Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp
I. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Cơ cấu, tổ chức của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
2. Cơ cấu, tổ chức của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
3. Các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
II. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp huyện
2. Cơ cấu, tổ chức của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện
3. Các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện
III. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã
Chương 2: Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
1. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân
2. Hoạt đông của Thường trực Hội đồng nhân dân
3. Hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân
4. Hoạt động của Ủy ban nhân dân cùng cấp
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3845 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1:
Khái lược về chức năng, nhiệm vụ và lịch sử của Hội đồng nhân dân các cấp
1. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân:
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương (Điều 1 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003).
2. Lịch sử về Hội đồng nhân dân:
Như chúng ta đã biết, sau khi cách mạng tháng 8-1945 thắng lợi, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, kể từ đây lịch sử dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam đã bước sang một trang mới, một thời kỳ mới với việc thiết lập một chế độ mới, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Các tầng lớp nhân dân lao động đã làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, được hưởng đầy đủ các quyền công dân của một quốc gia, trong đó có các quyền cơ bản như quyền tự do dân chủ, quyền bầu cử, ứng cử đã được ghi nhận lần đầu tiên trong bản Hiến pháp của nước ta được Quốc hội khoá I thông qua năm 1946 (tại mục B, chương 2 Hiến pháp 1946). Cũng từ đây, bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được thiết lập, nhân dân đã lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử để bầu ra chính quyền các cấp, trong đó có chính quyền địa phương (gồm:Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp).
Kể từ đó đến nay, đã hơn 60 năm qua, mặc dù có những sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nước nhưng dù trong hoàn cảnh, điều kiện nào (thời chiến hay thời hoà), chính quyền các cấp nói chung và chính quyền địa phương (trong đó có Hội đồng nhân dân) đã làm tròn vai trò là cơ quan quyền lực của nhân dân. Nhờ vậy, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được đảm bảo và mở rộng hơn.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng trong Hiến pháp 1946 đã dành hẳn một chương để quy định về tổ chức và hoạt động Hội đồng nhân dân (ChươngV của Hiến pháp 1946), cụ thể tại Điều 58 đã nêu “Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông, trực tiếp bầu ra. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Ủy ban hành chính. Ở bộ và huyện, chỉ có Ủy ban hành chính. Ủy ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Ủy ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra”. Như vậy, ngày từ lúc mới thành lập, Hội đồng nhân dân chỉ có 02 cấp, đó là cấp tỉnh và cấp (không có cấp huyện như ngày nay).
Đến Hiến pháp 1959, quy định về tổ chức của Hội đồng nhân dân các cấp cũng đã có sự thay đổi so với trước, cụ thể tại Điều 78 nêu “Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn.
Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định”.
Và tại Điều 79 quy định: “Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
Các thành phố có thể chia thành khu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính theo quyết định của Hội đồng Chính phủ”.
Theo quy định trên thì Hội đồng nhân dân đều được thành lập ở các cấp (tỉnh, huyện, xã), như vậy hiến pháp cho phép tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện. tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là trong thời kỳ này do hoàn cảnh, điều kiện của đất nước còn chiến tranh, nên Hiến pháp còn quy định thêm về tổ chức của hội đồng nhân dân các khu tự trị (xem Điều 92 Hiến pháp 1959).
Kế thừa những quy định của Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 vẫn tiếp tục ghi nhận các quy định về tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp (thành lập Hội đồng nhân dân ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã), nhưng cũng thấy rằng đây là thời kỳ đất nước đã thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nên không còn ghi nhận quy định về việc tổ chức Hội đồng nhân dân của các khu tự trị như hiến pháp 1959 nữa.