Tình huống trộm cắp tài sản
Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, Q giả vờ mược xe máy của B đẻ đi chơi. Sau khi mược được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chìa khóa điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B. Chiếc chìa khóa mày Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q dùng chìa khóa mở khóa và lên xe phóng đến thị trấn C. Dọc đường, Q đã đưa xe đến một hiệu sửa chữa xe máy không quen biết và bán với trị giá 5.500.000 đồng.
Hỏi:
1. Xác định tội danh của Q.
2. C có phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS không?
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5082 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống trộm cắp tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, Q giả vờ mược xe máy của B đẻ đi chơi. Sau khi mược được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chìa khóa điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B. Chiếc chìa khóa mày Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q dùng chìa khóa mở khóa và lên xe phóng đến thị trấn C. Dọc đường, Q đã đưa xe đến một hiệu sửa chữa xe máy không quen biết và bán với trị giá 5.500.000 đồng.
Hỏi:
Xác định tội danh của Q.
C có phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS không?
Xác định tội danh của Q.
Tội danh của Q trong trường hợp phạm tội này được xác định là tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 BLHS với khung hình phạt ở Điểm d, Khoản 2 của điều này. Xét các yếu tố cấu thành tội phạm của Q theo Điều 138:
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội ở đây là Q - người đạt được độ tuổi thành niên và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Về khách thể của tội này là xâm phạm tới quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ.
Về mặt khách quan của tội phạm: Yếu tố đầu tiên xét tới trong mặt khách quan là hành vi phạm tội. Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản được xét ở những khía cạnh sau:
Một là, người phạm tội đã dùng những thủ đoạn gian dối, tiếp cận tài sản để đến khi có điều kiện sẽ chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Trong trường hợp này, Q đã tiếp cận tài sản của B là chiếc xe máy bằng cách “giả vờ mược xe máy của B để đi chơi. Sau khi mược được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chìa khóa điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B”. Q đã tiếp cận tài sản có ý định chiếm đoạt bằng cách mượn xe, cắt một chìa khóa khác, chờ cơ hội để thực hiện hành vi phạm tội này.
Với hành vi này chúng ta có thể nhầm lẫn với tội lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, cần lưu ý, hành vi tiếp cận từ tài sản một cách dễ dàng từ sự quen biết, tin tưởng của B, chỉ là tiền đề, cơ sở để phục vụ cho hành vi chính sau này của Q, việc mượn xe để cắt khóa rồi trả lại cho chủ sở hữu của Q thì tài sản ở thời điểm này vẫn chưa bị chiếm đoạt.
Hai là, dấu hiệu đặc trưng trong hành vi của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi bị mất, họ mới biết mình bị mất tài sản.
Để lấy trộm chiếc xe máy của B, Q đã cắt thêm chìa khóa xe và luôn mang theo trong người, chờ lúc B sơ hở, không cảnh giác với tài sản, Q đã lấy đi chiếc xe máy. Như đã ý đồ từ trước, trong lần B vào nhà người quen ăn cưới, dựng xe ở ngoài ngõ, không nằm trong tầm quan sát, quản lý của B, Q đã lén lút dùng chìa khóa cắt sẵn từ trước lấy đi chiếc xe máy. Như vậy, ý định chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, bí mật, không để cho chủ sở hữu biết đã được Q dự định từ trước. Hành vi mượn xe, cắt chìa khóa chỉ là hành vi để phục vụ mục đích là chiếm đoạt chiếc xe máy mà không để chủ sở hữu biết một cách dễ dàng hơn.
Chi tiết Q lấy đi chiếc xe máy ngay trước cổng một nhà đang có đám cưới, nhiều nhà qua lại sẽ dễ gây ra nhầm lẫn với tội “công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, phải phân biệt hành vi che dấu ở đây là che dấu đồi với chủ sở hữu tài sản. Q không hề lấy tài sản trước mặt B. Đồng thời với những người xung quanh nơi để chiếc xe máy, Q cũng che dấu hành vi phạm pháp của mình bằng cách che dấu tính chất phi pháp của hành vi (tức là làm cho người khác tuy nhìn thấy hành vi phạm tội nhưng lại tưởng là hợp pháp) với thủ đoạn dùng chìa khóa đã chuẩn bị sẵn để có thể dễ dàng lấy chiếc xe máy mà không bị nghi ngờ.
Ba là, hành vi của Q được thực hiện ở nơi đông người, là đám cưới của một nhà trong làng, địa điểm và thời điểm lúc chủ sở hữu và những người xung quanh lơ là, cảnh giác với các hành vi lấy trộm tài sản.
Hậu quả trong trường hợp này là B – chủ sở hữu chiếc xe máy đã bị Q chiếm đoạt được tài sản và đem đi bán. Số tiền mà Q có được từ hành vi phi pháp là 5.500.000 đồng.
Mối quan hệ nhân quả ở đây được thể hiện rõ ràng, hành vi của Q nhằm chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của B. Q đã đạt được mục đích và đã đem đi bán tài sản. Tội của Q ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành.
Về mặt chủ quan, tội trộm cắp tài sản được quy định là lỗi cố ý. Trong hành vi của Q lỗi cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác được thể hiện rõ trong từng hành vi. Từ lúc mượn xe máy cho đến khi lấy xe và bán tài sản đã chiếm đoạt được.
Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên, có thể thấy để thực hiện được ý định chiếm đoạt tài sản người khác, Q đã dùng thủ đoạn nham hiểm, với mánh khóe, cách thức gian dối (mượn xe máy, cắt chìa khóa mới, chờ cơ hội thuận lợi không có mặt B để lấy trộm tài sản), khiến B – chủ sở hữu chiếc xe máy không thể lường trước được để đề phòng.
Với những yếu tố cấu thành tội phạm trên đây cùng với thủ đoạn xảo quyệt, có thể khẳng định tội danh của Q trong trường hợp này là tội trộm cắp tài sản quy định tại Điểm d, Khoản 2Điều 138 BLHS.
2. C có phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS không?
Điều 250 BLHS quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với mô tả hành vi như sau: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có” thì phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Tức là, hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó được thực hiện mà không có sự thỏa thuận, hứa hẹn trước. Mặt khác, người phạm tội cũng biết rõ ràng rằng tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có. Như vậy, để biết C có phạm tội quy định tại Điều 250 hay không cần xét hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: C không hứa hẹn trước với Q, cũng không có quan hệ quen biết (vế cố định trong tình huống), nhưng thông qua câu chuyện do Q kể, hoặc thông qua thái độ của Q, C nhận thức được tài sản (chiếc xe máy) mà Q mang đến bán cho Q là tài sản có được do hành vi bất hợp pháp, không thuộc quyền sở hữu của Q, mà C vẫn mua lại. Trường hợp này, C phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp thứ hai: C không có quan hệ gì với Q, C đơn thuần chỉ mua lại chiếc xe máy do nhu cầu của bản thân hoặc phục vụ cho công việc sửa chữa xe máy của mình. Đồng thời với việc cố tình che dấu hành vi phạm tội của mình, Q cố tình dựng chuyện để C hiểu đó là tài sản hợp pháp của Q nên đã tiêu thụ. Đối với trường hợp này, C không phải chịu trách nhiệm hình sự.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2005.
2,Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập II, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
3, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2009.
4, GS,TS Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập I, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình huống trộm cắp tài sản.doc