Tội vô ý làm chết người. Cá nhân hình sự 1

X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. HỎI: 1. Xác định tội danh của X? (5 điểm) 2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)

docx5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội vô ý làm chết người. Cá nhân hình sự 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài 07: X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. HỎI: 1. Xác định tội danh của X? (5 điểm) 2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm) B GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Xác định tội danh của X X phạm tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98 “Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. Để xác định tội danh của X, cần căn cứ vào các dấu hiệu pháp lí trong cấu thành tội phạm mà X đã thực hiện. Cụ thể như sau: Khách thể của tội phạm: là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng Đối tượng tác động của tội này là con người đang sống. Cụ thể là P Mặt khách quan của tội phạm. - Hành vi khách quan của tội phạm. X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế để đi săn thú rừng. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay, khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sáo 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết. Như vậy, hành vi của X đã vi phạm quy tắc an toàn. Do X không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã bắn trúng vào người P làm P chết. - Hậu quả của tội phạm: Hành vi của X đã gây ra hậu quả làm cho P bị chết. - QHNQ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: Hậu quả chết người của P là do hành vi vi phạm của X gây ra. Do X nhằm bắn về phía con thú nhưng đã bắn trúng vào P, hậu quả là làm cho P chết Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.. Mặt chủ quan của tội phạm: X phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Do X tuy thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và gây ra hậu quả chết nguời. - Về lí trí: X nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ X có thể thấy trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình nhưng lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước hậu quả làm chết người ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả X đã loại trừ khả năng hậu đó quả xảy ra. Điều này thể hiện ở hành vi, khi nghe thấy có tiếng động cách X khoảng 25 mét, X huýt sáo 3 lần như đã thỏa thuận với P. Trong suy nghĩ của X đã nghĩ đến hai khả năng: Thứ nhất, ở phía có tiếng động có thể là X. Thứ hai, ở đó có thể là con thú Vì cho rằng, ở phía tiếng động đó có thể là P nên X đã huýt sáo như thỏa thuận, X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại và không thấy phản ứng gì của P nên nhằm bắn về phía con thú. Trong trường hợp trên, X đã nhận thức được việc nhằm bắn của mình về phía con thú có thể là P nhưng vì không thấy có phản ứng gì của P sau khi đã huýt sáo như đã thỏa thuận, nên X đã tin rằng không thể là P đang ở chỗ đó. Vì vậy, X đã nhằm hướng đó mà bắn kết quả là bắn trúng P làm P chết. Đối với X khả năng hậu quả nhằm bắn vào P và không phải vào P đều là khả năng thực tế nhưng X đã tin rằng hậu quả bắn vào P sẽ không xảy ra khi quyết định nhằm bắn về phía có ánh mắt con thú. Chính sự tin tưởng này thể hiện X đã không nhận thức được hoặc đã loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. - Về ý chí: X không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết của P. Nó thể hiện ở chỗ, sự không mong muốn hậu quả gây ra cái chết cho P gắn liền với việc X đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. X đã cân nhắc, tính toán trước khi hành động, thể hiện ở chỗ X đã huýt sáo như thỏa thuận với P và chỉ đến khi không nghe thấy phản ứng gì của P, X mới nhằm bắn về phía có ánh mắt con thú nhưng hậu quả là đã bắn trúng làm P chết. X đã cân nhắc, tính toán trước khi hành động do dựa vào thỏa thuận của hai bên, sự tin tưởng này tuy có căn cứ xong nó lại không vững chắc. X đã không đánh giá đúng tình hình thực tế như vùng rừng núi thì âm thanh phát ra sẽ khó nghe rõ hơn và trong khi đó, X có huýt sáo 3 lần. Sự tin tưởng của họ là quá mức so với thực tế. Do X phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin do không thận trọng đánh giá tình hình, lựa chọn xử sự nên đã gây ra hậu quả bắn trúng làm P chết. Và khi X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn, X đã vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. Điều này đã chứng tỏ X không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, hình thức lỗi của A trong trường hợp trên là lỗi vô ý vì quá tự tin. Như vậy, từ những lập luận nêu trên, có thể xác định hành vi của X hoàn toàn thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết người theo quy định tại khoản 1 Điều 98 BLHS. Tội sử dụng vũ khí trái pl Nếu P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X không phải chịu trách nhiệm hình sự Cơ sở của THHS là hành vi vi phạm pháp luật Hình sự nhưng muốn truy cứu THHS thì đòi hỏi phải làm rõ cấu thành của vi phạm pháp luật hình sự. THHS chỉ phát sinh khi 1 người thực hiện một tội phạm được BLHS quy định và thỏa mãn các yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể. Hành vi của X chưa cấu thành tội theo quy định tại khoản 1 Điều 108 BLHS: “Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt...”. Khách thể của tội phạm: quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sức khỏe là những hành vi có tích chất gây tổn hại cho sức khỏe của con người. Hậu quả của hành vi: phải đạt tỷ lệ thương tật 31% nhưng chỉ P bị tỷ lệ thương tật 21%. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: do hành vi nhằm bắn vào con thú nhưng lại bắn trúng P của X nên đã làm P bị thương Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý. X phạm tội với lỗi vô ý do quá tự tin (như phân tích ở trên). Do X phạm tội với lỗi vô ý do quá tự tin nhưng hành vi của X chỉ gây tỷ lệ thương tật cho P là 29% mà theo quy định tại Điều 108 BLHS thì tỷ lệ thương tật phải từ 31% trở lên. Vì vậy, hành vi của X chưa cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108 BLHS). Mà theo quy định tại Điều 2 BLHS năm 2009: “Chỉ người nào phạm tội đã được Bộ luật hình sự qui định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Từ những lập luận trên, X không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trên. Nhưng X vẫn phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb.CAND,Hà Nội.2009. 2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. 3. Bộ Luật hình sự sửa đổi và bổ sung năm 2009. 4. Bình luận Bộ luật hình sự sửa đổi 2009, Ts. Trần Minh Hưởng, Học viện cảnh sát nhân dân, Hà Nội.2010. 5. Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm, tập I, Đinh Văn Quế, Thác sĩ luật học TANDTC, NXB.TPHCM, năm 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTội vô ý làm chết người cá nhân hình sự 1.docx
Luận văn liên quan