Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của nhân dân. Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp pháp lý hình sự thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Trong số các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến. Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội. Những năm gần đây tội trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Riêng “thành phố Hà Nội trong năm 2006 đã thụ lý xét xử 1555 vụ trộm cắp tài sản, 2016 bị cáo, chiếm 26,9%, gây thiệt hại 17.362.096.769 đồng” [10, tr.4]. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoạt động xét xử của ngành toà án từng bước được nâng cao, số lượng các bản án bị huỷ đã giảm, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại khuyết điểm mà một trong những nguyên nhân là các cơ quan bảo vệ pháp luật không đánh giá đúng bản chất của hành vi phạm tội dẫn đến xác định sai tội danh, hoặc xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Để khắc phục tình trạng trên thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm vững các quy định pháp luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội từ đó có đường lối xử lý đúng đắn đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Nhận thức được điều đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn” làm khoá luận tốt nghiệp cho mình với hy vọng giúp có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn về tội trộm cắp tài sản.

doc68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý. Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do luật định, theo quy định của Điều lệnh, Điều lệ Lực lượng vũ trang nhân dân. Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định: được coi là chưa bị xử phạt hành chính nếu đã qua một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà người bị xử phạt không tái phạm. Như vậy trong trường hợp một người “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”  theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị xử lý kỉ luật theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, theo quy định của Điều lệnh, Điều lệ Lực lượng vũ trang nhân dân nhưng chưa qua một năm kể từ khi thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hoặc chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý theo quy định mà lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng thì phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản, ví dụ: A đã bị xử phạt hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 về hành vi trộm cắp tài sản và thi hành xong quyết định xử phạt vào ngày 10-2-2004. Đến ngày 25-12-2004 (chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý) A lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 300.000 đồng do đó A bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Quy định trên là hợp lý nó thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với người trước đó đã bị pháp luật trừng trị mà không hối cải sau đó lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, song quy định trên còn tỏ ra chưa hợp lý ở một số điểm sau: Điều luật chỉ quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” là tình tiết định tội mà không quy định tình tiết “đã bị xử lý hành chính” là tình tiết định tội là chưa hợp lý vì: theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 thì xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác là: giáo dục tại xã phường thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính. Những biện pháp xử lý hành chính khác có tính nghiêm khắc hơn biện pháp xử phạt hành chính mà điều luật không quy định tình tiết “đã bị xử lý hành chính” là tình tiết định tội, như vậy đã bỏ lọt tội phạm. Vì vậy điều luật nên sửa đổi lại theo hướng quy định người có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu nhưng trước đó “đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt” phải chịu TNHS, đồng thời để tạo cơ sở áp dụng thống nhất pháp luật, tránh phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng thì điều luật nên quy định mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt sau lần bị xử lý hành chính để tránh truy cứu TNHS tuỳ tiện và hình sự hoá các vi phạm không phải là tội phạm và với việc tăng mức tối thiểu giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên một triệu đồng thì điều luật có thể quy định người “đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt” nếu trộm cắp tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới một triệu đồng sẽ phải chịu TNHS. * Trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng người phạm tội “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” Bị coi là “đã bị kết án về tội chiếm đoạt” nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau: tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Như vậy, đối với người “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích” sau đó thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu thì phải chịu TNHS, ví dụ: năm 2000 A bị kết án hai năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đến năm 2002 (chưa được xoá án tích) lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 450.000 đồng nên bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Với quy định trên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau: có quan điểm cho rằng, điều luật không nên quy định tình tiết “đã bị kết án, chưa được xoá án tích” là tình tiết định tội mà chỉ nên quy định đó là tình tiết tăng nặng TNHS hoặc tình tiết định khung tăng nặng vì: tình tiết “đã bị kết án” là tình tiết phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội, nó chỉ có ý nghĩa làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chứ không có ý nghĩa quyết định hành vi của một người trở thành hành vi phạm tội, và theo luật hình sự Việt Nam thì một người không thể chịu TNHS về nhân thân xấu của mình. Hơn nữa, khoản 2 Điều 138 BLHS quy định tình tiết định khung tăng nặng phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội là “tái phạm nguy hiểm”, còn Điều 48 BLHS quy định tình tiết phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội là tình tiết tăng nặng TNHS “tái phạm” và “tái phạm nguy hiểm”. Rõ ràng “tái phạm” và “tái phạm nguy hiểm” có tính chất nguy hiểm hơn “đã bị kết án”, mà theo lôgic thì tình tiết định tội phải có tính chất nghiêm trọng hơn tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng TNHS. Điều luật quy định tình tiết “đã bị kết án” là tình tiết định tội mà không quy định đó là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng TNHS là chưa hợp lý, chỉ nên quy định tình tiết đó là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng TNHS [16, tr.102]. Theo tác giả, điều luật quy định trường hợp người “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” sau đó lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu sẽ phải chịu THNS là hợp lý, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật bởi vì đối với những người trước đó đã bị xử lý bằng biện pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhưng không hối cải mà còn tiếp tục vi phạm thì cần xử lý nghiêm minh để răn đe họ. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư 02 thì chỉ khi bị kết án chưa được xoá án tích về một trong các tội chiếm đoạt: tội cướp tài sản, lạm chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản...(đây là các tội chiếm đoạt tài sản thông thường) mới coi là tình tiết định tội, còn đối với các hành vi chiếm đoạt các tài sản đặc biệt như vũ khí quân dụng, phương tiên kĩ thuật quân sự, chiến lợi phẩm... cấu thành các tội độc lập như tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự... thì không được hướng dẫn tại Thông tư, như vậy có thể suy ra rằng nếu một người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu mà trước đó họ “đã bị kết án chưa được xoá án tích” về các tội chiếm đoạt tài sản đặc biệt thì không phạm tội, như vậy là không công bằng và dẫn đến bỏ lọt tội phạm, bởi vì cùng là hành vi chiếm đoạt tài sản tại sao người đã bị kết án chưa được xoá án tích về tội chiếm đoạt tài sản thông thường thì coi là tình tiết định tội còn người “đã bị kết án chưa được xoá án tích” về tội chiếm đoạt tài sản đặc biệt thì không tính là tình tiết định tội, trong khi hành vi chiếm đoạt tài sản đặc biệt có tính nguy hiểm cao hơn hành vi chiếm đoạt tài sản thường, nó không chỉ xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản mà còn xâm phạm đến an ninh trật tự an toàn xã hội, lợi ích quốc gia. Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, xử lý nghiêm minh những người bất chấp mọi thủ đoạn chiếm đoạt bằng được tài sản thì các cơ quan có thẩm quyền nên hướng dẫn: đối với người đã bị kết án, chưa được xoá án tích về tội chiếm đoạt (bất kể là chiếm đoạt tài sản thông thường hay tài sản đặc biệt), sau đó lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu phải chịu TNHS. * Để đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả đặc biệt là những người chuyên trộm cắp vặt, Thông tư 02/2001 còn hướng dẫn trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi xâm phạm sở hữu cùng loại, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu TNHS và không thuộc các trường hợp khác để truy cứu TNHS (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) đồng thời các lần xâm phạm tài sản đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần chiếm đoạt đã đủ để truy cứu TNHS thì họ phải chịu TNHS theo khoản 1 điều luật, tương ứng với tổng giá trị tài sản đó, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, các hành vi đó được thực hiện liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, ví dụ: tối ngày 1-10-2005 A đã mang theo một chiếc túi với ý định trộm cắp tài sản. Khi đi qua một nhà thấy có chiếc xe đạp dựng ở cổng trị giá 300.000 đồng A đã dắt chiếc xe đạp đó đi, đi được một đoạn thấy một nhà khoá cửa không có ai ở nhà A đã đột nhập vào nhà lấy trộm được chiếc đài trị giá 400.000 đồng. Khi đang đi trên đường về nhà nhìn thấy một nhà không khoá cổng A đã lẻn vào cổng bê trộm được chiếc máy bơm nước trị giá 200.000 đồng. Trong trường hợp này A bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 13 BLHS tương ứng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 900.000 đồng. Trong trường hợp trên, Thông tư không hướng dẫn những hành vi đó được thực hiện liên tục trong khoảng thời gian bao lâu thì phải chịu TNHS dẫn đến sự không thống nhất khi xét xử, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể hơn. Theo thông tư các hành vi đó phải là cùng loại (cùng trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...) và phải liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian thì mới truy cứu TNHS, điều này tỏ ra bất hợp lý ở những điểm sau: Trường hợp người nhiều lần thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu khác loại: nếu theo hướng dẫn thì trường hợp này người thực hiện những hành vi này không phải chịu TNHS dù tài sản chiếm đoạt được ở các lần đó có lớn bao nhiêu đi nữa, ví dụ: A nói dối bạn là cho mượn xe chở mẹ vào viện vì tin lời A nên người bạn đã cho A mượn chiếc xe đạp trị giá 200.000 đồng, sau khi có xe A đã bán đi tiêu xài, trong khi mang chiếc xe đạp đó đi bán thì A thấy một chiếc xe đạp trị giá 400.000 đồng đang dựng ngoài cổng nên đã lấy trộm chiếc xe đó. Theo hướng dẫn trên thì trường hợp này A không phạm tội vì tuy thực hiện nhiều hành vi xâm phạm sở hữu liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian nhưng đó là những hành vi khác loại (trộm cắp và lừa đảo). Cùng là hành vi xâm phạm sở hữu, người hai lần trộm cắp thì phạm tội còn người vừa trộm cắp vừa lừa đảo lại không phạm tội mà hành vi sau còn nguy hiểm hơn hành vi trước, điều này dẫn đến sự không công bằng, hợp lý. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi xâm phạm sở hữu cùng loại nhưng không liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian, nếu theo hướng dẫn thì trường hợp này người thực hiện những hành vi này cũng không phải chịu TNHS, ví dụ: A là người đã về hưu sống bằng lương hưu nhưng do có tính trộm cắp vặt nên khi chủ tài sản sơ hở là A lấy trộm, A đã nhiều lần trộm cắp tài sản mỗi lần giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 500.000 đồng nhưng tổng giá trị tài sản của các lần trộm cắp là 3 triệu đồng. Trong trường hợp trên mặc dù A nhiều lần thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu cùng loại (trộm cắp tài sản) nhưng những lần đó không liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian (cứ thấy chủ tài sản sơ hở là A lấy trộm) nên A không phạm tội trộm cắp tài sản. Hướng dẫn trên không hợp lý ở chỗ đối với người hai lần trộm cắp tài sản liên tục kế tiếp về mặt thời gian thì phạm tội còn người đã rất nhiều lần trộm cắp tài sản nhưng không liên tục thì không phạm tội, như vậy dẫn đến sự không công bằng, không răn đe được những người chuyên trộm cắp vặt gây rối trật tự công cộng. Để khắc phục những vướng mắc trên, cần hướng dẫn về trường hợp này như sau: đối với người nhiều lần thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu mà mỗi lần tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu TNHS nhưng tổng giá trị tài sản của các lần đó đã đủ để truy cứu TNHS thì phải truy cứu TNHS người đó tương ứng với tổng giá trị tài sản bị xâm phạm mà không nhất thiết những hành vi đó phải cùng loại, liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian. Về vấn đề xác định tội danh thì có thể căn cứ vào hành vi sau cùng trước khi bị phát hiện. Trường hợp thứ hai, việc thực hiện các hành vi đó có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do phạm tội làm nguồn sống chính, ví dụ: A không có việc làm bỏ nhà ra thành phố lấy việc trộm cắp làm nguồn sống. Ngày 3-2-2005 A trộm cắp được chiếc xe đạp trị giá 300.000 đồng, ngày 5-7-2005 A trộm cắp được chiếc ti vi trị giá 450.000 đồng, ngày 10-8-2005 A trộm cắp được chiếc quạt điện trị giá 400.000 đồng, ngày 20-8-2005 A trộm cắp được chiếc máy bơm nước trị giá 100.000 đồng, ngày 1-1-2006 A trộm cắp được chiếc bàn là trị giá 100.000 đồng. Những lần trộm cắp đó A đều bán tài sản trộm cắp được lấy tiền ăn tiêu, sống cho qua ngày. Do vậy, A phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản tương ứng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 1.350.000 đồng. Trường hợp thứ ba, với mục đích chiếm đoạt tài sản nhưng do điều kiện khách quan nên việc chiếm đoạt phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị chiếm đoạt mỗi lần dưới mức tối thiểu để truy cứu TNHS, ví dụ: A là nhân viên bán thuốc của cửa hàng thuốc tân dược, A đã nảy sinh ý định trộm cắp thuốc nhưng sợ bị phát hiện nên A đã thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp (ba lần) mỗi lần trộm cắp được số thuốc trị giá 200.000 đồng. A phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản tương ứng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 600.000 đồng. 2.2. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS Khoản 2 Điều 138 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a. Có tổ chức; b. Có tính chất chuyên nghiệp; c. Tái phạm nguy hiểm; d. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ. Hành hung để tấu thoát; e. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; g. gây hậu quả nghiêm trọng”. * Trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản “có tổ chức”. “Phạm tội có tổ chức” là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS). Đây là hình thức phạm tội đặc biệt của đồng phạm, nó mang đầy đủ dấu hiệu của đồng phạm nhưng có tính nguy hiểm cao hơn hình thức đồng phạm thông thường (đã phân tích tại mục 1.3.1), chính vì vậy tình tiết “phạm tội có tổ chức” được điều luật quy định là một tình tiết định khung tăng nặng. * Trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản “có tính chất chuyên nghiệp” Phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” được hiểu là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, coi việc phạm tội như là cách để tồn tại, sử dụng những tài sản do mình có được từ việc phạm tội là nguồn thu nhập chính hoặc duy nhất. Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành toà án năm 1991, Chánh án toà án nhân dân tối cao đã kết luận: “coi là lưu manh chuyên nghiệp những tên chuyên lấy việc trộm cắp, lừa đảo, chứa chấp, tiêu thụ của gian hoặc lấy các hành động phi pháp làm nguồn sống chính hoặc tuy có nghề nhưng đó không phải là nguồn sống chính có khi chỉ là để ngụy trang”, “ngoài bọn lưu manh chuyên nghiệp ra, người thực hiện một loại tội hay nhiều tội cùng loại nhưng tội phạm lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc phạm rất nhiều tội lấy đó là nguồn thu nhập chính hoặc nghề sống chính thì đều coi là có tính chất chuyên nghiệp”. Tuy nhiên đây không phải là hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền nên thực tiễn xét xử còn gặp nhiều bất cập, không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Để tạo cơ sở áp dụng pháp luật thống nhất, Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2006 ngày 12-5-2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, trong đó tình tiết phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” được hướng dẫn như sau: được coi là phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” khi cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xoá án tích và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sống, lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Nghị quyết còn hướng dẫn đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên trong đó có lần đã bị kết án chưa được xoá án tích thì tuỳ trường hợp họ có thể bị áp dụng cả tình tiết “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” hoặc “tái phạm nguy hiểm”, như vậy một tình tiết đã được sử dụng nhiều lần do đó hướng dẫn trên là không hợp lý. So với kết luận của Chánh án toà án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành toà án năm 1991 thì phần lớn nội dung kết luận đã được đưa vào Nghị quyết nhưng Nghị quyết chỉ tính trường hợp nhiều lần phạm cùng một tội chứ không tính trường hợp nhiều lần phạm các tội khác nhau, ví dụ: A mới ra tù không có việc làm nên lấy việc trộm cắp làm nguồn sống chính, ngày 1-10-2004 A đã trộm cắp được chiếc xe máy trị giá 3 triệu, ngày 2-11-2004 A lại lấy trộm được chiếc ti vi trị giá 800.000 đồng, sau đó A đã thực hiện được ba lần trộm cắp tài sản, mỗi lần A đều trộm cắp được tài sản có giá trị trên 1 triệu đồng, tất cả những tài sản A trộm cắp được A đều bán đi lấy tiền sinh sống. Vì vậy A phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết tăng nặng định khung “có tính chất chuyên nghiệp” và phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo điểm b khoản 2 Điều 138 BLHS. * Phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” Khoản 2 Điều 49 BLHS quy định những trường hợp sau được coi là “tái phạm nguy hiểm”: đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm chưa được xoá án tích lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Đối với người đã “tái phạm nguy hiểm” mà lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 500.000 đồng trở lên thì hành vi này đã cấu thành tội phạm, tình tiết “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung tăng nặng; còn đối với người có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng thuộc trường hợp “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” còn có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, đối với trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng mà trước đó họ đã bị kết án chưa được xoá án tích thì hành vi của họ chỉ thoả mãn cấu thành cơ bản dù rằng trước đó họ đã bị kết án nhiều lần thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm”, bởi vì các tiền án trước đây chỉ đóng vai trò là tình tiết định tội “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”, việc sử dụng lại các tiền án đó để xác định “tái phạm nguy hiểm” là trái với nguyên tắc “mỗi tình tiết chỉ được sử dụng một lần”. Quan điểm thứ hai cho rằng, đối với người có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng nhiều lần “đã bị kết án chưa được xoá án tích” thì những tiền án đó vẫn có thể được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm”: tiền án về tội chiếm đoạt tài sản sẽ kết hợp với hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng cấu thành tội trộm cắp tài sản còn các tiền án khác được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm”. Quan điểm này có điểm hợp lý, đảm bảo được tính công bằng và tách bạch được trường hợp người một lần với người nhiều lần bị kết án. Song Nghị quyết 01/2006 đã hướng dẫn: trường hợp các tiền án đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm thì không được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm”, còn nếu các tiền án đó không là dấu hiệu cấu thành tội phạm thì được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm”, hơn nữa chưa có hướng dẫn nào quy định một tiền án về tội chiếm đoạt tài sản kết hợp với hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng cấu thành tội trộm cắp tài sản, còn các tiền án khác được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm” nên về nguyên tắc nếu không có quy định rõ ràng thì phải áp dụng theo hướng có lợi cho người phạm tội, vì vậy trong trường hợp trên chỉ truy cứu TNHS đối với người phạm tội theo khoản 1 điều luật tương ứng với hành vi phạm tội thuộc cấu thành cơ bản. * Phạm tội trộm cắp tài sản “dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm” “Dùng thủ đoạn xảo quyệt” là trường hợp người phạm tội đã sử dụng những mánh khoé, cách thức tinh vi, phương thức thâm hiểm làm nạn nhân hoặc người bị hại khó lường trước để chủ động phòng tránh. Như vậy tình tiết “dùng thủ đoạn xảo quyệt” thể hiện tính chất gian dối cao vì vậy mà người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà chủ tài sản rất khó phát hiện được, ví dụ: do có ý định trộm cắp tài sản nên A đã xin làm người giúp việc cho gia đình ông N để lợi dụng lúc thuận lợi sẽ lấy trộm tài sản. Vì vậy hàng ngày A làm việc rất chăm chỉ, luôn tỏ ra thật thà để gia đình ông N quý mến tin tưởng. Nhân một lần cả gia đình ông N đi vắng giao nhà cho A trông coi A đã lấy trộm những tài sản có giá trị của gia đình ông N rồi bỏ trốn. “Dùng thủ đoạn nguy hiểm” là trường hợp người phạm tội đã sử dụng những thủ đoạn phạm tội cũng như thủ đoạn che giấu tội phạm có khả năng gây ra những thiệt hại lớn khác ngoài thiệt hại về tài sản như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Ví dụ: trong năm 2004, sau khi chiếc cầu Tân Đệ nối hai tỉnh Thái Bình - Nam Định do các kĩ sư Nhật Bản và Việt Nam thi công đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã có những tên trộm chuyên lấy trộm sắt ở gầm cầu gây nguy cơ sập cầu, nếu các cơ quan chức năng không kịp thời ngăn chặn sẽ rất nguy hiểm cho người dân khi đi qua cầu, có thể gây nên những vụ tai nạn trên cầu đe doạ tính mạng người dân. * Trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản “hành hung để tẩu thoát” “Hành hung để tẩu thoát” là trường hợp người phạm tội đã hoặc chưa chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị bao vây, bắt giữ mà có hành vi chống lại người bao vây, bắt giữ như đánh, chém... nhằm tẩu thoát. Nếu người phạm tội đã hoặc chưa chiếm đoạt được tài sản mà có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt cho được tài sản thì phạm tội cướp tài sản chứ không còn là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” (trường hợp này khoa học luật hình sự gọi là chuyển hoá từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản). Hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc chỉ được gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác không đáng kể (dưới 11%), nếu gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ người khác từ 11% trở lên thì bị xử về hai tội là tội trộm cắp tài sản theo điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104 BLHS. Ví dụ: ngày 15-3-2004, T đang đỗ xe ô tô ở bên đường huyện Thanh Trì, Hà Nội để sửa chữa thì phát hiện thấy có người trèo vào buồng lái lấy trộm chiếc túi trong có đựng tiền, T đã xông đến bắt đối tượng, hắn không bỏ chạy mà quyết tâm giành lại chiếc túi, thấy không thể giành được chiếc túi nên hắn đã rút dao đâm vào tay T, nhưng T chỉ bị thương nhẹ, nhờ sự trợ giúp của nhân dân nên đối tượng đã bị bắt và bị xét xử về tội cướp tài sản. Khoản 2 quy định những tình tiết định khung tăng nặng thể hiện tính nguy hiểm cao hơn trường hợp phạm tội thông thường, song điều luật không quy định tình tiết “phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung tăng nặng. Đây là tình tiết phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội, đã được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của nhiều tội trong BLHS 1999, đối với tội trộm cắp tài sản, trong thực tế có nhiều trường hợp chiếm đoạt tài sản nhiều lần mỗi lần đều thoả mãn cấu thành tội phạm nhưng chưa thoả mãn các tình tiết khác như “tái phạm nguy hiểm”, “phạm tội có tổ chức”, vì vậy điều luật nên quy định tình tiết “phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung tăng nặng. 2.3. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 Điều 138 BLHS Khoản 3 Điều 138 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng”. Khoản 4 Điều 138 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, hoặc tù chung thân: a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; b. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Theo Thông tư số 02/2001, thuộc một trong các trường hợp sau thì “gây hậu quả rất nghiêm trọng”: - Làm chết hai người; - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của ba đến bốn người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của năm đến bảy người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 60%; - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 101% đến 200%, nếu không thuộc các trường hợp trên; - Gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1tỉ 500 triệu đồng; - Gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản thuộc từ hai đến ba trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng”. Thuộc một trong các trường hợp sau thì “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”: - Làm chết từ ba người trở lên; - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của năm người trở lên với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của tám người trở lên với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 60%; - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 201% trở lên, nếu không thuộc các trường hợp trên; - Gây thiệt hại tài sản từ 1tỉ 500 triệu đồng trở lên; - Gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc từ bốn trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” trở lên. Khoản 4 quy định người phạm tội trộm cắp tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân nhưng không quy định cụ thể chiếm đoạt tài sản có giá trị bao nhiêu thì bị phạt tù đến hai mươi năm, giá trị tài sản bao nhiêu thì bị tù chung thân, do đó để áp dụng thống nhất pháp luật và đảm bảo nguyên tắc cá thể hoá TNHS thì ngay trong một khung hình phạt cần phải định lượng cụ thể các mức tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ quyết định hình phạt, theo đó có thể quy định người phạm tội trộm cắp tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1tỉ 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, còn trộm cắp tài sản có giá trị từ 1tỉ 500 triệu đồng trở lên thì có thể bị phạt tù chung thân; đồng thời cần rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một khung hình phạt để tránh sự tuỳ tiện khi quyết định hình phạt. Như vậy, hình phạt chính được áp dụng với người phạm tội trộm cắp tài sản chủ yếu là hình phạt tù, thực hiện nguyên tắc nhân đạo XHCN, BLHS 1999 đã bỏ hình phạt tử hình được quy định trong BLHS 1985. Để nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt, BLHS không chỉ quy định hình phạt chính mà còn quy định hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với người phạm tội, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội trộm cắp tài sản. 2.4. Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với người phạm tội trộm cắp tài sản Theo luật hình sự Việt Nam, hình phạt bổ sung là hình phạt được toà án tuyên kèm với hình phạt chính, có tác dụng hỗ trợ và nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt chính. Đối với tội trộm cắp tài sản, BLHS 1999 quy định hình phạt bổ sung và hình phạt chính ngay trong cùng điều luật, khoản 5 Điều 138 BLHS quy định: “Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng”. Phạt tiền là hình phạt nhằm tước đi lợi ích vật chất của người phạm tội sung công quỹ Nhà nước. Đối với tội trộm cắp tài sản, việc quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có thể áp dụng với người phạm tội là hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm bởi vì: mục đích của người phạm tội trộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản của người khác, biến nó thành tài sản của mình nhằm mang lại lợi ích vật chất nhất định cho mình, do đó khi áp dụng hình phạt tiền sẽ đánh trực tiếp vào lợi ích vật chất của người phạm tội từ đó có tác dụng răn đe ngăn ngừa họ phạm tội mới. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và chính sách nhân đạo XHCN của Nhà nước, BLHS 1999 đã quy định hình phạt tiền là hình phạt chính trong nhiều tội phạm, trong tình hình hiện nay việc mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính là một biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt, đảm bảo lợi ích chung của xã hội, nếu áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính mà vẫn đảm bảo được sự nghiêm minh của pháp luật thì cần áp dụng phổ biến để giảm tải tình trạng quá tải của hệ thống nhà tù, trại cải tạo, không nên bỏ tù người phạm tội nếu các hình phạt khác còn có tác dụng. Vì vậy BLHS nên quy định hình phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng với người phạm tội trộm cắp tài sản, song cần quy định rõ phạm vi trường hợp áp dụng và mức phạt tối thiểu, tối đa để tránh áp dụng tràn lan, tạo tâm lý coi thường pháp luật cho rằng người có nhiều tiền thì được nộp tiền thay cho việc chấp hành hình phạt, nộp xong lại phạm tội; đồng thời quy định trách nhiệm của người phạm tội phải nộp tiền một lần để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. TNHS của người phạm tội trộm cắp tài sản được xác định theo quy định của BLHS, nhưng khi quyết định hình phạt với người phạm tội, toà án không chỉ căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội mà còn phải cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội trộm cắp tài sản, cần lưu ý đến tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại” vì đây là tình tiết thường có trong vụ phạm tội trộm cắp tài sản và nó được quy định là tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS. Đối với tình tiết này cần lưu ý một số điểm sau đây: Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường: cần xác định ai là người bồi thường thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Theo điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS thì người phạm tội chứ không phải người khác tự nguyện bồi thường. Song trên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội dù muốn cũng không thể thực hiện được việc bồi thường như trường hợp họ bị bắt tạm giam, ốm đau bệnh tật, không có tài sản hoặc những nguyên nhân bất khả kháng khác, vì vậy trong thực tiễn xét xử không ít cơ quan tố tụng đã cho bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều 46 trong một số trường hợp gia đình, người thân của bị cáo bồi thường thay cho bị cáo mà không nhất thiết phải chính bị cáo thực hiện việc bồi thường. Nghị quyết 01/2006 đã cụ thể hoá một số nội dung bồi thường thay theo đó bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều 46 trong những trường hợp sau: cha mẹ bị cáo từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội đã tự nguyện bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra; cha mẹ bị cáo từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội đã tự nguyện bồi thường thiệt hại nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường; cha mẹ bị cáo chưa thành niên tự nguyện bồi thường nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc bồi thường; cha mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để bồi thường nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu; cha mẹ của bị cáo hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè... của bị cáo) dưới sự tác động tích cực hoặc đề nghị của bị cáo đã bồi thường cho bị cáo khi bị cáo không có tài sản để bồi thường; bị cáo không có trách nhiệm bồi thường nhưng cha mẹ của bị cáo hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè... của bị cáo) dưới sự tác động tích cực hoặc đề nghị của bị cáo đã bồi thường cho bị cáo khi bị cáo không có tài sản để bồi thường. Theo tác giả, cần hướng dẫn thêm trường hợp bị cáo đã thành niên không có tài sản để bồi thường dù họ có hay không có trách nhiệm bồi thường nhưng cha mẹ bị cáo hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè... của bị cáo) dưới sự tác động tích cực hoặc đề nghị của bị cáo đã tự nguyện mang tiền tài sản giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án, cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc bồi thường thì bị cáo cũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều 46 BLHS. Thứ hai, về thời điểm bồi thường, có ý kiến cho rằng phải bồi thường khi còn ở giai đoạn điều tra, có ý kiến cho rằng phải bồi thường khi còn ở giai đoạn xét xử... thì mới được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều 46 BLHS. Nhưng theo tác giả, chỉ cần người phạm tội tự nguyện bồi thường trước khi bản án, quyết định mà toà án tuyên có hiệu lực pháp luật là được hưởng tình tiết giảm nhẹ bởi vì trước khi bản án có hiệu lực pháp luật tức là trước khi người phạm tội phải thực hiện trách nhiệm pháp lý về hành vi phạm tội của mình (trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại) họ đã tự nguyện thực hiện việc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra, điều đó thể hiện người phạm tội đã ăn năn hối cải, sửa chữa sai lầm vì vậy nên cho họ hưởng tình tiết giảm nhẹ, như vậy là thể hiện sự nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Qua việc nghiên cứu về TNHS của người phạm tội trộm cắp tài sản ta thấy được thái độ kiên quyết của Nhà nước đối với người phạm tội, thể hiện nguyên tắc xử lý nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, nguyên tắc cá thể hoá TNHS. Quy định của BLHS 1999 về TNHS của người phạm tội trộm cắp tài sản vừa thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật khi hình phạt được áp dụng chủ yếu là hình phạt tù và vẫn duy trì hình phạt tù chung thân, đồng thời thể hiện nguyên tắc nhân đạo cao cả khi hình phạt tử hình đuợc quy định trong BLHS 1985 đã bị xoá bỏ. Về hình phạt được áp dụng với người phạm tội, điều luật chia làm bốn khung hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, trong đó mức độ thiệt hại về tài sản là một căn cứ để phân chia thành các khung hình phạt. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, việc áp dụng hình phạt này sẽ có tác dụng hỗ trợ cho hình phạt chính làm tăng hiệu quả áp dụng của hình phạt chính, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Những quy định của BLHS 1999 về TNHS của người phạm tội trộm cắp tài sản cùng với những thay đổi đáng kể của BLHS 1999 so với BLHS 1985 tuy còn một số điểm bất cập cần khắc phục nhưng nhìn chung nó đã tạo ra một cơ sở pháp lý thống nhất cho việc áp dụng pháp luật và đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. KẾT LUẬN 1. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Điều 58 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Nhà nước ta luôn có những biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho công dân trước những hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu đó, trong đó có biện pháp hình sự quy định về các tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và đường lối xử lý đối với người phạm tội. Trước khi có BLHS, tội trộm cắp tài sản đã được quy định rất sớm trong pháp luật hình sự nước ta và được hệ thống hoàn chỉnh tại hai Pháp lệnh năm 1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và tài sản riêng của công dân, các quy định về tội trộm cắp tài sản trong thời kì này có những ưu điểm nổi bật đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm song còn những hạn chế về mặt kĩ thuật lập pháp và đường lối xử lý. BLHS 1985 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của các văn bản pháp luật trước đó, hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu của công dân, trong đó có tội trộm cắp tài sản XHCN và tội trộm cắp tài sản của công dân. Bộ luật đã hoàn chỉnh về tội trộm cắp tài sản, tiếp tục thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước, song nó ghi nhận dấu ấn của thời kì bao cấp do vậy một số quy định về tội trộm cắp tài sản không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. BLHS 1999 ra đời kế thừa các quy định của BLHS 1985 và được hoàn thiện, trong đó các quy định về tội trộm cắp tài sản được sửa đổi bổ sung một cách toàn diện, đồng bộ với các quy định khác, nó tạo thành cơ sở pháp lý thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật. 2. Qua nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, có thể đưa ra khái niệm về tội trộm cắp tài sản, đó là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ. Về dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản, trước hết phải kể đến khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài sản, ngoài ra còn có thể là quan hệ xã hội liên quan đến trật tự an toàn xã hội trong trường hợp trộm cắp tài sản mà tài sản đó không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản. Tội trộm cắp tài sản xâm phạm tới khách thể thông qua việc tác động đến tài sản là đối tượng tác động của tội phạm làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản, thể hiện dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt, nhưng tài sản để trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải có những đặc điểm nhất định: tài sản đó phải là tài sản của người khác đang có sự quản lý, được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể có giá trị và giá trị sử dụng; nó phải tồn tại dưới dạng một động sản theo quy định của pháp luật dân sự và một số tài sản đặc thù pháp luật có quy định riêng như đất đai, tàu bay tàu thuỷ, vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự... không thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Về hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản, đó là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, sự lén lút này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản, còn những người khác thì người phạm tội có thể không cần lén lút khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, nếu không hiểu đúng tính chất của hành vi phạm tội sẽ dễ nhầm lẫn với các tội khác nhất là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Lỗi của người phạm tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết rõ tài sản là của người khác nhưng vẫn chiếm đoạt nhằm biến nó thành tài sản của mình, còn đối với những trường hợp vô ý lấy tài sản của người khác do nhầm tưởng đó là tài sản của mình thì không phải là trộm cắp tài sản, vì vậy việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là rất quan trọng. Nắm vững các dấu hiệu pháp lý này sẽ giúp xác định đúng tội danh dù hành vi phạm tội được thực hiện dưới những hình thức khác nhau. Ngoài ra việc xác định thời điểm hoàn thành của tội trộm cắp tài sản cũng là một vấn đề cần quan tâm vì nó liên quan đến TNHS của người phạm tội, qua nghiên cứu có thể xác định thời điểm hoàn thành của tội trộm cắp tài sản là khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản, đó là khi chủ sở hữu mất khả năng thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình trên thực tế không cần biết người phạm tội đã tạo được khả năng thực hiện các quyền đó cho mình hay chưa. 3. Khi tìm hiểu về tội trộm cắp tài sản cũng cần tìm hiểu về TNHS của người phạm tội, vì theo nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam thì một người phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình. Có thể thấy điểm mới cơ bản của BLHS 1999 so với BLHS 1985 về TNHS của người phạm tội trộm cắp tài sản đó là điều luật đã quy định mức tối thiểu giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm cơ sở truy cứu TNHS và để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đồng thời dựa vào giá trị tài sản này bộ luật đã phân chia thành các khung hình phạt tương ứng, điều đó thể hiện nguyên tắc cá thể hoá TNHS, tạo cơ sở thống nhất cho việc áp dụng pháp luật. 4. Trong 20 năm đổi mới kể từ khi ban hành BLHS 1985, luật hình sự Việt Nam thực sự có những thay đổi đáng kể, tuy nhiên trong sự phát triển đó còn có những hạn chế yếu kém trong công tác lập pháp. Khi đổi mới để phát triển luật hình sự, chúng ta chỉ chú trọng sửa đổi bổ sung về nội dung của các quy định mà ít quan tâm đến kĩ thuật xây dựng các quy định đặc biệt là kĩ thuật xây dựng các cấu thành tội phạm để đảm bảo tính thống nhất rõ ràng của các cấu thành tội phạm nói riêng cũng như các quy định nói chung; chúng ta thường quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung quy định mà ít quan tâm đến việc rà soát để loại bỏ kịp thời những quy định không còn phù hợp. Khi sửa đổi bổ sung các quy định chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến bức xúc của thực tế, đến vấn đề cụ thể mà ít quan tâm đến lý luận đến tổng thể, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của luật hình sự. Trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của luật hình sự Việt Nam, chúng ta cần phải có những thay đổi nhất định trong việc sửa đổi bổ sung BLHS. Trước hết việc sửa đổi bổ sung BLHS phải dựa trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm nhưng cũng phải dựa trên những tri thức khoa học luật hình sự, không thể giải quyết yêu cầu thực tiễn tách rời với lý luận mà phải vận dụng lý luận để giải quyết, đó là cơ sở của việc hoàn thiện luật hình sự. Hoàn thiện luật hình sự phải tiến hành song song cả về nội dung và hình thức, phải được tiến hành thường xuyên kịp thời nhưng phải có tính đồng bộ tránh tạo ra sự bất hợp lý mới, đối với phần các tội phạm cần hoàn thiện các cấu thành tội phạm về mặt kĩ thuật để đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống và tính rõ ràng, chính xác của từng cấu thành tội phạm, như vậy mới tránh hiểu sai, hiểu không thống nhất trong áp dụng pháp luật. 5. Qua nghiên cứu tìm hiểu các quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản, cũng như thực tiễn xét xử tội phạm này, ở mỗi phần tác giả không chỉ phân tích các quy định đó mà còn thấy được những điểm thiếu sót, chưa hợp lý còn có nhiều cách hiểu khác nhau, tác giả cũng đã nêu quan điểm cá nhân và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Vì vậy trong phạm vi phần này, tác giả xin tổng hợp lại một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản * Vấn đề định lượng trong BLHS Đối với tội trộm cắp tài sản, nhà làm luật có quy định mức tối thiểu giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm cơ sở truy cứu TNHS cũng như để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, theo đó người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ mức tối thiểu trở lên (từ 500.000 đồng) sẽ phải chịu TNHS. Song hiện nay điều kiện kinh tế xã hội đã tăng lên đáng kể, vì vậy nên tăng mức này lên có thể là từ một triệu đồng thì mới thể hiện được tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi phạm tội. * Về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” Điều 138 BLHS cũng như một số điều luật quy định trong cấu thành cơ bản các dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tài sản, một người chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu thì phải có thêm dấu hiệu khác mới cấu thành tội phạm như dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, ngoài biện pháp xử phạt hành chính còn có các biện pháp xử lý hành chính khác, thực tế có trường hợp người có hành vi chiếm đoạt tài sản bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, sau đó lại có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu nhưng nếu theo quy định của BLHS thì dù người đó đã đủ tuổi chịu TNHS cũng không đủ dấu hiệu về mặt khách quan để xử lý hình sự. Do vậy cần sửa đổi quy định tại các điều luật về các tội có tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” theo hướng quy định nếu một người “đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt” mà lại có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu sẽ phải chịu TNHS về tội phạm tương ứng, quy định như vậy sẽ tránh bỏ lọt tội phạm, đảm bảo sự công bằng của pháp luật đồng thời phù hợp với các quy định khác của pháp luật. * Về tình tiết định khung tăng nặng Trong cấu thành tăng nặng của tội trộm cắp tài sản, nhà làm luật quy định rất nhiều tình tiết định khung tăng nặng như “phạm tội có tổ chức”, “tái phạm nguy hiểm”... nhưng lại không quy định tình tiết “phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung tăng nặng, mà đây là tình tiết rất phổ biến trong tội trộm cắp tài sản, nó cũng được quy định là tình tiết định khung tăng nặng trong nhiều tội. Vì vậy BLHS nên bổ sung tình tiết “phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung tăng nặng trong tội trộm cắp tài sản. * Về hình phạt áp dụng đối với người phạm tội trộm cắp tài sản Thực hiện nguyên tắc nhân đạo XHCN, trong nhiều điều luật của BLHS 1999 đã quy định hình phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội, nhưng Điều 138 chưa quy định hình phạt tiền là hình phạt chính, vì vậy nên bổ sung quy định có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội trộm cắp tài sản, như vậy sẽ đảm bảo được lợi ích chung của xã hội, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả của hình phạt. Để đảm bảo nguyên tắc cá thể hoá TNHS, tránh áp dụng pháp luật tuỳ tiện, ngay trong một khung hình phạt cũng cần định lượng giá trị tài sản cụ thể làm căn cứ quyết định hình phạt, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một khung hình phạt để tránh sự tuỳ tiện, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng khi quyết định hình phạt. Thứ hai, cần tăng cường hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền Mặc dù BLHS đã thi hành được gần bảy năm song vẫn còn nhiều quy định chưa được hiểu thống nhất dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã có những hướng dẫn để áp dụng BLHS nhưng còn nhiều quy định chưa được hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng. Để tạo cơ sở thống nhất cho việc áp dụng pháp luật, cần tăng cường hướng dẫn một số vấn đề sau đây: * Hướng dẫn về các tội chiếm đoạt thuộc tình tiết “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” trong một số điều luật Thông tư 02/2001 hướng dẫn về các tội chiếm đoạt, đó là các tội chiếm đoạt tài sản thông thường, chưa quy định về các tội chiếm đoạt tài sản đặc biệt như tàu bay, tàu thuỷ; vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự, chiến lợi phẩm... cấu thành các tội riêng như tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ... Như vậy người “đã bị kết án chưa được xóa án tích” về những tội chiếm đoạt tài sản đặc biệt sau đó có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu không phải chịu TNHS, như thế là không công bằng. Để đảm bảo sự công bằng của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm thì cần hướng dẫn về các tội chiếm đoạt tài sản, bao gồm cả tội chiếm đoạt tài sản thông thường và tài sản đặc biệt mà pháp luật có quy định riêng. * Hướng dẫn trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi xâm phạm sở hữu cùng loại, liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian, mỗi lần chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu, nhưng tổng giá trị tài sản của các lần chiếm đoạt lớn hơn hoặc bằng mức tối thiểu để truy cứu TNHS, thì người đó phải chịu TNHS tương ứng tổng giá trị của các lần chiếm đoạt Theo Thông tư 02/2001, những lần chiếm đoạt đó phải là hành vi chiếm đoạt tài sản cùng loại, liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian thì người đó mới phải chịu TNHS. Hướng dẫn này tỏ ra không hợp lý, công bằng vì vậy nên có hướng dẫn về trường hợp này theo hướng: các hành vi xâm phạm sở hữu đó không cần cùng loại, liên tục kế tiếp nhau về mặt thời gian. Việc xác định tội phạm có thể căn cứ vào hành vi cuối cùng trước khi bị phát hiện. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985,1999 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Tổng tập văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tập 1, Nhà xuất bản Tư pháp, 2005 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự Thông tư số 02/2001 ngày 25-12-2001 của Toà án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Công an- Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1991 của Toà án nhân dân tối cao Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, tập 2, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 12. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2000 13. Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2000 14. Từ điển pháp luật hình sự, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2006 15. Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2004 16. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, Cấu thành tội phạm- Lí luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2004 17. Pháp luật hình sự- thực tiễn xét xử và án lệ, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội, 2005 18. Nguyễn Ngọc Chí, “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”, Luận văn tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000 19. Nguyễn Văn Trượng, “Trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu có giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 1/2005 20. Trần Mạnh Hà, “Phân biệt một số dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản khi định tội danh”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 10/2006 21. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2006 22. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, tháng 3- 2000 23. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/1998 24. Tạp chí Khoa học pháp lý số 11/2004 25. Tạp chí Kiểm sát số 16/2006, số 21/2006 26. Tạp chí Luật học số 7/2006, số 1/2007 27. Tạp chí Toà án nhân dân số 20/2004, số 23/2004, số 2/2005, số 8/2005, số 20/2006. CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN BLDS : Bộ luật dân sự BLHS : Bộ luật hình sự CNXH : Chủ nghĩa xã hội TNHS : Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn.DOC