- Bồi dưỡng, rèn luyện năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác kinh tế
đối ngoại và quản lý doanh nghiệp, đế đủ sức, đủ bản lĩnh thực hiện tốt các nhiệm vụ theo
đúng đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: T iếp tục mở rộng quan hệ kinh tế
đổi ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ
trình phù họp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế song
phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, t iến tới gia nhập
WT O.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đến kinh tế của từng quốc gia cũng như hoạt động kinh doanh của các công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............. 13
2.2 Tác động tiêu cực ......................................................................................................... 14
3 Tác động của toàn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh của các công ty ............................... 16
3.1 Tác động tích cực ......................................................................................................... 16
3.2 Tác động tiêu cực ......................................................................................................... 17
4 Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Na m .............. 17
4.1 Cơ hội .......................................................................................................................... 17
4.2 Thách thức ................................................................................................................... 18
4.3 Điều kiện tồn tại của các doanh nghiệp VN trong giai đoạn toàn cầu hóa .................... 20
5 Các giải pháp nâng cao tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tại
Việt Nam ............................................................................................................................... 21
5.1 Giải pháp ..................................................................................................................... 21
5.2 Chiến lược.................................................................................................................... 22
C HƯƠNG I – TOÀN CẦU HÓA
1 Khái niệm toàn cầu hóa
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào cuối những năm 80 và đầu thập kỷ 90 đã
làm biến đổi trật tự hệ thống thế giới. Cũng trong thời điểm chuyển đổi ấy, khái niệm “toàn
cầu hoá” bắt đầu hình thành và được sử dụng một cách phổ biến. Theo quan điểm rộng, toàn
cầu hoá là một quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt
của đời sống xã hội. Còn theo theo quan điểm hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ
một quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế.
Tóm lại, Toàn cầu hoá là quá trình chuyển dịch hướng tới một nền kinh tế chung (nền
kinh tế toàn cầu) hội nhập hơn và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Nền kinh tế chung này
không chỉ là một sự hợp nhất các thị trường một cách giản đơn mà là một hệ thống các thị
trường tương tác lẫn nhau. Trong thế giới, không một quốc gia nào độc lập hoàn toàn.
2 Hoạt động kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế là những giao dịch kinh doanh giữa các chủ thể thuộc hai hay
nhiều quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu của mình. ao dịch kinh doanh quốc tế là
những giao dịch thương mại như xuất khẩu, nhập khẩu, BOT, licencing, franchising và đầu tư
cho những hoạt động ở nước ngoài. Hầu hết do những công ty đa quốc gia (MNCs) – USA,
CND, JP, EU thực hiện các giao dịch này.
Ví dụ như tập đoàn Coca-Cola quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại việt
nam, hay công ty sữa Vinamilk tìm thị trường tiêu thụ tại Nhật Bản. Một ví dụ khác là công
ty May 10 ký kết hợp đồng gia công quần áo cho hãng Nike.
2.1 Các hình thức hoạt động kinh doanh quốc tế
a. Hoạt động kinh doanh theo hướng thương mại quốc tế
- Xuất khẩu: hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở một công ty trong một đất nước và
đưa sang nước khác. Có 2 hình thức chủ yếu:
+ Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà chính các doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp
các sản phẩm của mình ra nước ngoài.
+ Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ra nước ngoài
thông qua trung gian (thông qua người thứ 3) như Công ty quản lý xuất khẩu (Export
management company), Công ty kinh doanh xuất khẩu (Export trading company), Ủy thác
xuất khẩu (Export commission House), Mô giơi xuất khẩu (Export broker), Thương gia/hang
buôn xuất khẩu (Export merchant), Thông qua khách hàng ở nước ngoài (Foreign buyer).
Ví dụ Vinamilk suất khẩu trực tiếp sữa sang thị trường Mỹ.
- Nhập khẩu: hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở một nước và được mua vào một
nước khác. Ví dụ như các công ty nhập khẩu thiết bị y tế, sản phẩm gỗ,…
- Dự án chìa khóa trao tay (BOT): là thực hiện chuyển giao toàn bộ mọi chi tiết vật tư
kỹ thuật của một dự án cho nước khác sau khi đã hoàn tất thiết kế, xây dựng và vận hành thử,
kể cả việc huấn luyện nhân viên vận hành. Thường xuất hiện trong ngành dầu khí, xây
dựng….
- Licencing (Cấp giấy phép nhượng quyền kinh doanh): một doanh nghiệp trao cho
một doanh nghiệp khác quyền sử dụng các tài sản vô hình để đổi lấy một khoản tiền bản
quyền. Các tài sản vô hình: bản quyền phát minh, sáng chế. Công thức chế tạo sản phẩm,
thiết kế, công nghệ, sao chép, thương hiệu, …Người cho thuê giử quyền kiểm soát và bảo
đảm chất lượng. Trường hợp cho thuê thương hiệu, người cho thuê sẽ giử quyền kiểm soát
chiến lược về thương hiệu. Ví dụ Xerox cấp phép công nghệ photo cho liên doanh Fuji-Xerox
ở Nhật với lệ phí là 5% doanh thu thuần của Fuji-Xerox, hay Colgate Palmolive thâm nhập
Việt Nam thông qua license cho Công ty T NHH Colgate Palmolive Việt Nam
- Franchising (Cấp giấy phép đặc quyền kinh doanh): một dạng đặc biệt của
licencing, không chỉ bán tài sản vô hình mà còn yêu cầu bên được cấp phép phải tuân thủ
những quy tắc nghiêm ngặt trong quá trình kinh doanh. Ví dụ như McDonald"s, KFC,
Jollibee, kem Carvel, Starbucks Coffee… là những công ty thành công khi dung phương pháp
này
b. Hoạt động kinh doanh theo hướng đầu tư quốc tế
- Đầu tư trực tiếp FDI: là loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu
vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Có 2 hình
thức đầu tư trực tiếp là Liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (mua lại hoặc
xây mới). Ví dụ như Tập đoàn điện lực EVN liên doanh với Tập đoàn Alstom Thụy Sĩ, hay
Unilever mua lại P/S, Unicharm mua lại Diana Việt Nam, CareerBuilder mua VON (chủ site
HRVietnam và Kiemviec) …
- Đầu tư gián tiếp FPI: là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người
chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động
kinh doanh này tồn tại dưới dạng liên minh chiến lược - hợp tác phi chính thức, hợp tác theo
hợp đồng, mua cổ phần. Ví dụ như liên minh chiến lược Microsoft và FPT, Apple và
Microsoft.
2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế
a. C ác công ty đa quốc gia và sự chi phối của các cường quốc
Các công ty đa quốc gia MNCs là những công ty có sở hữu hoặc kiểm soát các
phương tiện sản xuất kinh doanh ở hải ngoại. Những công ty này xâm nhập kinh doanh quốc
tế bằng hình thức đầu tư trực tiếp FDI. Đặc điểm của chúng như kinh doanh từ 2 nước trở lên,
có ít nhất 2 thành viên thuộc các quốc tịch khác nhau, sự hợp nhất nguồn lực rất lớn, có sự
hợp nhất về chiến lượcc, triết lý
kinh doanh: lợi ích của công ty
là trên hết.
Thông qua dòng vốn
FDI cho thấy hoạt động của
MNCs ngày càng mạnh mẽ trên
toàn thế giới. Trong hơn 10
năm, lưu lượng dòng chảy này
đã tăng khoảng 4 - 5 lần.
Dòng vốn này, phần lớn
xuất phát từ các nước phát triển
như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Tây
Ban Nha.. và mới nổi gần đây
là Trung Quốc.
Trong khi đó, các nước
đang phát triển có lưu lượng
dòng FDI thấp hơn, và chênh
lệch giữa dòng vốn FDI đổ vào
và ra ngày càng nhiều. Chứng
tỏ, các nước đang phát triển
đang đón nhận các dòng vốn
đầu tư từ bên ngoài một cách
thong thoáng, tự do hơn.
Ngày nay, các công ty đa
quốc gia có 1 vị thế rất lớn, có
thể ảnh hưởng đến nền kinh tế -
chính trị của quốc gia, nơi mà nó
thâm nhập. Các cường quốc của những công ty đa quốc gia này nhờ đó mà có ảnh hưởng
càng sâu rộng hơn trên toàn thế giới. Và các nước nhỏ, nước đang phát triển, thông qua các
Source: UNCTAD, FDI/TNC database (www.unctad.org/fdistatistics).
mối quan hệ chằng chịt về kinh tế - chính trị mà có những tác động qua lại với các cường
quốc, tạo 1 trật tự mới như thế giới ngày nay.
b. C hiều hướng m ậu dịch
Chiều hướng các hoạt động mậu dịch đang tăng dần giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển. Tổng FDI vào tại các nước đang phát triển tăng đều qua các năm, và
các nước phát triển thì giảm dần. FDI toàn cầu năm 2004 đạt 648 tỷ USD, tăng 2% so với
năm 2003; FDI đổ vào các nước đang phát triển tăng 40%, đạt 233 tỷ USD; FDI ở các nước
phát triển giảm 14%, còn 380 tỷ USD.
Chiều hướng mậu dịch quốc tế hiện nay là xuất và nhập hàng công nghiệp giữa các
quốc gia đã phát triển. Riêng quốc gia đang phát triển chỉ xuất hàng thô. Các hiệp định ưu đãi
về thuế quan song và đa phương gia tăng (PTA) từ 2000 đến 2010 (từ 200 đến 300), góp phần
thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng.
Sự chi phối của các nhóm cường quốc trong đầu tư trực tiếp (USA, Japan, EU) tăng
lên không ngừng. Tuy nhiên trước năm 2000 là sự thống trị của 3 nhóm cường quốc: USA,
Japan, EU, nhưng sau năm 2000, xuất hiện sự lớn mạnh của Trung Quốc.
c. Sự dịch chuyển từ quốc tế hoá sang toàn cầu hoá
Quốc tế hóa là các vấn đề vượt ra khỏi biên giới 1 quốc gia. Các khái niệm mang tính
quốc gia vẫn còn, và có nhiều tiêu chuẫn.
Ngày nay, cùng với sự vận động và phát triển thế giới về khoa học công nghệ và kinh
tế, quốc tế hóa đang chuyển dần sang toàn cầu hóa.
- Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa: các cuộc chiến tranh nổ ra đều với mục đích t ranh
giành ưu thế trong buôn bán quốc tế. Các cuộc chinh phục đánh dấu một bước phát triển của
thương mại quốc tế. Tuy nhiên hoạt động này chưa đủ mạnh để tạo nên xu thế toàn cầu hoá
- Thời kỳ CNTB ra đời đến hết chiến tranh thế giới lần II: cuộc cách mạng công
nghiệp, những phát minh đến thế kỷ XIX làm thay đổi mạnh mẽ sản xuất, thông tin và vận
tải, góp phần thúc đẩy mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Xu thế toàn cầu
hoá bắt đầu xuất hiện và suy yếu
- Thời kỳ 1945-1960: kinh doanh quốc tế bắt đầu phục hồi với sự thống soái của các
doanh nghiệp Mỹ. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) ra đời sau. Hiến
chương thành lập ITO được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc
làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948. Xu thế toàn cầu hoá bắt đầu phục hồi
- Thời kỳ 1960–1980: giai đoạn phục hồi của châu Âu và Nhật. Xu thế toàn cầu hoá
bắt đầu phát triển
- Thời kỳ 1980 đến nay: Các doanh nghiệp Mỹ nhận thức môi trường và vị thế kinh
doanh của mình đã thay đổi nên bắt đầu điều chỉnh phương thức quản lý của mình. Các
doanh nghiệp Tây Âu và Nhật tiếp tục đầu tư vào Mỹ nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu của
mình. Một thị trường cạnh tranh toàn cầu đã được định hình với 3 trung tâm sản xuất và tiêu
thụ chính là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Nhiều ngành sản xuất và dịch vụ đã mang bản
chất toàn cầu.
d. C ác đặc điểm khác
- Giá hàng hóa tăng cao: như vàng, xăng, vật liệu xây dựng…
- Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng gay gắt
- Hợp tác song phương tăng lên
3 Động lực của quá trình toàn cầu hoá
- Các rào cản về thương mại và đầu tư dần được dỡ bỏ: hàng loạt các tổ chức thương
mại ra đời như WTO, OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Quốc tế), DRU (Thỏa thuận về
Giải quyết Tranh chấp)…; rất nhiều các hiệp định được ký kết như ADA (Hiệp định Chống
bán phá giá), GATS (Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ)… đã giúp hoạt động thương
mại và đầu tư được dễ dàng và thuận lợi hơn. Đặc biệt việc gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan
giữa các quốc gia được coi như 1 bước quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Sự phát triển về mặt công nghệ thông tin, đặc biệt là giao thông vận tải: thế giới
đang chứng kiến sự chuyển đổi chưa từng có về thông tin xã hội, được thúc đẩy bởi những
thay đổi công nghệ chủ yếu trong truyền thông và máy tính. Số lượng TV tính trên 1000
người tăng gấp đôi từ năm 1990 đến 1995 là 235. Vào giữa những năm 1990, số phút liên lạc
điện thoại quốc tế tăng gấp đôi lên 70 tỷ USD. Có 140 triệu người sử dụng Internet trong năm
1998, năm 2002 đã có 600 triệu người. Các dịch vụ IT toàn cầu có tổng doanh thu $763 tỉ
USD năm 2009.
Những tiến bộ trong công nghệ Giao thông vận tải
1500-1840 1850-1930 Năm 1950 Năm 1960-nay
Tốc độ trung bình tốt nhất
khi dùng ngựa kéo và tàu
thuyền là 10 dặm/giờ
Xe lửa hơi nước trung
bình đi 65 dặm/giờ và
tàu hơi nước trung bình
36 dặm/giờ
Máy bay có thể bay
300-400 dặm/giờ
Máy bay phản lực
có thể bay 500-
700 dặm/giờ
- Hòa bình: Sau hàng thế kỷ, toàn cầu hoá ngày càng tăng. Giai đoạn từ năm 1914 đến
1945 có thể được diễn tả như sự ẩn dật sau các biên giới quốc gia. Hai cuộc chiến tranh thế
giới cùng với sự suy thoái kinh tế bị tàn phá đã bỏ mặc thị trường chung, các thị trường quốc
gia hoạt động tách biệt. Từ năm 1945, nền kinh tế quốc tế bắt đầu hồi phục cùng với nhiều
hiệp định, quy tắc chung được ký kết.
- Các công ty đa quốc gia: Năm 1970, có 700 MNC, năm 1998 đã có 60.000 (với
500.000 chi nhánh nước ngoài). Ngày nay có 61.000 (với 900.000 chi nhánh nước ngoài).
Năm 1997 khi FDI đạt đến đỉnh cao của nó, MNCs chiếm 25% GDP thế giới, 33% xuất khẩu
của thế giới. FDI đang tăng trưởng nhanh hơn so với thương mại quốc tế - tăng 39% chỉ từ
năm 1997 đến năm 1998
- Nhân khẩu học: trình độ chuyên môn của lao động tăng lên nhanh chóng, đáp ứng
nhanh nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Làn sóng di dân giữa các nước tăng lên, góp
phần thúc đẩy ngoại thương. Di cư quốc tế đã tăng đều đặn trong vòng 50 năm qua, bù đắp lại
tới một chừng mực nào đó những sự chênh lệch về tăng dân số và cấu trúc tuổi trong các
quốc gia. Mỹ đã chấp nhận 2,5 triệu người nhập cư trong những năm 50, 4,5 triệu người trong
những năm 70 và 9,1 triệu người trong những năm 90. Mặc dù đã có những chính sách hạn
chế nhập cư, số “người nước ngoài được đăng ký” ở Nhật tăng gấp hai lần trong thời kỳ
1980-2000, từ 783 nghìn lên 1,7 triệu người.
Người nhập cư có xu hướng là những lao động trẻ, đã có con hoặc lập gia đình khi họ
đã định cư. Các loại thuế thu nhập từ những lao động này hỗ trợ cho các hệ thống an sinh xã
hội do áp lực từ số lượng người cao tuổi nghỉ hưu tăng nhanh, điển hình ở các nền kinh tế
phát triển hiện nay
Nhân tố làm giới hạn toàn cầu hoá
+ Khác biệt về văn hoá
+Khác biệt về điều kiện kinh tế
+Khác biệt về trình độ phát triển sản xuất
+Rào cản về mậu dịch và đầu tư
+Sự bất ổn về chính trị
+Sự khác biệt về chiến lược của các công ty
+Sự khác biệt về nhu cầu, hành vi t iêu dùng
+Cơ chế quản lý nhà nước.
4 Toàn cầu hoá thị trường và sản xuất
4.1 Toàn cầu hóa thị trường
a. Khái niệm
Toàn cầu hóa thị trường là sự hợp nhất các thị trường quốc gia riêng biệt thành một
thị trường rộng lớn toàn cầu.
b. Biểu hiện
- Rào cản thương mại toàn cầu dần được xoá bỏ,
- Nhiều khối kinh tế được thiết lập
- Tiêu chuẩn hoá sản phẩm, đóng gói, marketing
- Đồng nhất thị hiếu và xu hướng tiêu dùng.
c. Thuận lợi
– Khai thác và tạo ra những phân khúc thị trường
– Tiêu chuẩn hóa sản phẩm, đóng gói, marketing
– Đồng nhất thị hiếu và xu hướng tiêu dùng
4.2 Toàn cầu hóa sản xuất
a. Khái niệm
Toàn cầu hóa sản xuất là việc sử dụng các nguồn hàng hoá và dịch vụ từ nhiều nơi
khác nhau trên thế giới để khai thác những lợi thế có được do những khác biệt giữa các quốc
gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất như lao động, năng lượng, đất đai và vốn.
b. Biểu hiện
- Chế tạo các chi t iết trên phạm vi toàn cầu
- Phân bố dây chuyền lắp ráp ở nhiều nơi
- Bán hàng trên phạm vi toàn cầu.
c. Hệ thống sản xuất tích hợp toàn cầu
Lý do thúc đẩy IIP
Tiếp cận nguồn nguyên liệu rẻ tiền
Khác biệt hoá sản phẩm cho các thị trường khác nhau
Tiếp cận và sử dụng công nghệ mới
Thực hiện lợi thế của sự hợp tác
Chia nhỏ các thành phần của xích giá trị và tái phân bố các thành phần này ở những
nơi có hiệu quả nhất.
Ý nghĩa thực tiển của IIP
Việc kiểm soát các hoạt động kinh tế chuyển dịch từ quốc gia sang các MNC
Nền kinh tế của các quốc gia liên kết lại thông qua mậu dịch và đầu tư
Tạo sự đồng nhất về văn hoá.
Phân bố sản xuất
- Tập trung: Tập trung hệ thống sản xuất ở một/ một số ít địa điểm
Do yêu cầu thâm dụng kỹ thuật
Tiếp cận các nguồn lực khan hiếm
Áp lực của việc giảm phí tổn
- Phân tán: Mở rộng các chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau
Tầm quan trọng của các khách hàng ở các quốc gia khác nhau
Áp lực của các đối thủ cạnh tranh toàn cầu
Lợi thế của việc phân bố địa lý.
C HƯƠ NG II – TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN C ẦU HÓA
1. Tác dụng tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá
1.1 Tác động tích cực
- Rõ ràng là quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng hội nhập của nền kinh tế thế giới đã
đạt được kết quả ấn tượng. Nó đã giúp hầu hết các nước thưởng thức cải thiện đáng kể hiệu
suất kinh tế vĩ mô. Và đã dịch sang sống tốt hơn tiêu chuẩn cho hầu hết mọi người, và gần
như ở khắp mọi nơi.
- Xem xét một số những cải tiến chúng ta có thể nhìn thấy trong chất lượng cuộc sống
của người dân. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm mạnh. Trong khu vực Đông Á và Thái Bình
Dương, ví dụ, họ đã giảm gần 60%, đến 39 trên 1.000 ca sinh, giữa những năm 1960 và
những năm 1990. Tỷ lệ biết chữ đã tăng lên trên toàn thế giới, khoảng 80% đối với nam và
70% đối với phụ nữ. Tại Ấn Độ, tỷ lệ dân số sống trong nghèo đói đã giảm khoảng một phần
ba trong những năm 1990.
- Có lẽ nổi bật nhất của tất cả là sự cải thiện về tuổi thọ trong thế giới đang phát triển.
Hiện nay trung bình 65 năm, tăng so với 40 năm nửa thế kỷ trước. Và khoảng cách giữa tuổi
thọ trong thế giới phát triển và đang phát triển đã thu hẹp, từ 30 năm vào năm 1950 lên
khoảng 10 năm nay, bởi vì tuổi thọ trung bình đã tăng lên hơn trong hầu hết các nước nghèo.
- Mở rộng sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế theo quy mô: Vào đầu thế kỷ mới này,
thương mại thế giới trị giá khoảng 8 nghìn tỷ 25% GDP toàn cầu. Đó là tăng từ 1,5 nghìn tỷ
đồng, theo đồng đô la so sánh, trong năm 1970, 13% GDP của thế giới. Riêng Trung Quốc,
trong 3 năm 1993 - 1995 đã nhận được 110 tỉ USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
chiếm khoảng 20% tổng đầu tư của cả nước. FDI cung cấp 34,7% đầu tư cho hàng xuất khẩu
và 28,7% đầu tư cho công nghiệp của Trung Quốc năm 1994...
- Tiếp cận và khai thác các nguồn lực
- Tạo khả năng hạ thấp giá cả: rất nhiều các công nghệ mới nhất của truyền thông-
internet, ví dụ, không có song song lịch sử. Chi phí vận chuyển đã giảm mạnh quá. Chi phí
vận tải hàng không (được đo bằng doanh thu trung bình trên mỗi tấn-km) đã giảm 78% từ
năm 1955 đến năm 1996.
Tạo sự tăng trưởng kinh tế: Nhưng tăng trưởng sau chiến tranh đã được chắc chắn
thúc đẩy phần lớn bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại thế giới, chính là kết quả
của việc giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan: Thuế suất trung bình nhập khẩu sản xuất
được hơn 40 phần trăm trong l947 và ít hơn 5 phần trăm vào cuối l990s trong Liên minh châu
Âu, Mỹ, và Nhật Bản. Họ cũng đã giảm đáng kể ở nhiều nước khác.
- Tạo công ăn việc làm
1.2 Tác động tiêu cực
- Mâu thuẫn và cạnh tranh quốc tế quyết liệt, nguy cơ tụt hậu gay gắt
Toàn cầu hóa là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các thành viên tham gia, chủ
yếu là giữa các nước đang phát triển và chậm phát triển với các nước phát triển (đứng đầu là
Mỹ). Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là tham gia vào việc định ra và thực hiện "luật chơi
chung". Để đảm bảo cho các nước đều có lợi ích trong mở cửa, hội nhập, đòi hỏi các bên
tham gia phải hợp tác với nhau. Do có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm
quản lý và thực lực chi phối thị trường thế giới trong quá trình toàn cầu hóa, các nước phát
triển luôn nắm quyền quy định và khống chế những luật chơi chung có lợi cho họ. Mặc dù
"luật chơi" có vẻ "công bằng", nhưng thực chất chúng luôn đem lại lợi thế cho những kẻ
mạnh (các nước tư bản phát triển và các công ty siêu quốc gia). Các nước đang phát triển, các
nước nghèo thường phải gánh chịu những điều bất lợi, thiệt thòi về phía mình. Trong quá
trình toàn cầu hóa, để thu được nhiều lợi ích, các nước phát triển luôn tìm mọi cách chèn ép
các nước đang phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về kinh tế, các nước phát triển dùng sức mạnh để ép các nước đang phát triển phải
chấp nhận những điều khoản có lợi cho mình, tạo nên những bất lợi cho các nước đang phát
triển, khiến các nước này phải lệ thuộc về kinh tế ngày càng nhiều.
Về chính trị, thông qua toàn cầu hóa các nước phát triển cũng buộc các nước đang
phát triển phải lệ thuộc vào họ. Việc Mỹ và NATO buộc Nam Tư phải từ bỏ chủ quyền để đổi
lấy khoản viện trợ tài chính, việc Mỹ thực hiện chính sách cấm vận đối với Cu-ba và một số
nước khác minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Toàn cầu hóa đã tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đang phát triển với các nước
phát triển trong quá trình mở cửa, hội nhập. Không những thế, quá trình toàn cầu hóa còn đặt
các nước đang phát triển trước thách thức của sự cạnh tranh quyết liệt. Tham gia vào quá
trình toàn cầu hóa là tham gia vào thị trường thế giới. Đặc trưng cơ bản của thị trường là cạnh
tranh. Để tồn tại và phát triển, các nước đang phát triển phải tìm cách đổi mới về đường lối
phát triển kinh tế, đổi mới cơ chế hoạt động, không ngừng nâng cao trình độ khoa học - kỹ
thuật, tổ chức - quản lý và công nghệ hiện đại cho phù hợp với điều kiện hội nhập. Nếu
không làm được điều đó thì quá trình toàn cầu hóa sẽ đẩy các nước đang phát triển tới nguy
cơ ngày càng lệ thuộc, mất dần tính độc lập tự chủ, từng bước trở thành bãi thải công nghệ
cho các nước phát triển, làm cho đất nước tụt hậu ngày càng xa.
- Phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia và trong nội bộ mỗi quốc gia
Toàn cầu hóa phân phối không đều lợi ích và cơ hội phát triển cho các quốc gia. Do
có tiềm lực kinh tế áp đảo và có ưu thế về nhiều mặt, các nước phát triển đang nắm vị trí chủ
đạo trong quan hệ phân công quốc tế và trong tiến trình toàn cầu hóa. Họ luôn tìm cách giành
lấy những lợi thế kinh tế về phía mình, đẩy những bất lợi về phía các nước đang phát triển.
Chính điều đó đã tạo ra sự phân phối lợi ích không đều, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo
giữa các nước và ngay trong nội bộ mỗi nước. Thực tế cho thấy, nếu như toàn cầu hóa đem
lại cho các nước phát triển những nguồn lợi khổng lồ và tăng nhanh sự giàu có của họ một
cách vô độ, thì nó cũng làm cho nhiều nước đang phát triển ngày càng tụt hậu và phần lớn
dân chúng trên thế giới ngày càng nghèo đi.
"Báo cáo về phát triển con người" năm 1999 của Liên hợp quốc đã chỉ rõ : Các nước
phát triển với số dân khoảng 1,2 tỉ người, chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chiếm 86% GDP
toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài và khống chế 75% đường
dây điện thoại thế giới. Trong khi đó các nước nghèo cũng chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng
chỉ chiếm 1% mỗi lĩnh vực trên. Toàn cầu hóa làm cho sự phân hóa giàu nghèo giữa người
với người ngày càng tăng : Sự chênh lệch thu nhập của 20% người giàu nhất thế giới và 20%
người nghèo nhất thế giới năm 1960 là 30/1, đến năm 1990 là 60/1 và năm 1997 là 74/1. Đại
hội đặc biệt của Liên hợp quốc ở Giơ-ne-vơ tháng 6-2001 cũng chỉ ra rằng : Chênh lệch về
thu nhập bình quân đầu người của nước giàu nhất (T hụy Sĩ, 40 800 đô-la) so với nước nghèo
nhất (Ê-ti-ô-pi, 100 đô-la) hiện nay là 408 lần, trong khi hồi đầu thế kỷ XX mới là không quá
10 lần. Tài sản của 3 người giàu nhất thế giới nhiều hơn tổng giá trị tài sản quốc dân của 60
nước nghèo.
Không những thế, toàn cầu hóa cũng gây ra sự phân phối không công bằng trong nội
bộ mỗi quốc gia. Ngay tại Mỹ, vẫn còn 12% số dân, phải sống dưới mức nghèo khổ.
- Nguy cơ làm mất dần bản sắc văn hóa dân tộc
Quá trình toàn cầu hóa làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Giống như toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa văn hóa cũng tác động cả
tích cực và tiêu cực đến mọi nước tham gia quá trình hội nhập. Văn hóa của các nước phát
triển sẽ ảnh hưởng mạnh đến văn hóa các nước đang phát triển. Điều quan trọng là mỗi nước
biết chủ động đón nhận nó để có những đối sách thích hợp nhằm phát huy những mặt tích
cực, khắc phục những mặt t iêu cực trong quá trình hội nhập.
Quá trình toàn cầu hóa, sự nối mạng thông tin toàn cầu tạo điều kiện cho việc du nhập
những tư tưởng và lối sống lai căng, thiếu lành mạnh, thoát ly bản sắc dân tộc. Nhiều giá trị
văn hóa riêng của các nước đang phát triển bị xói mòn và m ất dần ảnh hưởng, thay vào đó là
sự chấp nhận những "giá trị chung". Nền văn hóa dân tộc bị tấn công, gặm nhấm, bị "đồng
hóa" bởi văn hóa bên ngoài. Chưa bao giờ ở các nước đang phát triển, những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc lại phải chịu những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như thời kỳ
này. Nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, buôn lậu, ma-phi-a, bạo lực, gian lận
thương mại... phát triển như các đại dịch thời Trung cổ. Tại nhiều nơi, nhất là các thành phố,
thị xã, thị tứ đã xuất hiện khá phổ biến lối sống thực dụng, chạy theo tiện nghi vật chất, tôn
thờ đồng tiền, sùng ngoại, coi nhẹ những giá trị lý tưởng, đạo đức của cha ông... Nhiều sinh
hoạt văn hóa như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm màu thương mại hóa.
- Tóm lại, toàn cầu hóa có các tiêu cực sau:
+ Tạo nên thất nghiệp ở các nước phát triển
+ Giảm tiền lương thực tế của lao động không có kỹ năng
+ Sự không an toàn trong lao động
+ Né tránh sự kiểm soát của chính phủ
+ Tình trạng mất tự chủ quốc gia
+ Tàn phá môi trường
+ Sự bất công, bất bình đẳng giữa các quốc gia
+ Sự khủng hoảng toàn cầu, vấn đề đạo đức.
2 Tác động của toàn cầu hóa đến đến kinh tế của từng quốc gia
2.1 Tác động tích cực
- Toàn cầu hóa làm cho quốc gia được kết nối với nhau, tạo nên dòng chảy vốn, hàng
hoá, dịch vụ, lao động, công nghệ ngày càng mạnh trong phạm vi khu vực và toàn cầu, hỗ trợ
cho các quốc gia tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế có được tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội một cách nhanh chóng hơn. Làm cho quốc gia tăng trưởng và giảm đói nghèo.
Chẳng hạn như các nước Đông Á đã tạo nên những nền kinh tế phát triển thần kỳ
(Singapore là ví dụ điển hình). Sự phát triển này góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu đói
nghèo một cách rõ rệt. Nhìn chung các nước đang phát triển tham gia mạnh mẽ toàn cầu hoá
đã tăng được tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người từ 1% vào thập kỷ 60 lên 3% vào thập kỷ 70,
4% thập kỷ 80 và 5% vào thập kỷ 90.
- Toàn cầu hoá kinh tế tạo lợi thế so sánh cho các quốc gia tích cực tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Tạo ra sự phân công lao động theo chiều sâu. Như Việt nam chủ yếu xuất khẩu
lương thực và nhập máy móc công nghệ từ những nước tiên tiến
- Đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện cho các quốc
gia nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Từ đó hình thành nên
một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại
hóa. Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đã chuyển dịch từ chiều dọc sang phân
công lao động theo chiều ngang, phân công theo chi tiết, theo quy trình sản xuất.
Chẳng hạn như việc sản xuất máy bay của hãng Boing ở Mỹ có các chi t iết được chế
tạo từ gần 100 quốc gia khác nhau.
- Tự do thương mại toàn cầu đem lại cơ hội cho các quốc gia, dân tộc, được hưởng
thụ những sản phẩm hàng hoá va dịch vụ của nước khác, dân tộc khác tạo ra.
Ngày nay tại thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản, khách hàng có thể tìm thấy những
hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam như hàng nông, hải sản, thủ công mỹ nghệ. Ngược lại trên
thị trường Việt Nam người ta có thể mua mặt hàng cao cấp của ba trung tâm kinh tế quốc tế
nêu trên: từ ô tô, máy tính, các thiết bị hiện đại cho nền kinh tế và những đồ da dụng cao cấp
khác.
- Tự do hoá thị trường tài chính toàn cầu gắn liền với tự do hoá đầu tư mở cửa cho các
dòng vốn lưu chuyển một cách tự do từ quốc gia này tới quốc gia khác.
Theo báo cáo đầu tư thế giới của ƯNCTAD, năm 1996 các nước đang phát triển tiếp
nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 tăng lên 198 tỷ USD, trong đó có 97 tỷ USD vào Mỹ
La Tinh và 91 tỷ USD vào Châu Á.
- Tạo điều kiện để các nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và đổi mới công
nghệ. Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực đến việc thay thế và đổi mới công nghệ, thông
qua các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận, giúp cho các nước, nhất là các nước đi sau phát
triển nhanh hơn, theo con đường đi ngắn hoặc rút ngắn, đón đầu.
- Việt Nam tiếp cận công nghệ chủ yếu thông qua các hoạt động FDI
- Toàn cầu hoá kinh tế buộc các nước phải cơ cấu lại nền kinh tế quốc gia một cách
hợp lý, bảo đảm. Phát huy tối đa lợi thế so sanh, tạo ra những khối lượng hàng hoá đủ lớn, có
chất lượng cao,mẫu mã đẹp, đủ sức thâm nhập các thị trường quốc tế.
2.2 Tác động tiêu cực
- Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng: Nếu mức chênh lệch thu nhập
giữa 20% dân cư nghèo và và 20% dân cư giàu nhất trên thế giới năm 1976 là 1/30 thì vào
đầu những năm 1990 tỷ lệ này là 1/60 và hiện nay sự chênh lệch này đã dãn ra hơn nữa
- Toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến sự phân phối không công bằng các cơ hội và lợi ích
kinh tế giữa các khu vực, quốc gia và từng nhóm dân cư. Vì vậy, nó làm gia tăng thêm tình
trạng bất bình đẳng, làm sâu sắc thêm sự phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia. Hiện nay
các quốc gia phát triển chỉ chiếm 19% dân số thế giới nhưng lại nắm 71% khối lượng trao đổi
buôn bán, tài sản và dịch vụ, 58% đầu tư trực tiếp nước ngoài và 91% người sử dụng mạng
Internet.
- Các nước đang phát triển hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt và không bình đẳng trong các quan hệ kinh tế - thương mại. Tham gia tự do hóa thương
mại buộc tất cả các nước phải chấp nhận "luật chơi" tự do cạnh tranh, nghĩa là phải mở cửa
thị trường, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước
ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư. 20 triệu chiếc áo sơ mi xuất khẩu mới có thể mua được 1
máy bay Airbus hạng trung, trong lúc các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng khoa học,
công nghệ cao lại thường được cắt giảm thuế quan sớm hơn cả.
- Toàn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn
ngày càng nhanh hơn. Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng
12/2001 thì một năm sau đó, sản lượng khai thác than của nước này bắt đầu tăng mạnh.
Trường hợp tương tự cũng diễn ra tại Ấn Độ, tuy ở quy mô nhỏ hơn
- Toàn cầu hóa khiến dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ các nước phát triển sang các
nước đang phát triển. Vốn FDI liên tục được đổ vào Việt Nam từ khi gia nhập WTO và sắp
tới là TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương)
- Toàn cầu hóa có xu hướng chuyển các khoản thuế phải nộp từ các tập đoàn sang các
cá nhân. Do toàn cầu hóa, các công ty có nhiều cơ hội để chuyển hoạt động kinh doanh đến
các địa điểm có mức thuế suất thấp nhất. Trung Quốc là nơi đầu tư của rất nhiều nhà máy lớn
của các hang công nghệ trên thế giới nhờ thuế thấp và giá nhân công rẻ.
- Cùng với đó, toàn cầu hóa dẫn đến cuộc đua giành lợi thế xuất khẩu giữa các quốc
gia bằng việc định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị của nó. Từ cuối 12/2012, Nhật Bản bắt đầu
áp dụng chỉnh sách nới lỏng tiền tệ. Đồng Yên bị rớt giá liên tục đã làm cho hàng xuất khẩu
của Nhật bản trở nên rẻ hơn. Qua đó Nhật Bản đã từng bước giành lại thị phần và chiếm
những thị phần mới. Chẳng hạn, như hàng Nhật rất có uy tín ở khu vực Đông Nam Á. Tokyo
đã thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế và thương mại với nhiều nước ASEAN
- Toàn cầu hóa cũng khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Do toàn cầu
hóa, hàng hóa giá rẻ hơn từ bên ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước khiến các nước
sẽ không quan tâm sản xuất các m ặt hàng đó và ngày càng lệ thuộc vào hàng nhập khẩu.
- Toàn cầu hóa kinh tế có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống và xã
hội. Bởi vì, vnó cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi: sự xâm nhập công nghệ lạc hậu, nạn ô nhiễm
môi trường, các tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng. Hàng hóa kém chất
luông của Trung Quốc đã len lõi sang rất nhiều thị trường tại nhựng nước khác trong khu
vực.
3 Tác động của toàn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh của các công ty
3.1 Tác động tích cực
- Tạo nên chi phí sản xuất thấp hơn.
+ Việc bãi bỏ các rào cản đối với các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư làm
cho giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh
sẽ có xu hướng giảm do không phải/hoặc giảm bớt các chi phí cho việc nhập khẩu.
+ Thương mại tự do còn cho phép các doanh nghiệp giảm các chi phí giao dịch, kinh doanh
nhờ các nguyên tắc chung được thống nhất.
+ Doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài phạm vi quốc gia nhằm có được lợi
thế về đầu vào cũng như thị trường.
- Tăng cơ hội và khắc phục bớt những hạn chế của thị trường nội địa.
+ Cơ hội tiếp cận thị trường mới
+ Cơ hội tiếp cận nguồn cung ứng nguyên vật liệu rẻ hơn bên ngoài
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, kỹ
thuật hiện đại, học hỏi những kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến của các
nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh.
- Tham gia quá trình toàn cầu hóa là một công cụ hữu hiệu để cạnh tranh hiệu quả.
+ Các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định kể cả trên thị trường
thế giới và trong nước. Các nguyên tắc, quy định của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế đều
bảo đảm cho các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu, đầu tư và sản
xuất, kinh doanh với các điều kiện ổn định, minh bạch và có khả năng dự đoán trước.
+ Việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp buộc
phải đổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và
sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường.
- Là một phương cách hữu hiệu để bù đắp chi phí đầu tư vào phát triển sản phẩm.
- Thị trường toàn cầu là điều kiện để công ty đạt được lợi thế nhờ quy mô.
- Cho phép công ty lựa chọn nơi sản xuất với điều kiện thuận lợi nhất.
- Tạo điều kiện thiết lập các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu để đạt được tối đa
tính kinh tế của vị trí.
3.2 Tác động tiêu cực
- Các công ty hoạt động trên thị trường toàn cầu luôn phải chấp nhận những rủi ro
thường xuyên hơn, phức tạp hơn.
+ Những khác biệt về thị hiếu và sở thích của khách hàng
+ Những khác biệt về kênh phân phối
+ Những khác biệt về cấu trúc hạ tầng và thói quen truyền thống
+ Quy định của các chính phủ sở tại…
+ Nguy cơ phải đối mặt với những vụ kiện cũng sẽ tăng lên nếu doanh nghiệp ko nắm rõ luật
chơi trong quá trình hội nhập.
+ Các cách thức kinh doanh và rào cản thâm nhập ở mỗi nước là khác nhau. Yêu cầu công ty
phải hiểu rõ những khác biệt và phải biết cách vượt qua những thách thức này.
- Sức ép về vấn để giảm chi phí: các doanh nghiệp sẽ phải chịu gia tăng sức ép cạnh
tranh của hàng hóa nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngay tại thị trường nội
địa. Bởi vì:
+ Hàng nội địa không còn được nhà nước bảo hộ
+ Hàng hóa nước ngoài đa dạng, phong phú với chất lượng và giá
+ Công ty nước ngoải “trường vốn” hơn, có khả năng trụ giá rẻ
+ Tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng trong nước
Nhiều doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị mất thị phần của mình, thậm chí bị phá sản.
- Sức ép về khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp.
+ Nếu doanh nghiệp còn yếu, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm thấp, chất
lượng sản phẫm chưa cao, máy móc công nghệ lạc hậu … thì sẽ rất khó cạnh tranh lại những
doanh nghiệp lớn.
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực rất hạn chế về tài chính, lại khó tiếp cận được
các nguồn vốn chính thức, thường phải vay từ các nguồn không chính thức với lãi suất cao,
nên chi phí vốn trở nên đắt đỏ, hạn chế việc đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng, phát t riển
sản xuất, kinh doanh
4 Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam
4.1 Cơ hội
- Cơ hội thị trường quốc tế sẽ ngày càng rộng mở cho các doanh nghiệp cùng với tiến
trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn từ năm 1996 - 2005, kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức trung bình 17,5/ năm, giá trị xuất
khẩu đã tăng gấp gần 5 lần, từ 7,2 t ỉ USD (năm 1996) lên 32,2 tỉ USD (năm 2005), đưa Việt
Nam trở thành quốc gia có nền thương mại phát triển ở mức trung bình trên thế giới. Và, kể
từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực (tháng 12-2001), kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng hơn 7 lần, từ 1,053 tỉ USD năm 2001, lên 6,5 tỉ
USD năm 2005.
- Các doanh nghiệp tiếp cận được với đầu vào nhập khẩu rẻ hơn sẽ tạo điều kiện giảm
bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Trong điều kiện Nhà nước thực hiện bảo hộ đối với
một ngành sẽ dẫn đến giá hàng hóa của ngành đó cao hơn so với thị trường và vì thế những
ngành có liên quan, đặc biệt là những ngành sử dụng sản phẩm của ngành được bảo hộ làm
nguyên liệu sản xuất sẽ phải chịu chi phí đầu vào lớn. Nhưng nhờ việc bãi bỏ các rào cản đối
với các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư,... giá của các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất, kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh sẽ có xu hướng giảm do không
phải/hoặc giảm bớt các chi phí cho việc nhập khẩu. Do vậy, tự do hóa thương mại góp phần
giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp.
Thương mại tự do còn cho phép các doanh nghiệp giảm các chi phí giao dịch, kinh doanh nhờ
các nguyên tắc chung được thống nhất.
- Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tiến trình hội nhập, sự bảo hộ của Nhà nước đối với
doanh nghiệp sẽ phải giảm dần theo các cam kết quốc tế, làm gia tăng mạnh mẽ áp lực cạnh
tranh từ bên ngoài, đây là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp tự
vươn lên khẳng định mình. Bởi vì, việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo sức ép và
động lực để các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến sản
xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường.
- Các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định kể cả trên thị
trường thế giới và trong nước. Các nguyên t ắc, quy định của các tổ chức liên kết kinh tế quốc
tế đều bảo đảm cho các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu, đầu tư và
sản xuất, kinh doanh với các điều kiện ổn định, minh bạch và có khả năng dự đoán trước.
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp
cận công nghệ, kỹ thuật hiện đại, học hỏi những kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh
tiên tiến của các nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh.
4.2 Thách thức
- Các doanh nghiệp sẽ phải chịu gia tăng sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu
và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngay t ại thị trường nội địa. Bởi vì, khi hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường nội địa phải "mở cửa", các rào cản thuế quan cũng
như phi thuế quan bị giảm bớt và loại bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tham gia
buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ như doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng,
không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ truyền thống rất phổ biến của Nhà
nước cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế bao cấp như: trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tín dụng
xuất khẩu ưu đãi, thưởng xuất khẩu, độc quyền kinh doanh... cũng phải từng bước cắt giảm,
xóa bỏ. Trong khi các hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu do nước ngoài cung cấp đa dạng, phong
phú với chất lượng và giá cả thấp hơn, các nhà cung cấp "t rường vốn" hơn và dày dạn kinh
nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, chưa nói tới tâm lý chung của người tiêu dùng vẫn chủ yếu
là "sính hàng ngoại". Nhiều doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị mất thị phần của mình,
thậm chí bị phá sản.
- Khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập là khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu so với các nước trong
khu vực và thế giới. Điều này được phản ánh ở hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản
phẩm thấp, yếu tố vốn trong cơ cấu giá thành sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố
lao động hoặc điều kiện tự nhiên, trong khi lợi thế về lao động hiện nay đang giảm dần. Chất
lượng hàng hóa, dịch vụ nhìn chung chưa tốt; chưa đa dạng phong phú về chủng loại; chưa có
sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới nhờ vào chất
lượng và những thương hiệu mạnh...
- Trình độ công nghệ và trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp lạc hậu. Hiện
nay tỷ trọng số doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ có 20,6%
(thấp nhất trong số các nước ASEAN, trừ Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma), nhóm ngành
công nghệ trung bình 20,7%, còn thuộc nhóm ngành công nghệ thấp chiếm tới 58,7%, dẫn tới
năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu nhiều, hiệu quả thấp, giá thành sản
xuất của nhiều sản phẩm cao hơn giá nhập khẩu.
- Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, phần lớn (90%) là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực rất hạn chế về tài chính, lại
khó tiếp cận được các nguồn vốn chính thức, thường phải vay từ các nguồn không chính thức
với lãi suất cao, nên chi phí vốn trở nên đắt đỏ, hạn chế việc đầu tư đổi mới công nghệ và mở
rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Khả năng nắm bắt thông tin thị trường và thích ứng với những yêu cầu, thay đổi của
thị trường quốc tế còn hạn chế, nên cản trở những cơ hội thị trường do quá trình hội nhập
mang lại. Theo kết quả một cuộc điều tra của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam
về năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp,
chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp có t riển vọng xuất khẩu
và 62,5% hoàn toàn chưa có khả năng tham gia xuất khẩu.
- Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành, hệ
thống luật pháp, chính sách kinh tế chưa hoàn chỉnh cũng là một khó khăn không nhỏ đối với
các doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, cùng với việc thị trường xuất khẩu được rộng mở, hàng hóa của Việt
Nam ngày càng vươn rộng ra thị trường quốc tế, thì nguy cơ phải đối mặt với những vụ kiện
chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam cũng càng tăng lên. Theo thống kê, từ năm 1994 - 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã
phải đối phó với 25 vụ kiện chống bán phá giá của các nước. Điển hình là những vụ kiện
chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu liên quan đến mặt hàng cá da trơn, mặt
hàng tôm, xe đạp, giày, mũ da...
4.3 Điều kiện tồn tại của các doanh nghiệp VN trong giai đoạn toàn cầu hóa
John Naisbitt (một tác giả người mỹ và diễn giả trong lịnh vực nghiên cứu tương lai)
cho rằng: Nếu tốc độ của công ty không bằng tốc độ thay đổi bên ngoài thì ngày t àn của công
ty gần kề.
Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt này, trong tương lai gần thì các
công ty của Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Công ty phải phát triển và duy trì một tầm nhìn có tính hệ thống và toàn cầu.
- Việc thiết kế sản phẩm. Theo Al Ries & Jack Trout cho rằng “Thị trường càng lớn, sản
phẩm của bạn càng phải mang tính chuyên biệt hơn nếu muốn thành công. Kinh doanh càng
có tính toàn cầu, bạn càng phải tập trung vào một phân khúc chuyên biệt của thị trường thế
giới. Và đi xa hơn nữa, bạn phải cố gắng tập trung vào một thứ thôi.”
- Cần có chiến lược kinh doanh toàn cầu khoa học, t rong đó có thể nhắc tới các chiến lược
sau:
+ Chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường. ( chiến lược toàn cầu, chiến lược đa quốc
gia, chiến lược xuyên quốc gia, chiến lược quốc tế)
+ Chiến lược cạnh tranh (chiến lược giá thấp nhất, khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược tập
trung)
- Cần có nhà lãnh đạo đủ tầm và có tâm
5 C ác giải pháp nâng cao tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu
hóa tại Việt Nam
5.1 Giải pháp
- Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế, xác định bước đi và kế hoạch triển khai thực
hiện cụ thể, rõ ràng. Nước ta nhập cuộc đua tranh kinh tế khi trình độ phát triển kinh tế và
công nghệ còn thấp. Vì vậy, phải tiến hành hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường
với lộ trình hợp lý. Lộ thình đó được thoả thuận và xác định qua đàm phán song phương và
đa phương trên cơ sở tận dụng ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém
phát triển.
- Việt Nam phải tận dụng các cơ hội do các tiến trình toàn cầu hóa m ang lại về vốn,
công nghệ, kỹ thuât, kinh nghiệm tổ chức quản lý.. .trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so
sánh của mình để đấy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến; đi từ những ngành sử
dụng nhiều lao động sang những ngành sử dụng nhiều vốn và đặc biệt, tranh thủ các điều kiện
ứng dụng công nghệ cao để dần phát triển những ngành sử dụng hàm lượng công nghệ tri
thức cao
- Đánh giá lại sức cạnh tranh và tiềm lực của nền kinh tế đất nước trong mọi lĩnh vực
và ngành hàng đế có chương trình điều chỉnh lại cơ cấu nang cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh, từ đó xây dựng lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế. Tập trung đầu tư xây dựng các
ngành mũi nhọn hướng về xuất khẩu để vươn lên cạnh tranh, xác định vị thế ổn định trên thị
trường quốc tế và khu vực. Mục tiêu chính của biện pháp này là tăng cường sức mạnh nền
kinh tế.
+ Đối mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính tiền tệ:
+ Bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ
+ Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết
quốc tế
+ Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng dần tích luỹ cho đầu tư phát
triển
+ Thực hiện chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô
+ Giải quyết nợ tồn đọng. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.Sắp xếp lại các ngân
hàng cổ phần, xử lý các ngân hàng yếu kém
Khai thác tốt nội lực và đầu tư nội địa đế thu hút nguồn vốn bên ngoài một cách chủ
động linh hoạt.
- Thay đổi hành lang pháp lý:
+ Loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giảm các
ưuđãi phi lý cho doanh nghiệp nhà nước đế tạo một sân chơi bình đắng cho
mọi loại hình sở hữu khác nhau
+ Đối mới và kiện toàn hệ thống pháp luật để phù hợp với quy định và thông
lệ quốc tế
+ Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật đáp ứng
nhu cầu, hướng phát triến của doanh nghiệp.
- Bồi dưỡng, rèn luyện năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác kinh tế
đối ngoại và quản lý doanh nghiệp, đế đủ sức, đủ bản lĩnh thực hiện tốt các nhiệm vụ theo
đúng đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế
đổi ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ
trình phù họp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế song
phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, t iến tới gia nhập
WTO.
5.2 Chiến lược
- Có 4 chiến lược
Áp lực nội địa hóa
Áp lực giảm chi phí
Thấp C ao
Cao Chiến lược toàn cầu Chiến lược xuyên quốc gia
Thấp Chiến lược quốc tế Chiến lược đa quốc gia
- Đặc điểm cơ bản của các chiến lược:
Chiến lược Đặc điểm
Đa quốc gia
- Thành lập công ty con ở nhiều nước (mỗi công ty có các chiến lược riêng)
- Có ý nghĩa: sức ép nội địa hóa cao và sức ép giảm chi phí thấp
- Định hướng đạt mức tối đa việc đáp ứng yêu cầu nội địa hóa
- Họ cá biệt hóa một cách rộng rãi sản phẩm cung cấp và chiến lược
marketing để
đáp ứng điều kiện của các quốc gia khác nhau.
* Nhược điểm
- Không thể thực hiện tính kinh tế theo quy mô
- Không khai thác được hiệu ứng đường cong kinh nghiệm
- Không chuyển giao được các khả năng tạo sự khác biệt ra thị trường nước
ngoài
Xuyên quốc
gia
Hình thành trên cơ sở hợp nhất từ các công ty từ nhiều quốc gia.
- Có ý nghĩa khi sức ép nội địa cao và sức ép về giảm chi phí cũng cao
- Họ áp dụng hiệu ứng học tập toàn cầu và m ô hình production – sản xuất linh
hoạt
- Hạ thấp chi phí nhờ vào tính kinh tế theo quy mô
- Có khả năng khai thác được hiệu ứng đường cong kinh nghiệm, tính kinh tế
của vị
trí.
- Chiến lược tập trung vào các nỗ lực chuyển giao các kỹ năng và cung cấp
theo
nhiều chiều của các công ty con trên toàn thế giới.
- Khả năng cá biệt hóa việc cung cấp sản phẩm và m arketing thích hợp để đáp
ứng
yêu cầu nội địa hóa.
- Khó khăn trong việc thực hiện vì các vấn đề của tổ chức.
Toàn cầu
- Thực hiện tiêu chuẩn hóa, sản xuất sản phẩm từ một hoặc một số trung tâm
và
phân phối trên thị trường toàn cầu.
- Các hoạt động sản xuất, marketing, R&D tập trung vào vài vùng thuận lợi.
- Có ý nghĩa khi sức ép nội địa hóa thấp và sức ép giảm chi phí cao
- Chiến lược này thịnh hành trong các ngành sản xuất hàng công nghiệp.
- Có khả năng khai thác hiệu ứng đường cong kinh nghiệm, tính kinh tế của
vị trí
- Không đáp ứng được yêu cầu nội địa hóa.
Quốc tế
- Công ty mẹ kiểm soát chặt chiến lược sản xuất và marketing.
- Có ý nghĩa: Khi sức ép nội địa hóa thấp và sức ép về giảm chi phí cũng
thấp.
- Chuyển giao kỹ năng và sản phẩm một chiều.
- Chuyển giao các khả năng khác biệt đến thị trường nước ngoài
- Yếu về đáp ứng yêu cầu nội địa hóa
- Khuynh hướng tập trung hóa các chức năng phát triển sản phẩm như R&D
ở trong nước.
- Không thể thực hiện tính kinh tế vị trí
- Không khai thác được hiệu ứng đường cong kinh nghiệm
- Không thích hợp với các ngành có áp lực chi phí cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_2_qtkddem2_toan_cau_hoa_va_tac_dong_cua_no_den_cac_quan_gia_va_cong_ty_3821.pdf