Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung

LỜI NÓI ĐẦU Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng. Để quản lý và điều hành nên sản xuất xã hội có rất nhiều công cụ khác nhau, kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý các hoạt động của sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản, quản lý lao động, vật tư, tiền vốn; là công cụ thu nhận, cung cấp và xử lý các thông tin kinh tế. Có thể nói chất lượng của tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp là khâu trọng tâm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin được thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp cho nhà quản trị để quyết định các phương án kinh doanh tối ưu mang lại hiệu quả kinh doanh nhanh cao nhất cho doanh nghiệp. Do vậy tổ chức hợp lý và khoa học công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất có ý nghĩa đặc biệt. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Minh Trung, nhận thấy tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn đề cập đến đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn tốt nghiệp cuối khoá của mình. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I: Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chưong II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung. Chương III: Kết luận và một số đề nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Minh Trung. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ S ẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 3 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. 3 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 5 1.1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 6 1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 7 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 8 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất. 8 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 12 1.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 13 1.3.1.Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất. 13 1.3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất , phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 14 1.3.3.Tài khoản kế toán sử dụng. 15 1.3.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất. 22 1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm. 24 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm. 24 1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 24 1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 26 1.5. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy 31 CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRUNG 34 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Trung 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty 34 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 37 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 38 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kÕ to¸n chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung 41 2.2.1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 41 2.2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 42 2.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 43 2.2.1.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 43 2.2.2. Công tác tính gi¸ thành sản phẩm tại Công ty. 59 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRUNG 61 3.1. Những nhận xét chung, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung 61 3.1.1. Những ưu điểm: 61 3.1.2. Nhũng hạn chế cần khắc phục: 63 3.2. Những biện pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng hoà Phát. 64 3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ ban đầu 64 3.2.2. Ý kiến thứ hai: Về hệ thống sổ sách kế toán: 64 3.2.3. Ý kiến thứ 3: Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 64 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

docx72 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 - Cck2 Zđvsp2 = - Cứ như thế cho đến giai đoạn n (giai đoạn cuối). Zn (Ztp) = Zn-1 + Cđkn + Ctkn - Cckn Ztp = Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm. *Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm ( phương pháp kết chuyển chi phí song song ). Đầu tiên kế toán phải căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất, tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm. Tiếp đến kết chuyển song song từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí tính tông giá thành và giá thành đơn vị. Sơ đồ 9: Sơ đồ kết chuyển chi phí song song Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành sản xuất của thành phẩm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n * Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Phương pháp này vận dụng cho các doanh nghiệp trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu chính mà kết quả sản xuất thu được nhóm sản phẩm cùng loại có kích cỡ, quy cách khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí: Tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất ra nhóm sản phẩm cùng loại. Theo phưong pháp này, căn cứ vào đặc điểm sản phẩm và các tài liệu định mức chi phí, dự toán chi phí để xác định tiêu chuẩn, tính tỷ lệ phân bổ giá thành (tiêu chuẩn có thể sử dụng là giá thành định mức, gía thành kế hoạch…) Căn cứ tài liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả nhóm sản phẩm cùng loại và tiêu chuẩn tính tỷ lệ phân bổ giá thành hàng tháng, ké toán xác định tỷ lệ phân bổ giá thành theo từng koản mục chi phí. T% = x 100 Trong đó: T% : Là tỷ lệ phân bổ giá thành Ti: tỷ lệ phân bổ theo lhoản mục i Căn cứ vào tỷ lệ phân bổ giá thành và tiêu chuẩn của từng quy cách kích thước, từng thứ sản phẩm để tính giá thành của từng loại sản phẩm trong nhóm theo công thức: Za = x (Qa x ha) Zđvspa = Trong đó: Za : Tổng giá thành của sản phẩm A Qi: Số lượng thực hiện của loại sản phẩm i. Hi; Hệ số giá thành quy \ước của sản phẩm i. N: Số loại san phẩm thu được của quy trình cong nghệ đó. Zđvspa: Giá thành đơn vị sản phẩm a. Ngoài các phương pháp trên còn có thể sử dụng các phương pháp khác như: Tính giá thành theo đơn dặt hàng, phương pháp trừ chi phí…. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy a) Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. - Tổ chức vân dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để lựa chọn danh mục hệ thống tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Danh mục tài khoản kế toán được sử dụng làm cơ sở để mã hoá, cài dặt chương trình phần mềmkế toán. - Tổ chức tập hợp kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự thời gian đã xác định. - Tổ chức xac định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng, xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học hợp lý để xác định giá thành và hạch toángiá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. b) Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phầm mềm kế toán. - Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu với các đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. - Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đô 10: Trình tự xử lý trên máy của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Bước chuẩn bị Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,.. Phần mềm kế toán sử dụng. Dữ liệu đầu vào Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí. Lựa chọn phương pháp tính giá vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao. - Các tài liệu khấu hao khác Máy tính xử lý Thông tin và đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra - Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái,… CHUƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRUNG 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Trung 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty * Giới thiệu chung: Tên gọi : Công ty TNHH Minh Trung Trụ sở chính : 685 Tân Mai - Đa Mai - Bắc Giang Mã số thuế : 2400329730 Vốn điều lệ : 40.000.000.000 VNĐ (bốn mươi tỷ đồng) Tel : 0240.856.583 Mobile : 0903.425.922 Email : minhtrungvphanoi@vnn.vn Giấy đăng ký kinh doanh số 200200290 ngày 06/08/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp. Chi nhánh của Công ty: - Chi nhánh Đắc Lắc (xưởng chế biến hàng nông sản sau thu hoạch (sản phẩm từ tươi sang khô, dự trữ bán thành phẩm trên diện tích 1 ha - Khu vực Miền Trung Tây Nguyên). Địa chỉ: Km35 xã Hòa An, thị trấn Phước An, huyện Krông Pak, tỉnh Đắc Lắc. Điện thoại: 050.520.823 Fax: 050.520.823 - Chi nhánh Minh Trung Hòa Bình: xưởng chế biến hàng nông lâm sản sau thu hoạch (sản phẩm từ tươi sang khô, dự trữ bán thành phẩm trên diện tích 10.000 ha - khu vực Tây Bắc). Địa chỉ: Khu CN Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Điện thoại: 0903.425.922 - Các trạm trại tập trung thu mua nguyên liệu để sản xuất: + Trạm thu mua Nha Trang + Trạm thu mua Quy Nhơn + Trạm thu mua Sơn La Công ty đang thực hiện mở rộng: 1) Mở rộng đầu tư dự án xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm tại khu CN Hòa Bình. 2) Đầu tư xây dựng trung tâm giao dịch thương mại, văn phòng làm việc tại Km2, đường 398 - xã Song Mai - TP Bắc Giang. * Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Trung: - Mua bán lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, rượu bia nước giải khát. - Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng ô tô và kinh doanh kho bãi, bốc xếp hàng hoá. - Mua bán nông lâm sản, vật liệu xây dựng, điện nước, hàng nội thất, mua bán chế biến thức ăn gia súc. - San lấp mặt bằng, thi công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi dân dụng. - Xuất nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu hàng nông sản. Do nguồn hàng công ty khai thác và tiêu thụ hầu hết ở các tỉnh trong cả nước. Do vậy diện tích hoạt động trải dài từ Nam ra Bắc, nhiệm vụ chính là thu mua hàng nông sản như ngô, sắn, gạo, tấm, cám, các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp… của đồng bào miền Trung Tây Nguyên đưa vào sấy khô ra thành phẩm tiêu thụ cho các ngành chăn nuôi, nước giải khát, mì chính, thực phẩm, bánh kẹo. * Quá trình hình thành và phát triển Hơn 3 năm thành lập với sự phát triển của Công ty TNHH Minh Trung là cả một chặng đường dài không ngừng phấn đấu để khẳng định và đứng vững trên thương trường. Có được thành tích như hôm nay do nhờ Ban lãnh đạo và tập thể của Công ty đã phấn đấu vượt qua khó khăn về tài chính và nguồn nhân lực, đưa công ty từ một công ty nhỏ trở thành đơn vị kinh doanh hiệu quả. Năm 2006, Công ty đã cung cấp hầu hết nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất chế biến thức ăn gia súc các tỉnh phía Bắc, các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như: Công ty thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ, Nhà máy SXTACN Proconco, Guyomarch, ANT, PG, CP (rượu bia, nước giải khát…). Có thể đánh giá sự phát triển của Công ty qua việc thực hiện một số chỉ tiêu sau: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2004 đến 2006 ĐVT: Tr.đ TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng vốn 6,670 6,670 6,670 2 Doanh thu 56,233 (tỷ đồng) 127,847 (tỷ đồng) 183,585 (tỷ đồng) 3 Lợi nhuận trước thuế 21 68,2 68,2 4 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 0,037 0,041 0,037 5 Đóng góp NS (Thuế) 250 1,090 1.311,9 6 Số lượng cán bộ CNV (người) 18 52 62 7 Bình quân thu nhập người/tháng/tr.đ 1,5 2 2,5 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 11: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tài chính- kế toán Xưởng sản xuất Phòng Nhân sự Phòng Kinh Doanh Giám đốc xưởng Phòng Marketing Các phân xưởng sản xuất Các kho Vật tư Bộ phận kỹ thuật Bộ phận tài vụ Phòng vật tư xét duyệt * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý - Giám đốc : Gồm Giám đốc và Phó Giám đốc là những người toàn quyền điều hành các công việc sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch và định hướng của Hội Đồng quản trị. Giám đốc do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc: Giúp giám đốc tổ chức thực hiện các kế hoạch cụ thể đã đề ra. - Các bộ phận yểm trợ : là các phòng ban chức năng như Kinh doanh, Phòng Tài vụ, Phòng nhân sự…có chức năng đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tạo lợi nhuận tối ưu nhất cho toàn Công ty. Ngoài ra công ty có thể tổ chức một số bộ phận thích hợp với quá trình phát triển sản xuất kinh doanh và hoàn cảnh cụ thể đặt ra. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán. * Chức năng nhiệm vụ từng phần hành kế toán: - Kế toán trưởng : Là người đứng đầu phòng kế toán của đơn vị, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán, có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công việc kế toán cho phù hợp với loại hình sản xuất của công ty. - Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu do các kế toán khác chuyển đến từ đó đưa ra các thông tin trên cơ sở số liệu, xem xét tất cả các chỉ tiêu kế toán, lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của toàn công ty trên báo cáo tài chính. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm. - Kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm : Là bộ phận phụ trách khâu tính giá thành cho những sản phẩm mà công ty sản xuất ra. - Kế toán công nợ : Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả trong Công ty và giữa Công ty với khách hàng, với ngân hàng, với nhà cung cấp…. - Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, CCDC trong quá trình sản xuất. Cuối tháng, tập hợp số liệu báo cáo vật liệu tồn kho. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật liệu cùng các bộ phận khác tiến hành kiểm kê tại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. - Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ. Hàng tháng tính số tiền khấu hao TSCĐ, ghi vào sổ khấu hao, lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ. - Kế toán vốn bằng tiền, tiền lương: Chịu trách nhiệm về các Tài khoản kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính. Lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của các phân xưởng và toàn doanh nghiệp. Sơ đồ 13: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT vốn bằng tiền, t.lương KT Công nợ KT tập hợp chi phí và giá thành KT thành phẩm và tiêu thụ Thủ quỹ Nhân viên kinh tế KT TSCĐ 2.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty: - Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, cung cấp thông tin kế toán của Công ty đều được thực hiện sổ sách. - Sau khi lựa chọn các tài khoản cần sử dụng, Công ty quy định mỗi loại chứng từ ghi sổ ghi Nợ một tài khoản đối ứng với có các tài khoản khác. - Niên độ kế toán quy định: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Kỳ kế toán áp dụng: Theo tháng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Hệ thống tài khoản kế toán: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, và các TK khác như TK 141, 331, 152,111, 334,338,153… Các TK đều được mã hoá cho từng phân xưởng, từng sản phẩm. - Hệ thống sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Chứng từ ghi sổ. Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng là: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ cái; Sổ, thẻ kế toán chi tiết; Bảng tổng hợp sổ chi tiết; Bảng cân đối số phát sinh; Báo cáo tài chính. Sơ đồ14: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Minh Trung Chứng từ gốc và bảng tập hợp chứng từ cùng loại Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào máy Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản Bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu : 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung 2.2.1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 2.2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất nên cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất của Công ty là những chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp đó. Tại Công ty TNHH Minh Trung tổ chức sản xuất rất nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm lại có một quy trình sản xuất riêng biệt, do vậy Công ty tổ chức sản xuất các sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất khác nhau. Vì vậy, chi phí sản xuất của Công ty phát sinh tại các phân xưởng khác nhau đòi hỏi Công ty phải tổ chức tập hợp chi phí tại từng phân xưởng. Mặt khác, do đặc điểm sản phẩm của Công ty là mỗi loại sản phẩm có nhiều kích cỡ khác nhau với cùng một loại nguyên vật liệu, do đó để quản lý chính xác đối tượng chịu chi phí còn phải phân bổ từng loại chi phí sản xuất cho các đối tượng đó. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất của Công ty cũng bao gồm 3 khoản mục chi phí, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công ty dựa vào các khoản mục chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất. Ngoài ra để phục vụ cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty còn phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành các loại sau đây căn cứ vào nội dung, tính chất kinh te ácủa chi phí (hay còn gọi là phân loại chi phí theo yếu tố), gồm các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên liệu và vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. 2.2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng, chi phối toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý của từng đơn vị. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của Công ty TNHH Minh Trung, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất đều được mở sổ chi tiết theo dõi riêng và tập hợp chi phí theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Công ty hiện đang vận dụng là phương pháp trực tiếp theo từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh sử dụng cho phân xưởng nào được hạch toán trực tiếp cho phân xưởng đó. 2.2.1.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty TNHH Minh Trung là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm của Công ty. Do vậy việc hạch toán chính xác chi phí vật liệu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất cũng như tính chính xác và hợp lý của giá thành sản phẩm của Công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty là toàn bộ trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm của Công ty, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu chính: ngô tươi (từ 160- 300), sắn… - Chi phí nguyên vật liệu phụ: bao, dây khâu… - Nhiên liệu : Xăng dầu, than,... cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được phản ánh trên TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK này đã được mã hoá cho từng phân xưởng, sản phẩm của phân xưởng: + TK 62101: Phân xưởng 1 + TK 62102: Phân xưởng 2 Do đặc điểm của sản phẩm lương thực, mỗi loại sản phẩm lại có đặc tính khác. Do vậy, để thuận tiện cho việc quá trình sản xuất, Công ty tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng, và mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm với các đặc tính khác nhau. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu do Công ty tự tìm kiếm. Khi nguyên vật liệu nhập kho căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho của người bán và các chứng từ hợp lệ khác, căn cứ vào số lượng thực tế nhập, thủ kho ghi vào thẻ kho ( thủ kho theo dõi số lượng ). Sau đó căn cứ vào giấy yêu cầu cấp vật tư của các phân xưởng sản xuất, thủ kho lập Phiếu xuất kho, ghi vào thẻ kho và xuất cho các phân xưởng sản xuất. Phiếu xuất kho được viết thành ba liên: chứng từ gốc liên 1 gửi về phòng kế toán, liên 2 thủ kho giữ, liên 3 giao cho người nhận vật tư. Công ty TNHH Minh Trung Kho: vật liệu PHIẾU XUẤT KHO Số 20 Ngày 7 tháng 10 năm 2007 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Dũng Lý do xuất kho: Xuất sấy ngô. Địa chỉ (bộ phân ): PX 1 Xuất tại kho: Kho vật liệu TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo YC Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Ngô tươi 210 01 Kg 400.000 394.540 2.400 946.896.000 2 Than đá 02 Kg 4.500 4.480 1.500 20.160.000 Tổng Cộng 967.056.000 Kế toán Người nhận Thủ kho Đơn giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cố định một lần vào cuối tháng. Theo phương pháp này, căn cứ vào trị giá vật tư tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, và lượng tồn đầu kỳ, lượng nhập trong kỳ để tính trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho theo công thức sau: Đơn giá bình quân xuất kho = cuối tháng Trị giá NVL tồn kho đầu tháng + Tổng trị giá nhập kho trong tháng Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong tháng Như vậy, trị giá vốn của vật tư xuất kho sử dụng phải đến cuối mỗi tháng mới xác định được. Định kỳ 10 ngày, nhân viên kinh tế ở các phân xưỏng tiến hành thanh toán các chứng từ lên phòng kế toán Công ty. Các chứng từ gồm: Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Bảng kê khối lượng vật tư xuất dùng và các chứng từ khác như Hoá đơn GTGT, các chứng từ thanh toán tạm ứng,…Căn cứ vào các chứng từ do nhân viên kinh tế gửi lên, kế toán Công ty tiến hành xử lý, phân loại chứng từ, định khoản kế toán. Căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu xuất kho), hàng ngày kế toán lập chứng từ ghi sổ tương ứng: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 7 tháng 10 năm 2007 Số 5 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất ngô tươi 210 sấy FX 1 621 152(1) 946.896.000 Xuất than đá sấy ngô FX 1 621 152(2) 20.160.000 Cộng 967.056.000 Kèm theo PXK số 20 chứng từ gốc. Người lập bảng (ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) Ngày 15 tháng10 năm 2007 mua bao đóng ngô PX 1 số lượng 4.240 cái giá chưa VAT: 1000, VAT 10%. Trả tiền mặt người bán. Công ty TNHH Minh Trung PHIẾU CHI Ngày 15 tháng 10 năm 2007 Quyển số 7 Số: 150 Nợ: Có: Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Đồng Địa chỉ: Thường Tín - Hà Tây (Công ty TACN TW) Lý do chi: Trả tiền mua bán Số tiền: 4.664.000 đ (viết bằng chữ: bốn triệu sáu trăm sáu tư nghìn đồng chẵn). Kèm theo: Hóa đơn GTGT. Chứng từ gốc: …. Ngày 15 tháng 10 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Người nộp (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Căn cứ vào Phiếu chi hàng ngày kế toán lập chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 6 Ngày 15 tháng 10 năm 2007 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Mua bao PP đóng ngô phân xưởng 1 621 133 111 4.240.00 424.000 Cộng 4.664.000 Kèm theo số 150 chứng từ gốc Người lập bảng (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) Ngày 16 tháng 10 mua 5 cuộn dây khâu bao giá chưa VAT: 20.000đ/c, VAT 10% chưa trả tiền người bán. Từ nghiệp vụ phát sinh trên kế toán lập chứng từ ghi sổ. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 8 Ngày 16 tháng 10 năm 2007 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Mua dây đóng ngô phân xưởng 1 621 133 311 100.000 10.000 Cộng 110.000 Kèm theo …………..chứng từ gốc Người lập bảng (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) SỔ CÁI Năm 2007 Tên TK: CP NVL trực tiếp Số hiệu: TK621 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có … … … … … … … 1. Sổ số dư đầu tháng 2. Phát sinh trong tháng 7/10/07 5 7/10/07 Xuất kho NVL để sấy 152 967.056.000 15/10/07 6 15/10/07 Mua bao để đóng ngô sấy 111 4.240.000 16/1007 8 16/1007 Mua dây chưa trả người bán 331 100.000 Cuối tháng kết chuyển TK154 154 971.396.000 Cộng phát sinh 971.396.000 971.396.000 Số dư cuối tháng Người lập biểu Kế toán trưởng 2.2.1.5. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty TNHH Minh Trung là một bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty. Do vậy, tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng. Hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp sẽ góp phần vào việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm. Mặt khác, còn giúp cho việc thanh toán chi trả lương cho người lao động thoả đáng, kịp thời, khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty TNHH Minh Trung bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phát sinh. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, sản phẩm. Việc trả lương cho người lao động trong Công ty từ bộ phận quản lý đến bộ phận trực tiếp sản xuất đều được thực hiện thống nhất theo quy chế trả lương chung do Giám đốc Công ty phê duyệt. Hiện nay, Công ty đang áp dụng đồng thời các hình thức trả lương sau: - Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Được Công ty áp dụng để trả lương cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương trực tiếp theo sản phẩm phải trả cho công nhân sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm đã quy định. Công thức tính lương: Tiền lương phải = Trả cho người Lao động Số lượng sản phẩm Hoàn thành đúng Quy cách phẩm chất x Đơn giá lương sản phẩm quy định - Hình thức tính lương theo thời gian: Được Công ty áp dụng để trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp: gián tiếp ở phân xưởng và gián tiếp văn phòng. Tiền lương tính theo thời gian có thực hiện tính theo ngày, giờ, tháng làm việc của người lao động tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độc quản lý của người lao động. Công thức tính: = x Một số mức lương công nhật áp dụng tại Công ty: 25.000 đ / ngày; 32.000 đ/ ngày; 50.000 đ/ ngày; 54.000 đ/ngày. - Các chế độ lương khác: Tại Công ty còn áp dụng các chế độ khác để tính lương cho công nhân viên như: chế độ làm thêm giờ, chế độ phụ cấp, lệ phí công tác… Hàng ngày đốc công ở các phân xưởng sẽ căn cứ vào số lượng công nhân đi làm thực tế và khối lượng công việc họ hoàn thành để chấm công. Đến kỳ trả lương đốc công sẽ chuyển bảng chấm công cho Phòng kế toán để lập Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ lương và BHXH cho từng phân xưởng để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm trong phân xưởng nhằm xác định giá thành sản phẩm. Căn cứ vào bảng phân bổ này, kế toán nhập số liệu về tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất vào máy theo bút toán: Nợ 622 ( Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 334 Ngoài tiền lương thực tế phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất, trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sản xuất còn bao gồm các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào giá thành sản phẩm. Căn cứ vào số lao động trong danh sách, mức lương cơ bản và tiền lương thực trả trong tháng của từng công nhân, kế toán tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định: + BHXH: 20% lương cơ bản, trong đó 5% khấu trừ trực tiếp vào lương công nhân, còn 15% tính vào chi phí sản xuất hàng tháng. + BHYT: 3% lương cơ bản, trong đó 1% khấu trừ trực tiếp lương công nhân, còn 2% tính vào chi phí sản xuất trong tháng. + KPCĐ: 2% lương thực trả, tính toàn bộ vào chi phí sản xuất hàng tháng. Như vậy có 19% tiền trích theo lương được hạch toán vào giá thành còn 6% do người lao động đóng góp. Các khoản trích này được phản ánh trên Bảng phân bổ lương và BHXH. Căn cứ vào Bảng phân bổ lương và BHXH kế toán nhập dữ liệu về các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất vào máy theo bút toán: Nợ TK 622 ( Chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 3382 Có TK 3383 Có TK 3384 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 10 năm 2007 TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 Lương Phụ cấp Khác Cộng TK 334 3382 3383 3384 Cộng TK 335 Tổng cộng - TK 622 PX 1 PX 2 PX 3 - TK 627 PX1 PX 2 PX3 TK 641 …. 10.800.000 5.400.000 10.800.000 5.400.000 216.000 108.000 1.620.000 810.000 216.000 108.000 205.200 102.600 Cộng Từ số liệu bảng phân bổ tiền lương có chứng từ ghi sổ số 14 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 14 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền lương phải trả cho công nhân viên tháng 10 622 627 334 10.800.000 5.400.000 Cộng 16.200.000 Kèm theo …………..chứng từ gốc Người lập bảng (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 15 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền BHXH, BHYT, KPCĐ chi nhánh phải trả tháng 10/2007 622 627 338 2.052.000 1.026.000 Cộng 3.078.000 Kèm theo …………..chứng từ gốc Người lập bảng (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) SỔ CÁI Năm 2007 Tên TK: CP NC trực tiếp Số hiệu: TK622 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có … … … … … … … 1. Sổ số dư đầu tháng 2. Phát sinh trong tháng 31/10/07 14 31/10/07 Lương phải trả CN tháng 10 334 10.800.000 31/10/07 15 31/10/07 BHXH, BHYT, KPCĐ trích tháng 10 338 2.052.000 Cuối tháng kết chuyển TK154 154 12.852.000 Cộng phát sinh 12.852.000 12.852.000 Số dư cuối tháng Người lập biểu Kế toán trưởng 2.2.1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí có tính chất phục vụ trong phạm vi phân xưởng, tổ sản xuất chính. Nói một cách khác, chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí của phân xưởng ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung là một yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất chung một cách chính xác sẽ giúp cho công tác quản lý giá thành được thuận lợi, việc tính giá thành được chính xác. Kế toán công ty phải tính toán sao cho chi phí sản xuất chung phát sinh một cách hợp lý, tiết kiệm đồng thời có hiệu quả cho hoạt động sản xuất . Ở xưởng sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng: KM10 Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ: KM07 Chi phí khấu hao TSCĐ: KM13 Chi phí dịch vụ mua ngoài: KM17 Chi phí bằng tiền khác: KM21 Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tập hợp chi tiết cho từng khoản mục chi phí . Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất. * Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC: BẢNG PHÂN BỔ NVL, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 10 năm 2007 TK có TK nợ 152 (1) 152 (2) 153 Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế 1. TK621 2. TK627 3.TK641 4.TK642 … 945.000.000 946.896.000 20.000.000 3.000.000 20.160.000 2.800.000 580.000 300.000 578.000 280.000 Cộng 945.000.000 946.896.000 23.000.000 22.960.000 880.000 858.000 Số hiệu trên bảng phân bổ lập được chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 10 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tháng 9 phân bổ CP công cụ cho sấy ngô phân xưởng 1 627 153 578.000 Cộng 578.000 Kèm theo bảng phân bổ CCDC chứng từ gốc Người lập bảng (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) *Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định của Công ty gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị chuyên dùng (máy sấy, máy hàn, …) thiết bị động lực, thiết bị vận tải…Chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất chung. Hiện nay, Công ty trích khấu hao TSCĐ theo QĐ 206/2003 QĐ - BTC của Bộ Tài Chính. Phương pháp khấu hao được Công ty áp dụng là phương pháp khấu hao tuyến tính. Số tiền khấu hao hàng năm trong Công ty được tính căn cứ vào tuổi thọ kinh tế và khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm được xác định theo công thức: Nguyên giá Mức KH năm = Số năm sử dụng Hoặc hàng tháng, Công ty trích khấu hao theo công thức: Mức khấu hao năm Mức KH tháng = 12 ( Tháng) Riêng đối với TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay tín dụng, Công ty trích khấu hao theo thời gian trong khế ước vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Tình hình KH TSCĐ được theo dõi qua TK 214” Hao mòn TSCĐ”. Chi phí KH TSCĐ được coi là một phần giá thành sản phẩm thông qua chi phí sản xuất chung. Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ áp dụng theo quy định của QĐ206/2003/QĐ - BTC. Chi phí khấu hao TSCĐ ở Công ty được phản ánh vào TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ”. Tài khoản này phản ánh chi phí KH TSCĐ phục vụ cho sản xuất của phân xưởng. Tài khoản 6274 cũng được mã hoá cho từng phân xưởng (trong đó TK 627401: Phân xưởng 1) Nguyên tắc tính khấu hao cho các đối tượng liên quan tại Công ty là TSCĐ sử dụng cho phân xưởng nào thì tính chi phí khấu hao trực tiếp cho phân xưởng đó. Hàng tháng kế toán tính số tiền khấu hao toàn Công ty và tiến hành lập Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng theo tháng. Căn cứ vào các loại TSCĐ thực tế sử dụng tại các phân xưởng sản xuất, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao cho các phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao, kế toán nhập số liệu vào sổ kế toán theo bút toán: Nợ TK 6274 ( Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 214 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 10 năm 2007 Chỉ tiêu Tỷ lệ KH % (thời gian sử dụng) Đối tượng sử dụng Nguyên giá TK 627 TK 641 TK 642 Nguyên giá Mức KH 1. Số phải trích KH tháng trước 850.000 1.200.000 300.000 2.200.000 2. Số tăng trong tháng - Máy PX 1 VP đưa vào sử dụng 12% 18% 186.600.000 304.000.000 150.000.000 2.554.000 304.000 2.250.000 304.000 304.000 2.250.000 2.250.000 3. Số KH giảm trong tháng 4. Số KH tháng này 11.054.000 1.504.000 300.000 4.450.000 Số liệu bảng tính khấu hao kế toán lập chứng từ ghi sổ. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 12 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Trích khấu hao tháng 10 dùng cho sản xuất phân xưởng 1 627 214 1.504.000 Cộng 1.504.000 Kèm theo …………..chứng từ gốc Người lập bảng (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) * Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Công ty sử dụng TK 6277 để hạch toán loại chi phí này bao gồm: chi phí điện nước, chi phí sửa chữa TSCĐ, và các dịch vụ mua ngoài khác như chi phí thí nghiệm, thử nghiệm mẫu vật tư,… Tài khoản này được mã hoá theo từng phân xưởng sản xuất (trong đó TK 627701: Phân xưởng 1). Chi phí cho phân xưởng nào thì hạch toán trực tiếp cho phân xưởng đó. Ngày 31/10/2007, giấy báo của Công ty Điện lực Hòa Bình, tiền điện tháng 10 phải trả là: 2.645.500đ, trong đó VAT 10%. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 13 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền điện chi nhánh 627 133 331 2.405.000 240.500 Cộng 2.645.500 Kèm theo …………..chứng từ gốc Người lập bảng (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) SỔ CÁI Năm 2007 Tên TK: CP sản xuất chung Số hiệu: TK627 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có … … … … … … … 1. Sổ số dư đầu tháng 2. Phát sinh trong tháng 31/10/07 10 31/10/07 Phân bổ CCDC tháng 10 153 578.000 31/10/07 12 31/10/07 Trích khấu hao tháng 10 214 1.504.000 31/10/07 13 31/10/07 Tiền điện 331 2.405.000 31/10/07 14 31/10/07 Lương phải trả tháng 10 334 5.400.000 31/10/07 15 31/10/07 Phải trích theo lương tháng 10 338 1.026.000 Cuối tháng kết chuyển TK154 154 10.913.000 Cộng phát sinh 10.913.000 10.913.000 Số dư cuối tháng Người lập biểu Kế toán trưởng 2.2.1.6. Kế toán chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Để thực hiện công việc tính giá thành, trước hết cần phải tập hợp tất cả các chi phí phát sinh có liên quan trong quá trình sản xuất. Công ty TNHH Minh Trung áp dụng phương pháp kế toán K.K.T.X để tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cuối kỳ, Công ty sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK này được mã hoá cho từng phân xưởng, sản phẩm như sau: + 15401: phân xưởng 1 + 1540101: sản phẩm ngô … + 15402: Phân xưởng 2 …. Cuối kỳ các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của toàn doanh nghiệp và các sản phẩm đã được tập hợp trên các sổ Cái, sổ Chi tiết các TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung” (Sổ Cái theo các TK cấp 2) sẽ được kết chuyển sang TK 154 ”Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” trên sổ Cái, sổ Chi tiết TK 154 theo bút toán: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 ( 6271, 6273, 6274, 6277, 6278) Khi thực hiện kết chuyển, kế toán lập chứng từ kết chuyển gọi là Phiếu kết chuyển cuối kỳ. Còn chi phí sản xuất trong tháng của từng phân xưởng thì được tập hợp trên các Chứng từ ghi sổ, chi phí sản xuất trong tháng 10/2007 tập hợp trên TK 154 được thể hiện ở Chứng từ ghi sổ. Tập hợp chi phí sản xuất: CP NVLTT (621): 967.056.000 + 4.240.000 + 100.000 = 971.396.000 CPNCTT (TK 622): 10.800.000 + 2.052.000 = 12.852.000 CPSXC (TK 627): 578.000 + 1.504.000 + 2.405.000 + 5.400.000+1.026.000 = 10.913.000đ 2.2.2. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty là khép kín từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài được gia công chế biến lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó Công ty xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm ngô sấy hoàn chỉnh ở giai đoạn sản xuất cuối cùng. Kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng, vào thời điẻm cuối tháng, vì sản phẩm của Công ty có chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ và liên tục nhau. 2.2.2.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm làm dở của Công ty là chi tiết, bộ phận còn đang ở trong quy trình công nghệ sản xuất, bán thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở của Công ty phải chịu. Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang hàng tháng phù hợp với kỳ tính giá thành sản phẩm. 2.2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Để xác định được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Công ty áp dụng phương pháp đơn giản để tính giá thành sản phẩm: Zsxsp = Dđk + Ctk - Dck Zsxsp Zsp= Ssp Sau khi tập hợp xong chi phí sản xuất, kết chuyển sang TK 154 và chi phí thực tế khối lượng dở dang cuối kỳ tính được, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức trên. Như vậy, theo công thức trên, giá thành sản xuất thực tế của khối lượng sản phẩm mà toàn Công ty hoàn thành trong tháng 10/2007. Nhập kho lượng sơn 354.030 kg ngô sấy ở phân xưởng 1 đạt tiêu chuẩn 150 có: Giá thành thực tế ngô sấy 150 nhập kho. Số lượng: 354.030 kg Khoản mục Dđk C Dck Z Zđv CPNVLTT CPNCTT CPSX chung - - - 971.396.000 12.852.000 10.913.000 - - - 971.396.000 12.852.000 10.913.000 2.744 36 31 995.161.000 995.161.000 2.811 Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng 5 6 8 10 12 13 14 15 7/10/2007 1510/2007 16/10/2007 31/10/2007 31/10/2007 31/10/2007 31/10/2007 31/10/2007 967.056.000 4.664.000 110.000 578.000 1.504.000 2.645.500 16.200.000 3.078.000 Cộng 995.835.500 CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRUNG 3.1. Những nhận xét chung, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung Qua 3 năm thành lập và trưởng thành, để tồn tại và phát triển nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt luôn đòi hỏi sự phấn đấu và vươn lên khẳng định mình, Công ty TNHH Minh Trung đã không ngừng đổi mới về mọi mặt và đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là kết quả của quá trình trình phấn đấu của toàn bộ công nhân viên của Công ty trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán. Trong quá trình thực tập tại Công ty, trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tế của Công ty em xin đưa ra một số nhận xét tổng quát về công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. 3.1.1. Những ưu điểm: - Về tổ chức bộ máy quản lý: Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học, hợp lý, gọn nhẹ; các phòng ban phục vụ hiệu quả hỗ trợ cho nhau đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho Ban lãnh đạo trong việc điều hành và quản lý Công ty. Từ đó tạo điều kiện và uy tín cho Công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình cũng như trong cộng đồng doanh nghiệp. - Về tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức một cách tương đối khoa học hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm từng nhân viên, bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt đến bộ phân kế toán các yếu tố chi phí - Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ “Chứng từ ghi sổ”. Hình thức kế toán này phù hợp với đặc điẻm của Công ty là khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày lớn, số lượng chứng từ kế toán cùng loại nhiều. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là công việc ghi sổ dồn vào cuối kỳ lớn. Việc áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là hoàn toàn phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật trong công tác tính toán, xử lý thông tin, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của Công ty. - Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán. Nhìn chung hệ thống chứng từ ban đầu của Công ty được tổ chức hợp lệ, đầy đủ. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán được vận dụng một cách khoa học theo đúng chế độ kế toán, các tài khoản kế toán và sổ kế toán được mở chi tiết cho từng phân xưởng, sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế nội bộ cũng như yêu cầu của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh các sổ sách, mẫu biểu theo quy định, Công ty còn có một sổ sách, mẫu biểu thiết kế phù hợp, tiện lợi áp dụng cho hạch toán kế toán của Công ty. - Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty TNHH Minh Trung thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này cho phép Công ty có thể kiểm soát được từng lần nhập, xuất vật tư, hạn chế tình trạng thất thoát, sử dụng lãng phí. Vật tư phục vụ sản xuất của Công ty được nhập xuất liên tục do chu kỳ sản xuất ngắn nên nhờ việc áp dụng phương pháp kế toán này sẽ phản ánh được tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho việc tính toán đúng, đủ chi phí sản xuất cho tùng phân xưởng liên quan, làm cơ sở xác định giá thành hợp lý, chính xác. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong phân xưởng đó. Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục tạo điều kiện cho công tác tính giá thành sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm hoàn thành được chính xác, chi tiết. Giá thành sản phẩm được tính toán chi tiết theo từng khoản mục chi phí giúp cho Công ty có thể so sánh tình hình thực tế với kế hoạch đề ra, từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Với những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm của Công ty, tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh những ưu diểm cần được phát huy đó, công tác kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm của Công ty cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế cần khắc phục. 3.1.2. Nhũng hạn chế cần khắc phục: - Về công tác luân chuyển chứng từ: Hiên nay, mặc dù Công ty đã có quy định rõ ràng về định kỳ luân chuyển chứng từ lên phòng kế toán Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển lên rất chậm. Đó là do các phân xưởng sản xuất đặt khá xa trụ sở chính của Công ty. Thường đến cuối tháng chúng từ phát sinh mới được tập hợp chuyển lên phòng kế toán, gây ra một lượng khá lớn công việc vào cuối tháng cho phòng kế toán, do đó dễ gây nên tình trạng nhầm lẫn, thiếu sot, dồn ép công việc kế toán. - Việc hạch toán chi phí sản xuất chung: Hiện nay Công ty hạch toán chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ cho quản lý, sản xuất chung ở phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ vào TK 621”chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” mà không hạch toán vào TK 6272”Chi phí vật liệu” (TK cấp 2 của TK 627 “Chi phí sản xuất chung”) theo chế độ kế toán. Việc hạch toán này làm cho tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành có sự thay đổi lớn nếu trong kỳ phát sinh các khoản chi phí vật liệu này lớn. Ngoài ra, việc phân bổ chi phí sản xuất chung không được thực hiện đối với các TK cấp 2 (6271, 6273, 6274, 6277, 6278) mà chỉ phân bổ tổng chi phí sản xuất chung, do đó không xác định được các chi phí thành phần trong khoản mục chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. 3.2. Những biện pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng hoà Phát. Sau một thời gian được tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tai Công ty TNHH Minh Trung, bên cạnh những ưu điểm trong công tác kế toán tổ chức kế toán cũng còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau: 3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ ban đầu Để giảm bớt khối lượng công việc vào cuối tháng, yêu cầu các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng sản xuất định kỳ một tuần hay nửa tháng phải tập hợp các chừng từ lên phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Phân xưởng phải thanh toán dứt điểm chứng từ lần này mới được thanh toán lần tiếp theo. Quy định trên sẽ buộc các phân xưởng phải luân chuyển chứng từ đúng thời hạn. 3.2.2. Ý kiến thứ hai: Về hệ thống sổ sách kế toán: Kế toán nên mở thêm Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái TK 6272 “Chi phí vật liệu” để hạch toán các khoản chi phí này khi phát sinh nhằm tách bạch vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và vật liệu xuất dùng cho các hoạt động khác thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung. 3.2.3. Ý kiến thứ 3: Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Về việc hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết trong kỳ. Công ty tổ chức sản xuất theo kế hoạch do phòng kế phòng kinh doanh đề ra, do đó vật tư xuất kho cho sản xuất theo yêu cầu của phân xưởng sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất trong kỳ (theo tháng). Do đó dựa vào trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ, kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, có những kỳ, nếu nguyên vật liệu xuất dùng không hết trong kỳ để lại phân xưởng sản xuất sang kỳ sau tiếp tục sử dụng thì việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như vậy là chưa chính xác với thực tế sử dụng. Do vậy để hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phục vụ tốt công tác tính giá thành sản phẩm, trước hết kế toán phải xác định được trị giá nguyên vật liệu chưa sử dụng đầu kỳ tại phân xưởng, trị giá thực tế vật liệu xuất chưa dùng hết còn lại cuối kỳ tại phân xưởng. Để xác định được các trị giá này, ta lấy số liệu từ phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ tại các phân xưởng sản xuất, còn trị giá vật liệu xuất dùng trong kỳ tính được theo Chương 2. Cuối kỳ, căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ tại các phân xưởng, kế toán ghi vào Chứng từ ghi sổ Nợ TK 621 theo bút toán ( Ghi âm): Nợ TK 621( Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết để lại nơi sản xuất kỳ này) Có TK 152 Sang đầu tháng sau, kế toán ghi trở lại trên Chứng từ ghi sổ Nợ TK 621 theo bút toán (ghi bình thường): Nợ TK 621 (Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết để lại nơi sản xuất kỳ trước) Có TK 152 Khi đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực dùng vào sản xuất được xác định như sau: = + - Trong trường hợp, Công ty có quyết định nhập kho trở lại số vật liệu xuất dùng không hết trong kỳ thì kế toán ghi sổ theo bút toán: Nợ TK 152 ( trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho trong kỳ) Có TK 621 - Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên định mức. Công ty tổ chức sản xuất theo định mức chi phí từng loại nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, hầu như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn có sự chênh lệch so với định mức. Nếu chênh lệch do chi phí thực tế ít hơn so với định mức tức là Công ty đã tiết kiệm được một phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận kế toán. Ngược lại nếu chênh lệch do chi phí thực tế phát sinh lớn hơn định mức lại làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Để đảm bảo cho giá thành sản phẩm không tăng so với định mức, Công ty nên tách riêng phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt quá định mức ra khỏi phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm. KẾT LUẬN Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí và giá thành sản phẩm là những chi tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp luôn là mục tiêu của bất cứ nhà kinh doanh nào. Trong Công ty TNHH Minh Trung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được Công ty tổ chức tương đối hợp lý tuy rằng đó chưa phải đã hoàn thiện và vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định. Song trong thời gian qua, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty đã phát huy được vai trò trong công tác quản lý chung của Công ty. Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở Công ty TNHH Minh Trung, em đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và có nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý kinh tế trong Công ty. Với góc độ là sinh viên thực tập, trong bài luận văn này em xin được đóng góp một vài ý kiến của cá nhân mình nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế toán với việc quản lý kinh tế nói chung và quản lý giá thành nói riêng của Công ty. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo cùng các anh chị ở Phòng kế toán Công ty TNHH Minh Trung đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Do nhận thức bản thân và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên em rất mong nhận đựoc sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo và càc anh chị Phòng kế toán để bài chuyên đề này thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận lẫn thực tế. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu của Công ty TNHH Minh Trung 2. Kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội (2003), Chủ biên: PGS- TS Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ. 3. Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Tài Chính. Chủ biênêGS – TS Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ. 4. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp–NXB Tài Chính. Chủ biên PGS – TS Đoàn Xuân Tiên. 5. Quyết định 206/2003/QĐ - BTC, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. 6. Chế độ kế toán doanh nghiệp – NXB Tài Chính ( 2006) - Vụ chê độ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài Chính ( Quyển 1 và quyển 2) 7. Luận văn của khoá trước. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung.docx
Luận văn liên quan