Tổ chức lại và chuyển đổi giữa các doanh nghiệp

MỤC LỤC Danh mục viết tắt 3 Tài liệu tham khảo 4 Lời mở đầu 5 A/ CHIA, TÁCH DOANH NGHIỆP: . 6 I/ Chia doanh nghiệp: . 6 1/ Khái niệm: 6 2/ Thành phần hồ sơ: . 6 3/ Cơ quan giải quyết: 7 4/ Quy trình thực hiện: . 7 5/ Thủ tục: . 7 II/ Tách doanh nghiệp: . 8 1/ Khái niệm: 8 2/ Thành phần hồ sơ cơ bản: 8 3/ Cơ quan giải quyết: 9 4/ Quy trình thực hiện: . 9 5/ Thủ tục: . 9 B. HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 11 I/ Hợp nhất doanh nghiệp: 11 1/ Khái niệm: . 11 2/ Thành phần hồ sơ: 11 3/ Cơ quan giải quyết: 12 4/ Quy trình thực hiện: . 13 II/ Sáp nhập doanh nghiệp: . 13 1/ Khái niệm: 13 2/ Thành phần hồ sơ: 13 3/ Cơ quan giải quyết: 14 4/ Quy trình thực hiện: . 14 III/ Chiến thuật thực hiện thâu tóm và hợp nhất: . 15 1/ Chào thầu: 15 2/ Lôi kéo cổ đông bất mãn: . 16 3/ Thương lượng tự nguyện 16 4/ Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: 17 IV/ Lợi ích đạt được sau quá trình sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: . 17 V/ Bất lợi & khó khăn khi sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: . 18 C/ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP 20 1/ Khái niệm: . 20 2/ Thành phần hồ sơ: 20 3/ Các phương thức chuyển đổi . 21 4/ Cơ quan giải quyết: 22 5/ Quy trình thực hiện: . 22 6/ Thủ tục: . 23 D/NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ 24 1/ Những bất cập: . 24 2/Những kiến nghị: . 25 DANH MỤC VIẾT TẮT CP cổ phần HĐTV hội đồng thành viên TNHH trách nhiệm hữu hạn ĐKKD đăng ký kinh doanh HĐQT hội đồng quản trị UBCK uỷ ban chứng khoán ĐHĐCĐ đại hội đồng cổ đông UBCKNN uỷ ban chứng khoán nhà nước SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Luật doanh nghiệp 2005 2/ Nghị định của Chính phủ số 43/2010/NĐ-CP (15/4/2010) về đăng ký doanh nghiệp 3/ Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 4/ Các trang web: a) www.chinhphu.vn b) www.dpi.hochiminhcity.gov.vn c) csdl.thutuchanhchinh.vn d) www.mof.gov.vn e) nhadaututrithuc.com.vn f) thuvienphapluat.vn g) www.vibonline.com.vn Lời mở đầu Tại Việt Nam, năm 2006 cả thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường phi tập trung đều “bùng nổ”. Cơ hội thu hút vốn đầy tiềm năng từ hai thị trường cùng sự kiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực từ tháng 7/2006 thực sự là một cú huých mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình phát triển của các doanh nghiệp. Trên một sân chơi phổ biến hơn và khuôn khổ pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng làm quen và sử dụng các công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình, đối phó với sức nóng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường trong nước và trên thế giới, thích ứng với những đổi thay nhanh chóng từ áp lực hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đặt ra. Những chiến thuật thay đổi và phát triển đó là gì? Chính là sự thâu tóm, hợp nhất, chia tách và chuyển đổi hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. Và hôm nay nhóm chúng tôi xin trình bày những hiểu biết của mình nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này: TỔ CHỨC LẠI VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

docx27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5058 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức lại và chuyển đổi giữa các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 19 HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC 1. Đoàn Quỳnh Ái 030126101249 Sáp nhập doanh nghiệp (khái niệm) 2. Phạm Thu Hiền 030126100204 Chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty CP, Bất cập trong luật. 3. Trần Ngọc Nhung 030126100625 Chia doanh nghiệp, chiến thuật thâu tóm, sáp nhập 4. Mã Thị Thanh Tâm 030126101092 Tách doanh nghiệp, mặt hại của sáp nhập, hợp nhất. 5. Lê Nguyễn Thủy Tiên 030126100923 Hợp nhất doanh nghiệp (khái niệm), ví dụ. 6. Phan Thị Thùy Trang 030126100972 Lợi ích của việc sáp nhập, hợp nhất, tổng hợp. 7. Nguyễn Thị Tú 030126101132 Chuyển đổi từ công ty CP sang công ty TNHH, ví dụ. MỤC LỤC Danh mục viết tắt 3 Tài liệu tham khảo 4 Lời mở đầu 5 A/ CHIA, TÁCH DOANH NGHIỆP: 6 I/ Chia doanh nghiệp: 6 1/ Khái niệm: 6 2/ Thành phần hồ sơ: 6 3/ Cơ quan giải quyết: 7 4/ Quy trình thực hiện: 7 5/ Thủ tục: 7 II/ Tách doanh nghiệp: 8 1/ Khái niệm: 8 2/ Thành phần hồ sơ cơ bản: 8 3/ Cơ quan giải quyết: 9 4/ Quy trình thực hiện: 9 5/ Thủ tục: 9 B. HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 11 I/ Hợp nhất doanh nghiệp: 11 1/ Khái niệm: 11 2/ Thành phần hồ sơ: 11 3/ Cơ quan giải quyết: 12 4/ Quy trình thực hiện: 13 II/ Sáp nhập doanh nghiệp: 13 1/ Khái niệm: 13 2/ Thành phần hồ sơ: 13 3/ Cơ quan giải quyết: 14 4/ Quy trình thực hiện: 14 III/ Chiến thuật thực hiện thâu tóm và hợp nhất: 15 1/ Chào thầu: 15 2/ Lôi kéo cổ đông bất mãn: 16 3/ Thương lượng tự nguyện 16 4/ Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: 17 IV/ Lợi ích đạt được sau quá trình sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: 17 V/ Bất lợi & khó khăn khi sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: 18 C/ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP 20 1/ Khái niệm: 20 2/ Thành phần hồ sơ: 20 3/ Các phương thức chuyển đổi 21 4/ Cơ quan giải quyết: 22 5/ Quy trình thực hiện: 22 6/ Thủ tục: 23 D/NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ 24 1/ Những bất cập: 24 2/Những kiến nghị: 25 DANH MỤC VIẾT TẮT CP cổ phần HĐTV hội đồng thành viên TNHH trách nhiệm hữu hạn ĐKKD đăng ký kinh doanh HĐQT hội đồng quản trị UBCK uỷ ban chứng khoán ĐHĐCĐ đại hội đồng cổ đông UBCKNN uỷ ban chứng khoán nhà nước SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Luật doanh nghiệp 2005 2/ Nghị định của Chính phủ số 43/2010/NĐ-CP (15/4/2010) về đăng ký doanh nghiệp 3/ Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 4/ Các trang web: www.chinhphu.vn www.dpi.hochiminhcity.gov.vn csdl.thutuchanhchinh.vn www.mof.gov.vn nhadaututrithuc.com.vn thuvienphapluat.vn www.vibonline.com.vn Lời mở đầu Tại Việt Nam, năm 2006 cả thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường phi tập trung đều “bùng nổ”. Cơ hội thu hút vốn đầy tiềm năng từ hai thị trường cùng sự kiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực từ tháng 7/2006 thực sự là một cú huých mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình phát triển của các doanh nghiệp. Trên một sân chơi phổ biến hơn và khuôn khổ pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng làm quen và sử dụng các công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình, đối phó với sức nóng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường trong nước và trên thế giới, thích ứng với những đổi thay nhanh chóng từ áp lực hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đặt ra. Những chiến thuật thay đổi và phát triển đó là gì? Chính là sự thâu tóm, hợp nhất, chia tách và chuyển đổi hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. Và hôm nay nhóm chúng tôi xin trình bày những hiểu biết của mình nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này: TỔ CHỨC LẠI VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP A/ CHIA, TÁCH DOANH NGHIỆP: I/ Chia doanh nghiệp: 1/ Khái niệm: Chia doanh nghiệp là việc một công ty bị chia thành nhiều công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại, các công ty mới liên đới thực hiện nghĩa vụ của công ty bị chia. 2/ Thành phần hồ sơ 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 2. Quyết định chia công ty theo quy định tại Điều 150 của luật doanh nghiệp (tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty) 3. Danh sách cổ đông sáng lập 4. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty, biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bị chia 6. Dự thảo Điều lệ công ty 7. Sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu 8. Giấy xác nhận trụ sở hợp pháp của doanh nghiệp 9. Xác nhận không tồn nợ thuế 10. Danh sách người lao động 11. Danh sách các chủ nợ 12. Mẫu tờ khai thuế 13. Mẫu giấy đề nghị khắc dấu 3/ Cơ quan giải quyết: Cơ quan thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan phối hợp (nếu có): Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh. 4/ Quy trình thực hiện: Bước 1: Doanh nghiệp đến sở kế hoạch đầu tư để được hướng dẫn thủ tục. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh. Bước 2: Phòng đăng kí kinh doanh xử lí những hồ sơ hợp lệ. Trường hợp thiếu, doanh nghiệp phải bổ sung kịp thời. Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số thuế. Con dấu và giấy chứng nhận đăng kí mẫu dấu của công an tỉnh. 5/ Thủ tục: a/ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty ban đầu thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục về tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty ban đầu sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định; b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này. II/ Tách doanh nghiệp: 1/ Khái niệm: Tách doanh nghiệp là việc một công ty bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành một công ty mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại và hình thành một công ty mới, các công ty này vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách. 2/ Thành phần hồ sơ cơ bản: 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 2. Quyết định chia công ty theo quy định tại Điểu 151 của luật doanh nghiệp (tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty) 3. Danh sách cổ đông sáng lập 4. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty, biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty 6. Dự thảo Điều lệ công ty 7. Sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu 8. Giấy xác nhận trụ sở hợp pháp của doanh nghiệp 9. Xác nhận không tồn nợ thuế 10. Danh sách người lao động 11. Danh sách các chủ nợ 12. Mẫu tờ khai thuế 13. Mẫu giấy đề nghị khắc dấu 3/ Cơ quan giải quyết: Cơ quan thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan phối hợp (nếu có): Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh. 4/ Quy trình thực hiện: Bước 1: Doanh nghiệp đến sở kế hoạch đầu tư để được hướng dẫn thủ tục. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh. Bước 2: Phòng đăng kí kinh doanh xử lí những hồ sơ hợp lệ. Trường hợp thiếu, doanh nghiệp phải bổ sung kịp thời. Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số thuế. Con dấu và giấy chứng nhận đăng kí mẫu dấu của công an tỉnh. 5/ Thủ tục: a/ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty ban đầu thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên các công ty sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định; b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác. VÍ DỤ: Các ngân hàng LLoyds, ngân hàng quốc gia Scotlen (RBS) và Northern Rock sẽ bị chia tách theo kế hoạch của chính phủ Anh. Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt kế hoạch chia tách ngân hàng được quốc hữu hóa  Northern Rock, theo đó ngân hàng sẽ bị chia thành hai- mở đường cho việc bán một phần ngân hàng. Một ngân hàng được vạch ra như một ngân hàng sẽ được lời, có thể giữ tiền của người gửi, thực hiện các khoản cho vay mới và nắm giữ một số khoản cầm cố đang tồn tại. Ngân hàng còn lại được dựng lên như một ngân hàng chịu lỗ để nắm giữ các khoản thế chấp bị đóng băng và hoàn trả các khoản tiền còn nợ chính phủ. @@ SO SÁNH ?? CHIA TÁCH Công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại Công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản doanh nghiệp hiện có Doanh nghiệp bị chia không còn tư cách pháp lý nữa. Doanh nghiệp bị tách vẫn tiếp tục hoạt động. Gửi chủ nợ và thông báo đến người lao động (trong vòng 15 ngày) Thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm mới thành viên điều hành; đăng ký kinh doanh Gửi chủ nợ và thông báo đến người lao động (trong vòng 15 ngày) Thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm mới thành viên điều hành; đăng ký kinh doanh Các công ty mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị chia hoặc thỏa thuận khác. Sau khi ĐKKD, các công ty bị tách và công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các của công ty bị tách hoặc thỏa thuận khác. B/ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: I/ Hợp nhất doanh nghiệp: 1/ Khái niệm: Hai hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợiích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất. 2/ Thành phần hồ sơ: 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 2. Hợp đồng hợp nhất công tytheo quy định tại Điều 152 của Luật Doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. 3. Danh sách cổ đông sáng lập 4. Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần (theo mẫu) 5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các công ty bị hợp nhất. 6. Dự thảo Điều lệ công ty 7. Sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu 8. Giấy xác nhận trụ sở hợp pháp của doanh nghiệp 9. Xác nhận không tồn nợ thuế 10. Danh sách người lao động 11. Danh sách các chủ nợ 12. Mẫu tờ khai thuế 13. Mẫu giấy đề nghị khắc dấu 3/ Cơ quan giải quyết: Cơ quan thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan phối hợp (nếu có): Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh. 4/ Quy trình thực hiện: Bước 1: Doanh nghiệp đến sở kế hoạch đầu tư để được hướng dẫn thủ tục. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh. Bước 2: Phòng đăng kí kinh doanh xử lí những hồ sơ hợp lệ. Trường hợp thiếu, doanh nghiệp phải bổ sung kịp thời. Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số thuế. Con dấu và giấy chứng nhận đăng kí mẫu dấu của công an tỉnh. II/ Sáp nhập doanh nghiệp: 1/ Khái niệm: Sáp nhập là khái niệm dùng để chỉ một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợiích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 2/ Thành phần hồ sơ: 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 2. Hợp đồng hợp nhất công ty theo quy định tại Điểu 153 của Luật Doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập) 3. Danh sách cổ đông sáng lập 4. Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần (theo mẫu) 5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các công ty bị sáp nhập. 6. Dự thảo Điều lệ công ty 7. Sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu 8. Giấy xác nhận trụ sở hợp pháp của doanh nghiệp 9. Xác nhận không tồn nợ thuế 10. Danh sách người lao động 11. Danh sách các chủ nợ 12. Mẫu tờ khai thuế 13. Mẫu giấy đề nghị khắc dấu 3/ Cơ quan giải quyết: Cơ quan thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan phối hợp (nếu có): Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh. 4/ Quy trình thực hiện: Bước 1: Doanh nghiệp đến sở kế hoạch đầu tư để được hướng dẫn thủ tục. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh. Bước 2: Phòng đăng kí kinh doanh xử lí những hồ sơ hợp lệ. Trường hợp thiếu, doanh nghiệp phải bổ sung kịp thời. Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số thuế. Con dấu và giấy chứng nhận đăng kí mẫu dấu của công an tỉnh. @@ SO SÁNH ?? SÁP NHẬP HỢP NHẤT A + B → B (quy mô lớn hơn) Trong đó: A: công ty bị sáp nhập B: công ty nhận sáp nhập A + B → C (công ty mới) Trong đó: A, B: công ty bị hợp nhất C :công ty mới Cổ phiếu và pháp nhân của công ty A sẽ chấm dứt còn của công ty B vẫn hoạt động bình thường. Quy mô của công ty B sẽ được mở rộng do thừa kế từ công ty A. Cổ phiếu và pháp nhân của công ty A,B (bị hợp nhất) sẽ không còn tồn tại, công ty hợp nhất sẽ phát hành cổ phiếu và hình thành pháp nhân mới. Quyền quyết định sẽ thuộc về công ty có quy mô và tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn hơn trong Hội đồng quản trị. Các công ty tham gia hợp nhất có quyền quyết định ngang nhau trong Hội đồng quản trị mới. III/ Chiến thuật thực hiện thâu tóm và hợp nhất: Cách thức thực hiện thâu tóm và hợp nhất công ty cũng rất đa dạng tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị, cấu trúc sở hữu và ưu thế so sánh của các công ty liên quan trong từng trường hợp cụ thể.Có thể tổng hợp một số cách thức phổ biến thường được sử dụng sau: 1/ Chào thầu: Công ty hoặc cá nhân hoặc một nhóm nhà đầu tư có ý định mua đứt toàn bộ công ty mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của công ty đó bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường rất nhiều. Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý công ty của mình.Bên mua tìm cách thu gom cổ phiếu của công ty mục tiêu, khi đạt đến 5% tỷ lệ sở hữu thì bên mua gửi thông báo là cổ đông lớn đến UBCK, SGDCK và công ty mục tiêu. Sau khi báo cáo, bên mua sẽ tiếp tục mua vào cổ phiếu, trước mỗi mức tỷ lệ sở hữu 25%, 51%, 65% và 75% bên mua sẽ phải tiến hành làm thủ tục chào mua công khai theo quy định tại Thông tư số 194/2009/TT-BTC. Qua các lần nhận được bản chào mua công khai, HĐQT công ty mục tiêu sẽ họp và thông báo với UBCKNN và để cổ đông biết ý kiến của công ty với đề nghị chào mua công khai.Hình thức đặt giá chào thầu này thường được áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh.Công ty bị mua thường là công ty yếu hơn. 2/ Lôi kéo cổ đông bất mãn: Thường được sử dụng trong các vụ “thôn tính mang tính thù địch”. Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình. Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó.Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) trên thị trường để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu. Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện của công ty thôn tính vào Hội đồng quản trị mới. Ví dụ như trường hợp của CTCP Thương mại & Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu (VMG), sau 3 lần họp ĐHĐCĐ cổ đông công ty vẫn chưa thông qua các vấn đề quan trọng được nêu ra. Một số cổ đông VMG nhận được tờ rơi với tiêu đề “Cổ đông hãy cứu lấy Vimexco Gas” và kêu gọi thay đổi trong kỳ ĐHĐCĐ sắp tới. Đây là một dấu hiệu của thâu tóm qua hình thức lôi kéo cổ đông bất mãn. 3/ Thương lượng tự nguyện Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành là hình thức phổ biến trong các vụ sáp nhập “thân thiện” . Nếu cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng trong một vụ sáp nhập và những điểm tương đồng giữa hai công ty (về văn hóa tổ chức, hoặc thị phần, sản phẩm…), người điều hành sẽ xúc tiến để ban quản trị của hai công ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập. 4/ Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: Công ty có ý định thâu tóm sẽ giải ngân để gom dần cổ phiếu của công ty mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổđông chiến lược hiện hữu. Phương án này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu đề lộ ý đồ thôn tính, giá của cổ phiếu đó có thể tăng vọt trên thị trường. Ngược lại, cách thâu tóm này nếu được thực hiện dần dần và trôi chảy, công ty thâu tóm có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động lớn cho “con mồi” của mình, trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với hình thức chào thầu rất nhiều. Ví dụ: Năm 2005 Kinh Đô thâu tóm Tribeco bằng cách nắm giữ hơn 35% cổ phiếu, hay gần đây Công ty Bình Thiên An (BTA) thâu gom cổ phiếu CTCP Xây dựng Descon (DCC) là những điển hình cho hình thức này. Thương vụ Dược Viễn Đông (DVD) thâu tóm Dược Hà Tây (DHT) có thể là minh chứng, khi giá cổ phiếu DHT tăng mạnh từ 34.000 đồng/cổ phiếu lên 60.000 đồng/cổ phiếu sau khi HĐQT DHT chính thức công bố mua 400.000 cổ phiếu quỹ nhằm chống lại cuộc thâu tóm. IV/ Lợi ích đạt được sau quá trình sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kỳ diệu nhất giải thích cho mọi thương vụ hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Nói chung, lợi ích mang lại từ sự cộng hưởng mà các công ty kỳ vọng sau mỗi thương vụ hợp nhất và sáp nhập thường bao gồm: đạt được hiệu quả dựa vào quy mô, giảm nhân viên và các chi phí, thực hiện đa dạng hóa và loại trừ rủi ro phi hệ thống, hiện đại hóa công nghệ, tăng cường khả năng thanh khoản, thị phần, hưởng những lợi ích từ thuế... Các nguồn tiềm năng tạo ra giá trị tăng thêm có thể chia thành 4 loại cơ bản sau: sự gia tăng thu nhập, việc giảm các chi phí, các khoản thuế thấp hơn và chi phí vốn cũng thấp hơn. + Sự gia tăng thu nhập (Revenue Enhancement): các khoản thu nhập gia tăng này có thể nhờ lợi ích marketing, thương hiệu, các lợi ích chiến lược và sức mạnh thị trường. + Sự cắt giảm chi phí (Cost reduction): công ty sáp nhập có thể có được các khoản chi phí thấp hơn, hoạt động có hiệu quả hơn 2 công ty riêng lẻ nhờ vào hiệu quả kinh tế về quy mô, hiệu quả kinh tế của kết hợp theo chiều dọc, nguồn lực bổ sung, loại bỏ sự quản lý không hiệu quả. + Lợi ích thuế (Tax gain): lợi ích thuế tiềm năng của hợp nhất và sáp nhập có thể do việc sử dụng những tổn thất thuế từ những khoản lỗ của hoạt động sản xuất ròng, việc sử dụng năng lực vay nợ chưa được sử dụng (khả năng tăng tỷ số Nợ-Vốn chủ sở hữu sau khi hợp nhất và sáp nhập, tạo nên lợi ích thuế tăng thêm và giá trị tăng thêm). Công ty sáp nhập có thể sẽ có thể nộp ít thuế hơn hai công ty riêng lẻ, do tận dụng được các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh, ngoài ra khi sáp nhập công ty có thể tăng tỉ lệ Nợ/Tổng vốn qua đó tạo ra các khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay. + Chi phí vốn (The cost of Capital): có thể giảm đi khi hai công ty sáp nhập vì chi phí của việc phát hành (nợ và vốn chủ sở hữu) sẽ thấp hơn nhiều khi phát hành số lượng lớn hơn so với phát hành số lượng ít. Mặt khác, công ty sáp nhập có thể giảm được chi phí phát hành (trái phiếu, cổ phiếu) do phát hành với khối lượng lớn. Những lợi ích này sẽ tạo ra giá trị tăng thêm của giao dịch hợp nhất và sáp nhập. Giá trị tăng thêm này có thể được xác định thông qua việc định giá công ty trước và sau giao dịch hợp nhất và sáp nhập bằng mô hình chiết khấu dòng tiền. V/ Bất lợi & khó khăn khi sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: Sự hòa nhập về văn hóa công ty, nguồn lực nhân sự, hệ thống quản lý, hệ thống chia sẻ thông tin, phương pháp, chính sách kế toán, tài chính luôn luôn là phần khó khăn nhất sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục pháp lý. Nhất là đối với đội ngũ nhân viên, những người không tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giao dịch, họ không biết hoặc biết rất ít thông tin về vai trò của họ trong công ty sau khi giao dịch. Theo thống kê thì 40% số vụ, bên mua không có một kế hoạch hiệu quả trong việc hòa nhập hai công ty, mà nhiều khi mặc dù đã có kế hoạch, nhưng trên thực tế họ đã không thực hiện theo kế hoạch định trước vì nhiều lý do. Hậu quả của việc kém hiệu quả trong quá trình chuyển đổi dẫn đến bên mua không có khả năng nâng cao giá trị cho thương vụ, thậm chí mất thời gian để giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thâu tóm hay họp nhất hai công ty dẫn đến tình trạng công ty gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong một số trường hợp đã dẫn đến tranh chấp cần sự phán xét của tòa án. a) Vấn đề nhân sự trong công ty: Sau khi thực hiện quá trình thâu tóm và hợp nhất ,các công ty sau đó phải dẫn dắt công ty sao cho hoạt động có hiệu quả và có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Tất nhiên câu hỏi khó khăn nhất là quyết định ai sẽ ở lại và ai sẽ ra đi? Ai nắm giữ vị trí nào? Nếu quá trình đánh giá từng cá nhân không diễn ra một cách công bằng, sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và kết quả kinh doanh của bên thâu tóm dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám nếu như không có cách sắp sếp hợp lý, tình trạng công ty trở nên bất ổn dẫn đến hai bên có sự tranh chấp về các điều khoản ,chế độ lương ,chế độ ưu đãi… b) Yếu tố pháp lý trong công tác nhân sự: + Hợp đồng lao động của công ty bị sáp nhập có thể bao gồm những điều khoản đi ngược với chính sách nhân sự mà bên mua đang áp dụng. + Chế độ nghỉ phép, nghỉ con ốm, nghỉ ốm hoặc nghi do các công việc gia đình hoặc chế độ chính sách phúc lợi khác có thể không đồng nhất với kế hoạch nhân sự chung của bên thâu tóm. + Nhận diện với đối tượng bất mãn với quá trình thâu tóm và hợp nhất và “Phá đám” có thể xúi dục người khác, hoặc tự mình phát đơn kiện gây mất trật tự trong tập thể lao động + Nếu có kế hoạch đóng cửa hoặc tái cấu trúc một mảng hoạt động kinh doanh mà có ảnh hưởng đến vấn đề việc làm, cần phải thông báo bằng văn bản cho những lao động bị ảnh hưởng mất việc làm theo đúng quy định về thời gian như các thủ tục thực hiện quy định bởi Luật lao động. + Xem lại những điều khỏan cũng như quy định của công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động về lương, thời gian làm việc, điều kiện làm việc, an toàn lao động… để đảm bảo tính nhất quán của công ty sau khi đã hợp nhất… Hình thành văn hóa công ty sau khi hợp nhất và sáp nhập: Văn hóa của công ty là một thực thể trừu tượng và vô hình, gắn chặt tới lịch sử phát triển, tài sản con người và các chính sách của từng công ty. Do đó, không dễ tìm được tiếng nói chung và thỏa hiệp giữa hai tập thể có phong cách, văn hóa khác nhau ngay kể cả khi ban lãnh đạo của hai tập thể có phong cách, văn hóa khác nhau ngay kể cả khi ban lãnh đạo của hai công ty đồng lòng thực hiện hợp nhất. Nhìn chung, văn hóa công ty là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều vụ sáp nhập không vận hành và đạt được kết qủa như ban đầu mong muốn. Lãnh đạo các công ty thường mắc sai lầm cố hữu khi cho rằng sáp nhập chỉ đơn thuần liên quan đến hoạt động tài chính và đánh giá thấp những xung đột văn hóa thường xảy đến trong tương lai. C/ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP 1/ Khái niệm: Chuyển đổi doanh nghiệp là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp đó thông qua việc chuyển đổi các loại hình hoạt động của nó. 2/ Thành phần hồ sơ: khoản 4 điều 23 của nghị định 43 (nghị định về đăng kí doanh nghiệp) Trường hợp chuyển đổi công ty TNHH thành công ty CP và ngược lại, hồ sơ đăng kí chuyển đổi bao gồm: - Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp - Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định hoặc biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty. - Điều lệ công ty sau khi chuyển đổi -Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông và các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 điều 19 luật Doanh nghiệp. - Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thỏa thuận vốn góp đầu tư. Khi nhận giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp của công ty chuyển đổi, công ty phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty được chuyển đổi. 3/ Các phương thức chuyển đổi Trích Điều 33 nghị định 102: Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau: - Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm người khác cùng góp vốn cổ phần, không bán cổ phần hiện có cho người khác. - Chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp với chào bán chứng khoán ra công chúng. - Chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp với chào bán cổ phần cho ít hơn 100 nhà đầu tư đã xác định. * Đối với công ty TNHH 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty CP thì thực hiện theo quy định của pháp luật về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty CP. * Đối với công ty TNHH chuyển đổi thành công ty CP bằng cách chào bán chứng khoán ra công chúng thì điều kiện chuyển đổi, trình tự, thủ tục, và điều kiện chào bán chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán Trích Điều 32 nghị định 102: Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau - Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại. - Một cổ đông là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông còn lại. - Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông. * Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần , phần vốn góp quy định tại khoản 1 điều 32 nghị định 102 phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác. 4/ Cơ quan giải quyết: Cơ quan thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ quan phối hợp (nếu có): Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh. 5/ Quy trình thực hiện: Bước 1: Doanh nghiệp đến sở kế hoạch đầu tư để được hướng dẫn thủ tục. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh. Bước 2: Phòng đăng kí kinh doanh xử lí những hồ sơ hợp lệ. Trường hợp thiếu, doanh nghiệp phải bổ sung kịp thời. Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số thuế. Con dấu và giấy chứng nhận đăng kí mẫu dấu của công an tỉnh. *Lưu ý: - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng kí kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư cấp lại giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư tương ứng; đồng thời, thu hồi lại Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp đối với công ty được chuyển đổi. Hồ sơ chuyển đổi thực hiện theo quy định tương ứng của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp. - Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 4 điều 33 ngị định 102, cơ quan đăng kí kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 điều 27 của luật doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng kí doanh nghiệp. 6/ Thủ tục: Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH, công ty CP (sau đây gọi là công ty được chuyển đổi) thành công ty cổ phần, công ty TNHH (sau đây gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội cổ đông thông qua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định; Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chuyển đổi. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi. D/NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Những bất cập: Tuy những quy định hiện hành về hoạt động tổ chức lại và chuyển đổi hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp đã khá hoàn chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể như hoạt động mua bán, sáp nhập đang diễn ra khá phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chưa có các quy định pháp lý đầy đủ và rõ ràng cho hoạt động này, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý. Cụ thể: Theo điều 153 của luật Doanh nghiệp, các công ty nhận sáp nhập có thị phần 30 – 50% phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh; và cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản từ cục Cạnh tranh xác nhận doanh nghiệp có thị phần dưới 30%. Ông Đăng Dương Anh, luật sư văn phòng luật Vilaf Hồng Đức nhận xét, tiêu chí này là thiếu định lượng và gây khó khăn cho các doanh nghiệp. “Họ phải mất chi phí khá lớn để nghiên cứu thị phần, xem có phải thông báo cho cục Cạnh tranh hay không trước khi tiến hành hoạt động thâu tóm và hợp nhất doanh nghiệp”, ông Anh nói. Rõ ràng, sẽ xảy ra trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu thâu tóm & sáp nhập sẽ tránh thông báo với cục này” Việc tổ chức lại doanh nghiệp: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi (từ điều 150 đến 155) Các quy định tại từ Điều 150 đến Điều 155 là cơ sở pháp lý chủ yếu cho các giao dịch mua bán & sáp nhập. Tuy nhiên, các quy định này không hề có sự đổi mới nào từ Luật Doanh nghiệp 1999 đến Luật Doanh nghiệp 2005. Xét ở góc độ nào đó, Luật Doanh nghiệp hiện hành nhìn nhận doanh nghiệp với tư cách là các thực thể pháp lý đơn lẻ, mà chưa đặt doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp khác. Về mặt câu chữ, các định nghĩa “chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp” trong Luật Doanh nghiệp không thống nhất với Luật Cạnh tranh. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập trong Luật Cạnh Trang được hiểu theo nghĩa rộng và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong khi đó, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập trong Điều 150, 151, 152 và 153 chỉ được áp dụng với các công ty, nghĩa là các doanh nghiệp tư nhân sẽ không được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Tiếp đến, theo Luật Doanh nghiệp, chỉ có các công ty cùng loại như công ty cổ phần (CTCP) hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) mới được sáp nhập, hợp nhất với nhau và chỉ có thể chia, tách công ty thành các công ty cùng loại, hay nói cách khác, tiếp tục loại trừ khả năng chia, tách, hợp nhất, sáp nhập của các doanh nghiệp không cùng loại hình (giữa Công ty TNHH với công ty cổ phần, Công ty TNHH với công ty hợp danh. . .). 2/ Những kiến nghị: Thứ nhất, các khái niệm pháp lý được quy định tại những văn bản pháp quy cần phải được thống nhất, như những khái niệm về: nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam, tài khoản đầu tư, đồng tiền thanh toán, tài sản góp vốn… Thứ hai, những khái niệm pháp lý mới hoặc chưa được hướng dẫn cụ thể thì cần được xây dựng như: doanh nghiệp cùng loại, thị trường liên quan, kiểm soát tập trung kinh tế… Thứ ba, hoàn thiện các thủ tục về đăng ký kinh doanh, xin giấy chứng nhận đầu tư, mở tài khoản đầu tư, thông báo về hành vi tập trung kinh tế… để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính. Thứ tư, nghiêm cấm việc ban hành tùy tiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật để hạn chế khả năng tham gia thị trường của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thứ năm, cần có một cơ quan quản lý hoặc theo dõi việc thực thi pháp luật thống nhất của hoạt động thâu tóm và sáp nhập. Cơ quan này có thể quản lý những hoạt động hợp nhất và sáp nhập có yếu tố tập trung kinh tế hay không tập trung kinh tế. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thống nhất đối với hoạt động hợp nhất và sáp nhập. Thứ sáu, cần nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để cho phép hoặc không cho phép việc hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp ở những hình thức khác nhau, như công ty TNHH hay cổ phần mua lại hợp tác xã, hai công ty hợp danh sáp nhập với nhau, công ty TNHH sáp nhập với công ty hợp danh… Thứ bảy, cần nghiên cứu và ban hành quy phạm pháp luật cho phép doanh nghiệp Việt Nam được sáp nhập và mua lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp ở nước ngoài, hoán đổi cổ phiếu với các doanh nghiệp ở nước ngoài, niêm yết trên thị trường nước ngoài… Thứ tám, thống nhất các khái niệm “chia, tách, hợp nhất, sáp nhập” từ Điều 150 đến Điều 155 trong Luật doanh nghiệp cho phù hợp với Luật Canh Tranh. Sửa lại khái niệm này theo hướng mọi loại hình doanh nghiệp đều được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập với nhau. Đề nghị Luật Doanh nghiệp cho phép hướng mọi loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi qua lại với nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTổ chức lại và chuyển đổi giữa các doanh nghiệp.docx
Luận văn liên quan