Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển

Trong vòng hai năm tiếp theo, các cuộc đàm phán đã đứng giữa hai ngả, một bên là thất bại cận kề, một bên là thành công với tới được. Một vài thời hạn cuối cùng được đưa ra và bịvượt quá. Tại vòng đàm phán đã nảy sinh những bất đồng quan điểm bên cạnh vấn đềnông nghiệp ; đó là dịch vụ, mởcửa thịtrường, các qui tắc chống bán phá giá và đềxuất vềviệc thành lập một tổchức thương mại mới. Tại đây, bất đồng quan điểm của Mỹvà EU chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho vòng đàm phán chưa thểkết thúc thành công được.

pdf68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì các nước đang phát triển lại vấp phải một thử thách khác nữa không kém phần gay go quyết liệt. Thông thường vấn đề mua sắm của chính phủ được giao cho các nhà cung cấp nội địa, đây là hình thức, một mặt tăng nguồn thu cho ngân sách, một mặt là biện pháp kích thích kinh tế nội địa phát triển. Mục tiêu của WTO là đưa các quyết định, thủ tục, chính sách chỉ tiêu của chính phủ tất cả các nước thành viên vào dưới sự bảo hộ của WTO, nơi mà nguyên tắc đối xử quốc gia sẽ được áp dụng. Và theo nguyên tắc này, chính phủ các nước đang phát triển sẽ không còn được dành 44 quyền ưu đãi cho công dân hoặc doanh nghiệp nước mình trong việc mua sắm và kí các hợp đồng, dự án mà phải mở cửa cho các công ty nước ngoài tham gia và dành cho những công ty này những cơ hội tương tự như các cá nhân, doanh nghiệp trong nước. Các công ty của các nước phát triển sẽ xâm nhập nhiều hơn nữa và không ngừng vào nền kinh tế của các nước đang phát triển, trong khi đó các công ty của các nước đang phát triển lại không đủ năng lực, bình đẳng canh tranh khi cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các nước phát triển. Do vậy có thể nói phần lợi mà các nước đang phát triển có thể có được từ việc tự do hoá thương mại dịch vụ thật sự không đáng kể so với phần lợi mà các nước phát triển có thể có. 2.2.4. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) 2.2.4.1. Nội dung. Cùng với quá trình phát triển của thương mại quốc tế, dòng lưu chuyển vốn đầu tư giữa các nước không ngừng tăng lên trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc tế đã vượt qua tốc độ tăng trưởng thương mại giữa các nước. Khi bắt đầu vòng đàm phán Urugoay, các bên đều mong muốn đi đến một hiệp định đầu tư đa phương tương đối toàn diện, đề cập đến các vấn đề chính sách có tác động đến lưu chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài, vấn đề áp dụng nguyên tắc của GATS là đãi ngộ quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc trong đầu tư. Tuy nhiên, kết quả đạt được tại vòng Urugoay là các nước chỉ đề cập đến một vấn đề đầu tư hẹp - Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho lĩnh vực thương mại hàng hoá. Trong số các biện pháp, có nhiều biện pháp đầu tư có tác động bóp méo thương mại. Vì vậy, TRIMs không cho phép các nước thành viên áp dụng 5 biện pháp được coi như vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và không hạn chế về số lượng sau đây: • TRIMS không phù hợp với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, tức là gây ra sự phân biệt đối xử giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu: Yêu cầu các doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước. 45 Yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một số tổng thể tính theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà doanh nghiệp này xuất khẩu. • TRIMs không phù hợp về nghĩa vụ loại bỏ các biện pháp hạn chế định lượng đối với xuất, nhập khẩu: Hạn chế việc doanh nghiệp nhập khẩu dưới hình thức hạn chế chung hoặc hạn chế nhập khẩu trong giới hạn liên quan đến số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước mà doanh nghiệp đó xuất khẩu. Hạn chế việc doanh nghiệp nhập khẩu bằng cách hạn chế khả năng tiếp cận đến nguồn ngoại hối liên quan đến nguồn thu ngoại hối của doanh nghiệp này. Hạn chế việc doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu các sản phẩm cho dù được quy định dưới hình thức sản phẩm cụ thể hay hình thức số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước của doanh nghiệp. Các nước được hưởng một khoảng thời gian chuyển tiếp để loại bỏ dần các biện pháp nêu trên. Thời gian chuyển tiếp với các nước phát triển là 2 năm, các nước đang phát triển là 5 năm, nước chậm phát triển là 7 năm, bắt đầu tính từ ngày 1/1/1995. 2.2.4.2. Những cơ hội. Trong lĩnh vực đầu tư hiện nay,các nước đang phát triển đã có những cố gắng đáng kể để tăng tổng số vốn đầu tư ra thị trường nước ngoài, nhất là sang các nước phát triển. Hiệp định TRIMs được thực thi sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho các công ty các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy được đầu tư hơn nữa ra nước ngoài, các công ty này sẽ tránh được các trở ngại của chính phủ các nước khác đối với các luồng vốn vào nước của họ. 2.2.4.3 Những thách thức. Hiệp định về đầu tư liên quan đến thương mại TRIMs không cho phép áp dụng yêu cầu về hàm lượng nội địa hoá, nhưng chính điều này lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển vì: Yêu cầu doanh nghiệp sử dụng sản phẩm có xuất xứ trong nước đồng nghĩa với việc tăng sử dụng các nguồn nguyên liệu, sản phẩm trong nước. Các hoạt động kinh tế trao đổi buôn 46 bán nội địa nhờ đó cũng phát triển đáng kể, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế do đó cũng gia tăng. Việc không được phép áp dụng sử dụng hàm lượng nội địa có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. 2.2.5. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS). 2.2.2.1 Nội dung. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/1995. Đây là hiệp định đa phương toàn diện nhất về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ngày nay, vấn đề về sở hữu trí tuệ có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thương mại, đã làm nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước với nhau.Vì thế, quy định thương mại được thống nhất trên phưong diện quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ là cách thức tiếp cận có tính ổn định và tạo được cơ sở để giải quyết tranh chấp có tính hệ thống hơn. Vòng đàm phán Uruguay đã đạt được thành công rất lớn khi thoả thuận được một hiệp định về những khía cạnh của sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Theo hiệp định này, các nước thành viên có thể, nhưng không bị bắt buộc khi áp dụng mức bảo hộ cao hơn yêu cầu của hiệp định miễn là không trái với các điều khoản của hiệp định. Lĩnh vực trong phạm vi điều chỉnh của TRIPS: - Bản quyền và các quyền liên quan. - Nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ. - Chỉ định địa lý. - Thiết kế công nghiệp. - Thiếp kế về bản vi mạch. - Các thông tin bí mật, kể cả bí mật thương mại. Hiệp định điều chỉnh 5 vấn đề lớn: Thứ nhất, về việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản về hệ thống thương mại và các hiệp định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: Các nguyên tắc cơ bản : đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc và vấn đề chuyển giao công nghệ. Khi một người phát minh hay chế tạo đươc cấp bản quyền 47 hoặc bảo hộ quyền tác giả thì anh ta có quyền buộc người khác không được sao chép bất hợp pháp. Theo hiệp định, các vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ phải góp phần đổi mới kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Thứ hai, làm thế nào để bảo hộ công bằng đối với quyền sở hữu trí tuệ. Với mục tiêu đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo hộ tương đương nhau ở tất cả các nước, cơ sở các ràng buộc đã có trong các Hiệp định quốc tế chủ yếu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tồn tại trước khi WTO ra đời, bao gồm: + Công ước Paris về bảo vệ sở hữu công nghiệp. + Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn chương và nghệ thuật. Hiệp định TRIPS cho thêm một số lượng đáng kể các tiêu chuẩn mới và cao hơn. Thứ ba, về việc thi hành các quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh thổ của quốc gia. Theo Hiệp định các Chính phủ cần phải bảo đảm quyền về sở hữu trí tuệ có thể được thực thi theo luật pháp nước mình và cần có những hình phạt đủ mạnh để hạn chế những vi phạm trong tương lai. Các văn bản phải hợp lý công bằng, không nên phức tạp một cách không cần thiết hay quá tốn kém. Thứ tư, giải quyết về các tranh chấp trên vấn đề sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên WTO. Thứ năm, các dàn xếp chuyển đổi đặc biệt khi hệ thống mới được đưa ra. TRIMS cho phép các thành viên có một khoảng thời gian chuyển đổi thích hợp để đảm bảo thực thi đầy đủ các nghĩa vụ. 2.2.5.2. Những cơ hội Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIPS đã mang lại một số cơ hội sau cho các nước đang phát triển: Thứ tư, theo các nguyên tắc của TRIPS, tác phẩm và phát minh của các nước đang phát triển có thể được công nhận và được bảo vệ trên thị trường và lãnh thổ của tất cả các nước thành viên. Thứ tư, các phương thức kinh doanh và bí mật thương mại của các doanh nghiệp, công ty của các nước này cũng được đảm bảo bởi hệ thống luật pháp qua việc thực thi các hiệp định TRIPS. 48 Thứ năm, Hiệp định TRIPS cũng có một số điều khoản tạo sự linh hoạt cho các nước thành viên mà các nước đang phát triển có thể tận dụng để giảm bớt những thách thức của TRIPS. Chẳng hạn như TRIPS cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết đẻ bảo vệ sức khoẻ và dinh dưỡng cộng đồng, và để tăng cường lợi ích trong những lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế và kỹ thuật, với điều kiện là các biện pháp đó phù hợp với các điều khoản của TRIPS. Vận dụng sự cho phép này, các nước đang phát tiển có thể quy định bắt buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao kỹ thuật cho các công ty bản địa để các công ty này có thể sản xuất đựoc các sản phẩm cùng loại với giá rẻ hơn để phục vụ lợi ích cộng đồng. 2.2.5.3. Những thách thức Thực chất, Hiệp định TRIPS là kết quả của sự vận động của các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, bởi vì những nước này là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này. Chính vì vậy, TRIPS đặt ra cho các nước đang phát triển những thử thách không nhỏ: Thứ nhất, các nước đang phát triển là những nước có nền công nghiệp chưa phát triển hoặc phát triển sau, nên rất thiệt thòi khi tham gia Hiệp định TRIPS. Các ngành công nghiệp muốn phát triển cần phải có khả năng tiếp cận được với khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nhưng hiện nay khi các nước đang phát triển coi việc sử dụng các phát minh khoa học, kỹ thuật là việc tiếp nhận sự phổ biến phát minh kĩ thuật, công nghệ của loài người thì các nước công nghiệp phát triển coi đó là hành vi ăn cắp bản quyền; Việc làm thông thường đó của các nước đang phát triển được coi là hành vi vi phạm nguyên tắc của Hiệp định TRIPS, do vậy tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa của các nước đang phát triển rất khó khăn vì họ không được sử dụng các phát minh, sáng chế công nghiệp... một cách bất hợp pháp. Theo TRIPS các nước đang phát triển muốn sử dụng thì phải mua.Trong khi đó, trước đây các cường quốc kinh tế phát triển nền công nghiệp của mình đều bằng cách vay mượn, sao chép các sáng tạo công nghệ mà không phải đền bù gì cho chủ nhân của nó và coi nó là tài sản của nhân loại. 49 Thứ hai, Hiệp định TRIPS đã định ra việc bảo hộ bằng sáng chế bất kể là sản phẩm hay quy trình sản xuất có thời hạn giá trị ít nhất là trong 20 năm; kéo dài thời gian bảo hộ các chất bán dẫn hoặc chíp vi tính, chế định các quy chế nghiêm ngặt để chống các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Lúc này giá cả hàng hoá được bảo hộ sẽ cao hơn trước và trong suốt thời hạn được bảo hộ buộc các nước đang phát triển phải chi ra một số tiền khổng lồ để mua quyền sử dụng chúng. Nhiều loại hàng hoá công nghiệp tại các nước đang phát triển sẽ rất thiếu thốn vì chi phí để sản xuất ra nó quá cao. Một ví dụ trong lĩnh vực dược phẩm: việc cấp bằng sáng chế đã làm cho giá thuốc tại ấn độ tăng từ 5 đến 10 lần. Trước khi Hiệp định có hiệu lực, Chính phủ các nước đang phát triển có thể không cấp bằng sáng chế cho dược phẩm hoặc chỉ cấp bằng có giá trị trong thời gian ngắn để các công ty trong nước có thể sản xuất dược phẩm cùng loại với giá thấp hơn. Một số nước chỉ cấp bằng sáng chế cho quy trình sản xuất để có thể sản xuất ra loại hàng đó với quy trình sản xuất khác. Nhưng khi TRIPS có hiệu lực và bảo hộ sáng chế trong thời hạn tối thiểu 20 năm thì chắc chắn giá thuốc sẽ cao hơn rất nhiều, do bị độc quyền và vì vậy, nhiều người dân tại các nước đang phát triển sẽ phải chịu cảnh thiếu thuốc trong khi thuốc được bày bán lan tràn tại các quầy thuốc, do giá thuốc quá cao mà tiền thì họ không có đủ để mua. Thứ ba, có nhiều người cho rằng, việc bảo hộ bằng sáng chế sẽ khuyến khích các công ty bản địa ở các nước đang phát triển đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các ngành công nghệ. Nhưng trên thực tế thì các nước đang phát triển không có khả năng đầu tư cho các hoạt động này do chi phí để nghiên cứu và phát triển một sản phẩm công nghiệp nào đó quá cao ngay cả đối với các nước phát triển. Ví dụ để nghiên cứu một hợp chất hoá chất mới cần phải chi ra 200 triệu USD. Thông thường chỉ có các công ty của các nước phát triển mới hơn thế nữa phải là một công ty nhà nước, tập đoàn lớn của nước phát triển mới có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển một sản phẩm,công nghệ mới và họ nắm giữ bằng sáng chế. Các nước đang phát triển buộc phải mua bản quyền nếu muốn sản xuất ra các sản phẩm đó, hay sử dụng công nghệ đó. 50 Thứ tư, các nước đang phát triển cũng gặp phải khó khăn trong vấn đề chuyển giao công nghệ do các nước phát triển muốn giữ độc quyền hoặc đòi giá cao cho việc chuyển giao mà các công ty nội địa không thể chấp nhận được. Thứ năm, Hiệp định TRIPS được coi là một thắng lợi của công nghệ kỹ thuật cao của Mỹ, Mỹ muốn kiểm soát chặt chẽ về việc phổ biến cách tân công nghệ này. Vấn đề phát triển các ngành kỹ thuật cao như phần mềm, phần cứng tin học điện tử, công nghệ sinh học, laser... rất quan trọng đối với mỗi nền kinh tế. Khi các nước đang phát triển muốn chế tạo ra các phần mềm, lắp ráp vi tính... thì buộc phải mua với giá cắt cổ bản quyền của nhiều quy trình công nghệ khác nhau, mà phần lớn thuộc các công ty lớn của Hoa Kỳ. Do vậy nếu họ tổ chức sản xuất thì hoặc là sản phẩm sản xuất ra với giá rất cao, khó bán được hàng, hoặc là lợi nhuận thu được rất thấp. Điều này không khuyến khích các hoạt động cách tân phát triển công nghệ tại các nước đang phát triển. Các nước này thà mua luôn công nghệ mới không cần mất thời gian để sáng tạo. Và chính vì vậy công nghệ kỹ thuật của các nước đang phát triển sẽ không phát triển được, luôn đi sau và ngày càng bị lệ thuộc vào các nước phát triển. Thứ sáu, Hiệp định TRIPS cũng bảo hộ sáng chế cho các loại cây trồng với lý do là khuyến khích lai tạo giống mới. Theo quy định của TRIPS người nắm giữ bằng sáng chế một loại giống nào đó, có quyền cấm nông dân dùng giống giữ lại từ những vụ gieo trồng trước để gieo lại. Điều kiện này làm cho giá lương thực ở các nước đang phát triển tăng cao vì phải trả tiền mua giống do chính mình sản xuất ra. Không chỉ có vậy, TRIPS với việc khai thông quá trình tư nhân hóa các sản phẩm phát triển qua quá trình lai tạo hoặc biến đổi gen do chính các nước triển khai thực hiện là sự đe doạ đối với nông thôn các nước đang phát triển. Chỉ cần được cải biến, dù rất ít các sản phẩm gen có thể được cấp bằng sáng chế, vì vậy hiện nay có rất nhiều công ty đặc biệt từ các nước phát triển có thể lấy một cây trồng tại các nước đang phát triển cải biến nó sau đó xin cấp bằng sáng chế, thu lợi nhuận mà không phải trả một khoảng tiền nào cho cộng đồng đã sử dụng kiến thức truyền thống để duy trì và phát triển giống cây trồng đó. Ví dụ, công ty dược phẩm Merck ở Châu Âu dường như thu được nhiều lợi nhuận qua việc phát triển một 51 chất chống đông máu được chiết xuất từ cây tikluba mà dân vùng Amazon đã sử dụng lâu đời. * Trên đây là những tóm tắt sơ lược về những cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nước đang phát triển trong quá trình thực thi một số Hiệp định cơ bản của WTO. Từ đó chúng ta có thể nắm bắt được những vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt và trên cơ sở đó có thể cùng tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy và đem lại lợi ích cao hơn cho nhóm nước đang phát triển trong tổ chức WTO. 2.3. Các giải pháp nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển trong tổ chức thương mại thế giới. 2.3.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của các nước đang phát triển Mục tiêu của tổ chức thương mại quốc tế là nhằm củng cố nền kinh tế thế giới, dẫn đến tăng trưởng mậu dịch, đầu tư, công ăn việc làm và thu nhập trên toàn thế giới, nhưng đến nay,thực chất WTO vẫn chưa thực hiện được điều đó. Thứ nhất, hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước nhỏ, có nền kinh tế chưa phát triển, tồn tại một nền nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp thì phát triển chậm, tiềm năng kinh tế thấp. Thêm vào đó có nhiều nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường do vậy nền kinh tế chưa ổn định, chưa có khả năng thích ứng nhanh được với quá trình tự do hoá thương mại của WTO. Chính vì vậy các nước đang phát triển rất khó khăn trong quá trình thực hiện các nguyên tắc của WTO và sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước phát triển. Các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển chưa đủ khả năng cạnh tranh được với sản phẩm và dịch vụ của các nước phát triển do chất lượng chưa cao và không đồng bộ. Thứ hai, WTO đã thừa nhận các quy chế đặc biệt và phân biệt đối với các nước đang phát triển nhưng không coi đó là khác biệt mang tính cơ cấu mà chỉ coi đó là những vấn đề có thể vượt qua được bằng cách gia hạn thêm cho các nước này một thời gian để có thể thích nghi với điều kiện mới. Việc gia hạn này không thể đáp ứng được nhu cầu của các nước đang phát triển trong quá trình thay đổi các chính sách kinh tế của mình để hội nhập vào quá trình tự do hoá thương mại quốc tế. 52 Hơn nữa, nền kinh tế của các nước đang phát triển đi sau các nước phát triển ít nhất là 40 năm, vì vậy khoảng thời gian ưu đãi cho các nước đang phát triển (khoảng 4 năm so với các nước phát triển) chắc chắn sẽ không đủ để cho các nền kinh tế đang phát triển có thể theo kịp các nền kinh tế phát triển được. Thứ ba, trình độ nguồn nhân lực của các nước đang phát triển còn quá thấp. Tuy số lượng lao động tại các nước này rất dồi dào song số lao động có trình độ cao lại không nhiều, lao động có bằng kỹ sư, cử nhân, tay nghề cao còn quá ít, chưa được đào tạo đầy đủ hay chưa được nâng cao để thích ứng với tình hình mới. Thứ tư, thế lực thực sự đứng đằng sau WTO là các cường quốc kinh tế lớn mạnh, chủ yếu là bốn nhóm nước: Mỹ, EU, Nhật Bản và Canada. Các vấn đề được mang ra phần lớn đều mang lại lợi ích cho thiểu số các quốc gia này. Thực chất WTO có thể nói là công cụ làm giàu cho họ. Thứ năm, một điểm bất lợi nữa khiến cho các nước đang phát triển phải chịu thiệt thòi phải chấp hành quyền lợi và nghĩa vụ quy định của WTO là nguyên tắc được quyền trả đũa về mậu dịch. Hệ thống giải quyết tranh chấp cũng dựa trên cơ sở đó. Về mặt lý thuyết, tất cả các nước thành viên đều có thể đưa các tranh chấp ra WTO để giải quyết nhưng thực tế cơ chế này có lợi cho các nước lớn,giàu nhiều hơn. Hệ thống giải quyết của WTO cho phép các bạn hàng đơn phương trừng phạt các nước vi phạm. Đây là cơ hội để các cường quốc thương mại thể hiện sức mạnh của mình. Khi một nước nhỏ được kiện và các nước lớn thua kiện, nhưng không chấp hành mà vẫn sử dụng những hoạt động kinh tế vi phạm nguyên tắc WTO ảnh hưởng tới lợi ích của nước kia, nước nhỏ có quyền trả đũa. Nhưng một cường quốc như Mỹ hay EU đâu có sợ một nước nhỏ ở Thế giới thứ 3 đe dọa trừng phạt họ, nhưng ngược lại các nước đang phát triển có thể mất rất nhiều nếu như bị các cường quốc cấm vận thương mại. Mặt khác, nhiều khi xảy ra tranh chấp, các nước đang phát triển không thể khiếu nại đến cùng hoặc cố tình lờ đi vì họ thiếu khả năng và nguồn lực cũng như sức mạnh chính trị để khiếu nại các nước phát triển. Nhiều nước đang phát triển phải lệ thuộc rất nhiều vào các cường quốc kinh tế về nhập khẩu, xuất khẩu, viện trợ, đầu tư, an ninh, chính sự phụ thuộc đó đã ngăn cản 53 các nước đang phát triển sử dụng hệ thống WTO để giải quyết các tranh chấp thương mại xảy ra với các bạn hàng giàu có. Thứ sáu, các quy định của GATT trước đây không mang tính ràng buộc như các quy định WTO hiện nay. WTO đòi hỏi các thành viên phải thực hiện đúng toàn bộ theo các Hiệp định của WTO. Điều này hoàn toàn có lợi đối với các nước phát triển, còn với các nước đang phát triển thì gặp phải một số khó khăn không nhỏ. Chấp nhận mọi quy định của WTO sẽ rất bất lợi cho phát triển nền kinh tế trong nước của các nước đang phát triển. Thứ bẩy, hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nhỏ đều không có đủ nguồn lực để có thể tham gia tích cực vào vòng đàm phán WTO diễn ra hàng ngày tại Geneva. Các nước này phải cố gắng tính toán chi phí và may mắn họ có thể có được một phái đoàn tại Geneva. Nhiều nước không thể có được phái đoàn tại đây, họ chỉ có một vài người kiêm nhiệm phụ trách các công việc khác nhau. Ngoài vấn đề của WTO họ còn phải giải quyết tất cả mọi công việc diễn ra tại đây như: UNCTAD, ILO..Trong khi đó, ví dụ như trường hợp của Mỹ, có đến hơn vài trăm người chuyên phụ trách các vấn đề của WTO tại Geneva. Hàng tuần trung bình có đến 47 cuộc họp của WTO, ngưòi ít, công việc lại nhiều, do vậy các nước đang phát triển không thể nắm hết được mọi thông tin một cách đầy đủ và nhanh chóng, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với các kết quả trên bàn đàm phán. Cuối cùng là tình trạng thiếu sự minh bạch trong quá trình ra quyết định của WTO. Vấn đề là trên thực tế các nước đang phát triển không phải lúc nào cũng có thể cùng ngồi đàm phán những vấn đề quan trọng với các nước phát triển. Tại diễn đàn Seatle vừa qua, có trường hợp đại biểu của các nước đang phát triển đến phòng họp và thấy rằng các văn bản mà họ đã bàn bạc bị thay đổi về căn bản do kết quả của các cuộc trao đổi riêng mà họ không được tham dự. Đoàn đại biểu của nhiều nước thậm chí không biết nội dung đàm phán là gì, đang diễn ra ở đâu vì họ không được thông báo và thực sự không được phép tham dự các phiên họp “kín”. Điều này xảy ra nhiều trong các tiến trình đàm phán, các nước phát triển luôn khống chế và thúc đẩy đàm phán có lợi cho mình không theo hướng của các đang phát triển. 54 2.3.2.Các giải pháp nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển trong WTO. Là thành viên của WTO, các nước đang phát có thể tiếp nhận được nhiều lợi ích phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế của mình, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Qua việc phân tích những cơ hội và thách thức mà việc tham gia vào WTO đối với những nước đang phát triển ở phần trên, có thể thấy rằng vấn đề hàng đầu trước mắt của các nước đang phát triển là làm thế nào có thể một mặt hội nhập được tốt với quá trình tự do hoá thương mại quốc tế, đấu tranh dành quyền bình đẳng trong nhiều lĩnh vực, mặt khác vẫn giữ được ổn định và duy trì phát triển nền kinh tế trong nước. Sau đây là một số giải pháp đối với các nước đang phát triển: Thứ nhất, các nước đang phát triển kể cả những nước đã hay đang xin gia nhập WTO cần đoàn kết lại, cùng nhau đấu tranh để làm cho WTO được công bằng hơn ; minh bạch hơn ; cùng nhau hợp tác đàm phán để đưa ra được những điều khoản có lợi cho mình. Nếu không có sự cộng tác toàn bộ thì ít nhất cũng phải có các khối liên minh khu vực tạo nên những khối kinh tế lớn mạnh để có thể đủ sức cạnh tranh được với sức mạnh của các cường quốc kinh tế . Thứ hai, các nước đang phát triển phải lựa chọn các chính sách phát triển kinh tế cho phù hợp; phải cơ cấu lại nền kinh tế, dựa vào sức mình là chính . Đối với công nghiệp, mặc dù có rất nhiều hạn chế để phát triển công nghiệp khi các nước đang phát triển thực hiện các điều khoản của WTO tuy nhiên các nước vẫn có thể thực hiện được một chính sách để phát triển công nghiệp có hiệu quả: Các nước đang phát triển cần nâng cao tiết kiệm và đầu tư trong nước, đẩy mạnh tích luỹ vốn, tiếp nhận kĩ thuật công nghệ, khai thác thị trường nội địa, tiến đến nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, chính phủ các nước đang phát triển còn có thể hỗ trợ cho những cố gắng công nghiệp hoá và sức cạnh tranh quốc tế của nền công nghiệp nước mình bằng cách tập trung nhiều hơn để cung cấp cho những nhà sản xuất công nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi như: đào tạo lực lượng lao động, 55 những dịch vụ nghiên cứu và triển khai khoa học, thiết lập những khu khoa học và công nghiệp hoặc cung cấp đất đai nhà xưởng kinh doanh với giá rẻ.. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghiệp khai khoáng, chế biến dệt may, phát triển công nghiệp chế tạo... Đối với nông nghiệp, các nước đang phát triển cần phải phát huy hơn nữa sức mạnh của nền nông nghiệp một cách tối đa. Một mặt phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hướng về xuất khẩu, mặt khác phải duy trì được mức độ tự cấp tự túc trong nước, tránh tình trạng phải nhập khẩu lương thực của nước ngoài do lương thực không đủ để cung ứng cho nhân dân nội địa. Không chỉ đối với công nghiệp và nông nghiệp, các ngành khác cũng không ngừng phát triển, huy động mọi nguồn lực để sản xuất trong nước thay vì tập trung quá nhiều cho xuất khẩu. Các ngành kinh tế phải được đa dạng hoá và nâng cao được sức cạnh tranh của thương mại nứơc mình đối với thương mại quốc tế, giữ vững được thị phần ít nhất là trong thị trường nội địa Chính phủ các nước đang phát triển cần có các chính sách thích hợp để khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển để cho các doanh nghiệp này có đủ tiềm lực có thể cạnh tranh được vơí các doanh nghiệp nước ngoài . Cần phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng trong tương lai với các chính sách bảo hộ thích hợp . Cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ; phải xây dựng một hệ thống tài chính đủ mạnh, giảm tối thiểu sự lệ thuộc trước các dòng vốn nước ngoài, vì vậy các nước cần phải thận trọng khi lựa chọn các chính sách trong việc mở cửa thị trường tài chính. Thứ ba, cần phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực: Mở các chương trình đào tạo, giáo dục nâng cao trình độ tay nghề của lưc lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và các kĩ sư có trình độ chuyên môn cao; tiếp thu và học tập kinh nghiệm của bạn bè các nước thành viên. Cần phải nhận thức rằng nhân lực là một nguồn lực đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Để nâng cao năng lực canh tranh và thu hút vốn đầu tư phải có một đội ngũ nhân lực 56 lành nghề. Và để khắc phục được tình trạng chảy máu chất xám sang các nước phát triển, chính phủ các nước này cần phải tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà nghiên cứu, giáo sư, bác sĩ, lao động có tay nghề cao... để họ có thể yên tâm làm việc phục vụ cho đất nước . Thứ tư, các nước đang phát triển cần phải định hướng lại con đường phát triển của mình, lấy thị trường trong nước làm động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Mở rộng thị trường trong nước có nghĩa là làm tăng sức mua của nhân dân, tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước . Thứ năm, phải gắn kết tăng trưởng bền vững với công bằng xã hội. Các nước đang phát triển bên cạnh việc tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế còn cần phải đầu tư nhiều cho dịch vụ công cộng: y tế, trường học, vui chơi giải trí... nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. 57 CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO Ở VIỆT NAM, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 3.1.Sự cần thiết của việc gia nhập WTO. Trong hai thập kỉ gần đây, quá trình toàn cầu hoá là một quá trình được diễn ra với một tốc độ nhanh chóng. Toàn cầu hoá là quá trình hội nhập của các nền kinh tế, nó không chỉ là sự gia tăng thương mại giữa các nước mà còn tạo ra sự gia tăng rất mạnh mẽ của các dòng tài chính liên biên giới. Những dòng di chuyển vốn và đầu tư đã kéo theo một sự thâm nhập lẫn nhau sâu sắc hơn nữa giữa các doanh nghiệp. Mức độ liên kết thị trường thế giới ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều lần tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Thị trường quốc tế được mở rộng, các quốc gia nhanh chóng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xích lại gần nhau hơn, tự do và bình đẳng hơn. Kỷ nguyên toàn cầu hoá đã mở ra được nhiều cơ hội cho mọi quốc gia cũng như cho hàng triệu người trên toàn thế giới, đặc biệt là với các nước có nền kinh tế đang phát triển. Mậu dịch thế giới gia tăng, phân công lao động quốc tế cũng như chuyển giao công nghệ và các dòng vốn đầu tư của nước ngoài đã kích thích cho quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như của mỗi quốc gia nói riêng. Cuộc sống xã hội con người đã bước sang một trang mới, ở đó con người tự do hơn, có quyền tự chủ hơn và có thể phát huy được sức mạnh của mình ở mọi nơi trên thế giới. Tất cả những tiềm năng to lớn đó giúp cho mỗi quốc gia có thể tiếp thu được các công nghệ, kĩ thuật cao cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. Điều này rất có lợi cho sự phát triển kinh tế của tất cả các nước, nhất là các nước có nền kinh tế đang phát triển. Chính vì vậy, có thể nói toàn cầu hoá là quá trình rất quan trọng và cần thiết nhất đối với các nước. Xu hướng toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu. Trên thế giới, các nước đã và đang cố gắng để hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá này. Hiện nay, tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với mọi hoạt động của nó đă thể hiện được rõ nét nhất quá trình toàn cầu hoá. Tính đến hết tháng 1/2000, WTO đã có đến 141 nước thành viên và hơn 20 nước đệ đơn xin gia nhập. Chính vì vậy, gia nhập WTO là điều rất cần thiết với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trên con đường xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp 58 hoá, thay đổi tình trạng bất bình đẳng trên thế giới, thu hẹp được khoảng cách với các nước phát triển. Gia nhập WTO chính là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để được hội nhập với quá trình toàn cầu hoá. 3.2.Những cơ hội và thách thức trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. 3.2.1 Những cơ hội. Tham gia WTO là một bước ngoặt quan trọng dẫn đến sự thành công của chương trình cải cách nền kinh tế đang chuyển đổi và các nền kinh tế chậm phát triển vì bên cạnh việc thúc đẩy ngoại thương phát triển, nó còn kích thích việc thiết lập được cơ chế thị trường ngay trong khu vực nội địa. Thứ nhất, Việt Nam khi là thành viên của WTO sẽ được hưởng mọi ưu đãi như các thành viên khác, đặc biệt là ưu đãi cho các nước đang phát triển, đó là quyền được hưởng các chế độ không phân biệt đối xử như qui chế đãi ngộ quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc đối với hàng xuất khẩu của mình sang thị trường các nước thành viên. GATT sau đó đến WTO đều giữ vững nguyên tắc “có đi có lại tương đối” trong quan hệ giữa các nước đang phát triển vá các nước phát triển thay vì áp dụng nguyên tắc “có đi có lại thông thường”. Vì vậy trong quan hệ kinh tế giữa các nước, Việt Nam cũng được áp dụng nguyên tắc “có đi có lại tương đối”. Theo nguyên tắc này, Việt Nam có thể được chịu một mức độ bồi thuờng ít khi vi phạm các qui tắc của WTO hay khi các nước phát triển giảm mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam thì nước ta cũng không bị ép phải giảm tương tự mức thuế của mình để bồi hoàn cho các nước phát triển. Thưa hai, Việt Nam được hưởng nhiều thuận lợi trong thương mại quốc tế: Trước hết, Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được tháo bỏ, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường buôn bán, hàng hoá và dịch vụ của ta sẽ có chỗ đứng tốt hơn trên thị trường quốc tế: Với mặt hàng nông sản, với những yếu tố mới về mở cửa thị trường và giảm thuế quan, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu hơn, khối lượng hàng nông sản sẽ tăng lên rất nhiều do các hạn chế về số lượng sẽ được chuyển sang thuế. Đặc biệt với sản phẩm gạo, Việt Nam sẽ có lợi nhiều hơn khi thị trường gạo thế 59 giới mở cửa, các nước trước đây rất ít nhập khẩu gạo của ta như Hàn Quốc cũng bắt buộc phải mở cửa thị trường của họ . Đối với mặt hàng dệt may, hiệp định về hàng dệt may ATC đã thay thế hiệp định đa sợi MFA đã tạo rất nhiều điều kiện tốt cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam, gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trong nước. Khi tham gia WTO, sau năm 2001 Việt Nam sẽ không bị các nước áp đặt hạn ngạch nữa, dó đó các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thị trường thế giới mà hoàn toàn không bị hạn chế định lượng. Việc giảm thuế quan và tiến đến múc thuế bằng không với mọi hàng hoá sẽ thuận lợi cho việc nhập khẩu của Việt Nam nhất là đối với các loại hàng hoá mà sản xuất trong nước chưa đạt hiệu quả cao như: hàng tân dược, thiết bị y tế, hoá chất, sắt thép.. Thứ ba, những qui định và nguyên tắc của WTO giúp cho Việt Nam có thể tự bảo vệ và đòi được sự công bằng trong buôn bán quốc tế. Việt Nam có quyền thương lượng với các đối tác và có quyền khiếu nại họ khi thương lượng không có kết quả. Cơ chế giải quyết của WTO thật sự đảm bảo cho Việt Nam có vị trí ngang hàng với mọi quốc gia thành viên khác trong việc giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra. Thứ tư, việc gia nhập WTO làm tăng đọ tin cậy và khẳng định được tính nhất quán trong đường lối phát triển của Đảng và nhà nước Việt Nam, quyết tâm chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở cửa theo định hướng XHCN. Đây là nhân tố hết sức quan trọng làm gia tăng lòng tin của các doanh nhân( đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) vào sự ổn định về chính trị và xã hội ở Việt Nam. Tất cả sẽ tạo nên một trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Việt Nam có thể khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Thứ năm, gia nhập vào WTO Việt Nam có thể tiếp nhận dễ dàng khoa học công nghệ cao của các nước phát triển cũng như nâng cao được khả năng thu hút được luồng vốn của nước ngoài trong công cuộc xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 60 Cuối cùng, những lợi ích từ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại, quan hệ hợp tác với các nước thành viên WTO. Quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên được mở rộng cả về kinh tế đến chính trị và lĩnh vực văn hoá. Việt Nam có điều kiện để học hỏi được kinh nghiệm và rút ra được nhiều bài học từ các nước đi trước. 3.2.2.Những thách thức Bên cạnh những cơ hội của tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam cung phải đối mặt với một số thách thức sau: Thứ nhất, Việt Nam là đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Ta chưa thể thích ứng nhanh được với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu vì nền kinh tế của ta chưa ổn định, các chính sách của Nhà nước chưa thực sự hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường rất non trẻ. Bên cạnh đó các vấn đề bất bình đẳng giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thể giải quyết thoả đáng. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn nhận được rất nhiều ưu đãi từ phía Chính phủ. Hàng năm, nhà nước ta phải chi ra một khoản ngân sách rất lớn để bù lỗ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả của khu vực này. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân chưa được nhà nước tạo điều kiện để phát triển, sự phận biệt còn tồn tại rất lớn giữa hai khu vực này. Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam do chưa thể phát triển lớn mạnh được, ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh so với các công ty nước ngoài khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới. Thứ hai, nền sản xuất của ta còn non yếu, các thành phần kinh tế hoạt động trong một cơ chế thị trường chưa dày dạn kinh nghiệm, hàng hoá dịch vụ của ta có chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, sức cạnh tranh còn thấp so với hàng ngoại nhập. Chúng ta mở cửa thị trường là phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu. Điều này là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình giữ vững được thị phần của mình không chỉ tại các thị trường nước ngoài mà ngay cả đối với thị trường nội địa. Thứ ba, nguồn lực phát triển kinh tế của ta khá dồi dào nhưng sử dụng đạt hiệu quả chưa cao. Viêt Nam có rừng vàng biển bạc gia trị rất to lớn nhưng do tình 61 trạng khai thác bừa bãi, cộng với thiếu vốn và công nghệ phù hợp nên giá trị thu được còn hạn chế.Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của ta cũng chưa đáp ứng với nhu cầu của tình hình hiện nay.Vì nguồn lao động nhiều, lao động có trình độ đại hoc giai đoạn hiện nay tăng lên nhiều so với giai đoạn trước nhưng số lượng lao động trình độ thấp tay nghề chưa cao vẫn nhiều, tác phong công nghiệp yếu..., ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ta. Thứ tư, Việt Nam sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi thực hiện những nguyên tắc, những hiệp định của WTO: Thuế quan: Việt Nam buộc phải cắt giảm thuế nhập khẩu và hàng rào phi thuế theo các kết quả đàm phán gia nhập tuỳ theo từng lĩnh vực đối với hàng ngoại nhập. Khó khăn khi thưc hiện các quy tắc về vệ sinh dịch tễ, bao bì, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư cho thương mại... Các biện pháp chống phá giá, thuế đối kháng và tự vệ: Việt Nam chưa có luật liên quan đến vấn đề này, vì vậy ta phải đưa ra các quy định về vấn đề này để tránh mối lo ngại của các nước thành viên WTO. Thứ năm, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế của ta còn yêu kém, thiếu sự ổn định, thiếu sự tin cậy. Các thủ tục cấp giấy phép rườm rà, không cần thiết và thiếu tính rõ ràng. Cuối cùng, trình độ và kinh nghiệm đàm phán của ta còn yếu. Đàm phán là công việc rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, đồng thời những ngưòi tham gia đàm phá phải có trình độ năng lực cao. Vì vậy, tăng cường kiến thức cho các cán bộ nước ta về chiến thuật, kỹ thuật đàm phán là rất cần thiết. 3.3 Các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cần khẩn trương xây dựng mọi hệ thống pháp luật đầy đủ, chính xác, có khả năng đảm bảo cho mọi hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước thành viên WTO khác được thực hiện bình thường. Thứ hai, Việt Nam cần xây dựng hệ thống thuế quan thích ứng cho tất cả lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp...cũng như mọi ngành dịch vụ. Việt Nam 62 phải sớm cắt giảm và loại bỏ các rào cản phi thuế quan theo đúng các Hiệp định của WTO, nhằm mở rộng thị trường cho các nước thành viên là bạn hàng. Như vậy Việt Nam mới thể hiện được chính sách tự do hóa mậu dịch, tranh thủ được sự đồng tình của các quốc gia trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng cần phải nghiên cứu và đánh giá được cụ thể những thiệt hại đối với nền kinh tế nước nhà do thực hiện tất cả các biện pháp trên, như cắt giảm thuế và hàng rào phi thuế quan...để từ đó có những hành động, biện pháp khắc phục giảm thiểu những thua thiệt có thể có. Thứ ba, trong đàm phán các hiệp định thương mại, Việt Nam cần quan tâm các điều kiện đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT), các điều kiện đòi hỏi phải tạo được những điều kiện kinh doanh bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp trong và nước ngoài .Vì vậy chính phủ cần phải thay đổi chính sách đối với các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho tất cả mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ...Đối với doanh nghiệp nhà nước, điều kiên trên đòi hỏi phải loại bỏ các ưu đãi mà chính phủ đang chỉ dành cho khu vực này, như cấp vốn, cấp quota, các thủ tục pháp lí...Chính phủ phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân. Việt nam phải sớm tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, vì các doanh nghiệp này là lực lượng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nhờ đó các doanh nghiệp tư nhân mới có đủ điều kiện để đối mặt với sự canh tranh gay gắt của qúa trình tư do thương mại thế giới. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta phải loại bỏ tất cả mọi phân biệt đối xử với họ, nhất là chế độ hai giá hay là chế độ ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong nước. Thứ tư, lựa chọn các chiến lược ngoại thương như thế nào để thúc đẩy mậu dịch, đồng thời chú trọng thích đáng, kích thích sản xuất trong nước phát triển. Đầu tư phát triển sản xuất các lĩnh vực, các ngành hàng mà nà chúng ta có tiềm năng. Chiến lược phát triển công nông nghiệp định hướng xuất khẩu, nhằm đưa Việt Nam tạo được động lực thúc đẩy công nông nghiệp, cũng như nền kinh tế Việt 63 Nam phát triển lớn mạnh thông qua canh tranh với các nước khác trên thế giới. Chúng ta cần tận dụng tốt được các yếu tố đầu vào như vốn, đầu tư, công nghệ kĩ thuật hiện đại để thực hiện tốt chính sách này. Đồng thời phải kiểm soát được mức độ canh tranh thị trường nội địa để có thể tránh được tình trạng cạnh tranh không cân sức của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài. Để nhằm mục tiêu thác đẩy mậu dịch theo hướng xuất khẩu cần phải cơ cấu lại sản xuất, không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Chú trọng đến 3 vấn đề quan trọng có ý nghĩa then chốt trong thương mại quốc tế là: chất lượng, giá cả và điều kiện buôn bán. Mặc dù nó đòi hỏi cả một quá trình lâu dài và nhiều nguồn lực, nhưng cần phải tiến hành tốt, khẩn trương, rút ngắn được như có thể thì hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam mới có chổ đứng trên thị trường quốc tế. Những mặt hàng Việt Nam ta nên chú trọng : - Hàng nông sản: Quy hoạch vùng sản xuất cây con có thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng , có truyền thống về tập quán canh tác nuôi trồng, kết hợp với áp dụng kỹ thuật, thâm canh, tăng năng suất để tạo ra sản lượng lớn và chất lượng thích hợp với thị trường để đưa đi xuất khẩu. Trước mắt nên quan tâm tới: gạo, chè, cà phê, đậu phọng, cao su, mía đường, rau quả vụ đông, tôm cá, gia cầm, bò, lợn, tơ tằm... Đầu tư để đẩy mạnh việc chế biên, nâng cao giá trị các mặt hàng trên, nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, và các yêu cầu thương mại mà các hiệp định ký tại Uruguay quy định. Những việc làm trên cần tiến hành từng bước, trước mắt xây dựng một số chương trình thí điểm để rút kinh nghiệm cả về mặt tổ chức sản xuất và xây dựng bạn hàng truyền thống, số lượng lớn, ổn định lâu dài. - Hàng dệt may: Đây là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì sẽ mở rộng được thị trường. Tuy vậy, mặt hàng này có tiêu thụ được hay không vẫn còn tuỳ thuộc vào chất lượng giá cả vì vậy cần phải đầu tư đổi mới kĩ thuật, qui hoạch lại ngành công nghiệp này: tạo ra những đơn vị sản xuất (công ty, nhà máy, xí nghiệp) có qui mô tương đối lớn, hoàn chỉnh đồng bộ, 64 tập trung thợ có tay nghề cao, để có thể tạo những lực lượng sản xuất chủ đạo cung cấp hàng đủ sức cạnh tranh cho xuất khẩu. Xoá bỏ hoặc thu gom lại những cơ sở sản xuất dệt may yếu kém hiện nay. Ngoài ra, hiệp định hàng dệt may ATC khống chế mạnh nhất là hàng sợi bông, len, gai. Vì vậy chúng ta nên tạo ra các loại sợi mới được người tiêu dùng yêu chuộng mà có thể tránh được hàng rào bảo hộ. -Lĩnh vực dịch vụ: Đây là mảng công việc lớn trong khuôn khổ của Hiệp định WTO. Các ngành có liên quan cần tổ chức nghiên cứu sâu hơn các qui chế của các hiệp định để vận dụng thích hợp trong giao dịch quốc tế của ta trong lĩnh vực này. Đối với lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại vì nhiều dịch vụ là thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân. Nguyên liệu thô là sản phẩm mà ta có nhiều lợi thế để xuất khẩu, vì vậy ta cần phải đề ra chiến lược nhằm có thể khai thác, sử dụng các tiềm năng hiện có như lao động, tài nguyên, vị trí địa lý thuận lợi ... thế nào để có hiệu quả nhất. Nếu làm được như vậy, chúng ta có thể giải quyết được các vấn đề: giải quyết được tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho người lao động và thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu các sản phẩm này. Áp dụng chiến lược hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu ở những lĩnh vực cần thiết. Chúng ta cần phát huy mọi nguồn lực để sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài bên cạnh tăng cường xuất khẩu. Chiến lược này giúp ta có thể tiết kiệm một lượng khá lớn ngoại tệ và có thể tạo động lực, bảo vệ cho các ngành trong nước đủ sức để phát triển và cạnh tranh với nước ngoài. Thứ năm, cuộc cải cách mậu dịch phải đồng thời giải quyết hai vấn đề : chính sánh tài chính, tỷ giá hối đoái và chính sách ngoại thương. Chính vì vậy bên cạnh phát triển chính sách ngoại thương cần phải thay đổi và phát triển chính sách về tài chính và tỷ giá hối đoái. Đối với chính sách tỉ giá chúng ta nên kết hợp với chính sách bảo lãnh tín dụng, như vậy việc thiếp lập ra một hệ thống tỷ giá cố định sẽ an toàn cho nền kinh tế của ta, nhất là khi có khủng hoảng. Đối với chính sách tài chính, nhà nước đã chủ chương sử dụng các biện pháp kích cầu từ năm 1999 65 nhưng hiệu quả đạt được không đáng kể. Vì vậy, muốn giải pháp kích cầu thực hiện đực phải hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay để dòng vốn chảy thẳng vào các dự án đầu tư. Lãi suất tiền gửi và tiền vay do cơ quan ngân hàng tự điều tiết và quyết định, nhà nước không nên can thiệp vào. Thứ sáu, Việt Nam cần duy trì sự ổn định chính trị, những nguy cơ bất ổn chính trị còn có thể xảy ra trong nội bộ quốc gia đó nếu như dân chủ hoá không được thực hiện, phân cách giàu nghèo ngày càng tăng, quyền lợi các dân tộc không được đảm bảo, tệ quan liêu tham nhũng tràn lan không thể ngăn chặn được. Do vậy, chúng ta cần phải giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá không phải chỉ tập trung phát triển tại các khu đô thị, các khu công nghiệp.Cần phải đầu tư vào nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở như: hệ thống thuỷ nông, đường sá, trường học, bệnh viện... giúp nông thôn phát triển, nông dân giảm đói nghèo. Giảm bất bình đảng về đời sông vật chất cũng như tinh thần của người dân cũng như giảm bất bình đẳng về mức độ phát triển giũa các vùng. Nhà nước cần đưa ra các giải pháp để điều hoà thu nhập, tạo cơ hội và việc làm mới, chống tham nhũng... Thứ bẩy, Việt Nam phải dự tính một thoả thuận chuyển đổi khi tham gia WTO. Thoả thuận này phải được rút ngắn thời hạn trong thời gian các cuộc thương lượng để Việt Nam nhận được các lợi ích sớm hơn của tự do hàng hoá thương mại theo các hiệp định của vòng đàm phán Urugoay. Ngoài ra, các cải cách thương mại của Việt Nam phải gắn với sự hướng dẫn của WTO trong thời kì chuyển đổi. Thứ tám, tiếp thu và học tập kinh nghiệm của các nước thành viên WTO trong phát triển kinh tế cũng như trong tiến trình gia nhập WTO trước đây. Thứ chín, tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với các nước thành viên WTO nhằm xúc tiến quá trình xin gia nhập của mình. Thứ mười, Việt Nam tham gia vào WTO đòi hỏi các thể chế mới và nhu cầu mới về kiến thức và kỹ năng của bộ máy quản lý. Nhất là những người trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán gia nhập WTO và những người hoạch định các 66 chính sách của nền kinh tế. Ngoài ra, tất cả các thành phần kinh tế của ta cũng như mọi người dân đều phải nắm rõ các vấn đề về WTO và quá trình hội nhập của Việt Nam. Vì vậy, ta nên chú trọng vào công tác đào tạo cán bộ, giáo dục người dân có đủ kiến thức về WTO để chúng ta có thể thích ứng nhanh chóng với tiến trình hội nhập và đẩy nhanh tiến trình đàm phán gia nhập của ta. Hiện tại, Việt Nam đã lập ban chỉ đạo về WTO, thực hiện cơ chế để rà soát toàn bộ cơ chế chinh sách, pháp luật của ta theo các quy định của WTO, tham gia các cuộc họp của WTO với chức năng quan sát viên. Việt Nam cần tăng cường quan hệ với các nước thành viên để tranh thủ được sự ủng hộ của họ đối với tiến trình gia nhập của ta. Việc trở thành thành viên của WTO đăc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Mặc dù chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thực hiện các quy định của WTO nhưng được là thành viên sẽ là động lực để phát triển nền kinh tế của ta, thu hẹp đựoc khoảng cách với các nước trên thế giới, hoà nhập với xu hưóng toàn cầu hoá hiện nay. Kêt luận: Trong quá trình hoạt động, Tổ chức thương mại thế giới WTO đã thực sự chứng minh được tầm quan trọng của mình trong việc điều tiết hoạt động của hệ thống thương mại đa biên, cũng như trong việc phát triển kinh tế của các nước thành viên. 67 Tài liệu tham khảo 1 . Chủ quyền kinh tế trong một thế giới đang toàn cầu hoá, NXB chính trị quốc gia -1999. 2 . Hội thảo về WTO và các nước đang phát triển, Bộ ngoại giao - 1999. 3 . Toàn cầu hoá và khu vực hoá. Cơ hội và thách thức đói với các nước đang phát triển, Trung tâm KHXH và NV Quốc gia - 2000. 4 . Tự do hoá và toàn cầu hoá. Rút ra nhưng kết luận đối với công cuộc phát triển, Viện nghiên cứu quản lí kinh tế TW -2000. 5 . Từ diễn đàn Siatơn. Toàn cầu hoá và tổ chức thương mại thế giới, NXB chính trị quốc gia - 2000. 6 . Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia -2000. 7 . WTO - future organization. 8 . Phan Thị Thanh Hà, Hội nhập kinh tế quốc tế với việc điều chỉnh một số chính sách thương mại, tạp chí Kinh tế và dự báo - số 4/2000. 9 . TS Võ Đại Lược, Nhưng vấn đề đặt ra cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới - 10 . PGS, PTS Đỗ Hoài Nam; PTS Đỗ Đình Thiêm, Xu hướng toàn cầu hoá và tác động của nó đến Việt Nam, tạp chí Những vấn đề kinh tế Thế giới - số 2(58) /1999. 11 . Nguyễn Duy Khiên, Tổ chức thương mại thế giới và những thách thức đối với các nước đang phát triển, tạp chí Nghiên cứu kinh tế - số 276, tháng 5/2001. 12 . Nguyễn Xuân Thắng, Toàn cầu hoá & vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế tronh các nước đang phát triển và chuyển đổi, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới - số 5 (61) /1999. 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển.pdf
Luận văn liên quan