LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:
G
iáo dục truyền thống là một trong những hoạt động cơ bản của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhằm góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho đội viên, thiếu nhi theo năm điều Bác Hồ dạy.
Truyền thống là những tư tưởng, đức tính, lối sống, tập quán, thói quen, hành động . được hình thành và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có truyền thống tốt cần được kế thừa và nâng cao, lại có những truyền thống đã lạc hậu, trì trệ, thậm chí có hại, cần phải loại trừ. Ở bài viết này tôi chỉ nói đến kinh nghiệm giáo dục những truyền thống tốt.
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, giáo dục là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, đối với nước ta là một nước đang phát triển thì: “Giáo dục – đào tạo gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng nền nếp văn hóa mới, con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện, thực hiện phổ cập giáo dục, phù hợp với khả năng, yêu cầu của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài” (Trích văn kiện đại hội VIII của Đảng). Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng nà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh người luôn quan tâm đến giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người chủ tương lai của đất nước và người đã dạy: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ” (Bác Hồ)
Việc giữ gìn truyền thống ở giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5747 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho đội viên., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG CHO ĐỘI VIÊN.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:
G
iáo dục truyền thống là một trong những hoạt động cơ bản của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhằm góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho đội viên, thiếu nhi theo năm điều Bác Hồ dạy.
Truyền thống là những tư tưởng, đức tính, lối sống, tập quán, thói quen, hành động... được hình thành và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có truyền thống tốt cần được kế thừa và nâng cao, lại có những truyền thống đã lạc hậu, trì trệ, thậm chí có hại, cần phải loại trừ. Ở bài viết này tôi chỉ nói đến kinh nghiệm giáo dục những truyền thống tốt.
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, giáo dục là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, đối với nước ta là một nước đang phát triển thì: “Giáo dục – đào tạo gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng nền nếp văn hóa mới, con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện, thực hiện phổ cập giáo dục, phù hợp với khả năng, yêu cầu của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài” (Trích văn kiện đại hội VIII của Đảng). Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng nà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh người luôn quan tâm đến giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người chủ tương lai của đất nước và người đã dạy: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…” (Bác Hồ)
Việc giữ gìn truyền thống ở giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
2. Lý do chủ quan:
Trà Bình là nơi có nhiều truyền thống cần được kế thừa và phát huy, tiêu biểu nhất là truyền thống hiếu học, truyền thống vượt khó vươn lên trong học tập đạt nhiều thành tích cao trong thi cử.
۩ Tröôøng Tieåu hoïc Traø Bình ۩
Trường Tiểu học Trà Bình là nơi mà các em học sinh bước đầu tìm hiểu và phát huy truyền thống của địa phương nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Vì vậy việc giáo dục truyền thống cho các em là điều rất cần thiết nhằm mục đích phát huy hơn nữa truyền thống vốn có của địa phương và nâng cao chất lượng học tập. Làm tốt được điều này thì hiệu quả giáo dục ngày càng được nâng cao. Góp phần thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp.”
Chính vì những lý do khách quan và chủ quan trên mà tôi chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho Đội viên.” để áp dụng tại trường Tiểu học Trà Bình trong nhiều năm qua.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2-1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực tiễn của địa phương và truyền thống lịch sử, góp phần giáo dục Đội viên ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trau dồi đạo đức và ý thức vươn lên trong học tập, giáo dục toàn diện học sinh thông qua các hoạt động thực tiễn trong hoạt động Đội.
2-2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2-2.1: Tìm hiểu cơ sở lý luận thực tiễn và các cách phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động cho thiếu niên nhi đồng.
2-2.2: Tìm hiểu thực tế hoạt động theo từng chủ đề trong nhà trường và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
2-2.3: Rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tế tổ chức hoạt động, đề xuất các biện pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho Đội viên.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3-1. Đối tượng nghiên cứu:
Đội viên khối lớp 4 +5 trường Tiểu học Trà Bình.
3-2. Phạm vi nghiên cứu:
Các hoạt động của Liên đội trong năm học (Từ năm 2004 – 2007) và các hoạt động do ngành tổ chức từ Huyện đến Tỉnh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4-1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
4-2. Phương pháp thực hành:
4-3. Phương pháp điều tra:
V. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ TÀI:
A. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG:
Để hiểu rõ hơn điều này tôi xin giới thiệu về mục đích và nội dung của giáo dục truyền thống tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Mục đích của giáo dục truyền thống:
Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng - Đoàn - Đội, giáo dục cho các em hiểu biết về quyền và bổn phận theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, nâng cao sự hiểu biết về quốc tế và khu vực.Từ đó giúp các em bồi đắp tình cảm, lòng biết ơn các thế hệ cha anh. Ra sức học tập và phấn đấu rèn luyện bản thân mình, thành những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Nội dung của giáo dục truyền thống:
- Trước hết là giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, truyền thống cách mạng của Đảng- Đoàn - Đội , truyền thống lao động, học tập sáng tạo tự lập tự cường xây dựng quê hương đất nước, truyền thống đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau ... Giáo dục truyền thống gia đình, kính yêu ông bà, bố mẹ thầy cô giáo.
- Giáo dục truyền thống Đội, giúp thiếu nhi hiểu rõ lịch sử và phong trào của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Những tấm gương tiêu biểu của tập thể và cá nhân, từ đó các em thấy vinh dự là người đội viên để tiếp tục hoạt động theo truyền thống tạo ra những thành tích mới, tổ chức cho các em học tập và làm theo truyền thống cần có những phương pháp thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh cụ thể .
B. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG:
G
iáo dục truyền thống có rất nhiều hình thức tùy theo điều kiện sẵn có của địa phương sau đây là các hình thức mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:
1. Tổ chức các cuộc nói chuyện toạ đàm với các chiến sĩ lão thành, các chú là cựu chiến binh… nhân các ngày lễ .Ví dụ như: 22/12 ; 03/2...
2. Làm báo tường, báo ảnh, bảng tin, hoạt động tuyên truyền măng non.
3. Tổ chức thi múa hát, kể chuyện, viết vẽ, hái hoa dân chủ theo chủ đề giáo dục.
4. Dâng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang, tượng đài liệt sĩ, Trồng hoa, dọn cỏ nơi các anh hùng liệt sĩ yên nghỉ.
5. Tham quan viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh, các công trình nhà máy lớn của đất nước.
6. Tìm địa chỉ đỏ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ bằng các công trình của Liên đội, Chi đội. Giúp đỡ, chăm sócthăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công cách mạng.
7. Viết thư, tặng quà, kết nghĩa với các đơn vị bộ đội hay các Liên đội, Chi đội bạn.
Tieát muïc thi Keå chuyeän caáp Huyeän
8. Tổ chức sinh hoạt truyền thống về một giai đoạn lịch sử , nhân vật anh hùng dưới hình thức sân khấu hoá ( có minh hoạ, diễn xuất, lời thuyết minh bằng thơ nhạc , múa hát... )
9. Tổ chức hoạt động lớn tập trung: dạ hội văn nghệ, hội hoá trang, hội trại, trò chơi lớn về chủ đề cần giáo dục.
10. Sưu tầm tranh ảnh, hiện vật, xây dựng phòng truyền thống Đội.
C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG:
K
hi tổ chức một hoạt động để giáo dục truyền thống ta cần chú ý thực hiện theo các bước sau:
1. Chọn chủ đề:
Chủ đề giáo dục cụ thể sao cho phù hợp với tình hình thời sự đất nước, hoàn cảnh địa phương.
Xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt được thông qua hoạt động.
Đặt tên cho chủ đề giáo dục cần có ý mới lạ tạo ra sự hấp dẫn tâm lý thiếu nhi.
Ví dụ:
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đội.
Ta chọn đặt tên cho các chủ đề hoạt động như: "Mừng Đội ta 65 mùa hoa", "Đội ta lớn lên cùng đất nước", "Tiếng kèn Đội ta", "Thiếu nhi Việt Nam - Măng non đất nước", "Sắc thắm khăn hồng" ...
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) chúng ta tổ chức phát động phong trào: "Áo lụa tặng bà"...
Nhân ngày vì người nghèo chúng ta phát động phong trào: “Lá lành đùm lá rách”.
Moät buoåi luyeän taäp ñoùng traïi truyeàn thoáng 26/3
Nhân ngày 26/3 chúng ta phat động phong trào: “Giao lưu kết nghĩa” với Liên Đội vùng khó. Hoặc tổ chức “Hội trại truyền thống”
2. Lập kế hoạch thực hiện:
Xác định nội dung cần giáo dục là gì?
Chọn hình thức tổ chức. Tuỳ thuộc vào yêu cầu, nội dung giáo dục, điều kiện thực tế của từng hoạt động lấy đó để làm cơ sở áp dụng các loại hình thức hoạt động.
Lưu ý: Khi tiến hành theo các hình thức hoạt động cần thành lập ban tổ chức phân công trách nhiệm điều hành (Một bộ phận phụ trách nội dung, một bộ phận phụ trách cơ sở vật chất, các nhóm hoạt động và trách nhiệm cụ thể của mỗi cá nhân...
Hoïc sinh phaùt bieåu toïa ñaøm 20/11
Trong kế hoạch cần xác định rõ:
-Thời gian, địa điểm thực hiện ?
-Chỉ tiêu thi đua, các chi đội cần đạt được những gì sau khi hoàn thành hoạt động ?
-Điều kiện thực hiện? cần phối kết hợp với ban ngành nào?
-Phương tiện hoạt động: trống cờ, loa đài, âm ly, khẩu hiệu, phương tiện đi lại?
-Nếu tham quan dã ngoại, cắm trại... Cần phải có kế hoạch đi tiền trạm, tìm hiểu kỹ nơi cần đến.
3. Phát động thi đua:
Phổ biến mục đích yêu cầu, chủ đề nội dung, chỉ tiêu thi đua đến từng chi đội.
Cần có bản cam kết thi đua của từng chi đội hoặc cá nhân.
Phát động toàn Liên đội thi đua theo kế hoạch đã đề ra.
4. Tổ chức hoạt động theo kế hoạch :
- Nếu tổ chức hoạt động tại một địa điểm xa trường, thì phải làm tốt công tác tiền trạm vì đây là khâu quan trọng, nếu không chuẩn bị cẩn thận, chu đáo thì khó có thể được kết quả tốt.
Ví dụ:
Tham quan di tích lịch sử, cần nắm vững vị trí đường vào, lối ra, địa điểm tập trung... những yếu tố giúp cho việc thiết kế nội dung hoạt động. Đặt rõ yêu cầu, mục đích với người phụ trách di tích để chuẩn bị như người thuyết minh, hướng dẫn sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, chuẩn bị nơi ăn, nghỉ, phương tiện đi lại... và bảo đảm an toàn cho học sinh.
Trong quá trình tổ chức hoạt động nếu như vì điều kiện khách quan: Thời tiết xấu, hoặc do mất dấu đường, mất thư ... thì người phụ trách cần năng động giải quyết các phương án tối ưu nhất.
5. Theo dõi giám sát: động viên thi đua các tập thể, cá nhân làm tốt hoặc chưa tốt bằng phát thanh măng non, trên bảng tin, chào cờ đầu tuần, có biểu đồ theo dõi, có sổ sách của các chi đội, ban chỉ huy...
6. Khen thưởng:
Sau mỗi hoạt động phải họp rút kinh nghiệm trong toàn Liên đội để làm tốt hơn trong những lần sau.
Đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống tác động đối với trẻ em, đối với gia đình xã hội.
Rút kinh nghiệm về cách tổ chức, thiết kế, thể hiện trong hoạt động thực tiễn.
Phương pháp chủ yếu là: cá nhân tự đánh giá, từng nhóm, từng bộ phận tự đánh giá và góp ý kiến với cá nhân, đơn vị bạn.
Khen thưởng và động viên những cá nhân, tập thể có thành tích, nhắc nhở những điều cần tránh.
Tiếp tục giáo dục theo chủ đề đó hoặc giáo dục chủ đề mới.
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
T
rong thực tế tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho Đội viên ở Trường tiểu học Trà Bình nhiều năm qua. Nhờ áp dụng những kinh nghiệm như tôi đã trình bày ở trên nên chất lượng đội viên ngày càng được nâng cao.
Truyền thống của Liên đội luôn được giữ vững đó là truyền thống vượt khó học tập, giúp đỡ nhau trong học tập, cụ thể như:
+ Về truyền thống giúp nhau vượt khó: Liên đội luôn có quĩ tình thương nhằm giúp bạn vượt khó học tập. Sau đây là số liệu quĩ tình thương qua các năm:
TT
Năm học
Số tiền
Số bạn được giúp đỡ
Ghi chú
1
2002-2003
750.000
30
2
2003-2004
720.000
30
3
2004-2005
1.050.000
35
4
2005-2006
1.254.000
35
5
2006-2007
1.750.000
40
Đặc biệt là Liên đội đã thường xuyên thăm viếng, động viên cụ bà Nguyễn Thị Quí là người có có công cách mạng tại địa phương, sự quan tâm về tinh thần đó đã góp phần đem lại niềm vui, giúp cho cụ sống vui vẻ lúc tuổi già. (Hiện nay bà đã sống thọ gần 90 tuổi) .
+ Về truyền thống hiếu học: nhiều năm liền Liên đội không có bạn nào bỏ học, tỉ lệ hoàn thành chương trình bậc Tiểu học luôn đạt 100%, nhiều bạn tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn học tập tiến bộ như: Mai Thị Tình Thương lớp 5C, Cao Thị Hồng lớp 5C, Vòng Kiều Nga lớp 2A, Âu Nhật Cương lớp 5A...
+ Về kết quả xếp loại đạo đức đội viên cuối năm đạt 100% Giỏi và Khá, không có trung bình và yếu kém.
+ Về chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao, kết quả học tập năm sau luôn cao hơn năm trước.
+ Về truyền thống dân tộc và địa phương: Thông qua chương trình rèn luyện đội viên được kiểm tra mỗi năm ta thấy kết quả thể hiện rõ: Đội viên thuộc và biết tiểu sử vị anh hùng chi đội mang tên đến gần 100%, Đội viên hiểu biết nội dung và ý nghĩa của các ngày lễ lớn như: 20/10. 20/11. 22/12. 03/2. 08/3. 19/5. 28/8...
+ Về truyền thống Đoàn, Đội. Đã 08 năm liền Liên đội luôn đạt danh hiệu: Liên đội Xuất sắc cấp Tỉnh.
VII. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
7-1. Kết luận:
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm mà tôi đã có được trong nhiều năm làm nhiệm vụ giáo viên Tổng phụ trách Đội. Qua nhiều lần tổ chức các hoạt động và thông qua đó để giáo dục truyền thống cho Đội viên. Tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhiều biện pháp khác nhau và tìm ra biện pháp phù hợp nhất với từng hoạt động nhưng chắc chắn rằng cũng còn những thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp góp ý, xây dựng để hoạt động giáo dục truyền thống cho Đội viên ngày càng tốt hơn.
7-2. Đề xuất:
7-2.1 Với giáo viên chủ nhiệm lớp: Cần quan tâm đến từng cá nhân học sinh, phát huy kịp thời những em có năng khiếu hoạt động đồng thời giúp đỡ những em còn hạn chế trong sinh hoạt tập thể.
7-2.2 Với ban giám hiệu nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các em hoạt động trên cơ sở tiết kiệm nhưng không quá hạn hẹp. Kịp thời động viên khen thưởng những cá nhân và tập thể đạt thành tích trong hoạt động.
Trà Bình, ngày 10 tháng 02 năm 2008.
Nguyễn Thanh Quang
Ý KIẾN XÉT DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Trà Bình, ngày …. Tháng …….. năm 2008.
MỤC LỤC:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: …………………………………trang 01.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: …………trang 02.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: …………trang 03.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ……………………trang 03.
V. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ TÀI: …..………………trang 03.
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: ………………………trang 07.
MỤC LỤC: ……………………………………………………Trang 10.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ……………………………………Trang 10.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Người phụ trách thiếu nhi cần biết - Nhiều tác giả - NXB thanh niên.
2. Cẩm nang người phụ trách. – Bùi Sĩ Tụng - NXB Giáo dục.
3. Tư liệu của Liên đội Trường tiểu học Trà Bình - Hồ sơ lưu trữ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho đội viên.doc