MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Giới hạn đề tài
5. Đóng góp mới
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận – tư tưởng sáng tác thơ cách mạng giai đoạn thế kỷ XX.
1.1: Lịch sử giai đoạn mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
1.2: Quan điểm chính trị trong thơ Tố Hữu
1.3: Tư tưởng sáng tác thơ Tố Hữu.
Chương II: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại.
2.1: Các giai đoạn sáng tác.
2.2: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
2.3: Con đường thơ Tố Hữu
2.4: Giá trị nội dung của các tập thơ
Chương III: Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
3.1: Đặc điểm chung trong thơ Tố Hữu.
3.2: Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
3.3: Một số lời bình về nhà thơ Tố Hữu.
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XX đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn học Việt Nam, khép lại thời văn học cổ xưa, mở ra thời văn học hiện đại.
Tố Hữu làm thơ khá sớm. Bắt đầu sáng tác từ 1937, giữa cao trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, ảnh hưởng của Đảng đi vào quần chúng sâu rộng chưa từng thấy. Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn liền với đời sống, tâm hồn người chiến sĩ. Những bài thơ vận động Cách mạng tiến tới khởi nghĩa và Cách mạng thành công. Cách mạng tự hào có trong thơ của Tố Hữu, ông khai sáng cho cả một nền thơ trữ tình cách mạng. Tố Hữu rất tinh tế, tinh tế như các nhà thơ tài năng của phong trào thơ mới khi diễn đạt những biến động của tình cảm con người trước cuộc đời. Có thể nói, những thành tựu mà thơ ca Cách mạng đương thời đạt được, đều có thể tìm thấy trong vần thơ Tố Hữu.
Trên đà phát triển của thơ ca Cách mạng ấy, Tố Hữu xuất hiện như một lá cờ đầu giữa những cây bút trẻ. Tuy còn rơi rớt đây đó ít nhiều màu sắc tiểu tư sản, tâm hồn “bừng nắng hạ” ấy đã kết hợp được một cách đẹp đẽ lý tưởng cộng sản và nghệ thuật thơ, ghi lại cho thơ ca Cách mạng một thành công rõ rệt.
Để làm rõ hơn về con đường thơ Cách mạng của nhà thơ Tố Hữu và chứng minh Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng trữ tình mở đầu cho nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại của thế kỉ XX, nên tôi đã chọn đề tài “Tố Hữu – người mở đầu cho nền thơ Cách mạng hiện đại”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về con đường thơ, nội dung, nghệ thuật thơ cách mạng trữ tình của Tố Hữu. Do đâu mà Tố Hữu được xem là người mở đầu cho nền thơ cách mạng giai đoạn này. Và tìm hiểu về những mảng đề tài mà Tố Hữu đã đề cập tới trong các tập thơ của ông, làm sáng nên vẻ đẹp trong thơ Tố Hữu – nhà thơ chiến sĩ.
3. Lịch sử vấn đề.
Năm 1935, lúc Nhà thơ Tố Hữu vừa tròn 15 tuổi, cũng là lúc Phong trào Mặt trận Bình dân Pháp lên cao, lập được Chính quyền mới ở Pháp theo xu hướng cánh tả; lúc đó tác giả tham gia phong trào thanh niên cánh tả ở Đông Dương. Tác phẩm "Người mẹ" của Gorki, "Thép đã tôi thế đấy" của Ostrovski. Hình tượng anh công nhân Paven trong "Người mẹ" và đẹp hơn nữa là Paven trong "Thép đã tôi thế đấy" dũng cảm vượt qua mọi gian khổ, chiến thắng bệnh tật, coi thường cái chết là thần tượng của tác giả. Các tác phẩm có tinh thần đấu tranh như "Khói lửa" của Barbusse, "Cơristốp" của Romain Rolland, "Mười ngày chấn động hoàn cầu" của John Reed, "Gót sắt" của Jacques London đã mang lại cho tác giả những suy nghĩ mới, ảnh hưởng đến sự nghiệp thơ, khi mà những luồng suy nghĩ mới này có ảnh hưởng lớn lúc đang độ tuổi trưởng thành. Tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" của Lê Nin và bộ "Tư bản" của Các Mác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và suy nghĩ đang hình thành của Tố Hữu. Nhiều nhân vật của Đảng Cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ như Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Nguyễn Chí Diểu, Bùi San, . đã tiếp cận và giác ngộ Tố Hữu đi theo con đường cộng sản: gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ năm 1936 và 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1946, tập thơ đầu tay Từ ấy ra đời, tập hợp các tác phẩm viết từ 1937 – 1946, chia làm ba phần: Máu lửa(27 bài), Xiềng xích(30 bài) và Giải phóng (14 bài). Ba phần thơ là ba chặng hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Chặng đầu là cái nhìn hiện thực, tố cáo xã hội, đương thời, gắn với lòng say mê lý tưởng xóa áp bức bất công, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, nhận ái. Chặng thứ 2 là thơ trong tù, với những bài thơ xuất sắc của một tâm hồn chiến sĩ can đảm. Chặng cuối là thơ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa và cách mạng thành công – những bài thơ say đắm, sôi sục và hào hùng. Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, lý tưởng cách mạng đã chi phối toàn thể tâm hồn, hành động, cuộc đời và thơ ca Tố Hữu. Toàn bộ tập thơ thể hiện được phần nào cuộc đời của một chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi lao vào cuộc đấu tranh cách mạng với tất cả tâm hồn và bầu nhiệt huyết của mình, xúc động trước cảnh khổ của nhân dân và của dân tộc, từ em bé đến cụ già đều sống trong cực nhục, trong đêm tăm tối, trải qua những cuộc vật lộn đấu tranh anh dũng và gian khổ trong máu lửa và xiềng xích, cho đến ngày cách mạng thành công năm 1945.
Tập thơ thứ hai của Tố Hữu, Việt Bắc, xuất bản trong những ngày tưng bừng rầm rộ nhân dân ta, giữa thắng lợi hòa bình, kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến cách đây tám năm, kỷ niệm 10 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; riêng ở thủ đô mới giải phóng, lại thêm không khí nhân dân thủ đô cuồn cuộn dự lễ chào mừng Hồ Chủ tịch và Chính phủ trở về Hà Nội. Trong những ngày lớn lao ấy của dân tộc, có hòa chen một ngày lớn của thơ Việt Nam. Chín năm thơ của Tố Hữu, từ Tổng khởi nghĩa, trải qua kháng chiến, đến hòa bình, đã được tuyển lựa thành tập thơ Việt Bắc. Những bài thơ trong tập thơ Việt Bắc đã nói lên một phần tình cảm tốt đẹp nhất của con người mới - mà nổi bật trong đó là hình ảnh Hồ Chí Minh, của một thời đại mới, dưới một chế độ mới. Cụ thể là: tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, lòng yêu lãnh tụ, yêu nhân loại cần lao và dũng cảm, lòng tin tưởng vững chắc vào thắng lợi đấu tranh. Thơ Tố Hữu là loại thơ thời sự, phục vụ quần chúng rất kịp thời, Tố Hữu có công trong việc xây dựng, hướng dẫn tình cảm cho quần chúng tiến lên theo kịp những biến cố lớn của thời đại, nhất là trong bài “Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên” và “Ta đi tới”. Tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa được nhìn thấy.
Gió lộng là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến 1961. Khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chống Mỹ. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: "Gió lộng đường khơi rộng đất trời". Âm điệu vui của những năm miền Bắc Việt Nam hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Không những cách mạng ở Việt Nam, mà cách mạng xã hội chủ nghĩa ở đâu cũng làm cho cuộc sống thay da đổi thịt một cách kỳ diệu. Âm điệu vui ấy là một âm điệu rất mới trong thơ ca. Cuộc đời phơi phới như gió lộng. Nhưng trong cảnh vui, vẫn còn tâm sự ngang trái, một góc lòng vẫn canh cánh vì miền Nam chưa được giải phóng, nhiều khi bật lên thành tiếng thét phẩn nộ. Gió lộng khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới XHCN trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em. Niềm vui chiến thắng được nhân lên cùng với niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, vững tin vào tương lai đã đem đến cho tập thơ Gió lộng cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với khuynh hướng sử thi đậm nét.
Về mọi phương diện, Tố Hữu luôn là lá cờ tiên phong, lá cờ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam.
4. Giới hạn của đề tài.
Bài nghiên cứu được dựa theo những lý luận của nhiều bài lý luận bàn về Tố Hữu nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng một hồn thơ dân tộc – hiện đại. Đề tài nghiên cứu dựa trên ba tập thơ đầu của Tố Hữu: Từ ấy(1937 – 1946), Việt Bắc
(1947 – 1954), Gió lộng(1955 – 1961) qua nhiều tác giả, nhà lý luận tiêu biểu
5. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở tiếp thu tri thức, những đề tài của nhiều nhà nghiên cứu khác, trong bài cũng đã giúp được phần nào những tri thức rõ ràng hơn về việc tìm hiểu về Tố Hữu nhà thơ cách mạng trữ tình tiên phong trong thế kỉ XX. Phần nào thấy rõ được hình ảnh nổi bật, đặc trưng trong những vần thơ cách mạng nhưng thẫm đẫm chất trữ tình của nhà thơ.
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận – tư tưởng sáng tác thơ cách mạng giai đoạn thế kỷ XX.
1.1: Lịch sử giai đoạn mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
1.2: Quan điểm chính trị trong thơ Tố Hữu
1.3: Tư tưởng sáng tác thơ Tố Hữu.
Chương II: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
2.1: Các giai đoạn sáng tác.
2.2: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
2.3: Con đường thơ Tố Hữu
2.4: Giá trị nội dung của các tập thơ
Chương III: Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
3.1: Đặc điểm chung trong thơ Tố Hữu.
3.2: Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
3.3: Một số lời bình về nhà thơ Tố Hữu.
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16906 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tố hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự gặp gỡ may mắn giữa dòng thơ tuyên truyền chính trị của những người cộng sản với một tài năng thực sự, một thi sĩ thực sự, khiến cho người nói như Sóng Hồng, “thơ chính trị” cũng có thể là “thơ trăm phần trăm như các thơ khác”.
Thơ chính trị, thơ vô sản, nên dân tộc hóa, đại chúng hóa là con đường nghệ thuật tất yếu. Cũng tất yếu thiên về tính truyền thống hơn là tính hiện đại. Và cấu tứ trên một bình diện nghĩa để chủ đề được truyền đạt rõ ràng với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nông. Là thơ chính trị nên hầu như không nói đến tình riêng, đến chuyện đời tư, chuyện cá nhân, và phải gắn bó chặt chẽ với đường lối chính sách của Đảng trên từng bước đi cụ thể của cách mạng. Về mặt này, thơ Tố Hữu nhiều khi không tránh khỏi phải trả giá cho những sự thiếu thống nhất nào đó giữa chính trị và chân lý đời sống, giữa ý chí, ước mơ và hiện thực. Đây là trường hợp mà cảm hứng lãng mạn bay bổng và đầy dự báo chính trị của thi sĩ tuy có thể rất chân thật nhưng thiếu cơ sở nhận thức chính xác đối với hiện thực và chưa bắt rễ được sâu vào những nhọc nhằn, đau đớn, những bất hạnh còn nặng nề trong đời sống nhân dân.
Nhược điểm này thực ra chẳng phải là của riêng Tố Hữu. Chẳng qua là vì Tố Hữu chủ yếu chỉ làm thơ chính trị nên nhược điểm ấy đã lộ ra rõ hơn mà thôi.
Nhìn chung, thơ Tố Hữu, từ bài đầu tiên đến tập cuối cùng (Máu và Hoa) đều được sáng tác trong cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa. Có thể nói Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu nhất của “cái thời lãng mạn” (Nguyễn Khải) trên đất nước ta.
2.4 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA CÁC TẬP THƠ
2.4.1 Tập thơ Từ ấy
Quần chúng trong những bài thơ đầu của Tố Hữu chưa phải là quần chúng cách mạng, nhưng đó là quần chúng của cách mạng, và được thể hiện với mục đích khẳng định lý tưởng và con đường cách mạng. Rồi từ trong đám quần chúng ấy, chúng ta thấy xuất hiện một bà má Hậu Giang trong Nam kỳ khởi nghĩa. Cuối cùng, quần chúng lao khổ, bị đè bẹp dưới ách sưu thuế của bọn xâm lược, sẵn sàng đứng lên đánh đuổi Tây Nhật trong thời kỳ mặt trận Việt Minh, thời kỳ tiền khởi nghĩa, đã được thơ ca trả lại lời ăn nói cảm nghĩ của mình:
Chém cha ba đứa đánh phu,
Choa đói choa rét, bay thù gì choa?
Bay coi Tây Nhật là cha
Sướng chi bay hại nước nhà bà con ?
Liệu hồn bỏ thói du côn
Bằng không đòn lại trả đòn cho coi !
Tiếng hát trên đê.
Cùng với một số chiến sĩ cách mạng, Tố Hữu đã góp phần cất lên tiếng nói của Đảng trong lãnh vực thơ ca. Từ ấy trước hết là hồi chuông đánh thức, một tiếng gọi lên đường :
Hỡi những con khôn của giống nòi
Những chàng trai quý, gái yêu ơi !
Bâng khuâng đứng trước đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi ?
Dậy lên thanh niên.
Từ ấy lay động mọi người với những chân lý thật giản đơn mà thật ghê gớm :
Người ta lớn bởi vì ta quỳ xuống...
Không ! không thể sống như bầy hành khất !
Hãy đứng dậy.
Từ ấy là câu trả lời trực tiếp cho những ai khao khát nhận đường, chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp, không có áp bức bóc lột, một cuộc sống xứng đáng trong độc lập, tự do. Từ ấy có cái hăm hở của người từ bóng tối đến với ánh sáng chói chang, nóng lòng muốn chọc thủng đêm dày còn bao quanh mọi người, muốn kêu to lên cái lẽ sống đang tràn ngập tâm hồn mình :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời trân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tố Hữu cũng có lần tâm sự là trong Từ ấy còn nghe “những tiếng kêu gọi ồn ào”. Ngay tên các bài thơ cũng có ý nghĩa hô hào, kêu gọi: Đi đi em, Hãy đứng dậy, Liên hiệp lại, Giờ quyết định, Tranh đấu, Dậy lên thanh niên, Quyết hy sinh, Dậy mà đi… nói cho công bình cảm giác ồn ào chỉ là cái cá biệt. Điều cần suy nghĩ là nhà thơ cũng chỉ “kêu to” lúc bấy giờ thôi, còn sau này, thơ anh thích nhỏ nhẹ thầm thì. Phải chẳng lúc bấy giờ thiên hạ phần đông đang còn giữa cơn mê, hay cố tình giả ngơ giả điếc, nên không thể không kêu to nên? Là lời kêu gọi trực tiếp, Từ ấy không ngại đi vào giảng giải, hùng biện:
Khóc là nhục, rên, hèn,van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm…
Liên hiệp lại
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Dậy mà đi
Và chính là những lời kêu gọi hùng hồn, thúc giục đó xuất phát từ chân lý và chính nghĩa sáng ngời, từ một trái tim chân thành, sôi nổi nên có sức thuyết phục tự nhiên từ bên trong. Tố Hữu đã sống mãnh liệt với các chân lý ấy nên dù có đi vào chính luận, thuyết minh vẫn giữ cho nó có được cái nồng nàn, lôi cuốn, đặc biệt gần gũi với tuổi trẻ.
Từ ấy chính là nỗi niềm bồng bột, sôi trào, thường thấy ở thưở ban đầu: thuở ban đầu của Cách mạng và của tuổi đời. Từ ấy là tiếng nói của tuổi trẻ, đến với tuổi trẻ, về phía nhà thơ cũng như của quần chúng:
Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão
Gân đang căng và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!...
Trăng trối
Nhiều bài thơ Từ ấy nhằm vào những chàng trai, những cô gái mà kêu gọi, thúc giục:
Phất ngọn cờ lên, tung bước lên
Với kho hùng khí của thanh niên
Vang lừng mặt trận rung trăm trống
Cách mạng quân ta cướp chính quyền!
Dậy lên thanh niên
Ở Từ ấy chất trẻ trung và chất lãng mạn hòa quyện vào nhau. Khát khao tự do và công lý, phủ định đánh đổ xã hội cũ, khẳng định, xây dựng cái mới, giải phóng và phát huy lực lượng đào núi lấp bể của nhân dân, thực hiện và mở ra những ước mơ cao cả, sự nghiệp kỳ vĩ của cách mạng chính là bao hàm tính chất lãng mạn sâu sắc. Cái lãng mạn của Từ ấy còn là ở thuở ban đầu, nhân sinh quan cách mạng được tiếp thu trước tiên là khía cạnh lãng mạn của nó. Hồi mới giác ngộ, lãng mạn trong mơ ước hoạt động:
Có một tiếng còi xa trong gió rúc…
Tâm tư trong tù
Khi đã bị bắt,lãng mạn trong xiềng xích, trên những bước phát vãng hết nhà lao này đến nhà lao khác:
Tôi của năm nay lại chốn này
Thân đày, xích sắt nặng còng tay
Trên đường theo dấu chân muôn bạn
Gót gỗ hằng quen giẫm bước gai.
Năm xưa
Lãng mạn khi vượt ngục, được trả về với tự do, với trường hoạt động:
Đêm nay pháo nổ giao thừa
Mà người chiến sĩ không nhà còn đi…
Đêm giao thừa
Cuối cùng lãng mạn trong niềm vui Tổng khởi nghĩa, Cách mạng đã toàn thắng:
Ta đi tới, biết đâu là tuyệt đích?
Người cuốn lôi ta, ta cuốn lôi người
Đi đi hoài, đi mãi, anh em ơi
Đây cuối đất hay đầu trời chẳng biết !
Vui bất tuyệt
Nhờ ảnh hưởng và sự giáo dục của Đảng, nhờ lao vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, xu hướng tự biểu hiện ấy cũng là một cách biểu hiện hiện thực cách mạng lúc bấy giờ. Rõ ràng là ở Từ ấy, ý thức phục vụ chính trị, nội dung cách mạng là nguồn cảm hứng mới mẻ đã giúp cho phạm vi đề tài được mở rộng rất nhiều bất cứ một nhà thơ lãng mạn nào cũng không đạt tới được.
2.4.2 Tập thơ Việt Bắc
Trong thời kỳ cách mạng chưa thành công, chế độ thực dân còn chà đạp lên đời sống của nhân dân ta, bóp ngẹt tâm hồn của chúng ta, thơ Tố Hữu đã có tác dụng làm ấm lòng người đọc, bồi dưỡng lòng yêu Tổ quốc của quần chúng, khuyến khích người cán bộ nằm trong nhà tù giữ vững khí tiết cách mạng, giữ vững lòng tin đối với tiền đồ vẻ vang của dân tộc. Tập thơ Việt Bắc chủ yếu gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ kháng chiến từ sau thu đông thắng lợi 1947, những bài thơ đã làm ấm lòng chúng ta, nâng cao tình cảm của chúng ta ; và một số bài thơ sáng tác sau khi hòa bình thắng lợi, những bài thơ này cũng đã có tác dụng giáo dục, cổ vũ cán bộ và nhân dân.
Có thể nói chủ đề bao trùm tập thơ Việt Bắc là tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí chiến đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh,vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, linh hồn của kháng chiến và anh bộ đội anh dũng, thân mến, nổi bật nhất trong tập thơ Việt Bắc. Tố Hữu đã để cả tâm hồn, tất cả tình cảm đằm thắm nhất của mình để diễn tả những hình ảnh yêu kính và quý mến nhất ấy của thời đại chúng ta.
Đối với anh bộ đội, chỉ “gần nhau là thân thiết”, chỉ “một thoáng lặng nhìn nhau” là “âm thầm thương mến”. Tố Hữu đã tùng mặc áo bộ đội, vai nặng ba lô, chân đạp rừng gai đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thâm nước, dãi gió nằm sương với anh bộ đội. Nên Tố Hữu là nhà thơ thông cảm mãnh liệt đối với sức lao động ấy một khi nó dốc ra mặt trận đánh đổ quân thù. Xúc động biết bao khi đọc những đoạn thơ Tố Hữu để tình cảm của mình rung lên những nhạc điệu, những ý thơ hùng dũng :
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm,
mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn !
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm,
Những bàn tay xẻ núi,lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện
Trong tập thơ Việt Bắc, ngoài hình ảnh anh bộ đội, những hình ảnh bà mẹ, em thiếu nhi, chị phụ nữ cũng nói lên đầy tình mến thương của nhà thơ. Nhưng Tố Hữu tha thiết yêu anh bộ đội, Tố Hữu không muốn tình yêu ấy bị chia sẻ,Tố Hữu muốn đặt tất cả những hình ảnh trong một cảm xúc chung đối với người chiến sĩ. Những bà mẹ trong thơ Tố Hữu là những bà mẹ của chiến sĩ, giản dị như cánh đồng quê, thiết tha yêu con và lại giàu lòng yêu nước. Em thiếu nhi trong thơ Tố Hữu là chiến sĩ nhỏ tuổi, tâm hồn em hồn nhiên, nhưng lòng thấm sâu tình yêu nước, em là những “chú đồng chí nhỏ” làm nhiệm vụ giao thông vượt qua mặt trận, không sợ đạn của giặc, không sợ hiểm nghèo. Những chị phụ nữ trong thơ Tố Hữu là những chị dân công dù con bế, con bồng “em cũng theo chồng đi phá đường quan”, những chị ngày đêm ra tiền tuyến phục vụ chiến trường. Có những lúc tình cảm Tố Hữu đi ra ngoài biên giới, nhớ tới em bé Triều Tiên, nhân dân Triều Tiên đang anh dũng chiến đấu. Tố Hữu yêu em bé Triều Tiên và em bé Triều Tiên trong thơ Tố Hữu là con người của dân công tải đạn, con người của nữ cứu thương, con của anh bộ đội “Mặt đen khói đạn, chặn đường giặc lui”.
Điều làm người đọc thông cảm nhất với hình ảnh những người con yêu quý của nhân dân ta trong thơ Tố Hữu là những hình ảnh gắn chặt với đất nước, dân tộc, quê hương. Đây chính là phần tươi sáng nhất trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Đọc thơ Tố Hữu, chúng ta càng tin tưởng nhân dân ta anh hùng, đất nước ta đẹp đẽ, quê hương ta đầm ấm.
Hình ảnh vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh rộng lớn của đất nước :
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Người chiến sĩ trên chiến trường Tây Bắc :
Mỗi bước, vàng theo đồng lúa chín
Lửa vui từng mái nứa tươi xanh
Và còn cảnh nào đẹp hơn khi chiến sĩ chiến thắng trở về :
Anh về, cối lại vang rừng
Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân.
Anh về, sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca...
Em Lượm, em bé giao thông anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ, thi sĩ lặng người trước “một dòng máu tươi”, nhưng em Lượm hy sinh mà em không chết, Tố Hữu đặt em Lượm nằm trên cánh đồng lúa vàng rượi, tượng trưng cho lẽ sống:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
Đất nước và con người, cảnh và người đối với Tố Hữu không thể xa rời, nhưng đất nước tốt đẹp là do con người làm nên, cảnh vật vui tươi cũng là do con người quyết định. Đối với Tố Hữu, cảnh vật đất nước của chúng ta bao giờ cũng vui, cũng tươi, cũng đẹp và cái vui tươi trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng thể hiện một lòng tin vững chắc ở tương lai, vì nhân dân chúng ta chiến đâu ngày nay đã nhìn thấy thắng lợi ngày mai. Tinh thần lạc quan cách mạng tươi sáng ấy xuất phát từ lòng thiết tha yêu nước và lòng tin tưởng ở quần chúng đã tác động mãnh liệt đến người đọc.
Bài thơ Ta đi tới đã diễn tả nhân dân ta vui sướng, quang cảnh tưng bừng của hòa bình, của thắng lợi vĩ đại sau tám, chín năm kháng chiến. Trong nỗi vui mừng của thi sĩ sáng lên lòng tin tưởng ở thống nhất nước nhà:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù ai rào giậu ngăn sân
Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ !
Sáng lên sức mạnh của dân tộc ta :
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt !
Cảm xúc của Tố Hữu đối với những con người mới đang được tôi luyện trong chế độ mới này, đối với đất nước, quê hương còn đằm thắm hơn một khi nó được biểu hiện lên như tình yêu vợ chồng, tình mẹ con. Việt Bắc là nơi chôn rau cắt rốn của cách mạng, là căn cứ địa của kháng chiến. Hòa bình trở lại, Chính phủ, Trung ương Đảng về Hà Nội. Mỗi người chúng ta đều nhớ về Việt Bắc, nhớ những bà mẹ, những người chị đã nuôi nấng chúng ta, nhớ anh du kích đã dẫn đường, nhớ núi rừng, nhớ suối, nhớ nương... Nỗi nhớ thương ấy đối với Tố Hữu âu yếm lạ lùng. Trong những nhắn nhủ say tình của bài Việt Bắc, chúng ta không còn phân biệt Việt Bắc và Tố Hữu, tiếng nói của Việt Bắc và của Tố Hữu là của hai người nhưng nó lại nằm trong một người.
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Tố Hữu nhà thơ của chúng ta, đưa tình yêu vào trong thơ để nói lên lòng yêu chân thành đối với Tổ quốc, với đất nước. Tình yêu đối với Tố Hữu cũng như đối với tất cả những người chiến sĩ cách mạng không phải là mục đích, mà nó là động cơ cách mạng. Con người cách mạng là con người cảm xúc nhất, con người biết yêu đằm thắm, và cũng biết cách giữ gìn và bảo vệ tình yêu ấy, tình yêu ấy là động cơ thúc đẩy chúng ta thêm mạnh trên đường chiến đấu bền bỉ và lâu dài.
Đọc tập thơ Việt Bắc, chúng ta vẫn còn chưa thỏa mãn. Tuy ca tụng người chiến sĩ cách mạng là Tố Hữu đã ca ngợi nông dân, tình cảm, sức mạnh của người nông dân, những bà mẹ, những người chị, người vợ trong thơ Tố Hữu là những nông dân lao động, nhưng chúng ta muốn những người nông dân lao động sản xuất ở hậu phương có mặt ở trong thơ Tố Hữu. Tuy trong tất cả những bài thơ của Tố Hữu đã nói lên tư tưởng của giai cấp công nhân, đường lối chỉ đạo của Đảng, ca tụng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta muốn hình ảnh Đảng tiên phong của dân tộc, người công nhân được nêu cụ thể hơn, đầy đủ hơn. Tô Hữu chưa nói lên hộ lòng biết ơn, sức tin tưởng của hàng chục triệu con người Đảng viên và quần chúng đối với Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
Những bài thơ đăng trong tập thơ Việt Bắc đã nói lên những tình cảm tốt đẹp nhất của con người mới, của một thời đại mới, dưới một chế độ mới. Tình yêu thiết tha của Tố Hữu đối với quê hương đất nước, Tổ quốc, lòng tin tưởng vững bền, tinh thần lạc quan cách mạng bao trùm tập thơ của Tố Hữu đã từng kích thích chúng ta trong những năm chiến đấu gay go, gian khổ nhất. Đọc tập thơ Việt Bắc, chúng ta được nuôi dưỡng thêm tinh thần và tình cảm yêu quê hương đó. Về mặt nghệ thuật thì những thành công đó chính là những thành công của chủ nghĩa hiện thực cách mạng, của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng trong thơ.
Tố Hữu là một thi sĩ cộng sản. Tập thơ Việt Bắc trào lên lòng yêu nước nồng thắm, chứng tỏ thêm một nguyên lý : những người cộng sản là những người tha thiết yêu mến Tổ quốc của mình, yêu mến nhân dân của mình, và suốt đời tận tụy đấu tranh cho sự nghiệp của dân tộc.
2.4.3 Tập thơ Gió lộng
Gió lộng trước hết là một tiếng ca vui của nhân dân ta trên miền Bắc sau khi hòa bình lập lại. Một cái vui đầy sức tự hào của người chiến thắng :
Giáng một trận dập đầu quỷ dữ
Sáng nghìn năm lịch sử Điện Biên.
của người tự mình làm nên chiến thắng :
Một vùng trời đất trong tay
Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng!
Việt Nam, dân tộc anh hùng
Tay không mà đã thành công nên Người!
Qua những sóng gió 1956 – 1957, ngày càng ta càng thấy dựng nước cũng là một sự nghiệp gian nan. Tháng 8 – 1958, bài Mùa thu mới có tính chất một bài thơ kết thúc thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương. Lúc này nhà thơ nhìn rõ:
Ồ đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương!
Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường!
Và cũng nhìn rõ một cái gì rất mới, rất kỳ diệu đang hình thành trên đất nước chúng ta:
Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng
Của đời ta chập chững buổi đầu tiên
…
Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!
Cái mới đang hình thành đó chính là chủ nghĩa xã hội. Và đến mùa xuân 1961 thì thơ Tố Hữu lại cùng với chúng ta bước vào một giai đoạn mới. Tiếng ca vui của nhà thơ chưa bao giờ đạt tới một chiều sâu và vươn tới những đỉnh cao như trong Bài ca mùa xuân 1961. Bài thơ rộn rịp không khí bước đầu công nghiệp hóa nhưng vẫn không quên các thứ khó khăn. Ta vẫn thường nói là chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh một nước công nghiệp cực kỳ lạc hậu thì Tố Hữu đã nói lên điều đó rất cụ thể, bằng thơ:
Ta nắm tay nhau xây lại đời ta
Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà
Chuồng lợn, bầy gà, đàn trâu, ao cá
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ !
Rõ ràng là chúng ta còn lâu mới thực hiện được đầy đủ cái công thức của Lênin : chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc.
Nhưng không phải vì khó khăn, vì lạc hậu mà chán nản, mà tự ty. Trái lại, rất tự hào, rất lạc quan ; một thứ tự hào và lạc quan bắt nguồn từ những cố gắng bền bỉ hàng ngày. Vui chưa phải vì đã được no ấm dồi dào nhiều lắm, mà vì chúng ta nắm chắc tương lai, vì trước mắt chúng ta tương lai đang hiện dần lên, lộng lẫy :
Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau...
Vui nhất là vì chúng ta đã xây dựng được những quan hệ mới giữa người với người :
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau.
Thật nói bao nhiêu cũng không hết vui, nói bao nhiêu cũng không nói hết cái vị nồng đậm ngọt ngào của cuộc sống trên một nửa đất nước chúng ta :
Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc
Rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần
Cả không gian như xích lại gần
Thời gian cũng quên tuần quên tháng.
Tiếng ca vui của anh mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác. Những lúc tường chừng như không còn gì mà nói nữa thì Tố Hữu lại phát hiện ra một khía vui mới, một giọng vui mới. Và có những phát hiện thật bất ngờ :
Ô tiếng hót vui say con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân, vui tới mông mênh
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh.
Trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta, có người chỉ nặng nhìn về phía khó khăn bứt rứt, cũng có người muốn quên hết các thứ khó khăn để vui một cách vô tư, dễ dãi. Những thái độ ấy đều không phải là thái độ của Tố Hữu trong thơ. Gió lộng chứa đựng một niềm vui lớn, một niềm vui tràn đầy, trong trẻo, phơi phới, không thể cưỡng được mà lại là một niềm vui có suy nghĩ, tỉnh táo và sáng suốt. Một niềm vui như thế, có thể nói, vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa là tiếng nói chân chính của cuộc sống, vừa là thái độ dũng cảm và duy nhất đúng, thái độ khẳng định và cổ vũ những nhân tố mới, có khi còn rất nhỏ, đang vươn dậy trong hiện thực khách quan.
Vui miền Bắc nhưng vẫn không một lúc nào không nhớ đến miền Nam, không đau xót vì một nửa cơ thể của Tổ quốc chúng ta đang chảy máu. Không phải đến bây giờ Tố Hữu mới nói đến những tội ác của giặc, những nỗi thống khổ của đồng bào. Nhưng trước Cách mạng và trong kháng chiến, chưa bao giờ thơ Tố Hữu có giọng đau xót, căm phẫn và uất ức như ngày nay khi nói đến miền Nam. Ngay trong bài Ta đi tới viết từ trước khi tiếp quản Thủ đô, đã có nhiều day dứt về miền Nam. Càng về sau càng rõ. Không phải đến bây giờ Tố Hữu mới xa Huế nhưng đến bây giờ mới có bài thơ nhớ Huế, cho nên nhớ thương xa vòi vọi:
Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi...
mà chua xót biết bao :
Lửa chiến tranh nay đã tắt rồi
Mà lòng ta vẫn cháy không nguôi
Mẹ ơi, dưới trời đất còn chua xót
Những tiếng giày đinh đạp núi đồi !
Chua xót cho mẹ, cũng là chua xót cho Huế, cho tất cả miền Nam.
Gió lộng đã khẳng định vai trò của nhân dân, có thể nói một cách còn dứt khoát hơn Việt Bắc và Từ ấy, vì Gió lộng khẳng định :
Trời không có thiên thần
Đất không có thánh thần
Chỉ có nhân dân – thần thánh
Và chỉ Đảng làm nên sức mạnh
Cho ta đôi cánh
Bay tới chân trời
Gió lộng dựng lên hình ảnh rực sáng của con người bình thường một khi đã được hủ nghĩa xã hội thức dậy những tài năng vô tận.
Những hình ảnh trong thơ Tố Hữu thường đến rất đột ngột mà rất đúng, rất tự nhiên, rất đẹp khiến khi đọc thơ Tố Hữu có cảm giác sung sướng như bước mỗi bước đi vụt lại hiện lên một bông hoa kỳ diệu. Hãy xem một vài hình ảnh về Lênin trong thơ anh. Khi ta đọc :
Vĩnh viễn Lê - nin sống giữa loài người
Vầng trán mênh mông đôi mắt yêu đời.
Hay :
Lê – nin đó
Muôn triệu lần nảy nở
Giữa Loài ta
Muôn triệu lần rạng rỡ
Như mặt trời chói giữa biển bao la
Và mỗi lần sóng gió nổi quanh ta
Lê – nin đó
Ngời ngời chân lý.
Rất Tô Hữu mà không đơn điệu. Từ bài này sang bài khác, phong cách thường vẫn khác nhau. Có thể nói riêng một tập Gió lộng có khá nhiều loại thơ. Đặc biệt có hai loại khác nhau : loại Bài ca mùa xuân 1961 và loại Ba mươi năm đời ta có Đảng. Có người nói Bài ca mùa xuân 1961 có gì như là tiểu tư sản. Trái lại, có người cho Ba mươi năm đời ta có Đảng chỉ là một bài vè, không phải thơ.
Với Gió lộng, nói chung với những bài thơ hòa bình, thì khác hẳn. Không còn là cái vườn bé nhỏ của một tâm hồn đã tìm ra lý tưởng. Vườn ấy giờ đây là cả miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa rộng mênh mông. Băn khoăn đau xót vẫn còn nhiều, nhưng cái cảm giác trội nhất tập Gió lộng để lại trong lòng ta là cảm giác một buổi sáng mùa xuân rất trong, rất ấm, “Rất đậm hương và rộn tiếng chim” đang dâng lên trên những cảnh tái tê ngày trước, trên những bóng tối ở miền Nam, đang dâng lên không sức gì cưỡng nổi trên những đồng ruộng sông núi đã vĩnh viễn trở về cùng chủ cũ, giữa một bầu trời đất rộng gió bốn phương.
CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TỐ HỮU
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG THƠ TỐ HŨU
Tố Hữu là thơ lý tưởng của cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ trước hết phải phục vụ sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng của Đảng trong thơ Tố hữu từ trước đến sau, dù đề tài, nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ thống quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ. Với Tố Hữu, “tả hình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ (…) là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi”. (Chế Lan Viên)
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng. Đặc biệt ở những bước ngoặt trong cuộc sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thường vang ứng nhạy bén và dào dạt cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi của đông đảo quân chúng. Xuân Diệu khẳng định “ Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Thơ Tố Hữu đã kế tục dòng thơ cách mạng đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, thơ của các chiến sĩ cộng sản lớp trước ở nửa đầu những năm 30 nhưng đã được đổi mới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hóa thơ ca đương thời, đem đến cho văn học Cách mạng một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, mới mẻ và tràn đầy cảm hứng lãng mạn, đã mở ra một khuynh hướng lớn và có vị trí chủ đạo – khuynh hướng chữ tình chính trị - trong suốt mấy chục năm của nền thơ hiện đại Việt Nam.
Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu nhất là ở những thời kỳ sau kể từ cuốn Việt Bắc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui,lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường Cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng. Do khuynh hướng cảm hứng ấy mà nhà thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ.
Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết ngọt ngào của quê hương. Nhưng nó cũng được xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ: “ Thơ là chuyện đồng điệu (…) thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Tố Hữu đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thở liền mạch.
Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực cuộc sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lý cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lý của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Về thể thơ, Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ) và có những sáng tạo làm cho phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tô Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc. Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là tìm tòi đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
3.2 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA TỐ HỮU
3.2.1 Cảm hứng xã hội, thiên hướng tổng hợp
Tố Hữu là nhà thơ cộng sản, thơ ông là thơ chiến đấu, thơ “mang cánh lửa”. Có cách mạng mới có ông. Và Tố Hữu làm thơ để ca ngợi cách mạng, tuyên truyền cho cách mạng. Chính tính chiến đấu đã làm cho tập Từ ấy của Tố Hữu khác hẳn với thơ ca hợp pháp đương thời. Ngay trong những tác phẩm đầu tiên như Mồ côi, Hai đứa bé, Tương tri, Đi đi em, Hồn chiến sĩ, Vú em,… ông đã xuất hiện như một nhà thơ xã hội. Từ ấy có nhiều nét gần gũi với sáng tác của nhà văn hiện thực phê phán đương thời mặc dù “tính lý tưởng” và sự sôi nổi của tình cảm lại làm cho thơ anh có màu sắc của phong cách lãng mạn.
Cảm hứng xã hội dẫn Tố Hữu đến những đề tài bao quát, những hình tượng rộng lớn. Nhiều bài thơ của ông như Ta đi tới, Việt Bắc, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Bài ca mùa xuân 1961, Trên đường thiên lý, Chào xuân 67 đã “tổng kết” những giai đoạn phát triển của cách mạng. Trong tay Tố Hữu, những câu thơ vốn hiền lành như bốn chữ, bảy chữ, lục bát đều đủ sức nói lên cái đồ sộ, hùng tráng (Phá đường, Voi, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Vinh quang Tổ quốc chúng ta, Ba mươi năm đời ta có Đảng,…). Nhà thơ đã khai thác khá triệt để khả năng diễn đạt của câu thơ lục bát trong truyền thống văn học dân tộc để miêu tả cuộc sống một cách linh hoạt. Câu thơ bảy chữ của Tố Hữu nhiều lúc có bề thế của câu thơ tám chữ thường dùng để truyền đạt không khí dồn dập, sôi nổi. Đọc mấy câu đầu trong bài Ta đi tới với cái đĩnh đạc của nó trong ý tưởng và nhạc điệu, ta có cảm tưởng đó không phải là thơ bảy chữ:
Trên đường cái, ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám bước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Và trong Hoan hô chiến sĩ Điện Biên:
Nghe trưa nay, tháng năm mồng bảy
Trên đầu bay, thác lửa hờn căm!
Trông: bốn mặt, lũy hầm sụp đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: chúng ta cờ đỏ sao vàng
Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!
Cảm hứng xã hội, thiên hướng tổng hợp đã làm cho thơ Tố Hữu càng thấm nhuần chủ nghĩa lích sử, đã nâng Tố Hữu thành nhà thơ hùng tráng nhất, nhà thơ sử thi xuất sắc nhất trong nền thi ca hiện đại của chúng ta. Tiêu biểu cho giọng trữ tình xã hội, Tố Hữu cũng là nhà thơ khẳng định rất sớm thể loại anh hùng ca trong thơ ca cách mạng Việt Nam với Bà má Hậu Giang, nhưng thành công hơn nữa là Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, chứng minh bằng thực tế sáng tác khả năng và ý nghĩa lớn lao của thề loại này.
Cũng do thiên hướng tổng hợp, cho nên thơ Tố Hữu ít cái “ríu rít” của cuộc sống mà ta bắt gặp ở một nhà thơ khác như Tế Hanh, Huy Cận và nhất là Xuân Diệu. Nghệ thuật là đa dạng, nhưng quan trọng hơn là mãnh liệt. Nghệ sĩ muốn thi đua với “hóa công” trong sáng tạo phong phú, nhưng trước hết phải nói được sâu nhất, mạnh nhất để bồi đắp tâm hồn người đọc bằng chất lượng của tư tưởng và tình cảm. Tố Hữu “lắng nghe cuộc sống gọi từng giờ”, và thơ anh trước sau vẫn “với Đảng nặng duyên tơ” và “thấu nhân tình”. Sức mạnh ở thơ Tố Hữu là ở trí tuệ sáng suốt và kiên định, ở lý tưởng cao, ở những tình cảm và mãnh liệt. Mong sao sức mạnh ấy luôn luôn được bồi đắp thường xuyên hơn bằng những rung động tươi mới hằng ngày, bằng những quan sát và biểu hiện cụ thể về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ rộng lớn xung quanh.
3.2.2 Sức mạnh tình cảm, hơi thơ liền mạch
Đúng là ở Tố Hữu, “mặt trời chân lý” đã “chói qua tim” và “hồn” ông là một “vườn hoa lá”. Nhà thơ không có khả năng quan sát thật sắc sảo như một số nghệ sĩ khác, nhưng ông nghe rất nhiều và nghe rất tinh. Cả bài Tâm tư trong tù là dựa vào giác quan này. Nhưng căn bản là nghe bằng tấm lòng:
Song lòng ta đã nghe đâu đó
Có một mùa xuân phảng phất hương
(Xuân nhân loại)
Chính giác quan tinh tế này đã tạo nên nhạc tính giàu có đặc biệt trong thơ Tố Hữu. Bài Em ơi… Ba Lan… và Mẹ Tơm là những biểu hiện hùng hồn về mặt này:
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
Tình và nhạc quyện vào nhau, những câu thơ náo nức và xôn xao lạ! Tố Hữu rất chú ý sử dụng vần lưng. Trong nhiều câu thơ, chính vần điệu đã truyền đạt được nội dung tư tưởng tình cảm trung thực hơn, sâu sắc hơn là từ ngữ:
Màu áo mới nâu non nắng chói
Mái trường tươi roi rói ngói son
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Do tính chất của hơi thơ liền mạch, Tố Hữu thiên về sử dụng vần liền trong một đoạn cũng như là giữa đoạn trước và đoạn sau. Cách gieo vần trong bài Trên đường thiên lý rất tiêu biểu:
Có những lúc trên đường thiên lý
Ta đang đi, bỗng thấy, lạ lùng
Trên đầu ta, trời rộng vô cùng
Và trước mặt đất dài vô tận
Đồng lúa làng tre nắng vàng rắc phấn.
Ngay trong Từ ấy, nguyên tắc này cũng đã bộc lộ rõ. Khác với những nhà “thơ mới” thường chia thơ tám chữ thành những đoạn bốn câu đều đặn suốt cả bài, mỗi đoạn là một kiến trúc tương đối hoàn chỉnh, “kín”, theo vần ôm hay vần chéo, Tố Hữu phân đoạn khá tự do tùy theo nội dung và sử dụng chủ yếu vần liền suốt cả bài hoặc là giữa đoạn trên và đoạn dưới. Chằng hạn như :
Từ thuở ấy, quăng thân vào gió bụi
Đến hôm nay phút chết đã kề bên
Đến hôm nay kiệt sức, tôi nằm rên
Trên ván lạnh không mảnh mền, mảnh chiếu
Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu.
Thơ là thơ cách mạng, thơ kêu gọi đấu tranh, thơ tình nghĩa, nội dung quyết định hình thức một cách cao độ, ý tình liền một mạch,đúng cách khai triển, cấu tạo bài thơ, cũng như cách gieo vần này là từ nhu cầu ấy mà ra.
Tố Hữu gần Xuân Diệu ở hơi thơ liền mạch, lại gần Chế Lan Viên ở thiên hướng tổng hợp. Nhưng giữa ba bài thơ này có khác biệt rất lớn. Ví dụ nói về quê mẹ, nhưng mỗi người nói theo một cách riêng, đặc điểm này có thể thấy ngay trong từng đoạn thơ.
Tố Hữu:
Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…
(Quê mẹ)
Xuân Diệu:
Ôi bao giờ, bao giờ
Ta tắm vào da thịt
Con sông nhỏ Gò Bồi
Quy Nhơn về ngụp biển
Muối đọng ở vành tai
Ôi bao giờ, bao giờ
Từ trước ngực, sau vai
Cũng ngập đầy quê má?
(Nhớ quê Nam)
Chế Lan Viên:
Đảng mến yêu, có phải mẹ giới thiệu con vào?
Từ buổi dạy con lòng thương, ghét ban đầu
Tự quê mẹ nghèo, tự đời mẹ khổ
Tự giọt lệ khóc tù đi biệt xứ
Tự nắm cơm khô đưa cán bộ thoát làng
Từ thiếng thét căm thù vì giặc giã, vua quan…
(Kết nạp Đảng trên quê mẹ)
Tố Hữu chín cả trong tư tưởng và tình cảm. Ông nói chân lý lớn của đất nước và thời đại với sức nặng của tình cảm và nghĩa tình. Ở ông, cách mạng và cuộc đời hòa làm một, “quá khứ tương lai soi mình trong hiện tại”. Tuổi nhỏ và quê mẹ cũng chỉ ánh lên ý nghĩa trọn vẹn trong cách mạng, trong sự hồi sinh của Tổ quốc hôm nay. Trong nghệ thuật, Tố Hữu không ngần ngại nói những điều quen thuộc. Trái lại, ông thường từ những ý nghĩa quen thuộc của quần chúng thổi bùng lên sức sống sáng tạo. Khám phá trong thơ ông giống như đôi mắt của người mẹ : gần gũi, thân quen, nhưng lại lạ lùng, sâu thẳm và bao giờ cũng ấm. Thơ ông ít gây nên những ấn tượng đột ngột. Nó tự nhiên, hiền lành đi vào lòng người rồi cứ ngân nga mãi.
3.2.3 Tính cách và tâm hồn dân tộc
Trong tập Từ ấy, do những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể, tính chất dân tộc có bị hạn chế hơn so với những tập thơ sau. Ở đây tính chất dân tộc biểu hiện chủ yếu ở chỗ nhà thơ đã bám sát những mặt cơ bản nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là đấu tranh giải phóng dân tộc và lao động, ở chỗ miêu tả người chiến sĩ cách mạng thành trung tâm thời đại. Tố Hữu đã lưu ý đến những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam. Những em bé mồ côi, những người nghèo, những chiến sĩ cách mạng trong thơ ông im lặng một cách dũng cảm (Tương tri, Hồn chiến sĩ, Những người không chết,…) Nhà thơ đề cao sự thanh khiết trong tâm hồn (Tâm tư trong tù, Con cá, Chột nưa), lòng thủy chung đối với cách mạng (Trăng trối, Những người không chết,…), tình yêu đất nước, quê hương.
Dân tộc ta chính là “anh hùng áo vải”. Cái vĩ đại, cái đặc sắc của người Việt Nam không chỉ là ở tinh thần anh dũng tuyệt vời, mà còn ở đây nữa. Hình ảnh “người anh hùng áo vải” là một trong những hình ảnh thân thiết nhất, thường trực trong thơ Tố Hữu. Người “anh hùng áo vải” cũng là người anh hùng rất mực giản dị, hồn nhiên, do đó lại càng cao đẹp, hấp dẫn. Bà má Hậu Giang, Lượm, chị Lý, mẹ Tơm, mẹ Suốt, là những con người như thế. Họ giống nhau như những vì sao “càng nhìn lâu càng thấy sáng, càng nhìn lâu càng thấy đẹp”. Hành động anh hùng nằm trong bản chất lao động, bắt nguồn từ cuộc vật lộn hằng ngày chống lại nghèo đói, khó khăn từ bé đến lớn, từ đời này qua đời khác. Đức tính giản dị của dân tộc đã kết tinh rực rỡ vào lãnh tụ của chúng ta. Lãnh tụ của chúng ta hết sức sáng suốt và vĩ đại, nhưng lại vô cùng giản dị, gần gũi, thân thiết. Người là “Hồ Chí Minh vĩ đại”, là “mặt trời cách mạng”, nhưng cũng “là Cha, là Bác, là Anh”. Ở Bác, nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh đức tính giản dị:
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
Dân tộc ta rất giàu tình cảm. Tình cảm đã làm cho con người qua cay đắng vẫn ngọt ngào, “Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tươi tình bạn”. Tố Hữu ca ngợi nghĩa tình thủy chung. Đặc điểm này có cội rễ sâu xa trong truyền thống dân tộc, lại được bồi bổ, phát huy thêm trong đấu tranh cách mạng. Người dân Việt Nam mang nặng tình nghĩa đối với Đảng đã hồi sinh đất nước, đem lại cuộc đời mới cho riêng mỗi người.
3.2.4 Tình nghĩa, tâm sự
Tố Hữu là ca sĩ của cách mạng, của thời đại Hồ Chí Minh. Không có hơi thơ anh hùng ca nào không thể nào truyền đạt được đối tượng ấy một cách chân thực và tương xứng. Tố Hữu đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn cái tự hào, hùng tráng với cái đằm thắm, thiết tha trong thơ ông. Tình nghĩa là gốc của thơ Tố Hữu, nó làm cho cái hùng tráng trong thơ ông cũng trở thành tha thiết.
Giọng thơ quen thuộc của Tố Hữu là giọng thơ tâm tình. Ông hỏi han, nhắn nhủ, tâm sự. Trong Từ ấy, ông trò chuyện với em bé nghèo khổ, với những “bạn đời”, “bạn lòng”, “bạn đường”. Sau này ông tâm sự với cô em gái, những “em nhỏ đang lớn”, với mùa xuân, với thiên nhiên. Nhà thơ xem mình như người trong cuộc với mọi người, cùng mọi người bàn bạc, nhỏ to điều hơn lẽ thiệt. Giữa tác giả và độc giả như có một sự thông cảm giữa những người cùng chung lý tưởng, đã cùng đi một đoạn đường:
Đã cùng hai chữ tử sinh
Nào ai có nghĩa có tình, lại đây!
(Đường vào)
Đã rằng vì Nước, vì Dân
Nước, Dân còn khổ thì thân sướng gì?
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Tôi muốn hỏi, như một chàng thi sĩ
Ngẩn ngơ nhìn bát ngát dải phù sa
Rằng: Đất trời sông nước bao la
Và xuân đó, người đây, tự bao giờ đẹp vậy?
(Giữa ngày xuân)
Ở đây, “cái tôi” hòa vào “cái ta”, ta hòa vào người, lời khuyên răn, thâm chí trách móc cũng phải chăng, đúng mực. Hoàn toàn không phải “dĩ hòa vi quý”
3.2.5 Ước lệ và cách tân
Tính chất ước lệ trong thơ Tố Hữu khá đậm nét. Đọc thơ ông thoáng qua dễ thấy hết được những phát hiện mới mẻ, độc đáo. Ít thấy kỹ thuật. Thậm chí có những cái quen thuộc, “chung chung”, gần như “mòn”, “cũ”:
Ba mươi năm bước đường qua
Đời ta có Bác xông pha dẫn đường
Người đi trước nghìn sương muôn tuyết.
Cách sử dụng từ ngữ như thế ta hầu như không thấy ở các nhà thơ hiện đại. Nhưng cách biểu hiện này không phải bao giờ cũng là nhược điểm. Nó có chỗ mạnh của nó. Đó cũng là một trong những chỗ mạnh của văn học dân gian. Tố Hữu rất chú ý khai thác sức mạnh ước lệ này. Nhưng phải thấy ước lệ là một đặc điểm, hơn nữa, một chỗ mạnh trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Và cần phải chú ý đến văn cảnh cụ thể nữa. Tố Hữu viết:
Ôi Lê – nin
Có thể nào tin
Thời đại ta đã mất
Một con Người đẹp nhất?
Vĩnh viễn Lê – nin sống giữa loài người
Vầng trán mênh mông đôi mắt yêu đời
Như trái đất vui mùa xuân mới dậy.
Sức mạnh nghệ thuật cả ở sự đối lập và hài hòa, sự “lủng củng” và cân đối. Nhà nghệ sĩ chân chính đã tìm được biện pháp phối hợp thích ứng, nhưng bao giờ cũng nên chú ý đến tương quan giữa bộ phận và toàn thể, giữa yếu tố và kết cấu. Tố Hữu sử dụng rộng rãi trong thơ mình những thành ngữ, những cách so sánh quen thuộc. Nhiều câu thơ của anh biến thành tục ngữ hay có dáng dấp hơi thơ ca dân gian:
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
(Bầm ơi)
Đường đi mấy núi mấy đèo
Núi bao nhiêu ngọn, bấy nhiêu anh hùng!
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Nhiều phát hiện nghệ thuật nấp đằng sau cái ước lệ nghệ thuật ấy. Phần sáng tạo gắn liền với truyền thống. Cái mới mẻ tân kỳ thường kín đáo. Cũng giống như những công trình kiến trúc xưa của chúng ta hòa lẫn vào trong cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Có khi ngay trong một đoạn thơ mà cái mới cũng đan vào cái cũ rất khéo:
Mùa xuân đó con chim én mới
Rộn đồng chiêm, chấp chới trời xanh
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Quan hệ giữa tác giả và mùa xuân cũng rất “hiện đại”. Mùa xuân đối với anh là người bạn gái thân thiết, biết bao lần “cầm tay”, “hò hẹn”:
Mở tờ lịch mới hôm nay
Biết là xuân đến cầm tay lên đường
Cùng em xin hãy cầm tay
Quanh Hồ Gươm lại Hồ Tây… xuất hành
Hỏi xuân có biết hơn anh
Đất trời ta lại thêm xanh mấy lần?
(Tiếng hát sang xuân)
Đối với hình ảnh mặt trời cũng vậy, rất ước lệ: mặt trời chân lý (“Mặt trời chân lý chói qua tim”), mặt trời Đảng (“Mặt trời kia cờ Đảng giương cao”). Bác là mặt trời (“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng”). Lênin cũng là mặt trời (“Như mặt trời chói lọi giữa biển bao la”). Nhưng cũng ở Tố Hữu có một cuộc trò chuyện rất hiện đại với mặt trời:
Mặt trời đỏ dậy
Có vui không?
Nhìn nam bắc tây đông
Hỏi cả hai mươi thế kỷ
(Chào xuân 67)
Cách cảm nghĩ “ước lệ” ấy có cơ sở trong truyền thống dân tộc và gần gũi với cách cảm nghĩ của quần chúng. Cho nên có ý nghĩa tích cực của nó. Tất nhiên không bao giờ chỉ nên bằng lòng với truyền thống, không bao giờ chỉ nên bằng lòng với truyền thống, không bao giờ chỉ nên khai thác sức mạnh ước lệ của nghệ thuật. Trong đặc điểm đó có cả ưu thế và nhược điểm, có phần phát triển và đứng yên. Nghệ thuật luôn tìm tòi sáng tạo: truyền thống kết hợp với hiện đại sẽ làm cho nghệ thuật vừa thấm sâu vừa đi xa.
Chúng ta đã nêu lên một số đặc điểm lớn trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Thật ra phong cách của Tố Hữu rất đa dạng, bút pháp của anh linh hoạt và luôn luôn phát triển. Thơ Tố Hữu vừa hùng tráng vừa tha thiết, vừa sảng khoái vừa xót xa, vừa yêu thương, vừa căm giận. Hiện tượng bao giờ cũng phong phú hơn quy luật. Đây mới chỉ là nét tương đối ổn định và dễ nhận thấy trong phong cách nghệ thuật của anh.
3.3 MỘT SỐ LỜI BÌNH VỀ THƠ TỐ HỮU
* Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.
… Thơ, với Tố Hữu, là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng của sự sống. Thơ Tố Hữu trong thời kỳ đầu này, cốt yếu thuộc về dòng cách mạng lãng mạn. Danh từ này, theo định nghĩa của Goocki, là “chữ nghĩa lãng mạn tích cực, nó nhằm tăng cường cái ý chí sống của con người, thức tỉnh trong tâm hồn con người cái quyết tâm phản kháng với hiện thực, với mọi áp bức của hiện thực”.
Thơ Tố Hữu là lời tâm huyết của một chiến sĩ đang sống can đảm nêu cao lý tưởng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa.
Thơ Tố Hữu là “bó hoa lửa” lộng lẫy, nồng nàn.
… Sau mười năm đó, khi cách mạng Việt Nam chuyển vào một giai đoạn mới, tập thơ Việt Bắc sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ. Anh sẽ càng đắm mình vào đời sống chiến đấu lao động hàng ngày của quần chúng, và tiếng nói của anh sẽ càng đượm hơi ấm của quần chúng. (Đặng Thai Mai)
* Tố Hữu đã làm khá tốt phương tiện làm sử, bằng hồn thơ xúc cảm mãnh liệt và suy nghĩ sâu của mình. Anh cũng đã phản ánh được những mặt chủ yếu của cuộc sống cách mạng chúng ta. Trước cách mạng, đấy là cuộc đời hoạt động và cuộc đời ở tù. Trong kháng chiến: những cảnh chiến đấu, những cảnh xây dựng ở miền Bắc, đấu tranh với địch ở miền Nam, mối tình hữu nghị máu thịt của chúng ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Mỗi đề tài trên đều được ghi lại bằng những bài thơ có giá trị của anh.
… Cũng nên nói rằng: cái chất chiến đấu thường làm cho thơ anh khỏe ra, rắn lại, linh hoạt, nhưng đôi lúc làm cho thơ anh khô đi. Đấy là khi anh diễn đạt nó mà không vùi nó sâu hơn trong cảm xúc, trong tình thương là cái điều chính của tâm hồn anh.
Cái gì làm cho Tố Hữu trong khi có những tìm tòi hiện đại vẫn giữ được màu sắc dân tộc ấy?... Đấy là nhờ nội dung, nhờ cách cảm xúc, nhờ phương pháp tạo hình, nhờ chữ nghĩa. Nhưng đấy cũng là nhờ ở cái man mác, mơ hồ (nhưng rất rõ rệt này), là cái âm nhạc ở thơ anh.
Thơ anh là thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài làm chính… Anh là con chim vụ ở đường bay hơn là ở bộ lông bộ cách, tuy vẫn là lông cánh đẹp. (Chế Lan Viên)
* Tự bạch của nhà thơ Tố Hữu: Thơ tôi thuộc loại “trần trụi”, nghĩ sao nói thế, không có gì “bay bướm”. Cũng không có gì “bí hiểm”. Tuy vậy cũng không phải là không có gì đằng sau những câu chữ… Tôi muốn thơ phải đọng lại một cái gì, phải thật là gan ruột của mình, thật là một “lời nhắn gửi”.
Thể thơ lục bát truyền thống của Việt Nam ta có nhiều ưu thế về cấu trúc, về âm thanh, vừa có sức gợi cảm, vừa dễ nghe, dễ nhớ, dễ thuộc, lại thích hợp với cả trí thức lẫn người ít học nên tôi hay dùng… Thể lục bát tưởng như dễ làm, thật ra lại dễ rơi vào tầm thường, vô duyên. Phải biết “chuyển hóa” thế nào cho phong phú, luôn luôn mới về mọi mặt giống như dùng hai cánh tay có vẻ đơn giản ấy thế nào để thành những điệu múa đẹp không bao giờ chán. Người làm thơ lại cần biết sử dụng nhiều thể thơ và cần kết hợp hoặc sáng tạo hoàn toàn mới.
Thơ có ưu thế dễ nhớ vì thơ có tiết tấu, có vần điệu. Vần là một sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật thơ… Theo tôi, vần chính là một điểm huyệt nhạy cảm, nếu biết “bấm” đúng thì hiệu quả lớn cho sự truyền cảm. Cứ đọc Truyện Kiều thì thấy Nguyễn Du gieo vần đắt thế nào.
KẾT LUẬN
Sáu mươi năm một cuộc đời tranh đấu và sáng tạo thơ ca, nhà thơ Tố Hữu hẳn không thể không tự hào về những gì ông đã cống hiến cho đất nước và cho nền cách mạng Việt Nam. “Tố Hữu là nhà thơ thời sự nhất nhưng lại sáng tạo được nhiều giá trị bền vững với thời gian, nhà thơ luôn hòa nhập với cuộc đời chung, lại khẳng định được bản sắc riêng độc đáo”. (Hà Minh Đức)
Trong bài thơ Chào xuân 67, Tố Hữu viết:
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi hầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!
Và phải chăng là một sự tình cờ hay một lẽ dĩ nhiên, mà Tố Hữu lại là một trong muôn người được lịch sử lựa chọn để gánh vác sứ mệnh cao cả: làm một nhà thơ – chiến sĩ, đem đời mình và thơ mình “Đốt lửa lên cho sáng lối đời”, để ghi lại và để hát lên bản hùng ca bi tráng của thời đại và của dân tộc Việt Nam. Và Tố Hữu đã làm trọn vẹn, xuất sắc sứ mệnh khó khăn và vẻ vang đó. Ông đã là một “người đốt lửa”, và “người gieo hạt” trên cánh đồng thơ ca cách mạng của dân tộc mình, với một lòng yêu và lòng tin không bao giờ cạn. Và nói như nhà thơ Chế Lan Viên, khi lịch sử có cuộc bàn giao thế kỷ, hẳn là: “Tố Hữu sẽ là nhà thơ đầu tiên, là một trong rất hiếm hoi các nhà thơ Việt Nam hiện đại có đủ sức bay cao, xa, vượt qua thế kỷ này để đến được thế kỷ khác” – thế kỷ của tương lai.
Thơ Tố Hữu là tiếng hát của ông trong chiến đấu. Con đường cách mạng ngày một mở rộng, ngày một vươn cao. Nhưng tiếng hát của cách mạng ở người này người khác không phải không có những khi đuối sức, thậm chí có thể tắt đi không sao nối lại được. Tố Hữu cũng có những khi đuối sức. Nhưng, nói chung, tiếng hát của ông cũng như con người của ông vẫn tiến kịp theo với cái đà tiến rất nhanh của cách mạng. Từ ấy tập thơ đầu của ông, bồng bột, sôi nổi nhưng ý thơ và lời thơ trong nhiều bài chưa phải đã chín lắm. Việt Bắc già dặn hơn nhiều nhưng chưa có được cái tầm nhìn của Gió lộng. Tố Hữu đã đứng vững trên vị trí cao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày chiến thắng và trên đỉnh rất cao của một thế giới quan cộng sản từng trải qua nhiều thử thách khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Gió lộng vẫn kế tục Việt Bắc và Từ ấy. Cũng một ánh sáng ấy, ánh sáng của lý tưởng cộng sản trong thơ.
Tố Hữu thành công không những đã lôi cuốn một số khá đông thanh niên hồi bấy giờ vào con đường giác ngộ mà còn mở ra cho thơ nói riêng cho văn học nói chung một con đường phát triển mới. Con đường ấy sau Cách mạng tháng Tám đã rõ: đó là con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nội dung và nghệ thuật của tập thơ có chỗ yếu của nó, nhưng ảnh hưởng của nó thật quan trọng. Từ ấy là niềm tự hào chung của chúng ta. Với Việt Bắc, Gió lộng, ta mừng vì ông đã lớn dần, lớn mãi trong tư tưởng Đảng.
Có thể đi đến kết luận: Cái nổi lên ở Tố Hữu là hồn thơ dân tộc – hiện đại, và hồn thơ nay được kết tinh vào nhạc điệu. Sáng tác là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan, giữa hiện thực cách mạng dân tộc Việt Nam và tâm hồn của nhà thơ. Nhạc điệu là kết tinh của mối thống nhất này. Sáng tác hình thành là khi bắt đầu có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội dung thơ Tố Hữu là nội dung cách mạng với đầy đủ ý nghĩa và chiều sâu của nó. Hình thức thơ Tố Hữu là hình thức dân tộc. Nhạc điệu thiết tha, lôi cuốn của thơ Tố Hữu chính là biểu hiện tổng hợp của mối thống nhất này. Trong suốt thời gian dài, Tố Hữu vẫn là ngọn cờ đầu của nền thơ ca cách mạng, ông đã đáp ứng được yêu cầu đó. Nhà thơ đã cống hiến cả cuộc đời và tâm hồn mình cho Cách mạng Việt Nam, nhưng cũng hết sức yêu quý trân trọng cả truyền thống dân tộc – nói riêng là truyền thống văn học nghệ thuật – đồng thời tiếp thu cái hay cái đẹp của nước ngoài, của nhân loại xưa và nay.
“Văn nghệ phải đi sâu hơn nữa vào trong cách nghĩ cách cảm của dân tộc ta, trong sáng và nhuần nhị hơn nữa trong việc sử dụng tiếng nói, âm điệu màu sắc dân tộc. Phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa nội dung với hình thức, hình thức phải xứng đáng với nội dung, kiên quyết trừ bỏ mọi biểu hiện xa rời dân tộc hoặc bảo thủ nệ cổ, không sáng tạo cái mới trong sự biểu hiện nghệ thuật. Ra công nghiên cứu hấp thụ, hết lòng quý trọng chắt chiu những di sản tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời phải mạng dạn học cái hay của nước ngoài, nhất là văn nghệ xã hội chủ nghĩa của các nước anh em. Phải giàu di sản văn nghệ dân tộc và nhân loại mới có tính chất dân tộc và nội dung xã hội chủ nghĩa phong phú”. Đó là lời đồng chí Tố Hữu trong bài nói với chị em văn nghệ sĩ, tháng 10 – 1962, sau Đại hội lần thứ ba của Đảng. Điều nhắc nhở đó, Tố Hữu đã thực hiện được trong thơ của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỐ HỮU – VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM. NXB Giáo dục, 7 – 2007.
LÊ ĐÌNH KỴ, “Thơ Tố Hữu (Chuyên luận)”. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội – 1979.
VŨ QUẦN PHƯƠNG, Tố Hữu, người mở đường của nền thơ cách mạng, báo Nhân Dân, ngày 22- 5- 1997.
TRẦN ĐÌNH SỬ, “Thi pháp thơ Tố Hữu”. NXB Giáo Dục – 1995.
NGUYỄN VĂN HẠNH, “Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu”, nội san Nghiên cứu văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3 – 1970.
VŨ ĐỨC PHÚC, “Tố Hữu”, trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, H., 1984.
HÀ XUÂN TRƯỜNG, Đọc tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, báo Nhân dân, ngày 24-1-1955.
HOÀI THANH, “Gió lộng”, bước tiến mới của thơ Tố Hữu, một tập thơ mang hai khí thế mới của cách mạng Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8, 1962.
HÀ MINH ĐỨC, Giới thiệu “Tố Hữu – tác phẩm”, NXB Văn học, H., 1979.
XUÂN DIỆU, Tập thơ “Việt Bắc” của Tồ Hữu, trong sách Phê bình giới thiệu thơ, NXB Văn học, H., 1960.
PHONG CHÂU và ĐÁI XUÂN NINH, Giới thiệu “Từ ấy” và “Việt Bắc” trong cuốn “Từ ấy” và “Việt Bắc”, NXB Giáo dục, H., 1960.
Nhiều tác giả, Tố Hữu sống mãi trong lòng nhân dân và đất nước, NXB Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, H., 2003
TỐ HỮU, “Tố Hữu” thơ, NXB Văn học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tố hữu – người mở đầu nền thơ cách mạng việt nam hiện đại.doc