Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát

LỜI NÓI ĐẦU Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng. Để quản lý và điều hành nên sản xuất xã hội có rất nhiều công cụ khác nhau, kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý các hoạt động của sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản, quản lý lao động, vật tư, tiền vốn; là công cụ thu nhận, cung cấp và xử lý các thông tin kinh tế. Có thể nói chất lượng của tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp là khâu trọng tâm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin được thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp cho nhà quản trị để quyết định các phương án kinh doanh tối ưu mang lại hiệu quả kinh doanh nhanh cao nhất cho doanh nghiệp. Do vậy tổ chức hợp lý và khoa học công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất có ý nghĩa đặc biệt. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, nhận thấy tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, được sự giúp đỡ của thầy giáo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình Đỗ cộng với sự có gắng của bản thân, em đã mạnh dạn đề cập đến đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn tốt nghiệp cuối khoá của mình. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I: Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chưong II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát. Chương III: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát.

docx95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2840 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào Sổ Cái TK 622 ( Biểu 07). Số liệu trên Bảng phân bổ lương và BHXH sau khi được nhập vào máy, kế toán thực hiện bước phân bổ chi phí nhân công trực tiếp trong tháng cho các sản phẩm của phân xưởng. Chi phí nhân công trực tiếp sẽ được phân bổ theo mức lương sản phẩm theo công thức sau: Mức phân bổ Chi phí NCTT cho = từng đối tượng Tổng chi phí NCTT Thực tế phát sinh trong tháng x CPNCTT của từng đối tượng được xác định theo mức lương sản phẩm Tổng CPNCTT của các đối tượng được xác định theo mức lương sản phẩm Công thức phân bổ được cài đặt sẵn trong phần mềm kế toán, còn bảng lương theo sản phẩm cũng được máy tính toán theo đơn giá và số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng. Ta có Bảng lương theo sản phẩm tháng 02/2007 như sau: BẢNG LƯƠNG THEO SẢN PHẨM THÁNG 02/2007 Mã SP Tên SP SL SP HT Đơn giá Thành tiền GG120 Khung 1,2 m 305 2.250 686.250 GG153 Khung 1,53 m rời 150 2.520 378.000 GG170 Khung 1,73 m liền 1.069 3.920 4.190.480 GG173 Khung 1,73 m rời 749 3.420 2.561.580 GGDR173 Khung 1,73 m rời * 2,4 ly 10.802 4.100 44.288.200 TC 52.104.510 Chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng Giàn giáo sẽ được phân bổ cho các sản phẩm như sau: * Giàn giáo khung 1,2 m: Mức phân bổ chi phí 76.819.866,900 NCTT cho khung = x 686.25 = 1.011.767,19 1.2 m 52.104.510 * Giàn giáo khung 1,53 m rời: Mức phân bổ chi phí 76.819.866,900 NCTT cho khung = x 378.000= 577.301,270 1.53 m rời 52.104.510 * Giàn giáo khung 1,73 m liền: Mức phân bổ chi phí 76.819.866,900 NCTT cho khung = X 4.190.48 = 6.178.200,617 1.73 m liền 52.104.510 * Giàn giáo khung 1,73 m rời: Mức phân bổ chi phí 76.819.866,900 NCTT cho khung = x 2.561.58= 3.776.644,952 1.73 m rời 52.104.510 * Giàn giáo khung 1,73 m rời* 2,4 ly: Mức phân bổ chi phí 76.819.866,90 NCTT cho khung = x 44.288.200 = 65.295.952,870 1.73 m rời*2.4 ly 52.104.510 Sau bước phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm phân xưởng Giàn giáo máy tự động ghi vào Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và số liệu trong Bảng này được dùng để ghi vào Sổ chi tiết TK 622, ví dụ như Sổ chi tiết TK 622 cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m rời (Biểu 08). BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NCTT– PHÂN XƯỞNG GIÀN GIÁO THÁNG 02/2007 Mã SP Tên SP Đơn giá định mức SLHT Tiền lương theo ĐM Phân bổ CPNCTT GG120 Khung 1,2 m 2.250 350 787.500 1.011.767,19 GG153 Khung 1,53 m rời 2.520 150 378.000 557.301,270 GG170 Khung 1,73 m liền 3.920 1069 4.190.480 6.178.200,62 GG173 Khung 1,73 m rời 3.420 749 2.561.580 3.776.644,95 GGDR173 Khung 1,73 m rời * 2,4 ly 4.100 10802 44.288.200 65.295.952,87 TC 52.205.760 76.819.866,900 2.2.1.6. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty TBPT Hoà Phát là những chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng sản xuất bao gồm: - Chi phí về nhân viên ở các phân xưởng: gồm các khoản tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận kỹ thuật và các khoản trích theo lương, phụ cấp thuộc lương. Lương của bộ phận này là lương thời gian. - Chi phí về công cụ, dụng cụ: móc sàn, lưỡi giập giáo, lưỡi đục lỗ, rổ lọc sơn, bao tay, khẩu trang, giẻ lau, mặt nạ sơn, giầy, … - Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao về máy móc, nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc dùng cho hoạt động sản xuất của Công ty. - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện… Để phản ánh chi phí sản xuất chung, Công ty sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”. TK 627 được Công ty mở chi tiết cho 5 TK cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. + TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274 : Chi phí KHTSCĐ + TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác. Phương pháp kế toán được Công ty sử dụng để tập hợp Chi phí sản xuất chung là phương pháp tập hợp trực tiếp theo từng phân xưởng sản xuất. Việc hạch toán cụ thể đối với từng loại chi phí như sau: * Hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất: Tại Công ty TBPH Hoà Phát, các khoản tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên kỹ thuật, các nhân viên phục vụ tại phân xưởng được hạch toán vào TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”. Việc hạch toán các khoản tiền lương, các khoản trích theo lương được hạch toán tương tự như hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, và cũng thể hiện trên Bảng phân bổ lương và BHXH (Biểu 05) Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương ban quản lý phân xưởng là các Bảng chấm công. Hình thức trả lương áp dụng là trả lương theo thời gian. Tiền lương theo thời gian phải trả cho bộ phận này được tính theo công thức: Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý PX = trong tháng Mức lương ngày của Nhân viên đó x Số ngày làm việc Thực tế trong tháng Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán nhập dữ liệu vào chứng từ tổng hợp trên máy theo bút toán: - Phản ánh lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng: Nợ TK 6271 ( chi tiết cho từng phân xưởng) Có TK 334 - Phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng: Nợ TK 627 ( Chi tiết theo từng công trình) Có TK 3382, 3383, 3384 Căn cứ vào Bảng phân bổ lương và BHXH (Biểu 05) tháng 02/2007 cho đối tượng là phân xưởng Giàn giáo, kế toán nhập vào máy theo các bút toán sau: Nợ TK 627101 : 24.645.255 Có TK 334 : 24.645.255 Nợ TK 627101 : 4.682.598,450 Có TK 3382 : 3.696.788,250 Có TK 3383 : 492.905,100 Có TK 3384 : 492.905,100 Số liệu sau khi nhập vào máy sẽ được tự động ghi vào Chứng từ ghi sổ số 52 (Biểu 09), và từ các Chứng từ ghi sổ trong tháng máy tổng hợp lên Sổ Cái TK 6271 (Biểu 10) * Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ: Công ty sử dụng TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất “ để hạch toán các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất tại các phân xưởng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tình hình thực tế khi có yêu cầu về công cụ, dụng cụ các phân xưởng viết giấy yêu cầu xin lĩnh công cụ, dụng cụ từ kho hoặc xin tạm ứng tiền để mua. Công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất tại các phân xưởng có giá trị nhỏ như: móc sàn, lưỡi giập giáo, lưỡi đục lỗ, rổ lọc sơn, máy sơn tay cá nhân, bao tay, khẩu trang, mặt nạ sơn…Căn cứ vào Phiếu xuất kho hay Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng, Giấy báo Ngân hàng,… kế toán sẽ hạch toán toàn bộ giá trị vào chi phí cho đối tựơng sử dụng: Nợ TK 6273 (Chi tiết cho từng Phân xưởng) Có TK 153,111, 112, 141… Căn cứ vào Phiếu chi số 806 ngày 02/02/2007: Nguyễn Văn Tâm – Nhân viên tài vụ của phân xưởng Giàn giáo – Chi tiền mua bảo hộ lao động cho phân xưởng Giàn giáo, số tiền: 1.660.000 đồng, kế toán nhập số liệu vào máy theo bút toán: Nợ TK 627301 : 1.660.000 Có 1111 : 1.660.000 Căn cứ vào Phiếu xuất kho số 21 ngày 12/02/2007: Xuất kho móc sàn, lưỡi giập giáo cho phân xưởng Giàn giáo, trị giá 1.550.000 đồng, kế toán ghi chứng từ này vào máy theo bút toán: Nợ TK 627301 : 1.550.000 Có TK 1531 : 1.550.000 Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn như: dụng cụ gá lắp, máy hút bụi, máy vi tính, bàn làm việc,… Khi xuất dùng toàn bộ giá trị được hạch toán vào TK 142 “Chi phí trả trước”. Sau đó kế toán tiến hành phân bổ giá trị công cụ dụng cụ cho đối tượng sử dụng căn cứ vào thời gian hữu dụng và mức độ sử dụng của công cụ dụng cụ. Khi xuất dùng kế toán ghi: Nợ TK 142, 242 ( Chi phí trả trước) 100% giá trị CCDC Có TK 153 Phân bổ cho đối tượng sử dụng theo tình hình sử dụng thực tế: Nợ TK 6273 ( Chi tiết theo từng Phân xưởng) Có TK 142, 242 Tháng 02/2007, Phân xưởng Giàn giáo có sử dụng một bộ gá lắp mới nguyên giá: 27.360.000 VNĐ. Bộ gá lắp này có thể sử dụng được 12 lần trong năm 2007, trong tháng 02 đã sử dụng 4 lần. Căn cứ vào Phiếu xuát kho CCDC số 12 kế toán tính số tiền phân bổ cho phân xưởng trong tháng: Trị giá Gá lắp phân bổ cho Phân xưởng Giàn giáo tháng 02/2007: 27.360.000 x 4 = 9.120.000 VNĐ 12 Tháng 02/2007, khi xuất dùng, kế toán ghi vào chứng từ “xuất vật tư” trên máy theo bút toán: Nợ TK 142 27.360.000 Có TK 153 27.360.000 Đồng thời phản ánh giá trị CCDC phân bổ cho tháng 03/2007: Nợ TK 6273 9.120.000 Có TK 142 9.120.000. Căn cứ vào số liệu trên kế toán nhập dữ liệu vào máy vi tính, sau đó chương trình kế toán BRAVO 5.0 sẽ tự động tổng hợp vào Chứng từ ghi sổ Số 55 (Biểu 11), từ các chứng từ ghi sổ máy tổng hợp lên Sổ cái TK 6273 (Biểu 12). *Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định của Công ty gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị chuyên dùng ( máy tiện, máy hàn, máy khoan, máy cắt…) thiết bị động lực, thiết bị vận tải…Chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất chung. Hiện nay, Công ty trích khấu hao TSCĐ theo QĐ 206/2003 QĐ - BTC của Bộ Tài Chính. Phương pháp khấu hao được Công ty áp dụng là phương pháp khấu hao tuyến tính. Số tiền khấu hao hàng năm trong Công ty được tính căn cứ vào tuổi thọ kinh tế và khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm được xác định theo công thức: Nguyên giá Mức KH năm = Số năm sử dụng Hoặc hàng tháng, Công ty trích khấu hao theo công thức: Mức khấu hao năm Mức KH tháng = 12 ( Tháng) Riêng đối với TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay tín dụng, Công ty trích khấu hao theo thời gian trong khế ước vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Tình hình KH TSCĐ được theo dõi qua TK 214” Hao mòn TSCĐ”. Chi phí KH TSCĐ được coi là một phần giá thành sản phẩm thông qua chi phí sản xuất chung. Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ áp dụng theo quy định của QĐ206/2003/QĐ - BTC. Chi phí khấu hao TSCĐ ở Công ty được phản ánh vào TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ”. Tài khoản này phản ánh chi phí KH TSCĐ phục vụ cho sản xuất của phân xưởng. Tài khoản 6274 cũng được mã hoá cho từng phân xưởng ( trong đó TK 627401: Phân xưởng Giàn giáo) Nguyên tắc tính khấu hao cho các đối tượng liên quan tại Công ty là TSCĐ sử dụng cho phân xưởng nào thì tính chi phí khấu hao trực tiếp cho phân xưởng đó. Hàng tháng kế toán tính số tiền khấu hao toàn Công ty và tiến hành lập Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng theo tháng. Căn cứ vào các loại TSCĐ thực tế sử dụng tại các phân xưởng sản xuất, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao cho các phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao, kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán theo bút toán: Nợ TK 6274 ( Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 214 Căn cứ vào Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao tháng 02/2007 cho đối tượng là phân xưởng Giàn giáo, kế toán nhập số liệu vào chứng từ ‘Trích khấu hao” trên máy theo bút toán sau: Nợ TK 627401 : 49.680.275 Có TK 214 : 49.680.275 Sau đó máy sẽ tự động ghi vào Chứng từ ghi sổ 32 (Biểu 13), từ các Chứng từ ghi sổ máy tổng hợp lên Sổ cái TK 6274 (Biểu 14). Bảng tổng hợp phân bổ khấu hao Tháng 02/2007 ( Trích ) TK ghi nợ và đối tượng sử dụng TK ghi Có 2141 2142 2143 6274 272.649.058 627401 Phân xưởng Giàn giáo 49.680.275 627402 Phân xưởng Côppha 36.968.230 627403 Phân xưởng Máy XD 90.320.278 641 … .. … … 642 …. …. …. …. * Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Công ty sử dụng TK 6277 để hạch toán loại chi phí này bao gồm: chi phí điện nước, chi phí sửa chữa TSCĐ, và các dịch vụ mua ngoài khác như chi phí thí nghiệm, thử nghiệm mẫu vật tư,… Tài khoản này được mã hoá theo từng phân xưởng sản xuất (trong đó TK 627701: Phân xưởng Giàn giáo). Chi phí cho phân xưởng nào thì hạch toán trực tiếp cho phân xưởng đó. Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ là loại chi phí không được Công ty lập dự toán trước. Do đó khi phát sinh, kế toán căn cứ vào số tiền trong biên lai thanh toán để ghi sổ. Đối với các chi phí khác, kế toán căn cứ vào các Hoá đơn chứng từ thanh toán liên quan để tiến hành nhập vào máy theo bút toán sau: Nợ TK 6277 ( Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 111, 112, 141, 331 Căn cứ vào chứng từ PC280 ngày 28/02/2007 trả tiền điện tháng 02/2007 của phân xưởng Giàn giáo, số tiền: 8.468.363 đồng (chưa tính thuế GTGT), kế toán ghi vào máy theo bút toán: Nợ TK 627701 : 8.468.363 Nợ TK 133 (1331) : 846.836,3 Có TK 1111 9.315.199.3 Số liệu nhập vào máy sẽ tự động ghi vào Chứng từ ghi sổ số 36 (Biểu 15), từ các Chứng từ ghi sổ máy tự tổng hợp lên Sổ cái TK 6277 (Biểu 16). * Hạch toán chi phí bằng tiền khác: Công ty sử dụng TK 6278 “ Chi phí khác bằng tiền” để phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên, bao gồm: chi phí cho cán bộ phòng kỹ thuật đi công tác, tiền in và phô tô tài liệu, tiền mua thẻ ATLĐ cho công nhân, tiền tiếp khách, chi tiền tết,… TK này cũng được mở chi tiết cho từng phân xưởng ( TK 627801: Phân xưởng Giàn giáo). Đối với các khoản chi phí này, kế toán quản lý và ghi sổ dựa trên các chứng từ do nhân viên kinh tế ở các phân xưởng gửi lên như: giá vé tàu xe cán bộ đi công tác, Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng, Hoá đơn GTGT,… Căn cứ vào các chứng từ thu thập được kế toán nhập số liệu vào máy theo bút toán sau: Nợ TK 6278 ( Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 111, 141, 3388,… Căn cứ vào chứng từ: Phiếu chi số 284 ngày 13/02/2007: Chi tiền tết cho Phân xưởng Giàn giáo, số tiền 8.363.640 VNĐ kế toán nhập số liệu vào máy theo bút toán: Nợ TK 627801 : 8.363.640 Có TK 1111 : 8.363.640 Số liệu sau khi nhập vào máy sẽ được chương trình phần mềm kế toán tự động ghi vào Chứng từ ghi sổ số 39 (Biểu 17), từ các Chứng từ ghi sổ máy tự tổng hợp lên Sổ cái TK 6278 (Biểu 18). * Tập hợp chi phí sản xuất chung: Cuối tháng kế toán tập hợp các chi phí thuộc chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, sau đó tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm trong cùng một phân xưởng. Chương trình phần mềm kế toán sẽ tự động tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 02/2007 cho từng phân xưởng, ở phân xưởng Giàn giáo ta có: Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung của phân xưởng Giàn giáo Tháng 02/2007 Nội dung CP NVPX CP CCDC CP KH TSCĐ CP DV mua ngoài CP bằng tiền khác Cộng Số tiền 29.327.853,450 42.953.808 49.680.275 37.991.719 15.941,571 175.895.226,450 Sau đó kế toán thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm trong cùng phân xưởng theo tiêu thức Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã cài đặt sẵn trên máy, cách thức phân bổ như sau: * Giàn giáo khung 1,2 m: Mức phân bổ CP 175.895.226,450 SXC cho khung = x 24,925,713.08= 2.690.507,783 1.2 m 1,629,548,880.93 *Giàn giáo khung 1,53 m: Mức phân bổ CP 175.895.226,450 SXC cho khung = x 16,202,496.75= 1.748.914,603 1.53 m rời 1,629,548,880.93 * Giàn giáo khung 1,73 m rời: Mức phân bổ CP 175.895.226,450 SXC cho khung = x 124,937,137.0= 13.561.427,55 1.73 m rời 1,629,548,880.93 *Giàn giáo khung 1,73 m liền: Mức phân bổ CP 175.895.226,450 SXC cho khung = x 84.106.989,81 = 9.129.478,545 1.73 m liền 1,629,548,880.93 * Giàn giáo khung 1,73m rời*2,4 ly: Mức phân bổ chi phí 175.895.226,450 SXC cho khung = x 1,379,376,551.2 = 149.725.827,3 1.73 m rời * 2.4 ly 1,629,548,880.93 Và đưa ra được Bảng phân bổ Chi phí sản xuất chung: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Phân xưởng Giàn giáo – Tháng 03/2007 ĐVT : VNĐ Mã SP Tên SP SLSPHT Chi phí NVLTT Chi phí SXC GG120 Khung 1.2 m 305 24.925.713,08 2.690.507,783 GG153 Khung 1.53 m rời 150 16.202.496,75 1.748.914,603 GG170 Khung 1.73 m liền 1.069 124.937.130,07 13.561.427,55 GG173 Khung 1.73 m rời 749 84.106.989,81 9.129.478,545 GGDR173 Khung 1.73 m rời * 2.4 ly 10.802 1.379.376.551,23 149.725.827,30 TC 1.629.548.880,93 175.895.226,450 Cuối kỳ, máy tập hợp số liệu từ Bảng phân bổ trên để lên Sổ chi tiết TK 627 cho từng sản phẩm, với sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m rời, sổ chi tiết TK 627 được thể hiện ở Biểu 19. Và máy cũng sẽ tập hợp chi phí sản xuất chung cho toàn doanh nghiệp (Biểu 20). 2.2.1.7. Kế toán chi phí sản xuất cuối kỳ. Để thực hiện công việc tính giá thành, trước hết cần phải tập hợp tất cả các chi phí phát sinh có liên quan trong quá trình sản xuất. Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát áp dụng phương pháp kế toán K.K.T.X để tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cuối kỳ, Công ty sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK này được mã hoá cho từng phân xưởng, sản phẩm như sau: + 15401: phân xưởng Giàn giáo + 1540101: sản phẩm Giàn giáo khung 1,2 m … + 15402: Phân xưởng Côppha …. Cuối kỳ các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của toàn doanh nghiệp và các sản phẩm đã được tập hợp trên các sổ Cái, sổ Chi tiết các TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung” (Sổ Cái theo các TK cấp 2) sẽ được kết chuyển sang TK 154 ”Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” trên sổ Cái, sổ Chi tiết TK 154 (Biểu 22 và Biểu 23) theo bút toán: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 ( 6271, 6273, 6274, 6277, 6278) Khi thực hiện kết chuyển, kế toán lập chứng từ kết chuyển gọi là Phiếu kết chuyển cuối kỳ. Còn chi phí sản xuất trong tháng của từng phân xưởng thì được tập hợp trên các Chứng từ ghi sổ, ví dụ với phân xưởng Giàn giáo, chi phí sản xuất trong tháng 02/2007 tập hợp trên TK 154 được thể hiện ở Chứng từ ghi sổ Số 61 (Biểu 20). 2.2.2. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty là khép kín từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài được gia công chế biến lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó Công ty xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn sản xuất cuối cùng. Kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng, vào thời điẻm cuối tháng, vì sản phẩm của Công ty có chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ và liên tục nhau. 2.2.2.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm làm dở của Công ty là chi tiết, bộ phận còn đang ở trong quy trình công nghệ sản xuất, bán thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở của Công ty phải chịu. Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang hàng tháng phù hợp với kỳ tính giá thành sản phẩm. Tại Công ty TBPT Hoà Phát sản phẩm làm dở thường là những chi tiết đã được gia công qua một số công đoạn chế biến ban đầu như: khoan, cắt, hàn, đột dập,… và các chi tiết làm dở cuối mỗi tháng tương đối ổn định, có được điều này là do sản phẩm được sản xuất ra luôn có kế hoạch sản xuất tương đối sát với nhu cầu bán ra, hơn nữa đến khoảng năm ngày cuối tháng từng phân xưởng luôn có kế hoạch sản xuất sao cho số lượng sản phẩm làm dở là ít nhất. Do vậy, để cho đơn giản trong việc tính toán, đánh giá, kiểm kê sản phẩm dở cuối tháng, Công ty chỉ tính phần chi phí NVLTT nằm trên các chi tiết của sản phẩm dở dang mà không tính đến các chi phí khác. Tóm lại, giá trị sản phẩm làm dở được đánh giá cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sau khi tiến hành kiểm kê sản phẩm làm dở cuối kỳ, kế toán tính toán trực tiếp số lượng vật tư trên từng công đoạn tương ứng với sản phẩm làm dở dựa vào định mức vật tư đã được phòng kỹ thuật kiểm duyệt. Ví dụ với sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m trong tháng 03 có số lượng làm dở là 30 sản phẩm. Sau khi kiểm tra mức độ hoàn thành và đối chiếu với định mức kỹ thuật thì số chi tiết này mới qua giai đoạn cắt Thép Phi 42*2 thành các đoạn khác nhau nên đã được đánh giá như sau: DCK (Sp GG 1,53) = Số lượng sản phẩm dở x Định mức vật tư Trị giá NVL trong số sản phẩm giáo khung 1,53 m dở dang Tháng 03/2007: Thép 42*2 = 30 x 8,5084 kg x 8.000 = 2.042.016 đ Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ được phản ánh trên sổ chi tiết TK 154 (Biểu 23), Sổ Cái 154 (Biểu 22), và Bảng tính giá thành sản phẩm Giàn giáo 1,53 m (Biểu 24). 2.2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Để xác định được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Công ty áp dụng phương pháp đơn giản để tính giá thành sản phẩm: Zsxsp = Dđk + Ctk - Dck Zsxsp Zsp= Ssp Sau khi tập hợp xong chi phí sản xuất, kết chuyển sang TK 154 và chi phí thực tế khối lượng dở dang cuối kỳ tính được, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức trên. Như vậy, theo công thức trên, giá thành sản xuất thực tế của khối lượng sản phẩm mà toàn Công ty hoàn thành trong tháng 02/2007 là: 115.941.000 + 5.744.949.416,610+307.425.365,410+659.790.125,950-100.650.000 = 6.727.455.907,970 đồng Và giá thành sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m rời hoàn thành trong tháng là: 1.900.00+16.202.496,750+557.301,270+1.748.914,603-2.042.016 =18.366.696,623 Số liệu trên máy sẽ tự động tính toán và cập nhật vào sổ Cái, Sổ Chi tiết TK 154 (Sản phẩm GG khung 1,53m) ( Biểu 22, Biểu 23), Sổ Cái, Sổ chi tiết TK 632 và Bảng tính giá thành sản phẩm ( Biểu 24) theo bút toán: Nợ TK 63201: 6.727.455.907,970 Có TK 15401: 6.727.455.907,970 Và: Nợ TK 6320102 18.366.696,623 Có TK 1540102 18.366.696,623. Trong kỳ, các chứng từ ghi sổ được tổng hợp trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như Biểu 25 và Biểu 26. CHƯƠNG 3 NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẦM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HOÀ PHÁT 3.1. Những nhận xét chung, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát. Qua 15 năm thành lập và trưởng thành, để tồn tại và phát triển nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt luôn đòi hỏi sự phấn đấu và vươn lên khẳng định mình, Công ty thiết bị phụ tùng Hoà Phát đã không ngừng đổi mới về mọi mặt và đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là kết quả của quá trình trình phấn đấu của toàn bộ công nhân viên của Công ty trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán. Trong quá trình thực tập tại Công ty, trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tế của Công ty em xin đưa ra một số nhận xét tổng quát về công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. 3.1.1. Những ưu điểm: - Về tổ chức bộ máy quản lý: Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học, hợp lý, gọn nhẹ; các phòng ban phục vụ hiệu quả hỗ trợ cho nhau đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho Ban lãnh đạo trong việc điều hành và quản lý Công ty. Từ đó tạo điều kiện và uy tín cho Công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình cũng như trong cộng đồng doanh nghiệp. - Về tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức một cách tương đối khoa học hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm từng nhân viên, bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt đến bộ phân kế toán các yếu tố chi phí. Công tác kế toán của Công ty được thực hiện trên máy vi tính, theo hệ thống phần mêm kế toán BRAVO 5.0, do vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty là tương đối thuận tiện. Nhờ việc ứng dụng phần mềm kế toán này, khối lượng công việc ghi chép hàng ngày giảm đi đáng kể trong khi vẫn đảm bảo tính đầy đủ và tính chính xác của số liệu kế toán. Công việc của phòng kế toán tập trung vào khâu thu thập, xử lý phân loại chứng từ, định khoản kế toán, nhập số liệu vào máy dựa trên các chứng từ gốc… Sau khi nhập số liệu vào các chứng từ mã hoá trên máy, chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ liên quan. - Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ “Chứng từ ghi sổ”. Hình thức kế toán này phù hợp với đặc điẻm của Công ty là khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày lớn, số lượng chứng từ kế toán cùng loại nhiều. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là công việc ghi sổ dồn vào cuối kỳ lớn. Việc sử dụng phần mềm kế toán BRAVO 5.0 giúp hạn chế được nhược điểm này. Việc áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là hoàn toàn phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật trong công tác tính toán, xử lý thông tin, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của Công ty. - Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán. Nhìn chung hệ thống chứng từ ban đầu của Công ty được tổ chức hợp lệ, đầy đủ. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán được vận dụng một cách khoa học theo đúng chế độ kế toán, các tài khoản kế toán và sổ kế toán được mở chi tiết cho từng phân xưởng, sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế nội bộ cũng như yêu cầu của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh các sổ sách, mẫu biểu theo quy định, Công ty còn có một sổ sách, mẫu biểu thiết kế phù hợp, tiện lợi áp dụng cho hạch toán kế toán của Công ty. - Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này cho phép Công ty có thể kiểm soát được từng lần nhập, xuất vật tư, hạn chế tình trạng thất thoát, sử dụng lãng phí. Vật tư phục vụ sản xuất của Công ty được nhập xuất liên tục do chu kỳ sản xuất ngắn nên nhờ việc áp dụng phương pháp kế toán này sẽ phản ánh được tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho việc tính toán đúng, đủ chi phí sản xuất cho tùng phân xưởng liên quan, làm cơ sở xác định giá thành hợp lý, chính xác. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong phân xưởng đó. Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục tạo điều kiện cho công tác tính giá thành sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm hoàn thành được chính xác, chi tiết. Giá thành sản phẩm được tính toán chi tiết theo từng khoản mục chi phí giúp cho Công ty có thể so sánh tình hình thực tế với kế hoạch đề ra, từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Với những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm của Công ty, tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh những ưu diểm cần được phát huy đó, công tác kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm của Công ty cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế cần khắc phục. 3.1.2. Nhũng hạn chế cần khắc phục: - Về công tác luân chuyển chứng từ: Hiên nay, mặc dù Công ty đã có quy định rõ ràng về định kỳ luân chuyển chứng từ lên phòng kế toán Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển lên rất chậm. Đó là do các phân xưởng sản xuất đặt khá xa trụ sở chính của Công ty. Thường đến cuối tháng chúng từ phát sinh mới được tập hợp chuyển lên phòng kế toán, gây ra một lượng khá lớn công việc vào cuối tháng cho phòng kế toán, do đó dễ gây nên tình trạng nhầm lẫn, thiếu sot, dồn ép công việc kế toán. - Việc hạch toán chi phí sản xuất chung: Hiện nay Công ty hạch toán chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ cho quản lý, sản xuất chung ở phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ vào TK 621”chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” mà không hạch toán vào TK 6272”Chi phí vật liệu” (TK cấp 2 của TK 627 “Chi phí sản xuất chung”) theo chế độ kế toán. Việc hạch toán này làm cho tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành có sự thay đổi lớn nếu trong kỳ phát sinh các khoản chi phí vật liệu này lớn. Ngoài ra, việc phân bổ chi phí sản xuất chung không được thực hiện đối với các TK cấp 2 (6271, 6273, 6274, 6277, 6278) mà chỉ phân bổ tổng chi phí sản xuất chung, do đó không xác định được các chi phí thành phần trong khoản mục chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. 3.2. Những biện pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng hoà Phát. Sau một thời gian được tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tai Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, bên cạnh những ưu điểm trong công tác kế toán tổ chức kế toán cũng còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau: 3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ ban đầu Để giảm bớt khối lượng công việc vào cuối tháng, yêu cầu các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng sản xuất định kỳ một tuần hay nửa tháng phải tập hợp các chừng từ lên phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Phân xưởng phải thanh toán dứt điểm chứng từ lần này mới được thanh toán lần tiếp theo. Quy định trên sẽ buộc các phân xưởng phải luân chuyển chứng từ đúng thời hạn. 3.2.2. Ý kiến thứ hai: Về hệ thống sổ sách kế toán: Kế toán nên mở thêm Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái TK 6272 “Chi phí vật liệu” để hạch toán các khoản chi phí này khi phát sinh nhằm tách bạch vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và vật liệu xuất dùng cho các hoạt động khác thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung. 3.2.3. Ý kiến thứ 3: Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Về việc hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết trong kỳ. Công ty tổ chức sản xuất theo kế hoạch do phòng kế phòng kinh doanh đề ra, do đó vật tư xuất kho cho sản xuất theo yêu cầu của phân xưởng sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất trong kỳ (theo tháng). Do đó dựa vào trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ, kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, có những kỳ, nếu nguyên vật liệu xuất dùng không hết trong kỳ để lại phân xưởng sản xuất sang kỳ sau tiếp tục sử dụng thì việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như vậy là chưa chính xác với thực tế sử dụng. Do vậy để hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phục vụ tốt công tác tính giá thành sản phẩm, trước hết kế toán phải xác định được trị giá nguyên vật liệu chưa sử dụng đầu kỳ tại phân xưởng, trị giá thực tế vật liệu xuất chưa dùng hết còn lại cuối kỳ tại phân xưởng. Để xác định được các trị giá này, ta lấy số liệu từ phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ tại các phân xưởng sản xuất, còn trị giá vật liệu xuất dùng trong kỳ tính được theo Chương 2. Cuối kỳ, căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ tại các phân xưởng, kế toán ghi vào Chứng từ ghi sổ Nợ TK 621 theo bút toán ( Ghi âm): Nợ TK 621( Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết để lại nơi sản xuất kỳ này) Có TK 152 Sang đầu tháng sau, kế toán ghi trở lại trên Chứng từ ghi sổ Nợ TK 621 theo bút toán (ghi bình thường): Nợ TK 621 (Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết để lại nơi sản xuất kỳ trước) Có TK 152 Khi đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực dùng vào sản xuất được xác định như sau: = + - Trong trường hợp, Công ty có quyết định nhập kho trở lại số vật liệu xuất dùng không hết trong kỳ thì kế toán ghi sổ theo bút toán: Nợ TK 152 ( trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho trong kỳ) Có TK 621 - Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên định mức. Công ty tổ chức sản xuất theo định mức chi phí từng loại nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, hầu như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn có sự chênh lệch so với định mức. Nếu chênh lệch do chi phí thực tế ít hơn so với định mức tức là Công ty đã tiết kiệm được một phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận kế toán. Ngược lại nếu chênh lệch do chi phí thực tế phát sinh lớn hơn định mức lại làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Để đảm bảo cho giá thành sản phẩm không tăng so với định mức, Công ty nên tách riêng phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt quá định mức ra khỏi phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm. Trong tháng 02/2007, theo Bảng tổng hợp phân bổ chi phí NVLTT cho các sản phẩm ở Phân xưởng Giàn giáo, ta thấy, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức trong tháng của phân xưởng này là: 1.621.580.201,800 còn tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh thực tế trong tháng là: 1.629.548.880,930. Và mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ cho các sản phẩm trong phân xưởng này cũng đều có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh thực tế lớn hơn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức. Do đó, kế toán phải tính toán xác định mức chênh lệch giữa hai chi phí này và ghi vào Chứng từ ghi sổ ghi Nợ TK 632 theo bút toán: Nợ TK 632 ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên định mức) Có TK 621 ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên định mức) Ở đây ta có mức chênh lệch là: 1.629.548.880,930 - 1.621.580.201,800 = 7.968.679,130 đồng Do đó kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 632 7.968.679,130 Có TK 621 7.968.679,130 Mức chênh lệch này cũng được ghi vào Sổ Cái TK 621, khi đó Sổ Cái TK 621 như Biểu 27, sổ Chi tiết TK 621 (Sản phẩm Giàn giáo 1,53m) như Biểu 28. Khi đó ta thấy trên sổ Cái TK 621 sau khi thực hiện hạch toán riêng chi phí nguyên vật liệu vượt định mức có sự chênh lệch rõ ràng. 3.2.4. Ý kiến thứ tư: Về hạch toán chi phí sản xuất chung. Công ty nên phân bổ các bộ phận của khoản mục chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm trong mỗi phân xưởng sản xuất, và mỗi loại chi phí sản xuất chung cần chọn lựa một tiêu thức phân bổ phù hợp với đặc điểm của loại chi phí đó, tạo điều kiện cho việc tính toán giá thành sản phẩm chính xác hơn. Hiện nay Công ty đang phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp, việc phân bổ như thế là quá chung chung, chưa thực sự chính xác. Ở đây ta có thể phân bổ các bộ phận của khoản mục chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm trong cùng một phân xưởng như sau: - Với bộ phận chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng: ta phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Khi đó ở phân xưởng Giàn giáo trong tháng 02/2007 ta có: Chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m là: 29.327.853,450 X 557.301,270 = 211.774,483 76.819.866,900 Tương tự ta có được chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho các sản phẩm Giàn giáo khác. - Với bộ phận chi phí CCDC cho sản xuất ở các phân xưởng ta phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Chi phí CCDC cho sản xuất phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m là: 42.953.808 X 16.202.496,750 = 427.086,872 1.629.548.880,930 Tương tự ta có được chi phí CCDC phục vụ cho sản xuất phân bổ cho các sản phẩm Giàn giáo khác. - Với bộ phận chi phí khấu haoTSCĐ cho sản xuất ở các phân xưởng ta phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Chi phí KH TSCĐ phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m là: 49.680.275 X 16.202.496,750 = 486.074,900 1.629.548.880,930 - Với bộ phận chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ sản xuất ở các phân xưởng ta phân bổ theo tiêu thức số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m là: 37.991.719 + 15.941.571 X 150 = 618.736,500 13 075 Như vậy chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo 1,53m rời là: 211.774,483 + 427.086,872 + 486.074,900 + 618.736,500 = 1.743672,755. Khi đó, Bảng tính giá thành sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m theo số liệu mới là: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GIÀN GIÁO KHUNG 1,53 m Tháng 02/2007 Khoản mục chi phí Trị giá SP dở dang đầu kỳ CP SX Phát sinh trong kỳ Trị giá SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVLTT 1.900.000 16.202.496,750 2.042.016 16.060.480,750 107.069,870 NCTT 557.301,270 557.301,270 3.715,342 SXC 1.743672,755 1.743672,755 11.678.750 Cộng 18.361.454,775 122.409,985 Như vậy sau khi phân bổ chi phí sản xuất chung theo cách này, ta thấy giá thành sản phẩm có sự khác biệt khá rõ ràng so với cách phân bổ trước. 3.2.5. Ý kiến thứ năm: Về việc hạch toán các khoản giảm trừ chi phí sản xuất. Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất là các khoản đẫ được hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ nhưng sau đó không đủ điều kiện tính vào chi phí sản xuất để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho trong kỳ. Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất trong kỳ gồm: - Chi phí sản xuất sản phảm hỏng sửa chữa được ngoài định mức. - Các khoản giảm trừ chi phí khác gồm: trị giá phế liệu thu hồi được trong quá trình sử dụng vật liệu, từ sản phẩm hỏng không sửa chữa được, các khoản bồi thường thu hồi được trong sản xuất. Thứ nhất, hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm hỏng: Trong quá trình sản xuất của Công ty không tránh khỏi việc sản phẩm sản xuất ra không đúng quy cách phẩm chất kỹ thuật quy định. Do đặc điểm của sản phẩm thiết bị phụ tùng xây dựng lại rất cần sự chuẩn xác trong vấn đề kỹ thuật và trị giá của sản phẩm sản xuất ra khá lớn. Do vậy, ở Công ty việc hạn chế tối đa lượng sản phẩm hỏng là một trong những vấn đề hàng đầu. Tại Công ty không có sản phẩm hỏng không sửa chữa được và số sản phẩm hỏng sửa chữa được cũng không thường xuyên phát sinh ngoài định mức vì ở mỗi phân xưởng đều có bộ phận kỹ thuật kiểm tra giám sát việc sản xuất rất thường xuyên nghiêm ngặt để hạn chế tối đa sai sót lớn trong sản xuất sản phẩm. Và Công ty không tổ chức hạch toán sản phẩm hỏng. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất có thể sẽ phát sinh sản phẩm hỏng ngoài định mức, khi đó kế phải xác định chi phí đẫ bỏ vào sản phẩm hỏng theo mức độ hoàn thành sản phẩm hỏng đó theo phương pháp xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sau đó kế toán ghi sổ bút toán giảm trừ chi phí sản xuất trong kỳ như sau: Nợ TK 152 ( Trị giá sản phẩm hỏng trong kỳ ) Có TK 154 ( Trị giá sản phẩm hỏng trong kỳ ) Chẳng hạn, trong tháng 02/2007, khi nhập kho thành phẩm của phân xưởng Giàn giáo, bộ phận KCS đã phát hiện ra có 10 sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m bị sai quy cách ở khâu hàn buộc phải đưa trở lại cho bộ phận sản xuất sửa chữa rồi mới xuất bán được (Trị giá hỏng nằm ngoài định mức). Khi đó kế toán xác định trị giá các sản phẩm hỏng này như sau: Trị giá sản phẩm hỏng = Giá thành đơn vị sản phẩm Giàn giáo 1,53 m x 10 = 127.534,892 x 10 = 1.275.348,920 đồng Và kế toán ghi vào Chứng từ ghi sổ ghi Nợ TK 152 và sổ Cái TK 154, Bảng tính giá thành sản phẩm khoản giảm trừ chi phí theo bút toán như sau: Nợ TK 152 1.275.348,920 Có TK 15401 1.275.348,920 Thứ hai, các khoản giảm trừ chi phí khác gồm: trị giá phế liệu thu hồi được trong quá trình sử dụng vật liệu, từ sản phẩm hỏng không sửa chữa được, các khoản bồi thường thu hồi được trong quá trình sản xuất…. Tại Công ty TBPT Hoà Phát không có sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Còn đối với phế thu hồi được trong quá trình sử dụng vật liệu và các khoản bồi thường thu được trong quá trình sản xuất Công ty vẫn chưa hạch toán thành các khoản giảm trừ chi phí sản xuất. Điều đó làm cho chi phí sản xuất trong kỳ lớn hơn thực tế nếu phát sinh các khoản trên. Do đó, để đảm bảo cho việc hạch toán chi phí sản xuất một cách chính xác, Công ty nên xác định và hoạh toán riêng các khoản giảm trừ chi phí sản xuất kể trên, cách hạch toán như sau: Cuối kỳ hạch toán, kế toán xác định trị giá phế liệu thu hồi được trong quá trình sử dụng vật liệu như trị giá sắt, thép, tôn cắt vụn bị thừa bán được,…và các khoản bồi thường trong sản xuất (nếu có) như việc công nhân sản xuất bồi thường vì phải chịu trách nhiệm trong việc sản phẩm làm ra bị hỏng… Sau đó, kế toán ghi sổ kế toán theo bút toán: Nợ TK 111,334,1388…(Trị giá các khoản làm giảm trừ chi phí sản xuất) Có TK 154 (Trị giá các khoản làm giảm trừ chi phí sản xuất) Ví dụ, trong tháng 02/2007, kế toán xác định được trị giá sắt thép vụn thu được là 500.000 đ (chưa bán thu tiền) và các công nhân phải bồi thường cho Công ty là 300.000 đ do làm sai quy cách trong khâu sơn giàn giáo (khoản bồi thường trừ vào lương trong tháng). Kế toán hạch toán vào Chứng từ ghi sổ Nợ của các TK 138, 334, Sổ Cái TK 154, Bảng tính giá thành sản phẩm khoản giảm trừ chi phí như sau: Nợ TK 1388 500.000 Nợ TK 334 300.000 Có TK 154 800.000 Và kế toán tiến hành phân bổ khoản mục chi phí giảm trừ khác cho các sản phẩm trong phân xưởng theo số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, mức phân bổ khoản mục chi phí giảm trừ khác cho sản phẩm Giàn giáo 1,53 m là: 800.000 X 150 = 13.765,500 đ 13 075 Và tại mỗi phân xưởng Bảng tính giá thành sản phẩm được mở như Biểu 24. 3.2.6. Ý kiến thứ sáu: Về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Hiện tại Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, toàn bộ chi phí được tính cho phân xưởng sử dụng TSCĐ đó. Do vậy khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong kỳ làm cho tính chính xác của giá thành không được đảm bảo, và gây biến động giá thành và ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. Do vậy để đáp ứng kịp thời nhu cầu máy móc phục vụ sản xuất, Công ty nên thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Cuối niên độ kế toán, Phòng quản lý vật tư cơ giới cùng Phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ cho năm kế hoạch. Căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa lớn, hàng tháng, phòng kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng. Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ kế toán ghi: Nợ TK 627 Có TK 335 Chẳng hạn vào cuối niên độ kế toán 2007, Phòng quản lý vật tư cơ giới cùng Phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ tại phân xưởng Giàn giáo cho năm kế hoạch 2008 với số chi phí dự toán là 240.000.000 đ. Hàng tháng, phòng kế toán căn cứ vào dự toán đó để phân bổ vào chi phí sản xuất hàng tháng như sau: Nợ TK 627 : 20.000.000 Có TK 335 : 20.000.000 Khi phát sinh chi phí kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 111,112,141,331… Nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước, chẳng hạn phát sinh thực tế về khoản chi phí sửa chữa lớn là 260.000.000 đ vào tháng 3/2008, khi đó kế toán hạch toán ghi sổ bút toán: Nợ TK 335 : 260.000.000 Có TK 111,112,141,331… 260.000.000 Và số tiền chênh lệch được phân bổ cho các kỳ hạch toán còn lại như sau: 260.000.000 – 240.000.000 = 2.000.000 đ 10 Và hạch toán vào chi phí trong các kỳ tiếp theo của năm 2008 theo định khoản: Nợ TK 627 : 2.000.0000 Có TK 335 : 2.000.000 Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì chênh lệch ( giả sử chênh lệch là 20.000.000 đ như trên) được phân bổ tương tự như trên và hạch toán vào thu nhập khác trong các kỳ còn lại của năm kế toán như sau: Nợ TK 335 : 2.000.000 Có TK 711 : 2.000.000 Khi lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, Công ty có thể mở các sổ: Sổ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và Sổ chi tiết phân bổ khấu hao theo mẫu sau: Công ty TBPT Hoà Phát Sổ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Năm 2008 Phân xưởng: Giàn giáo STT Tài sản Nguyên giá Mức trích Ghi chú Tên Tài sản Số hiệu 1 Máy cắt thép MCT 3.750.000.000 120.000.000 2 Máy dập MD 1.250.000.000 12.000.000 … … … … … CTY TBPT Hoà Phát Sổ chi tiết phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Năm 2008 Phân xưởng: Giàn giáo STT Tài sản TK ghi Nợ và đối tượng sử dụng Ghi Có TK 335 Tên Tài sản Số hiệu 1 Máy cắt thép MCT 627 10.000.000 2 Máy dập MD 627 1.000.000 … … … … … MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1 1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 1 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3 1.1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4 1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 6 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 10 1.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 11 1.3.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất 11 1.3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 12 1.3.3. Tài khoản kế toán sd 13 1.3.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm 18 1.3.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất 20 1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm 22 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm 22 1.4.2 . Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 22 1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 24 1.5. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HOÀ PHÁT 32 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 32 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 35 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 36 2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty 37 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 38 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 41 CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HOÀ PHÁT 72 3.1. Những nhận xét chung, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 72 3.1.1. Những ưu điểm 72 3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục 74 3.2. Những biện pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 75 3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ ban đầu 75 3.2.2. Ý kiến thứ hai: Về hệ thống sổ sách kế toán 76 3.2.3. Ý kiến thứ ba: Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 76 3.2.4. Ý kiến thứ tư: Về hạch toán chi phí sản xuất chung 78 3.2.5. Ý kiến thứ năm: Về việc hạch toán các khoản giảm trừ chi phí sản xuất 80 3.2.6. Ý kiến thứ sáu: Về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 83 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luân văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội ngày 26 tháng 04 năm 2007 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Như Hoài BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Viết tắt Dịch chữ viết tắt TBPT Thiết bị phụ tùng BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định KC Kết chuyển Zsp Giá thành sản phẩm TK Tài khoản CPSX Chi phí sản xuất K.K.T.X Kê khai thường xuyên K.K.Đ.K Kiểm kê định kỳ NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Họ và tên giáo viên hướng dẫn:……………………………………………… Nhận xét luận văn cuối khoá Sinh viên: Nguyễn Thị Như Hoài Lớp K41/21.11 Đề tài: Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát. Điểm: - Bằng số : Người nhận xét - Bằng chữ : ( Ký và ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN Họ và tên người phản biện luận văn:………………………………………………. Nhận xét luận văn cuối khoá Sinh viên: Nguyễn Thị Như Hoài Lớp: K41/21.11 Đề tài: Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát. Điểm: - Bằng số: Người nhận xét - Bằng chữ: ( Ký tên và ghi rõ họ tên) KẾT LUẬN Trong doanh nghiệp sản xuất, chi pbí và giá thành sản phẩm là những chi tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhf quản lý doanh nghiệp quan tâm, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp luôn là mục tiêu của bất cứ nhà kinh doanh nào. Trong Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được Công ty tổ chức tương đối hợp lý tuy rằng đó chưa phải đã hoàn thiện và vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định. Song trong thời gian qua, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty đã phát huy được vai trò trong công tác quản lý chung của Công ty. Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, em đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và có nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý kinh tế trong Công ty. Với góc độ là sinh viên thực tập, trong bài luận văn này em xin được đóng góp một vài ý kiến của cá nhân mình nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế toán với việc quản lý kinh tế nói chung và quản lý giá thành nói riêng của Công ty. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình cùng các anh chị ở Phòng kế toán Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.Do nhận thức bản thân và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên em rất mong nhận đựoc sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo và càc anh chị Phòng kế toán để bài luận văn này thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận lẫn thực tế. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu của Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 2. Kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội (2003), Chủ biên: PGS- TS Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ. 3. Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Tài Chính. Chủ biênêGS – TS Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ. 4. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp–NXB Tài Chính. Chủ biên PGS – TS Đoàn xuân Tiên. 5. Quyết định 206/2003/QĐ - BTC, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. 6. Chế độ kế toán doanh nghiệp – NXB Tài Chính ( 2006) - Vụ chê độ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài Chính ( Quyển 1 và quyển 2) 7. Luận văn của khoá trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát.docx
Luận văn liên quan