Tổ chức lãnh thổ – một trong những đối tượng chủ yếu của địa lý kinh tế – xã hội trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ XXI

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức An-Viện địa lý- Một số phát triển của địa lý Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tập báo cáo khoa học chào mừng Đại hội Địa lý Việt Nam lần thứ III. Hà Nội, 10/1998. 2. Lê Thanh Bình –Phân tích chuyển biến không gian kinh tế –xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Luận án PTS khoa học Địa lý –Địa chất, Hà Nội, 1996. 3. DATAR và trường đại học Lille. Tổ chức lãnh thổ khu vực Huế –Thừa Thiên và Quảng Nam- Đà Nẵng, 1995. 4. Võ Chí Đồng –Đô thị và tổ chức lãnh thổ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Địa lý (tiếng Pháp) 12/1996. Tập bản đồ song ngữ Việt –Pháp 11/1997. 5. GEORGES CONDOMINAS – Không gian xã hội vùng Đông Nam Á –Nhà xuất bản Văn hoá, 1998. 6. PTS. Lưu Đức Hồng- Chủ nhiệm đề tài “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm Miền Trung”. Hà Nội, 1996. 7. GS. Vũ Tự Lập và Christian Taillard chủ biên “Sự tổ chức lãnh thổ quốc gia Việt Nam” trong Atlat Việt Nam, 1994. 8. PTS. Đặng Hữu Ngọc –Chủ nhiệm đề tài “Tổ chức lãnh thổ Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”. Đề tài đặc biệt cấp Nhà nước. TPHCM, 3/1994. 9. Đặng Văn Phan – Tổ chức lãnh thổ kinh tế nước miền Bắc Việt Nam. Luận án PTS khoa học Địa lý, 1976. 10. PTS. Nguyễn Văn Phú –Phương hướng tổ chức lãnh thổ dải ven biển Bắc Bộ thời kỳ 1997-2010, Hà Nội 9/1997. 11. GS. Lê Bá Thảo- Chủ nhiệm đề tài “Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” . Đề tài độc lập cấp Nhà nước. Hà Nội, 6/1994. 12. GS. Lê Bá Thảo- Chủ nhiệm đề tài “Cơ sở khoa học tổ chức lãnh thổ Việt Nam”. Đề tài độc lập cấp Nhà nước. Hà Nội, 1996. 13. Lê Bá Thảo –Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam “Những con đường khả dĩ của địa lý học trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ XXI”. Tập báo cáo khoa học chào mừng Đại hội Địa lý Việt Nam lần thứ III. Hà Nội, 10/1998. 14. Lê Bá Thảo –Việt Nam –lãnh thổ và các vùng địa lý. NXB thế giới, 1998. 15. Trần Văn Thông –Những định hướng chủ yếu của tổ chức không gian kinh tế vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Luận án PTS kinh tế, Hà Nội, 1993.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức lãnh thổ – một trong những đối tượng chủ yếu của địa lý kinh tế – xã hội trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC LÃNH THỔ –MỘT TRONG NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU CỦA ĐỊA LÝ KINH TẾ –XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP SANG THẾ KỶ XXI ĐẶNG VĂN PHAN PGS. PTS, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam Tổ chức lại lãnh thổ là một nhiệm kỳ cực kỳ quan trọng về mặt xã hội của khoa học địa lý Việt Nam. Chính nó sẽ đảm bảo việc thực hiện tốt nhất mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Việc đặt kế hoạch cho sự phát triển kinh tế đất nước không thể quên khía cạnh xã hội đó. Để thực hiện các mục tiêu nói trên, sự phát triển kinh tế của đất nước phải được bền vững và ổn định. Tính công bằng xã hội là một định hướng lớn của các kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội, đảm bảo những cơ hội ngang bằng nhau cho từng vùng, từng địa phương và ngay cả cho từng người dân nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Nếu tính công bằng xã hội không được đảm bảo thì tính ổn định sẽ bị ảnh hưởng, nhất là tính ổn định xã hội và ngược lại. Cả hai sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững. Ở nước ta, hệ thống cấu trúc lãnh thổ cần phải giúp đạt được sự cân đối giữa các yếu tố cấu thành (xem sơ đồ). SƠ ĐỒ MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẤU TRÚC LÃNH THỔ TÍNH ỔN ĐỊNH TÍNH BỀN VỮNG - Chính trị - Tăng trưởng kinh tế đều đặn - Luật pháp - Môi trường được bảo vệ - Tiền tệ, giá cả TÍNH CÔNG BẰNG Giảm chênh lệch giữa các địa phương giữa giàu và nghèo Nguồn (1): Trong thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu khoa học và một loạt các bài báo viết về tổ chức lãnh thổ Việt Nam (2). Các tác giả đều nhất trí tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ, đề xuất được những nội dung của tổ chức lãnh thổ, tuy nhiên hình như chưa có sự thống nhất về khái niệm, nội dung, phương pháp tổ chức lãnh thổ và cũng từ sự không thống nhất đó dẫn đến những nhận định đôi khi đồng nhất quy hoạch tổng thể một vùng, một tỉnh là tổ chức lãnh thổ hoặc cho rằng “chờ đến những năm 90 hướng tổ chức lãnh thổ mới thực sự hình thành”, hoặc “cho đến 1994 thì phương hướng tổ chức lãnh thổ mới được thử nghiệm ở Việt Nam”… Trên thế giới, đặc biệt ở Châu Aâu tổ chức lãnh thổ ra đời từ thế kỷ XIX và đã trở thành một khoa học quản lý lãnh thổ. Ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng nghiên cứu tổ chức lãnh thổ là công việc đã có từ lâu cách đây mấy chục năm khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vấn đề phân vùng, quy hoạch, phân bố lực lượng sản xuất. Còn về khía cạnh nếu coi tổ chức hành chính là một nội dung của tổ chức lãnh thổ thì từ khi lập nước, cứ mỗi lần thay đổi triều đại, thì mỗi lần lại thay đổi cương vực và ngay cả tên của các khu vực hành chính. Và điều thực tế là từ ngàn xưa, các dân tộc sống trên lãnh thổ của từng quốc gia đã luôn luôn “tổ chức” lãnh thổ của mình (dù tự giác hay không tự giác) nhằm đảm bảo cuộc sống và hưng thịnh quốc gia. Đúng như tác giả Jean Pean Paul De Gaudemar (19920 đã viết: “Tổ chức lãnh thổ được hiểu là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả”. “Không gian” và “lãnh thổ” là hai từ rất phổ biến trong các công trình nghiên cứu địa lý. Nói chung, theo nghĩa thông thường hai từ đó là như nhau, không kể vài trường hợp nói đến phạm trù có nội dung xác định. Chúng tôi hiểu thuật ngữ “Tổ chức không gian” kinh tế –xã hội và “Tổ chức lãnh thổ” kinh tế –xã hội gần như đồng nghĩa trong khoa học địa lý. Chúng tôi hiểu tổ chức lãnh thổ kinh tế –xã hội dưới hai khía cạnh: Tổ chức lãnh thổ như toàn bộ quá trình hay hành động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên, có tính đến các mối quan hệ, liên hệ của chúng, các sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hành động này được thực hiện phù hợp với các mục tiêu của xã hội và trên cơ sở các quy luật kinh tế hoạt động trong hình thái kinh tế- xã hội ấy. Mục tiêu cơ bản của tổ chức lãnh thổ là nhằm tiết kiệm lao động xã hội nhờ cải thiện cơ cấu sản xuất-lãnh thổ của nền kinh tế và cải thiện cơ cấu tổ chức sản xuất của đất nước hay của từng vùng cụ thể. Tổ chức lãnh thổ cũng nhằm phát triển tổng hợp, có hiệu quả cao nền sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Có thể nói, tổ chức lãnh thổ kinh tế –xã hội là một biện pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững. Tổ chức lãnh thổ kinh tế –xã hội còn được hiểu như sự kết hợp của các cấu trúc lãnh thổ đang hoạt động: cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc không gian xã hội, cấu trúc không gian sản xuất, cấu trúc không gian sử dụng tự nhiên…Ở đây không thể bỏ qua một số nội dung phân vùng và cả quy hoạch vùng. Đó là xác định các tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế –xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng nhỏ trong vùng lớn, giữa các vùng lớn trong một quốc gia và trên mức độ nào đó có xét đến các mối liên kết giữa các quốc gia. Các cấu trúc này được thống nhất lại bởi các cơ cấu quản lý quá trình tái sản xuất xã hội. Theo cách hiểu này, thì khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế –xã hội của một vùng nhất định, ta phải nghiên cứu các cấu trúc không gian thành phần. Cũng với cách tiếp cận tổ chức lãnh thổ như vậy thì cấu trúc của một vùng (lãnh thổ) còn bao gồm các điểm, các “cực”, các nút và các dải, các tuyến lực và một không gian bề mặt. Các yếu tố đó có quan hệ, sức hút lan toả và ảnh hưởng lẫn nhau. Để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích những phân dị địa lý để tìm ra các cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ); phân tích mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các cấu trúc không gian thành phần để tổng hợp lại, nhận dạng một không gian chung. Ở nước ta, quan niệm về tổ chức lãnh thổ là một nhiệm vụ quan trọng của Địa lý học đã được đưa ra khá sớm, từ thập kỷ 70. Trong nhiều năm, nhiệm vụ này được thể hiện dưới dạng phân vùng kinh tế, phân vùng nông nghiệp –quy hoạch vùng từ những năm 60, đặc biệt thể hiện dưới dạng “phân bố lực lượng sản xuất” mà kết quả là chương trình 70.01 lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986-2000 và giai đoạn 1991-2005. Đây là chương trình thu hút được nhiều công sức đóng góp của các nhà địa lý, các nhà kinh tế vùng và các nhà kế hoạch ở các Bộ, các ngành. Từ những năm 80 các nghiên cứu địa lý tổng hợp đã được tiến hành mạnh mẽ, với các chương trình điều tra cơ bản các vùng của đất nước. Đã hình thành một số hướng nghiên cứu mới, tổng hợp hơn, kết hợp cả tự nhiên, kinh tế –xã hội trong hướng “tổ chức lãnh thổ”. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề tổ chức lãnh thổ được coi trọng và được soi sáng bằng những cách nhìn mới, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách phát triển vùng, đảm bảo công bằng xã hội trong sự giảm chênh lệch giữa các địa phương, giảm sự phân hoá giàu nghèo. Có rất nhiều các kết quả nghiên cứu liên ngành, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước được thể hiện ở việc lập các quy hoạch tổng thể kinh tế –xã hội 8 vùng kinh tế lớn và các quy hoạch ngành và địa phương. Nhiều công trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ được hình thành từ những năm 90 như: Tổ chức lãnh thổ Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam –đề tài đặc biệt cấp Nhà nước, 3/1994. Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm –đề tài độc lập cấp Nhà nước, 6/1994. Cơ sở khoa học tổ chức lãnh thổ Việt Nam –đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước, 1996. Đề tài tổ chức lãnh thổ Địa bàn trọng điểm miền Trung, 1996. Nghiên cứu khoa học của việc tổ chức lãnh thổ ven biển đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hỗ trợ phát triển vùng ĐBSCL, 1997. DATAR và Trường đại học Lille. Tổ chức lãnh thổ khu vực Huế –Thừa Thiên và Quảng Nam Đà Nẵng, 1995. Bên cạnh các công trình này có nhiều đề tài luận văn của các nhà địa lý có liên quan đến tổ chức lãnh thổ, đáng chú ý là luận văn khoa học của các tác giả sau: Trần Văn Thông –Những định hướng chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Luận án PTS khoa học Kinh tế- Hà Nội, 1993. Lê Thanh Bình –Phân tích sự chuyển biến không gian KT –XH nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Luận án PTS khoa học Địa lý –Địa chất. Hà Nội, 1996. Vũ Chí Đồng –Đô thị và tổ chức lãnh thổ Việt Nam. Luận án tiến sĩ địa lý bằng tiếng Pháp 12/1996 và tập bản đồ song ngữ Việt –Pháp, 11/1997. Có thể nói từ thập niên 90 những ý tưởng về tổ chức lãnh thổ đã được đưa vào nghiên cứu thực tiễn và đã được các cơ quan chức năng Nhà nước ứng dụng trong việc hoạch định chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ đặc biệt ở Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất, nay là Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã dành nhiều kinh phí và xây dựng các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam. Từ nay đến năm 2000 và xa hơn đến năm 2020 tổ chức lãnh thổ Việt Nam chắc chắn phải được nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn và bổ sung các bản đồ phân bố đã có nhằm làm sao cho các vùng chậm phát triển có điều kiện phát triển, kể cả vùng biển và hải đảo, tránh tập trung hoá các vùng đã sắp đạt tới hạn về dân cư và các công trình các loại. Theo Lê Bá Thảo một sơ đồ tổ chức lãnh thổ mới nhất thiết phải đề cập đến các vấn đề sau: Đánh giá các nguồn nội lực của Việt Nam xét về mặt phân bố không gian. Lập các kịch bản biểu diễn khuynh hướng và các thách thức cần vượt qua. Nếu có điều kiện cần phân tích luôn các khuynh hướng chính của các địa phương, trong đó chú ý tới các sự mất cân bằng hiện nay và dự kiến sự tiến triển của chúng trong tương lai, thí dụ đến năm 2020. Các hành động cần thực hiện trước mắt và lâu dài” (trang 592). Đánh giá lại khả năng các đơn vị lãnh thổ trong cả nước là một việc cần làm khẩn trương. Từ trước đến nay, lãnh thổ Việt Nam được chia ra 3 đơn vị chính là đồng bằng, trung du và miền núi. Đồng bằng là phần lãnh thổ có nhiều thuận lợi nhất cho các hoạt động kinh tế, do đó là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất, mạng lưới đường giao thông thuỷ bộ dày đặc nhất, cơ sở hạ tầng thuận lợi nhất so với các vùng khác. Tuy nhiên về cơ bản đồng bằng vẫn còn là những vùng nông thôn rộng lớn nên biến nó thành một lãnh thổ công nghiệp hoá không phải dễ dàng. Ở ven biển có một dãi đồng bằng được gọi là dãi đất được hưởng lợi từ biển, đây là dãi đất mà các hoạt động kinh tế các loại như xây dựng các khu công nghiệp, các cơ sở du lịch, các cảng cá và cảng hàng hoá, các đô thị mới tranh chấp và xung đột để chiếm lĩnh không gian. Chính ở dãi đất này công tác tổ chức lãnh thổ hợp lý phải được quan tâm hàng đầu nhằm đạt được một trật tự trong sự phát triển và đi theo đó là sự bảo đảm sự bền vững của môi trường mà trạng thái cân bằng rất mỏng manh. Việc gộp các lãnh thổ trung du và miền núi trong các sơ đồ phân vùng hiện nay cũng làm trở ngại không ít trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ của hai khu vực này. Giáo sư Nguyễn Đức Chính (1964) coi trung du là dãi đất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nhưng thiên về việc coi trung du là đồng bằng cao, đồng bằng dạng đồi, nên về mặt khai thác gần với đồng bằng hơn là với miền núi. Theo nhiều nhận xét, do sử dụng lãnh thổ trung du không hợp lý, nên phần lớn diện tích đất trung du bị nghèo đi. Do đó về mặt chiến lược khai thác lãnh thổ, trung du phải là một lãnh thổ cần được tái tạo lại. Sự tái tạo này là làm cho trung du trở thành một nhân tố sản xuất, chứ không phải là một lãnh thổ chỉ thuần có nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu. Làm sao cho các tỉnh ở Việt Nam, có trung du, có đồng bằng có được một động lực nội tại để nâng cao chất lượng và tính đa dạng sản xuất, từ đó có khả năng thu hút các nguồn đầu tư trong nước và quốc tế. Việc tổ chức lãnh thổ ở miền núi cho đến nay ở nước ta chưa được chú ý đúng mức, nhất là ở các tỉnh miền Trung. Ở các tỉnh có 3 bộ phận đồng bằng ven biển, trung du và miền núi, thường trong các kế hoạch phát triển, tổ chức sản xuất, miền núi thường bị lãng quên và coi nhẹ. Từ những năm 90, vấn đề phân vùng lãnh thổ Việt Nam lại trở thành vấn đề thời sự. Các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đã có những đề xuất riêng của mình dựa trên phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu thống kê và những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên cơ sở lý luận phân vùng chưa có sự thống nhất, đó là tồn tại lớn nhất. Cần có sự nghiên cứu sâu sắc về phân vùng kinh tế tổng hợp, phân vùng hành chính, phân vùng ngành. Cần có những công trình xác định lại mục đích, nguyên tắc phân vùng, quy mô, ranh giới các vùng. Để phục vụ nghiên cứu tổ chức lãnh thổ cần nghiên cứu các vùng phát triển, vùng chậm phát triển và cả những vùng có xu hướng suy thoái. Cũng cần nhấn mạnh rằng, có rất nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học địa lý Xô viết về lãnh vực phân vùng kinh tế, tổ chức lãnh thổ rất có giá trị cần được suy xét, không nên vô tình hay cố ý lãnh quên. Công tác quy hoạch vùng, một nội dung quan trọng của tổ chức lãnh thổ, trong hàng chục năm qua đã có những thành tựu đáng kể, đã đóng góp cho các Đại hội Đảng và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, cho việc xây dựng kế hoạch phát triển trên phạm vi cả nước. Song, “các dự án quy hoạch còn bộc lộ nhiều thiếu sót, đặc biệt là việc xử lý liên ngành, liên vùng và luận chứng các phương án, các điều kiện thực hiện quy hoạch chưa được chỉ rõ; quy hoạch về tổ chức lãnh thổ ở nhiều nơi còn tình trạng chồng chéo, không ăn khớp, thậm chí còn có trường hợp gây lãng phí lớn cho nền kinh tế: (Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/9/98 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –xã hội thời kỳ đến 2010). Từ những nhận định của Chính phủ cho thấy công tác tổ chức lãnh thổ ngày càng quan trọng và phải nhanh chóng nâng cao chất lượng trong nghiên cứu vấn đề này. Để có một sơ đồ tổ chức mới cho lãnh thổ nước nhà cần tôn trọng nguyên tắc sau: Đảm bảo tính thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của cả nước, tạo ra được tính gắn kết, tính không chia cắt của quốc gia. Điều đó phải được thể hiện trong mọi đường lối chính sách, kinh tế cũng như chính trị xã hội. Đảm bảo sự gắn bó, đặc biệt theo chiều ngang giữa các địa phương, các tỉnh, giữa Trung ương v à địa phương. Từ sau những năm 60, trên thế giới “Địa lý học mới” dần dần chiếm ưu thế. Khoa học địa lý mới này được hình thành nhờ cuộc cách mạng về kỹ thuật thông tin với các thành quả của nó, trong đó có lĩnh vực bản đồ trên máy tính, phương pháp GIS. Khái niệm không gian đã được sử dụng rộng rãi, thậm chí người ta còn cho rằng khái niệm địa lý học cũng được gọi là khoa học về không gian. Dựa trên xu thế nghiên cứu Địa lý thế giới, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đất nước, ở nước ta bên cạnh những nội dung địa lý học có tính chất truyền thống cần hướng tới một khoa học địa lý về tổ chức lại hoặc tổ chức mới không gian (lãnh thổ) và góp phần quản lý nó, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Hy vọng rằng, cũng chính trong nội dung tổ chức lãnh thổ này sẽ gắn bó chặt chẽ giữa địa lý tựnhiên và địa lý kinh tế –xã hội vì phải giải quyết những nhiệm vụ chung. Điều đó không chỉ có ích cho khoa học địa lý mà còn cho sự phát triển lãnh thổ nước nhà. TERRITORIAL ORGANIZATION –ONE OF MAJOR OBJECTS OF SOCIO-ECONOMIC GEOGRAPHY IN A TRANSITION PERIOD OF THE 21ST DANG VAN PHAN Territorial re-organization is an important duty on society of our geography. Socio –economic territorial organization is understood in 2 aspects as: A whole progress or human activities to distribute manufactures and services, inhabitants, natural utilization including their relationships and their dependences. A combination of territorial structures such as structures of inhabitant groups, social space, production space, natural utilization space etc. The author scans over research results of territorial organization in our country for last decade, especially in 90s. He also push forward some notices content on territorial organization in future as researching territorial in the plains, the midlands, the high lands, some duties of region classfication and region scheme. In his opinion, with direction of geographical research in the world and our pratical demands, our research not only in traditional contents of Geography, but also tend to Geographical Sciences of re-organization or organizing space to tare part in management, environmental protection and sustainable development. CHÚ THÍCH Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ VN- đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước; 4/1996. Xin xem danh mục tài liệu tham khảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Đức An-Viện địa lý- Một số phát triển của địa lý Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tập báo cáo khoa học chào mừng Đại hội Địa lý Việt Nam lần thứ III. Hà Nội, 10/1998. Lê Thanh Bình –Phân tích chuyển biến không gian kinh tế –xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Luận án PTS khoa học Địa lý –Địa chất, Hà Nội, 1996. DATAR và trường đại học Lille. Tổ chức lãnh thổ khu vực Huế –Thừa Thiên và Quảng Nam- Đà Nẵng, 1995. Võ Chí Đồng –Đô thị và tổ chức lãnh thổ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Địa lý (tiếng Pháp) 12/1996. Tập bản đồ song ngữ Việt –Pháp 11/1997. GEORGES CONDOMINAS – Không gian xã hội vùng Đông Nam Á –Nhà xuất bản Văn hoá, 1998. PTS. Lưu Đức Hồng- Chủ nhiệm đề tài “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm Miền Trung”. Hà Nội, 1996. GS. Vũ Tự Lập và Christian Taillard chủ biên “Sự tổ chức lãnh thổ quốc gia Việt Nam” trong Atlat Việt Nam, 1994. PTS. Đặng Hữu Ngọc –Chủ nhiệm đề tài “Tổ chức lãnh thổ Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”. Đề tài đặc biệt cấp Nhà nước. TPHCM, 3/1994. Đặng Văn Phan – Tổ chức lãnh thổ kinh tế nước miền Bắc Việt Nam. Luận án PTS khoa học Địa lý, 1976. PTS. Nguyễn Văn Phú –Phương hướng tổ chức lãnh thổ dải ven biển Bắc Bộ thời kỳ 1997-2010, Hà Nội 9/1997. GS. Lê Bá Thảo- Chủ nhiệm đề tài “Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” . Đề tài độc lập cấp Nhà nước. Hà Nội, 6/1994. GS. Lê Bá Thảo- Chủ nhiệm đề tài “Cơ sở khoa học tổ chức lãnh thổ Việt Nam”. Đề tài độc lập cấp Nhà nước. Hà Nội, 1996. Lê Bá Thảo –Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam “Những con đường khả dĩ của địa lý học trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ XXI”. Tập báo cáo khoa học chào mừng Đại hội Địa lý Việt Nam lần thứ III. Hà Nội, 10/1998. Lê Bá Thảo –Việt Nam –lãnh thổ và các vùng địa lý. NXB thế giới, 1998. Trần Văn Thông –Những định hướng chủ yếu của tổ chức không gian kinh tế vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Luận án PTS kinh tế, Hà Nội, 1993.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức lãnh thổ –một trong những đối tượng chủ yếu của địa lý kinh tế –xã hội trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ xxi.doc
Luận văn liên quan