Tổ chức, quản lý, điều hành công ty TNHH một thành viên – những vấn đề còn tồn tại và phương hướng giải quyết
Tổ chức, quản lý, điều hành công ty TNHH một thành viên – những vấn đề còn tồn tại và phương hướng giải quyết. Nguyễn Đức Hải – KT32G – ĐH Luật Hà Nội.
1.Về việc cá nhân có quyền thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
Công tác ban hành các văn bản thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 quá chậm so với yêu cầu đề ra đã làm giảm sự hưng phấn từ phía các nhà đầu tư. Nghị định 88/CP về đăng ký kinh doanh mãi đến ngày 29/08/2006 mới được ban hành (mất 09 tháng kể từ khi có Luật Doanh nghiệp). Còn Nghị định 139/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp phải đến ngày 05/09/2007 mới được ban hành (gần 22 tháng kể tứ lúc có Luật Doanh nghiệp). Chính sự chậm trễ đó đã khiến cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng, vướng mắc và gặp phải sự phản ứng tiêu cực không đáng có từ phía các nhà đầu tư. Chẳng hạn, trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 lần đầu tiên cho phép nhà đầu tư là cá nhân có thể thành lập công ty TNHH một thành viên (trước ngày 01/07/2006 chỉ có pháp nhân mới thành lập được loại hình công ty này). Tuy nhiên, khi nhà đầu tư là cá nhân thực hiện quyền thành lập công ty này trong giai đoạn đầu áp dụng Luật Doanh nghiệp thì gặp khó khăn, vì cơ quan đăng ký kinh doanh ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, kể cả ở Thành phố Hồ Chí Minh đều từ chối cho cá nhân đăng ký kinh doanh với lý do là chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.(Nguồn: xaluan.com)
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3982 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức, quản lý, điều hành công ty TNHH một thành viên – những vấn đề còn tồn tại và phương hướng giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ chức, quản lý, điều hành công ty TNHH một thành viên – những vấn đề còn tồn tại và phương hướng giải quyết.
Nguyễn Đức Hải – KT32G – ĐH Luật Hà Nội.
1.Về việc cá nhân có quyền thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
Công tác ban hành các văn bản thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 quá chậm so với yêu cầu đề ra đã làm giảm sự hưng phấn từ phía các nhà đầu tư. Nghị định 88/CP về đăng ký kinh doanh mãi đến ngày 29/08/2006 mới được ban hành (mất 09 tháng kể từ khi có Luật Doanh nghiệp). Còn Nghị định 139/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp phải đến ngày 05/09/2007 mới được ban hành (gần 22 tháng kể tứ lúc có Luật Doanh nghiệp). Chính sự chậm trễ đó đã khiến cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng, vướng mắc và gặp phải sự phản ứng tiêu cực không đáng có từ phía các nhà đầu tư. Chẳng hạn, trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 lần đầu tiên cho phép nhà đầu tư là cá nhân có thể thành lập công ty TNHH một thành viên (trước ngày 01/07/2006 chỉ có pháp nhân mới thành lập được loại hình công ty này). Tuy nhiên, khi nhà đầu tư là cá nhân thực hiện quyền thành lập công ty này trong giai đoạn đầu áp dụng Luật Doanh nghiệp thì gặp khó khăn, vì cơ quan đăng ký kinh doanh ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, kể cả ở Thành phố Hồ Chí Minh đều từ chối cho cá nhân đăng ký kinh doanh với lý do là chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.(Nguồn: xaluan.com)
2.Về quy định tiêu chuẩn làm giám đốc (tổng giám đốc) trong công ty TNHH một thành viên.
Nghị định 139/CP cũng như Luật Doanh nghiệp 2005 quy định giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Quy định này là không rõ ràng, vì hiểu như thế nào về kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh? Người làm giám đốc phải có thâm niên quản lý bao lâu là được? Mặt khác, quy định cho phép Điều lệ công ty có quyền quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm giám đốc (tổng giám đốc) công ty TNHH khác so với quy định tại Nghị định 139/CP đã vô hiệu hóa toàn bộ các tiêu chuẩn và điều kiện để làm giám đốc (tổng giám đốc) công ty TNHH. Do đó đưa ra quy định như Điều 13 của Nghị định 139/CP là không cần thiết. Theo em, với những quy định chưa rõ ràng như vậy, tốt hơn hết là nên để cho doanh nghiệp tự quyết định tiêu chuẩn chức danh điều hành đó của mình.
3.Về vấn đề kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức.
Hiện nay, vấn đề quản trị công ty TNHH một thành viên là tổ chức chưa được thực sự quan tâm. Bởi vì, loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến so với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Sau ngày 01/7/2010 (thời điểm cuối cùng để chuyển đổi các Doanh nghiệp Nhà nước - DNNN), nếu các DNNN không tiến hành cổ phần hoá hoặc không chuyển đổi thì đương nhiên các doanh nghiệp đó sẽ trở thành công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Khi đó, quản trị công ty TNHH một thành viên là tổ chức trở thành vấn đề bức thiết và gay gắt nhất, không tìm hiểu kỹ có thể sẽ dẫn đến những sai lầm về quản trị.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 71), chủ sở hữu có thể bổ nhiệm một đến ba kiểm soát viên. Tuy nhiên, Luật lại không nói rõ trường hợp bổ nhiệm hai hoặc ba kiểm soát viên thì các kiểm soát viên này làm việc độc lập hay phải lập thành một tổ chức như kiểu "Ban kiểm soát" trong công ty cổ phần? Vì luật không quy định phải thành lập Ban Kiểm soát nên có thể hiểu mỗi kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức có địa vị pháp lý độc lập, tức là từng kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ độc lập với nhau, trực tiếp báo cáo và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về việc kiểm soát của mình. Địa vị pháp lý này của kiểm soát viên khác với địa vị pháp lý của các thành viên Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Thành viên Ban kiểm soát trong công ty cổ phần thực hiện việc kiểm soát thông qua tổ chức của họ là Ban kiểm soát.
So với điều kiện để trở thành thành viên Ban kiểm soát của công ty cổ phần, kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức có những đặc thù nhất định. Thành viên Ban kiểm soát của công ty cổ phần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và từ 21 tuổi trở lên trong khi đó kiểm soát viên không bắt buộc phải ít nhất 21 tuổi mà chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (tức đủ 18 tuổi trở lên). Một khác biệt nữa là thành viên Ban kiểm soát trong công ty cổ phần không được giữ các chức vụ quản lý công ty nhưng kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức thì có thể kiêm nhiệm các chức vụ quản lý điều hành công ty vì Luật Doanh nghiệp không cấm việc kiêm nhiệm này trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức.
Một quyền quan trọng khác của kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức là tham gia biểu quyết thông qua các giao dịch tư lợi (thành viên Ban kiểm soát trong công ty cổ phần không có quyền này). Theo quy định của Điều 75 Luật Doanh nghiệp, khi có một giao dịch tư lợi (được giao kết giữa công ty với chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên) thì phải được thành viên Hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty, Giám đốc/ Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết. Và khi biểu quyết một giao dịch như vậy, người có liên quan không bị loại trừ quyền biểu quyết.
Những quy định trên về kiểm soát viên tạo ra một lỗ hổng rất lớn trong việc kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức, tạo nguy cơ gây ra thất thoát tài sản của chủ sở hữu. Ví dụ: Chủ sở hữu cử 3 người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, trong đó có một người vừa làm Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty vừa làm Giám đốc vừa làm kiểm soát viên (một cơ cấu tổ chức như vậy không vi phạm vào điều cấm nào của Luật Doanh nghiệp về công ty TNHH một thành viên là tổ chức). Sau đó, công ty do cá nhân kiêm ba chức danh trên làm đại diện đã ký một hợp đồng với vợ của anh ta. Theo Điều 75 Luật Doanh nghiệp thì hợp đồng này phải được thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết. Rắc rối xảy ra lúc này là: (i)cá nhân kiêm ba chức danh mặc dù có lợi ích trong hợp đồng nhưng lại không bị Luật Doanh nghiệp loại trừ quyền biểu quyết nên chắc chắn anh ta sẽ thông qua giao dịch có lợi cho vợ mình; (ii)cá nhân kiêm ba chức danh sẽ có một phiếu biểu quyết hay 3 phiếu biểu quyết, tức là phiếu biểu quyết tính theo chức danh hay theo cá nhân?
Như vậy, các vấn đề quản trị nói chung và vấn đề về kiểm soát viên nói riêng trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức cần phải được hướng dẫn chi tiết để làm minh bạch các vấn đề về quản trị, đảm bảo được lợi ích của công ty và lợi ích của chủ sở hữu không bị xâm hại. Đáng lẽ, Luật Doanh nghiệp phải tách bạch ba quyền quản lý, điều hành và kiểm soát trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và có sự giám sát kiểm tra. Nếu Luật Doanh nghiệp vẫn để ngỏ trường hợp ba quyền quản lý, điều hành và kiểm soát có thể rơi vào tay một cá nhân (vừa làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, kiểm soát viên) thì tài sản của chủ sở hữu rất dễ dàng bị thất thoát. Một vấn đề Luật Doanh nghiệp còn chưa quy định đó là khi biểu quyết thông qua các giao dịch tư lợi thì người có lợi ích liên quan đến giao dịch đó phải bị loại trừ quyền biểu quyết. Lỗ hổng này là một cơ hội cho những kẻ trục lợi rút ruột công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức, quản lý, điều hành công ty TNHH một thành viên – những vấn đề còn tồn tại và phương hướng giải quyết.doc