Tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi
Chuyển thẳng đứng thì m1 = 0,85. m2 - Hệ số điều kiện làm việc kể đến ảnh hưởng của phương pháp thi công cọc.Khi thi công trong đất sét có độ sệt cho phép khoan tạo lỗ và nhồi bê tông không cần ống vách, trong thời gian thi công mực nước ngầm thấp hơn mũi cọc lấy m2 = 1,0. Thi công trong các loại đất cần phải dùng ống chống vách và nước ngầm không xuất hiện trong lỗ (nhồi bê tông khô) thì lấy m2 = 0,9. Thi công trong các loại đất cần dùng ống vách và đổ bê tông dưới huyền phù sét thì lấy m2 = 0,7
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 24499 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHO CỌC KHOAN NHỒI
Xác định sức chịu tải của cọc theo phương dọc trục:
2.1.Xác định theo vật liệu làm cọc khoan nhồi:
Pvl = φ(Ra.Fa + m1. m2.Rb.Fb)
Trong đó: P - Sức chịu tải tính toán của cọc theo vật liệu;
Ra,Fa - Cường độ chịu nén tính toán và diện tích cốt thép dọc trong cọc;
Rb,Fb - Cường độ chịu nén của bê tông và diện tích mặt cắt ngang của thân cọc (phần bê tông);
φ - Hệ số uốn dọc của cọc. Khi móng cọc đài thấp, cọc xuyên qua các lớp đất khác với các loại kề dưới thì φ = 1. Khi cọc xuyên qua than bùn, đất sét yếu, bùn cũng như khi móng cọc đài cao, sự uốn dọc được kể đến trong phạm vi chiều dài tự do
của cọc. Chiều dài tự do (lo) của cọc được tính từ đế đài đến bề mặt lớp đất có khả năng đảm bảo độ cứng của nền hoặc đến đáy lớp đất yếu. Trị số của φ lấy theo bảng (2.1).
Bảng 2.1: Hệ số uốn dọc φ .
ltt - Chiều dài tính toán của cọc, thường lấy: ltt = lo + 6d.
Với d - Đường kính của cọc;
b - Bề rộng của cạnh cọc.
m1 - Hệ số điều kiện làm việc, đối với cọc được nhồi bê tông qua ống dịch
chuyển thẳng đứng thì m1 = 0,85. m2 - Hệ số điều kiện làm việc kể đến ảnh hưởng của phương pháp thi công cọc.Khi thi công trong đất sét có độ sệt cho phép khoan tạo lỗ và nhồi bê tông không cần ống vách, trong thời gian thi công mực nước ngầm thấp hơn mũi cọc lấy m2 = 1,0. Thi công trong các loại đất cần phải dùng ống chống vách và nước ngầm không xuất hiện trong lỗ (nhồi bê tông khô) thì lấy m2 = 0,9. Thi công trong các loại đất cần dùng ống vách và đổ bê tông dưới huyền phù sét thì lấy m2 = 0,7
2. 2. Xác định sức chịu tải của cọc theo tính chất cơ lý đất nền:
1-Trường hợp tổng quát
Sức chịu tải cực hạn của cọc được xác định như sau:
Trong đó:
Qu: khả năng mang tải cực hạn của cọc;
Qs: sức kháng hông cực hạn dọc theo thân cọc;
Qp: sức kháng mũi cực hạn ở mũi cọc;
WP: trọng lượng của cọc.
Thành phần ma sát hông (sức kháng hông) Qs:
Trong đó:
qs: sức kháng hông đơn vị trung bình cực hạn của đất xung quanh cọc;
As: diện tích xung quanh thân cọc.
Thành phần sức kháng mũi Qp:
Trong đó:
qp: sức kháng đơn vị cực hạn của đất dưới mũi cọc;
Ap: diện tích tiết diện ngang tại mũi cọc, trong trường hợp cọc khoan nhồi mở rộng đáy thì Ap chính là diện tích phần đáy mở rộng.
Công thức tính sức chịu tải cực hạn của cọc có thể viết lại như sau:
Sức chịu tải cho phép của cọc được xác định như sau:
Trong đó:
FS: hệ số an toàn thường chọn từ 2 ¸ 4;
W: hiệu số giữa trọng lượng cọc và đất mà cọc chiếm chỗ (có xét đến đẩy nổi của nước).
Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy rằng: dưới tải trọng cho phép, chuyển vị của đầu cọc khá nhỏ nhưng sức kháng hông được huy động khá lớn. Tuy nhiên tại chuyển vị này, sức kháng mũi mới chỉ huy động một phần khá nhỏ. Do đó sức chịu tải cho phép của cọc được viết như sau;
Trong đó:
FSs = 2 ¸ 2.5: hệ số an toàn cho sức kháng hông;
FSp = 2.5 ¸ 3: hệ số an toàn cho sức kháng mũi.
2-Trường hợp cọc trong đất dính
Trong đó:
a: hệ số lực dính kể đến sự chiết giảm sức chống cắt không thoát nước trung bình của đất nền xung quanh thân cọc;
Su: sức chống cắt không thoát nước của đất, theo TOMLINSON, M.J. (1957) và HOLMBERG, S. (1970) thì hệ số a được xác định từ hình 2.1.
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa hệ số lực dính và sức chống cắt không thoát nước của đất.
Giá trị Su có thể nhận được từ kết quả thí nghiệm trong phòng dựa trên mẫu đất nguyên dạng hay thí nghiệm cắt cánh hiện trường.
Giả sử trọng lượng của vật liệu cọc và trọng lượng của đất mà cọc chiếm chỗ không khác nhau nhiều (nghĩa là W = 0) thì đối với tính toán thiết kế sức kháng mũi đơn vị cực hạn của đất dưới mũi cọc được xác định như sau:
Trong đó:
Nc: hệ số sức chịu tải, theo SKEMPTON, A.W. (1957), WHITAKER, T. và COOKE, R.W. (1965) đã cho thấy rằng giá trị Nc có thể nhỏ hơn 9 cho đất sét yếu và sét cứng.
cu: sức chống cắt không thoát nước của đất dưới chân cọc.
Sức chịu tải của cọc trong đất dính được xác định như sau:
3-Trường hợp cọc trong đất rời
Trong đó:
ks : hệ số áp lực đất;
: ứng suất hữu hiệu trong đất theo phương vuông góc mặt cọc;
: ứng suất hữu hiệu trong đất tại độ sâu tính toán ma sát hông tác dụng lên cọc;
ja : góc ma sát giữa đất và cọc, theo TOMLNSON, M.J. (1977) đề nghị giá trị
(j: góc ma sát trong của đất).
Giá trị Ks rất khó xác định, nó phụ thuộc vào dung trọng ban đầu của cát, phương pháp thi công cọc, hình dáng và chiều sâu cọc. Giá trị Ks tin cậy cần phải được suy luận từ những thí nghiệm tải cọc tại hiện trường Koizumi (1971) đã nghiên cứu thấy rằng giá trị Ks giảm theo chiều sâu cọc và có thể có giá trị nhỏ hơn hệ số áp lực của đất ở trạng thái nghỉ, K0. FLEMING, W.G.K (1984) đã tìm thấy giá trị Ks nằm trong khoảng 0.7 ¸ 0.9 và thường được sử dụng hợp lý cho cọc khoan nhồi.
Trong đó:
Np: hệ số sức chịu tải mũi, phụ thuộc vào góc ma sát của đất dưới mũi cọc j (j: được xác định từ chỉ số SPT – N) được xác định từ hình 2.2;
: ứng suất hiệu quả theo phương thẳng đứng tại vị trí mũi cọc.
Sức chịu tải của cọc trong đất dính được xác định như sau:
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa j0, hệ số sức chịu tải, chỉ số SPT – N
(theo PECK, HANSEN và THORNSURN, 1974)
2.3. Xác định chịu tải của cọc theo các công thức lý thuyết
Hiện nay có nhiều công thức lý thuyết xác định sức chịu tải của cọc, tất cả các
công thức này đều xác định sức chịu tải của cọc thông qua các chỉ tiêu, đặc trưng cơ lý của đất nền (γ, φ, c...). Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, kết quả tính toán theo phương pháp này có khác nhiều so với kết quả thí nghiệm.
2.3.1.Theo 20 TCN 21 – 86
Sức chịu tải tính toán của cọc được xác định theo biểu thức sau:
Trong đó:
m – Hệ số điều kiện làm việc. Trong điều kiện tựa lên đất sét có độ no nước G<0,85 lấy m=0,8, trong các trường hợp còn lại lấy m=1;mr – Hệ số điều kiện làm việc của đất dưới mũi cọc, lấy mr =1 trong mọi trường hợp. Với cọc có mở rộng đáy bằng cách nổ mìn thì mr =1,3, khi thi công cọc có mở rộng đáy bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước thì lấy mr =0,9;
R – Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc (T/m2);
F – Diện tích mũi cọc (m2) lấy như sau:
- Đối với cọc nhồi không mở rộng đáy và đối với cọc trụ, lấy bằng diện tích tiết diện ngang của chúng;
- Đối với cọc nhồi có mở rộng đáy và đối với cọc trụ, lấy bằng diện tích tiết diện ngang của phần mở rộng tại chỗ có đường kính lớn nhất của cọc;
- Đối với cọc ống nhồi bê tông lấy bằng diện tích tiết diện ngang của ống kể cả thành ống;
- Đối với cọc ống nhân đất (không nhồi bê tông), lấy bằng diện tích tiết diện ngang của thành ống;
mf – Hệ số điều kiện làm việc của đất ở mặt bên của cọc, phụ thuộc vào phương pháp tạo lỗ khoan, lấy theo bảng (2.2);
fi – Ma sát bên của đất và thân cọc, lấy theo bảng (2.3);
Bảng 2.2: Bảng hệ số điều kiện làm việc mf theo công thức (3.25)(Theo 20TCN 21-86)
Bảng 2.3: Bảng tra fi (Theo 20TCN 21-86)
2.3.2. Theo TCXD 195 – 1997
Sức chịu tải cực hạn của cọc được dự tính dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu đất trong phòng được xác định gồm 2 thành phần ma sát hông và sức chống mũi:
Trong đó:
Qu, Qs, Qp: sức chịu tải cực hạn, ma sát bên và sức kháng mũi cực hạn của cọc;
fs: lực ma sát bên đơn vị giữa cọc và đất;
qp: cường độ chịu tải của đất ở mũi cọc;
As: diện tích của mặt bên cọc;
Ap: diện tích tiết diện mũi cọc.
Sức chịu tải cho phép của cọc tính theo công thức:
hoặc
Trong đó: FSs, FSp và FS là hệ số an toàn. Giá trị của FS, FSp hoặc FS được lựa chọn tuỳ theo phương pháp tính toán.
Thành phần ma sát bên đơn vị giữa cọc và đất fs và cường độ chịu tải của đất ở mũi cọc qp được xác định như sau:
Lực ma sát hông đơn vị giữa cọc và đất fs:
Cường độ chịu tải của đất ở mũi cọc qp:
Trong đó:
Ca: lực dính giữa cọc và đất;
sv: ứng suất theo phương thẳng đứng do tải trọng của cột và đất;
Ks: hệ số áp lực ngang trong đất;
ja: góc ma sát giữa cọc và đất nền;
svp: ứng suất theo phương thẳng đứng tại độ sâu mũi cọc;
g: trọng lượng thể tích của đất nền (T/m3);
c: lực dính của đất (T/m3);
d: đường kính tiết diện cọc;
Nc, Nv, Ng: hệ số sức chịu tải phụ thuộc chủ yếu vào góc ma sát trong j của đất và hình dạng mũi cọc.
- Đối với cọc trong đất dính
Trong đó:
cu: sức chống cắt không thoát nước của đất nền, xác định theo kết quả thí nghiệm trong phòng hoặc thí nghiệm cắt cánh tại hiện trường;
Nc: hệ số sức chịu tải, lấy bằng 6.
Lực ma sát hông đơn vị giữa cọc và đất fs:
Trong đó: a là hệ số không thứ nguyên, lấy bằng 0.3 ¸ 0.45 cho sét dẻo cứng và bằng 0.6 ¸ 0.8 cho sét dẻo mềm. Trị giới hạn của fs trong đất dính có thể lấy bằng 1 kG/cm2.
Hệ số an toàn sử dụng trong trường hợp này lấy như sau:
FS = 2.5 ¸ 3.0
FSs = 2.0 ¸ 2.5
FSb = 2.5 ¸ 3.0
- Đối với cọc trong đất rời
Trong đó:
: ứng suất hữu hiệu theo phương thẳng đứng tại độ sâu mũi cọc;
Nq: hệ số sức chịu tải của cọc, phụ thuộc vào góc
Với j1 là góc ma sát trong của đất nền trước khi thi công cọc, tra theo hình 2.3
Hình 2.3. Mối quan hệ giữa Nq và j0
(theo BEREZANTZEV, V.G. (1961)
Lực ma sát hông đơn vị giữa cọc và đất fs:
Trong đó:
Ks: hệ số áp lực ngang trong đất;
: ứng suất hữu hiệu tại độ sâu tính toán ma sát bên;
ja: góc ma sát giữa đất nền và mặt bên cọc.
Giá trị của Ks.tanja phụ thuộc vào giá trị (: góc ma sát trong của đất nền trước khi thi công cọc) được tra ở hình 2.4
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa Ks.tgj và j
Các giá trị qp và fs trong đất rời ở những độ sâu lớn hơn độ sâu tới hạn zc thì có thể lấy bằng các giá trị tương ứng ở độ sâu tới hạn.
Trị số tới hạn zc đối với cọc khoan nhồi được xác định như sau (với )
j = 280 ® j = 350 ®
j = 330 ® j = 370 ®
Hệ số an toàn sử dụng trong trường hợp này có thể lấy bằng:
FS = 2.5 ¸ 3.0, FSs = 2.0 ¸ 2.5, FSb ³ 2.0¸ 3.0
2.3.3.Theo TCXD 205-1998
Đây là tiêu chuẩn hiện hành, được sử dụng để tính toán sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lý của đất:
Trong đó:
m: hệ số điều kiện làm việc của cọc, trong điều kiện móng tựa trên đất sét có độ no nước G < 0.85 thì m = 0.8, trong các trường hợp còn lại m = 1;
mR: hệ số điều kiện làm việc của phản lực đất nền dưới mũi cọc.
Lấy mR = 1 trong mọi trường hợp trừ trường hợp cọc mở rộng đáy bằng nổ mìn . Còn khi thi công có mở rộng đáy bằng phương pháp đổ bêtông dưới nước thì lấy mR = 0.9;
qp: cường độ chịu nén giới hạn của đất nền dưới mũi cọc (T/m2) được xác định như sau:
Đối với đất hòn lớn có chất độn là cát và đối với đất cát trong trường hợp cọc nhồi có và không có mở rộng đáy:
Trong đó:
hệ số không thứ nguyên lấy trong bảng tra theo tiêu chuẩn (xem bảng 2.6) theo góc nội ma sát j1;
: dung trọng tính toán trung bình của các lớp đất trên mũi cọc (T/m3);
: dung trọng tính toán của đất nền dưới mũi cọc (T/m3) khi đất no nước có kể đến sự đẩy nổi trong nước;
dp: đường kính cọc nhồi (m);
L: chiều dài cọc (m);
Ap: diện tích tiết diện ngang của cọc (m2);
u: chu vi mặt cắt ngang của mũi cọc (m);
mf: hệ số điều kiện làm việc của đất ở mặt bên của cọc phụ thuộc vào phương pháp khoan tạo lỗ đối với cọc đổ bêtông dưới nước hoặc dung dịch sét thì mf = 0.6;
fi: lực ma sát giới hạn của các lớp đất (T/m2), được xác định theo bảng tra trong tiêu chuẩn;
li: chiều dày lớp đất thứ riêng rẽ mà cọc xuyên qua (m).
Đối với đất sét, cọc nhồi có hoặc không có mở rộng đáy thì giá trị qp (T/m2) lấy theo bảng tra trong tiêu chuẩn.
Baûng2.4. Caùc heä soá A0k, B0k, α vaø β
Kí hieäu caùc heä soá
Caùc heä soá A0k, B0k, α vaø β khi caùc
trò tính toaùn cuûa goùc ma saùt trong cuûa ñaát φI, (0)
23
25
27
29
31
33
35
37
39
Aok
Bok
9.5
18.6
12.6
24.8
17.3
32.8
24.4
45.5
34.6
64
48.6
87.6
71.3
127
108
185
163
260
α khi
4
5
7.5
10
12.5
15
17.5
20
22.5
≥25
0.78
0.75
0.68
0.62
0.58
0.55
0.51
0.49
0.46
0.44
0.79
0.76
0.7
0.65
0.64
0.58
0.55
0.53
0.51
0.49
0.8
0.77
0.7
0.67
0.63
0.61
0.58
0.57
0.55
0.54
0.82
0.79
0.74
0.7
0.67
0.65
0.62
0.61
0.6
0.59
0.84
0.81
0.76
0.73
0.7
0.68
0.66
0.65
0.64
0.63
0.85
0.82
0.78
0.75
0.73
0.71
0.69
0.68
0.67
0.67
0.85
0.83
0.8
0.77
0.75
0.73
0.72
0.72
0.71
0.7
0.86
0.84
0.82
0.79
0.7
0.76
0.75
0.75
0.74
0.74
0.87
0.85
0.84
0.81
0.80
0.79
0.78
0.78
0.77
0.77
Β khi
dp =
≤ 0.8m
< 4 m
0.31
0.25
0.31
0.21
0.29
0.23
0.27
0.22
0.26
0.21
0.25
0.20
0.24
0.19
0.28
0.18
0.28
0.17
2.3.4.Theo công thức của A. Caqout
P = Pf + Pp
Trong đó:
+ Pf - Sức kháng bên do ma sát xung quanh thân cọc tạo ra:
Với γt- Dung trọng tự nhiên của đất từ mũi cọc trở lên;
h - Chiều sâu của cọc trong đất;
φ - Góc nội ma sát của đất ;
f – Hệ số ma sát của đất, xác định như sau
- f do ma sát : f = sin 0,7 φ
- f do dính bám :
u - Chu vi tiết diện ngang thân cọc.
+ Pp - Sức kháng mũi do phản lực của đất ở mũi cọc gây ra
Đất rời:
Đất dính:
Với: F - Diện tích tiết diện ngang thân cọc
Po = γt*h
c - Lực dính đơn vị của đất.
2.3.5. Công thức của J.Benebened
Công thức của J.Benebened cũng xác định P như công thức của A.Caqout, trong đó Pf tính tương tự, còn Pp tính theo công thức sau:
2.3.6. Công thức của H.Porr
P = Pf + Pp
Trong đó:
2.3.7. Công thức của A.Skempton
P = 9.c.F + 0,45.c.u.h
Với c là lực dính đơn vị của đất
2.3.8. Theo viện nghiên cứu thiết kế xây dựng thành phố Bắc Kinh
Sức chịu tải cho phép của cọc đơn được tính theo công thức sau
Trong đó:
d: đường kính thân cọc (m);
fi: ma sát hông cho phép của tầng thứ i (kN/m2);
Li: chiều dài hữu hiệu trong phạm vi bề dày tầng thứ I (không kể đến chiều cao phần mở rộng đáy), m;
Ap: diện tích tiết diện ngang của đáy cọc mở rộng (m2);
n: hệ số chiết giảm của sức chịu tải cho phép tùy theo sự gia tăng diện tích mũi cọc. Hệ số n được xác định từ thực nghiệm như bảng 2.4;
Rj: sức chịu tải cho phép của tầng đất ở mũi cọc (phụ thuộc vào tầng đất và độ sâu).
Bảng 2.5. hệ số n
Đường kính mở rộng đáy
0.8
1.2
1.6
2.0
2.4
2.6
3.0
3.5
N
1
0.755
0.612
0.532
0.48
0.443
0.428
0.398
2.4.Theo kết quả từ thí nghiệm xuyên động (SPT).
Thí nghiệm xuyên động (SPT) được thực hiện bằng ống tách đường kính 5,1cm, dài 45cm, đóng bằng búa rơi tự do nặng 64kg, chiều cao rơi là 76cm, thực hiện trong lỗ khoan. Khi thí nghiệm, đếm số búa để đóng cho từng đoạn 15cm ống lún vào đất, 15cm đầu không tính, chỉ dùng giá trị số búa cho 30cm sau là N búa, được ký hiệu là N30 được xem là số búa tiêu chuẩn N
2.4.1.Theo tiêu chuẩn thiết kế ASSHTO (1992) của Mỹ
Sức chịu tải cực hạn của được xác định như sau:
Trong đó:
Qu: khả năng mang tải cực hạn của cọc;
Qs: sức kháng hông cực hạn dọc theo thân cọc;
QT: sức chịu tải cực hạn do sức chống đầu mũi cọc;
WP: trọng lượng của cọc có xét đến lực đẩy nổi của nước;
d, D: đường kính thân cọc và mũi cọc;
li: chiều dày của lớp đất thứ i tiếp xúc với cọc;
fsi: lực ma sát hông đơn vị giữa cọc và lớp đất thứ i;
qT: sức kháng đơn vị của đất tại đầu mũi cọc.
+Đối với cọc trong đất dính
Trong đó:
a: hệ số không thứ nguyên lấy bằng 0.55;
cu: sức chống cắt không thoát nước của đất nền xung quanh cọc.
Trong đó:
Nc là hệ số sức chịu tải, được tính theo công thức sau:
h: chiều dài cọc chôn trong đất, m;
cu: sức chống cắt không thoát nước của đất nền dưới mũi cọc.
FR = 1, khi D £ 1.9m (75 inch)
và a£ 0.015
và 0.5 £ b £ 1.5
Giá trị cut, cu: được xác định theo kết quả thí nghiệm trong phòng hoặc thí nghiệm cắt cánh tại hiện trường.
+Đối với cọc trong đất rời
Trong đó:
và 0.25 £ bI £ 1.2, hi tính bằng m;
dung trọng của đất của lớp thứ i (có xét đến đẩy nổi);
hi: độ sâu trung bình của lớp đất thứ i.
- Khi D £ 1.3m (50 inch) thì:
và
- Khi D > 1.3m thì:
Trong đó: N là chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT) của đất ở mũi cọc.
2.4.2.Công thức của Meyerhof (1956)
Trong đó:
Qu – Sức chịu tải của cọc;
K1 = 400 cho cọc đóng và 120 cho cọc khoan nhồi;
K2 = 2 cho cọc đóng và 1 cho cọc khoan nhồi;
N - Số búa dưới mũi cọc.
Ntb - Số búa trung bình suốt chiều dài cọc;
Hệ số an toàn áp dụng cho công thức trên là Fs =2,5 - 3,0;
Fc –Diện tích tiết diện ngang thân cọc;
Lc – Chiều dài cọc;
u – Chu vi thân cọc.
Hệ số an toàn khi tính sức chịu tải theo thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn lấy từ 2,5-3,0.
2.4.3. Theo công thức của Nhật Bản:
Trong đó: Na – Chỉ số SPT của đất dưới mũi cọc;
Ns – Chỉ số SPT của lớp cát bên thân cọc;
Ls – Chiều dài đoạn cọc nằm trong đất cát (m);
Lc – Chiều dài đoạn cọc nằm trong đất dính (m);
C – Lực dính của đất dính ;
d – đường kính cọc;
α - Hệ số phụ thuộc vào phương pháp thi công cọc;
- Cọc bê tông cốt thép thi công bằng phương pháp đóng α = 30
- Cọc khoan nhồi: α = 15
2.5.Tính sức chịu tải của cọc theo kết quả xuyên tĩnh (CPT)
Đối với cọc trong đất dính
- Sức chịu tải ở mũi cọc:
Tương quan giữa sức chống cắt không thoát nước cu và sức chống xuyên mũi qc là:
Trong đó:
Nc: hệ số sức chịu tải, lấy bằng 6.
- Lực ma sát đơn vị tác dụng lên mặt bên cọc:
Trong đó: a là hệ số không thứ nguyên, lấy bằng 0.3 ¸ 0.45 cho sét dẻo cứng và bằng 0.6 ¸ 0.8 cho sét dẻo mềm.
Hệ số an toàn sử dụng cho phương pháp này như sau:
FS = 2.0 ¸ 3.0, FSs = 1.5 ¸ 2.0, FSb = 2.0¸ 3.0
Đối với cọc trong đất rời
- Sức chịu tải ở mũi cọc:
Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc qp được tính từ sức chống xuyên đầu mũi qc theo tương quan
Trong đó: np là hệ số tương quan được xác định theo bảng 2.6
Bảng 2.6. bảng tra hệ số np
Loại đất
Sức chống xuyên qc (kG/cm2)
25
50
75
100
150
200
Cát sỏi
0.80
0.65
0.54
0.45
0.35
0.30
Cát hạt thô
0.70
0.55
0.45
0.36
0.27
0.23
Cát hạt mịn
0.60
0.47
0.39
0.31
0.22
0.18
- Lực ma sát đơn vị tác dụng lên mặt bên cọc
Trong đó: ns là hệ số tương quan thực nghiệm (bảng 2.7).
Bảng 2.7. Bảng tra hệ số ns
Loại đất
Sức chống xuyên qc (kG/cm2)
25
100
200
Cuội sỏi
0.0125
0.008
0.0055
Cát thô, cát trung
0.01
0.006
0.0043
Cát mịn
0.007
0.005
0.003
Hệ số an toàn trong trường hợp này được quy định như sau
FS = 2.0 ¸ 3.0, FSs = 2.0 ¸ 3.0, FSb = 1.5¸ 2.0