Đối với các các tỉnh này, dựán đã giúp kiện toàn bộmáy tổchức chuyên môn vềNTTS
cấp xã. Nâng cao năng lực cho các đơn vịnày hoạt động hiệu quảhơn nhưhỗtrợmột
phần kinh phí đểcác cộng đồng nuôi tổchức họ định kỳhàng tháng hoặc đột xuất khi có
yêu cầu. Giúp các xã và HTX bổsung hoàn thiện quy chếhoạt động NTTS của địa
phương cụthểlà cải tiến một số điều khoản trong quy chếvềquản lý môi trường chung
và giámsátcủa cộng đồng vềquản lý dịch bệnh. Ngoài ra, cán bộdựánvàcánbộ
khuyến ngưcũng thường xuyên làm việc, hội họp vớicác cán bộcấp xã vàcộng đồng
nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và năng lục quản lý cho các đối tượng này ởcác
địa phương.
ỞHà Tĩnh, trước khi dựán triển khai chưa có các tổchức cộng đồng vềnuôi trồng thuỷ
sản. Sau khidựántriển khai, dựán đã giúp UBND xã Thạch Hạthành lập 3 tổchức
cộng đồng nuôi ởcác thôn Hồng Hà và Liên Hà. Mỗi đơn vịnày có1 tổtrưởng và 2 tổ
phó phụtrách các hoạt động NTTS cũng nhưcác hoạt động của dựán tại đây. Dựán đã
bước đầu hình thành bản thảo vềquy chếhoạt động NTTScấp cơsởcho xãThạch Hạ.
Giúp đỡmột phần kinh phí bộmáy và toànbộchuyên môn để2 cộng đồng NTTS ở đây
hoạt động một cách hiệu quả.
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập huấn. Kết quả là
các tài liệu tập huấn sau đây đã được soạn thảo.
• Một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú ở Việt Nam do tiến sỹ Lê Văn Khoa soạn
thảo.
• Phương pháp quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản do thạc sỹ Mai Văn Hạ và
thạc sỹ Nguyễn Đức Bình soạn thảo.
• Phương phát quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thuỷ sản do thạc sỹ Nguyễn Xuân
Sức và thạc sỹ Đinh Văn Thành soạn thảo
• Kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh và quảng canh cải tiến quy mô nông hộ do tiến
sỹ Nguyễn Văn Quyền soạn thảo.
• Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản do thạc sỹ
Vũ Văn In (NAFIQUAVED Branch 1) soạn thảo.
Ngoài ra, một tài liệu rất quan trọng là nhật ký nuôi tôm dùng cho các hộ mô hình ghi
chép các thông tin đầu vào, đầu ra và quá trình quản lý ao nuôi trong suốt vụ nuôi cũng
được Ban quản lý dự án kết hợp với các chuyên gia soạn thảo. Tài liệu này trước khi
cung cấp cho các nông hộ sử dụng cũng được tham vấn các ý kiến đóng góp từ phía cán
bộ khuyến ngư và một số nông hộ có kinh nghiệm ở các địa phương trong vùng dự án.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 10
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Hình 2: Một số tài liệu tập huấn của dự án
2.2.3.2 Phương pháp tập huấn.
Dự án này áp dụng phương pháp tập huấn “ tập huấn cho người tập huấn” (ToT) nghĩa là
các chuyên gia sẽ tập huấn các chuyên đề liên quan cũng như phương pháp tập huấn cho
cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý địa phương và các nông hộ mô hình. Sau đó, chính
những người đã tham gia các lớp tập huấn này sẽ tập huấn cho các nông hộ nuôi tôm
trong cộng đồng.
Đây được xem là một phương pháp tập huấn tiên tiến vì những người tham gia tập huấn
cấp 1 sẽ được trang bị các kiến thức và kinh nghiệm mang tính học thuật từ các chuyên
gia. Mặt khác, họ sẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương do họ phụ
trách để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm đến cộng đồng một cách hiệu quả nhất.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 11
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Hình 3: Một số hình ảnh chuyên gia tập huấn cho cán bộ và hộ mô hình
Về hình thức tập huấn, dự án áp dụng hình thức tập huấn mở, lấy nguời học làm trung
tâm. Cụ thể, ở mỗi bài tập huấn, các chuyên gia cung tấp tài liệu, trình bày khái quát nội
dung, sau đó các học viên sẽ được chia nhóm thảo luận các vấn đề mà các chuyên gia
trình bày, đưa ra các câu hỏi tình huống.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 12
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Hình 4: Một số hình ảnh cán bộ khuyến ngư và hộ mô hình tham gia thảo luận nhóm
Sau đó, các học viên sẽ cử đại diện của nhóm trình bày các kết quả, các ý kiến thảo luận
của nhóm qua đó tìm ra các vấn đề mấu chốt cần giải quyết cũng như các vấn đề mà ở địa
phương đang quan tâm.
Hình 5: Một số hình ảnh trình bày kết quả thảo luận nhóm
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 13
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2.2.4 Một số hoạt động khác góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ dự án.
2.2.4.1 Chuyến làm việc ngắn hạn tại trường Đại học Tây Úc.
Trong khuôn khổ dự án, Tháng 11 năm 2007, nhóm 3 cán bộ dự án gồm các ông Nguyên
Xuân Sức, Đinh Văn Thành và Bùi Kiên Cường đã thực hiện chuyến công tác đến trường
đại học Tây Úc. Trong chuyến làm việc này, nhóm cán bộ dự án phía Việt Nam đã trực
tiếp làm việc với nhóm chuyên gia phía Úc gồm Tiến sỹ Elizaberth Petersen và Thạc sỹ
Virginia Mosk. Một số nội dung đã được thực hiện: i) đánh giá việc thực hiện các nội
dung của dự án trong năm 2007 và bàn phương án thực hiện tốt các nội dung dự án năm
2008; ii) thống nhất phương pháp và bước đầu xử lý các số liệu đánh giá các mô hình
thực hiện dự án năm 2007; iii) hoàn thành đề cương chi tiết cho báo cáo đánh giá môi
trường và kinh tế xã hội các mô hình dự án. Ngoài ra, đây cũng là dịp để các cán bộ dự án
phía Việt Nam tìm hiểu về cơ sở vật chất, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học
của Khoa Nông Nghiệp thuộc Đại học Tây Úc
2.2.4.2 Tham gia hội thảo quốc tế tại trường Đại học Cần Thơ.
Từ ngày 5 đến 8 tháng 12 năm 2008, mạng lưới các Trường Đại học, Viện nghiên cứu về
Thuỷ sản của Việt Nam (ViFINET) phối hợp với Trường Đại học Gent của Vương quốc
Bỉ đã tổ chức hội thảo quốc tế “ViFINET International Aquaculture Workshop” tại Đại
học Cần Thơ. Thông qua hội thảo này, điều phối dự án (ông Nguyễn Xuân Sức) đã có dịp
trình bày báo cáo kết quả đánh giá môi trường và kinh tế xã hội các mô hình thực hành
BMP ở khu vực miền Trung Việt Nam.
Hình 6: Cán bộ dự án tham gia hội thảo quốc tế tại Đại hoc Cần Thơ
2.2.4.3 Tham gia hội thảo khoa học trẻ tại Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã tổ
chức Hội thảo các nhà khoa học trẻ toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản ngày 18 tháng 12
năm 2008. Dự án đã cử đại diện (ông Nguyễn Xuân Sức, điều phối dự án) trình bày tham
luận về một số kết quả mà dự án BMP này đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đây cũng
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 14
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
là dịp để dự án quảng bá nội dung và kết quả của dự án đến các nhà nghiên cứu trẻ về
nuôi trồng thuỷ sản trong cả nước.
HỘI THẢO TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRẺ VỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
RIA1, Dec. 18/2008
Một số kết quả dự án:
Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp
dụng BMP trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô
nhỏ ở Việt Nam
Presenter: Nguyen Xuan Suc
Reseach Institute for Aquacultre No1
Hình 7: Cán bộ dự án tham gia hội thảo khoa hoc trẻ tại Viện Thuỷ sản 1.
2.2.4.4 Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp.
Dự án đã giúp đỡ một phần tài chính và hướng dẫn phương pháp luận cho hai sinh viên
thực tập tốt nghiệp. Năm 2007, sinh viên Lê Thị Thuỷ thuộc trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học “Đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của nuôi
trồng thuỷ sản ven biển lên sinh kế của người dân xã Vinh Hưng - Thừa Thiên Huế”. Do
tiến sỹ Vũ Thị Phương Thuỵ và Thạc sỹ Nguyễn Xuân Sức đồng hướng dẫn. Năm 2008,
sinh viên Lê Thị Thanh Thuý, lớp cao học Viện Thuỷ sản 1 thực hiện đề tài “Đánh giá
hiệu quả và tác động của việc áp dụng quy tắc thực hành quản lý nuôi tốt (BMP) trong
nuôi tôm quy mô nông hộ tại Nghệ An và Thừa Thiên Huế”. Do tiến sỹ Lê Xân và Thạc
sỹ Nguyễn Xuân Sức đồng hướng dẫn.
III. NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ CẤP TỈNH VÀ
KHẢ NĂNG CHUYỂN TẢI KIẾN THỨC VỀ BMP TỚI NGƯÒI
DÂN NUÔI TÔM Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG.
3.1. Lựa chọn cán bộ quản lý và cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh thực
hiện dự án
Sau khi dự án được phê duyệt, Ban quản lý dự án xác định dự án BMP là dự án mang
tính cộng đồng cao Vì vậy, việc liên kết với các đơn vị cấp tỉnh thực hiện dự án là cần
thiết để dự án thành công. Ban quản lý đã tổ chức các cuộc họp với Sở Thuỷ sản 3 tỉnh
dự án thực hiện. Trong các cuộc hợp này, Giám đốc các Sở Thuỷ sản đã thống nhất giao
cho Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh là các đơn vị phối hợp chính với Ban quản lý thực
hiện dự án. Trung tâm Khuyến ngư cấp tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm đưa các tiến bộ
kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Đồng thời Trung tâm Khuyến ngư cũng là đơn vị tổ chức
thực hiện các mô hình, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật ở cơ sở. Như vậy, việc lựa chon
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 15
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Trung tâm Khuyến ngư làm đối tác chính thực hiện dự án ở các tỉnh là chính xác và cần
thiết.
Ở mỗi tỉnh, dự án đã thành lập một nhóm thực hiện dự án bao gồm Trung tâm Khuyến
ngư, cán bộ cấp xã, cán bộ hợp tác xã/cán bộ câu lạc bộ và các hộ mô hình nòng cốt.
Trong đó, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư làm tổ trưởng, chịu trách nhiệm giám sát,
điều hành hoạt động của dự án ở địa phương mình. Mỗi tỉnh cử 1 cán bộ khuyến ngư có
kinh nghiệm và năng lực làm cán bộ địa hình trực tiếp thực hiện và giám sát các nội
dung kỹ thuật ở địa bàn. Cán bộ xã/hợp tác xã giúp cán bộ kỹ thuật khuyến ngư làm việc
trực tiếp với các nhóm cộng đồng nuôi ở xã dự án triển khai, đồng thời cán bộ xã/hợp tác
xã giám sát các nội dung, quy chế cộng đồng do địa phương/cộng đồng quy định cho các
nông hộ thực hiện trong quá trình sản xuất.
Các nông hộ mô hình là hạt nhân của cộng đồng mà dự án triển khai ở địa phương. Các
nông hộ mô hình trực tiếp thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của dự án, là điểm trình diễn để
các hộ trong nhóm cộng đồng học hỏi làm theo.
3.1.1 Kết quả lựa chọn cán bộ cơ sở thực hiện dự án và cơ cấu tổ chức dự
án ở các địa phương.
3.1.1.1 Tỉnh Nghệ An
1. Ông Trần Xuân Tình, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư làm nhóm trưởng trực tiếp
điều hành và giám sát các nội dung công việc của dự án ở Nghệ An
2. Ông Phạm Ngọc Hùng, cán bộ khuyến ngư làm cán bộ chương trình phụ trách vùng
dự án triển khai thuộc xã Hưng Hoà (xóm Hưng Hoà 1 và xóm Hưng Hoà 2).
3. Ông Chu Văn Ngũ, chủ nhiệm HTX, ông Đinh Văn Cần, trưởng ban thuỷ sản xã,
tham gia thành viên nhóm dự án
4. Ba hộ mô hình tham gia dự án gồm:
- Hộ ông: Nguyễn Văn Tuấn
- Hộ ông: Cao Xuân Hoà
- Hộ ông: Đinh Văn Dũng
3.1.1.2 Tỉnh Hà Tĩnh
1. Ông Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư làm nhóm trưởng trực
tiếp điều hành và giám sát các nội dung công việc của dự án ở Hà Tĩnh
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 16
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2. Ông Lưu Quang Cần, cán bộ khuyến ngư làm cán bộ chương trình phụ trách vùng dự
án triển khai thuộc xã Thạch Hạ (xóm Hồng Hà và xóm Liên Hà)
3. Ông Trương Công Trung, Phó chủ tịch xã Thạch Hạ, tham gia thành viên dự án
4. Ba hộ mô hình dự án gồm:
- Hộ ông Nguyễn Hồng Quyền
- Hộ ông Nguyễn Ngọc Hạnh
- Hộ ông Hoàng Xuân Kiên
3.1.1.3 Tỉnh Thừa Thiên - Huế
1. Bà Võ Thị Tuyết Hồng, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư, làm nhóm trưởng trực tiếp
điều hành và giám sát các nội dung công việc của dự án ở Thừa Thiên - Huế
2. Ông Phạm Minh Đức, cán bộ khuyến ngư làm cán bộ chương trình phụ trách vùng dự
án triển khai thuộc xã Vinh Hưng (HTX Đại Thắng và xóm Đình Đôi)
3. Ông Lê Văn Hùng Chủ tịch xã Vinh Hưng, ông Hầu Văn Ánh, chủ nhiệm HTX Đại
Thắng, tham gia thành viên nhóm dự án
4. Ba nông hộ mô hình trình diễn gồm:
- Hộ ông Phan Ngẫn
- Hộ ông Hầu Văn Ánh
- Hộ ông Đinh Văn Vẫn
3.1.1.4 Cơ cấu tổ chức dự án ở các tỉnh
Các đối tượng được lựa chọn ở các tỉnh như trên được tổ chức thực hiện dự án một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp theo sơ đồ sau:
Giám đốc
TTKN
Cán bộ xã
Hợp tác xã
(nhóm trưởng)
Cán bộ
khuyến ngư
(địa hình)
Các hộ mô
hình dự án
Các cộng
đồng nuôi
vùng dự án
Hình 8: Cơ cấu tổ chức dự án ở các tỉnh
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 17
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
3.1.2 Năng lực chuyên môn của cán bộ khuyến ngư các tỉnh
Cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong dự án này vì chính họ là
người truyền đạt kiến thức và kỹ năng thực hành đến người nuôi tôm. Vì vậy, lựa chọn
cán bộ khuyến ngư có kinh nghiệm và kỹ năng tốt liên quan đến hoạt động nuôi tôm làm
cán bộ chương trình của dự án là cần thiết. Dự án đề ra một số chỉ tiêu lựa chọn cán bộ
khuyến ngư làm cán bộ chương trình như sau:
- Có trình độ Đại học chính quy chuyên ngành thuỷ sản hoặc liên quan
- Có kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản ít nhất 5 năm
- Có khả năng tiếp nhận kiến thức về BMP
- Có khả năng truyền đạt kiến thức và kỹ năng thực hành đến người dân
- Có khả năng gắn kết các nông hộ trong cộng đồng nuôi
- Có khả năng quản lý các mô hình trình diễn
- Có khả năng đi thực địa theo yêu cầu của dự án
- Ưu tiên người địa phương
Trên cơ sở những yêu cầu trên, dự án đã lựa chọn được các cán bộ khuyến ngư sau:
3.1.2.1 Tỉnh Nghệ An
Chọn Ông Phạm Ngọc Hùng làm cán bộ chương trình của dự án. Ông Hùng tốt nghiệp
ngành Nuôi trồng Thuỷ sản trường Đại học Vinh năm 2000. Ông Hùng đã làm việc cho
Trung tâm Khuyến ngư Nghệ An từ năm 2001. Như vậy, ông Hùng đã có 7 năm kinh
nghiệm trong công tác khuyến ngư. Ông Hùng phụ trách các mô hình nuôi tôm ven biển
của Trung tâm Khuyến ngư Nghệ An và hàng năm đều tổ chức và là người trực tiếp tập
huấn về kỹ thuật nuôi tôm ven biển cho các nông dân nuôi tôm. Ông Hùng sinh ra và
làm việc ở Nghệ An do vậy có các hiểu biết sâu sắc về địa phương nơi dự án triển khai.
3.1.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh
Dự án đã chọn Ông Lưu Quang Cần làm cán bộ chương trình. Ông Cần tốt nghiệp
chuyên ngành Nuôi trồng Thuỷ sản trường Đại học Vinh năm 1998, sau đó làm cán bộ
chương trình cho sự án SUFA (chương trình hợp tác giữa Bộ Thuỷ sản và Đan Mạch).
Từ năm 2004, ông Cần làm việc cho Trung tâm Khuyến ngư Hà Tĩnh. Ông Cần là cán
bộ chuyên trách mảng nuôi trồng thuỷ sản ven biển của Trung tâm Khuyến ngư Hà
Tĩnh. Ông Cần đã tham gia nhiều lớp tập huấn và đồng thời là cán bộ tập huấn kỹ thuật
cho nông dân nuôi tôm ven biển. Ông Cần là người ở địa phương nên có các hiểu biết về
phong tục tập quán của địa phương nơi dự án triển khai.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 18
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
3.1.2.3 Tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Phạm Minh Đức được dự án lựa chọn làm cán bộ chương trình. Ông Đức tốt
nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng Thuỷ sản trường Đại học Nông Lâm Huế năm 1997.
Ông Đức đã làm việc cho Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế từ năm 1998. Ông
Đức đồng thời là trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phú Lộc nơi dự án làm điểm. Ông
Đức là người có khả năng và kinh nghiệm trong việc tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cho các
nông hộ ở địa phương. Ông Đức cũng là người sinh ra và làm việc tại Thừa Thiên Huế,
vì vậy, có các hiểu biết về nông dân nuôi tôm ở đây một cách sâu sắc.
Tóm lại, dự án đã lựa chọn được các cán bộ chương trình ở 3 tỉnh triển khai dự án đáp
ứng các yêu cầu đặt ra ban đầu của dự án. Thực tế, trong quá trình dự án triển khai,
những cán bộ này đã thể hiện được năng lực của mình trong việc quản lý các mô hình,
truyền đạt kiến thức và kỹ năng thực hành thông qua các lớp tập huấn.
3.2 Một số kết quả tập huấn do cán bộ khuyến ngư thực hiện tại các tỉnh
Sau khi tiếp nhận kiến thức về BMP thông qua các chương trình tập huấn của các
chuyên gia của dự án, cán bộ khuyến ngư phụ trách vùng dự án đã tổ chức các lớp tập
huấn cho các cộng đồng nuôi ở địa phương mình phụ trách. Cụ thể là ở mỗi tỉnh, Ban
quản lý dự án kết hợp với cán bộ khuyến ngư tổ chức thành công 03 lớp tập huấn về
BMP. Nội dung các lớp tập huấn này là: i) phương pháp chuẩn bị ao nuôi và phương
pháp chọn giống, thả giống tôm; ii) phương pháp quản lý ao nuôi trong quá trình nuôi
tôm; iii) phương pháp tổ chức và hợp tác cộng đồng ở các cộng đồng nuôi tôm. Ngoài
ra, trong suất vụ nuôi, hàng tháng các cán bộ chương trình tổ chức họp nhóm cộng đồng
giải quyết các khó khăn, trả lời các thắc mắc về kỹ thuật theo của nông dân nuôi tôm.
Phương pháp tập huấn cho cộng đồng nông dân nuôi tôm là tập huấn tại chỗ, có các
hướng dẫn thực hành ngay tại các cộng đồng. Phương pháp tập huấn này giúp nông dân
phát triển các kỹ năng thực hành, gắn lý thuyết với thực tế sản xuất. Bằng cách này,
người dân không chỉ nắm được các khâu của từng hoạt động cụ thể mà còn trao đổi trực
tiếp với cán bộ khuyến ngư cũng như các nông dân khác.
Các lớp tập huấn này đã thu hút được gần 300 lượt người tham gia (xem danh sách trong
phần phụ lục). Đây là kết quả mong đợi của dự án nhằm đưa các thực hành BMP đến
rộng rãi các cộng đồng nuôi trong vùng dự án và trong tương lai, các kiến thức về BMP
sẽ được lan toả rộng rãi đến các cộng đồng khác ngoài vùng dự án.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 19
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Hình 9: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Nghệ An
Hình 10: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Hà Tĩnh
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 20
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Hình 11: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Thừa Thiên Huế
IV. NĂNG LỰC CỦA CÁC HỘ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN VÀ SỰ GẮN
KẾT VỚI CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NUÔI TÔM ĐỊA PHƯƠNG.
4.1. Các yêu cầu về năng lực của các hộ mô hình trình diễn
Trước khi dự án đi vào hoạt động, Ban quản lý dự án xác định việc lựa chọn các hộ mô
hình trình diễn phù hợp là rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra đối với các hộ mô hình trình
diễn là các hộ này phải là hạt nhân trong các cộng đồng nông dân nuôi tôm trong vùng
dự án. Các hộ trình diễn phải có khả năng tiếp nhận và trình diễn quy trình BMP một
cách xuất sắc từ đó làm điểm trình diễn để cộng đồng làm theo. Hộ trình diễn còn có vai
trò gắn kết các nông hộ trong làng, hợp tác và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các
nông hộ bên cạnh tiếp cận quy trình BMP nhanh và hiệu quả. Như vậy các tiêu chí chọn
hộ mô hình trình diễn được dự án đạt ra như sau:
• Có kinh nghiệm nuôi tôm ít nhất 5 năm
• Có cơ sở hạ tầng (ao nuôi, ao xử lý, kênh cấp thoát, thiết bị) phù hợp
• Có tiềm lực tài chính cùng dự án trình diễn BMP
• Tự nguyện tham gia, thực hiện các yêu cầu dự án
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 21
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
• Có khả năng tiếp nhận các kiến thức BMP thông qua tập huấn
• Sẵn sàng và tự nguyện giúp đỡ các nông hộ khác trong cộng đồng
Ban quản lý dự án đã có các cuộc họp với Trung tâm Khuyến ngư và cán bộ xã/hợp tác
xã ở mỗi tỉnh tham gia dự án. Các tiêu chí lựa chọn hộ đã được bàn bạc thống nhất. Sau
đó, các xã/hợp tác xã đề cử danh sách các hộ đáp ứng các yêu cầu đạt ra. Trên cơ sở đó,
cán bộ dự án và cán bộ địa phương đã đi thực tế kiểm tra các hộ. Kết quả là dự án đã lựa
chọn được mỗi tỉnh 3 hộ đáp ứng các tiêu chí làm hộ mô hình trình diễn (danh sách các
hộ xem mục 3.1.1)
4.2. Gắn kết các hộ trình diễn với nhóm cộng đồng nuôi tôm.
Dự án này nhằm trình diễn BMP ra cộng đồng nuôi tôm. Sự gắn kết các hộ mô hình
trình diễn với nhóm cộng đồng nhằm đưa các thực hành BMP đến đông đảo người nuôi
một cách hiệu quả nhất. Hộ mô hình sẽ là hạt nhân của nhóm, những kiến thức kỹ năng
các hộ mô hình thu nhận được từ dự án sẽ nhanh chóng lan toả ra cộng đồng. Đây là
cách tiếp cận tốt nhất để các kỹ thuật và phương pháp quản lý trong nuôi tôm đến với
người sản xuất nhanh nhất. Đặc biệt, trong nuôi tôm quy mô nhỏ, phần lớn người nuôi
còn hạn chế về năng lực tài chính cũng như kỹ năng thực hành sản xuất thì sự gắn kết
này càng trỏ nên quan trọng. Dự án đã gắn kết các mô hình trình diễn với các nhóm
nông hộ ở các địa phương như sau:
4.2.1 Tỉnh Nghệ An.
Mô hình ông Tuấn gắn với nhóm 28 hộ nuôi ở thôn Hưng Hoà 1, đây là vùng nuôi bán
thâm canh
Mô hình ông Hoà gắn với nhóm 25 hộ nuôi ở thôn Hưng Hoà 2, đây là vùng nuôi quảng
canh cải tiến
Mô hình ông Dũng gắn với nhóm 32 hộ nuôi ở thôn Hưng Hoà 2, đây là vùng nuôi
quảng canh cải tiến.
4.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh.
Mô hình ông Hạnh gắn với nhóm 22 hộ nuôi ở thôn Hồng Hà, đây là vùng nuôi bán
thâm canh.
Mô hình ông Quyền gắn với nhóm 23 hộ nuôi ở thôn Liên hà, đây là vùng nuôi quảng
canh cải tiến.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 22
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Mô hình ông Kiên gắn với nhóm 24 hộ ở thôn Liên Hà, đây là vùng nuôi quảng canh cải
tiến.
4.2.3 Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vùng Đình Đôi có 73 hộ nuôi được chia làm 3 nhóm cộng đồng nuôi. Mỗi nhóm này
được gắn với một hộ mô hình là các hộ ông Ánh, ông Ngẫn và ông Vẫn dưới sự quản lý
trực tiếp của HTX nuôi trồng thuỷ sản Đại Thắng.
V. HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ NUÔI
TÔM GIÚP CHUYỂN TẢI KIẾN THỨC ĐẾN NGƯỜI SẢN XUẤT.
5.1. Lựa chọn các cộng đồng nuôi phù hợp đảm bảo sự phát triển
bền vững sau khi dự án kết thúc
Lựa chọn các cộng đồng nuôi tôm phù hợp với các tiêu chí của dự án là bước quan trọng
góp phần đảm bảo sự thành công khi dự án kết thúc. Một yêu cầu đặt ra là việc lựa chọn
các cộng đồng nuôi phải đảm bảo tính bền vững lâu dài các kết quả mà dự án mang lại.
Ngoài ra, các cộng đồng này phải đáp ứng một số yêu cầu kỹ thuật sau đây:
• Các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ (dưới 2 ha/hộ)
• Có quy hoạch vùng nuôi phù hợp
• Số hộ nuôi mỗi nhóm trong khoảng 20-30 hộ
• Hình thức nuôi quảng canh cải tiến hoặc bán thâm canh
• Các nông hộ tình nguyện tham gia thực hành BMP
• Vùng nuôi có nhu cầu hỗ trợ chuyên môn về bệnh, môi trường và quản lý cộng đồng
Nhóm dự án đã làm việc với các cấp địa phương và thị sát thực địa trước khi lụa chọn
các vùng nuôi tham gia dự án. Kết quả các cộng đồng nuôi sau đây đáp ứng các yêu cầu
dự án được lựa chọn.
• Nghệ An: chọn 3 cộng đồng nuôi ở 2 xóm Hưng Hoà 1 và 2, xã Hưng Hoà.
• Hà Tĩnh: chọn 3 cộng đồng nuôi ở 2 xóm Hồng Hà và Liên Hà, xã Thạch Hạ
• Thừa Thiên Huế: chọn 3 cộng đồng nuôi ở làng Đình Đôi, xã Vinh Hưng
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 23
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
5.2. Cơ cấu tổ chức các cộng đồng nuôi tôm và sự tác động của dự án
lên các tổ chức ở địa phương.
Cơ cấu tổ chức hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở cấp xã các tỉnh dự án triển khai không
giống nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các nông hộ nuôi đều chịu sự giám sát về mặt
quản lý của UBND xã. UBND xã là cơ quan phê duyệt quy chế hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản ở cộng đồng và là cơ quan chỉ đạo thực hiện các quy định nhà nước về nuôi
trồng thuỷ sản như Luật Thuỷ sản.
Ở xã Hưng Hoà (tỉnh Nghệ An) và xã Vinh Hưng (tỉnh Thừa Thiên Huế), trước khi dự
án triển khai đã có các HTX nông nghiệp hoặc HTX NTTS phụ trách chuyên môn về
nuôi trồng thuỷ sản. Dưới HTX là các nhóm cộng đồng nuôi tôm hay gọi là tổ sản xuất
gồm tập hợp từ 20 đến 30 nông hộ. HTX triển khai các hoạt động theo lịch thời vụ của
Sở Thuỷ sản, theo dõi tình hình dịch bệnh, tiếp nhận và triển khai các chỉ đạo từ cơ quan
cấp trên như từ UBND xã, Phòng nông nghiệp huyện v.v. HTX đồng thời làm công tác
dịch vụ đầu vào như cung cấp thức ăn, phân bón và chế phẩm sinh học nếu các nông hộ
có yêu cầu.
Đối với các các tỉnh này, dự án đã giúp kiện toàn bộ máy tổ chức chuyên môn về NTTS
cấp xã. Nâng cao năng lực cho các đơn vị này hoạt động hiệu quả hơn như hỗ trợ một
phần kinh phí để các cộng đồng nuôi tổ chức họ định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi có
yêu cầu. Giúp các xã và HTX bổ sung hoàn thiện quy chế hoạt động NTTS của địa
phương cụ thể là cải tiến một số điều khoản trong quy chế về quản lý môi trường chung
và giám sát của cộng đồng về quản lý dịch bệnh. Ngoài ra, cán bộ dự án và cán bộ
khuyến ngư cũng thường xuyên làm việc, hội họp với các cán bộ cấp xã và cộng đồng
nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và năng lục quản lý cho các đối tượng này ở các
địa phương.
Ở Hà Tĩnh, trước khi dự án triển khai chưa có các tổ chức cộng đồng về nuôi trồng thuỷ
sản. Sau khi dự án triển khai, dự án đã giúp UBND xã Thạch Hạ thành lập 3 tổ chức
cộng đồng nuôi ở các thôn Hồng Hà và Liên Hà. Mỗi đơn vị này có 1 tổ trưởng và 2 tổ
phó phụ trách các hoạt động NTTS cũng như các hoạt động của dự án tại đây. Dự án đã
bước đầu hình thành bản thảo về quy chế hoạt động NTTS cấp cơ sở cho xã Thạch Hạ.
Giúp đỡ một phần kinh phí bộ máy và toàn bộ chuyên môn để 2 cộng đồng NTTS ở đây
hoạt động một cách hiệu quả.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 24
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
VI. PHỤ LỤC
6.1. Phụ lục 1: Lý lịch khoa học của một số cán bộ tham gia dự án
BẢN LÝ LỊCH
1. Thông tin cá nhân
Họ tên: Nguyễn Xuân Sức
Quốc tịch: Việt Nam
Ngày sinh: 25 tháng 5 năm 1975
Giới tính: Nam
Hôn nhân: Độc thân
Nơi sinh: Tỉnh Thanh Hoá
Địa chỉ liên hệ: Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Việt Nam
ĐT: +84.04.8780407
Fax: +84.04.8780102
DĐ: +84.0983222894
Email: nxsuc@yahoo.com
2. Đào tạo
2004 – 2005: Thạc sỹ Phát Triển Nông Thôn, Đại học công nghệ Curtin, Australia.
- Học Bổng AusAID.
- Tên luận văn: Tác động về kinh tế-xã hội của nghề nuôi tôm ven biển các
tỉnh miền Bắc Việt Nam.
2003 – 2004: - Diploma Kinh tế Nông Nghiệp, Đại học công nghệ Curtin, Australia.
- Học Bổng AusAID.
1995 – 1998: - Kỹ sư Nuôi trồng Thuỷ sản, Đại học Thuỷ sản Nha Trang, Việt Nam.
- Học Bổng AIT.
1992 – 1995: - Đại học Đại cương, Đại học Lâm nghiệp, Việt Nam.
3. Ngôn ngữ
Nói Nghe Đọc Viết
Tiếng Anh Tốt Tốt Tốt Tốt
Tiếng Việt Tiếng mẹ đẻ
4. Chuyên môn
7/2005 đến nay: Nghiên cứu viên
Trung tâm tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ Thuỷ sản.
Viện Nghiên cứu Thuỷ sản 1.
Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Việt Nam.
2002 đến 6/2005: Học viên,
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 25
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Thạc sỹ và Diploma.
Đại hoc công nghệ Curtin.
Australia.
1998 đến 2002: Nghiên cứu viên,
Phòng Nghiên cứu Kinh tế xã hội và khuyến ngư.
Viện Nghiên cứu Thuỷ sản 1.
Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Việt Nam.
5. Các dự án nghiên cứu chính
2006 đến nay: Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt
Hơn (BMP) trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam. Do
AusAID tài trợ. Điều phối dự án.
2005 đến 2007: Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng ven biển Phú Yên
thông qua việc xây dựng các mô hình xử nước thải từ các ao nuôi tôm
bằng phương pháp sinh học. Do UNDP tài trợ. Chuyên gia Kinh tế xã hội
của dự án.
2005 to 2006: Phân tích chuỗi thị trường thương mại nghề cá vùng Đông bắc Việt Nam.
Do ACIAR tài trợ. Cán bộ dự án.
2000 to 2002: Đánh giá kinh tế xã hội nghề nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh miền núi Tây
Bắc Việt Nam. Do UNDP tài trợ. Trưởng nhóm.
Đánh giá kinh tế xã hội nghề nuôi cá lồng trên hệ thống sông Lô Gâm. Do
Hội Đồng Anh tại Hà Nội tài trợ. Trưởng nhóm
1998 to 2001: Điều tra Kinh tế xã hội và Môi trường góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
các trỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Kinh phí của chính phủ
Việt Nam. Cán bộ dự án
Đánh giá tiềm năng hiện trạng nghề nuôi cá lồng tỉnh Sơn La. Kinh phí
của chính phủ Việt Nam. Trưởng nhóm.
.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng nghề nuôi trồng thuỷ sản góp phần tăng
sản lượng cá nuôi vùng lòng chảo Điện Biên tỉnh Lai Châu. Kinh phí của
chính phủ Việt Nam. Cán bộ dự án.
6. Xuất bản phẩm
Nguyễn Xuân Sức và ctv, 2008. Đánh giá môi trường và kinh tế xã hội của Thực hành
Quản lý Tốt hơn trong nuôi tôm ở Việt Nam. Tài liệu dự án nộp cho CARD, Hà
Nội, Việt Nam
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 26
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Nguyễn Xuân Sức và ctv, 2007. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật của thực hành quản lý trong
nuôi tôm vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, Tài liệu dự án nộp cho CARD, Hà Nội,
Việt Nam.
Nguyễn Xuân Sức và ctv, 2006. Quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở
Việt Nam. Ngân hàng Thế giới và Bộ Thuỷ sản, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Xuân Sức, 2005. Ảnh hưởng về kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm ven biển miền
Bắc Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ, Đại học công nghệ Curtin, Perth, Australia
Nguyễn Xuân Sức, 2002. Kết quả đánh giá kinh tế xã hội nghề nuôi trồng thuỷ sản các
tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1, Việt Nam
Nguyễn Xuân Sức, 2001. Kết quả đánh giá kinh tế xã hội nghề nuôi cá lồng trên hệ thống
sông Lô Gâm. Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1, Việt Nam.
Nguyễn Xuân Sức, 2000. Báo cáo kết quả điều tra kinh tế xã hội và môi trường góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế các tỉnh Miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Viện
nghiên cứu Thuỷ sản 1, Việt Nam.
Nguyễn Xuân Sức, 1999. Kết quả đánh giá tiềm năng hiện trạng nghề nuôi trồng thuỷ sản
góp phần tăng sản lượng cá nuôi vùng long chảo Điện Biên tỉnh Lai Châu. Viện
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, Việt Nam.
Nguyễn Xuân Sức, 1997. Điều tra kinh tế xã hội nghề nuôi trồng thuỷ sản huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Thuỷ sản Nha
Trang, Việt Nam.
7. Người xác nhận
1. Tiến sĩ Lê Thanh Lựu
Viện trưởng Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1
Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Việt Nam
ĐT: 84 (4) 8273072. Fax: 84 (4) 8273070.
2. Tiến sĩ Lê Xân
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1
Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Việt Nam
ĐT: 84 (4) 8781084. Fax: 84 (4) 8780102
8. Cam đoan
Tôi, ký tên dưới đây, cam đoan những điều khai trên là chính xác.
Ký tên
Nguyễn Xuân Sức
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 27
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
BẢN LÝ LỊCH
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: MAI VĂN HẠ
Ngày sinh: 02 tháng 3 năm 1975.
Nơi sinh: Nga sơn- Thanh hóa
Tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn
Địa chỉ nơi ở: P305 Nhà D3 Khu tập thể Nghĩa tân- Cầu giấy- Hà nội
Cell: 0988089305. Cơ quan: 84-4-8785748. Fax: 84-4-8785751.
E-mail: mvha@ria1.org ; Website: www.ria1.mofi.gov.vn
Bằng cấp
1. Kỹ sư NTTS, 1999
2. Thạc sỹ NTTS, 2005
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Vị trí: Cán bộ nghiên cứu
Khen thưởng:
- Học bổng đại học của AIT, 1996-1999.
- Học bổng thạc sỹ trường Ghent- Bỉ, 2003-2005.
- Giấy khen do SARDI, Australia, 2002
ĐÀO TẠO TẬP HUẤN
Thời gian Địa điểm Chủ đề
14-18/01/2008 Viện Công nghệ châu á tại Việt nam Quản lí dụ án
5-8/8/2007 Hội nghị NTTS Châu Á-Thái Bình Dương
Xử lí môi trường nước nuôi
Thủy sản
10-15/7/2006 Dự án AIDA – Tây Ban Nha An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong NTTS
02/2003- 9/2003 Học bổng AusIAD tại ĐH Ngoại ngữ Hà nội Tiếng Anh nâng cao
19-21/3/2003 Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc Đánh giá dự án Nông nghiệp
11-24/01/2002 Dự án ACIAR- Xây dựng năng lực Phát triển nông thôn và NTTS Quản lý môi trường Hồ chứa
3-17/12/2001 Viện Công nghệ châu á tại Việt nam Giao tiếp khoa học nâng cao
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 28
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
24/9/2001-
02/11/2001 Viện công nghệ Châu á
Đánh giá tác động Môi
trường
20-25/5/2001 Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam Công nghệ xử lí nước
02-13/3/2001 Dự án ACIAR- Xây dựng năng lực Phát triển nông thôn và NTTS
Điều tra bệnh động vật thủy
sản
7-21/12/2000 Dự án ACIAR- Xây dựng năng lực Phát triển nông thôn và NTTS
Phương pháp Nghiên cứu
NTTS.
02/9/2000-
01/10/2000
Viện Khoa học thủy sinh- Adelaide,
Australia.
Xử lý số liệu và công nghệ
nuôi hải sản
22/8/2000-
01/9/2000
Trung tâm dịch vụ Khoa học Queensland
Australia.
Phân tích chất lượng nước
và đất
13-30/5/2000 Viện công nghệ Châu á Kỹ năng viết báo cáo
09-13/10/1999 ĐH Nông lâm Hồ Chí Minh Hội thảo quốc gia về NTTS
KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
• Từ tháng 3 năm 2008 đến nay: Quản đốc dự án CARD027/07 “Cải tiến các hệ thống
canh tác kết hợp truyền thống (VAC) – hướng sinh kế mới đối với nông dân nghèo
ven biển”.
• Từ tháng 9 năm 2007 đến nay: Trưởng nhóm Môi trường dự án “Chuẩn đoán và phát
triển công cụ xử lí nước thải nhằm tái sử dụng nước trong NTTS”.
• Từ tháng 3 năm 2006 đến nay: Truởng nhóm Môi trường dự án "Hỗ trợ phát triển
nuôi trồng thuỷ sản thương mại và bền vững thông qua mô hình hợp tác xã nhỏ nhằm
góp phần xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.
• Từ tháng 10 năm 2005 đến nay: Trưởng nhóm đánh giá tác động Môi trường và xử lý
nước thải, TT quan Trắc và Cảnh báo Môi trường- Viện Thủy sản 1
• Từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002: Trưởng hợp phần Môit trường dự án
AIT “Đánh giá tiềm năng phát triển thủy sản Thái nguyên”.
• Từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 7 năm 2003: Trưởng hợp phần Môi trường dự án
NORAD
• Từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 12 năm 2002: Điều phối dự án ACIAR "Phát triển
nuôi trồng thủy sản kết hợp cho tỉnh Vĩnh phúc".
XUẤT BẢN PHẨM
1. Kumar, M. S, Ha, M.V., Hiep. D. D., John. J, Luu. L. T., 2007. Pond
Fertilization and Polyculture, 320 pp Agriculture Publishing House- Hanoi-
August 2007.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 29
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2. Ha, M. V., 2007. Nutrient removal from African catfish culture through
microalgae production. Post-graduate thesis. Oral presentation at Asian- Pacific
Aquaculture, August 5-8, 2007- Hanoi- Vietnam.
3. Ha, M.V., Tai, M.V., Binh, N.D., Chuong, N.Q., 2007. Environment Impact of
Cage Culture on Sediment Chemistry and Benthos Diversity in North of Vietnam.
Oral presentation at Asian- Pacific Aquaculture, August 5-8, 2007- Hanoi-
Vietnam
4. Ha, M.V., 2001. A guideline for Environment Impact Assessment on fresh water
aquaculture in Northern Vietnam. NORAD project, 2001. 15p.
5. Ha, M.V., 2001. The role of mangrove rehabilitation to aquatic resource
management in Ranong province. Thailand, 2001. 15p.
6. Ha, M.V., 2000. Environment survey of suitable aquaculture systems for shifting
rural economy in Northern Vietnam. Submitted to Ministry of Fisheries, Project
component report.
7. Ha, M.V., 2000. The relationship between environmental parameters with fish
diseases Technical report for environment component (Output 2) of NORAD
project "Building Advanced Research and Education Capacity for RIA-I", 2000,
15p.
8. Ha, M.V., 2000. The growth rate of fish cultured using different amount of
animal manure”. Proceedings of the National Workshop on Aquaculture.
Research Institute for Aquaculture No.1, Ministry of Fisheries, September 29-30,
2000. pp 420-428.
9. Ha, M.V., 1999. Investigation on the effects of different manure supplies on
water quality. As graduate thesis and an annual scientific report submitted to RIA-
I. Bacninh, Vietnam 1999. 47p.
NGÔN NGỮ
Ngôn ngứ Đọc Nói Nghe Viết
Tiếng Anh Tốt Tốt Tốt Tốt
Tiếng Việt Tiếng mẹ đẻ
Tôi xin cam đoan những điều khai trên là chính xã
Signature
Mai Văn Hạ
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 30
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
BẢN LÝ LỊCH
Thông tin cá nhân
Họ tên: Lê Văn Khoa Giới tính: Nam
Ngày sinh: 16 tháng 4 năm 1975 Nơi sinh: Hà Nội
Quốc tịch: Việt Nam
Địa chỉ:
Cơ quan: Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1
Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
Tel/Fax: (84) 241.843425
E-mail: lvkhoavn@yahoo.com, lvkhoa@ria1.org
Nhà riêng: 422/110 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
Bằng cấp:
1. Kỹ sư Nuôi trồng Thuỷ sản, 1997
2. Tiến sỹ Thú y, 2005
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật
Vị trí: Nghiên cứu viên
Hệ thống báo cáo OIE, trợ lý điều phối viên quốc gia (1998 – 1999)
Quản đốc dự án: từ tháng 4 năm 2006
Trưởng phòng nghiên cứu bệnh thuỷ sản từ tháng 1 năm 2007
Giải thưởng:
- Học bổng của Viện công nghệ châu Á (AIT), 1994 -1997.
- Học bổng của chính phủ Nhật (MONBUKAGAKUSHO), 2000 – 2005.
- Giải thưởng trình bày xuất sắc của Nippon Medical School, Tokyo, 2002
Tập huấn:
- Lớp mô bệnh học cá, Viện nghiên cứu sức khoẻ thuỷ sản, Bangkok, 1998.
- Lớp bệnh cá, FAO/AUSAID/NACA/RIA1, 1999
- Lớp quản lý sức khoẻ tôm, FAO/SEAPDEC, 1999
- Lớp quản lý sức khoẻ nhuyễn thể, FAO/NACA/AHHRI, 2007
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 31
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Làm việc:
3/1997 đến nay: Viện nghiên cứu thuỷ sản 1
Văn bằng:
Văn bằng thời gian năm nơi cấp
Kỹ sư Nuôi trồng thuỷ sản 1992-1997 1997 Đại học Thuỷ sản Nha Trang
Tiến sĩ Thú y 2001-2005
2005 Viện Thú y và khoa học động vật
Nippon, Nhật Bản.
Kinh nghiệm nghiên cứu
- Kinh nghiệm nghiên cứu bệnh tôm đặc biệt là bệnh nhiễm MBV, Vibrio và sinh vật
đơn bào (Luận văn đại học, 1996 – 1997)
- Kinh nghiệm về mô bệnh học cá trắm cỏ (1998 – 1999)
- Kinh nghiệm nhiên cứu bệnh nấm trên tôm sú và tôm he Nhật Bản (Chương trình học
tiến sĩ, 2001 – 2005)
- Kinh nghiệm về PCR và kỹ thuật chuỗi DNA, và nghiên cứu phân tử về bậnh nấm
(Chương trình học tiến sĩ, 2001 – 2005)
- Kinh nghiệm về BMP/GAP và an toán sinh học trong nuôi tôm sú (qua dự án tài trợ
bởi CARD/Australia, 2006 – đến nay)
- Kinh nghiệm về nghiên cứu vac-xin và thuốc thảo mộc: thông qua dự án của chương
trình SUDA về bệnh cá tram cỏ (2008-đến nay)
Xuất bản phẩm
Tạp chí trong nước và quốc tế
1. Fungus caused back gill condition in tiger shrimp Penaeus monodon,
Proceeding of the National conference on Biotechnology, 2003 (in
Vietnamese with English abstract)
2. “Fusarium incarnatum isolated from black tiger shrimp cultured in Vietnam,
Journal of Fish Diseases, 2004, 27, 507-515.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 32
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
3. Morphology and molecular phylogeny of Fusarium solani isolated from
kuruma prawn Penaeus japonicus with black gills, Fish Pathology, 2005, 43,
103-109.
4. First case of Fusarium oxysporum infection in cultured kuruma prawn
Penaeus japonicus in Japan, Fish Pathology, 2005, 44, 195-196.
5. First case of Saprolegnia infection in newly introduced rainbow trout Penaeus
japonicus in Vietnam (paper presented at WAS conference, Hanoi 5-8 August,
2007)
6. A Fusarium species caused black gills of cage-cultured ornate lobster in
central Vietnam (paper submitted for Fish Pathology, 2008)
Tôi cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật
Ngày 15 tháng 9 năm 2008
Ký tên
Lê Văn Khoa
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 33
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Lý lÞch khoa häc
I. S¬ yÕu lý lÞch
Hä vµ tªn: NguyÔn V¨n QuyÒn
Giíi tÝnh: Nam
Ngµy, th¸ng, n¨m sinh: 05/5/1949
Quª qu¸n: §oan Hïng, H−ng Hµ, Th¸i B×nh
§Þa chØ th−êng tró: 170 Lª Lai Ng« QuyÒn H¶i Phßng
D©n téc: Kinh. T«n gi¸o : Kh«ng
§¬n vÞ c«ng t¸c: ViÖn Nghiªn Cøu Nu«i trång Thuû s¶n 1
Häc vÞ: TiÕn sÜ sinh häc.
Qu¸ tr×nh ®µo t¹o
1. Tèt nghiÖp ®¹i häc: Thuû s¶n
Chuyªn ngµnh: Nu«i thuû s¶n
Thêi gian ®µo t¹o tõ 1969 ®Õn 1974.
Lo¹i h×nh: ChÝnh quy
2. Nghiªn cøu sinh vµ b¶o vÖ häc vÞ TiÕn sÜ Sinh häc t¹i: Héi ®ång ®µo t¹o
sau ®¹i häc ViÖn Nghiªn cøu H¶i s¶n.
Thêi gian tõ 1997-2002. Chuyªn ngµnh: Thuû sinh häc
3. C¸c líp båi d−ìng kh¸c.
TËp huÊn t¹i V−¬ng quèc BØ. Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý biÓn vµ nu«i thuû
s¶n. Thêi gian 12 th¸ng.
4. Tr×nh ®é ngo¹i ng÷: TiÕng Anh tr×nh ®é B
II. Ho¹t ®éng nghiªn cøu øng dông khoa häc.
1. C«ng tr×nh ®Ò ¸n nghiªn cøu, øng dông khoa häc ®· ®−îc héi ®ång nghiÖm thu
Thêi gian Chñ tr× hoÆc tham gia Sè
tt Tªn ®Ò tµi CÊp qu¶n lý
B¾t ®Çu KÕt thóc Chñ tr× Tham gia
1 Nghiªn cøu s¶n xuÊt gièng mét sè loµi t«m biÓn Bé Thuû s¶n 1975 1985 +
2
Nghiªn cøu ®Æc ®iÓm sinh
häc vµ nu«i Lu©n trïng
(Brachionus plicatilis) trong
ao n−íc lî lµm thøc ¨n cho
Êu trïng t«m c¸ ".
Bé Thuû s¶n 1976 1978 +
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 34
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2
"Nghiªn cøu x©y dùng quy
tr×nh nu«i Lu©n trïng
(Brachionus plicatilis) b»ng
ph−¬ng ph¸p c«ng nghiÖp
lµm thøc ¨n cho t«m c¸ "
Bé Thuû s¶n 1979 1982 +
3
ChuyÓn giao c«ng nghÖ s¶n
xuÊt t«m gièng vµ c«ng nghÖ
nu«i lu©n trïng ThuËn H¶i,
Kh¸nh Hoµ, Quy Nh¬n, B×nh
TrÞ Thiªn.
Bé Thuû s¶n 1980 1990
4 Dù ¸n s¶n xuÊt thö t«m só ë c¸c tØnh ven biÓn phÝa B¾c 1990 1994 +
5
Nghiªn cøu x©y dùng quy
tr×nh nu«i b¸n th©m canh vµ
qu¶ng canh c¶i tiÕn t«m
n−¬ng (Penaeus orientalis
Kishinouye 1918)
Bé Thuû s¶n 1994 1996 +
6
Nghiªn cøu x©y dùng Quy
tr×nh nu«i t«m só trong hÖ
kÝn.
Bé Thuû s¶n 1997 2000 +
7 Nghiªn cøu x©y dùng quy tr×nh nu«i t«m só Ýt thay n−íc Bé Thuû s¶n 1998 2000 +
8
Nghiªn cøu lùa chän c«ng
nghÖ vµ hÖ thèng thiÕt bÞ
phôc vô nu«i trång thuû s¶n,
kiÓu c«ng nghiÖp, quy m«
trang tr¹i
Bé Khoa
häc,C«ng
nghÖ
2001 2004 +
9
Nghiªn cøu c¬ së khoa häc
cho viÖc bæ sung t¸i t¹o
nguån lîi t«m só bè mÑ vïng
biÓn ViÖt nam
Bé Thuû s¶n 2002 2004 +
10
Nghiªn cøu x©y dùng c«ng
nghÖ nu«i th−¬ng phÈm t«m
he NhËt b¶n (P.japonicus) vµ
t«m r¶o (M. ensis)
Bé Thuû s¶n 2006 2008 +
2. Khen th−ëng vÒ thµnh tÝch nghiªn cøu - øng dông khoa häc c«ng nghÖ
Tªn gi¶i th−ëng Tªn c¬ quan
cÊp
Ngµy cÊp TËp thÓ C¸
nh©n
Gi¶i th−ëng nhµ n−íc vÒ KHCN Bé Thuû s¶n 2000 +
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 35
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
III. Tù ®¸nh gi¸ vµ x¸c ®Þnh cña c¸ nh©n
- VÒ phÈm chÊt ®¹o ®øc: §ñ phÈm chÊt ®¹o ®øc lµm c«ng t¸c nghiªn cøu
khoa häc.
- VÒ tr×nh ®é: §ñ tr×nh ®é chuyªn m«n, qu¶n lý vµ triÓn khai nhiÖm vô. C¸c
nghiÖp vô kh¸c cã thÓ hç trî tÝch cùc ®Ó tù m×nh thùc hiÖn nhiÖm vô ®−îc giao.
- VÒ ho¹t ®éng khoa häc c«ng nghÖ: Dï lµ chñ tr× hay tham gia, c¸c c«ng
tr×nh nghiªn cøu b¶n th©n ®Òu ®¹t kÕt qu¶ cao. Cã nh÷ng c«ng tr×nh ®−îc gi¶i
th−ëng nhµ n−íc, cã c«ng tr×nh ®−îc ®¸nh gi¸ xuÊt s¾c vµ ®−îc Bé Thuû s¶n
khen ngîi.
T«i xin cam ®oan nh÷ng lêi khai cña t«i trªn ®©y lµ ®óng, nÕu cã g× sai sãt t«i
xin chÞu hoµn toµn tr¸ch nhiÖm.
Ng−êi khai
NguyÔn V¨n QuyÒn
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 36
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
BẢN LÝ LỊCH
Họ tên: Đinh Văn Thành
Cơ quan: Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1
Địa chỉ: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ĐT: 043-8780407
Fax: 043-8273149
E-mail: thanhria1@yahoo.com
Đào tạo.
1995- 1996: Thạc sỹ. “So sánh hệ thống VAC cổ truyền và VAC cải tiến vùng đồng
bằng sông Hồng, Việt Nam”.
1971- 1975: Kỹ sư. Đại học tổng hợp Hà Nội.
Ngôn ngữ
Nghe Đọc Viết Nói
Tiếng Anh tốt tốt tốt tốt
Tiếng Việt tiếng mẹ đẻ
Nghề nghiệp
Vị trí Nhiệm vụ
2006 đến nay
Trưởng phòng chuyển giao
công nghệ thuỷ sản
Trưởng nhóm Việt nam hợp tác với Đại học Tây Úc về
phân tích chuối thị trường thương mại thuỷ sản vùng đông
bắc Việt Nam. Do ACIAR tài trợ
Chuyên gia kinh tế xã hội dự án Đa dạng sinh kế và phát
triển doanh nghiệp. Tiểu chương trình Hỗ trợ sinh kế
(GCP/INT/803/UK— LSP). Do FAO tài trợ.
2001-2005
Quyền trưởng phòng kinh tế
xã hội và khuyến ngư
Quản lý các hoạt động của phòng về kinh tế xã hội và
khuyến ngư.
Nghiên cứu chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản cấp
tỉnh.
Hợp tác với DFID về phân tích sinh kế.
Chuyên gai kinh tế xã hội cho dự án VIE/98/009/01/NEX.
Do UNDP tài trợ
1997- 2000
Trưởng nhóm nghiên cứu
kinh tế xã hội
Quản lý điều tra kinh tế xã hội trong nuôi trồng thuỷ sản
các tỉnh phía bắc. Dự án của Viện 1, kinh phí của chính
phủ Việt Nam
Chuyên gia kinh tế xã hội cho dự án VIE/96/007 ở Quảng
Bình. Do UNDP tài trợ
1995 - 1996
Học viên cao học, Viện công nghệ châu Á, Bangkok,
Thailand
1985 - 1995
Trợ lý nghiên cứu của phòng Di truyền chọn giống, Viện
1. Tham gia lớp tập huấn về Di truyền tại Czech, 1991
1976 - 1985
Trợ lý nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá nuôi
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 37
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
7- Chi tiết các dự án đã tham gia
2008: Xây dựng quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Điện Biên
2007: Điều tra và báo cáo cho dự án Đa dạng sinh kế và phát triển doanh nghiệp ở
Thừa Thiên Huế
2006: Điều tra và báo cáo cho dự án phân tích chuỗi thị trường thương mại thuỷ
sản ở các tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái
2001-2002: Chuyên gia quốc gia cho dự án UNDP/ VIE98/009/01/NEX vùng núi
phía bắc Việt nam.
2001: Làm việc với DFID về phân tich sinh kế và hỗ trợ lập kế hoạch ơt Thái
Nguyên, Quảng Trị và Long An.
1999: Trình bày báo cáo về hệ thống cá lúa kết hợp ở xã Hiển Khánh huyện Vụ
Bản tỉnh Nam Định ở hội nghị về “Tăng năng suất bền vững hệ thống cá lúa kết hợp ở hệ
sinh thái ngập lụt Nam và Đông nam Á, Hà Nội (13-15 tháng 10, 1999).
1997-1998: Chuyên gia kinh tế xã hội cho dự án Bảo tồng và phát triển các nguồn
lợi nông nghiệp ở Quảng Bình.
1985-1995: Trợ lý nghiên cứu chọn giống cá chép lai.
1976-1985: Trợ lý nghiên cứu sinh sản nhân tạo một số lài cá nước ngot như cá trắm cỏ
cá trôi Ấn Độ, cá mè trắng…
Ngày 25 tháng 10 năm 2008
Ký tên:
Đinh Văn thành
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 38
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
6.2. Phụ lục 2: Tóm tắt một số tài liệu tập huấn của dự án
Ghi chú: Các tài liệu tập huấn chi tiết đã nộp cho CARD là báo cáo giai đoạn 6 (MS6).
Trong phụ lục này, chúng tôi chỉ trình bày đề cương nội dung của một số tài liệu tập
huấn này.
1. Nội dung tầi liệu tập huấn về môi trường
GIỚI THIỆU
1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG AO NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
1.1. Tại sao phải quản lý môi trường?
1.1. Cái gì ảnh hưởng đến chất lượng nước
1.2. Quản lú môi trường ao nuôi.
2. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG.
2.1. Vùng nuôi và độ sâu mức nước
2.2. Nhiệt đọ nước
2.3. Độ trong
2.4. Màu nước
2.5. pH
2.6. Ôxy hoà tan
2.7. Nồng độ muối
2.8. Độ kiềm
2.9. COD và BOD
2.10. NH4+
2.11. PO4
2.12. NH3
2.13. NO2 và NO3
2.14. H2S
2.15. Fe2+ và Fe3+
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
3.1. Các phương pháp phân tích môi trường
3.2. Các tiêu chuẩn môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản
4. Thu và bảo quản mẫu
4.1. Nguyên tắc phân tich mẫu
4.2. Thu tục mẫu
5. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHOẺ TÔM
5.1. Điều kiện thời tiết khí hậu
5.2. Đặc điểm ao
5.3. Ảnh hưởng thời tiến đến môi trường ao nuôi
6. CÁC LƯU Ý TRONG QUẢN LÝ TÔM NUÔI
6.1. Khu vực địa lý và môi trường
6.2. Quản lý nuôi
7. CHUẨN BỊ AO NUÔI
7.1. Bón vôi
7.2. Sử dụng algaecide
7.3. Xử lý ao
7.4. Tẩy ao
7.5. Xử lý đáy và phiêu sinh
7.6. Quản lý màu nước
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 39
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2. Nội dung tài liệu tập huấn về bệnh
1. Bệnh MBV do virút
1.1 Triệu chứng
1.2 Phân bố và mùa vụ
1.3 Phòng và trị bệnh
2. Bệnh đốm trắng
2.1 Triệu chứng
2.2 Phân bố và mùa vụ
2.3 Phòng và trị bệnh
3. Bệnh đầu vàng
3.1 Triệu chứng
3.2 Phân bố và mùa vụ
3.3 Phòng và trị bệnh
4 . Bệnh do vi khuẩn
4.1 Triệu chứng
4.2 Phân bố và mùa vụ
4.3 Phòng và trị bệnh
5. Bệnh tôm bông
5.1 Triệu chứng
5.2 Phân bố và mùa vụ
5.3 Phòng và trị bệnh
6. Bệnh trùng hai tế bào
6.1 Triệu chứng
6.2 Phân bố và mùa vụ
6.3 Phòng và trị bệnh
7. Bệnh do sinh vật bám
7.1 Triệu chứng
7.2 Phân bố và mùa vụ
7.3 Phòng và trị bệnh
3. Nội dung tài liệu tập huấn về quản lý chất lượng sản phẩm
Phần 1. Chất lượng và quản lý chất lượng
1.1 Khái niệm về chất lượng
1.1.1 Các bên liên quan đến chất lượng
1.1.2 Các hoạt đọng tổng hợp của cơ quan quản lý chất lượng
1.2 Hiện trạng quản lý chất lượng
1.3 Phương pháp tiếp cận mới về quản lý chất chượng
1.3.1 Yêu cầu chất lượng khi gia nhập WTO
1.3.2 Quản lý chất lượng theo quá trình
1.4 Nhiệm vụ trong nuôi trồng thuỷ sản
Phần 2. Các mối nguy trong an toàn thực phẩm
2.1 Khái niệm
2.2 Mối nguy vật lý
2.2.1 Nguồn gốc
2.2.2 Tác hại
2.3 Mối nguy hoá học
2.3.1 Do loài
2.3.2 Từ môi trường
2.3.3 Trong quá trình bảo quản
2.4 Mối nguy sinh học
2.4.1 Vi khuẩn
2.4.2 Ký sinh trùng
2.4.3 Virus
2.5 Tổng hợp nguồn gốc các mối nguy
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 40
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Phần 3. Biến đổi chất lượng thuỷ sản sau khi chết
3.1 Nguyên nhân biến đổi chất lượng
3.1.1 Do men nội sinh
3.1.2 Thuỷ phân Protein
3.1.2 Ôxy hoá chất béo
3.1.3 Do vi khuẩn
3.2 Vi khuẩn trong sản phẩm tươi sồng
3.2.1 Vi khuẩn xâm nhập
3.2.2 Các sản phẩm hình thành do vi khuẩn xâm nhập
3.2.3 Hình thành Histamine
3.3 Chất lượng sản phẩm sau khi chết
3.3.1 Biến đổi về cảm quan
3.3.2 Biến đổi mùi vị
3.4 Ảnh hưởng bởi các yếu tố vật lý
3.4.1 Nhiệt độ
3.4.2 Ảnh hưởng do nhiệt độ và thời gian
Phần 4. Hướng dẫn thực hành xử lý sảm phẩm thuỷ sản sau thu hoạch.
4.1 Các phương pháp thu hoạch
4.2 Hình thức bảo quản nguyên liệu
4.2.1 Dùng không khí lạnh đối lưu
4.2.2 Trực tiếp với nước đá không rút nước
4.2.3 Trực tiếp với nước đá có rút nước
4.2.3 Gián tiếp với nước đá
4.2.5 Đánh giá các phương pháp bảo quản
4.3 Phương tiện vận chuyển
4.4 Kỹ thuật bảo quản, vận chuyển
4.5 Nguyên nhân biến đổi chất lượng
4.6 Các hình thức bảo quản, vận chuyển không phù hợp
4.6.1 Nhiệt độ cao và nắng nóng làm chất lượng biến đổi nhanh
4.6.2 Thời gian vận chuyển bảo quản kéo dài
4. Nội dung sổ ghi chép của các hộ mô hình
Phần 1: Các số liệu về ao nuôi và con giống
1.1 Về ao nuôi
1.2 Về xử lý ao
1.3 Về con giống
Phần II: Số liệu theo dõi hang ngày trong vụ nuôi
2.1 Về cho tôm ăn
2.2 Về môi trường ao nuôi
2.3 Về tỷ lệ tăng trưởng và các chỉ tiêu môi trường đo theo tuần
Phần 3: Chi phí sản xuất và thu nhập
3.1 Chi phí sản xuất
3.2 Thu nhập
Phần 4: Hệ số thức ăn (FCR)
Phần 5: Tỷ lệ tăng trưởng
Phần6: Tỷ lệ sống
Phần 7: Kích cỡ thu hoạch
Phần 8: Hạch toán kinh tế.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 41
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
6.3. Phụ lục 3: Danh sách nông hộ tham gia các lớp tập huấn
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 42
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 43
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 44
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 45
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 46
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 47
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 48
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 49
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_an_nong_nghiep_103__1239.pdf