Tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun và một số yếu tố liên quan của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị

Tình trạng dinh dưỡng của trẻem từ12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị Tỷ lệ SDD trẻ em tại khu vực nghiên cứu là rất cao: SDD thể nhẹ cân là 53,9% (CN/T); thể thấp còi 67,1% (CC/T) và thể gầy còm 14,5%(CN/CC). Tỷ lệ SDD ở tất cả các thể đều có xu hướng tăng lên theo độ tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng SDD của trẻ trai và trẻ gái ở cả 3 thể.

pdf76 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun và một số yếu tố liên quan của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, tỷ lệ SDD thể gầy còm lại cao nhất ở nhóm tuổi từ 12 -17 tháng (21,5%). 20 30 10 55.2 66.3 15.3 52.9 69.7 13.1 0 10 20 30 40 50 60 70 Kinh Vân Kiều Pakoh Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm Biểu đồ 3.6. Phân bố tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo nhóm dân tộc 41 Nhận xét: Tỷ lệ SDD ở trẻ người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pakoh cao hơn so với nhóm trẻ người Kinh ở tất cả các chỉ số 55,2% và 52,9% so với 20% (SDD thể nhẹ cân); 66,3% và 69,7% so với 30% (SDD thể thấp còi) và 15,3% và 13,1% so với 10% (SDD thể gầy còm). Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em người Vân Kiều và người Pakoh gần tương đương nhau. 3.3. Thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ và gia đình Bảng 3.4. Thời gian bắt đầu ăn bổ sung, lọai thức ăn đầu tiên Thực hành ăn bổ sung n % Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm (n=687) Dưới 6 tháng tuổi Từ 6 tháng tuổi 170 517 24,7 75,3 Loại thức ăn đầu tiên của trẻ (n=687) Nước cơm Bột ngũ cốc tự làm Bột dinh dưỡng/bột sữa Nấu cháo Cơm nhai/nhá Bột rồng vàng 0 120 82 107 5 373 0 17,5 11,9 15,6 0,7 54,3 Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy hầu hết trẻ được cho ăn bổ sung sau 6 tháng (75,3%), 24,7% các bà mẹ cho con ăn dặm trước 6 tháng. Loại thức ăn đầu tiên của trẻ chủ yếu là bột rồng vàng (54,3%), 17,5% ăn bột ngũ cốc tự làm, 15,6% ăn cháo và 11,9% trẻ ăn bột sữa. 42 Bảng 3.5. Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và gia đình Thực hành nuôi dưỡng trẻ n % Những loại thức ăn hiện tại trẻ đang sử dụng (n=687) Bột ngũ cốc tự làm Bột dinh dưỡng/bột sữa Cháo (cháo nấu/cháo gói) Cơm nhai Cơm bình thường như người lớn Khác 5 9 226 13 610 10 0,7 1,3 32,9 1,9 88,8 1,5 Hình thức chế biến thức ăn cho trẻ (n= 687) Chế biến thức ăn riêng cho trẻ Không chế biến thường xuyên cho trẻ Cho trẻ ăn như người lớn trong gia đình 95 147 445 13,8 21,4 64,8 Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn như người lớn (n=687) Dưới 12 tháng Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng Từ 24 tháng trở lên 161 388 42 27,2 65,7 7,1 Nhận xét : Bảng 3.7 cho thấy trẻ ở độ tuổi 12 đến 36 tháng tuổi nhưng có đến 64,8% gia đình thường xuyên cho trẻ ăn như chế độ ăn chung với người lớn trong gia đình. Chỉ có 13,8% gia đình biết chế biến thức ăn riêng cho trẻ vì trẻ đang nhỏ. Hiện tại có 88,8% trẻ ăn cơm bình thường như người lớn, 32,9% trẻ hiện đang ăn cháo, còn lại 4,8% là các loại thức ăn khác 43 Về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn chế độ ăn như người lớn cũng rất sớm: 27,2% trẻ ăn chế độ ăn như người lớn trong gia đình từ lúc trẻ dưới 1 năm tuổi; 65,7% trẻ bắt đầu chế độ ăn chung với gia đình khi trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi. Chỉ có 7,1% gia đình cho trẻ ăn chế độ ăn chung với người lớn trong gia đình khi trẻ trên 24 tháng tuổi. 3.4. Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ khi bị bệnh Bảng 3.6. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ Mắc bệnh trong 2 tuần qua Tiêu chảy Ho, sốt n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Có 193 29,7 359 52,8 Không 456 70,3 321 47,2 Tổng 687 100,0 680 100,0 Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy trong 2 tuần qua có 29,7% số trẻ bị mắc tiêu chảy và 52,8% số trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp 39.2 0.9 1.8 11.1 1.8 3.8 0.6 2.3 76.9 3.8 14.3 85.9 16.5 2.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tự mua thuốc uống Đến cơ sở y tế Đến cơ sở tư nhân Đến y tế thôn bản Tự kiếm thuốc nam Cúng giàng Không làm gì NKHH Tiêu chảy Biều đồ 3.7. Giải pháp của bà mẹ khi trẻ bị tiêu chảy và NKHH 44 Nhận xét: Biểu đồ 3.8 cho thấy khi trẻ bị tiêu chảy hoặc NKHH phần lớn các bà mẹ thường đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được điều trị (76,9% trẻ bị tiêu chảy và 85,9% trẻ bị NKHH). Bên cạnh đó, cũng có một số bà mẹ tự mua thuốc hoặc lấy lá cây theo kinh nghiệm dân gian cho trẻ uống (tiêu chảy: 11,1% tự mua thuốc, 39,2% uống thuốc nam; NKHH: 14,3% tự mua thuốc) Đặc biệt còn có một bộ phận nhỏ còn cúng giàng (3,8%); 2,3% và 2,9% các bà mẹ không có can thiệp gì khi con bị tiêu chảy và NKHH. 33.8 24 29.5 8.4 Như bình thường Nhiều hơn bình thường Ít hơn bình thường Kiêng/ngừng ăn Biểu đồ 3.8. Cho ăn khi trẻ bị tiêu chảy Nhận xét: Về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy, chỉ có 24,0% bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường khi trẻ bị tiêu chảy. Số bà mẹ còn lại có cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ chưa đúng khi trẻ bị tiêu chảy: chỉ cho trẻ ăn như bình thường (33,8%); cho trẻ ăn ít hơn bình thường (29,5%), thậm chí không cho trẻ ăn hoặc ăn kiêng (8,4%). 45 3.5. Tình trang nhiễm giun của trẻ Bảng 3.7. Tình trạng nhiễm giun của trẻ (n=680) Tình trạng nhiễm giun của trẻ n % Tỷ lệ nhiễm giun chung 215 31,6 Tỷ lệ nhiễm giun đũa 167 24,6 Tỷ lệ nhiễm giun tóc 42 6,2 Tỷ lệ nhiễm giun móc 44 6,5 Nhận xét : Trong số 680 trẻ được xét nghiệm mẫu phân thì có 31,6% trẻ bị nhiễm giun, trong đó chủ yếu là nhiễm giun đũa (24,6%), tiếp theo là giun móc(6,5%) và giun tóc (6,2%). 46.1 95.2 81.8 47.3 4.8 9.1 6.6 0 9.1 0 20 40 60 80 100 Nhẹ Trung bình Nặng Giun đũa Giun tóc Giun móc Biểu đồ 3.9. Mức độ nhiễm giun theo từng loại giun Nhận xét: Đối với 167 trẻ nhiễm giun đũa thì số trẻ bị nhiễm ở mức nhẹ là 46,1%, gần tương đương với số trẻ bị nhiễm ở mức trung bình là 47,3%, chỉ có 6,6% trẻ bị nhiễm ở mức độ nặng. Còn với nhiễm giun tóc, hầu hết nhiễm ở mức độ 46 nhẹ (95,2%), chỉ có 4,8% trẻ bị nhiễm ở mức độ trung bình, không có trẻ nhiễm giun tóc ở mức độ nặng. Đối với những trẻ nhiễm giun móc, 81,8% trẻ nhiễm ở mức độ nhẹ; 9,1% nhiễm ở mức độ trung bình và 9,1% nhiễm ở mức độ nặng Biểu đồ 3.10. Tình trạng bội nhiễm giun ở trẻ Nhận xét: Hầu hết trẻ chỉ nhiễm một loại giun (26%), chỉ có 5,6% trẻ nhiễm 2 loại giun và không có trẻ nào nhiễm cả 3 loại giun. Bảng 3.8. Tình trạng bội nhiễm giun theo từng loại giun Nhiễm giun n=215 % Nhiễm 1 loại giun (n=177) Giun đũa 131 74,0 Giun tóc 16 9,0 Giun móc 30 16,9 Bội nhiễm giun Giun đũa+tóc 12 5,6 Giun đũa+móc 24 11,2 Giun tóc+móc 2 0,01 Giun đũa+tóc+móc 0 0 Không nhiễm 68% 1 loại 26% 2 loại 6% 47 Nhận xét : Đối với nhiễm 1 loại giun, có 74,0% trẻ chỉ nhiễm giun đũa, 16,9% trẻ đơn nhiễm giun móc và 9% trẻ chỉ nhiễm giun tóc. Đối với nhiễm 2 loại giun, có 11,2% trẻ nhiễm giun đũa+móc, 5,6% trẻ nhiễm giun đũa+tóc và 0,01% trẻ nhiễm giun tóc+móc. Không có trẻ nào nhiễm cả 3 loại giun. 20.5 5.5 74 30.7 5.6 63.7 0 20 40 60 80 100 12-23 tháng 24-36 tháng Không nhiễm 2 loại 1 loại Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ bội nhiễm giun theo nhóm tuổi Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm một loại giun ở nhóm trẻ 24-36 tháng (30,7%) cao hơn ở nhóm 12-23 tháng (20,5%). Tỷ lệ bội nhiễm giun ở cả 2 nhóm tuổi là tương đương nhau. 40% 16.3% 0% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Vân Kiều Pakoh Kinh Biểu đồ 3.12. Tình trạng nhiễm giun của trẻ phân bố theo nhóm dân tộc 48 Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em người Vân Kiều cao nhất và cao hơn nhóm trẻ em người Pakoh và người Kinh (40% so với 16,3% và 0%). 3.6. Thực hành chăm sóc vệ sinh cho trẻ của bà mẹ và gia đình Bảng 3.9. Hành vi chăm sóc vệ sinh cho trẻ Hành vi chăm sóc vệ sinh cho trẻ Đặc điểm n % Tỷ lệ bà mẹ thường xuyên rửa tay cho trẻ (n=687) Không rửa tay cho trẻ Lý do không rửa tay cho trẻ Không có thói quen rửa tay cho trẻ Thiếu nước Khác 266 210 7 45 38,7 81,1 2,7 17,5 Tỷ lệ rửa/lau đít cho trẻ sau khi trẻ đi cầu (n=684) Không rửa/lau đít cho trẻ Lý do không rửa/lau đít cho trẻ sau khi đi cầu Không có thói quen Thiếu nước/thiếu giấy lau Khác 52 24 3 23 7,6 48,0 6,0 46,0 Tỷ lệ bà mẹ mặc quần cho trẻ (n=687) Không mặc quần cho trẻ Lý do bà mẹ không mặc quần cho trẻ Bà mẹ thấy không cần thiết Thiếu quần áo Khác 286 113 98 75 41,6 39,4 34,1 26,3 49 Tỷ lệ bà mẹ thường xuyên đi dép cho trẻ (n=687) Không đi dép cho trẻ Lý do bà mẹ không mang dép cho trẻ Bà mẹ thấy chưa cần thiết Thiếu dép Khác 449 232 92 123 65,4 51,9 20,6 27,5 Tỷ lệ trẻ có xổ giun trước điều tra (n=687) 96 14,0 Nhận xét: Thực hành của bà mẹ để chăm sóc vệ sinh cho trẻ cũng rất hạn chế. 38,7% bà mẹ không thường xuyên rửa tay cho trẻ vì không có thói quen (81,1%), thiếu nước (2,7%) và những lý do khác (17,5%). Vẫn có 7,6% bà mẹ không thường xuyên lau đít hoặc rửa đít cho trẻ sau khi trẻ đi cầu vì lý do không có thói quen thực hành, thiếu giấy vệ sinh, thiếu nước và những lý do khác. Đặc biệt có 41,6% trẻ không thường xuyên được mặc quần (ở truồng) vì các bà mẹ cho rằng không cần thiết mặc quần cho trẻ (39,4%), thiếu quần áo cho trẻ (34,1%). Phần lớn trẻ em không thường xuyên đi dép (65,4%), chủ yếu vì các bà mẹ thấy chưa cần thiết (51,9%), thiếu dép (20,6%) và lý do khác (27,5%). Trong số được điều tra chỉ có khoảng 14% số trẻ đã có tẩy giun. 50 3.7. Các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun ở trẻ em Bảng 3.10. Tình trạng nhiễm các loại giun theo lứa tuổi Nhận xét: Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ trẻ bị nhiễm giun tăng theo lứa tuổi, trẻ trên 24 tháng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ trong độ tuổi từ 12-23 tháng với p<0,05. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa giữa 2 nhóm tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Nhóm tuổi Tỷ lệ nhiễm giun Trẻ 12-23 tháng tuổi (n=310 ) Trẻ 24-36 tháng tuổi (n=382 ) OR 95% CI p n % n % Nhiễm giun chung Có 80 26,0 135 36,3 OR=0,6 0,44-0,86 p<0.05 Không 228 74,0 237 63,7 Nhiễm giun đũa Có 63 20,5 104 28,0 OR=0,7 0,46-0,95 p<0.05 Không 245 79,5 268 72 Nhiễm giun tóc Có 20 6,5 22 5,9 OR=1,1 0,59-2,07 p>0.05 Không 288 93,5 350 94,1 Nhiễm giun móc Có 14 4,5 30 8,1 OR=0,5 0,28-1,04 p>0.05 Không 294 95,5 342 91,9 51 Bảng 3.11. Các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun ở trẻ Tình trạng nhiễm giun Yếu tố liên quan Không nhiễm (%) Nhiễm giun (%) OR 95%CI p Nguồn nước (n=676) Nguồn nước an toàn Nguồn nước không an toàn 71,8 67,9 28,2 32,1 OR=1,2 (0,69-2,08) p>0,05 Nhà vệ sinh (n=675) Hố xí hợp vệ sinh Không có hố xí/không hợp vệ sinh 67,5 68,3 32,5 31,7 OR=0,9 (0,49-1,90) p>0,05 Thói quen vệ sinh sau khi trẻ đi cầu (n=676) Rửa tay thường xuyên Không rửa tay thường xuyên 67 70,5 33 29,5 OR=0,85 (0,61-1,19) p>0,05 Thói quen lau/rửa đít cho trẻ sau đi cầu (n=673) Rửa/lau đít cho trẻ sau đi cầu Không rửa/lau đít 69,8 49,0 30,2 51,0 OR=2,4 (1,35-4,27) p<0,05 Thói quen mặc quần cho trẻ (n=676) Thường xuyên mặc quần cho trẻ Không thường xuyên mặc quần 70,5 65,2 29,5 34,8 OR=1,3 (0,92-1,77) p>0,05 Thói quen đi dép cho trẻ (n=676) Thường xuyên đi dép cho trẻ Không thường xuyên đi dép cho trẻ 71,1 66,9 28,9 33,1 OR=1,2 (0,86-1,72) p>0,05 52 Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm giun của nhóm trẻ không có thói quen lau/rửa đít sau khi đi cầu cao hơn ở nhóm được bà mẹ thường xuyên rửa/lau đít cho trẻ sau khi đi cầu (51% so với 30,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Độ tuổi của trẻ cũng có liên quan đến tình trạng nhiễm giun của trẻ có ý nghĩa thống kê. Trẻ trên 24 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ dưới 24 tháng tuổi (36,3% so với 26%) (p<0,05,χ2 test). Các yếu tố khác như nguồn nước, nhà vệ sinh hay việc thực hành vệ sinh sau đi cầu, thói quen không mặc quần, không đi dép cho trẻ không ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm giun của trẻ. 3.8. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thể nhẹ cân Tình trạng dinh dưỡng (CN/T) Yếu tố liên quan Không SDD (%) SDD (%) OR 95%CI p Độ tuổi của trẻ (n=690) ≥ 24 tháng tuổi < 24 tháng tuổi 42,6 50,3 57,4 49,7 OR=0,7 0,54-0,99 p<0,05 Tình trạng thiếu gạo ăn (n=686) Không thiếu gạo ăn Thiếu gạo ăn 52,9 40,9 47,1 59,1 OR=1,6 1,2-2,2 p<0,05 Tình trạng kinh tế hộ gia đình (n=684) Không có sổ hộ nghèo 49,7 50,3 OR=1,4 1,02-1,88 Tình trạng nhiễm giun chung (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun Trẻ bị nhiễm giun 45,5 47,0 54,5 53,0 OR=0,94 0,68-1,30 p>0,05 Tình trạng nhiễm giun đũa (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun đũa 44,9 55,1 OR=0,85 0,6-1,2 53 Trẻ bị bị nhiễm giun đũa 49,1 50,9 p>0,05 Tình trạng nhiễm giun móc (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun móc Trẻ bị nhiễm giun móc 46,3 40,9 53,7 59,1 OR=1,25 0,67-2,32 p>0,05 Tình trạng bệnh tiêu chảy 2 tuần qua (n=648) Trẻ không bị ỉa chảy 2 tuần qua Trẻ bị ỉa chảy 2 tuần qua 48,8 38,9 51,2 61,1 OR=1,5 1,06-2,11 p<0,05 Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp 2 tuần qua (n=679) Trẻ không bị NKHH 2 tuần qua Trẻ bị NKHH 2 tuần qua 49,5 43,0 50,5 57,0 OR=1,3 0,96-1,76 p>0,05 Chế biến chế độ ăn của trẻ (n=686) Chế biến thức ăn riêng cho trẻ Không chế biến riêng cho trẻ 45,3 46,2 54,7 53,8 OR=0,96 0,62-1,49 p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ SDD nhẹ cân có chiều hướng tăng theo tuổi, trẻ ≥ 24 tháng tuổi có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao hơn trẻ dưới 24 tháng tuổi với p<0,05. Có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế của các hộ gia đình với tình trạng SDD thể nhẹ cân, những gia đình thiếu gạo ăn có tỷ lệ trẻ SDD cao hơn 1,6 lần so với gia đình không thiếu gạo ăn (OR=1,6; p<0,05). Gia đình có sổ hộ nghèo có tỷ lệ trẻ SDD cao hơn 1,4 lần so với gia đình không có sổ nghèo (OR=1,4; p<0,05). Trẻ có bị tiêu chảy trong 2 tuần qua có nguy cơ SDD nhẹ cân cao hơn trẻ không bị tiêu chảy, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=1,5; p<0,05). Không thấy có mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun và tình trạng SDD thể nhẹ cân. 54 Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thể thấp còi Tình trạng dinh dưỡng (CC/T) Yếu tố liên quan Không SDD (%) SDD (%) OR 95%CI p Độ tuổi của trẻ (n=690) ≥ 24 tháng tuổi < 24 tháng tuổi 27,6 39,4 72,4 60,6 OR=0,59 0,43-0,81 p<0,05 Tình trạng thiếu gạo ăn (n=686) Không thiếu gạo ăn Thiếu gạo ăn 42,4 26,1 57,6 73,9 OR=2,1 1,51-2,88 p<0,05 Tình trạng kinh tế hộ gia đình (n=684) Không có sổ hộ nghèo Có sổ hộ nghèo của chính phủ cấp 35,5 30,1 645 69,9 OR=1,28 0,93-1,76 p>0,05 Tình trạng nhiễm giun chung (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun Trẻ bị nhiễm giun 34,5 30,2 65,5 69,8 OR=1,22 0,86-1,72 p>0,05 Tình trạng nhiễm giun đũa (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun đũa Trẻ bị nhiễm giun đũa 33,4 32,3 66,6 67,7 OR=1,05 0,72-1,52 p>0,05 Tình trạng nhiễm giun móc (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun móc Trẻ bị nhiễm giun móc 34,2 18,2 65,8 81,8 OR=2,34 1,07-5,11 p<0,05 Tình trạng bệnh ỉa chảy 2 tuần qua 55 (n=648) Trẻ không bị ỉa chảy 2 tuần qua Trẻ bị ỉa chảy 2 tuần qua 34,9 29.5 65,1 70,5 OR=1,29 0,89-1,85 p>0,05 Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp 2 tuần qua (n=679) Trẻ không bị NKHH 2 tuần qua Trẻ bị NKHH 2 tuần qua 35,8 30,7 64,2 69,3 OR=1,26 0,91-1,73 p>0,05 Chế biến thức ăn cho trẻ (n=686) Chế biến thức ăn riêng cho trẻ Không chế biến riêng cho trẻ 38,9 32,1 61,1 67,9 OR=1,35 0,86-2,11 p>0,05 Nhận xét: Bảng 3.13 chỉ ra rằng trẻ càng lớn thì tỷ lệ trẻ bị SDD thấp còi càng cao, trẻ trên 24 tháng tuổi có tỷ lệ SDD thấp còi cao hơn trẻ dưới 24 tháng tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Gia đình thiếu gạo ăn có tỷ lệ trẻ SDD thấp còi cao hơn 2,1 lần những gia đình không thiếu gạo ăn (OR=2,1; p<0,05). Trẻ bị nhiễm giun móc có tỷ lệ SDD thấp còi cao hơn trẻ không bị nhiễm rất nhiều (OR=2,34; p<0,05). Trong nghiên cứu không thấy có mối liên hệ giữa tình trạng SDD thấp còi với tình trạng kinh tế hộ gia đình, tình trạng mắc tiêu chảy, NKHH trong 2 tuần qua và thực hành chế biến thức ăn cho trẻ. 56 Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thể gầy còm Tình trạng dinh dưỡng (CN/CC) Yếu tố liên quan Không SDD (%) SDD (%) OR 95%CI p Độ tuổi của trẻ (n=690) ≥ 24 tháng tuổi < 24 tháng tuổi 56,8 43,2 45,0 55,0 OR=1,6 1,05-2,46 p<0,05 Tình trạng thiếu gạo ăn (n=686) Không thiếu gạo ăn Thiếu gạo ăn 41,9 49,5 49,5 50,5 OR=0,74 0,48-1,13 p>0,05 Tình trạng kinh tế hộ gia đình (n=684) Không có sổ hộ nghèo Có sổ hộ nghèo của chính phủ cấp 53,9 46,1 57,1 42,9 OR=0,88 0,57-1,35 p>0,05 Tình trạng nhiễm giun chung (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun Trẻ bị nhiễm giun 67,6 32,3 72,4 27,6 OR=0,8 0,49-1,28 p>0,05 Tình trạng nhiễm giun đũa (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun đũa Trẻ bị nhiễm giun đũa 74,7 25,3 79,6 20,4 OR=0,76 0,45-1,28 p>0,05 Tình trạng nhiễm giun móc (n=679) Trẻ không bị nhiễm giun móc Trẻ bị nhiễm giun móc 93,5 6,5 93,9 6,1 OR=0,93 0,38-2,27 p>0,05 Tình trạng bệnh ỉa chảy 2 tuần qua (n=648) Trẻ không bị ỉa chảy 2 tuần qua Trẻ bị ỉa chảy 2 tuần qua 72,5 27,5 57,1 42,9 OR=1,98 1,27-3,08 p<0,05 57 Tình trạng NKHH 2 tuần qua (n=679) Trẻ không bị NKHH 2 tuần qua Trẻ bị NKHH 2 tuần qua 48,4 51,6 40,4 59,6 OR=1,39 0,89-2,14 p>0,05 Chế biến chế độ ăn của trẻ (n=686) Chế biến thức ăn riêng cho trẻ Không chế biến riêng cho trẻ 12,4 87,6 22,2 77,8 OR=0,5 0,29-0,85 p<0,05 Nhận xét: Tỷ lệ SDD gầy còm của nhóm tuổi ≥ 24 tháng tuổi cao hơn 1,6 lần so với nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi (OR=1,6; p<0,05). Trẻ bị tiêu chảy trong 2 tuần qua có tỷ lệ SDD thể gầy còm cao hơn so với những trẻ không bị tiêu chảy có ý nghĩa thống kê (OR=1,98; p<0,05). Trẻ có chế độ ăn không được chế biến riêng có nguy cơ SDD gầy còm cao hơn so với trẻ được gia đình chế biến thức ăn riêng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Không thấy có mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình, tình trạng nhiễm giun, tình trạng mắc NKHH trong 2 tuần qua với SDD thể gầy còm. 58 CHUƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em từ 12 đến 36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị rất cao ở cả 3 chỉ số, trong đó SDD thể nhẹ cân là 53,9% (CN/T); thể thấp còi 67,1% (CC/T) và thể gầy còm 14,5%(CN/CC) (Biểu đồ 3.3). Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chiếm 53,9% ở mức rất cao so với ngưỡng phân loại mức độ SDD trẻ em ở cộng đồng của WHO [48]. So với số liệu điều tra toàn quốc năm 2009, tỷ lệ SDD trong nghiên cứu này cao hơn hẳn so với mức suy dinh dưỡng trung bình của tỉnh Quảng Trị (20,6%), của khu vực Bắc Trung Bộ (22,9%) và cả nước (18,9%) [11]. Kết quả nghiên cứu này khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị (một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Trị) thì tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này cao hơn rất nhiều (SDD thể nhẹ cân tại Hải Lăng là 17,7%) [22]. Tỷ lệ SDD thể gầy còm của trẻ tại địa bàn nghiên cứu còn rất cao (14,5%) so với tỷ lệ SDD chung năm 2009 của tỉnh Quảng Trị (6,8%) và toàn quốc (6,9%). Tỷ lệ này cũng cao hơn so với tỷ lệ SDD thể gầy còm trong một nghiên cứu về tỷ lệ SDD của một số dân tộc miền núi phía bắc ở Sơn La như dân tộc Dao(15,6%) năm 2002 [28], Nùng (11,8%) năm 2003 [40]. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ SDD thấp còi là 67,1% cao hơn nhiều so với tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và gầy còm, chứng tỏ tình trạng SDD mạn tính đang phổ biến tại địa bàn nghiên cứu và cũng phù hợp với xu thế chung của quốc gia. So sánh với điều tra toàn quốc năm 2009 của Viện Dinh dưỡng thấy rằng tỷ lệ SDD thấp còi tại vùng nghiên cứu cũng cao hơn SDD thấp còi tỉnh 59 tỉnh Quảng Trị (33,8%) và toàn quốc (31,9%) [11]. So sánh với nghiên cứu của tác giả Lương Thị Thu Hà tại hai xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu này (SDD thể thấp còi tại Phú Lương là 8,4%) [16]. Tỷ lệ SDD thấp còi được coi là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của xã hội, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho trẻ bị còi cọc và là chỉ số đánh giá hậu quả của sự nghèo đói. Địa bàn nghiên cứu là những xã miền núi, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị nơi mà tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao 45,5% (theo phân loại của địa phương) và số hộ thiếu ăn hàng năm lên tới 43,1%. Đồng thời huyện Đakrông còn là huyện được xếp là một trong 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trên phạm vi cả nước, báo cáo về tình trạng dinh dưỡng hàng năm của Viện Dinh dưỡng đều cho thấy vùng miền núi, vùng sâu vùng xa có tỷ lệ SDD thấp còi cao hơn các vùng khác. Những vùng có tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi cao thì SDD thấp còi cũng cao và ngược lại. Qua đó có thể thấy, tỷ lệ SDD nhẹ cân và thấp còi trẻ em từ 12-36 tháng tại Đakrông ở mức cao nhưng cũng nằm trong bối cảnh chung của trẻ em tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ SDD có xu hướng tăng dần theo nhóm tuổi, đặc biệt là với thể nhẹ cân và thấp còi thấp nhất ở nhóm 12-17 tháng tuổi (46,7% và 54,1%) sau đó tăng dần và cao nhất là ở nhóm 30-36 tháng tuổi (62,8% và 74,4%) (Biểu đồ 3.5). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Thị Sương tại 18 xã thuộc 9 huyện của tỉnh Quảng Nam tháng 10/1999, nhóm tuổi có tỷ lệ SDD thấp nhất là từ 0-12 tháng, nhóm có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 24-36 tháng (56,0%) [35]. Kết quả điều tra trên 749 trẻ từ 0-60 tháng tuổi của Đinh Văn Thức và CS tại 60 hai xã Đặng Cương và Quốc Tuấn, huyện An Hải, Hải Phòng năm 2000 cũng thấy sự tương đồng [38]. Theo một số tác giả thì ở lứa tuổi này trẻ phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu năng lượng cao vừa để cho quá trình phát triển vừa để cho các hoạt động vận cơ tăng lên nhưng quá trình cung cấp thì lại thiếu nhiều. Có thể có nhiều lý do, nhưng ở tuổi này trẻ em ít được chăm sóc hơn, bà mẹ quan niệm là con đã lớn nên chế độ ăn như người lớn, nhiều trẻ em sau cai sữa có chế độ ăn không hợp lý, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng tăng cao do vậy đã làm tăng tỷ lệ SDD. Vì thế, trong chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em cần phải có biện pháp dự phòng ngay khi trẻ dưới 6 tháng tuổi và các biện pháp phục hồi dinh dưỡng cũng cần chú ý hơn cho trẻ em 30-36 tháng tuổi. 4.2. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ Thời kì bắt đầu ăn bổ sung cho đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa nhất đối với tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Cho trẻ ăn bổ sung sớm không có lợi cho sức khoẻ của trẻ vì trước 6 tháng tuổi trẻ chưa cần đến thức ăn ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn khiến trẻ bú ít đi, sữa được sản sinh ra ít hơn và trẻ mất đi nguồn dinh dưỡng quí giá từ sữa mẹ. Hơn nữa, bộ máy tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh vì vậy cho trẻ ăn bổ sung sớm trẻ rất dễ bị tiêu chảy. Mặt khác, nếu cho trẻ ăn bổ sung muộn nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp năng lượng cho trẻ vì vậy trẻ sẽ bị thiếu năng lượng, thiếu các chất dinh dưỡng. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, từ tháng thứ 6 trở đi ngoài sữa mẹ trẻ cần được ăn bổ sung hợp lý bằng các loại thực phẩm khác. Ở nghiên cứu này kết quả cho thấy hầu hết trẻ được cho ăn bổ sung sau 6 tháng (75,3%) nhưng loại thức ăn đầu tiên của trẻ chủ yếu là loại bột rồng vàng, một loại bột được cho là bột phòng chống suy dinh dưỡng nên hầu hết các bà mẹ không cho thêm bất kỳ một loại thực phẩm nào vào bột này mà nghĩ rằng chỉ bột này cũng đã đủ chất cho trẻ. Có 54,3% số trẻ ăn loại bột 61 rồng vàng này. Về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn chế độ ăn như người lớn cũng rất sớm: 27,2% gia đình bắt đầu cho trẻ ăn chế độ ăn như người lớn trong gia đình từ lúc trẻ dưới 1 năm tuổi; 65,7% gia đình bắt đầu cho trẻ bắt đầu chế độ ăn chung với gia đình trong khoảng trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi. Chỉ có 7,1% gia đình bắt đầu cho trẻ ăn chế độ ăn chung với người lớn trong gia đình khi trẻ trên 24 tháng tuổi (Bảng 3.4). Chứng tỏ rằng, trẻ em ở địa bàn nghiên cứu ít được chăm sóc về chế độ dinh dưỡng từ khi trẻ còn rất bé. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 12- 36 tháng vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị 4.3.1.Liên quan giữa yếu tố kinh tế văn hóa xã hội và gia đình với tình trạng dinh dưỡng: Yếu tố kinh tế hộ gia đình phản ánh sự đáp ứng đủ hay không đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và các nhu cầu khác. Trẻ em có quyền đựơc nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất để có thể đạt tới chỉ số tối ưu về sức khoẻ và dinh dưỡng. Một số nghiên cứu thực hiện ở nhiều vùng khác nhau đều cho thấy thiếu lương thực hộ gia đình ảnh hưởng lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [33], [40]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 45,5% gia đình thuộc diện hộ nghèo theo đánh giá của Chính quyền địa phương (có giấy chứng nhận hộ nghèo) và 56,9% hộ gia đình thiếu gạo ăn trong vừa qua (năm 2009). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ thuộc những hộ nghèo có tỷ lệ SDD nhẹ cân cao hơn nhóm trẻ mà gia đình đủ ăn là 1,4 lần (OR=1,4; p<0,05, test χ2). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu ở Phú Lương, Thái Nguyên năm 2008 [16], ở Lào Cai năm 2005 [1]. Thực tế cho thấy rằng khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc vào khẩu phần ăn gia đình, ở những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng trên dưới 60% thì thường có trên 50% hộ gia đình thiếu ăn và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em là đói nghèo [17]. Như vậy, chương trình phòng chống SDD phải được xã hội 62 hoá cao, gắn liền với chương trình xoá đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá mới (văn hoá nuôi con). Mỗi một dân tộc có một phong tục, tập quán riêng về ăn uống và nuôi con. Những quan niệm về văn hoá có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em nói chung và dinh dưỡng cho trẻ em nói riêng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ SDD ở trẻ người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pakoh rất cao ở tất cả các chỉ số 55,2% và 52,9% (SDD thể nhẹ cân); 66,3% và 69,7% (SDD thể thấp còi); 15,3% và 13,1% (SDD thể gầy còm). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Thị Thu Hà tại Phú Lương tỉnh Thái Nguyên năm 2008 [16], Nguyễn Thị Hải Anh ở Lào Cai năm 2005 [1]. Có thể lý giải vấn đề trên là do địa bàn nghiên cứu của chúng tôi là một huyện miền núi có đến 82% bà mẹ là người dân tộc thiểu số (Vân Kiều, Pakoh) sinh sống; hầu hết các bà mẹ có trình độ học vấn rất thấp (52,4% mù chữ, 17,8% chỉ học tiểu học) nên việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ em còn gặp nhiều khó khăn. Đề cập đến SDD trẻ em theo giới, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng SDD của trẻ trai và trẻ gái ở cả 3 thể (p>0,05, test χ2). Nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn (2004) tại 4 xã tỉnh Hà Tây [17],Vũ Phương Hà tại các xã của 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông [15], cũng cho kết quả tương tự. Nhưng so sánh với kết quả nghiên cứu tại Thái Nguyên của Lương Thị Thu Hà [16] thì kết quả của chúng tôi lại không phù hợp. 4.3.2.Liên quan giữa thực hành nuôi dưỡng trẻ và tình trạng dinh dưỡng Trẻ trong đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 12-36 tháng tuổi nhưng có đến 64,8% gia đình xem trẻ như người lớn và thường xuyên cho trẻ ăn như chế độ ăn chung với người lớn trong gia đình. Nhóm trẻ có chế độ ăn không được chế biến riêng có nguy cơ SDD gầy còm cao hơn so với trẻ được gia đình chế 63 biến thức ăn riêng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không thấy có mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân và thấp còi và thực hành chế biến thức ăn cho trẻ (OR=0,5; p>0,05). Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao thấp) thể hiện tình trạng thiếu ăn gần đây, mang tính chất cấp tính do những vấn đề sức khoẻ và ăn uống của trẻ em. Qua nghiên cứu này chúng tôi cho rằng việc tuyên truyền dinh dưỡng cho các bà mẹ về lựa chọn, chế biến thức ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của trẻ là hết sức cần thiết và đặc biệt phải có những biện pháp can thiệp để nâng cao chất lượng khẩu phần cho trẻ không phải chỉ để phục hồi dinh dưỡng mà phải phòng SDD cho trẻ em ở cộng đồng.. 4.3.3. Liên quan giữa tình trạng mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và tình trạng dinh dưỡng Ở những trẻ SDD thì hệ miễn dịch tế bào giảm sút do vậy trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp và hậu quả là trẻ bị SDD ngày một nặng thêm. Từ kết quả nghiên cứu ở cho thấy nhóm trẻ bị tiêu chảy trong 2 tuần qua có tỷ lệ SDD thể gầy còm cao gấp 1,98 lần so với những trẻ không bị tiêu chảy, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=1,98; p<0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hải Anh năm 2005 tiến hành ở Lào Cai [1]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp trong hai tuần qua rất cao (52,8%) nhưng chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng mắc nhiễm trùng đường hô hấp với tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại vùng điều tra (p>0,05). Nghiên cứu của tác giả Vũ Phương Hà tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông cũng cho kết quả tương tự [15]. Nguyên nhân của SDD là phối hợp của nguyên nhân trực tiếp là ǎn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chǎm súc và nguyên nhân gốc rễ là sự nghèo đói. Tuy vậy, mức độ tác động của các yếu tố khác nhau theo vùng: ở thành 64 thị vấn đề thiếu ǎn không còn phổ biến và chất lượng chǎm sóc trẻ tốt hơn, trong khi nhiều địa phương ở khu vực nông thôn, miền núi thì vấn đề chǎm sóc, bệnh tật và nuôi dưỡng trẻ còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi các chiến lược tác động tập trung hơn vào hoạt động chăm sóc trẻ cùng với việc cải thiện, nâng cao thực hành dinh dưỡng và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. 4.2 Tình trạng nhiễm giun của trẻ em từ 12-36 tháng vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị 4.2.1. Tình trạng nhiễm giun của trẻ Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Vì vậy có đầy đủ các yếu tố về: khí hậu, thổ nhưỡng cho các bệnh giun truyền qua đất phát triển. Mặt khác nền kinh tế chưa phát triển, văn hóa xã hội còn nhiều phong tục tập quán như ăn rau sống, dùng phân tươi trong canh tác... Tất cả các yếu tố trên đã tạo điều kiện cho mầm bệnh giun sán tồn tại và phát triển, vì vậy tỷ lệ nhiễm giun truyền quá đất ở Việt Nam rất cao. Tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm phân 692 trẻ từ 12-36 tháng tuổi tại 4 xã của huyện Đakrông bằng phương pháp Kato-Katz, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ nhiễm giun chung khá cao (31,6%), đặc biệt là nhiễm giun đũa (24.6%), tiếp theo là giun móc (6,5%) và giun tóc (6,2%). So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Châu Văn Hiền, Nguyễn Đức Thỏa tại 5 xã của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị năm 2006 thì kết quả nhiễm giun chung và giun đũa có thấp hơn nhiều (nhiễm giun đường ruột chung là 52,5%; 35,0% nhiễm giun đũa; 20,1% nhiễm giun móc và không có trường hợp nào nhiễm giun tóc [19]). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm giun tóc trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn của tác giả Đỗ Dương Thái và CS khi nghiên cứu trên 1472 trẻ em dưới 3 tuổi tại Hà Nội (trong nội thành, tỷ lệ nhiễm giun tóc 3,22%; ở ngoại thành, tỷ lệ nhiễm giun tóc 3,08% [36]). 65 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ bị nhiễm giun tăng theo lứa tuổi, nhóm trẻ trên 24 tháng có tỷ lệ nhiễm giun là 36,3%, cao hơn trẻ trong độ tuổi từ 12-23 tháng (26%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun và độ tuổi của trẻ có ý nghĩa thống kê (OR=0,6; p<0,05). Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa giữa 2 nhóm tuổi cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR=0,7; p<0,05). Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm trẻ là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với của tác giả Hoàng Tân Dân [4], Phạm Trung Kiên [25], không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa các nhóm tuổi. Với lứa tuổi dưới 2 tuổi, trong khi các vùng thành thị và nông thôn khác trẻ ở lứa tuổi này được coi là rất ít nguy cơ nhiễm giun nhưng địa bàn nghiên cứu là một huyện miền núi, môi trường vệ sinh và nước sạch còn nhiều hạn chế nên tỷ lệ nhiễm giun của trẻ 12 đến 23 tháng tuổi cũng cao đến 26%. Trẻ càng lớn tuổi hơn nguy cơ nhiễm giun càng cao hơn, có lẽ do gia đình đã không thể giám sát trẻ tiếp cận với các nguồn lây nhiễm hoặc vệ sinh ăn uống nên tỷ lệ mắc ở trẻ nhóm tuổi lớn sẽ cao hơn. Theo tiêu chuẩn phân loại mức độ nhiễm giun của tổ chức Y tế thế giới (WHO), kết quả của chúng tôi cho thấy mức độ nhiễm các loại giun đũa, tóc, móc ở trẻ em 12-36 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu hầu hết là mức độ nhẹ (Biểu đồ 3.9). Trong số trẻ nhiễm giun, hầu hết trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ đơn nhiễm một loại giun, trong đó nhiễm đơn thuần giun đũa là 74,0%, giun móc (16,9%) và giun tóc (9,0%). Có 5,6% trẻ bị nhiễm 2 loại giun, trong đó nhiễm giun đũa và móc (11,2%), còn giun đũa+tóc (5,6%), tóc+móc (0,01%) và không có trẻ nào nhiễm cả 3 loại giun (bảng 3.8). Kết quả này của chúng tôi có khác biệt so với nghiên cứu của một số tác giả như Phạm Trung Kiên ở Kim Bảng - Hà Nam, tỷ lệ đa nhiễm (nhiễm phối hợp) rất cao, từ 60,3 %- 67,8% [25], và kết quả của Lê Thị Tuyết nghiên cứu tại vùng 66 Thái Bình cũng cho kết quả tương tự (đa nhiễm 86,5%, đơn nhiễm rất thấp chỉ chiếm 13,5%) [41]. 4.2.2. Thực hành chăm sóc vệ sinh cho trẻ của bà bà mẹ và gia đình Thực hành của bà mẹ để chăm sóc vệ sinh cho trẻ cũng rất hạn chế: 38,7% bà mẹ không thường xuyên rửa tay cho trẻ, 41,6% trẻ không thường xuyên được mặc quần, đặc biệt có tới 65,4% trẻ em không thường xuyên đi dép. Nguyên nhân chủ yếu của các thái độ thực hành này là do các bà mẹ không có thói quen hoặc thấy chưa cần thiết (Bảng 3.9).   4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun trẻ em tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị Điều tra của chúng tôi cho thấy nguồn nước chính của người dân địa phương sử dụng cho ăn uống chủ yếu là từ sông suối, trong đó lấy nước từ hệ thống nước tự chảy dẫn về từ sông suối là 46,4%; người dân tự lấy từ suối là 42,8%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước giếng/nước máy thấp (10,8%). Biểu đồ 3.2 chỉ ra hầu hết các gia đình không có hố xí (68.9%), trẻ con thường đi cầu quanh nhà và phân của trẻ cũng không được xử lý mà để vương vãi.…Trong số các gia đình có hố xí, loại hố xí mà các gia đình hay sử dụng nhất là hố xí đào không có nắp đậy, chiếm tỷ lệ 14.6%, là một loại nhà xí không hợp vệ sinh. Các loại nhà xí được coi là hợp vệ sinh như hố xí tự hoại, hố xí thấm dội nước có tỷ lệ rất thấp lần lượt là 1,9% và 4,1%. Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này chưa tìm ra mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun của trẻ với các yếu tố nguồn nước và nhà vệ sinh mà người dân sử dụng (p>0,05). Kết quả này không phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác [24], [25] cho rằng có sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất với sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hoặc phóng uế ra xung quanh nhà. Hố xí không hợp vệ sinh chính là nguồn phát tán trứng giun ra môi trường nhiều nhất bởi các loài vật trung gian khác như các loài vật nuôi, ruồi nhặng... Trẻ 67 em sống ở những gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì dễ tiếp xúc với các yếu tố lây nhiễm như các vật dụng hàng ngày, thức ăn nên trẻ này dễ bị nhiễm giun. Kết quả của chúng tôi cho thấy 33 %  trẻ bị nhiễm giun không rửa tay thường xuyên sau khi đi cầu và 29,5% trẻ bị nhiễm giun có rửa tay thường xuyên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). So sánh với nghiên cứu của Khúc Thị Tuyết Hường tại Thái Nguyên [24] không cho kết quả tương đồng, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến mức độ nhiễm giun tại khu vực nghiên cứu..  Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm giun của nhóm trẻ không có thói quen lau/rửa đít sau khi đi cầu cao hơn 2,4 lần so với nhóm trẻ được bà mẹ thường xuyên rửa/lau đít sau khi đi cầu (51% so với 30,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR=2,4; p <0,05). Mặc dù nghiên cứu chưa tìm ra các yếu tố liên quan giữa nguồn nước, nhà vệ sinh hay thói quen rửa tay sau khi đi cầu, thói quen không mặc quần, không đi dép cho trẻ với tình trạng nhiễm giun nhưng thực tế cho thấy vấn đề vệ sinh môi trường tại gia đình và vệ sinh cá nhân còn quá nhiều hạn chế và là môi trường tạo thuận lợi cho nhiễm giun sán và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Đây là một trong những điểm lưu ý cần được nghiên cứu sâu hơn sau này vì hạn chế của nghiên cứu hiện tại chưa tập trung vào nghiên cứu các vấn đề vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. 68 KẾT LUẬN 1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị Tỷ lệ SDD trẻ em tại khu vực nghiên cứu là rất cao: SDD thể nhẹ cân là 53,9% (CN/T); thể thấp còi 67,1% (CC/T) và thể gầy còm 14,5%(CN/CC). Tỷ lệ SDD ở tất cả các thể đều có xu hướng tăng lên theo độ tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng SDD của trẻ trai và trẻ gái ở cả 3 thể. 2. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ Hầu hết trẻ được cho ăn bổ sung sau 6 tháng (75,3%), 54,3% trẻ sử dụng bột rồng vàng là loại thức ăn bổ sung đầu tiên và không cho thêm bất kỳ một loại thực phẩm nào. Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn chế độ ăn như người lớn rất sớm: từ lúc trẻ dưới 1 năm tuổi (27,2%); lúc 12 đến 24 tháng tuổi (65,7%); trên 24 tháng tuổi (7,1%). Chỉ có 13,8% gia đình biết chế biến thức ăn riêng cho trẻ. 3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Tình trạng kinh tế hộ gia đình ảnh hưởng tới tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ và tình trạng mắc bệnh tiêu chảy cấp của trẻ là yếu tố nguy cơ gây SDD thể gầy còm ở trẻ em trong nghiên cứu này. Chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng mắc nhiễm trùng đường hô hấp với tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại địa bàn nghiên cứu. 69 4. Tình trạng nhiễm giun của trẻ em từ 12-36 tháng vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị Tỷ lệ trẻ nhiễm giun chung khá cao (31,6%), đặc biệt là nhiễm giun đũa (24.6%), tiếp theo là giun móc (6,5%) và giun tóc (6,2%). Mức độ nhiễm cả 3 loại giun ở trẻ em 12-36 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu đều ở mức độ nhẹ. Hầu hết trẻ đơn nhiễm một loại giun (26%), chỉ có 5,6% trẻ bị nhiễm 2 loại giun và không có trẻ nào nhiễm cả 3 loại giun. 4.2.2. Thực hành chăm sóc vệ sinh cho trẻ của bà bà mẹ và gia đình Thực hành của bà mẹ để chăm sóc vệ sinh cho trẻ rất hạn chế: 38,7% bà mẹ không thường xuyên rửa tay cho trẻ; 41,6% trẻ không thường xuyên được mặc quần (ở truồng), 65,4% trẻ em không thường xuyên đi dép. 4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun trẻ em tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị Có mối liên quan giữa tuổi và tình trạng nhiễm giun (p<0,05). Có sự liên quan rõ rệt giữa không có thói quen lau/rửa đít cho trẻ sau khi đi đại tiện với tình trạng nhiễm giun ở trẻ em (p<0,05). 70 KIẾN NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có những kiến nghị sau: 1. Cần tăng cường truyền thông, phổ biến kiến thức giúp thay đổi hành vi cho các bà mẹ để giảm tỷ lệ SDD, tỷ lệ nhiễm giun trong cộng đồng. Nội dung truyền thông tập trung vào: − Thực hành ăn bổ sung hợp lý cho trẻ − Kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khi bị bệnh − Nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc vệ sinh cho trẻ của bà mẹ và gia đình. 2. Các cấp/ngành cần có những can thiệp dinh dưỡng cho trẻ từ 12-36 tháng tuổi tại đây: hỗ trợ bổ sung thực phẩm và đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhằm giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em vùng dân tộc thiểu số khó khăn này. 3. Cần có chương trình tẩy giun cho trẻ từ 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông. 4. Cần có những biện pháp can thiệp cải thiện vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh hộ gia đình cũng như vệ sinh cá nhân tại địa phương. Nước sạch là vấn đề cần quan tâm trong lĩnh vực này. 5. Cần thực hiện những chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Hải Anh (2005), “Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai”. Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng. 2. Lê Đình Công (1998), “Tình hình bệnh giun sán hiện nay ở Việt Nam. Phương hướng, kế hoạch phòng chống các bệnh giun sán1998-2000 và đến năm 2005”. Hội thảo Quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998-2000 và đến năm 2005, Hà Nội 7-8/1998, tr.1-4. 3. Hoàng Tân Dân (1998), “Một số ý kiến về công tác phòng chống bệnh giun sán ở nước ta hiện nay”. Hội thảo Quốc Gia phòng chống các bệnh giun sán 1998-2000 và đến 2005, Hà Nội 7-8/1998, tr.14. 4. Hoàng Tân Dân, Phạm Hoàng Thế, Phạm Thị Tâm và CS (1999), “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại trường mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội và hiệu quả điều trị của Helmintox trong điều trị giun đường ruột”. Công trình nghiên cứu Y học Quân sự, tr.19 - 24. 5. Đỗ Thị Đáng (1995),“Đánh giá hiệu quả ứng dụng biện pháp vệ sinh môi trường thử nghiệm điều trị chọn lọc chống bệnh giun truyền qua đất tại Thái Bình”. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội. 6. Viện Dinh Dưỡng (1998), "Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng", NXB Y học, Hà Nội, tr.68-71. 7. Viện Dinh Dưỡng (2005), “Số liệu giám sát dinh dưỡng hàng năm” 8. Viện Dinh Dưỡng (2000), “Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000”, tr.38. 9. Viện Dinh Dưỡng (2001), “Diễn tiến tình hình dinh dưỡng trong 5 năm 1995-2000”. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch hành động Quốc Gia về dinh dưỡng giai đoạn 1995- 2000, Hà Nội (4/2000), tr.51-53. 10. Viện Dinh Dưỡng (2001), “Tình trạng dinh dưỡng trong 5 năm 1995-2000”. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1995-2000. Hà Nội, 4/2000, tr.51-53 72 11. Viện Dinh Dưỡng (2009), “Số liệu thống kê tình trạng SDD trẻ em các tỉnh năm 2009”, 12. Viện Dinh Dưỡng (2010), “Số liệu giám sát dinh dưỡng toàn quốc”, Báo cáo tổng kết tại Hội nghị tổng kết chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2009. 13. Viện Dinh Dưỡng (2010), “Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm 1999-2010”, trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx . Cập nhật ngày 23/2/2011. 14. Bộ môn Dinh Dưỡng và an toàn thực phẩm (2004), “Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm”. Trường Đại Học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học 2004, tr.37,47-48, 148-153, 247. 15. Vũ Phương Hà (2010), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Hướng Hóa và Đakrong tỉnh Quảng Trị năm 2010”. Luận án thạc sỹ Y học Dự Phòng, Đại học Y Hà Nội. 16. Lương Thị Thu Hà (2008), “Nghiên cứu thực trạng SDD thiếu protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sỹ y học dự phòng, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr.57. 17. Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn (2004), “Thực trạng một số yếu tố liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 4 xã tỉnh Hà Tây”. Tạp chí Y học thực hành, số 4 (478), tr. 39. 18. Trần Minh Hậu (1994), “Nhận xét về tình trạng thiếu máu và nhiễm giun ở trẻ em dưới 5 tuổi ở một số xã huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình”.Tập san NCKH, Đại học Y Thái Bình, Tập 1, tr. 46 - 49. 19. Châu Văn Hiền, Nguyễn Đức Thỏa (2006), “Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em từ 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, năm 2006”. Báo cáo khoa học Trung tâm y tế huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. 20. Nguyễn Võ Hinh, Phan Trung Tiến và CS (1997), “Nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazol tại Thừa Thiên Huế”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 - 1996), NXB Y học, Hà Nội, tr. 52 - 55. 21. Trần Thị Hồng (1997), “Giun sán”. Bài giảng Kí sinh trùng Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.119-156. 73 22. Lê Thị Hương (2007), “Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi tại Huyện Hải Lăng tỉnh Quảng trị”. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. Số 4(2), tr.2-4; 40-48. 23. Lê Thị Hương, Trần Thị Lan (2010), “Điều tra ban đầu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị”.Save children 2/2010 24. Khúc Thị Tuyết Hường (2009), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại Thái Nguyên và kết quả tẩy giun bằng Albendazol ”. Luận văn Thạc sỹ y học, Đại hoc Y Thái Nguyên. 25. Phạm Trung Kiên (2003), “Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng Hà Nam”. Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 26. Hoàng Thị Kim (1998), “Những kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét- Kí sinh trùng- Côn trùng về đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, điều trị, phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất ở Việt Nam”.Hội thảo Quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998-2000 và đến 2005, Hà Nội 7-8/7/1998, tr.26-28. 27. Hoàng Thị Kim (1998), “Nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp điều trị chọn lọc trong phòng chống các bệnh giun truyền qua đất”. Kỷ yếu CTNCKH (1991 - 1996), tr. 30 - 36. 28. Đỗ Thị Lan, Cao Thị Hồng Hà, Nguyễn Hạnh Nguyên và cộng sự (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở Sơn La”. Tạp chí y học dự phòng. Số 8 (2), tr.113. 29. Trần Chí Liêm (2007), “Đánh giá thực hiện chiến lược Quốc Gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2005 và định hướng kế hoạch đến năm 2010”. Tạp chí Thông tin Y Dược, số 4/2007, tr.2-3. 30. Bộ môn Nhi (2009), “Bài giảng Nhi khoa tập 1”.Trường Đại học Y Hà Nội- NXB Y học, Hà Nội, tr 7,8, 216-224. 31. Bộ môn Kí sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội (2007), “Kí sinh trùng y học”. NXB Y học Hà Nội, tr.139-172. 74 32. Trường Đại học Y Hà Nội (1997), “ Giun sán kí sinh trùng”, Kí sinh trùng ứng dụng trong y học. NXB Y học, Hà Nội, tr.130-173. 33. Đặng Oanh, Vũ Đức Bảo, Nguyễn Thanh Quế, Phạm Quốc Bảo, Phạm Thanh Hải (1997),“Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 tình Gia Rai,Kon Tum 1996- 1997”. Viện VSDT Tây Nguyên, tr.262. 34. Hà Xuân Sơn (2005), “Đánh giá hiệu quả phục hồi dinh dưỡng trẻ em bằng giáo dục dinh dưỡng cộng đồng cho các bà mẹ ở Nga My và Tân Kim, Phú Bình, Thái Nguyên”. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên. 35. Trương Thị Sương, Nguyễn Tấn Thương và cộng sự (2000), “Một vài nhận xét về tình hình bệnh tật trẻ em vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí Y học thực hành (391), tr.52-56. 36. Đỗ Dương Thái (1975), “Những nhận định về tình hình nhiễm giun sán ở miền Bắc Việt Nam”. Kỷ yếu CTNCKH, tr. 185 - 188. 37. Phạm Hoàng Thế (1998), “ Bệnh giun Đũa”. Bài giảng trong chương trình cao học, Bộ môn Kí sinh trùng, Đại học Y Hà Nội. 38. Đinh Văn Thức, Nguyễn Thế Hường (2000), “Tỷ lệ suy dinh dưõng và một số yếu tố liên quan tại hai xã Đặng Cương và Quốc Tuấn, huyện An Hải, Hải Phòng năm 2000”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr.51-56. 39. Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (2008), “Báo cáo tổng kết hoạt động Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị năm 2008”. Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, tr.7-8. 40. Nguyễn Trần Tuấn (2003), “Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng, bệnh tật và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ và trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học y khoa Thái Nguyên, tr.46. 41. Lê Thị Tuyết (2000),“ Tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc móc/mỏ và hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong phòng chống ở một số xã tỉnh Thái Bình”. Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 42. WHO (2000), “ Hướng dẫn công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do giun”. NXB Y học, Hà Nội, tr 13, 32-33, 49-69, 133-134, 150. Tài liệu tiếng nước ngoài 75 43. Pande V. K. Awashi (1997), “Prevalence of malnutrion and intestinal parasites in preschool slum children in Lucknow”, Indian - Pediatre, tr599-605. 44. Robert E. Balck et al (2008), “Materna land child under nutrition : global and regional exposes and health consequences”, The Lancet, Maternal and Child under nutrition serrie, pp. 5- 11. 45. Lisa. C. (2000), “Overcoming child malnution in developing countries: Past achievement and future choices”. International Foot Policy Research Institule, Washington DC, pp46, 50. 46. Mascie Taylor C. G., Alam M., Montanari R. M. et al. (1999), “A study of the cost effetiveness of selective health interventions for the control of intestinal parasites in rural Bangladesh”, J - parasitol, 85, pp. 6 - 11. 47. Tripathy K., Duque E., Bolanos O., et al.(1972) “ Malabsorption syndrom in Ascariasis”.Am.J.Clin.Nutr, pp.25,1276-1281. 48. WHO, (1983) “Measuring change in nutritional status”,Geneva 49. WHO (1993), “Breastfeeding- The technical basis and recommendation for action”. Geneva 1993, pp.1-5,6,9 -12, 14, 113. 50. WHO (1994),“Report of the WHO informal Consultation on Hookworm infection anh Anemia in girls and women”. WHO/CTD/Sip/96.1. Geneva 5-7 December 1994. 51. WHO (2006), “WHO Child Growth Standard”, World Health Oganization, Geneva. 76 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----***---- LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Phòng đào tạo trường Đại học Y Hà Nội - Khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Dinh dưỡng trường Đại học Y Hà Nội - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Tôi xin cam đoan đã thực hiện luận văn một cách khoa học, chính xác, trung thực. Các số liệu, kết quả trong luận văn đều có thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Hoàng Linh Chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_luan_van_linh_chi_0144.pdf
Luận văn liên quan