Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng

LỜI MỞ ĐẦU Sau khi gia nhập WTO, sự cọ xát trong cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và của cả nền kinh tế ngày càng khốc liệt hơn trong sân chơi toàn cầu. Đã có những bộ phận doanh nghiệp phải trả giá và có những bộ phận doanh nghiệp bứt phá vì đã thích nghi được với luật chơi. Chỉ có doanh nghiệp nào nắm được thời cơ, tự mình vươn lên mới có thể phát triển nhanh chóng. Vì vậy mà doanh nghiệp nào muốn tồn tại và khẳng định vị trí của mình cần phải năng động trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt cần phảI làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm giảm thiểu chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng. Trong doanh nghiệp sản xuất, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trung tâm của công tác kế toán. Chi phí sản xuất và tính giá thành là những chỉ tiêu kinh tế được các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo tính đầy đủ và tính chính xác của giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này được thực hiện qua công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức được vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng, được sự giúp đỡ của Cô, các anh chị trong phòng kế toán và sự hướng dẫn tận tình của Cô Ngô Thị Thu Hồngem chọn đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng” cho chuyên đề cuối khoá của mình. Đề tài của em gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Phần II: Tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng. Phần III: Hoàn thiện công tac kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng. Do thời gian thực tập chưa nhiều, nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong và xin cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ phòng kế toán Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy, các cô trong khoa Kế toán Học Viện Tài Chính, đặc biệt là Cô: Ngô Thị Thu Hồng cùng ban lãnh đạo, các phòng ban Công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng mà trực tiếp là phòng Tài chính - Kế toán công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

doc103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số: 389 Ngày 29 tháng 12 năm 2008 Người giao hàng : Nguyễn Văn Thắng Đơn vị : CT00083 - Công ty chế biến & kinh doanh than Hà Nội Địa chỉ : Số 5 - Phan Đình Giót - Hà Nội Số hoá đơn : 1704 Seri: AA/2003T Ngày:29/12/2008 Nội dung : Nhập than SX Nhận vào kho : Kho vật tư Ngãi Cầu Tài khoản có : 331 - Phải trả cho người bán Mã kho Tên vật liệu TK ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền VT03 TC05 - Than cám 5 1523 TAN 107,3 285.600 30.644.880 Tổng cộng 1523 107,3 285.600 30.644.880 - - Tổng cộng Tổng cộng tiền hàng Chi phí Thuế giá trị gia tăng 30.644.880 0 1.532.244 Tổng cộng thanh toán 32.177.124 Bằng chữ : Ba mươi hai triệu một trăm bảy mươi bảy nghìn một trăm hai mươi bốn đồng. Nhập ngày 29 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Phụ trách (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Ta có thể thấy giao diện phiếu nhập kho như sau : Sau khi nhập đầy đủ các nội dung trên kế toán ấn nút "Lưu" để lưu phiếu nhập vào máy và máy sẽ tự động tính giá vốn thực tế của số nguyên vật liệu nhập kho. Mỗi phiếu nhập kho được sử dụng cho một lần nhập, ngoài việc lưu ở máy thì phiếu nhập kho còn được in ra thành 2 liên và mỗi liên đều có sự kí nhận của người lập biểu, người giao hàng, phụ trách mua vật tư, kế toán trưởng và thủ kho. Trong trường hợp liên quan đến tiền và vật tư như trong trong trường hợp mua bán vật tư thanh toán bằng tiền mặt, do chứng từ tiền và chứng từ vật tư chứa các thông tin khác nhau nên phương pháp cập nhập cho chứng từ này như sau: Hạch toán qua tài khoản công nợ phải trả. Theo phương pháp này thì mặc dù việc mua bán được thanh toán ngay nhưng hạch toán như trường hợp mua bán trả chậm. Theo phương pháp này cả 2 chứng từ chi và chứng từ mua vật tư, hàng hóa đều được cập nhật. Trong trường hợp vật tư, hàng hóa được mua bằng tiền tạm ứng. Khi thanh toán tiền tạm ứng thường có 2 chứng từ: Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng và hóa đơn (kèm phiếu nhập kho) thì chỉ cập nhập chứng từ liên quan đến vật tư, không cập nhật giấy đề nghị thanh toán vật tư. + Nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu : Hàng tháng căn cứ vào sản lượng kế hoạch nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu ở bộ phận thí nghiệm căn cứ vào bài phối liệu đã được duyệt viết phiếu định mức nguyên vật liệu cần sử dụng trong ngày chuyển lên phòng kế toán. Kế toán trưởng ký duyệt và viết phiếu xuất kho, phiếu này được lập thành ba liên: - Liên 1: Liên gốc được lưu trữ tại bộ phận viết phiếu xuất (phòng kế toán) - Liên 2: Làm căn cứ để thủ kho xuất kho nguyên vật liệu và vào thẻ kho - Liên 3: Người nhận vật tư giữ Số lượng vật = Định mức VL x Số lượng SP + Số lượng VL trả liệu thực lĩnh trên mỗi SP sản xuất lại kỳ trước + Công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền gi = Tdi + Tni Sdi + Sni Trong đó : gi :đơn giá nguyên vật liệu ,CCDC loại i xuất dùng trong tháng Tđi : trị giá thực tế của nguyên vật liệu , CCDC loại i tồn đầu tháng Tni : trị giá thực tế của NVL, CCDC loại i nhập trong tháng Sđi : số lượng nguyên vật liệu ,CCDC loại i tồn đầu tháng Sni : số lượng nguyên vật liệu ,CCDC loại i nhập trong tháng Trị giá thực tế NVL,CCDC = Số lượng NVL, CCDC * Đơn giá NVL, Loại i xuất dùng trong tháng loại i xuất dùng trong tháng CCDC loại i * Quy trình tính giá vốn thực tế vật liệu xuất kho: Cuối tháng kế toán tính đơn giá trung bình nguyên vật liệu xuất kho để tính trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho. Thao tác như sau : Từ màn hình giao tiếp chọn "Kế toán hàng tồn kho/Cập nhập ban đầu/Tính giá trung bình", sau khi nhập các thông tin cần thiết ấn nút "Nhận". Căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu tháng 12/2008 của công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng: Tồn đầu kỳ : SL:4.756 (m3) , GT: 115.095.200(đ) Nhập trong kỳ : SL:132.480 (m3) , GT: 3.245.760.000(đ) Xuất trong kỳ : SL:135.343 (m3) Đơn giá xuất của đất sét = 115.095.200 + 3.245.760.000 = 24.489,6(đ/m3) 4.756 + 132.480 Trị giá của đất sét xuất dùng =135.343 x 24.489,6 = 3.314.459.933(đ) Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán vật tư tiến hành như sau: Hàng ngày căn cứ vào bài phối liệu đã được duyệt cho từng lô hàng cần sản xuất. Bộ phận thí nghiệm sẽ viết phiếu định mức nguyên vật liệu cần sử dụng trong ngày, sau khi được giám đốc ký duyệt sẽ gửi lên phòng kế toán đề nghị xuất vật liệu phục vụ cho sản xuất. Kế toán vật tư sẽ viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Căn cứ vào giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất ghi trên các phiếu xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất Kế toán vào sổ theo định khoản : Nợ Tài khoản 621 3.314.495.933 Có Tài khoản 152 3.314.495.933 Cuối tháng căn cứ vào báo cáo sử dụng vật tư của các bộ phận, trên báo cáo ghi: số đầu kỳ, số đã lĩnh, số đã sử dụng, cuối kỳ, theo dõi về mặt số lượng của từng loại vật tư, kế toán vật tư làm thủ tục nhập lại số vật tư chưa sử dụng hết của kỳ này, nhập lại kho tiếp tục sử dụng cho kỳ sau và ghi bút toán giảm . *Quy trình nhập liệu: Ở phòng kế toán, sau khi nhận được báo cáo vật tư tiêu hao cho sản xuất, giấy đề nghị lĩnh vật tư, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy vi tính theo trình tự sau : Từ màn hình giao tiếp chọn : "Kế toán hàng tồn kho/cập nhập số liệu/phiếu xuất kho". Bấm phím ESC rồi kích chuột vào nút “ Mới ”, sau đó lần lượt khai báo các thông tin cần thiết trên giao diện nhập liệu: + Loại phiếu xuất : 4 ( Xuất nội bộ ( cho sản xuất, sử dụng ) : đánh số 4, xuất khác : đánh số 9 ) + Mã khách : ấn F5 để chọn tên người lĩnh vật tư + Diễn giải : Xuất vật tư phục vụ sản xuất + Người nhận hàng : + Số px : Chỉ phải khai báo số thứ tự của phiếu xúât đầu tiên, các phiếu xuất sau máy tính tự động dời số + Ngày ht : + Ngày lập px : Trong phần mềm Fast, chỉ cần khai khai báo ngày hạch toán, ngày lập phiếu xuất sẽ tự động hiển thị theo đúng như ngày hạch toán. Tiếp theo con trỏ màu xanh sẽ dịch chuyển vào bảng khai báo hàng xuất, mỗi dòng khai báo một loại vật liệu, gồm các nội dung: + Mã hàng, mã kho, mã vụ việc, số lượng. + Tk nợ : 6211 hoặc 6212 hoặc 6213… + Tk có : 1521, 1522, ... Liên quan đến hạch toán tài khoản Có (tài khoản vật tư) và tài khoản nợ thì chương trình sẽ tự động hạch toán dựa trên khai báo tài khoản vật tư và tài khoản chi phí của mặt hàng trong danh mục hàng hóa, vật tư ở phân hệ kế toán hàng tồn kho. Nhập tiếp các loại vật liệu còn lại bằng cách ấn phím F4 hoặc đưa con trỏ màu xanh vượt qua ô “ Mã tự do ”. Kết thúc khai báo kích chuột vào nút “ Lưu ”. Cần lưu ý rằng tại thời điểm nhập liệu do công ty áp dụng đánh giá nguyên vật liệu xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ nên kế toán không nhập vào ô đơn giá. Giao diện phiếu xuất kho như sau: Từ phiếu xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngày 31 tháng 12 năm 2008 của công ty Cô Phần Viglacera Hữu Hưng ( Bảng biểu số :03) Biểu số 03.: Đơn vị:Công ty CP Viglacera HH Địa chỉ: Đại Mỗ – Từ Liêm PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31tháng 12 năm 2008 Người lĩnh : Bùi Thanh Thuý, bộ phận : Thống kê NMNC Nội dung : xuất kho NVL phục vụ sản xuất Tại kho : Anh Tuyên ĐVT: VNĐ Stt Mặt hàng Mã VT đvt SL đơn giá Thành tiền 1 Đất sét ĐS M3 27.549 24.489,6 674.663.990 2 Dầu bôi trơn DBT Lít 22,4 19.800 443.520 3 Than TH Tấn 107,3 285.600 30.644.880 4 Xăng XA Lít 45,4 11.400 517.560 5 Dầu Diezen DD Lít 42,6 6.100 259.860 6 Phụ tùng thay thế PTTT Chiếc 6 112.300 673.800 Tổng cộng 707.203.610 Cộng thành tiền (bằng chữ): Bảy trăm linh bảy triệu hai trăm linh ba ngàn sáu trăm mười đồng . Lập phiếu Người lĩnh Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Cuối tháng kế toán sẽ tổng hợp số liệu trên các phiếu xuất kho vào bảng tổng hợp xuất kho theo mặt hàng (biểu số: 03) và bảng phân bổ NVL, CCDC (Biểu số 04) Biểu số 04: Đơn vị : C.ty CP Viglacera HH Địa chỉ : Đại Mỗ- Từ Liêm BẢNG TỔNG HỢP XUẤT KHO THEO MẶT HÀNG Tháng 12/2008 Đvt: VNĐ Tên vật tư Mã VT ĐVT Số lượng Thành tiền Nguyên vật liệu TK152 4.717.418.693 Nguyên vật liệu chính TK 1521 3.314.495.933 Đất sét ĐS M3 135.343 3.314.495.933 Nhiên liệu TK 1522 1.187.451.670 Than TH Tấn 4.105 1.172.388.000 Xăng XA Lít 243 2.770.200 Dầu Diezen DD Lít 647,5 3.949.750 Dầu bôi trơn DBT Lít 421,4 8.343.720 Phụ tùng thay thế TK1523 9.023.514 Nguyên vật liệu XDCB TK1524 204.863.850 Nguyên vật liệu khác TK1525 1.583.726 Công cụ dụng cụ TK 153 18.589.140 Người lập biểu Kế toán trưởng Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. (Biểu số :05) Cuối tháng sau khi số liệu trên bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được chuyển vào tương ứng cho TK 621 số tổng cộng của TK 152(1521)- vật liêu chính, TK 152(1522)- Nhiên liệu, được chuyển vào Nhật Ký Chung, cho toàn doanh nghiệp và số liệu dòng Nợ TK 621/Có các TK khác trên bảng phân bổ nguyên vật liệu do kế toán chi phí lập ra sẽ được chuyển vào sổ cái tài khoản 621. Sổ cái tài khoản 621(Biểu số :06) Biểu số :06 Đơn vị : công ty CP Viglacera HH Địa chỉ : Đại Mỗ- Từ Liêm SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12/2008 TK621- Chi phí NVL trực tiếp ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tkđư Phát sinh NT SH Ps nợ Ps có 01/12 327 Xuất phục vụ sản xuất 1521 76.007.307 02/12 328 Xuất phục vụ sản xuất 1521 76.211.020 03/12 330 Xuất phục vụ sản xuất 1521 66.256.467 ……. ….. ……………….. ……. ………….. ………….. …….. ….. ……………………. …… ………….. …………… 06/12 939 Xuất phục vụ sản xuất 1522 92.760.000 07/12 338 Xuất phục vụ sản xuất 1521 67.545.474 08/12 340 Xuất phục vụ sản xuất 1521 166.752.509 ……. ….. ……………….. ……. ………….. ………….. …….. ….. ……………………. …… ………….. …………… 15/12 18/T12 Xuất than cho sản xuất 1522 77.536.407 16/12 356 Xuất phục vụ sản xuất 1522 61.583.429 17/12 359 Xuất phục vụ sản xuất 1521 448.177.956 ……. ….. ……………….. ……. ………….. ………….. …….. ….. ……………………. …… ………….. …………… 25/12 RT01 Xuất phục vụ sản xuất 1521 319.137.560 ……. ….. ……………….. ……. ………….. ………….. 31/12 383 Xuất phục vụ sản xuất 1521 674.663.990 31/12 08/BB Xuất phục vụ sản xuất 1522 1.220.940 31/12 21/T12 Xuất than cho sản xuất 1522 30.644.880 31/12 390 Kết chuyển cpnvltt 154 4.405.828.383 Cộng phát sinh 4.405.828.383 4.405.828.383 Người lập Kế toán trưởng 2.1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất trong đó có tiền lương chính, lương phụ, tiền làm thêm giờ… trong quá trình sản xuất. Tài khoản sử dụng : TK622- chi phí nhân công trực tiếp Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: Tài khoản 334- phải trả người lao động Tài khoản 338- phải trả phải nộp khác Chi tiết: TK338(3382): kinh phí công đoàn TK338(3383): bảo hiểm xã hội TK338(3384): bảo hiểm y tế Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty cổ phần Viglacera Hưữ Hưng gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, KPCĐ) theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên hiện nay công ty chưa thực hiện việc trích trước tiền lương của công nhân sản xuất nghỉ phép. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự biến động giá thành giữa các tháng. Hiện tại đối với phần chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý, doanh nghiệp tổng hợp gộp vào toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp nói riêng và chi phí nhân công nói chung được kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội tập hợp theo tháng và tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp. Hàng tháng căn cứ vào phiếu báo công việc hoàn thành, sản lượng nhập kho cùng các tài liệu khác: Hợp đồng làm khoán, nhật trình, bảng chấm công của từng tổ, từng ca thuộc các đội xưởng sản xuất trong công ty. Quản đốc xác nhận và chuyển lên phòng tổ chức hành chính. Tại đó cán bộ sẽ trực tiếp kiểm tra từng tổ đội về khối lượng sản phẩm, công việc, thời gian, nhân lực… Khi đã đảm bảo tính hợp lệ thì sẽ xác định được đơn giá lương cho từng công việc, đơn vị sản phẩm. Sau đó chuyển toàn bộ chứng từ xuống phòng tài chính kế toán. Tại phòng tài chính kế toán, căn cứ vào đặc điểm công việc, trình độ tay nghề, học vấn của từng bộ phận sản xuất để đưa ra hệ số lương tương ứng phù hợp cho từng bộ phận, phân xưởng. Căn cứ vào các tài liệu đã nhận được do phòng tổ chức hành chính chuyển sang kế toán chi phí hạch toán chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan (Tài khoản 622). Tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng tổng tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất là : 500.848.521(đ), tổng tiền lương cơ bản là:177.906.737(đ) Công ty trích các khoản BHYT, BHXH trên tiền lương cơ bản - Trích BHXH 20% trên tiền lương cơ bản, trong đó hạch toán 15% vào chi phí BHXH: 15%*177.906.737=26.686.010,5 - Trích BHYT 3% trên tiền lương cơ bản ,trong đó hạch toán 2%vào chi phí BHYT: 2%*177.906.737=3.558.134,74 - Trích KPCĐ 2% trên tổng tiền lương thực tế hạch toán vào chi phí sản xuất KPCĐ: 2%*500.848.521=10.016.970,42 Bảng phân bổ tiền lương: (Bảng biểu số: 07) Cuối tháng sau khi số liệu trên bảng phân bổ tiền lương số tổng cộng của các cột BHYT, BHXH, KPCĐ. Của toàn công ty được chuyển vào sổ nhật ký chung số liệu dòng Nợ Tài khoản 622/ Có các tài khoản có liên quan do kế toán chi phí lập ra sẽ được chuyển vào sổ cái tài khoản 622. Đơn vị : Công ty CP Viglacera HH Địa chỉ : Đại Mỗ – Từ Liêm Sổ cái tài khoản TK622-Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 12/2008 Đvt: VNĐ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Nt Sh Ps nợ Ps có 31/12 104 Tính tiền lương của cn tt sản xuất 334 500.848.521 Trích KPCĐ của cntt sản xuất 3382 10.016.970,42 Trích BHXH của cntt sản xuất 3383 26.686.010,5 Trích BHYT của cntt sản xuất 3384 3.558.134,74 31/12 167 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 154 541.109.636,66 Cộng phát sinh 541.109.636,66 541.109.636,66 Người lập Kế toán trưởng 2.1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Chí phí sản xuất chung ở doanh nghiệp là những chi phí liên quan phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ… Để theo dõi chi phí này công ty mở tài khoản 627- chi phí sản xuất chung, để tập hợp chi phí sản xuất chung cho toàn doanh nghiệp Tài khoản này được mở chi tiết như sau: - TK 627(6271)- chi phí nhân viên phân xưởng - TK627(6272) - chi phí vật liệu - TK627(6273) - chi phí công cụ dụng cụ - TK627(6274) - chi phí khấu hao TSCĐ - TK627(6275) – chi phí sản xuất chung, tiền ăn ca - TK627(6276) – chi phí khuôn chày, dầu máy, xăng xe - TK627(6277) - chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản này mở chi tiết như sau: TK62771- chi phí điện TK62772- Chi phí điện thoại TK62773- chi phí dịch vụ mua ngoài khác - TK627(6278)- chi phí bằng tiền khác Chi phí sản xuất chung được tập hợp trên tài khoản 627. Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm trên bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Cơ sở để có bảng phân bổ chi phí sản xuất chung là phải căn cứ vào báo cáo sản lượng nhập - xuất- tồn, bảng giá thành kế hoạch của từng yếu tố trong chi phí sản xuất chung và các báo cáo có liên quan. Cuối tháng số liệu tổng hợp trên bảng phân bổ chi phí sản xuất chung sẽ được phản ánh vào nhật ký chung, kế toán chi phí phản ánh : Nợ tài khoản 627(chi tiết )/ Có các tài khoản liên quan , sau đó chuyển số liệu vào sổ cái tài khoản 627. (Bảng biểu số: 09 * Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng tại doanh nghiệp được xác định bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên phục vụ - Tiền lương của quản đốc phân xưởng - Tiền lương của bộ phận làm công tác thống kê xưởng - Tiền lương của bộ phận làm công tác hành chính xưởng Các khoản phải trả phải nộp khác cho công nhân phân xưởng là BHXH, BHYT, KPCĐ, được trích theo đúng chế độ quy định. Việc tính tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cũng được làm tương tự phần chi phí nhân công trực tiếp. Khi phát sinh chi phí nhân viên phân xưởng kế toán theo dõi và tập hợp chi phí trên sổ chi phí sản xuất chung -TK627(6271) phần đối ứng Có TK334, TK338. Thực tế công ty tháng 12/2008 chí phí của nhân viên phân xưởng là 21.311.608 (đ) (trong đó tiền lương phải trả là: 20.252.675 và BHXH là: 576.930, BHYT là: 76.924, KPCĐ là: 405.054) Cuối tháng những số liệu này sẽ được chuyển sang sổ cái TK154 khi khoá sổ cuối tháng và được chuyển sang cho kế toán chi phí. Đơn vị : công ty CP Viglacera HH Địa chỉ : Đại Mỗ- Từ Liêm SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12/2008 Tài khoản 6271-chí phí nhân viên PX Đvt: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tkđư Phát sinh Nt Sh PS nợ PS có 31/12 Tl 004 Tính tiền lương của nhân viên PX 334 20.252.675 Trích KPCĐ của nhân viên PX 3382 405.054 Trích BHXH của nhân viên phân xưởng 3383 576.930 Trích BHYT của nhân viên phân xưởng 3384 76.924 31/012 TL005 Kết chuyển chi phí nhân viên phân xưởng 154 21.311.608 Cộng phát sinh 21.311.608 21.311.608 Người lập Kế toán trưởng * Kế toán nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng Khoản mục này ở công ty bao gồm : - Chi phí nhiên liệu dùng cho phân xưởng - Chi phí phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất của phân xưởng - Chi phí nguyên vật liệu xây dựng cơ bản Thực tế ở công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Tam Đảo, từ các phiếu xuất kho nguyên nhiên liệu, phụ thay thế và nguyên vật liệu xây dựng cơ bản, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng trên tài khoản 627(6272)và lập bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu dùng cho phân xưởng (biểu số : 03) Cuối tháng sau khi số liệu từ bảng phân bổ NLVL-CCDC được chuyển vào tương ứng của sổ cái TK 154 ,số tổng cộng ở các cột: vật liệu chính TK152(1521), nhiên liệu - TK152(1522), phụ tùng thay thế - TK152(1523), nguyên vật liệu xây dựng cơ bản -TK152(1524)… được chuyển vào nhật ký chung. Số liệu dòng Nợ TK627(6272)/ Có các tài khoản khác trên nhật ký chung do kế toán chi phí lập và chuyển vào sổ cái TK627(6272). Tại công ty tháng 12/2007 chí phí vật liệu phân xưởng là 215.139.853đ (trong đó ghi Có TK152(1522) là : 87.459.062; ghi Có TK152(1523) là: 3.015760 và ghi Có TK152(1524) là: 124.629.031) * Kế toán công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng Khoản mục chi phí này ở công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Tam Đảo bao gồm chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, tuy nhiên hiện nay ở công ty đối với CCDC có giá trị lớn công ty chưa thực hiện phân bổ CCDC theo quy định mà tính thẳng ngay vào chi phí phát sinh trong kỳ. Căn cứ vào bảng phân bổ NVL-CCDC kế toán ghi sổ chi phí sản xuất chung theo định khoản : Nợ TK 627(6273): công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng Có TK 153: Công cụ, dụng cụ Tại công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Tam Đảo tháng 12/2007 chi phí công cụ dụng cụ là: 16.039.140(đ) (trong đó ghi Có TK153 là :16.039.140) * Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất ở công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của các máy móc thiết bị như: dây chuyền sản xuất gạch, máy ủi đất, xe goòng… toàn bộ các tài sản cố định của công ty nói chung đều có giá trị lớn và được hình thành từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay. Để thu hồi lại vốn đầu tư, phục vụ tái sản xuất, đổi mới TSCĐ… Công ty thực hiện trích khấu hao theo tháng. Việc tính khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp được thực hiện theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ bình quân năm Số năm sử dụng Mức khấu hao = Mức khấu hao bình quân năm bình quân tháng 12 tháng Số năm trích khấu hao đối với từng loại TSCĐ được xác định căn cứ vào khung thời gian quy định, trong đó ghi rõ số năm sử dụng tối thiểu và tối đa. Đối với việc tăng giảm TSCĐ công ty thực hiện trích khấu hao theo nguyên tắc: TSCĐ tăng tháng này thì bắt đầu tính khấu hao từ tháng sau, TSCĐ giảm tháng này thì thôi tính khấu hao tháng tiếp sau đó Khi xác định mức trích khấu hao trong tháng, kế toán phản ánh vào sổ chi phí sản xuất chung. Hiện nay công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phần đối ứng TK335 để đảm bảo bù đắp nguồn kinh phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, mà kế hoạch sửa chữa lớn của doanh nghiệp là thường vào các tháng cuối năm do vậy trong những tháng này đối với phần chi phí sửa chữa lớn có ảnh hưởng đến việc biến động giá thành . Thực tế tháng 12/2008 tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng kế toán tập hợp chi phí chuyển số trích khấu hao để vào sổ chi phí sản xuất chung -TK627 phần đối ứng Có TK214 - hao mòn TSCĐ. Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định: Khi đó kế toán hạch toán : Nợ TK627 669.449.410 Có TK214 669.449.410 Đơn vị : C.ty CP Viglacera HH Địa chỉ : Đại Mỗ – Từ Liêm SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12/2008 Tài khoản 627(6274)-KHTSCĐ PX Đvt:VNĐ Chứng từ Diễn giải Tkđư Phát sinh Nt Sh Ps nợ Pscó 31/12 KH01 Trích khấu hao TSCĐ cho sản xuất chung 214 669.449.410 31/12 KC04 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 154 669.449.410 669.449.410 669.449.410 Người lập Kế toán trưởng * Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền + Chi phí dịch vụ mua ngoài: ở công ty bao gồm các chi phí về điện, nước, điện thoại…các chi phí này được xác định căn cứ vào số lượng KW điện, M3 nước sử dụng trong tháng do các phân xưởng gửi lên qua báo cáo sử dụng và đơn giá điện, nước, do nhà nước quy định Chi phí sử dụng điện năng = số KW sử dụng * Đơn giá 1 KW Chi phí sử dụng nước = số M3 nước sử dụng * Đơn giá 1 M3 Sau khi đã tính toán được chi phí về điện, nước, điện thoại kế toán phản ánh vào sổ chi phí sản xuất chung -TK627 phần đối ứng TK331 Thực tế công ty Cổ Phần Viglacera Hữu Hưng tháng 12/2008 phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền như sau: Về chi phí dịch vụ mua ngoài là:439.344.502(đ), trong đó ghi Có TK331 là: 439.344.502(đ) Về chi phí bằng tiền khác là: 110.277.115(đ) Đơn vị: C.ty CP Viglacera HH Địa chỉ : Đại Mỗ- Từ Liêm SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12/2008 Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung Đvt:VNĐ Chứng từ Diễn giải Tkđư Phát sinh Nt SH Ps nợ Ps có 02/12 934 Mua xăng 1111 513.000 05/12 938 Cước vận chuyển 1111 150.000 06/12 940 Mua dầu bôi trơn 1111 41.260.875 07/12 944 Tiền điện kỳ I(BĐBX) 331 153.604.500 08/12 951 Mua công cụ dụng cụ 1111 493.800 0812 952 Bốc dỡ NVL 331 11.683.500 …… ….. ………………. …… ……….. ……. ….. …… …………………. …… ………… …….… 22/12 1037 Công dọn bãi phế liệu 1111 750.000 23/12 1045 Sửa chữa điều hoà xưởng nguyên liệu 1111 600.000 23/12 2972 Tiền điện kỳ 2(BĐBX) 331 183.432.500 ….. …….. ………… …… ……. ……… ….. ……. ………….. ….. ……… …….. 31/12 0338 Phí vận chuyển rút hàng 331 559.000 31/12 0016 Phí CFS 013105051 331 518.143 31/12 KH05 Phân bổ NVL 152 215.139.853 Phân bổ công cụ, dụng cụ 153 16.039.140 31/12 KH06 Phân bổ tiền lương 334 20.252.700 Phân bổ các khoản trích theo lương 338 1.058.908 31/12 KH07 Phân bổ khấu hao TSCĐ 2141 669.449.410 31/12 1054 Kết chuyển CPSXC 154 1.471.561.628 Cộng phát sinh 1.471.561.628 1.471.561.628 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị : Cty CP Viglacera HH Địa chỉ : Đại Mỗ -Từ Liêm SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12/2008 ĐVT:VNĐ Chứng từ Diễn giải SHTK Phát sinh Nt Sh Ps nợ Ps có 01/12 136 Xuất NVL phục vụ sản xuất Chi phí NVLTT 621 211.850.000 Đất sét 1521 211.850.000 01/12 140 Xuất than cho sản xuất Chi phí NVLTT 621 260.739.120 Than 1522 260.739.120 ….. …… ……………… …. …………… …………. …… …… …………. ….. ……….. …………… …… …… ………….. ….. ………….. …….. 31/12 1845 Xuất NVL phục vụ sản xuất Chi phí NVLTT 621 647.663.990 Đất sét 1521 674.663.990 31/12 1846 Xuất than phục vụ sản xuất Chi phí NVLTT 621 30.664.880 Xuất than cho sản xuất 1522 30.664.880 …. …. ….......... ….. ………… ………. 31/12 5742 Tính tiền lương của CNTTSX Chi phí NCTT 622 500.848.521 Phải trả công nhân viên 334 500.848.521 31/12 5743 Trích KPCĐ của CNTTSX Chi phí NCTT 622 10.016.970,42 Phải trả phải nộp khác 3382 10.016.970,42 31/12 5744 Trích BHXH của CNTTSX Chi phí NCTT 622 26.686.010,5 Phải trả phải nộp khác 3383 26.686.010,5 ….. ……. …………………. ….. …………….. ………………. 31/12 6459 Chi phí nhận hàng Chi phí dvmn 6278 232.500 Phải trả người bán 331 232.500 31/12 KH7 Phân bổ khấu hao Chi phí KHTSCĐ 6274 669.449.410 Hao mòn TSCĐ 2141 669.449.410 ….. ……. ……………. ….. ………….. ……….. …… ….. ……………… …… …………… …………… Tổng phát sinh 59.304.224.266 59.304.224.266 Người lập Kế toán trưởng 2.2. Tổ chức công tác tính giá thành Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là công cụ quan trọng để doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem xét tình hình sản xuất và bỏ chi phí vào sản xuất. Tác động có hiệu quả vào việc thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật, phát hiện và tìm ra nguyên nhân dẫn đến có những chi phí phát sinh không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá giá cả đối với từng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của giá thành sản phẩm, công tác tổ chức tính giá thành được công ty rất coi trọng. 2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng có quy trình sản xuất giản đơn, trên cùng một quy trình công nghệ tạo ra một loại sản phẩm là Gạch xây dựng có nhiều loại khác nhau: gạch 2 lỗ, gạch đặc, gạch 6 lỗ, gạch Nem, gạch Blốc. Với đặc điểm đó công ty xác định đối tượng tính giá thành là gạch thành phẩm của cuối quy trình công nghệ. Về kỳ tính giá thành công ty xác định kỳ tính giá thành theo tháng vì hoạt động sản xuất là liên tục, xen kẽ trong tháng sản phẩm được nhập kho thường xuyên. Do vậy kỳ tính giá thành theo tháng sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu về giá thành cho sản xuất . 2.2.2. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng: Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty là sản xuất liên tục, hàng loạt, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Và giá trị sản phẩm dở trên dây chuyền nhỏ, không đáng kể và tiếp tục trên dây chuyền sản xuất cho chu kỳ sản xuất sau, việc xác định chi phí sản phẩm dở ở công ty không phải là không thực hiện được mà việc xác định nó tốn kém nhiều chi phí và việc xác định được nó có ý nghĩa kinh tế không lớn vì trị giá sản phẩm dở là rất nhỏ. Từ những lý do đó công ty không tổ chức công tác đánh giá sản phẩm làm dở. Như vậy ở công ty chi phí sản xuất thực tế bỏ ra bao nhiêu thì tính hết vào giá thành bấy nhiêu theo công thức: Tổng chi phí sản xuất = Tổng giá thành của sản phẩm xuất phát sinh trong kỳ phẩm hoàn thành trong kỳ 2.2.3. Phương pháp tính giá thành Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng xác định phương pháp tính giá thành là phương pháp hệ số. Nội dung phương pháp : Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được xác định được tổng giá thành của các sản phẩm . Chọn một sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn rồi quy đổi các sản phẩm khác theo sản phẩm tiêu chuẩn đó. Sau đó xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn bằng công thức: Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại SP của SP tiêu chuẩn Tổng số lượng SP (đã quy đổi theo SP tiêu chuẩn) Trong đó: Tổng số lượng SP = Tổng số lượng SP x Hệ số quy đổi (đã quy đổi) loại i của SP i Cuối cùng để xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm ta dùng công thức: Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi Của từng loại SP của SP tiêu chuẩn của SP i Bảng tính giá thành sản phẩm: Đơn vị : Công ty CP Viglacera HH Địa chỉ : Đại Mỗ – Từ Liêm BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Tháng 12 năm 2008 Đvt: VNĐ Nội dung Số tiền I . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.405.828.383 1 Nguyên vật liệu chính 3.314.495.933 2 Nhiên liệu 1.091.332.450 II Chí phí nhân công trực tiếp 541.109.636,66 1 Tiền lương phảI trả CNV 500.848.521 2 BHYT,BHXH,KPCĐ 40.261.115,66 III Chi phí sản xuất chung 1.471.561.628 1 Chi phí nhân viên phân xưởng 21.311.608 2 Chi phí vật liệu phân xưởng 215.139.853 3 Chi phí công cụ dụng cụ px 16.039.140 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 669.449.410 5 Chi phí dịch vụ mua ngoàI 439.344.502 6 Chi phí bằng tiền khác 110.277.115 Tổng cộng (I)+(II)+(III) 6.418499.647,66 Người lập Kế toán trưởng Chọn sản phẩm Gạch 2 lỗ loại A1 làm sản phẩm tiêu chuẩn. Ta có hệ số và số lượng các sản phẩm đã được quy đổi: Bảng kê số lượng sản phẩm nhập kho Đơn vị: C.ty CP Viglacera Hữu Hưng Địa chỉ: Đại Mỗ – Từ Liêm BẢNG KÊ SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM NHẬP KHO Tháng 12 năm 2008 STT Tên SP Loại SP Số lượng SP Hệ số Số lượng SP nhập kho (viên) quy đổi (đã quy đổi) 1 Gạch 2 lỗ Loại A1 4485130 1 4485130 Loại A2 356349 0,95 338531 Loại B 64941 0,8 51953 2 Gạch đặc Loại A1 1989643 1,2 2387572 Loại A2 1532487 1,15 1762360 Loại B 55346 0,95 52579 3 Gạch 6 lỗ Loại A1 1546230 1,8 2783214 Loại A2 586381 1,7 996848 4 Gạch Nem Loại A1 895771 2,1 1181119 Loại A2 416092 1,95 811379 5 Gạch Blốc Loại A1 740448 2,5 1851120 Loại A2 478856 2,6 1245025 Cộng 13147674 17946830 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng Bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm: Đơn vị: C.ty CP Viglacera Hữu Hưng Địa chỉ: Đại Mỗ – Từ Liêm BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CỦA TỪNG LOẠI SẢN PHẨM Tháng 12 năm 2008 STT Tên SP Loại SP Giá thành đơn vị Hệ số Giá thành đơn vị của SP tiêu chuẩn quy đổi của từng loại SP 1 Gạch 2 lỗ Loại A1 357,64 1 357,64 Loại A2 357,64 0,95 339,76 Loại B 357,64 0,8 286,11 2 Gạch đặc Loại A1 357,64 1,2 429,17 Loại A2 357,64 1,15 411,29 Loại B 357,64 0,95 339,76 3 Gạch 6 lỗ Loại A1 357,64 1,8 643,75 Loại A2 357,64 1,7 607,99 4 Gạch Nem Loại A1 357,64 2,1 751,04 Loại A2 357,64 1,95 697,4 5 Gạch Blốc Loại A1 357,64 2,5 894,1 Loại A2 357,64 2,6 929,86 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng Vào cuối tháng từ số liệu trên tài khoản 154 mà kế toán chi phí đã tập hợp được sẽ được chuyển số liệu ở dòng tổng cộng vào số liệu dòng Nợ TK155/ Có TK 154 do kế toán chi phí lập và chuyển vào sổ cái TK 155. CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TYCỔ PHẦN VIGLACERA HỮU HƯNG 1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1. Những ưu điểm: Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cả về quy mô và tốc độ để hoà nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Do vậy tự bản thân mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện về phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh, nhằm mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Sau khi thực tập tại Công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng để tìm hiểu thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm của công ty. Với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và qua nghiên cứu thực tế ở công ty. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét khái quát về công tác hạch toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và hàng ngày có số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Do vậy công tác kế toán của công ty được ban lãnh đạo rất quan tâm, coi trọng và luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thu thập và xử lý thông tin, xử lý số liệu kế toán. Các phần hành kế toán được thực hiện nề nếp khoa học. Sự lựa chọn hình thức sổ kế toán tại doanh nghiệp là phù hợp trong điều kiện ứng dụng máy vi tính đồng thời doanh nghiệp hiện có phần mền kế toán Fast Accounting 2003 giúp cho công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Đối với các phần hành kế toán có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều như: kế toán bán hàng, kế toán tâp hợp chi phí…đều được thực hiện trên máy, nhờ đó khối lượng công việc của từng phần hành được giảm bớt, nhưng vẫn đảm bảo việc cung cấp thông tin trung thực hợp lý, kịp thời cung cấp thông tin cho ban giám đốc có những quyết định điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tính toán một cách kịp thời, đồng thời công ty sử dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp tỷ lệ để tính giá thành của sản phẩm nhập kho là phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành theo tháng, do vậy đáp ứng được yêu cầu tính giá thành tại công ty. Bên cạnh việc chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Hiện tại bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, tổ chức mô hình kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán: từ việc thu thập xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán, nhập số liệu vào máy, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra công tác kế toán của đơn vị. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán, phát huy vai trò của công tác kế toán trong quản lý kinh tế là vấn đề bức xúc trong các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng nói riêng. Nhìn chung quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được thực hiện tương đối khoa học, hợp lý, tuân thủ nghiêm túc theo chế độ, cũng như đảm bảo sự thống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán, đối với phần hành kế toán tập hợp chi phí thì đối với những khoản mục chi phí phát sinh thì doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí. 1.2. Những nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm đó thì đối với công tác tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng vẫn còn một số mặt tồn tại như sau: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Với khoản mục chi phí này công ty đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí tương đối hợp lý. Tuy nhiên do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất liên tục khép kín và hàng ngày đều có vật tư xuất phục vụ sản xuất. Căn cứ vào bài phối liệu đã được duyệt cho từng lô sản phẩm dự định sẽ sản xuất. Tuy nhiên trong thực tế ở tại công ty thì số vật tư thực lĩnh (do thủ kho theo dõi) thường lớn hơn số vật tư thực dùng vào sản xuất hàng ngày. Phần vật tư còn thừa tuy sẽ được tiếp tục sử dụng vào tháng sau, nhưng phần vật tư dư thừa này không được nhập ngay lại kho mà vẫn để tại phân xưởng sản xuất, vì thế mà khâu bảo quản vật tư không được tốt dẫn đến mất mát, hư hỏng, lãng phí vật tư. Một vấn đề nữa là giữa bộ phận thí nghiệm, thủ kho nguyên vật liệu và kế toán vật tư hiện nay tuy đã có kế hoạch sản xuất cho từng tháng nhưng kế hoạch này cần chi tiết cụ thể hơn tránh tình trạng như hiện nay đó là không đáp ứng đủ vật tư cho sản xuất một mẫu gạch nào đó, nhưng thực tế trong kho vẫn còn dư nguyên vật liệu để sản xuất một mẫu gạch khác (vẫn nằm trong lô hàng dự định sản xuất trong một vài ngày tới). Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương khoán, đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì trả lương theo sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Đối với công nhân gián tiếp trả lương theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề chưa hợp lý mà doanh nghiệp cần xem xét đó là cách tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí về khoản mục chi phí nhân công là chưa hợp lý. Kế toán của doanh nghiệp đã tập hợp toàn bộ chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý vào chi phí nhân công trực tiếp. Trong tháng 12/2008 chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng là: 5.639.745(đ) trong đó (KPCĐ: 104.039, BHXH: 294.477, BHYT: 39.264) và chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý là: 8.018.513(đ) trong đó (KPCĐ: 147.512, BHXH: 437.119, BHYT: 58.282) kế toán đã hạch toán gộp vào chi phí nhân công trực tiếp. Điều này đã không phản ánh chính xác giá thành và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai đó là hiện nay doanh nghiệp chưa thực hiện trích trước tiền nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó tổng số lao động của công ty là năm 2008 là 279 Người trong đó tổng số lao động trực tiếp là: 237 người, chiếm 85% trong tổng lao động toàn công ty. Do vậy chi phí tiền lương cho công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và công nhân nghỉ phép không đều giữa các kỳ vì vậy việc chưa trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất cũng là một nguyên nhân gây mất ổn định giá thành giữa các kỳ. Kế toán chi phí sản xuất chung: Yếu tố chi phí về công cụ dụng cụ trong chi phí sản xuất chung khá lớn, tính chất của công cụ dụng cụ này phát huy tác dụng trong nhiều kỳ. Hiện tại ở công ty khi xuất dùng CCDC có giá trị lớn kế toán không thực hiện phân bổ dần tất cả các CCDC mà tính trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ đây là điều không hợp lý. Mà đối với loại CCDC này khi xuất kế toán phải tập hợp tất cả giá trị của CCDC xuất dùng vào TK142 hoặc TK242 và xác định CCDC đó là phân bổ hai lần hay phân bổ nhiều lần. Thứ hai đó là sửa chữa lớn TSCĐ ở công ty thường có kế hoạch sửa chữa TSCĐ vào cuối năm nhưng hiện nay doanh nghiệp chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn, do vậy đã làm cho giá thành của các kỳ cuối năm bị biến động.Vì công ty là một doanh nghịêp công nghiệp chủ yếu là sử dụng máy móc thiết bị, doanh nghiệp cần thực hiện trích trước chi phí sửa chữa để góp phần ổn định của giá thành. Mặt khác doanh nghiệp hiện vẫn đang áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo QĐ166/1999/BTC ban hành ngày 30/12/1999 là không còn phù hợp cần phải sửa đổi theo quyết định mới ban hành. Thứ ba đó là đối với khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài như: chi phí về điện, điện thoại,.. phục vụ cho bộ phận quản lý, phòng giao dịch với khách hàng theo báo cáo tiêu thụ của các bộ phận này về tiêu thụ điện, điện thoại và nước trong tháng, với chi phí này kế toán của doanh nghiệp hạch toán chung vào Tài khoản 627(6277) là chưa chính xác, cần phải sửa đổi cho phù hợp. Về vấn đề hạch toán sản phẩm hỏng: Hiện nay ở công ty tuy đã xây dựng được định mức chi phí về sản phẩm hỏng.Tuy nhiên việc áp dụng nó chưa được thực hiện đặc biêt với phần chi phí vượt định mức doanh nghiệp cần phải có giải pháp để hạn chế và làm giảm lượng sản phẩm hỏng chỉ trong định mức cho phép, hoặc nếu có vượt định mức thì cũng phải xem xét nguyên nhân do bộ phận nào, cá nhân nào, gây ra có quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cũng như có chế độ thưởng phạt hợp lý, khi đó vừa hạn chế được sản phẩm hỏng vừa khuyến kích được người lao động làm việc tốt hơn. 2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thịên công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng: Qua thời gian thực tập và tìm hiểu công ty em được hiểu hơn rất nhiều về tổ chức hạch toán kế toán trên thực tế của công ty đối chiếu với những kiến thức em đã học tại nhà trường. Nó giúp em có cơ hội tiếp cận với thực tế tình hình công tác tài chính kế toán nói chung, công tác tập hợp CP và tính GTSP nói riêng ở Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng. Gắn lý thuyết với thực tế để có thể đưa ra những đánh giá về công tác hạch toán CPSX và tính GTSP tại Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng. Nhìn chung công tác kế toán ở đây được thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc kế toán do Bộ Tài Chính ban hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Tuy nhiên do đòi hòi ngày càng cao của công tác quản trị doanh nghiệp, những thách thức trong điều kiện mới công ty cần nghiên cứu để đưa ra biện pháp hoàn thiện mình hơn nữa. Bằng những kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình em xin đề xuất một số ý kiến với hy vọng trong một chừng mực nào đó góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng. Thứ nhất: về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Đối với lượng vật liệu thực lĩnh hàng ngày sử dụng cho sản xuất mà không sử dụng hết thì công ty nên có một bộ phận chuyên nhiệm đưa vật liệu trở lại kho để thủ kho quản lý và thủ kho có thể mở sổ theo dõi riêng loại vật liệu này, tập hợp lại cuối tháng báo cáo với kế toán vật tư làm thủ tục nhập lại kho, tránh được tình trạng để tại phân xưởng gây tổn thất lãng phí. Đồng thời yêu cầu bộ phận thí nghiệm cần phải đưa ra các thông số chi tiết cho việc sử dụng nguyên vật liệu cho một ca sản xuất để hạn chế tình trạng số vật liệu thực xuất lớn hơn số thực tế dùng vào sản xuất. Và để quản lý chi tiết đến từng thứ, từng loại vật liệu nhập xuất kế toán vật tư có thể mở thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi chặt chẽ hơn, công việc này được thực hiện trên máy vi tính giúp cho việc quản lý chi phí tốt hơn. - Mặc dù giữa bộ phận thí nghiệm, thủ kho, kế toán vật tư hiện nay đã xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng tháng. Nhưng hiện tại kế hoạch này vẫn chưa thật cụ thể, chi tiết. Vì vậy để khắc phục tình trạng hiện nay và giúp cho công tác tổ chức sản xuất được tốt hơn thì giữa 3 bộ phận này có thể là chỉ mười ngày hoặc một tuần, cùng nhau bàn bạc, xem xét thống nhất trong việc đưa ra kế hoạch sản xuất cụ thể sau đó trình ban giám đốc ký duyệt những công việc Bộ phận thí nghiệm đưa ra trong 10 ngày tới dự định sẽ sản xuất mẫu gạch nào? cần những loại nguyên vật liệu nào? để từ đó thủ kho xem xét xem hiện tại trong kho có đủ đáp ứng cho sản xuất không hoặc những loại nguyên vật liệu nào còn nhiều mà vẫn có thể sản xuất một mẫu gạch khác và có thể tránh được việc tồn đọng vật tư (có thể yêu cầu, đề nghị nên sản xuất mẫu gạch khác), và khi có kế hoạch cụ thể thì thủ kho có thể biết loại vật tư nào sắp hết, cần nhập thêm. Sau đó báo với kế toán vật tư lượng tồn của từng loại nguyên vật liệu sắp sử dụng cho sản xuất và cần nhập thêm loại nguyên vật liệu nào để từ đó kế toán có kế hoạch nhập thêm nguyên vật liệu Thứ hai: kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Hiện nay công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp, để đảm bảo giá thành phản ánh chính xác chi phí phát sinh. Tiền lương nghỉ phép được xác định thông qua tỷ lệ trích trước và số tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. Tỷ lệ trích trước = số tiền lương nghỉ phép của công nhân theo KH năm Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên theo KH năm Tiền lương nghỉ phép của = số tiền lương cơ bản của x Tỷ lệ trích trước công nhân trích trong tháng công nhân trích trong tháng Khi doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi : Nợ TK622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK335: Chi phí phải trả Khi tính tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi: Nợ TK335: Phải trả công nhân viên Có Tk334 :Phải trả công nhân viên - Một vấn đề nữa đó là hiện nay toàn bộ chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý kế toán của doanh nghiệp đều tập hợp vào TK622 như vậy là chưa hợp lý mà doanh nghiệp cần điều chỉnh lại như sau: Đó là chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý tập hợp vào các TK riêng là TK641(6411) và TK642(6421).Việc tập hợp như vậy thì giá thành sẽ phản ánh chính xác chi phí phát sinh, phản ánh đúng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, khi đó kế toán hạch toán: Đối với chi phí nhân viên bán hàng: Nợ TK641(6411): Chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng Có Tk334 : Phải trả công nhân viên Có TK338(3382,3383,3384): KPCĐ, BHXH, BHYT Đối với chi phí của nhân viên quản lý: Nợ TK642(6421): Chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý Có TK334 : Phải trả công nhân viên Có TK338(3382,3383,3384): KPCĐ, BHXH, BHYT Thứ ba : Đối với chi phí sản xuất chung - Hiện nay công ty chưa thực hiện phân bổ chi phí CCDC có giá trị lớn mà tính thẳng vào chi phí phát sinh trong kỳ điều này chưa hợp lý. Do vậy đối với CCDC xuất dùng có giá trị lớn khi phát sinh chi phí này thì phải phân bổ và đối với CCDC phân bổ hai lần kế toán hạch toán như sau: Nợ TK142: Chi phí trả trước Có TK153(1531): Công cụ dụng cụ Đồng thời phân bổ lần đầu bằng 50% giá trị thực tế của CCDC xuất dùng : Nợ TK627(6273), Tk641, TK642 Có TK142 Khi báo hỏng, báo mất, hết thời hạn sử dụng theo quy định của CCDC. Kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh, sau khi trừ phần phế liệu thu hồi hoặc khoản bồi thường (nếu có) theo công thức sau: Số phải phân bổ lần 2 = Trị giá của CCDC - Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) - Bồi thường vật chất (nếu có) 2 Đồng thời kế toán hạch toán : Nợ TK627(6273),TK641(6413), TK642(6423): số phải phân bổ lần hai Nợ TK152(1527) : Phế liệu thu hồi (nếu có ) Nợ TK 138(1388): bắt bồi thường (nếu có ) Có TK142 (242): - Đối với việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp do vậy công ty nên trích trước chi phí để khi phát sinh chi phí sửa chữa có nguồn để bù đắp do vậy sẽ không làm cho giá thành sản phẩm bị biến động nhiều giữa các kỳ. Công việc được kế toán tiến hành như sau: + Số chi phí dự tính phát sinh: Nợ TK627,TK641 Có TK335:Chi phí phải trả. + Khi công việc sửa chữa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Kế toán kết chuyển số chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được dự tính trước vào chi phí kế toán hạch toán : Nợ TK335: chi phí phải trả Có TK241(2413): Xây dựng cơ bản dở dang + Nếu số trích trước về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số chi phí thực tế phát sinh thì phần chênh lệch được tính vào thu nhập khác kế toán hạch toán: Nợ TK335: Chi phí phải trả Có TK711 : Thu nhập khác + Nếu số chi phí thực tế về sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số trích trước chi phí sửa chữa lớn thì số chênh lệch tính vào chi phí : Nợ TK627,TK641,TK642...:số đã chi lớn hơn số trích trước Có TK335: chi phí phải trả Về việc sửa đổi phương pháp khấu hao theo quyết định mới tức là doanh nghiệp cần áp dụng chế độ khấu hao TSCĐ theo QĐ 206 / BTC để thay thế cho QĐ166/BTC mà doanh nghiệp đang áp dụng. Để cho phù hợp với quy định hiện hành. - Về chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bộ phận quản lý và phòng giao dịch với khác hàng về chi phí điện thoại, nước, điện… kế toán đã tập hợp toàn bộ vào TK627(6277) chưa hợp lý nên hạch toán lại như sau: Những chi phí này phát sinh tại phân xưởng thì mới tập hợp vào TK627(6277) còn đối với những chi phí phát sinh ở bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng thì kế toán phải hạch toán vào TK641(6417) hoặc TK642(6427). Kế toán hạch toán : Nợ TK641(6417), TK642(6427): Nợ TK133 : thuế GTGT được khấu trừ (nếu có ) Có TK331: phải trả người bán * Về hạch toán sản phẩm hỏng Trên thực tế hiện nay công ty không hạch toán sản phẩm hỏng. Mặc dù công ty căn cứ vào số sản phẩm nhập kho để xác định các chi phí đã chi ra và hiện tại Công ty đã xác định được định mức hao hụt. Nhưng trong thực tế có thể phát sinh sản phẩm hỏng ngoài định mức. Như vậy nếu không hạch toán sản phẩm hỏng sẽ không xác định được nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng do vậy gây ra lãng phí chi phí. Mặt khác không thực hiện được việc gắn trách nhiệm vật chất của các cá nhân đối với việc sản xuất và đồng thời không nâng cao được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong sản xuất kinh doanh cụ thể: - Đối với phần hao hụt trong định mức : phần này có thể hạch toán vào giá thành sản phẩm theo quy định của nhà nước. - Đối với phần hao hụt ngoài định mức : khoản này không được tính vào giá thành mà được hạch toán như sau: + Xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm hỏng Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng = Tổng CPSX phát sinh x Số lượng sản phẩm hỏng Tổng số lượng sản phẩm sản xuất Sau khi xác định được số chi phí sản xuất sản phẩm hỏng công ty căn cứ vào nguyên nhân gây ra để có biện pháp xử lý, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi (nếu có ) Nợ TK334: Phần trừ vào lươngcủa CNV Nợ TK811: chi phí khác Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng đã cho em được cơ hội tìm hiểu thực tế công tác kế toán. Em được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và tìm hiểu những biến hoá của lý thuyết trong thực tiễn. chính vì thế em đã cố gắng đi sâu học hỏi cả lý thuyết lẫn thực tiễn trong công tác kế toán nói chung, đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng có tầm qua trọng chính trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, tính cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng cao. Trong điều kiện hiện nay, cũng như các doanh nghiệp khác việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cho công ty trong cạnh tranh. Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực quan tâm nghiên cứu. Với trình độ còn hạn chế, những ý kiến đưa ra của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của phòng tài chính – kế toán Công ty và các thầy cô, các bạn để bản chuyên đề cuối khoá của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin được cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo của Cô, các anh chị ở công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng và sự hướng dẫn tận tình của Cô Ngô Thị Thu Hồng trong thời gian qua để giúp em hoàn thiện chuyên đề này. Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2009 Sinh viên: Phạm Thị Trang MỤC LỤC 2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thịên công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng: 89

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng.doc
Luận văn liên quan