A. LÝ DO CHỌN ĐÊ TÀI
Lời Bác dạy:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đúng vậy, thực hiện lời Bác dạy: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện ngay từ cấp Tiểu học làm nền tảng cho những lớp học, cấp học sau này chính là nhiệm vụ của giáo viên, nhà trường bậc Tiểu học. Các em học sinh, những mầm non hôm nay là chủ nhân của thế kỷ XXI- những con người thông minh, dí dỏm, hoạt bát, có ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Con người của văn hóa thời đại tiên tiến văn minh. Vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, ngoài việc nắm vững kiến thức, khắc sâu nội dung môn học mà mình giảng dạy, người giáo viên phải có những năng lực sư phạm nhất định. Một trong những năng lực đó là : “Năng lực tổ chức và điều khiển quá trình học tập cho học sinh.”
Để đạt được mục tiêu bài dạy, khi tiến hành dạy bài mới, giáo viên phải thực hiện các hoạt động gồm:
1) Giới thiệu bài (cách bắt đầu bài học)
2) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài; tổ chức cho học sinh rèn luyện các kỹ năng
tương ứng qua việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học qua việc tổ chức hình thức dạy học
3) Kết thúc bài học (củng cố bài)
Kết quả học tập của học sinh đạt được ở mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp của giáo viên. Vậy giáo viên phải làm gì? Làm như thế nào để tổ chức và điều khiển cả một quá trình học tập trong một tiết học của học sinh đạt kết quả cao, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng mà có hiệu quả. Thực hiện điều này, với chương trình thay sách giáo khoa mới ở cấp Tiểu học. Tôi nghiên cứu, tìm tòi và rút ra một số biện pháp trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh lớp 4 trong một tiết học. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ đưa ra mộy số biện pháp về: “Tổ chức và hướng dẫn học tập trong một tiết học Toán 4”
__________________________________________________
__________________________________________________
__________________________________________________
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5111 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hướng dẫn học sinh học tập trong tiết học Toán 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LÝ DO CHỌN ĐÊ TÀI
Lời Bác dạy:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đ
úng vậy, thực hiện lời Bác dạy: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện ngay từ cấp Tiểu học làm nền tảng cho những lớp học, cấp học sau này chính là nhiệm vụ của giáo viên, nhà trường bậc Tiểu học. Các em học sinh, những mầm non hôm nay là chủ nhân của thế kỷ XXI- những con người thông minh, dí dỏm, hoạt bát, có ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Con người của văn hóa thời đại tiên tiến văn minh. Vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, ngoài việc nắm vững kiến thức, khắc sâu nội dung môn học mà mình giảng dạy, người giáo viên phải có những năng lực sư phạm nhất định. Một trong những năng lực đó là : “Năng lực tổ chức và điều khiển quá trình học tập cho học sinh.”
Để đạt được mục tiêu bài dạy, khi tiến hành dạy bài mới, giáo viên phải thực hiện các hoạt động gồm:
Giới thiệu bài (cách bắt đầu bài học)
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài; tổ chức cho học sinh rèn luyện các kỹ năng
tương ứng qua việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học qua việc tổ chức hình thức dạy học…
3) Kết thúc bài học (củng cố bài)
Kết quả học tập của học sinh đạt được ở mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp của giáo viên. Vậy giáo viên phải làm gì? Làm như thế nào để tổ chức và điều khiển cả một quá trình học tập trong một tiết học của học sinh đạt kết quả cao, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng mà có hiệu quả. Thực hiện điều này, với chương trình thay sách giáo khoa mới ở cấp Tiểu học. Tôi nghiên cứu, tìm tòi và rút ra một số biện pháp trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh lớp 4 trong một tiết học.
Vì kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ đưa ra mộy số biện pháp về: “Tổ chức và hướng dẫn học tập trong một tiết học Toán 4”
B. NỘI DUNG
I. Khảo sát chất lượng đầu năm:
1/Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 4 tại điểm §«ng Thµnh.
2/ Thời gian khảo sát: Ngày 10 tháng 10 năm 2008.
3/ Cách tiến hành: Ra đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm.
4/ Kết quả
Lớp
Sĩ số
G
K
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4B
23
1
16
4
2
5/ Nguyên nhân:
Từ kết quả trên so với môn Toán mà bản thân các em đạt được ở lớp 1,2,3. Quả thật, đây là điều đáng lo ngại. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi phát hiện ra những nguyên nhân cơ bản sau:
-Việc tiếp thu nội dung, kiến thức bài học của học sinh còn hạn chế, nhanh quên.
-Việc lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học của giáo viên chưa được hợp lý.
-Đồ dùng dạy học để phục vụ minh họa còn ít, chưa phong phú. Giáo viên lựa chọn và sử dụng còn lúng túng, khai thác chưa khoa học.
-Cách đặt câu hỏi, nhận xét câu trả lời của học sinh còn dài dòng, chỉ ở mức độ.
-Những bài mà nội dung, kiến thức cần ghi nhớ không có trong sách giáo khoa nên giáo viên tự soạn còn chưa chuẩn, sát, chưa tập trung vào mục tiêu chính.
Những nguyên nhân trên liên quan đến việc giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập trong một tiết học. Vậy, người giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập trong một tiết học thật tốt thì sẽ gây hứng thú, yêu thích học tập cho học sinh. Khi đã hứng thú, say mê học tập rồi thì kết quả sẽ khả quan hơn, cao hơn.
II. Các biện pháp thực hiện.
Từ tình hình thực tế ở khối lớp 4 nói chung, lớp 4B nói riêng, với những nguyên nhân nêu trên. Nhiệm vụ đặt ra cho bản thân tôi là: Làm thế nào để học sinh học tập có hiệu quả hơn? Từ đó tôi Híng dÉn gi¸o viªn áp dụng 3 biện pháp để thực hện như sau:
BIỆN PHÁP 1:GIỚI THIỆU BÀI
Giới thiệu bài là khâu quan trọng trong tiến trình dạy học. Việc giới thiêu bài một cách hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh, tạo hứng thú học tập và khêu gợi sự nỗ lực ở các em trong việc suy nghĩ, tìm tòi khái niệm. Như các môn học khác, môn Toán cũng có nhiều cách để giới thiệu bài học. Giáo viên lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt học sinh vào bài học mới sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng không cầu kì, kéo dài thời gian: gợi mở bằng tranh ảnh, bằng vật thật; cho học sinhthực hiện một ví dụ; diễn giải bằng lời hoặc bằng cách nêu tình huống có vấn đề sẽ lôi cuốn các em vào bài giảng một cách thoải mái.
Ví dụ 1: Ví dụ về giới thiệu bằng cách cho học sinh làm bµi, ví dụ:
Khi dạy bài “ Thương có chữ số 0”- Toán 4
-Giáo viên nêu: 9450: 35=?
-Học sinh thực hiện phép chia vào bảng con (chia như chia cho số có 2 chữ số) sau đó nhận xét về lượt chia cuối cùng của số bị chia (là 0) và thương( có 0 ở tận cùng: 270).
-Giáo viên nhấn mạnh về thương của phép chia này và giới thiệu bài. Cách giới thiệu này phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập tự giác mà có hiệu quả.
Ví dụ 2: Ví dụ về giới thiệu bằng cách nêu tình huống có vấn đề:
Khi dạy bài “Phân số và phép chia số tự nhiên”-Toán 4.
- Giáo viên nêu tình huống: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn. Vậy em có những cách chia nào?
Ví dụ 3: Ví dụ về giới thiệu bằng cách nêu yêu cầu.
Khi dạy bài “So sánh các số có nhiều chữ số”- Toán 4.
- Giáo viên ghi bảng: 99578……100000 rồi yêu cầu học sinh điền dấu thích hợp váo chỗ trống và giải thích.
Ví dụ 4: Ví dụ về giới thiệu bằng cách bắt đầu bài học một cách trực tiếp bằng một câu hỏi.
Khi dạy bài: “Viết số tự nhiên trong hệ thập phân”- Toán 4.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
Khi viết số, tự nhiên ở mỗi hàng có thể viết được mấy chữ số?
Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành mấy đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó?
-Học sinh trả lời rồi giáo viên dẫn dắt vào bài học.
Ví dụ 5: Ví dụ về giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc vật thật.
Khi dạy bài “Yến, tạ, tấn”- Toán 4.
- Giáo viên chuẩn bị cân đồng hồ cân được 100 kg.
- Học sinh lần lượt cân xem mình nặng bao nhiêu( một số học sinh đại diện cân)
Từ đơn vị ki-lô- gam giáo viên giới thiệu sang đơn vị yến…
Như vậy, việc giới thiệu bài học tốt rất có ý nghĩa trong tiến trình tổ chức và kết quả giờ dạy Toán 4.
BIỆN PHÁP 2:TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI DẠY
Để tìm hiểu nội dung bài học đạt kết quả cao. Trong tiết học Toán người giáo viên phải đảm bảo được các nội dung sau:
- Biết lựa chọn phương pháp dạy học.
- Biết cách đặt câu hỏi, cách nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Thông báo nội dung dạy học.
- Tổ chức dạy học theo nhóm.
- Lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Toán.
- Đánh giá, ghi điểm.
1)Việc lựa chọn phương pháp dạy học.
Khi tiến hành dạy học, người giáo viên có năng lực tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh là người biết lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý. Trước sự thay đổi về nội dung dạy học, bám sát mức độ cần đạt được về nội dung, kiến thức chứa đựng bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài “Giây, thế kỷ”- Toán 4. Giáo viên sử dụng phương pháp luyện tập, thực hành là chủ yếu, kết hợp với các phương pháp khác (đàm thoại, quan sát, hướng dẫn, giảng giải…) để hiểu được mối quan hệ giữa giờ và phút, phút và giây, giữa thế kỷ và năm. Từ đó rút ra kết luận: Dựa vào các đơn vị đo thời gian con người tính được khoảng thời gian từ trước cho đến nay.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp cần phải căn cứ vào lứa tuổi của học sinh, đặc thù của môn học, tính chất của từng bài và điều kiện về cơ sở vật chất và khả năng hướng dẫn của giáo viên.
Đối với Toán 4, tôi sử dụng phương pháp dạy học chủ yếu là:
a) Phương pháp dạy học bài mới:
Khi dạy bài mới tôi hướng dẫn học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học rồi giúp học sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân hoặc của bạn cùng nhóm để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết. Từ đó tự tìm cách giải quyết.
Ví dụ: Khi dạy bài “So sánh hai phân số khác mẫu số”- Toán 4.
- Giáo viên nêu: Trong haiphân số và phân số nào lớn hơn?
- Học sinh nhận xét đặc điểm của và để nhận ra đó là hai phân số khác mẫu số cần phải so sánh - Vấn đề cần giải quyết.
Để giải quyết tôi cho học sinh trao đổi theo nhóm, có thể theo hai phương án:
Phương án 1: Lấy hai băng giấy như nhau. Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, lấy hai phần( tức băng giấy). Chai băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, lấy 3 phần ( tức băng giấy).
So sánh độ dài của hai phần lấy đi của hai băng giấy.
Dựa vào hai băng giấy thực ta thấy băng giấy dài hơn băng giấy nên >
Phương án 2: Quy đồng mẫu số hai phân số2/3 và 3/4(học sinh đã học quy đồng)
= = ; = = .
So sánh: Vì > nên > .
Không những hướng dẫn học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tôi còn tạo điều kiện cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Sau phần bài học học sinh được củng cố kiến thức mới học qua thực hành và tập vận dụng kiến thức mới học để giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Ví dụ : Sau khi học bài “So sánh hai phân số khác mẫu số”- Toán 4. Học sinh đã thực hành làm các bài tập. Tôi cho các em làm bài toán đố vui: Lan và Hoa cùng quét lớp. Lan quét được lớp học, Hoa quét được lớp học. Vậy bạn nào quét được nhiều hơn?
Để tìm kết quả, học sinh phải phát hiện rồi tự giải quyết vấn đề của bài học là: “ so sánh hai phân số và ” vấn đề này nêu gián tiếp dưới dạng xem ai quét nhiều hơn?
b) Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập thực hành.
- Với các dạng bài này tôi giúp học sinh nhận ra các kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong nội dung các bài tập đa dạng và phong phú.
Ví dụ: Khi học sinh thực hành tính 2457 x 306. Nếu học sinh 2457
quên cách thực hiện, tôi nêu câu hỏi để học sinh nhớ lại đặc điểm x 306
751842
của phép nhân dạng: nhân với số có ba chữ số, thừa số thứ hai 14742
có hàng chục là 0. Khi đặt tính không viết tích riêng thứ hai, tích 7371
riêng thứ ba viết lùi sang trái hai chữ số so với tích riêng thứ nhất.
- Giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng học sinh. Ở phương pháp này tôi quan tâm giúp học sinh làm bài đúng, trình bày gọn, rõ ràng và cố gắng tìm được cách giải hợp lí.
- Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. Thông qua việc giúp đỡ bạn, bản thân các em càng nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân.
- Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành; có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được.
Ví dụ: Khi giải bài toán:
Thương của phép chia 67200: 80 là số có mấy chữ số?
A. 5chữ số B. 4chữ số C. 3chữ số D. 2chữ số
Học sinh chỉ khoanh vào C là đủ và đúng. Khi chữa bài giáo viên mới cho học sinh thảo luận, trao đổi ý kiến về cách làm.
Đối với dạy số học trong Toán 4 phương pháp chủ yếu đối với các bài bổ sung, hoàn thiện, tổng kết về số tự nhiên. Tôi sử dụng phương pháp tổ chức hướng dẫn học sinh.
Về phân số và các phép tính liên quan tôi sử dụng phương pháp hình thành khái niệm ban đầu.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Phép cộng phân số” (tiếp theo)- Toán 4.
Cho học sinh nêu ví dụ rồi tôi ghi bảng + sau đó yêu cầu học sinh thực hiện- Học sinh sẽ lúng túng. Lúc này tôi hướng dẫn cho học sinh nhận ra mẫu số của hai phân số này khác nhau, để cộng thì cần phải quy đồng. Đến đây học sinh có thể thực hiện dễ dàng theo trình tự: Quy đồng mẫu số rồi cộng hai phân số.
Đối với các bài toán có lời văn tôi để học sinh cố gắng tự tìm ra phương pháp giải bài toán với các bước:
Bước 1: Phân tích đề toán, tóm tắt đề.
Bước 2: Phân tích các mối quan hệ giữa các “ dữ kiện” đã cho với “kết luận” để tìm ra cách giải bài toán.
Bước 3: Trình bày bài giải bài toán đầy đủ, rõ ràng.
Để tránh nhàm chán khi giải bài toán có lời văn tôi thay đổi phương pháp cho học sinh đóng vai người bán hàng để giải toán.
Ví dụ: Cô cần may 5 cái áo, mỗi cái áo may hết 1m 2dm. Hãy bán số vải cô cần để may số áo đó. Cô đưa 3 tờ giấy bạc mỗi tờ là 50000 đồng. Tính và trả lại số tiền dư (biết rằng1m vải giá 20000đồng) - Dành cho học sinh khá, giỏi
Hoặc cho học sinh đóng vai bác nông dân.
Ví dụ: Ba bác nông dân cấy lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 54m, chiều rộng kém chiều dài 18m. Hỏi trung bình một bác nông dân cấy được bao nhiêu mét vuông ruộng? - Dành cho học sinh trung bình, khá.
Vậy: Để tổ chức cho học sinh học tập trong một tiết Toán thật tốt, giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu, đối tượng dạy học để từ đó lựa chọn phượng pháp dạy học phù hợp nhằm đạt mục tiêu đó.
2)Cách đặt câu hỏi, nhận xét câu trả lời của học sinh.
a/ Trong quá trình dạy học, giáo viên thường đặt nhiều câu hỏi cho học sinh. Đó là nhỡng câu hỏi mà giáo viên không phải để biết mà là để thực hiện việc dạy học của mình. Mục đích của việc đặt câu hỏi này là gây hứng thú, gợi trí tò mò khoa học của học sinh để tóm tắt những điểm chính hoặc để đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Vì vậy, mặc dù hằng ngày giáo viên đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi nhưng không phải ai cũng nắm được kĩ thuật và có nghệ thuật đặt câu hỏi.
Người giáo viên cónăng lực tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh trong suốt cả một tiết học bao giờ cũng đưa ra những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học với nhiều loại câu hỏi khác nhau. Đó là những câu hỏi về hiện tượng, sự kiện, câu hỏi đòi hỏi sự nhớ lại, đòi hỏi mức độ nhận thức cao hơn; giải quyết vấn đề có tính chất toán học…và biết cách sắp xếp chúng theo thứ tự từ dễ đến khó. Sử dụng câu hỏi trong dạy học toán được vận dụng linh hoạt vào từng phần của bài học cụ thể và phải phù hợp với nội dung kiến thức môn Toán trong bài học đó.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 240m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn đó?
Tôi dùng hệ thống câu hỏi như sau:
Câu hỏi tìm dữ kiện:
-Bài toán cho ta biết gì?
-Bài toán yêu cầu ta phải làm gì ?
Câu hỏi đòi hỏi sự nhớ lại :
-Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
Câu hỏi đòi hỏi suy luận :
-Muốn tính chiều rộng hoặc chiều dài của mảnh vườn ta làm cách nào ?
Khi đặt câu hỏi tôi khuyến khích học sinh trả lời và dành thời gian cho học sinh thảo luận. Những câu hỏi tôi đặt ra cho học sinh là những câu hỏi có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác,phù hợp với trình độ học sinh, liên quan đén nội dung bài học. Những câu hỏi ở mức độ khác nhau như :
Câu hỏi đòi hỏi sự nhớ lại :
-Nêu những đặc điểm giống nhau của hình chữ nhật và hình bình hành ?
Câu hỏi yêu cầu so sánh :
-Viết các phân số; ;; ; theo thứ tự từ bé đến lớn?
Câu hỏi yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân:
-Viết một phân số lớn hơn 1, một phân số bằng 1, giải thích vì sao?
Câu hỏi yêu cầu học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức:
-Tìm 3 số tự nhiên khác nhau, biết số trung bình cộng của ba số là 2.
Câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức đã học:
-Để tính nhanh bài toán sau: 24 x 46 + 38 x 41+ 46 x 48 + 5 x 38. Em đã sử dụng tính chất gì của phép tính?
b/ Khi nhận xét câu trả lời của học sinh tôi không nhận xét những câu trả lời của học sinh phát biểu mà không được chỉ định mà xác định một cách rõ ràng những câu trả lời đúng để tất cả học sinh đều biết. Có thể xác nhận bằng điệu bộ, cử chỉ mà không cần dùng ngôn ngữ nói. Khi học sinh trả lời chưa đúng, cần uốn nắn chỗ sai một cách cặn kẽ hoặc hướng dẫn học sinh tìm ra chỗ chưa đúng. Khi học sinh trả lời đúng không nên gọi nhiều học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn.
3)Thông báo nội dung học tập.
Trong khi tổ chức và hướng dẫn học sinh học tâp, giáo viên sử dụng nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ nói; ngôn ngữ viết; ngôn ngữ “ẩn”…Ngôn ngữ tự nhiên được dùng để phát biểu vấn đề, diễn đạt suy luận( khi cần thiết), bằng lời nói hay chữ viết. Đặc biệt ở tiểu học, khái niệm toán học có thể diễn đạt bằng nhiều cách.
Ví dụ: Khái niệm mét vuông có thể diễn đạt:
- Bằng kí hiệu: “m2”.
- Bằng chữ viết: “ mét vuông”.
- Bằng kí hiệu âm thanh: “đọc: mét vuông”
Tuy nhiên ngôn ngữ nói có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc dạy học của giáo viên. Cách dùng từ chính xác, cách phát âm rõ ràng, chuẩn xác tiếng phổ thông có tác dụng lớn trong việc thông báo nội dung học tập cho học sinh. Ngôn từ dễ nghe, dễ hiểu của giáo viên sẽ giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu nhiều điều mà giáo viên truyền đạt.
Việc thông báo nội dung học tập cho học sinh của giáo viên được tiến hành bằng nhiều hình thức:
- Ghi lên bảng những nội dung học tập chính.
- Giảng giải một vấn đề phức tạp.
- Nhấn mạnh những điểm quan trọng.
- Đưa ra những ví dụ để nhận xét.
- Giải thích, hướng dẫn học sinh từng bước lĩnh hội nội dung cần thông báo.
- Bổ sung, sửa đổi những câu trả lời của học sinh…
Trong các hình thức thông báo trên, ghi bảng là hình thức thể hiện rõ trình độ hiểu biết và việc làm khoa học của giáo viên. Những gì mà giáo viên ghi lên bảng thì đó là nội dung học tập chính mà học sinh cần lĩnh hội và cần được khắc sâu.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Thương có chữ số 0” tôi ghi bảng như:
Thứ……ngày….tháng năm 2008
Toán:
Thương có chữ số 0
a) Thương có chữ số 0 ở tận cùng.
9450 : 35 = ?
9450 35
245 270
000
9450 : 35 = 270
b)Thương có chữ số 0 xen giữa.
2448 : 24 = ?
2448 24
0048 102
00
2448 : 24 = 102
Mỗi lần hạ một chữ số ở số bị chia xuống để chia mà nhỏ hơn số chia thì ghi 0 vào thương rồi hạ chữ số tiếp theo xuống để chia.
4)Tổ chức dạy học theo nhóm
- Trong tiết học Toán việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm là rất cần thiết. Hoạt động nhóm trong tiết Toán giúp các em tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, có tác dụng gợi mở học sinh sử dụng các kiến thức và kĩ năng về môn Toán mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện để diễn đạt những ý kiến của mình, tham gia một chuỗi các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, được khuyến khích để trao đổi các kinh nghiệm và được tạo cơ hội làm việc hợp tác với nhau.
Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học là ham hiểu biết, ưa hoạt động, giàu trí tưởng tượng cho nên khi dạy học tôi luôn gợi trí tò mò, tránh đơn điệu về hình thức hoạt động. Còn đặc điểm nhận thức của học sinh là đi từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng, cho nên khi tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Toán tôi chia thành các nhóm từ 2 đến 6 học sinh: theo tổ, dãy, bàn, cặp…Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập.
Ví dụ: -Tiết dạy về kiến thức mới tôi chia theo nhóm : Bàn.
-Tiết dạy luyện tập tôi chia theo nhóm: 4 học sinh.
-Tiết dạy thực hành tôi chia theo nhóm: Tổ.
-Tiết dạy ôn tập tôi chia theo nhóm:2; 4 học sinh.
Chia nhóm cũng có nhiều cách khác nhau. Trong tiết Toán tôi thường chia theo các cách:
Cách 1: Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định( nhóm cùng trình độ, nhóm theo sở trường…)
Ví dụ:
- Nhóm chia ngẫu nhiên, nhiều trình độ: Cho học sinh đếm từ 1 đến 6 vòng quanh lớp. Các nhóm được thành lập bởi các em có cùng số hoặc lập một bộ từ 1 đến 6. Hoặc phát cho mỗi học sinh một tấm bìa có vẽ biểu tượng, học sinh tìm bạn có cùng biểu tượng hợp thành một nhóm.
- Nhóm hình thành có chủ định:
Giáo viên lần lượt đọc tên học sinh vào từng nhóm.
Giáo viên chia nhóm cố định và đặt tên cho mỗi nhóm. Khi có lệnh của giáo
viên, các em tự giác thành lập nhóm như nhóm tổ, dãy.
- Chia nhóm tình bạn: Học sinh được phép chọn bạn lập thành một nhóm với số người do giáo viên định trước.
Cách 2: Các nhóm hoạt động trong cả tiết học hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học( kiểm tra bài cũ, dạy kiến thức mới, luyện tập, củng cố.)
Cách 3: Các nhóm được thảo luận cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau.
Ví dụ:
- Nhóm cùng thảo luận một nhiệm vụ: Cùng làm một bài tập hoặc cùng tìm hiểu một vấn đề.
- Nhóm thảo luận nhiều nhiệm vụ khác nhau: mỗi nhóm thực hành đo một đoạn thẳng.
Trong hoạt động nhóm, tôi cho học sinh phân công mỗi em thực hiện một phần việc, mọi cá nhân trong nhóm đều phải làm việc để giúp đỡ nhau tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp; các nhóm còn lại chất vấn, bổ sung.
Như vậy: Trong một tiết học, nhất là tiết học Toán, hoạt động học tập theo nhóm góp phần quan trọng vào kết quả học tập. Dạy học theo nhóm chính là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, giúp học sinh mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy toán như: phân tích, tổng hợp, khái quát,...được tạo điều kiện để hoạt dộng với các bạn làm cho các em có hứng thú, tích cực hơn nữa trong học tập môn Toán. Đặc biệt trong hoạt động thảo luận nhóm tôi hướng dẫn học sinh hoàn toàn tuân thủ theo các nguyên tắc tổ chức dạy học theo nhóm, đàm thoại và thảo luận đối với tất cả các môn học và phải phù hợp với nội dung, kiến thức môn Toán.
5)Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, ở môn Toán 4 nói riêng đều yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học để hình thành kiến thức mới và khắc sâu kiến thức đã học. Thực hiện điều này bản thân tôi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng dạy học trong từng bài, từng tiết với nhiều dạng như: bảng từ, bảng cài, các thẻ số, phiếu học tập, tranh ảnh vật thật, mô hình, sơ đồ, bản đồ…Với nhiều đồ dùng dạy học đa dạng và phong phú như vậy thì việc sử dụng chúng trong các tiết dạy học Toán ở lớp 4 như thế nào cho hợp lí, góp phần làm cho tiết dạy được nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn. Đây là vấn đề hầu như chưa được thống nhất.
Để việc dạy học được hứng thú và có hiệu quả hơn, tôi thường sử dụng các đồ dùng dạy học, sử dụng phương tiện dạy học đã giúp tôi dễ dàng giảng giải những công thức, khái niệm khó, nâng cao hiệu quả giờ dạy( nếu như biết cách lựa chọn và sử dụng đúnglúc, đúng chỗ.)
Khi sử dụng phiếu tôi chỉ biên soạn những câu hỏi mà khi trả lời học sinh không phải trình bày dài dòng. Có thể sử dụng dạng điền số hoặc điền chữ ( Đ, S)…hoặc vẽ sơ đồ đơn giản.
Ví dụ:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
5 giờ =……phút 3giờ 15 phút =…..phút
420giây =……phút giờ =…..phút
1năm =……tháng 1thế kỉ =…..năm
4 cm
3 cm
3 cm
Đúng ghi Đ, sai ghi S.
Hình 1 Hình 2
a, Chu vi Hình1 bằng chu vi Hình2
b,Diện tích Hình1 bằng diện tích Hình2
c,Diện tích Hình2 lớn hơn diện tích Hình1
d,Chu vi Hình1 lớn hơn chu vi Hình2
Khi sử dụng tranh ảnh minh họa, tôi lựa chọn tranh ảnh đẹp, có tác dụng giáo dục thẩm mĩ phù hợp với nội dung bài dạy và điều quan trọng là cách giới thiệu, khai thác tranh ở thời điểm thích hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Biểu đồ”- Toán 4.
Sau phần giới thiệu bài, tôi cho học sinh quan sát tranh biểu đồ để các em nhận biết được: Biểu đồ có hai cột(cột trái ghi tên của năm gia đình, cột bên phải nói về số con trai, con gáii của mỗi gia đình). Nếu như bức tranh này đưa ra cuối tiết học chắc chắn học sinh sẽ không hiểu được tác dụng của biểu đồ tranh.
Trong dạy học Toán tôi thường xuyên cho học sinh sử dụng bảng con, bảng lớp để làm các bài luyện tập, thực hành. Bảng phụ để ghi đề bài các ví dụ, bài tập. Bản đồ, lược đồ Việt Nam trong việc dạy học về tỉ lệ bản đồ và cho học sinh thực hành đọc số dân của các tỉnh, thành phố khi học các bài về triệu và lớp triệu.
Thực tế khi giáo viên lên lớp nhất là khi được dự giờ hay được thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học còn lúng túng nhiều. Vậy để thống nhất việc sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy học, tránh sự lúng túng ta không nên quan niệm đồ dùng dạy học Toán chỉ là những que tính, những bông hoa, những con vật có đính nam châm mà đồ dùng dạy học do giáo viên lựa chọn(có thể do Phòng, Sở cấp; giáo viên và học sinh có sẵn hoặc do giáo viên tự làm).Việc lựa chọn đồ dùng dạy học hay tự làm đồ dùng dạy học đơn giản,…tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học đồng thời cần đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm. Để học sinh tự phát hiện kiến thức tốt nhất là cho các em tự làm việc với đồ dùng học tập. do vậy giáo viên không nên làm thay học sinh.
6)Tổ chức trò chơi trong tiết học Toán.
Đối với học sinh Tiểu học còn có một đăc điểm tâm lí nữa là nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên. Có khi ngay tại lớp các em đã nhớ hết một bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân, bảng chia, các quy tắc, công thức…Nhưng vài ngày sau, kiểm tra lại các em đã quên gần hết(nếu không được ôn luyện thường xuyên). Đối với học sinh của trường Tiểu học Cam Nghĩa2, cha mẹ các em làm nông và thất nghiệp nhiều nên sự hiểu biết của phụ huynh có hạn chế, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để các em tự học ở nhà do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn.Học đến lớp 4,5 mà không thuộc bảng cửu chương nhất là sau thời gian nghỉ hè. Việc quên kiến thức như vậy hoàn toàn không phải do trí tuệ các em kém phát triển mà do các em không được ôn luyện, củng cố thường xuyên thông qua trò chơi.
Không ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập đã mang lại sau mỗi tiết dạy. Thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì? Cách tổ chức trò chơi đó ra sao để đạt hiệu quả?...là vấn đề nhiều giáo viên còn băn khoăn. Đối với học sinh lớp4/2 mà tôi chủ nhiệm, tôi tổ chức trò chơi như sau:
a,Thời gian tổ chức trò chơi: Tùy vào đặc điểm từng bài mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi.
- Đối với bài tính nhẩm tôi tổ chức cho học sinh chơi trò truyền điện ở ngay bài tập đó.
Ví dụ: Khi dạy bài “Nhân với 10; 100; 1000;…Chia cho 10; 100; 1000;…” Sau bước hướng dẫn cách nhân với 10; 100; 1000;…chia cho 10; 100; 1000;…Ở bài1 phần luyện tập tôi cho học sinh chơi trò truyền điện theo dãy: Một học sinh ở dãy A đọc một phép tính và gọi bạn ở dãy B nêu kết quả, nếu đúng thì đọc một phép tính khác của bài rồi gọi ban ở dãy A nêu kết quả. Cứ truyền điện như vậy cho đến hết bài.
- Các dạng Toán khác tôi tổ chức trò chơi vào phần củng cố bài học, khi thời gian tiết học còn khoảng 5- 6 phút. Như vậy là sau khi học sinh đã nỗ lực tự giải quyết các nhiệm vụ của bài học, tôi chuyển sang một hình thức học tập mới( trò chơi) giúp các em chuyển từ trạng thái “ căng thẳng” sang mọt trạng thái “ hưng phấn” rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em.
b,Những nguyên tắc khi thiết kế trò chơi.
Nội dung trò chơi: Nhằm củng cố, khắc sâu trọng tâm của bài dạy.
- Các bài tập trong trò chơi phải có mức độ vừa phải để học sinh trung bình có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Đồng thời có nhiều bài tập để học sinh tham gia.
- Có bài tập sáng tạo để học sinh vận dụng những kiến thức một cách có hệ thống, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn.
- Nội dung trò chơi phải được phân cách thành những yêu cầu đơn vị kiến thức bài tập rõ ràng để mỗi cá nhân học sinh giải quyết một yêu cầu đó.
Thể hiện trong nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức khác nhau như: điền vào ô trống; điền đúng, sai; điền kết quả, khoanh vào kết quả đúng.
Chính vì vậy nên khi thiết kế trò chơi ttôi lấy nội dung bài học hoặc bài tập thuộc trọng tâm bài trong sách giáo khoa, sau đó bằng sự “ chế biến” của mình tôi có nhiều đơn vị kiến thức, nhiều bài tập tương tự ở mức phổ cập, sau đó tôi thêm yêu cầu, bài tập sáng tạo.
Đồ dùng, thiết bị: Những đồ dùng, thiết bịtôi chuẩn bị để phục vụ trò chơi bao
giờ cũng đảm bảo.
- Tiện dụng (dễ sử dụng).
- Dễ làm (ai cũng có thể làm được, làm nhanh).
- Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi.
-Có phần thể hiện điểm đạt được của từng yêu cầu (đúng, nhanh, đẹp) và tổng điểm.
- Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền…)
Ví dụ: Để phục vụ trò chơi “ Thi ghép hình” tôi tận dụng bìa cứng lấy từ các thùng đựng sách giáo khoa mà thư viện không dùng nữa hoặc từ các vỏ hộp bánh để làm các hình tam giác như sau:
Khi chơi học sinh ghép các hình tam giác này thành hình thoi hoặc hình chữ nhật do giáo viên yêu cầu. Học sinh chơi xong tôi cất đi để lần sau không phải làm lại.Đồ dùng này có thể sử dụng trong nhiều năm.
c, Cách tiến hành tổ chức trò chơi.
Khi tổ chức trò chơi trong tiết học Toán, kể cả những tiết học khác tôi luân tiến hành theo 5 bước:
Bước1: Chuẩn bị.
GIÁO VIÊN
- Chia nhóm, đặt tên nhóm, ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi nhóm (tôi thường chia nhóm theo dãy)
HỌC SINH
- Cử thành viên tham gia trò chơi (xếp hàng hoặc đứng tại chỗ theo yêu cầu trò chơi)
Bước2: Nêu tên trò chơi.
- Nêu tên và giải thích ý nghĩa của trò chơi.
- Nhắc lại tên của trò chơi.
Bước3: Phổ biến luật chơi.
- Nêu rõ cách chơi: hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc (điền, viết, nối…của mỗi thành viên tham gia trò chơi)
- Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá: đúng, nhanh, rõ ràng.
- Công bố trọng tài: giáo viên.
- Hiểu luật chơi.
- Lưu ý để không phạm luật.
- Học sinh còn lại.
Bước4: Tiến hành trò chơi.
- Hô hiệu lệnh dứt khoát.
- Quan sát , điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi.
- Các nhóm đồng loạt tiến hànhdạng tiếp sức.
Bước5: Tổng kết trò chơi.
- Kiểm tra kết quả để đánh giấ, cho điểm từng yêu cầu.
- Nêu câu hỏi phụ để rút ra kết luận từ hệ thống các bài tập trò chơi đã thực hiện.
- Tuyên dương học sinh (không nên chê học sinh trong khi tiến hành ttổ chức trò chơi.
- Nêu chỗ sai, sửa sai.
- Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
- Rút kinh nghiệm.
Ví dụ : Trò chơi trong bài Toán4 : « Phân số »
Bước1 : Chuẩn bị.
- Chia lớp thành 2 nhóm( mỗi dãy là một nhóm)
- Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và 5 bạn lên tham gia chơi.
Bước2 : Nêu tên trò chơi.
- Trò chơi mang tên : « Ai nhanh hơn ». Sau trò chơi nhóm nào có số điểm cao hơn thì giỏi hơn.
- Một số học sinh nhắc tên trò chơi.
Bước3 : Phổ biến luật chơi.
- Treo hai bảng phụ có nội dung như nhau.
- Đọc nội dung trò chơi.
Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
A M B C I N D
Mẫu : AM = AB CI = ………CD
MB = …….AB ID = ………CD
CN =………CD
ND =………CD
- Luật: Mỗi em tìm một phân số đúngghi vào chỗ chấm. Cứ lần lượt từng em thực hiện cho đến hết số bạn trong nhóm:
Điểm số: Phân số đúng: 10 điểm.
Phân số viết rõ ràng: 2 điểm.
Nhóm xong trước: 8 điểm.
-Thống nhất cách chơi trong nhóm.
Bước4:Tiến hành trò chơi.
- Hô: “Trò chơi bắt đầu”
Tổ trọng tài quan sát, điều chỉnh.
- Các thành viên chơi hoạt động, khẩn trương, đúng luật.
Bước5:Tổng kết trò chơi( giáo viên và học sinh cùng làm trọng tài)
Kiểm tra điểm nhanh trước: Lần lượt kiểm tra hết5 chỗ chấm.Nếu hai dãy băng điểm nhau thì giáo viên ra câu hỏi phụ.
Câu hỏi phụ: Trong mỗi phân số vừa điền,mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
Thi đua giành quyền trả lời trước( lắc xắc xô).
Tổng kết điểm mỗi nhóm,công bố kết quả, tuyên dương.
7)Đánh giá, ghi điểm trong tiết Toán.
Đánh giá trong tiết dạy học Toán 4 tôi tập trung vào việc đánh giá việc dạy của bản thân và đánh giá kết quả học Toán của học sinh. Kết quả học Toán của học sinh phản ánh kết quả dạy của thầy Căn cứ kết quả học Toán của học sinh, tôi điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. Do vậy, trong dạy học Toán việc đánh giá kết quả học tập của học sinh vừa đóng vai trò “ bánh lái” vừa giữ vai trò “động lực” dạy học. Nó định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ động lực dạy học và là giai đoạn cuối cùng của một hoạt động dạy học.
Sau mỗi đơn vị học tập trong tiết Toán, tôi đánh giá bằng cách chấm điểm. Việc làm này đã khuyến khích học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, theo năng lực cá nhân, tránh gây căng thẳng làm mất tính tự tin của học sinh.
Chấm điểm sau mỗi tiết học Toán sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hỗ trợ học tập của học sinh, nắm bắt được kết quả học tập của các em. Do thường xuyên được chấm điểm nên các em cố gắng nhiều lần và bản thân tôi cũng điều chỉnh được nhiệm vụ học tập cho học sinh đến khi đạt được mục tiêu.
Để khích lệ học sinh vươn lên trong học tập, bên cạnh những điểm số tôi thường nhận xét ngắn gọn, xúc tíc để thể hiện tình cảm với học sinh như: giỏi, đáng khen, tiến bộ…
Ngoài việc đánh giá học sinh tôi còn cho học sinh tự đánh giá kết quả của bản thân và của bạn.
Chính vì vậy, cho nên việc đánh giá là khâu cần thiết để biết được kết quả học Toán của học sinh, chuẩn đoán nguyên nhân những thiếu sót khi dạy học Toán và tìm cách bổ khuyết, thúc đẩy tinh thần học Toán của học sinh. Việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động học Toán của học sinh mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động của giáo viên.
BIỆN PHÁP 3:KẾT THÚC BÀI HỌC (CỦNG CỐ BÀI)
Cách kết thúc bài học của giáo viên có tác dụng củng cố những điều đã học và làm cho học sinh cảm thấy đã hoàn thành nhiệm vụ học tập. Để kết thúc bài học, giáo viên có thể nhắc lại những điểm chủ yếu của bài học hoặc nhận xét tình hình học tập của học sinh hay liên hệ với thực tế…tùy theo nội dung từng tiết học. Việc kết thúc bài học có thể thực hiện dưới hình thức một câu hỏi, một bài hát, một trò chơi lí thú ( như ở mục 6 của biện pháp 2) hoặc một tràng pháo tay biểu dương những học sinh học tập tích cực, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Ví dụ: Sau bài “Tìm số trung bình cộng”. Giáo viên kết thúc bằng câu hỏi: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số em làm như thế nào?
Hoặc sau bài “Diện tích hình bình hành”. Giáo viên cho học sinh thực hành tính diện tích trên thực tế: Mảnh đất trồng hoa hình bình hành của lớp có độ dài đáy là 40 dm, chiều cao là 25dm. Các em tính xem mảnh đất đó có diện tích là bao nhiêu?
Cũng có thể kết thúc bài bằng một trò chơi như tôi đã giới thiệu ở mục6- Biện pháp2.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua 3 biện pháp thực hiện, việc tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập trong một tiết học Toán đạt dược những kết quả cụ thể.
1)Kết quả học lực môn Toán qua các đợt kiểm tra.
LỚP
Đợt
Sĩ số
G
K
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4B
KSCLĐN
23
1
16
4
2
GHKI
23
9
7
7
CHKI
23
13
5
5
GHKII
23
13
6
4
CHKII
23
16
5
2
2)Học sinh: Thời điểm giữa học kì 1 lớp học trầm, học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài còn ít, nhiều học sinh còn quên vở và đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Số học sinh chưa thuộc bảng cửu chương, các quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích các hình còn nhiều như: Trang, Đông, Phong, Trọng, Đức…
Từ khi được áp dụng 3biện pháp trên cho đến nay. Từ lớp yếu hơn so với lớp 4/1(qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm), đến nay các em đã học tập chủ động và tích cực hơn. Trong nhóm các em dã trao đổi, thảo luận để tự chiếm lĩnh kiến thức mới như:
- Học sinh về nhà làm bài đầy đủ, trình bày rõ ràng, khoa học hơn.
- Nhiều em xung phong được sửa bài trên lớp và tham gia phát biểu ý kiến sôi nổi.
- Sách vở, đồ dùng học tập Toán được các em chuẩn bị đầy đủ hàng ngày.
3)Giáo viên:
- Đề nghị khối mở chuyên đề Toán 4 sau đợt khảo sát chất lượng đầu năm.
- Xung phong dạy minh họa và được đồng nghiệp đánh giá: tiết học sôi nổi, thầy trò phối hợp nhịp nhàng; phương pháp đổi mới; học sinh tích cực học tập.
- Từ khi áp dụng kinh nghiệm vào giảng dạy, bản thân tôi không còn lúng túng, không ngại khó khi hướng dẫn học sinh học tập trong tiết học toán và các tiết học khác của các phân môn còn lại.
IV/KẾT LUẬN:
Qua 3 biện pháp thực hiện trong hơn hai năm học, từ năm 2007-2008 đến hết học kì1 năm học 2008-2009.Trọng tâm là biện pháp 2( biện pháo chủ đạo, cốt lõi)- “Tìm hiểu nội dung bài học” đã tạo bước đột biến trong nhận thức và hành động của học sinh lớp 4B về môn Toán. Các em nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo khi tính toán. Áp dụng tốt công thức trong toán học cho bản thân. Có đầu óc tư duy, sáng tạo khi làm bài. Tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật cao, yêu thích thiên nhiên, cuộc sống và giúp các em có bộ óc thông thái, phát triển tốt, vận dụng liến thức đã học được trong tính toán hàng ngày.
Khi hoạt động dạy và học giữa thầy và trò được phối hợp nhịp nhàng thì các em không còn ngại khó, không còn sợ các phép tính như trước nữa, ngược lại các em rất tự giác, ham thích tìm tòi nhiều dạng toán. Khi giải bài toán các em còn có nhiều phương pháp giải sáng tạo, độc đáo, súc tích, ngắn gọn hơn.
Có được những kết quả này, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tích lũy và vận dụng trong nhiều năm chØ ®¹o giảng dạy to¸n tiÓu häc. Bên cạnh đó là sự say mê, nỗ lực của các em học sinh. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện để con em mình có thời gian và tài liệu học tập một cách khoa học, hợp lí. Ngoài ra, nhà trường, lớp học và thiết bị dạy học là những yếu tố rất quan trọng trong việc dạy học ở Tiểu học nói chung, trong dạy học Toán 4 nói riêng. Những yếu tố này vừa thực hiện chức năng minh họa vừa là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tích cực trong học tập.
Vậy, hoạt động dạy học của giáo viên là một hoạt động vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc kết được qua những năm chØ ®¹o giảng dạy nhất là trong các năm thay sách giáo khoa mới cho chương trình Tiểu học.
Rất mong được trao đổi của các bạn đồng nghiệp để ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích. Vận dụng những kinh nghiệm quý báu để giáo dục các em học sinh thân yêu- Những mầm non tương lai của đất nước tự tin bước vào thời đại khóa học công nghệ mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN- Toan4.doc