Tình huống xoay quanh vấn đề ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại. Sự khác biệt giữa ủy thác mua bánn hàng hóa và đại lý thương mại

TM2.NT1-7. Doanh nghiệp A (Việt Nam) uỷ thác cho Doanh nghiệp B (Việt Nam) nhập giày phụ nữ để bán vào mùa đông với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc theo đúng yêu cầu của A. Theo những nội dung đó, B ký hợp đồng mua lô hàng trên của Doanh nghiệp C (Trung quốc) để chuyển cho A. Do có sự biến động trên thị trường nên C đã không có đủ hàng để giao theo thoả thuận, C thông báo với B sẽ chậm giao hàng trong thời hạn 2 tháng. Vì vậy, B cũng không có hàng để giao cho A. Vì không có hàng để bán vào mùa đông, và đến khi hàng được giao thì đã hết thời điểm có thể bán được nên A chịu rất nhiều thiệt hại. Do đó, A đã phát đơn kiện B ra Trung tâm Trọng tài Kinh tế Hà Nội yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại cho A. Hỏi: 1. Cần phải làm rõ những vấn đề gì để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp A hay không? 2. Nếu cũng trong tình huống trên, Doanh nghiệp B không phải là bên nhận uỷ thác của Doanh nghiệp A mà là đại lý của doanh nghiệp A thì có gì khác biệt không? Tại sao? 3. Nếu giả sử trong tình huống trên, Doanh nghiệp C giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, nhưng Doanh nghiệp A không chuyển tiền để Doanh nghiệp B thanh toán cho Doanh nghiệp C thì sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao?

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống xoay quanh vấn đề ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại. Sự khác biệt giữa ủy thác mua bánn hàng hóa và đại lý thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TM2.NT1-7. Doanh nghiệp A (Việt Nam) uỷ thác cho Doanh nghiệp B (Việt Nam) nhập giày phụ nữ để bán vào mùa đông với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc theo đúng yêu cầu của A. Theo những nội dung đó, B ký hợp đồng mua lô hàng trên của Doanh nghiệp C (Trung quốc) để chuyển cho A. Do có sự biến động trên thị trường nên C đã không có đủ hàng để giao theo thoả thuận, C thông báo với B sẽ chậm giao hàng trong thời hạn 2 tháng. Vì vậy, B cũng không có hàng để giao cho A. Vì không có hàng để bán vào mùa đông, và đến khi hàng được giao thì đã hết thời điểm có thể bán được nên A chịu rất nhiều thiệt hại. Do đó, A đã phát đơn kiện B ra Trung tâm Trọng tài Kinh tế Hà Nội yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại cho A. Hỏi: 1. Cần phải làm rõ những vấn đề gì để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp A hay không? 2. Nếu cũng trong tình huống trên, Doanh nghiệp B không phải là bên nhận uỷ thác của Doanh nghiệp A mà là đại lý của doanh nghiệp A thì có gì khác biệt không? Tại sao? 3. Nếu giả sử trong tình huống trên, Doanh nghiệp C giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, nhưng Doanh nghiệp A không chuyển tiền để Doanh nghiệp B thanh toán cho Doanh nghiệp C thì sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? Cần phải làm rõ những vấn đề gì để biết doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp A hay không ? Trong tình huống đã đưa ra, theo quan điểm của nhóm, để làm rõ việc doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp A hay không phải dựa vào rất nhiều căn cứ. Cụ thể: Trường hợp 1: về nguyên tắc chung, việc xác định trách nhiệm chịu rủi ro đối với hàng hóa trước hết cần căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Bởi vậy, nếu trong hợp đồng ủy thác có quy định rằng B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp việc B vi phạm hợp đồng ủy thác là hoàn toàn do lỗi của C (như trong trường hợp này chẳng hạn) thì doanh nghiệp B chắc chắn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho A như đã thỏa thuận. Ngược lại, nếu trong hợp đồng có quy định rằng doanh nghiệp A phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với mọi rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thì đương nhiên B sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp A. Hoặc như, nếu trong hợp đồng ủy thác quy định trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán mà có rủi ro phát sinh thì A và B sẽ phải cùng liên đới chịu thiệt hại, thì khi xảy ra rủi ro thì B sẽ chỉ chịu trách nhiệm bồi thường một phần thiệt hại, còn lại là doanh nghiệp A phải chịu. Trường hợp 2: trong trường hợp các bên không có các thỏa thuận tương tự như trên thì để xác định xem B có phải bồi thường cho A không, cần phải áp dụng các căn cứ luật định. Cụ thể, vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại được quy định trước hết tại Bộ luật Dân sự năm 2005 và các Điều 302, 303 (cùng các điều luật khác có liên quan) của Luật Thương mại năm 2005 (gọi tắt là LTM). Theo Điều 303 LTM, nếu B thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau đây thì doanh nghiệp này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước A: + Có thiệt hại thực tế xảy ra: trong vụ việc này, rõ ràng việc B không có hàng để giao cho A theo đúng thời hạn hợp đồng quy định đã đặt A vào tình trạng không có hàng để bán vào mùa đông, và đến khi hàng được giao thì đã hết thời điểm có thể bán được nên A đã chịu rất nhiều thiệt hại. Do đó, điều kiện này đã thỏa mãn. + Có hành vi vi phạm hợp đồng: vi phạm hợp đồng là hành vi “một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên…” (khoản 12, Điều 3 LTM). Trong vụ việc nêu trên, theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác, thì Doanh nghiệp B có nghĩa vụ phải nhập giày phụ nữ để A bán với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc theo đúng yêu cầu của A, đồng thời giao hàng đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận đề A có thể bán hàng vào đúng mùa đông. Tuy nhiên, thực tế B đã không có hàng để giao cho vào đúng thời điểm mà A cần. Do đó B đã có hành vi vi phạm hợp đồng. + Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại: như đã phân tích, chính bởi việc giao chậm hàng của B mà A đã không có hàng để bán vào thời điểm mà thị trường có nhu cầu, do đó đã khiến A chịu thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Như vậy, rõ ràng mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng của B và thiệt hại của A là mối quan hệ nhân quả. Do đó, điều kiện này cũng được thỏa mãn. + Ngoài 3 căn cứ trên, để xác định xem B có phải bồi thường thiệt hại cho A không, thì cần phải dựa vào yếu tố lỗi của B. Về mặt lý luận, lỗi trong thương mại là lỗi suy đoán, theo đó chủ thể vi phạm luôn bị suy đoán là có lỗi, trừ khi người này chứng minh được mình không có lỗi. Trong trường hợp của B, việc B không có hàng để giao đúng hạn cho A là do “biến động trên thị trường nên C đã không có đủ hàng để giao theo thoả thuận” cho B. Như vậy, có thể xét hai trường hợp: B có khả năng khắc phục được trở ngại này (như đi tìm nguồn hàng khác chẳng hạn,…), nhưng B đã không làm. Như vậy, B hoàn toàn có lỗi khi đã không giao kịp hàng cho A. Do đó, cùng với các điều kiện trên, B phải chịu trách nhiệm thiệt hại cho A. B không có khả năng khắc phục được trở ngại này (như không thể tìm được nguồn hàng khác thay C,…). Như vậy, rõ ràng sự kiện “biến động trên thị trường nên C đã không có đủ hàng để giao theo thoả thuận” là một sự kiện xảy ra một cách khách quan mà B không thể lường trước được, đồng thời cũng không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Nói cách khác, về bản chất, B không có lỗi trong việc giao chậm hàng cho A. Do đó, có thể coi sự kiện nói trên là một sự kiện bất khả kháng đối với hợp đồng giữa A và B. Vì vậy, theo điểm b, khoản 1, Điều 294 thì B được miễn trách nhiệm bồi thường với A. Tuy nhiên, B phải đảm bảo nghĩa vụ thông báo kịp thời cho A về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác (khoản 2, Điều 165 LTM), cũng như thông báo về sự kiện nói trên để đảm bảo được miễn trách nhiệm bồi thường (Điều 295 LTM). Nếu cũng trong tình huống trên, doanh nghiệp B không phải là bên nhận uỷ thác của Doanh nghiệp A mà là đại lý của doanh nghiệp A thì có gì khác biệt không ? Tại sao ? Nếu trong tình huống trên, doanh nghiệp B không phải là bên nhận uỷ thác của doanh nghiệp A mà là đại lý của doanh nghiệp A thì việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của B đối với cũng không có gì khác biệt. Bởi lẽ, mặc dù giữa ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại có tồn tại một số điểm khác biệt, như chủ thể tham gia (quan hệ đại lý bắt buộc cả 2 bên đều phải là thương nhân, ủy thác thì chỉ cần bên ủy thác là thương nhân), phạm vi hoạt động (đại lý có thể được thực hiện trong cả lĩnh vực dịch vụ), mối quan hệ ràng buộc (trong hợp đồng ủy thác, do thường mang tính chất thời vụ, cho nên sự gắn bó, phụ thuộc của các bên trong hợp đồng thường kém chặt chẽ hơn so với hợp đồng đại lý). Tuy nhiên, về bản chất, quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa và quan hệ đại lý thương mại đều là việc một bên trung gian, nhân danh chính mình, thực hiện việc giao dịch (như mua hộ, bán hộ hàng hóa,…) thay cho một bên (bên ủy thác, bên giao đại lý). Do đó, nhìn chung, các quyền và nghĩa vụ cơ bản giữa hai bên trong hai loại hợp đồng này tương đối giống nhau và không ảnh hưởng gì đến việc xác định trách nhiệm bồi thường của B đối với A. Nếu giả sử trong tình huống trên, doanh nghiệp C giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, nhưng doanh nghiệp A không chuyển tiền để doanh nghiệp B thanh toán cho doanh nghiệp C thì sẽ giải quyết như thế nào ? Tại sao ? Có thể khẳng định rằng, nếu doanh nghiệp C đã giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng mua bán, nhưng doanh nghiệp A không chuyển tiền để doanh nghiệp B thanh toán cho C thì B sẽ phải thanh toán tiền hàng cho C. Còn A sẽ phải thanh toán tiền số hàng của C cùng với thù lao ủy thác cho B. Nếu A không thanh toán tiền hàng và thù lao cho B thì Doanh nghiệp B có quyền kiện ra các cơ quan tài phán có thẩm quyền vì A đã vi phạm hợp đồng. Để giải quyết trường hợp này trước tiên ta cần làm rõ các mối quan hệ giữa ba chủ thể trong vụ việc. Cụ thể, trong tình huống này, doanh nghiệp A muốn nhập giày phụ nữ để bán vào mùa đông. Tuy nhiên, do không có khả năng để nhập khẩu giày từ nước ngoài nên đã ủy thác cho doanh nghiệp B nhập khẩu giày với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc theo đúng yêu cầu của A. Theo những nội dung đã thỏa thuận với A, B ký hợp đồng mua lô hàng trên của doanh nghiệp C (Trung quốc) để chuyển cho A. Như vậy, ở đây tồn tại hai quan hệ hợp đồng: (1) quan hệ hợp đồng dịch vụ ủy thác giữa A và B và, (2) quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa B và C. Thứ nhất, xét hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp B và doanh nghiệp C. Theo quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong LTM thì B và C có những quyền và nghĩa vụ quan trọng sau đây: Doanh nghiệp C (bên bán): giao hàng đúng đối tượng và chất lượng; giao chứng từ kèm theo hàng hóa; giao hàng đúng địa điểm, thời hạn;… Doanh nghiệp B (bên mua): có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận; phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật; vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra;…   Như vậy, trong trường hợp này C đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng, cho nên doanh nghiệp này có quyền đòi B thực hiện nghĩa vụ trả tiền hàng theo quy định trong hợp đồng. Doanh nghiệp B là người trực tiếp ký và đứng tên trong hợp đồng nhập khẩu với C nên phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp C. A không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trực tiếp cho C ở nước ngoài, trừ khi có thoả thuận khác giữa các chủ thể này. Thứ hai, về hợp đồng ủy thác giữa A và B. Theo đó, A là bên ủy thác và B là bên nhận ủy thác. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng ủy thác được quy định cụ thể từ Điều 162 đến Điều 165 trong LTM, theo đó: Doanh nghiệp A (bên ủy thác): yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác; trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác; giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;… Doanh nghiệp B (bên nhận ủy thác): nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác; thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận; giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;… Do đó, khi B thực hiện hợp đồng mua bán với C, và C cũng đã giao hàng cho B thì A phải có trách nhiệm trả tiền hàng cho theo đúng thỏa thuận (có thể là phải trả trực tiếp cho C hoặc trả cho B sau khi B đã thanh toán cho C,…), cùng với thù lao ủy thác và các chi phí hợp lí khác cho B. Như vậy, nếu A vẫn không trả tiền hàng thì B có quyền khởi kiện lên các cơ quan tài phán có thẩm quyền do các bên đã thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định. Để hạn chế việc B thanh toán tiền hàng rồi mà A không chịu trả tiền cho B thì các bên có thể lựa chọn một số hình thức bảo đảm, chẳng hạn như hình thức thư tín dụng L/C (Letter of Credit). L/C là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu/người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi người xuất khẩu/người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Như vậy, để đảm bảo an toàn cho B và C, thì A cần sử dụng phương thức thanh toán L/C, khi C có yêu cầu thanh toán tiền hàng thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của A để thanh toán cho C theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình huống xoay quanh vấn đề ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại Sự khác biệt giữa ủy thác mua bánn hàng hóa và đại lý thương mại.doc
Luận văn liên quan