Tính toán, thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho Cụm Công Nghiệp Kiến Thành - Long An với công suất 250m3/ngày đêm - Giai đoạn 1

TÓM TẮT KHÓA LUẬN Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay, hàng loạt các KCN - KCX được đầu tư và mở rộng. Đồng hành với sự phát triển đó giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh hàng ngày, đặc biệt là các nguồn thải từ các nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất của KCN - KCX. Trong đó, nước thải là một vấn đề khá nổi cộm. Cụm Công Nghiệp Kiến Thành là một trong những dự án đang được xây dựng tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. CCN đã đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải. Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Cụm Công Nghiệp Kiến Thành với công suất 250m3/ngày.đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên. Tính chất của nước thải KCN rất phức tạp, có sự dao động lớn, hàm lượng BOD5, SS cao. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa các thành phần độc hại như kim loai nặng, hóa chất khó mà xử lý triệt để bằng quá trình sinh học hay ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả xử lý của quá trình trên. Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ tham khảo từ các hệ thống XLNT đang vận hành với hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn. Công nghệ được sử dụng để xử lý nước thải KCN thường áp dụng là kết hợp giữa hai quá trình hóa lý và sinh học bao gồm các công trình như: bể keo tụ-tạo bông, bể Aeroten bùn hoạt tính (Aeroten truyền thống), bể Aeroten dính bám, bể USBF, bể Unitank, Mương Oxy hóa, bể lọc . Từ đó, đề xuất 2 phương án xử lý nước thải CCN Kiến Thành công suất 250m3/ngày.đêm, với: - Phương án 1 : Nước thải ® Rổ chắn rác ® Hầm bơm ® Lưới lọc rác tinh ® Bể keo tụ tạo bông ® Bể lắng 1 ® Bể USBF ® Bể Khử Trùng ® Lọc áp lực ® Sông Vàm Cỏ Đông - Phương án 2 : tượng tự phương án 1, nhưng sử dụng bể Aerotank – Lắng 2 thay thế cho bể USBF Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa chọn phương án 1 với lý do : - Đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005, Loại A. - Tính khả thi cao. - Vận hành đơn giản. - Tiết kiệm diện tích mặt bằng. - Giá thành xử lý 1m3 nước là 3.200 VNĐ, với phương án 2 là 3.500VNĐ/m3. Bên cạnh, HTXLNT được triển khai bản vẽ lắp đặt thiết bị cho toàn bộ hệ thống có thể ứng dụng trong thi công thực tế. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠNi TÓM TẮT KHÓA LUẬNii MỤC LỤCiv DANH SÁCH CÁC BẢNGviii DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼix DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼix DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮTx Chương 1. MỞĐẦU1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ1 1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1 1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1 1.3.1 Mục tiêu. 1 1.3.2 Nội dung. 2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2 1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết2 1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm2 1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. 2 Chương 2. TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN3 2.1 TỔNG QUAN KCN TẠI VIỆT NAM . 3 2.1.1 Các khái niệm3 2.1.2 Tổng quan KCN tại Việt Nam3 2.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP. 5 2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP. 8 2.3.1 Các phương pháp xử lý nước thải8 2.3.1.1 Xử lý cơ học. 8 2.3.1.2 Xử lý hóa học. 10 2.3.1.3 Xử lý sinh học. 11 2.3.2 Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN - KCX15 2.3.2.1 Hệ thống nước thải KCN Tân Tạo. 15 2.3.2.2 Hệ thống xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2. 17 . 17 2.3.2.3 Hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung I19 Chương 3. TỔNG QUAN CỤM CÔNG NGHIỆP KIẾN THÀNH22 3.1 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỤM CÔNG NGHIỆP. 22 3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN22 3.3 QUI MÔ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CCN22 3.3.1 Quy mô. 22 3.3.2 Tính chất cụm công nghiệp. 22 3.3.3 Phân khu chức năng. 23 3.3.4 Quy hoạch sử dụng đất23 3.3.4.1 Thiết kế san nền. 23 3.3.4.2 Hệ thống giao thông.23 3.3.4.3 Hệ thống cấp nước. 24 3.3.4.4 Hệ thống thoát nước. 24 3.3.4.5 Hệ thống cấp điện và phân phối điện. 25 3.3.4.6 Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn. 25 3.3.4.7 Công trình cây xanh mặt nước. 25 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY TRONG CỤM CÔNG NGHIỆP. 26 3.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CỘNG NGHIỆP. 26 3.5.1 Môi trường nước. 26 3.5.1.1 Nước ngầm26 3.5.1.2 Nước mặt27 3.5.1.3 Nước thải28 3.5.2 Hiện trạng môi trường không khí28 3.5.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại28 3.5.3.1 Công đoạn thu gom và phân loại29 3.5.3.2 Công đoạn vận chuyển. 29 Chương 4. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CỤM CÔNG NGHIỆP KIẾN THÀNH VỚI CÔNG SUẤT 250M3/NGÀY.ĐÊM . 30 4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI. 30 4.1.1 Tiêu chuẩn xử lý. 30 4.1.2 Tính chất nước thải30 4.1.3 Tính toán lưu lượng. 30 4.1.4 Mức độ cần thiết xử lí nước thải:30 4.1.5 Một số yêu cầu khác CCN Kiến Thành. 31 4.1.6 Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý. 31 4.2 PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ32 4.2.1 Phương án 1. 32 4.2.2 Phương án 2. 36 4.3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI. 39 4.3.1 Phương án 1. 39 4.3.1.1 Rổ chắn rác. 39 4.3.1.2 Hầm bơm39 4.3.1.3 Song chắn rác tinh. 40 4.3.1.4 Bể điều hòa. 40 4.3.1.5 Bể trộn. 40 4.3.1.6 Bể phản ứng. 41 4.3.1.7 Bể lắng I (Lắng đứng)41 4.3.1.8 Bể USBF. 42 4.3.1.9 Bể khử trùng. 42 4.3.1.10 Bể lọc áp lực. 43 4.3.1.10 Bể chứa bùn. 43 4.3.1.11 Sân phơi bùn. 43 4.3.2 Phương án 2. 44 4.3.2.1 Bể aerotank. 44 4.3.2.1 Bể lắng II44 4.4 TÍNH TOÁN KINH TẾ45 4.4.1 Dự toán kinh tế cho phương án 1. 45 4.4.1.1 Chi phí đầu tư cơ bản. 45 4.4.1.2 Chi phí quản lý vận hành. 45 4.4.1.3 Khấu hao tài sản và lãi suất45 4.4.1.4 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý. 45 4.4.2 Dự toán kinh tế cho phương án 2. 46 4.4.2.1 Chi phí đầu tư cơ bản. 46 4.4.2.2 Chi phí quản lý vận hành. 46 4.4.2.3 Khấu hao tài sản và lãi suất46 4.4.2.4 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý. 46 4.5 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN46 Chương 5. BẢN VẼ THI CÔNG48 5.1 KHÁI QUÁT48 5.1.1 Định nghĩa. 48 5.1.2 Ý nghĩa. 48 5.2 NHỮNG YÊU CẦU CỦA BẢN VẼ THI CÔNG48 5.2.1 Yêu cầu chung. 48 5.2.2 Yêu cầu về bản vẽ lắp đặt đường ống. 49 5.2.3 Yêu cầu về bản vẽ lắp đặt bơm, lắp đặt máy thổi khí49 5.2.5 Yêu cầu về bản vẽ lắp đặt các thiết bị khác. 49 5.3 CƠ SỞ THIẾT KẾ BỘ BẢN VẼ THI CÔNG50 5.3.1 Tuân thủ các tiêu chuẩn. 50 5.3.2 Mặt bằng khu xử lý. 51 5.3.3 Kỹ thuật lắp đặt ống. 51 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 53 6.1 KẾT LUẬN53 6.2 KIẾN NGHỊ. 54 PHỤ LỤC56 PHỤ LỤC 1 – TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ. 57 PHỤ LỤC 2 – DỰ TOÁN KINH TẾ84 PHỤ LỤC 3 – BẢNG VẼ THIẾT KẾ97

doc106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6420 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính toán, thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho Cụm Công Nghiệp Kiến Thành - Long An với công suất 250m3/ngày đêm - Giai đoạn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong bốn năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn bè. Với những kiến thức thầy cô truyền đạt, sự động viên của bạn bè và gia đình đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Chính vì vậy, xin chân thành cám ơn đến tất cả các thầy cô khoa Công Nghệ Môi trường trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Xin đặc biệt cám ơn thầy Phạm Trung Kiên. Cám ơn thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Duy Nhất người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này và tất cả các anh chị trong công ty Môi trường Việt Nam Xanh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Chân thành cám ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp DH05MT đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Quảng đời sinh viên là những kỷ niệm mình cùng có với nhau, luôn đoàn kết, cùng nhau chia sẻ vui buồn, cùng nhau giúp đỡ học tập. “DH05MT ơi, Vì Yêu nhé các bạn”. Cuối cùng, con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị, tất cả mọi người trong gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô và các bạn về khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cám ơn SVTH: Nguyễn Minh TÓM TẮT KHÓA LUẬN Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay, hàng loạt các KCN - KCX được đầu tư và mở rộng. Đồng hành với sự phát triển đó giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh hàng ngày, đặc biệt là các nguồn thải từ các nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất của KCN - KCX. Trong đó, nước thải là một vấn đề khá nổi cộm. Cụm Công Nghiệp Kiến Thành là một trong những dự án đang được xây dựng tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. CCN đã đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải. Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Cụm Công Nghiệp Kiến Thành với công suất 250m3/ngày.đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên. Tính chất của nước thải KCN rất phức tạp, có sự dao động lớn, hàm lượng BOD5, SS cao. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa các thành phần độc hại như kim loai nặng, hóa chất…khó mà xử lý triệt để bằng quá trình sinh học hay ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả xử lý của quá trình trên. Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ tham khảo từ các hệ thống XLNT đang vận hành với hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn. Công nghệ được sử dụng để xử lý nước thải KCN thường áp dụng là kết hợp giữa hai quá trình hóa lý và sinh học bao gồm các công trình như: bể keo tụ-tạo bông, bể Aeroten bùn hoạt tính (Aeroten truyền thống), bể Aeroten dính bám, bể USBF, bể Unitank, Mương Oxy hóa, bể lọc... Từ đó, đề xuất 2 phương án xử lý nước thải CCN Kiến Thành công suất 250m3/ngày.đêm, với: Phương án 1 : Nước thải ( Rổ chắn rác ( Hầm bơm ( Lưới lọc rác tinh ( Bể keo tụ tạo bông ( Bể lắng 1 ( Bể USBF ( Bể Khử Trùng ( Lọc áp lực ( Sông Vàm Cỏ Đông Phương án 2 : tượng tự phương án 1, nhưng sử dụng bể Aerotank – Lắng 2 thay thế cho bể USBF Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa chọn phương án 1 với lý do : Đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005, Loại A. Tính khả thi cao. Vận hành đơn giản. Tiết kiệm diện tích mặt bằng. Giá thành xử lý 1m3 nước là 3.200 VNĐ, với phương án 2 là 3.500VNĐ/m3. Bên cạnh, HTXLNT được triển khai bản vẽ lắp đặt thiết bị cho toàn bộ hệ thống có thể ứng dụng trong thi công thực tế. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii MỤC LỤC iv DANH SÁCH CÁC BẢNG viii DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ix DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ix DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT x Chương 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 1.3.1 Mục tiêu 1 1.3.2 Nội dung 2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết 2 1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm 2 1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 2 Chương 2. TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN 3 2.1 TỔNG QUAN KCN TẠI VIỆT NAM 3 2.1.1 Các khái niệm 3 2.1.2 Tổng quan KCN tại Việt Nam 3 2.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP 5 2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP 8 2.3.1 Các phương pháp xử lý nước thải 8 2.3.1.1 Xử lý cơ học 8 2.3.1.2 Xử lý hóa học 10 2.3.1.3 Xử lý sinh học 11 2.3.2 Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN - KCX 15 2.3.2.1 Hệ thống nước thải KCN Tân Tạo 15 2.3.2.2 Hệ thống xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 17 17 2.3.2.3 Hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung I 19 Chương 3. TỔNG QUAN CỤM CÔNG NGHIỆP KIẾN THÀNH 22 3.1 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỤM CÔNG NGHIỆP 22 3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 22 3.3 QUI MÔ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CCN 22 3.3.1 Quy mô 22 3.3.2 Tính chất cụm công nghiệp 22 3.3.3 Phân khu chức năng 23 3.3.4 Quy hoạch sử dụng đất 23 3.3.4.1 Thiết kế san nền 23 3.3.4.2 Hệ thống giao thông. 23 3.3.4.3 Hệ thống cấp nước 24 3.3.4.4 Hệ thống thoát nước 24 3.3.4.5 Hệ thống cấp điện và phân phối điện 25 3.3.4.6 Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn 25 3.3.4.7 Công trình cây xanh mặt nước 25 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY TRONG CỤM CÔNG NGHIỆP 26 3.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CỘNG NGHIỆP 26 3.5.1 Môi trường nước 26 3.5.1.1 Nước ngầm 26 3.5.1.2 Nước mặt 27 3.5.1.3 Nước thải 28 3.5.2 Hiện trạng môi trường không khí 28 3.5.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 28 3.5.3.1 Công đoạn thu gom và phân loại 29 3.5.3.2 Công đoạn vận chuyển 29 Chương 4. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CỤM CÔNG NGHIỆP KIẾN THÀNH VỚI CÔNG SUẤT 250M3/NGÀY.ĐÊM 30 4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 30 4.1.1 Tiêu chuẩn xử lý 30 4.1.2 Tính chất nước thải 30 4.1.3 Tính toán lưu lượng 30 4.1.4 Mức độ cần thiết xử lí nước thải: 30 4.1.5 Một số yêu cầu khác CCN Kiến Thành 31 4.1.6 Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý 31 4.2 PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 32 4.2.1 Phương án 1 32 4.2.2 Phương án 2 36 4.3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 39 4.3.1 Phương án 1 39 4.3.1.1 Rổ chắn rác 39 4.3.1.2 Hầm bơm 39 4.3.1.3 Song chắn rác tinh 40 4.3.1.4 Bể điều hòa 40 4.3.1.5 Bể trộn 40 4.3.1.6 Bể phản ứng 41 4.3.1.7 Bể lắng I (Lắng đứng) 41 4.3.1.8 Bể USBF 42 4.3.1.9 Bể khử trùng 42 4.3.1.10 Bể lọc áp lực 43 4.3.1.10 Bể chứa bùn 43 4.3.1.11 Sân phơi bùn 43 4.3.2 Phương án 2 44 4.3.2.1 Bể aerotank 44 4.3.2.1 Bể lắng II 44 4.4 TÍNH TOÁN KINH TẾ 45 4.4.1 Dự toán kinh tế cho phương án 1 45 4.4.1.1 Chi phí đầu tư cơ bản 45 4.4.1.2 Chi phí quản lý vận hành 45 4.4.1.3 Khấu hao tài sản và lãi suất 45 4.4.1.4 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý 45 4.4.2 Dự toán kinh tế cho phương án 2 46 4.4.2.1 Chi phí đầu tư cơ bản 46 4.4.2.2 Chi phí quản lý vận hành 46 4.4.2.3 Khấu hao tài sản và lãi suất 46 4.4.2.4 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý 46 4.5 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 46 Chương 5. BẢN VẼ THI CÔNG 48 5.1 KHÁI QUÁT 48 5.1.1 Định nghĩa 48 5.1.2 Ý nghĩa 48 5.2 NHỮNG YÊU CẦU CỦA BẢN VẼ THI CÔNG 48 5.2.1 Yêu cầu chung 48 5.2.2 Yêu cầu về bản vẽ lắp đặt đường ống 49 5.2.3 Yêu cầu về bản vẽ lắp đặt bơm, lắp đặt máy thổi khí 49 5.2.5 Yêu cầu về bản vẽ lắp đặt các thiết bị khác 49 5.3 CƠ SỞ THIẾT KẾ BỘ BẢN VẼ THI CÔNG 50 5.3.1 Tuân thủ các tiêu chuẩn 50 5.3.2 Mặt bằng khu xử lý 51 5.3.3 Kỹ thuật lắp đặt ống 51 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 6.1 KẾT LUẬN 53 6.2 KIẾN NGHỊ 54 PHỤ LỤC 56 PHỤ LỤC 1 – TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 57 PHỤ LỤC 2 – DỰ TOÁN KINH TẾ 84 PHỤ LỤC 3 – BẢNG VẼ THIẾT KẾ 97 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Quy hoạch sử dụng đất của CCN 23 Bảng 3.2: Danh sách các doanh nghiệp trong CCN 26 Bảng 3.3: Chỉ tiêu chất lượng nước ngầm tại khu vực CCN 26 Bảng 3.4: Chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại khu vực CCN 27 Bảng 3.5: Chỉ tiêu chất lượng không khí tại khu vực CCN 28 Bảng 4.1: Các thông số thiết kế và kích thước rổ chắn rác 39 Bảng 4.2: Các thông số thiết kế và kích thước hầm bơm 39 Bảng 4.3: Các thông số thiết kế và kích thước song chắn rác tinh 40 Bảng 4.4: Các thông số thiết kế và kích thước bể điều hòa 40 Bảng 4.5: Các thông số thiết kế và kích thước bể trộn 40 Bảng 4.6: Các thông số thiết kế và kích thước bể phản ứng 41 Bảng 4.7: Các thông số thiết kế và kích thước bể phản ứng 41 Bảng 4.8: Các thông số thiết kế và kích thước USBF 42 Bảng 4.9: Các thông số thiết kế và kích thước khử trùng 42 Bảng 4.10: Các thông số thiết kế và kích thước bồn lọc áp lực 43 Bảng 4.11: Các thông số thiết kế và kích thước bễ chứa bùn 43 Bảng 4.11: Các thông số thiết kế và kích thước sân phơi bùn 43 Bảng 4.12: Các thông số thiết kế và kích thước bể Aerotank 44 Bảng 4.13: Các thông số thiết kế và kích thước bể lắng II 44 Bảng 5.1 – Chiều dày ống thoát uPVC tối thiểu 52 Bảng 5.2 – Đường kính ngoài tương ứng với đường kính trong của ống 52 DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Tân Tạo 15 Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 17 Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung 19 Hình 4.1: Sơ đồ khối công nghệ xử lý theo phương án 1 32 Hình 4.2: Sơ đồ khối công nghệ xử lý theo phương án 2 36 DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand) COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) DO : Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen) F/M : Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio) MLSS : Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids) SS : Cặn lơ lửng (Suspended Solids) TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh KCN-KCX : Khu công nghiệp - Khu chế xuất CCN : Cụm Công Nghiệp HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải XLNT : Xử lý nước thải VSV : Vi sinh vật Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển kinh tế ngày càng được nâng cao, quá trình đô thị ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu đó các khu công nghiệp, khu chế xuất… ngày càng được mở rộng và đầu tư nhiều. Khu công nghiệp được hình thành mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho khu vực, thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, là nơi tập trung sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng trong và ngoài nước. Song, đồng hành với sự phát triển và những lợi ích đó là hàng loạt các tác động của chúng tới các vấn đề môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn…Trong đó, nước thải là vấn đề cấp bách nhất hiện nay, hàng loạt các trang web, báo chí đưa tin về tình trạng xã nước ô nhiễm chưa qua xử lý ở các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của cộng đồng. Vì vậy, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. 1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cụm công nghiệp Kiến Thành được thành lập năm 2007, hiện nay đang trong giai đoạn hoàn thiện các cơ sở hạ tầng. Để giải quyết tốt vấn đề nước thải của KCN khi đi vào hoạt động thì cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho toàn KCN. Nguồn xả thải của KCN là sông Vàm Cỏ Đông, để đảm bảo chất lượng các nguồn tài nguyên và bảo vệ các sinh vật sống trong khu vực sông nên các nguồn nước thải thải đều phải đạt tiêu chuẩn 5945 – 2005 Loại A. Chính vì vậy, thiết kế hệ thống xử lý nước thải cụm công nghiệp Kiến Thành đạt tiêu chuẩn 5945 – 2005 loại A là rất cần thiết. 1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Kiến Thành với công suất 250m3/ngày.đêm đạt tiêu chuẩn xả thải TCVN 5945:2005 loại A. Thiết lập các bản vẽ lắp đặt thiết bị khả thi theo điều kiện thực tế tại công trường. 1.3.2 Nội dung Khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải KCN-CCN gây ra. Các phương pháp đã và đang áp dụng thành công trong lĩnh vực xử lý nước thải ở các KCN – KCX – CCN. Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện hiện trạng và vị trí lắp đặt. Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Tính toán kinh tế và chọn lựa phương án khả thi. Triển khai bản vẽ lắp đặt thiết bị cho công trình. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết Sưu tầm, thu thập, tổng quan tài liệu. Nghiên cứu các tài liệu về công nghệ xử lý nước thải và các bản vẽ lắp đặt thiết bị. 1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm Thông qua quá trình thực tập tại công trình lắp đặt hệ thống XLNT đã hỗ trợ về: Khả năng đọc bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công. Trực tiếp lắp đặt. 1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Quy mô: Đề tài chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho CCN được xây dựng trong giai đoạn 1 với công suất 250m3/ngày.đêm. Đối tượng xử lý: chỉ xử lý nước thải thoát ra từ cống chung của CCN Nội dung: Thiết kế công nghệ. Triển khai bản vẽ chi tiết các công trình. Triển khai bản vẽ thi công lắp đặt thiết bị. Không bao gồm phần kết cấu Thời gian thực hiện khóa luận: bắt đầu ngày 01/03/09 & kết thúc ngày 30/06/08. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN 2.1 TỔNG QUAN KCN TẠI VIỆT NAM 2.1.1 Các khái niệm Khu công nghiệp là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp. Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. 2.1.2 Tổng quan KCN tại Việt Nam Trong những năm gần đây, hệ thống KCN, KCX ở Việt Nam phát triển trong bối cảnh mới: Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Việt Nam đang trở thành địa điểm thu hút các nhà đầu tư lớn và có uy tín trên thế giới, vấn đề môi trường, lao động trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như của các quốc gia trên thế giới đang diễn biến phức tạp và ngày càng bức xúc; giá cả, lạm phát, an ninh lương thực trên thế giới chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn... Bối cảnh trong nước và quốc tế đang đặt ra những cơ hội mới cùng với những thách thức mới cho các KCN, KCX, đòi hỏi các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách cần nhận thức đúng đắn và chủ động nắm bắt cơ hội, khắc phục khó khăn để phát triển ổn định, bền vững các KCN, KCX. Tính đến cuối tháng 5/2008, cả nước đã có 186 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 45.042 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 29.469 ha, chiếm 66,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 110 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 26.115 ha và 76 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 18.926 ha. Các KCN, KCX phân bố ở 52 tỉnh, thành phố trên cả nước; tập trung ở 3 vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm trên 60% tổng diện tích các KCN cả nước; vùng Đông Nam Bộ có 75 KCN (22.352 ha), Đồng bằng sông Hồng có 42 KCN (10.046 ha); Đồng bằng sông Cửu Long có 28 KCN (5.027 ha). Việc thành lập các KCN nhìn chung đều tuân thủ quy mô diện tích đã được phê duyệt tại Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2015, đồng thời các KCN có quy mô lớn được phân kỳ đầu tư để đảm bảo hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư. Cùng với dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng cao, thời gian gần đây, các KCN đạt kết quả tốt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN trong tổng vốn đầu tư thu hút được hàng năm trên cả nước luôn ở mức 40 - 45%. Năm 2007, các KCN đã thu hút được trên 8 tỷ USD vốn FDI, chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước. Tính đến cuối tháng 5/2008, các KCN cả nước đã thu hút được trên 3200 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 31,5 tỷ USD và 3.100 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 195 nghìn tỷ đồng. Riêng lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng KCN, có 31 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.755 triệu USD và 155 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư trên 61.160 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong thu hút đầu tư vào KCN thời gian qua là bên cạnh việc tiếp tục thu hút các dự án quy mô vừa, các KCN đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao như Samsung, Compal, Foxconn… Các dự án này sẽ có tác động lớn tới sự phát triển công nghiệp, thu hút lao động của địa phương trong thời gian tới, góp phần đáng kể tạo sự biến đổi về chất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương. Thực tế cho thấy, ngay từ khi đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, tác động lan tỏa của các dự án này đã được thể hiện rõ trong việc tạo việc làm cho người lao động địa phương và việc thu hút thêm các dự án vệ tinh đầu tư vào khu vực lân cận. Khó khăn, hạn chế: - Chất lượng xây dựng quy hoạch KCN ở một số địa phương còn hạn chế; Quy hoạch tổng thể phát triển KCN còn chưa đảm bảo tính bền vững và ổn định lâu dài - Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng một số KCN còn khó khăn, phức tạp - Môi trường KCN còn tồn tại những vấn đề bức xúc - Ở một số địa phương, điều kiện sống, làm việc, thu nhập của người lao động còn chưa được giải quyêt thỏa đáng 2.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP Tính đến nay cả nước có 186 KCN song một điều tra của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại là đang xây dựng hoặc có... kế hoạch xây dựng. Thậm chí, có tới 61 KCN còn chưa có cả kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm gần 40% tổng số KCN cả nước. Ngay cả ở những KCN đã có trạm xử lý nước thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, ở một số KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất…thì nước thải thải ra môi trường còn nguy hại hơn, bởi đây là những ngành nghề mang tính độc hại cao. Trong thời gian gần đây, mặc dù công tác bảo vệ môi trường KCN đã được coi trọng và cải thiện, có thêm một số KCN xây dựng và đưa vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trường KCN chưa được giải quyết. Các địa phương đã kiên quyết và sát sao trong việc đôn đốc xây dựng công trình xử lý nước thải song tốc độ chung còn chậm. Việc hoàn thành mục tiêu đến năm 2010 toàn bộ các KCN đã vận hành có hệ thống xử lý nước thải tập trung thực sự khó khăn. Để thực hiện mục tiêu này, trong hai năm tới cần có thêm 60 KCN xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung. Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và miền Bắc đều có rất ít KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện có hơn 20 khu công nghiệp, với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 3.800 ha. Mặc dù các KCN đã quan tâm đầu tư các hệ thống xử lý chất thải, nhưng vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Trong số 22 khu công nghiệp này, chỉ có 4 khu công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, 5 khu công nghiệp đang xây dựng, còn lại các khu công nghiệp khác chưa có. Đặc điểm vị trí của nhiều khu công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là gần các con sông, như Sông Hồng, Sông Cầu, Sông Nhuệ, Sông Đáy,…, Theo báo cáo hiện trạng môi trường nước Việt Nam, thì phần lớn các sông của các tỉnh phía Bắc chỉ đạt tiêu chuẩn nước loại B. Đặc biệt tại một số đoạn của sông Nhuệ, Sông Đáy, mức độ ô nhiễm đã lên đến mức nghiêm trọng. Tỉnh Bắc Giang hiện có gần 13.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, 9 khu công nghiệp tập trung trong đó thuộc tỉnh quản lý 2 khu với diện tích hơn 150ha (khu công nghiệp Đình Trám 101ha, khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng: 49,5 ha); 7 khu còn lại do các huyện quản lý. Tuy nhiên, trong số các khu công nghiệp đã được thành lập mới chỉ có KCN Đình Trám cơ bản xây xong hạ tầng; hai khu Song Khê - Nội Hoàng, Quang Châu vừa san lấp mặt bằng vừa xây dựng hạ tầng; còn khu Vân Chung hiện vẫn đang san lấp được 30%. Trong số 67 dự áp được cấp phép đầu tư tại các khu công nghiệp này, có 41 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo báo cáo của Ban quản lý KCN Bắc Giang, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn đều có bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm công tác bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT thì đa số các doanh nghiệp chưa đầu tư hệ thống xử lý môi trường bảo đảm theo đăng ký, không có báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống xử lý giảm thiểu ảnh hưởng tác động đến môi trường, không thực hiện chương trình quan trắc môi trường hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ theo tần suất như trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, ý thức chấp hành quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp chưa cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Hà Nội có 14 KCN, khu chế xuất cũng chỉ có 3/4 hệ thống xử lý nước hoạt động. Riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 20 KCN, khu chế xuất, mới chỉ có 1 hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động. Nhiều địa phuơng như Quảng Ngãi, Hải Dương cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống xử lý nước thải tập trung nào. Tại khu vực miền Trung chỉ có một số ít doanh nghiệp tự xử lý sơ bộ rồi đổ thẳng ra môi trường, phần lớn cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo nội dung đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Trong khi đó tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mặc dù phần lớn các doanh nghiệp trong khu đều có hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn theo thỏa thuận trước khi đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn khu, nhưng Ban quản lý KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương vẫn chưa kiểm soát được lượng nước thải đổ vào hệ thống chung. Ngoài ra, một số doanh nghiệp ở các KCN thành phố Hồ Chí Minh chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ; có doanh nghiệp vẫn sử dụng hệ thống xử lý đã xuống cấp, chất lượng xử lý nước thải không cao hoặc không vận hành hệ thống xử lý dẫn đến tình trạng quá tải của hệ thống xử lý tập trung. Cụ thể: Tỉnh Bình Dương là nơi có nhiều hệ thống xử lý nước thải tập trung nhất nhưng cũng chỉ có 7/23 hệ thống đang hoạt động. TP Hồ Chí Minh có 12/15 KCX- KCN đã xây dựng được các trạm xử lý nước thải tập trung với công suất xử lý trên 50.000m3/ngày, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm so với trước đây. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở TN&MT, vẫn còn gần 200 trong tổng số gần 1.000 doanh nghiệp trong các KCX- KCN chưa đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của các KCX- KCN Tỉnh Đồng Nai có 29 KCN, khu chế xuất nhất nước nhưng lại chỉ có 4/9 hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động. Tỉnh Long An có 18 KCN, hiện tại chỉ có 4/18 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mới vận hành nhà máy xử lý nước thải giai đoạn I với 8.500 mét khối/ngày/đêm, 7 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng, còn 7 khu công nghiệp khác chưa có hệ thống xử lý nước thải. Điều đáng lo ngại là hầu như các Ban quản lý KCN đều chưa có hệ thống quan trắc về môi trường mà giao cho các Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc do các chủ đầu tư thuê các đơn vị tư vấn thực hiện. Vì thế, Ban quản lý các khu công nghịêp cũng không nắm được thực trạng chất lượng nước thải của các doanh nghiệp nằm trong khu vực quản lý. 2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP 2.3.1 Các phương pháp xử lý nước thải Phân loại các phương pháp xử lý nước thải theo đặc tính của quy trình xử lý, gồm có: Xử lý cơ học. Xử lý hóa học. Xử lý sinh học. Hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh có thể gồm một vài công trình đơn vị trong các công đoạn xử lý cơ học, hóa học, sinh học và xử lý bùn cặn. 2.3.1.1 Xử lý cơ học Xử lý cơ học gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽ không thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm tách các chất lơ lửng, chất rắn dễ lắng ra khỏi nước thải, cặn có kích thước lớn loại bỏ bằng song chắn rác. Cặn vô cơ (cát, sạn, mảnh kim loại…) được tách ra khi qua bể lằng cát. Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo và là bước ban đầu cho xử lý sinh học. Đối với nước thải khu công, trong xử lý này thường có các thiết bị như: song chắn rác (SCR), bể vớt dầu, bể tuyển nổi, bể lắng đợt một, bể lọc. Song chắn rác, lưới lọc thường được đặt trước trạm bơm trên đường tập trung nước thải chảy vào hầm bơm, nhằm bảo vệ bơm không bị rác làm nghẹt. SCR và lưới chắn rác thường đặt vuông góc hoặc đặt nghiêng 45900 so với dòng chảy. Vận tốc nước qua SCR giới hạn từ 0,6 1m/s. Vận tốc cực đại dao động trong khoảng 0,75 1m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải. SCR và lưới chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở dạng sợi như giấy, rau cỏ, rác… được gọi chung là rác. Rác được lấy bằng thủ công, hay bằng các thiết bị tự động hoặc bán tự động. Rác sau khi thu gom thường được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Bể tách dầu mỡ được sử dụng để vớt bọt giúp loại bỏ dầu, mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây cản trở cho quá trình oxy hóa và khử màu… Bể lằng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn như xỉ than, cát,… chủ yếu là cát. Trong trạm xử lý nước thải, nếu cát không được tách khỏi nước thải, có thể ảnh hưởng lớn đến các công trình phía sau như cát lắng lại trong các bể gây khó khăn cho công tác lấy cặn (lắng cặn trong ống, mương,…), làm mài mòn thiết bị, rút ngắn thời gian làm việc của bể methane do phải tháo rửa cặn ra khỏi bể. Với các trạm xử lý khi lưu lượng nước thải > 100m3/ngày đêm cần thiết phải có bể lắng cát. Theo hướng dòng chảy của nước thải ở trong bể lắng cát, người ta phân loại: bể lắng cát ngang (đơn giản, dễ thi công), bể lắng cát đứng (diện tích nhỏ, quá trình vận hành phức tạp), bể lắng cát sục khí… Trong thực tế xây dựng thì bể lắng ngang được sử dụng rộng rãi nhất. Bể lắng đợt 1: có chức năng: Loại bỏ các chất rắn lắng được mà các chất này có thể gây nên hiện tượng bùn lắng trong nguồn tiếp nhận. Tách dầu, mỡ hoặc các chất nổi khác. Giảm tải trọng hữu cơ cho công trình xử lý sinh học phía sau. Bể lắng đợt 1 khi vận hành tốt có thể loại bỏ 50 70% SS, và 25  40% BOD5. Hai thông số thiết kế quan trọng cho bể lắng là tải trọng bề mặt (3245m3/m2.ngày) và thời gian lưu nước (1.5  2.5h). Bể lắng thường có dạng hình chữ nhật (lắng ngang) hoặc hình tròn (lắng ly tâm). Hệ thống thu gom bùn lắng và gạn chất nổi là bộ phận quan trọng của bể lắng. Bể lắng đợt 1 được đặt trước bể xử lý sinh học. Trước khi vào bể Aeroten hoặc bể lọc sinh học, hàm lượng chất lơ lửng trong nước không được quá 150mg/l. Thời gian lắng không dưới 1,5 giờ. Bể lắng đợt 2: có nhiệm vụ lắng các bông cặn có khả năng liên kết và có nồng độ lớn trên 1.000mg/l. Tốc độ lắng của bể phụ thuộc vào nồng độ cặn. Thời gian lắng và tải trọng bùn trên một đơn vị diện tích bề mặt là những thông số quyết định. Đó là những thông số và đặc tính của bùn hoạt tính ở bể Aeroten dùng để thiết kế bể lắng đợt 2. Bể lọc: Bể lọc có tác dụng tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho một số loại nước thải công nghiệp. Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải được 60% các tạp chất không hòa tan và 20% BOD. Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30  35% theo BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học. Các loại bể lọc giúp loại bỏ cặn lơ lửng làm cho nước trong trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thì sau khi qua bể lọc nước thải được khử trùng và xả vào nguồn. 2.3.1.2 Xử lý hóa học Thực chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải các chất phản ứng nào đó để gây tác động tới các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lắng hoặc tạo dạng chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Phương pháp xử lý hoá học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp. Trung hoà: dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính pH = 6,5-8,5. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách: trộn lẫn nước thải chứa axit và chứa kiềm; bổ sung thêm các tác nhân hoá học; lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà; hấp phụ nước thải chứa axit bằng nước thải chứa kiềm. Keo tụ: dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ (phèn) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong nước thải thành những bông có kích thước lớn hơn, trong quá trình lắng cơ học chỉ lắng được các hạt chất rắn huyền phù có kích thước >10-2mm, còn các hạt nhỏ ở dạng keo không thể lắng được. Ta có thể làm tăng kích thước các hạt nhờ tác dụng tương hổ giữa các hạt phân tán liên kết vào các tập hợp hạt để có thể lắng được. Muốn vậy cần trước hết là trung hoà điện tích giữa chúng, tiếp theo là liên kết chúng lại với nhau. Quá trình trung hoà điện tích các hạt là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông cặn lớn từ các hạt nhỏ là quá trình keo tụ. Ozon hoá: là phương pháp xử lý nước thải có chứa chất hữu cơ dạng hoà tan và dạng keo bằng Ozon. Ozon dễ dàng nhường Oxi nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ. Phương pháp điện hoá học: thực chất là phá huỷ các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách Oxi hoá điện hoá trên cực anot hoặc dùng để phục hồi các chất quý. Thông thường hai nhiệm vụ phân huỷ chất độc hại và thu hồi chất quý được thực hiện đồng thời. Khử khuẩn: dùng các hoá chất có tính độc hại đối với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, giun, sán... để làm sạch nứơc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào nguồn hoặc tái sử dụng. Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dùng hoá chất hoặc các tác nhân vật lý như Ozon, tia tử ngoại... Hoá chất dùng để khử khuẩn phải đảm bảo có tính độc đối với vi sinh vật trong thời gian nhất định sau đó phải được phân huỷ hoặc bay hơi không còn dư lượng gây độc cho người sử dụng hoặc vào các mục đích sử dụng khác. 2.3.1.3 Xử lý sinh học Xử lý sinh học là phương pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân hủy sinh hóa các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng thối rữa thành các chất ổn định với sản phẩm cuối cùng là cacbonic, nước và các chất vô cơ khác. Phương pháp xử lý sinh học có thể chia ra làm hai loại: xử lý hiếu khí và xử lý yếm khí trên cơ sở có oxy hòa tan và không có oxy hòa tan. Những công trình xử lý sinh hóa phân thành 2 nhóm: Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên. Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo. Những công trình xử lý sinh học thực hiện trong điều kiện tự nhiên là: cách đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học… Quá trình xử lý diễn ra chậm, dựa chủ yếu vào ôxy và vi sinh có ở trong đất và nước. Do đó, những công trình này đòi hỏi diện tích lớn và thời gian xử lý dài. Những công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo là: bể lọc sinh học (Biophin), bể làm thoáng sinh học (Aeroten)… Do các điều kiện nhân tạo, có sự tính toán và tác động của con người và máy móc mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, diện tích nhỏ hơn. Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hoàn toàn (xử lý sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90 – 95% và không hoàn toàn với BOD giảm tới 40 – 80%. Aerotank Bể Aeroten là công trình làm bằng bê tông, bê tông cốt thép… với mặt bằng thông dụng là hình chữ nhật. Hỗn hợp bùn và nước thải cho chảy qua suốt chiều dài bể. Nước thải sau khi xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hoà tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn và có thể là các hợp chất hữu cơ chưa phải là dạng hoà tan. Các chất lơ lửng làm nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển dần thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần to và lơ lửng trong nước. Chính vì vậy, xử lí nước thải ở Aeroten được gọi là quá trình xử lí với sinh trưởng lơ lửng của quần thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bông bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn màu nâu sẫm, là bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm sạch nước thải của Aeroten: Lượng oxy hòa tan trong nước. Điều kiện đầu tiên đảm bảo cho Aeroten có khả năng oxy hóa các chất bẩn hữu cơ với hiệu quả cao là phải cung cấp đầy đủ, liên tục lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật hiếu khí trong bùn hoạt tính. Lượng oxy có thể được coi là đủ khi nước thải ra khỏi bể lắng 2 có nồng độ oxy hòa tan là 2 mg/l. Thông thường oxy được cung cấp bằng hệ thống làm thoáng cơ học, thổi và sục khí nén, hoặc kết hợp cả hai. Thành phần dinh dưỡng đối với vi sinh vật: chủ yếu là nguồn cacbon (cơ chất hoặc chất nền được thể hiện bằng BOD) – chất bẩn hữu cơ dễ bị phân hủy hoặc bị oxi hóa bởi vi sinh vật. Ngoài BOD, cần lưu ý tới hai thành phần khác: nguồn Nitơ (NH) và nguồn phospho (ở dạng muối phosphat) là những chất dinh dưỡng tốt nhất cho vi sinh vật. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng cho xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí là BOD:N:P = 100:5:1. Thành phần chất dinh dưỡng ở nước thải sinh hoạt đã đạt tỷ lệ này. Nồng độ cho phép của chất bẩn hữu cơ có trong nước thải để đảm bảo cho Aeroten làm việc có hiệu quả. Nồng độ cơ chất trong môi trường ảnh hưởng nhiều tới đời sống của vi sinh vật. Các loại nước thải có thể xử lý bằng Aeroten có lượng BOD khoảng 500mg/l. Các chất có độc tính ở trong nước thải ức chế đến đời sống của vi sinh vật. Cần tiến hành xác định độc tính đối với vi sinh vật để tìm phương pháp xử lý thích hợp. Đối với nước thải có chất độc như kim loại nặng, các chất độc hữu cơ phải tiến hành phân tích cẩn thận và có biện pháp xử lý riêng (hấp phụ, trao đổi ion…) sau đó mới xử lý bằng phương pháp sinh học. Nồng độ muối vô cơ trong nước thải không quá 10g/l. pH của nước thải ảnh hưởng nhiều đến các quá trình hóa sinh của vi sinh vật, quá trình tạo bùn và lắng. pH thích hợp cho xử lý nước thải ở Aeroten là 6,5 8,5. Nhiệt độ: Nhiệt độ nước thải trong Aeroten có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của vi sinh vật. Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến chuyển hóa của vi sinh vật mà còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình hòa tan oxy vào nước cũng như khả năng kết hợp lắng của các bông cặn bùn hoạt tính. Nhiệt độ xử lý nước thải chỉ trong khoảng 6 370C, tốt nhất là 15 350C. Nồng độ các chất lơ lửng (SS) ở dạng huyền phù. Nếu nồng độ các chất lơ lửng không quá 100mg/l thì nên sử dụng bể lọc sinh học là thích hợp và nồng độ không quá 150mg/l là xử lý bằng Aeroten sẽ cho hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn là cao nhất. Với chất lượng chất rắn lơ lửng cao thường làm ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý. Thời gian lưu nước trong bể Aeroten là từ 18 giờ, không quá 12 giờ. Yêu cầu chung của các bể Aeroten là đảm bảo bề mặt tiếp xúc lớn giữa không khí, nước thải và bùn. Yêu cầu chung khi vận hành là nước thải đưa vào Aeroten cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25mg/l, pH = 6,59, nhiệt độ không nhỏ hơn 30oC. Sơ đồ xử lý trên bể Aeroten, ngoài các công trình chính ra còn có các công trình khác như: trạm bơm không khí, bơm bùn hoạt tính, bể lắng đợt 2, bể nén bùn và đường ống dẫn bùn, ống dẫn khí… Aerotank dính bám Bể Aeroten dính bám là một loại bể Aeroten cải tiến. Cấu tạo và chức năng của bể Aeroten dính bám cũng giống bể Aeroten bùn hoạt tính. Bên trong bể Aeroten có các vật liệu làm giá thể tiếp xúc cho các vi sinh vật dính bám và phát triển, các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. USBF Công nghệ lọc dòng ngược bùn sinh học USBF (Upflow Sludge Blanket Filter) được thiết kế dựa trên trên mô hình động học xử lý BOD, nitrate hoá (nitrification) và khử nitrate hóa (denitrification) của Lawrence và McCarty, Inc. lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ những năm 1900 sau đó được áp dụng ở châu Âu từ 1998 trở lại đây. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, hiện nay USBF lại là công nghệ mới, được nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần đây. Bể USBF gồm 3 module chính: ngăn thiếu khí (anoxic), ngăn hiếu khí (aerobic) và ngăn lọc bùn sinh học dòng ngược (USBF). Mương chảy tràn thu nước đầu vào nhằm hạn chế tác động của dòng vào đối với ngăn thiếu khí và tăng hiệu quả xáo trộn giữa dòng nước thải đầu vào và bùn tuần hoàn. Mương chảy tràn và thu nước đầu ra, ống thu bùn, bộ phận sục khí… Nguyên tắc hoạt động bể: Nước thải được loại bỏ rắn, sau đó, được bơm vào mương chảy tràn thu nước đầu vào cùng trộn lẫn với dòng tuần hoàn bùn. Hồn hợp nước thải và bùn hoạt tính chảy vào ngăn thiếu khí. Ngăn này có vai trò như là ngăn chọn lọc thiếu khí (Anoxic Selector) thực hiện hai cơ chế chọn lọc động học (Kinetic Selection) và chọn lọc trao đổi chất (Metabolism Selection) để làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật tạo bông nhằm tăng cường hoạt tính của bông bùn và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật hình sợi gây vón bùn và nổi bọt. Quá trình loại bỏ cacbon, khử nitrat và loại bỏ photpho diễn ra trong ngăn này. Sau đó, nước thải chảy qua ngăn hiếu khí nhờ khe hở dưới đáy ngăn USBF. Ở đây, ôxy được cung cấp nhờ các ống cung cấp khí qua một máy bơm. Nước thải sau ngăn hiếu khí chảy vào ngăn USBF và di chuyển từ dưới lên, ngược chiều với dòng bùn lắng xuống theo phương thẳng đứng. Đây chính là công đoạn thể hiện ưu điểm của hệ thống do kết hợp cả lọc và xử lý sinh học của chính khối bùn hoạt tính. Phần nước trong đã được xử lý phía trên chảy tràn vào mương thu nước đầu ra. Một phần hỗn hợp nước thải và bùn trong ngăn này được tuần hoàn trở laị ngăn thiếu khí. Công nghệ USBF để xử lý nước thải, là công nghệ cải tiến của quá trình bùn hoạt tính trong đó kết hợp 3 quá trình Anoxic, Aeration và lọc sinh học dòng ngược trong một đơn vị xử lý nước thải. Chính vì vậy bể USBF thể hiện nhiều ưu điểm, với chi phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì thấp nhưng đem lại hiệu qua xử lý cao, hạn chế mùi, lượng bùn sinh ra ít. Sự kết hợp 3 module trong cùng một bể có thể tiết kiệm được mặt bằng sử dụng. 2.3.2 Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN - KCX 2.3.2.1 Hệ thống nước thải KCN Tân Tạo  Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Tân Tạo Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp đã qua xử lí sơ bộ đạt tiêu chuẩn thông số thiết kế theo hệ thống ống dẫn vào trạm tăng áp. Sau đó được bơm vào bể gom và đi qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn. Tại đây có lắp đặt 4 bơm chìm, hoạt động theo chế độ tự động tùy vào lượng nước thải đổ vào bể theo những thời điểm khác nhau để bơm nước vào bể điều hòa. Nước thải trước khi được bơm vào bể điều hòa được đi qua trống quay để loại bỏ những vật có kích thước nhỏ. Khi lưu lượng nước từ bể gom vào trống quay khá lớn thì một phần sẽ được tháo trực tiếp vào bể điều hòa. Nước từ trống quay được đưa vào bể điều hòa. Tại bể điều hòa, nước được bơm lên bể trộn có lắp đặt một máy khuấy, hệ thống trích hóa chất ( xút, axit, PAC, Polyme). Hệ thống bơm trích hóa chất và cánh khuấy sẽ hoạt động đồng thời theo theo bơm nuớc thải đặt tại bể gom, riêng bơm hóa chất còn được điều khiển bởi hệ pH – controller được cài đặt theo chế độ tự động. Sau khi qua keo tụ, tạo bông nước thải sẽ tự chảy qua bể lắng ngang để tách bùn kết hợp với dầu trên bề mặt trước khi qua công trình sinh học. Tiếp tục nước tự chảy qua hệ thống unitank và được cấp không khí thống qua máy thổi khí hoạt động luân phiên và được phân phối đều trong bể nhờ hệ thống phân phối khí dạng xương cá đặt tại đáy bể. Sau thời gian lưu nước thích hợp, nước thải sẽ được bơm sang bể tách bùn nhờ 4 bơm chìm hoạt động luân phiên. Có hai bể tách bùn tuyển nổi khí hòa tan, mỗi bể có lắp đặt hai bơm cao áp hoạt động luân phiên. Hỗn hợp nước khí bùn chảy ngược lên phía trên đồng thời tách pha, bùn nổi trên mặt nước sẽ được thu gom vào 4 máng gom bùn nhờ hệ thống cánh gạt bùn. Bùn sẽ được gom ra ngoài theo đường ống vào bể gom bùn. Phần nước trong sau khi xử lí được dẫn qua máng khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn tách ra tại bể tách bùn được thu gom vào bể nén. Tại đây, một phần bùn được dẫn hồi lưu về bể arotank, phần bùn dư còn lại được xử lí bằng máy ép băng tải. Bánh bùn sau khi ép sẽ được đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. Nhận xét: Nước thải từ bể điều hòa sang arotank có nồng độ ô nhiễm (thức ăn cho vi sinh vật) thấp, thời gian lưu nước lâu nên vi sinh vật sẽ cạnh tranh thức ăn dẫn đến sinh khối phát triển ít, bùn hoạt tính hình thành không nhiều. Vì thê aerotank chỉ xử lý một phần rất nhỏ chất ô nhiễm trong nước thải Hiệu quả xử lý từng công trình đơn vị tại trạm xử lí như sau: bể điều hòa 50-55%, aerotank 10-15%, bể tách bùn 5-10%. 2.3.2.2 Hệ thống xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2  Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2 Nước thải từ hệ thống mương dẫn được tập trung vào hố gom nước thải sau khi qua song chắn rác thô. Nước khi vào đến hố gas đã được loại bỏ phần lớn rác có đường kính tương đối lớn, nhưng trong nước thải vẫn còn chứa nhiều các chất nổi chủ yếu là dầu mở từ khâu rửa máy móc nhà xưởng của các nhà máy. Lượng chất nổi này sẽ được tích lũy lại cho đến khi tạo thành lớp váng nổi tương đối dày và được công nhân vớt thủ công ra khỏi bể, đưa vào hố gom dầu mỡ. Công trình xử lý tiếp theo có thể là hệ thống sinh học unitank hoặc hệ thống xử lý hóa lý hoặc kết hợp cả hai hệ thống nếu cần thiết. Ngay tại hố thu gom nước thải sẽ đặt đầu kiểm tra của máy bioscan biomaster để kiểm tra độc tính của nước. Nước thải có nồng độ độc tính vượt mức cho phép hoặc độ pH không đạt sẽ được đưa vào bể báo động. Bể báo động có chức năng như là bể trung gian chứa nứơc thải trước khi được định lượng cho vào bể keo tụ tạo bông. Nước từ bể báo động được đưa qua bể đông tụ, ở đấy nước thải được hòa trộn hóa chất keo tụ tạo bông và điều chỉnh pH thích hợp; tiến hành khuấy trộn nhằm phân bố đều lựơng hóa chất vừa được thêm vào để tăng hiệu quả xử lý của bể lắng phía sau. Nước từ bể keo tu tạo bông được đưa vào bể lắng, tại đây nước dẽ được lắng tĩnh và các chất bẩn được tách dần qua hố gom bùn và máng thu chất nổi. Phần chất nổi thu từ bể lắng sẽ theo ống dẫn tự động chảy vào bồn thu gom chất thải rắn. Lượng bùn thu được từ bể này sẽ được xả bắng áp lực thủy tĩnh sang bể nén bùn. Nước thải sau khi được xử lý hóa lý sẽ quay trở lại bể điều hòa và được lưu giữ tại đây trước khi cho vào bể chính UNITANK. Trong trường hợp hệ thống tự động kiểm tra cho thấy nước thải không có chứa độc tố ảnh hưởng đến xử lý sinh học thì nước thải sẽ được bom trực tiếp từ bể thu gom vào bể đều hòa từ đó được dẫn vào bể sinh học. Nước từ bể điều hòa được bơm vào bể sinh học với lưu lượng cố định. Chế độ hoạt động của 3 bể sinh học hoạt động theo một chu kì gồm 21 pha: 20 pha đầu vừa làm chức năng lắng bùn và sục khí, pha thứ 21 được gọi là pha rửa. Nươc trong được tách ra từ bể B05 qua các máng tràn răng cưa theo ống dẫn qua hố thu gom nước thải sau xử lý. Bùn dư từ bể sinh học và bùn keo tụ được dẫn về bể nén bùn, sau đó cho qua máy li tâm làm khô bùn và được vận chuyển đi chôn lấp. Hệ thống có nhiều ưu điểm như: quá trình xử lý đơn giản và ổn định, không cần vể lắng I và II, không cần hệ thống tuần hòan bùn, giảm diện tích đất xây dựng và chi phí đầu tư, quá trình xử lý ít bị ảnh hưởng bởi tải lượng ô nhiễm đầu vào. Nước thải đầu ra trước khi xả ra nguồn tiếp nhận được cho qua hồ hoàn thiện. Nhận xét: Công nghệ kết hợp xử lý hóa lý và sinh học, phù hợp với tính chất nước thải vào, yêu cầu mức độ xử lý và điều kiện mặt bằng. Hệ thống hiện đại được tự động hóa bằng PLC. Tuy nhiên máy li tâm bùn tốn nhiều năng lượng 2.3.2.3 Hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung I  Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung Nước thải từ các nhà máy trong khu chế xuất Linh Trung được đưa về hố thu gom, tại đây nó sẽ được bơm qua song chắn rác vào bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo nên chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý phía sau, tránh hiện tượng quá tải. Bể điều hòa được lắp đặt hệ thống sụt khí để khuấy trộn và giảm một phần BOD. Nước sau khi trung hòa được luân phiên vào bể SBR. Bể SBR là khâu quan trọng nhất của nhà máy, được điều chỉnh tự động bằng chương trình trong tủ PLC. Quy trình xử lí của bể SBR ( Sequency Batch Reactor) gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn 1: Bơm nước vào bể Giai đoạn 2: Khuấy trộn Giai đoạn 3: Sục khí Giai đoạn 4: Lắng Giai đoạn 5: Xả nước Sau khi xử lí sinh học, nước thải được đưa vào bể chứa và bơm lên hai bộ lọc tinh. Tại đây các tạp chất lơ lửng, keo và vi khuẩn bị hoại. Trên bề mặt lọc có thanh gạt bùn, để tránh trường hợp tắt nghễn trên các thành lỗ rỗng. Bùn cặn từ bể lọc tinh được đưa trở lại bể điều hòa. Nước thải sau khi xử lý đưa qua bể tiếp xúc để khử trùng bằng Clorine và được đưa ra ngoài theo hệ thống cống rãnh của khu chế xuất. Độ ẩm của bùn từ SBR cao từ 98-99.5%. Do đó bùn cần được nén lại ở bể nén bùn trọng lực để giảm độ ẩm xuống 95-96%. Nước tách bùn được đưa ngược trở lại bể điều hòa. Máy làm khô cặn bằng lọc ép băng tải được sử dụng nhằm đưa độ ẩm của bùn về 15-25%. Sau khi được ép, bùn khô được xe chở bùn đưa đi thải bỏ. Nếu nước đầu ra chưa đạt yêu cầu thì được đưa trở lại xử lý qua bể than hoạt tính. Bể lọc than hoạt tính có phạm vi hấp phụ rất mạnh, phần lớn các hợp chất hữu cơ hòa tan được giữ lại trên bề mặt, các phân tử phân cực nhẹ thường là các chất tạo ra mùi, vị của nước và các phân tử có trọng lượng tương đối lớn được giữ lại trên bề mặt lớp than hoạt tính. Nhận xét: Công nghệ phù hợp với đặc điểm nước thải là có thể xử lý bằng vi sinh. Những ưu điểm chính của công nghệ xử lý là: công nghệ SBR kết hợp với sục khí và bể lắng trong cùng một bể, không cần hoàn lưu bùn, quá trình xử lý đơn giản, không cần bể lắng I và II, không cần hệ thống tuần hòan bùn, vận hành tự động, giảm diện tích đất xây dựng và chi phí đầu tư, quá trình xử lý ổn định: khi sinh khối thích nghi với 1 khoảng rộng nồng độ chất nền và DO thì quá trình xử lý không bị ảnh hưởng bởi tải lượng BOD, có khả năng xử lý đạt tiêu chuẩn cao, một bể SBR xử lý nước thải đô thị điển hình có thể xử lí với đầu ra như sau: BOD < 15mgl, TSS< 20mg/l, NH3-N< 2 mg/l, nitơ tổng < 10mg/l. Khi vận hành đúng các qui trình hiếu khí, thiếu khí và kị khí thì hệ thống SBR có khả năng khử được các hợp chất chứa nitơ, phospho. Bồn lọc sinh tinh và than hoạt tính cho phép loại bỏ gần hết COD và SS còn lại sau quá trình bùn hoạt tính. Chương 3 TỔNG QUAN CỤM CÔNG NGHIỆP KIẾN THÀNH 3.1 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỤM CÔNG NGHIỆP Khu công nghiệp Long Định - Long Cang được phê duyệt theo quyết định số 1000/QĐ-UB ngày 13/04/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về chi tiết Khu công nghiệp Long Định – Long Cang, huyện Cần Đước, Tỉnh Long An Công ty TNHH XD-DV-TM Kiến Thành đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Kiến Thành trên phần đất khu công nghiệp Long Định - Long Cang và UBND tỉnh Long An giao đất thành lập cụm công nghiệp theo quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 29/08/2006. Dự án đầu tư do Công ty chịu trách nhiệm. 3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Khu đất xây dựng Cụm công nghiệp Kiến Thành nằm cạnh lộ Long Định – Long Cang thuộc xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Phạm vi giới hạn cụ thể như sau: - Phía Đông giáp với khu tái định cư - Phía Tây giáp ranh đất khu công nghiệp Hoàng Long - Phía Nam giáp sông Vàm Cỏ Đông - Phía Bắc giáp lộ Long Định – Long Cang Cách QL 1A khoảng 9km 3.3 QUI MÔ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CCN 3.3.1 Quy mô Khu đầu tư xây dựng có quy mô 29,2765ha thuộc xã Long Can, huyện Cần Đước, tỉnh Long An 3.3.2 Tính chất cụm công nghiệp Các loại ngày công nghiệp có thể bố trí vào cụm công nghiệp: - Công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, thức ăn gia súc, chế tạo lắp ráp cơ khí, máy móc nông – ngư nghiệp, hữu cơ, phân bón. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: đồ dùng, bao bì, mỹ phẩm. - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu trang trí nội thất, cấu kiện là lắp ghép, tấm lợp gạch ốp lát, xi măng và một số ngành công nghiệp khác sản xuất các sản phẩm ít gây ô nhiễm. 3.3.3 Phân khu chức năng - Văn phòng điều hành cụm công nghiệp nằm phía Tây Bắc, giáp lô Long Định - Long Cang - Khu kho bãi bố trí phía Nam giáp sông Vàm Cỏ Đông - Khu xử lý nước thải đặt tại khu vực Tây Nam , kề sông Vàm Cỏ Đông - Hệ thống cây xanh bố trí dọc đường chính vào cụm công nghiệp, bao quanh các lô đất, khu xử lý nước thải và khu tái định cư - Khu vực bến cụm nằm cuối trục đường chính CCN 3.3.4 Quy hoạch sử dụng đất Bảng 3.1: Quy hoạch sử dụng đất của CCN STT  Loại đất  Diện tích (ha)  Tỷ lệ (%)   1  Đất nhà xưởng  19,030  65   2  Đất kho bãi  4,977  17   3  Đất xử lý nước thải  0,585  2   4  Đất giao thông  1,171  4   5  Đất hoa viên cây xanh  3,513 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV_10-6_final.doc
  • bakbanvekhoaluan11-7.bak