Tổ chức và hoạt động của quốc hôi trong giai đoạn hiên nay
Lời mở đầu
Trước sự thay đổi của nền tảng kinh tế xã hội, những thiết chế kiến trúc thượng tầng trong đó có Nhà nước và pháp luật cũng cần phải thay đổi theo. Ý thức sâu sắc về vấn đề này, Hội nghị lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã đặt ra vấn đề sửa đổi một số quy định của Hiến pháp 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước. Nghị quyết Quốc hội khóa X, kỳ họp khóa VI về chương trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh năm 2001 đã yêu cầu các cơ quan hữu quan nghiên cứu chuẩn bị đề án sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Đáp ứng yêu cầu đó bài viết này xin được trình bày một số vấn đề để đổi mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hôi trong giai đoạn hiên nay.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Phần nội dung
Khái quát về Quốc hội 1
Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội 2
Quy định của Pháp luật về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của Quốc hội 2
Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội
theo Hiến pháp 1992 cho tới nay. 3
Phương hướng và giải pháp đổi mới 5
Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức 5
Phương hướng và giải pháp đổi mới hình thức hoạt động 7
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kì họp Quốc hội 8
Kết luận 9
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3846 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức và hoạt động của quốc hôi trong giai đoạn hiên nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Phần nội dung
Khái quát về Quốc hội 1
Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội 2
Quy định của Pháp luật về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của Quốc hội 2
Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội
theo Hiến pháp 1992 cho tới nay. 3
Phương hướng và giải pháp đổi mới 5
Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức 5
Phương hướng và giải pháp đổi mới hình thức hoạt động 7
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kì họp Quốc hội 8
Kết luận 9
Lời mở đầu
Trước sự thay đổi của nền tảng kinh tế xã hội, những thiết chế kiến trúc thượng tầng trong đó có Nhà nước và pháp luật cũng cần phải thay đổi theo. Ý thức sâu sắc về vấn đề này, Hội nghị lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã đặt ra vấn đề sửa đổi một số quy định của Hiến pháp 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước. Nghị quyết Quốc hội khóa X, kỳ họp khóa VI về chương trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh năm 2001 đã yêu cầu các cơ quan hữu quan nghiên cứu chuẩn bị đề án sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Đáp ứng yêu cầu đó bài viết này xin được trình bày một số vấn đề để đổi mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hôi trong giai đoạn hiên nay.
Nội dung
I. Khái quát về Quốc hội nước ta.
Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đã triệu tập gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng trung ương tức Chính phủ lâm thời. Vì vậy Quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc hội nước ta. Ngày 8 tháng 9 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 mở cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, trước nguy cơ mất nước nhưng ngày 06 tháng 01 năm 1946 nhân dân ta trong cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do thắng lợi, bầu ra Quốc hội nước đó - Quốc hội đầu tiên nước Cọng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội khoá I của nước ta.
Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Theo hiến pháp 1992 ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2). Nhưng nhân dân không thể trực tiếp, thường xuyên sử dụng quyền lực nhà nước nên phải bầu ra các cơ quan đại biểu để thay mặt mình sử dụng quyền lực nhà nước. Vì vậy các cơ quan này được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Ở nước ta, các cơ quan này bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Để thực hiện tốt chức năng và vai trò của Quốc hội cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong thời đại hiện nay thì yêu cầu đòi hỏi đổi mới về cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động của Quốc hội là một vấn đề hết sức quan trọng và thiết yếu.
II. Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội.
1. Quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội.
a.Về cơ cấu tổ chức:
Ở Việt Nam, Quốc hội được tổ chức theo cơ cấu một viện. Việc lựa chọn này nhằm mục đích bảo đảm để Quốc hội là nơi tập trung, thống nhất ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đảm bảo tính thực quyền. Quốc hội nước ta được xác định là mô hình Quốc hội tập quyền. Về cơ cấu đại biểu Quốc hội thì số đại biểu Quốc hội được tính trên cơ sở dân số của cả nước và được chia theo các đơn vị hành chính.
Về ban lãnh đạo, theo Hiến pháp 1992 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội là ban lãnh đạo của Quốc hội.
Về các cơ quan khác của Quốc hội cũng như các nước, Quốc hội nước ta thành lập ra các Ủy ban để giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực hoạt động cụ thể.
b. Về phương thức hoạt động:
Quốc hội nước ta hoạt động chủ yếu thông qua các hình thức sau:
- Kỳ họp và các phiên họp Quốc hội.
- Hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
- Hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội.
- Hoạt động của văn phòng Quốc hội.
- Hoạt động của các đại biểu Quốc hội.
2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội theo Hiến pháp 1992 cho tới nay- Những đổi mới và tồn tại.
a. Những đổi mới và tồn tại về cơ cấu tổ chức Quốc hội:
Hiến pháp 1992 quy định rõ ràng hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, đề cao vai trò của đại biểu Quốc hội nhằm nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội nói riêng và Quốc hội nói chung. Đối với các cơ quan khác của Quốc hội, Hiến pháp 1992 cơ bản vẫn giữ nguyên quy định về việc thành lập Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội và các cơ quan. Nhìn chung không có gì thay đổi lớn so với Hiến pháp 1980.
- Hiến pháp 1992 đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực với chế định chủ tịch nước.
- Hiến pháp 1992 chú ý tăng cường các chuyên gia pháp luật, kinh tế phù hợp với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong cơ cấu đại biểu Quốc hội.
b. Những đổi mới và tồn tại về phương thức hoạt động của Quốc hội:
- Hoạt động lập pháp của Quốc hội sôi nổi và chất lượng hơn. Quốc hội ban hành kịp thời các đạo luật tạo hành lang pháp lý để thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
- Quy trình xây dựng pháp luật được quan tâm, cải tiến. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và các ngành, các cấp được coi trọng và từng bước đổi mới.
Tuy nhiên chương trình pháp luật của Quốc hội được xây dựng chậm, tính khả thi chưa cao, hoạt động lập pháp còn bị động.
- Về hoạt động giám sát tối cao đã tích cực cải tiến nhưng còn nhiều hạn chế như nội dung giám sát chưa bao quát, phương thức thực hiện, chức năng giám sát chưa đáng kể...
- Về vấn đề giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ bầu ra các chức danh cấp cao lãnh đạo của nhà nước, quyết định cơ cấu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ...
- Góp phần xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
III. Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội.
1. Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức.
Tiếp tục làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về sự phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức Quốc hội: Yêu cầu đổi mới và phát huy vai trò của Quốc hội gắn liền với việc tiếp tục làm rõ hơn sự phân công chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Bên cạnh đó cần xác lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền và đặc biệt là sự kiểm soát của Quốc hội đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Để thực hiện sự phân công rõ ràng hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ cấu trong tổ chức Quốc hội cần quan tâm đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Cụ thể là:
- Quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội theo hướng xác định rõ hơn từng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách của các chức danh này trên cơ sở có sự cân đối chung với các chức danh tương ứng trong các cơ quan cấp cao của nhả nước trung ương.
- Xác định rõ ràng hơn phạm vi hoạt động, thẩm quyền của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, đặc biệt là các đại biểu Quốc hội chuyên trách trong các lĩnh vực cụ thể.
- Phân định rõ mối quan hệ của các cơ quan Quốc hội và đại biểu Quốc hội với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Quy định rõ trình tự các bước tiến hành hoạt động của các cơ cấu trong tổ chức Quốc hội cũng như đại biểu Quốc hội.
- Xác định rõ vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trong điều kiện Quốc hội của nước ta hoạt động không thường xuyên, số đại biểu Quốc hội chuyên trách tỷ lệ chưa cao thì việc xác định rõ hơn vị trí, vai trò cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội là điều cần thiết bảo đảm cho hoạt động của Quốc hội có hiệu quả. Theo hướng đó bên cạnh việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn. Cần tăng cường số lượng và chất lượng thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Thành lập mới và tách một số Ủy ban của Quốc hội theo từng lĩnh vực hoạt động chuyên sâu, bảo đảm để các cơ quan này thực hiện tốt việc tham mưu giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Để nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc chia tách, thành lập một số Ủy ban chuyên môn của Quốc hội là rất cần thiết.
- Thành lập Ủy ban công tác dân nguyện: để giúp xã hội tổng hợp, phân tích tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để qua đó tham mưu, đề xuất với Quốc hội để điều chỉnh chính sách pháp luật cho phù hợp với thực tế, với lòng dân và với quy luật phát triển.
- Thành lập Ủy ban tổ chức nhà nước để giúp Quốc hội trong việc xây dựng, thiết kế mô hình tổ chức bộ máy nhà nước có hiệu quả.
- Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội trong điều kiện Quốc hội hoạt động không thường xuyên:
Đoàn đại biểu Quốc hội là một hình thức hoạt động của Quốc hội trong khi Quốc hội hoạt động không thường xuyên do đó việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội là việc làm cần thiết trong điều kiện hiện nay. Để kiệm toàn tổ chức và hoạt động của đàn đại biểu Quốc hội 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết về việc thành lập văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội. Ngoài ra cần tăng cường các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật để kiện toàn Đoàn đại biểu Quốc hội đủ điều kiện tiến hành tại địa phương. Bên cạnh đó cần sửa đổi quy chế oạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đaị biểu Quốc hội theo hướng xác định rõ hơn vị trí, chức năng và vai trò.
- Đổi mới chế độ bầu cử và phương thức lựa chọn đại biểu Quốc hội, kết hợp đúng đắn giữa cơ cấu và tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội.
Thực tiễn các cuộc bầu cử những khoá gần đây cho thấy chủ trương nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội mới chỉ đạt được một số tiến bộ nhất định. Để chọn được những người đảm bảo tieu chuẩn với cơ cấu đại biểu hợp lý thì cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành. Cụ thể là đổi mới quy trình hiệp thương, lựa chọn người ứng cử đại biểu Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi để công dân có đủ tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội có cơ hội trúng cử.
- Tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội.
- Nâng cao số lượng và chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách là yêu cầu quan trọng để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội. Để thực hiện tốt yêu cầu này cần thực hiện:
Quy định rõ ràng các tiêu chuẩn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Quy định rõ tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ nội dung hoạt động cụ thể của đại biểu Quốc hội chuyên trách, kết hợp tốt giữa tính đại biểu và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đại biểu Quốc hội.
- Kiệm toàn và củng cố bộ máy tham mưu Quốc hội: Để đảm bảo cho việc phục vụ các hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội một cách có hiệu quả cần nghiên cứu, lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy tham mưu riêng của hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội dưới hình thức các văn phòng. Đối với các hoạt động chung của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thì do văn phòng Quốc hội đảm nhiệm.
2. Phương hướng và giải pháp đổi mới hình thức hoạt động của Quốc hội.
a. Đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp:
Thực tiễn công cuộc đổi mới của đất nước ta đã và đang đặt ra các yêu cầu cần đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội. Cụ thể là:
- Yêu cầu cần có đủ các đạo luật để điều chỉnh kịp thời các quan hệ kinh tế xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
- Yêu cầu cần có đủ các đạo luật về tổ chức nhà nước, bảo đảm thực hiện xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
- Yêu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội bảo đảm thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân.
- Yêu cầu phát triển chất lượng các đạo luật.
- Thể chế hoá kịp thời chủ trương của Đảng bằng các đạo luật.
b. Đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát:
Cần xác định rõ hơn phạm vi, nội dung, cơ chế thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ và các Ủy ban của Quốc hội:
Phân định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và sự khác nhau giữa hoạt động giám sát của hệ thống các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước và quyền giám sát tối cao của Quốc hội.
- Đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội phải được đặt trong quá trình dổi mới toàn diện và sâu sắc các mặt về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
- Đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội trong việc quyết định quan trọng của đất nước.
Để Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thật sự có hiệu quả cần cung cấp đầy đủ thông tin, gửi sớm tài liệu, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội nghiên cứu khi xem xét. Cần có một mạng lưới công tác viên của đại biểu Quốc hội dưới dạng hợp đồng theo công việc. Nghĩa là khi đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của mình trong một lĩnh vực chuyên ngành nào đó mà cần đến những chuyên gia có am hiểu sâu sắc về lĩnh vực liên quan thì đại biểu Quốc hội có quyền trưng tập hoặc thuê những người này giúp trong thời gian làm nhiệm vụ.
c. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kì họp Quốc hội.
- Đổi mới việc chuẩn bị nội dung, chương trình kì họp Quốc hội theo hướng tăng thêm thời gian gửi các đề án, dự án.
- Đổi mới quy trình thảo luận và thông qua các dự án, đề án, báo cáo tại kì họp.
- Cải tiến cách thức chất vấn và trả lời chất vấn, bảo đảm để chất vấn là hình thức giám sát có hiệu quả nhất của Quốc hội.
- Kiện toàn và củng cố đội ngũ cán bộ phục vụ kì họp Quốc hội.
- Tăng cường các điều kiện vật chất kỹ thuật bảo đảm phục vụ có hiệu quả các kì họp Quốc hội.
Kết luận
Có thể nói vấn đề đổi mới và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội luôn là một vấn đề quan trọng bậc nhất trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và hoàn thiện hệ thống cơ quan đại diện của nhân dân nói riêng. Không ngừng nghiên cứu học hỏi tổ chức và hoạt động của Quốc hội các nước, cũng như đổi mới tư tưởng trong vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng, cốt lõi để tổ chức Quốc hội phù hợp với tình hình mới. Nhìn nhận một cách chân thực những hạn chế, đồng thời mỗi đại biểu cần trnag bị cho mình một hành trang kiến thúc kỹ năng là một trong những nôi dung căn bản trong tổ chúc và hoạt động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đâị hóa đât nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập Ly luan- tổ chức và hoạt động của Quốc hôi trong giai đoạn hiên nay.doc