Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án quyết định dưới đây.
1. B chết.
B = 20.000.000đ : 2 = 10.000.000đ
A = E = G = H = 10.000.000đ : 4 = 2.500.000đ.
2. A chết.
A = 960.000.000đ : 2 = 480.000.000đ.
A = 480.000.000đ + 2.500.000đ = 482.500.000đ.
Di sản của A = 482.500.000đ – 12.500.000đ = 470.000.000đ.
M = (470.000.000đ : 6) x 2/3 = 52.222.222đ.
E = 470.000.000đ : 4 = 117.500.000đ.
K = 470.000.000đ : 8 = 58.750.000đ.
T = 470.000.000đ : 8 = 58.750.000đ.
E = G = H = K = T = 235.000.000đ : 5 = 47.000.000đ.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống chia thừa kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thứ ba.
Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án quyết định dưới đây.
1. B chết.
B = 20.000.000đ : 2 = 10.000.000đ
A = E = G = H = 10.000.000đ : 4 = 2.500.000đ.
2. A chết.
A = 960.000.000đ : 2 = 480.000.000đ.
A = 480.000.000đ + 2.500.000đ = 482.500.000đ.
Di sản của A = 482.500.000đ – 12.500.000đ = 470.000.000đ.
M = (470.000.000đ : 6) x 2/3 = 52.222.222đ.
E = 470.000.000đ : 4 = 117.500.000đ.
K = 470.000.000đ : 8 = 58.750.000đ.
T = 470.000.000đ : 8 = 58.750.000đ.
E = G = H = K = T = 235.000.000đ : 5 = 47.000.000đ.
Bài làm:
Tình huống.
Gia đình ông A có năm người: ông A, vợ ông A là bà B và ba đứa con là E, G, H đều đã trưởng thành. Hai vợ chồng ông đều làm nghề nông, sau nhiều năm vất vả, ông bà dành giụm được một khoản tiền là 20 triệu đồng, ông bà đang bàn với nhau dùng số tiền này để sửa chữa lại căn nhà, nếu còn thừa thì mua lợn giống để nuôi. Do trời không chiều lòng người, bà B vì lo nghĩ chuyện mưu sinh cho gia đình cộng với sức khỏe không được tốt, nên đến tháng 12 năm 2006, bà B đã qua đời, thời điểm bà B chết chỉ cách hôm hai vợ chồng bàn bạc vun đắp lại tổ ấm của mình có mấy ngày, bà B ra đi đột ngột nên không kịp để lại di chúc số tài sản của mình, cho nên số tài sản của bà sẽ được tòa án chia đều cho ông A và các con của bà là E, G, H.
Bà ra đi để lại ba đứa con cho ông A, trước hoàn cảnh gia đình khó khăn, cùng với bao nhiêu vấn đề phải lo toan để đảm bảo cho cuộc sống mưu sinh, ông muốn đi bước nữa cũng là để cho mấy đứa con khỏi thiếu thốn tình yêu thương của mẹ. Đến năm 2008, ông A đã kết hôn với bà M, hai người đã có với nhau hai đứa con riêng là K và T, cũng từ đây hai vợ chồng ông phải đảm bảo cuộc sống no đủ cho năm đứa con, cuộc sống đã bắt đầu xuất hiện những khó khăn. Mệt mỏi trước đời sống gia đình và chuyện con cái, bà M dần có những biểu hiện sao nhãng trong việc chăm sóc con cái và chuyện làm ăn của gia đình để mặc cho ông A tự soi xử.
Ông A một bên là kế sinh nhai của gia đình một bên là năm đứa con cần sự chăm sóc, tình cảm của cả cha lẫn mẹ, mặc dù ông không chửi bới gì về hành vi của vợ nhưng lòng ông đầy sự phẫn nộ, không để cho các con phải bơ vơ, ông nhẫn nhịn đến cùng và tự mình lo cho các con, dần dần không thể đương đầu với hoàn cảnh gia đình, sức khỏe của ông đã bắt đầu suy sụp. Đến tháng 4 năm 2009, ông A đã tử vong sau một ca cấp cứu không thành do bị nhồi máu cơ tim, bà M vì đau xót trước cảnh chồng chết nên cố gắng lo cho đám tang của ông thật chu đáo theo chỉ định trong di chúc của ông A cũng là để tạ tội với ông, khoản tiền mà bà M phải lo đám tang hết 12.500.000đ, bà M đã làm theo di chúc của ông A, vì ông A không muốn các con phải lo lắng nhiều. Trong thời gian chung sống với bà M và năm đứa con, ông A đã tích cóp được một khoản tiền với tổng trị giá là 960.000.000đ bằng công sức lao động vất vả của ông cùng với số tài sản mà ông được thừa kế của bà B là 2.500.000đ, mặc dù vậy cũng không thể không kể đến công sức của bà M trong thời kỳ hôn nhân. Trước khi chết ông đã lập sẵn một bản di chúc để lại tài sản cho các con và cũng quyết định không cho bà M được hưởng di chúc vì ông cho rằng bà không có trách nhiệm gì với gia đình. Theo di chúc của ông A, E được ông cho hưởng một phần tư tài sản, K và T đều được ông cho thừa kế mỗi đứa là một phần tám tổng tài sản, còn G và H ông A không nêu trong di chúc của mình vì ông cho rằng hai đứa đã có việc làm ổn định, nên có thể tự nuôi sống bản thân. Phần còn lại của di chúc, ông A không định đoạt cho ai cả, cho nên phần này sẽ do tòa án quyết định chia theo pháp luật để đảm bảo được quyền lợi cho những người thân của ông còn sống../..
Giải thích tình huống.
Tài sản chung của vợ chồng ông A và bà B được chia theo quy định tại khoản 4 Điều 219 BLDS “Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án”, do vậy trong trường hợp này bà B đã chết mà không để lại di chúc nên sẽ theo quyết định của Tòa án khi có yêu cầu của những người thừa kế và tài sản chung của ông A, bà B được chia đôi: 20.000.000đ : 2 = 10.000.000đ . Phần tài sản của bà B được chia cho những người thừa kế ở hàng thứ nhất: A = E = G = H = 10.000.000đ : 4 = 2.500.000đ.
Cũng như trên, tài sản chung của vợ chồng ông A và bà M sẽ được chia đôi theo khoản 4 Điều 219 BLDS: A + M = 960.000.000đ : 2 = 480.000.000đ. Lưu ý là tổng số 960.000.000đ cũng có phần tài sản ông A nhập từ tài sản được chia đôi với bà B vào tài sản của ông với bà M khi lấy bà M.
Sau khi chia tài sản chung của hai vợ chồng ông A và bà M thì tài sản riêng của ông A là 480.000.000đ cộng với số tiền mà ông A được thừa kế của bà B là 2.500.000đ, do vậy tài sản của ông A sẽ là 482.500.000đ.
Do khi ông A chết, bà M đã chi phí cho đám tang của ông là 12.500.000đ, nên số tiền này sẽ được trừ vào di sản của ông A theo quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS: trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó sẽ không chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Do vậy, số tiền còn lại để chia di sản là 470.000.000đ.
Bà M không được ông A cho hưởng thừa kế nhưng theo quy định tại Điều 669 BLDS thì bà vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế: M = (470.000.000đ : 6) x 2/3 = 52.222.222đ.
Ba người con của ông A là E, K, T đều được ông cho hưởng theo di chúc:
E = 470.000.000đ : 4 = 117.500.000đ; K = 470.000.000đ : 8 = 58.750.000đ.; T = 470.000.000đ : 8 = 58.750.000đ từ một phần di chúc mà ông A định đoạt cho họ. Tuy nhiên, ba người con này đều phải bỏ ra một khoản theo tỷ lệ để thanh toán cho bà M vì bà M là người được hưởng 2/3 của một suất thừa kế, cụ thể: E = 117.500.000đ : 235.000.000đ x 52.222.222đ = 26.111.111đ; K = 58.750.000đ : 235.000.000đ x 52.222.222đ = 13.055.555,5đ; T= 58.750.000đ : 235.000.000đ x 52.222.222đ = 13.055.555,5đ (235.000.000đ là phần di sản mà ông A ghi rõ trong di chúc cho ba con của mình được hưởng).
Phần còn lại của di chúc không được ông A định đoạt cho ai, nên số di sản này sẽ được Tòa án chia thừa kế theo pháp luật, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 675 BLDS “phần di sản không được định đoạt trong di chúc” (một trong những trường hợp thừa kế theo pháp luật). Do vậy: E = G = H = K = T = 235.000.000đ : 5 = 47.000.000đ, ở đây không chia cho bà M vì bà M đã bị truất quyền thừa kế khi ông A lập di chúc, cho nên bà M không thể được chia theo pháp luật phần di sản của phần di chúc mà ông A không định đoạt cho ai. Điều này là nhằm tôn trọng ý chí của ông A theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 648 BLDS. Quyền của người lập di chúc “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”./.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Bộ luật Dân sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2005.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập I, năm 2009.
3. Phùng Trung Tập, Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội 2008.
4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
5. Trang web. www.Google.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình huống chia thừa kế.doc