Tinh Huống Luật

A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Anh (chị ) hãy xác định: a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao? b. Hành vi phạm tội của A thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4324 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tinh Huống Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 7 A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Anh (chị ) hãy xác định: Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao? Hành vi phạm tội của A thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao? Bài làm 1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao? Pháp luật Việt Nam phân loại tội phạm dựa trên dấu hiệu về mặt nội dung chính trị- xã hội là tính nguy hiểm cho xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí là tính phải chịu hình phạt. Theo tiêu chí trên, Luật hình sự Việt Nam phân loại tội phạm ra thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể, khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Như vậy, ứng với từng loại tội phạm sẽ có sự khác nhau về khung hình phạt là: đến 3 năm tù, đến 7 năm tù, đến 15 năm tù và trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Trong tình huống này, A trộm cắp tài sản trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự. “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức. Có tính chuyên nghiệp. Tái phạm nguy hiểm. Hành hung để tẩu thoát. Chiếm đoạt tài sản từ 50 triệu đồng đến nhỏ hơn 200 triệu đồng. Gây hậu quả nghiêm trọng.” (Khoản 2 điều 138, Bộ luật hình sự) Như vậy, loại tội mà A thực hiện có khung hình phạt cao nhất là đến bảy năm tù. Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự thì loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng. 2. Cấu thành tội phạm của A thuộc cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138. “Chiếm đoạt tài sản từ 50 triệu đồng đến nhỏ hơn 200 triệu đồng” (điểm e khoản 2 Điều 138). Ta sẽ thấy rõ được cấu thành tội phạm của A thuộc cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ khi so sánh với CTTP được quy định tại khoản 1 Điều 138: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải taok không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ sáu tháng tới 3 năm”. Đây là cấu thành tội phạm cơ bản vì nó chỉ đưa ra dấu hiệu định danh tội trộm cắp tài sản. Còn khoản 2 Điều 138 đưa ra các dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên đáng kể. “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức. Có tính chuyên nghiệp. Tái phạm nguy hiểm. Hành hung để tẩu thoát. Chiếm đoạt tài sản từ 50 triệu đồng đến nhỏ hơn 200 triệu đồng. Gây hậu quả nghiêm trọng.” (Khoản 2 điều 138, Bộ luật hình sự) Loại tội mà A thực hiện thuộc vào điểm e, là loại tội gây thiệt hại về vật chất tăng lên so với cấu thành tội phạm quy định ở khoản 1 Điều 138. Thiệt hại vật chất ở khoản 1 Điều 138 ở mức: từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng và dưới 2 triệu đồng, còn thiệt hại về vật chất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138 là: từ 50 triệu đồng đến nhỏ hơn 200 triệu đồng. Như vậy, điểm e khoản 2 Điều 138 ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể. Vì những lí do trên, có thể kết luận hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTinh Huống Luật.doc
Luận văn liên quan