Tình huống chia tài sản thừa kế theo pháp luật dân sự

Ông Nguyễn Văn A và bà Phạm Thị B là vợ chồng hợp pháp, đăng kí kết hôn tại UBND quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội, năm 1962. Trong quá trình chung sống ông A và bà B sinh được 5 người con chung là : - Nguyễn Văn C – sinh năm 1967 - Nguyễn Văn D – sinh năm 1969 - Nguyễn Văn E – sinh năm 1973 - Nguyễn Văn K – sinh năm 1975 - Nguyễn Văn M – sinh năm 1979 Tài sản chung giữa vợ chồng ông A và bà B tạo ra trong thời kì hôn nhân vợ chồng hợp pháp là 960 triệu đồng. Đến năm 1987 vợ chồng ông thường xảy ra mâu thuẫn nhưng chưa đến mức phải li hôn, vì vậy năm 1989 ông A được nhận tài sản thừa kế do bố mẹ ông mất để lại trị giá là 80 triệu đồng. Ông A đã không nhập số tài sản 80 triệu được thừa kế của bố mẹ ông vào tài sản chung của vợ chồng, và ông đã có chứng nhận của phòng công chứng đó là tài sản riêng của ông. Năm 1991, ông A bị bệnh nặng và trước khi chết ông để lại di chúc với nội dung như sau : Tôi và vợ có số tài sản chung là 960 triệu đồng, vì vậy tôi có quyền được hưởng ½ số tài sản chung của vợ chồng là 480 triệu. Ngoài ra tôi còn có 80 triệu là tài sản riêng của tôi, và có sự xác nhận của công chứng đó là tài sản riêng của tôi

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5700 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống chia tài sản thừa kế theo pháp luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình huống : Ông Nguyễn Văn A và bà Phạm Thị B là vợ chồng hợp pháp, đăng kí kết hôn tại UBND quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội, năm 1962. Trong quá trình chung sống ông A và bà B sinh được 5 người con chung là : Nguyễn Văn C – sinh năm 1967 Nguyễn Văn D – sinh năm 1969 Nguyễn Văn E – sinh năm 1973 Nguyễn Văn K – sinh năm 1975 Nguyễn Văn M – sinh năm 1979 Tài sản chung giữa vợ chồng ông A và bà B tạo ra trong thời kì hôn nhân vợ chồng hợp pháp là 960 triệu đồng. Đến năm 1987 vợ chồng ông thường xảy ra mâu thuẫn nhưng chưa đến mức phải li hôn, vì vậy năm 1989 ông A được nhận tài sản thừa kế do bố mẹ ông mất để lại trị giá là 80 triệu đồng. Ông A đã không nhập số tài sản 80 triệu được thừa kế của bố mẹ ông vào tài sản chung của vợ chồng, và ông đã có chứng nhận của phòng công chứng đó là tài sản riêng của ông. Năm 1991, ông A bị bệnh nặng và trước khi chết ông để lại di chúc với nội dung như sau : Tôi và vợ có số tài sản chung là 960 triệu đồng, vì vậy tôi có quyền được hưởng ½ số tài sản chung của vợ chồng là 480 triệu. Ngoài ra tôi còn có 80 triệu là tài sản riêng của tôi, và có sự xác nhận của công chứng đó là tài sản riêng của tôi. Tôi và vợ có mâu thuẫn và đã hết tình nghĩa vợ chồng vì các con nên chúng tôi vẫn sống chung và không ly hôn, vì vậy tôi truất quyền thừa kế tài sản của tôi đối với vợ là bà Phạm Thị B. Đối với Nguyễn Văn M là con thứ 5 của vợ chồng tôi, do nhiều lần dạy bảo cháu không nghe lời vì vậy tôi cũng truất quyền thừa kế của Nguyễn Văn M đối với tài sản của tôi để lại. Tôi chia đều 560 triệu là tài sản của tôi cho 4 người con là C, D, E, K mỗi người được 140 triệu đồng. Di chúc của ông A để lại là hoàn toàn hợp pháp theo pháp luật. Tuy nhiên sau khi ông A chết số tiền bỏ ra để chi phí cho mai táng là 10 triệu đồng, vì vậy số di sản ông A để lại sẽ là 550 triệu đồng. Bà Phạm Thị B và con Nguyễn Văn M đã không đồng ý với di chúc của ông A vì vậy đã làm đơn lên tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội để đòi chia lại di chúc. Sau khi đã xem xét nội dung của vụ việc tòa án đã ra quyết định sau : -Di sản của ông A để lại là 560 triệu đồng theo nội dung bản di chúc là hoàn toàn chính xác. Ông A có 480 triệu đồng là ½ số tài sản chung của vợ chồng và 80 triệu đồng là tài sản riêng của ông. Theo điều 32 : Tài sản riêng vợ chồng qui định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì xác định 80 triệu là tài sản riêng của ông A. - Di chúc của ông A lập vào năm 1991 với nội dung chia tài sản như vậy là không hợp lí. Bởi vì theo điều 669 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2000 thì bà Phạm Thị B là vợ của ông A và Nguyễn Văn M ( chưa đến tuổi thành niên tại thời điểm mở thừa kế A mới 12 tuổi) có quyền được hưởng 2/3 suất thừa kế của một người theo pháp luật. Tòa án quyết định chia di sản của ông A lại như sau : - Số tiền mai táng phí của ông A là 10 triệu đồng vì vậy số di sản còn lại để chia thừa kế sẽ là 550 triệu.( Theo qui định tại điều 637 và khoản 1 điề 683 BLDS năm 2005) - M và B bị truất quyền hưởng di sản của ông A nhưng theo điều 669 họ vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Do hàng thừa kế thứ nhất có 6 người là 5 người con và vợ ông A. Nên bà B và M sẽ nhận được : 550 triệu : 6 x 2/3 = 61,111 triệu. - Số tài sản còn lại là 427,778 triệu sẽ được chia đều cho 4 người con là C, D, E, K. Mỗi người sẽ nhận được số tiền là 427,7778 : 4 = 106,994 triệu. Nhận xét : Bà B và M bi truất quyền thừa kế theo di chúc của ông A nhưng theo qui định tại điều 669 BLDS năm 2005 B và M vẫn được nhận 2/3 suất thừa kế theo pháp luật bởi vì pháp luật luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ ( hoặc chồng ) và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người con chưa thành niên. Điều 669 là một điều luật hạn chế quyền định đoạt tài sản của người để lại di chúc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình huống chia tài sản thừa kế theo pháp luật dân sự.doc
Luận văn liên quan