xem xét lại mức tiền phạt và quyết định tạm giữ 30 ngày đối với ô tô của A mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y đã áp dụng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép của A. Ngày 30/3/2010 A lại làm đơn khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu Tòa án xem xét lại mức tiền phạt nên trên.
Hỏi:
1. A có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh B (huyện Y thuộc tỉnh B) để giải quyết vụ việc hay không nếu A không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND huyện Y, nêu căn cứ pháp luật ?
2. Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ việc trên, nêu căn cứ pháp luật?
3. A cần gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào, nêu căn cứ pháp luật ?
4. Trong trường hợp nào đơn khởi kiện của A được Tòa án thụ lí, nêu căn cứ pháp luật?
5. Tại phiên tòa, nếu A đòi bồi thường thiệt hại do quyết định tạm giữ ô tô không đủ căn cứ pháp luật thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành ?
BÀI LÀM
1. A có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh B (huyện Y thuộc tỉnh B) để giải quyết vụ việc hay không nếu A không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND huyện Y, nêu căn cứ pháp luật .
Khẳng định: A có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh B để giải quyết vụ việc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND huyện Y.
Căn cứ pháp lý:
Thứ nhất, theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005 ( LKNTC ) : “1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
e) Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống bài tập học kỳ luật tố tụng hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1
Ngày 12/3/2010, Nguyễn Văn A cư trú tại huyện X làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y đề nghị xem xét lại mức tiền phạt và quyết định tạm giữ 30 ngày đối với ô tô của A mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y đã áp dụng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép của A. Ngày 30/3/2010 A lại làm đơn khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu Tòa án xem xét lại mức tiền phạt nên trên.
Hỏi:
A có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh B (huyện Y thuộc tỉnh B) để giải quyết vụ việc hay không nếu A không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND huyện Y, nêu căn cứ pháp luật ?
Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ việc trên, nêu căn cứ pháp luật?
A cần gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào, nêu căn cứ pháp luật ?
Trong trường hợp nào đơn khởi kiện của A được Tòa án thụ lí, nêu căn cứ pháp luật?
Tại phiên tòa, nếu A đòi bồi thường thiệt hại do quyết định tạm giữ ô tô không đủ căn cứ pháp luật thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành ?
BÀI LÀM
A có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh B (huyện Y thuộc tỉnh B) để giải quyết vụ việc hay không nếu A không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND huyện Y, nêu căn cứ pháp luật .
Khẳng định: A có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh B để giải quyết vụ việc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND huyện Y.
Căn cứ pháp lý:
Thứ nhất, theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005 ( LKNTC ) : “1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
e) Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính;”
Thứ hai, theo quy định tại Điều 39 LKNTC :“ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày”.
Thứ ba, theo quy định tại khoản 2 Điều 23 LKNTC: “ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:
2. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;”.
Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ việc trên, nêu căn cứ pháp luật?
Khẳng định: Đối tượng khởi kiện trong vụ án trên là quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND huyện Y: quyết định phạt tiền và tạm giữ xe.
Căn cứ pháp lý:
Thứ nhất: theo quy định tại khoản 1 Điều 28 LTTHC 2010: “Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.”
Thứ hai: Theo quy định tại khoản 1 Điều 103 LTTHC 2010: “ 1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó”.
Căn cứ vào những quy định trên, xét trong tình huống này, cá nhân A khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét lại mức tiền phạt khi cho rằng quyết định phạt tiền này của ông chủ tịch UBND huyện Y đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình làm phát sinh vụ án hành chính do Tòa án giải quyết. Do vậy, đối tượng khởi kiện trong vụ án trên phải là quyết định hành chính và đây phải là quyết hành chính lần đầu “ quyết định hành chính phạt tiền và tạm giữ xe 30 ngày ” chứ không phải là quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND huyện Y. Bởi quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành là do có yêu cầu của người khiếu nại và là kết quả của việc giải quyết khiếu nại. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì chỉ có thể khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính trước đó đã khiếu nại mà không được coi là quyết định giải quyết khiếu nại cũng là đối tượng có thể khiếu nại, khiếu kiện được. Vì nếu như vậy thì việc giải quyết vụ việc khiếu nại sẽ không có điểm kết thúc chừng nào người khiếu nại còn khiếu nại.
3. A cần gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào, nêu căn cứ pháp luật ?
Khẳng định: A cần gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Y, tỉnh B.
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 LTTHC 2010: “ Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;”
4. Trong trường hợp nào đơn khởi kiện của A được Tòa án thụ lí, nêu căn cứ pháp luật?
Khẳng định: đơn khởi kiện của A được Tòa án thụ lý khi không thuộc những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 LTTHC 2010:
“1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính;
c) Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;
d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính;
đ) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
e) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án;
g) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này;
h) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 108 của Luật này;
i) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
Nhận thấy: Như vậy, đơn khởi kiện của A được Tòa án thụ lý trong trường hợp có những điều kiện sau:
A là người có quyền khởi kiện bởi vì A khởi kiện quyết định hành chính của chủ tịch UBND huyện Y khi cho rằng quyết định hành chính này xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của A.
A là người có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính.
A thực hiện quyền khởi kiện của mình trong phạm vi thời hiệu khởi kiện do pháp luật tố tụng hành chính quy định.
Phải có đầy đủ các điều kiện để khởi kiện vụ án hành chính.
Sự việc của A chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Sự việc của A thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Y.
Nếu như A vừa gửi đơn kiện đến Tòa án vừa gửi đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và A lựa chọn thẩm quyền giải quyết là Tòa án.
Đơn khởi kiện của A phải ghi đầy đủ nội dung do pháp luật tố tụng hành chính quy định tại khoản 1 Điều 105 LTTHC.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, A phải xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
Tại phiên tòa, nếu A đòi bồi thường thiệt hại do quyết định tạm giữ ô tô không đủ căn cứ pháp luật thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành ?
Khẳng định: tại phiên tòa, nếu A đòi bồi thường thiệt hại do quyết định tạm giữ ô tô không đủ căn cứ pháp luật thì Tòa án chấp nhận yêu cầu đó của A.
Căn cứ pháp lý:
Thứ nhất, Điều 7 LTTHC 2010: “Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này.”
Thứ hai, khoản 2 Điều 50 LTTHC: “Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện
2. Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.”
Thứ ba, khoản 1 Điều 146 LTTHC: “ Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.”
Thứ tư, điểm g khoản 2 Điều 163 LTTHC: “2. Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;”
Như vậy, trong tình huống trên, A là người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu khởi kiện. Yêu cầu của A đòi bồi thường thiệt hại do quyết định tạm giữ ô tô không đủ căn cứ pháp luật không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện bởi quyết định tạm giữ ô tô thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án trên. Do vậy, Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu của A ( khoản 1 Điều 146 LTTHC 2010) và buộc UBND huyện Y phải bồi thường thiệt hại do quyết định tạm giữ ô tô không có căn cứ pháp luật .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam. Trường đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân.
Luật tố tụng hành chính năm 2010.
Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005).
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI:
LKNTC: LUẬT KHIẾU NẠI ,TỐ CÁO.
UBND : ỦY BAN NHÂN DÂN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ðề- Tình huống bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hành chính.doc