Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành – Thực trạng và giải pháp

Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nướcpháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhànước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơquan đại diện là Quốc hội và HĐNDcác cấp,trong đóHĐND đượcxác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND có quyền quyết địnhcác vấn đề quan trọng ở địa phương đồng thời thực hiện chức năng giám sát đốivới toàn bộ hoạt động của các cơ quan cùng cấp khác; giám sát việc thực hiệnNghị quyết của hội đồng nhân dân và hoạtđộng của các tổ chức, công dân ở địa phương. Việc thực hiện chức năng giám sátcủa HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lựcNhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân địa phương góp phần nâng caohiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảoquyền làm chủ của nhân dân địa phương.Vì vậy việc nghiên cứu về “ Tổ chứcvà hoạt động của Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật hiệnhành- Thực trạng và giải pháp” sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đềnày. LỜI NÓI ĐẦU I – Tổ chức và hoạt động của HĐND 1. Các kỳ họp của HĐND: 2. Thường trực HĐND: HĐND, . 3. Các ban của HĐND: 4. Hoạt động của các đại biểu HĐND: II - Thực trạng về tổ chức và hoạt động của HĐND 1. Những thành tựu trong hoạt động của HĐND ở nước ta qua các nhiệm kỳ: 2. Một số hạn chế về hoạt động của hội đồng nhân dân ở nước ta qua các nhiệm kỳ: III - Những giải pháp đặt ra cho tổ chức và hoạt động của HĐND

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành – Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội và HĐND các cấp, trong đó HĐND được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND có quyền quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan cùng cấp khác; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của hội đồng nhân dân và hoạt động của các tổ chức, công dân ở địa phương. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân địa phương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân địa phương.Vì vậy việc nghiên cứu về “ Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành- Thực trạng và giải pháp” sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề này. I – Tổ chức và hoạt động của HĐND HĐND của các địa phương do nhân dân địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhiệm kỳ mỗi khóa của HĐND là 5 năm kể từ kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau. Để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và luật quy định, HĐND được tổ chức và hoạt động bằng những hình thức sau đây: 1. Các kỳ họp của HĐND: Kì họp HĐND diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực HĐND. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của HĐND, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực Nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành. HĐND họp công khai, khi cần thiết hội đồng nhân dân quyết định họp kín theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp hoặc của chủ tịch UBND cùng cấp. 2. Thường trực HĐND: Thường trực HĐND không phải là cơ quan thường trực của HĐND nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của HĐND và các đại biểu HĐND. Thường trực HĐND có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh. Thường trực HĐND có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HĐND, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và luật tại địa phương, trình HĐND về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do HĐND bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hòa hoạt động của các ban thuộc HĐND và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình HĐND,... 3. Các ban của HĐND: Các ban của HĐND: được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện. Còn ở cấp xã không có ban nào. Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do Hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của HĐND. Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực HĐND chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo cáo do hội đồ nhân dân hay thường trực HĐND giao cho, giúp thường trực HĐND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐNDcùng cấp. 4. Hoạt động của các đại biểu HĐND: Các đại biểu HĐND là những người đại diện cho Nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Đại biểu HĐND có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật. Để đảm bảo cho hoạt động của đại biểu HĐND thì ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức nhà nước trong bộ máy chính quyền ở địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đại biểu hội đồng nhân dân như cung cấp dữ liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc với cử tri, các phương tiện đi lại. Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giúp đỡ đại biểu HĐND cùng cấp làm nhiệm vụ đại biểu, tạo điều kiện cho đại biểu tiếp xúc với cử tri, thu nhập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân với HĐND. II - Thực trạng về tổ chức và hoạt động của HĐND 1. Những thành tựu trong hoạt động của HĐND ở nước ta qua các nhiệm kỳ: Thực hiện vai trò đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Những năm qua, thông qua các hoạt động góp được nhiều ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị để phản ánh và giúp đại biểu HĐND quyết định tại các kỳ họp HĐND. Quyền làm chủ của nhân dân cũng được thực hiện bằng hình thức dân chủ. Nhân dân tham gia ý kiến trực tiếp vào những vấn đề quan trọng ở địa phương trước khi HĐND xem xét, quyết định. Các kiến nghị của nhân dân được tổng hợp, báo cáo trước HĐND, chuyển đến các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết. Những vấn đề HĐND quyết định hầu hết là phù hợp với lòng dân, xuất phát từ ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, có ý nghĩa thiết thực của địa phương. Ví dụ như: HĐND ra nghị quyết chuyên đề về việc cưới, việc tang, chống mại dâm, ma túy, về an toàn giao thông, về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân,... các nghị quyết này có hiệu qủa rõ rệt trong đời sống xã hội của địa phương, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và thực hiện tốt. Khi nhận được yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tham gia đóng góp ý kiến vào các dự án luật, pháp luật, tùy theo yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng. Thường trực HĐND phối hợp cùng các cơ quan đã triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tốt( Luật hôn nhân gia đình, luật phòng chống ma túy, Bộ luật hình sự, Luật giao thông đường bộ, nghị quyết sửa đổi, bố sung một số điều của Hiến pháp 1992, Luật bảo hiểm xã hội,...). Ý kiến đóng góp của nhân dân được tổng hợp đầy đủ, kịp thời gửi về Văn phòng Quốc hội đúng thời gian quy định. Về hoạt động của các đại biểu HĐND: Tình hình hoạt động của đại biểu HĐND các cấp đã có nhiều biến chuyển tích cực. Hầu hết đều có tinh thần trách nhiệm cao, luôn giữ gìn phẩm chất, đạo đức, luôn phấn đáu hoạt động tốt hơn nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. Các đại biểu đã tham gia đầy đủ các kỳ họp, đạt tỷ lệ từ 85%- 95% tổng số đại biểu. Trung bình các kỳ họp có khoảng từ 10 đến 20 các ý kiến phát biểu. Cấp huyện từ 9 đến 14, cấp xã từ 5 đến 7 ý kiến. Khoảng 70%- 80% đại biểu thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Các đại biểu đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình như tiếp dân, tiếp xúc cử tri và tham dự đầy đủ các kỳ họp của hội đồng nhân dân, nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đôn đốc việc giải quyết thư khiếu nại, tố cáo của công dân. 2. Một số hạn chế về hoạt động của hội đồng nhân dân ở nước ta qua các nhiệm kỳ: Về cơ cấu tổ chức thì HĐND chưa giải quyết được một cách căn bản mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu, giữa tính đại diện và khả năng thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và mối liên hệ giữa đại biểu đối với cử tri. Tỷ lệ đại biểu ở các cơ quan hành chính vẫn khá cao, tỷ lệ đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi ở một số địa phương đạt thấp. Đại biểu hầu hết là kiêm nhiệm, số lượng không tương xứng với chức năng, nhiệm vụ. HĐND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân cấp trên, chưa tạo thành 1 hệ thống dọc, không có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới cơ sở. Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ đại biểu chuyên trách nhất là các chức danh lãnh đạo HĐND ở các địa phương chưa có sự thống nhất. Một số tỉnh bố trí Chủ tịch HĐND là Uỷ viên thường vụ, Phó Chủ tịch HĐND là Uỷ viên Ban chấp hành. Hầu hết các Uỷ viên thường trực không tham gia cấp ủy cùng cấp. Công tác quy hoạch cán bộ HĐND của các cấp uỷ mới chỉ dừng lại đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, chưa có quy hoạch đối với chức danh Uỷ viên thường trực và lãnh đạo các ban. Số lượng, chất lượng đại biểu tuy đã được nâng lên một bước nhưng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi thực tế. Mối quan hệ giữa chất lượng và cơ cấu đại biểu ở một số địa phương chưa thực sự hợp lý. Tỷ lệ đại biểu ở các cơ quan hành chính vẫn tương đối cao. Hầu hết đại biểu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, số lượng các đại biểu hoạt động chuyên trách còn ít, nên chưa đóng vai trò nòng cốt, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong hoạt động của hội đồng nhân dân. Chưa có cơ chế và phương thức để HĐND và cử tri đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm cụ của mỗi đại biểu. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thiếu thường xuyên, mới tập trung trong thời gian đầu nhiệm kỳ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo HĐND thiếu tính ổn định, một bộ phận cán bộ chưa thực sự yên tâm làm công tác chuyên trách. Cơ cấu, tổ chức bộ máy chưa tương xứng với nhiệm vụ, nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Về hoạt động của HĐND: Chất lượng kỳ họp chưa thực sự đồng đều ở cả 3 cấp, kỳ họp HĐND cấp xã ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa vẫn còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát huy dân chủ ở cơ sở, thời gian tổ chức kỳ họp có nơi chưa bảo đảm quy định. Công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp còn phụ thuộc vào nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Việc gửi tài liệu để đại biểu nghiên cứu trước kỳ họp còn chậm hoặc chưa đầy đủ, tình trạng đại biểu họp không có tài liệu ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn, việc điều hành kỳ họp có nơi, có lúc chưa thực sự tạo không khí dân chủ và phát huy được trí tuệ tập thể. Đại biểu HĐND ở một số nơi chưa phát huy một các đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong các hoạt động của kỳ họp. Về hoạt động giám sát: số lượng, quy mô và phạm vi giám sát tuy có tăng lên nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần đòi hỏi của thực tế cuộc sống. Một bộ phận đại biểu kiêm nhiệm chưa dành thời gian thoả đáng cho hoạt động giám sát của Ban mà mình là thành viên. Công tác giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với các cơ quan cấp dưới ở những địa phương thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường gặp nhiều khó khăn, do khối lượng công việc quá lớn mà số đại biểu chuyên trách còn ít, kinh phí ở cơ sở vẫn còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và phương thức giám sát hợp lý. Phương thức giám sát còn có điểm bất cập, giám sát ở cơ sở chủ yếu vẫn là nghe trình bày báo cáo, nên kết quả đạt được chưa cao. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ý kiến, kiến nghị sau giám sát và chất vấn không phải nơi nào cũng thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm chưa có cơ chế thực hiện. Những hạn chế nêu trên đã có ảnh hưởng và tác động nhất định đến việc khẳng định vai trò, vị trí của hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị ở địa phương, gây ra không ít khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân. Do có sự luân chuyển, không ổn định về nhân sự nên kinh nghiệm hoạt động chưa được kế thừa liên tục, chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao. III - Những giải pháp đặt ra cho tổ chức và hoạt động của HĐND Cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là các cấp uỷ Đảng đối với HĐNDcác cấp. Sớm có quy định thống nhất về các chức danh của Đảng trong lãnh đạo HĐND, nhất là các đại biểu trong thường trực HĐND hoạt động chuyên trách phải là thường vụ cấp uỷ, uỷ viên các Ban HĐND không nên kiêm nghiệm các chức danh trưởng, phó các cơ quan Nhà nước. Cần đổi mới nhận thức về tính chất và vai trò của HĐND. Nếu tính chất tự quản được xác định thì cần có những quy định pháp luật về phạm vi, phương thức, điều kiện pháp lý, tổ chức, vật chất, quyền giám sát, quyền bỏ phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ do HĐND bầu ra hoặc phê chuẩn, quyết định ngân sách địa phương. Cần nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Tiếp xúc cử tri là điều kiện để người đại biểu thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trước sự tín nhiệm của nhân dân. Tiếp tục nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND dưới nhiều hình thức. Cần nâng cao năng lực, hiệu lực giám sát của HĐND. Giám sát của HĐND phải góp phần tích cực vào việc giải quyết trả lời các kiến nghị của cử tri; các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; các vụ việc tiêu cực; các vi phạm về quản lý kinh tế, tài chính và các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để hoạt động giám sát tốt hơn thì cần nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu, gắn với đổi mới cơ cấu đại biểu tham gia HĐND các cấp; phải đảm bảo những quy định chặt chẽ về quyền của giám sát. Cần đảm bảo các điều kiện hoạt động thuận lợi cho HĐND. Xây dựng, củng cố các cơ quan dân cử, trong đó có HĐND là vấn đề quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, là một trong những vấn đề bức xúc trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Một trong những vấn đề để dảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, thiết nghĩ Đảng và Nhà nước cần tập trung nhiều trí tuệ hơn vào củng cố cơ quan quyền lực dân cử ở địa phương, một vấn đề có tính thời sự hiện nay. Tóm lại, HĐND ở các cấp đã có những thành tựu rõ rệt trong tổ chức và hoạt động. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định chưa đúng với nguyện vọng, mong muốn của nhân dân. Với vai trò quan trọng của mình, hy vọng trong thời gian tới HĐND sẽ phát huy được điểm mạnh của mình, khắc phục những điểm hạn chế, xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước được nhân dân tin tưởng và đặt niềm tin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kỳ hiến pháp K 36- Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành – thực trạng và giải pháp.doc
Luận văn liên quan