Tóm tắt Khóa luận Hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tái hòa nhập cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa (Qua khảo sát tại ngôi nhà Bình Yên, thuộc trung tâm phụ nữ và phát triển)
Cung cấp thông tin khoa học vềvấn đềBLGĐhiện nay thông qua các
báo cáo vềtình hình bạo lực với phụnữtại Việt Nam những năm gần đây của
các trung tâm, tổchức vềgiới và phụnữ(Trung tâm phụnữvà phát triển,
trung tâm SAGA, ). Trên cơsở đó hướng tới các giải pháp, khuyến nghịcho
các nạn nhân bịbạo lực gia đình thông qua các hoạt động văn hóa và đồng
thời góp phần đưa ra những bằng chứng cần thiết để đưa vấn đềbạo lực gia
đình vào cùng đường lối của các vấn đềchính trị- xã hội, chung tay vào công
tác phòng chống bạo lực gia đình trên toàn quốc và thếgiới. Những kết quả
của khóa luận có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ
chức quan tâm đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn hóa gia đình và nhằm phục
vụcông tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
12 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Khóa luận Hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tái hòa nhập cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa (Qua khảo sát tại ngôi nhà Bình Yên, thuộc trung tâm phụ nữ và phát triển), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA HỌC
*****&****
NGUYỄN THU HIỀN
HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TÁI HÒA
NHẬP CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN
HÓA
(Qua khảo sát tại Ngôi nhà Bình Yên, thuộc Trung tâm Phụ nữ và
Phát triển)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NĂM 2013
2
MỤC LỤC
Chương 1 ............................................................................................................. 11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ............................................... 11
VÀ THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM........................... 11
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ............................................................. 11
1.1.1 Khái niệm Bạo lực gia đình .................................................................................... 11
1.1.2 Các dạng Bạo lực gia đình ...................................................................................... 14
1.1.3 Nguyên nhân của Bạo lực gia đình ........................................................................ 17
1.2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM ............................................... 22
1.2.1 Thực trạng BLGĐ qua những số liệu thống kê ..................................................... 23
1.2.2 Hậu quả của Bạo lực gia đình ................................................................................ 25
1.2.2.1 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với người phụ nữ ........................................ 26
1.2.2.2 Hậu quả của BLGĐ đối với gia đình .................................................................. 27
1.2.2.3 Hậu quả của BLGĐ đối với cộng đồng .............................................................. 28
1.2.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phòng chống Bạo lực
gia đình .................................................................................................................................. 29
Chương 2 ............................................................................................................. 32
NGÔI NHÀ BÌNH YÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ............................. 32
NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ............................................................ 32
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÔI NHÀ BÌNH YÊN (NBY) ............................................................. 32
2.1.1 Sự ra đời của Ngôi nhà Bình Yên .................................................................................. 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quá trình hoat động .......................................................................... 34
2.2 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI NGÔI NHÀ
BÌNH YÊN ..................................................................................................................................... 38
2.2.1 Các giải pháp hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình thông qua mô hình tháp can
thiệp phòng chống Bạo lực gia đình. ........................................................................................ 38
2.2.2 Các giải pháp hỗ trợ nạn nhân bị Bạo lực gia đình tại Ngôi Nhà Bình Yên ................ 41
3
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI
NGÔI NHÀ BÌNH YÊN ............................................................................................................... 47
2.3.1 Những mặt tích cực .......................................................................................................... 48
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại .............................................................................................. 51
Chương 3 ............................................................................................................. 55
PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA
ĐÌNH TẠI NGÔI NHÀ BÌNH YÊN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA .............................................. 55
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN
VÀ NGÔI NHÀ BÌNH YÊN ......................................................................................................... 55
3.1.1 Định hướng phát triển của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển ............................... 55
3.1.2 Định hướng phát triển của dự án Ngôi nhà Bình Yên .......................................... 56
3.2 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI NGÔI NHÀ BÌNH
YÊN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ....... 57
3.2.1 Vai trò của các hoạt động văn hóa đối với các nạn nhân bị Bạo lực gia đình ..... 58
3.2.2 Những cơ sở để triển khai các hoạt động văn hóa ................................................. 61
3.2.2.2 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ........................................................................... 62
3.2.2.3 Xuất phát từ tính khả thi của các hoạt động văn hóa ........................................ 63
3.2.3 Một số hoạt động văn hóa hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà
Bình Yên tái hòa nhập cộng đồng ............................................................................................. 64
3.2.3.1 Tổ chức du lịch tâm linh ........................................................................................... 64
3.2.3.2 Tổ chức hoạt động văn hóa “Cùng bạn tìm lại yêu thương” ...................................... 67
3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 70
3.3.1 Đối với các chính sách quốc gia ...................................................................................... 70
3.3.2 Đối với các ngành ............................................................................................................. 71
3.3.3 Đối với cấp cộng đồng ...................................................................................................... 72
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 77
PHỤ LỤC ẢNH .................................................................................................. 79
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
- Bạo lực gia đình BLGĐ
- Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Bộ VHTTDL
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bộ LĐTBXH
- Bộ Y tế BYT
- Cơ quan phát triển và hợp tác Quốc tế AECID
Tây Ban Nha tại Việt Nam
- Trung tâm nghiên cứu và ứng CSAGA
dụng khoa học về Giới, Gia đình,
Phụ nữ và Vị Thành Niên
- Công ước của Liên Hiệp quốc về CEDAW
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối với phụ nữ
- Luật bình đẳng giới GEL
- Nhân viên xã hội NVXH
- Ngôi nhà Bình Yên NBY
- Nhân viên bảo vệ NVBV
- Nhân viên tham vấn NVTV
5
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gia đình từ xưa đến nay luôn được coi là tế bào của xã hội, nơi lưu giữ
những giá trị tốt đẹp nhất. Đó là nơi để cho mỗi thành viên quay trở về sau
những giờ lao động vất vả, là nơi mang lại sự ấm êm, hạnh phúc cho mỗi cá
nhân và sự bình ổn cho toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay gia đình đã và đang
phải đối mặt với nhiều thách thức và một trong những vấn đề đáng báo động
là BLGĐ. BLGĐ, đặc biệt là BLGĐ đối với phụ nữ hiện nay đang là vấn nạn
được cả thế giới quan tâm và lên tiếng bênh vực. Ở Việt Nam cũng như rất
nhiều các nước trên thế giới đã đưa ra những giải pháp để phòng chống
BLGĐ: Luật Phòng, chống BLGĐ được quốc hội thông qua, có hiệu lực thi
hành từ năm 2008, là hành lang pháp ly quan trong trong phòng chống
BLGĐ; Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã ban hành Quyết định 2879/QĐ –
BVHTTDL về triển khai Mô hình phòng, chống BLGĐ giai đoạn 2008 –
2010Bên cạnh đó là những giải pháp để hỗ trợ cho nạn nhân bị BLGĐ như
các chương trình hỗ trợ tạm lánh, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn
đề bạo lực gia đình qua phổ biến pháp luật và đặc biệt những người phụ nữ bị
bạo lực gia đình sẽ có cơ hội tìm được sự hỗ trợ của cộng đồng, giúp họ có thể
chia sẻ những bất công, đau khổ của mình.
Trong rất nhiều địa chỉ tin cậy của nạn nhân bị BLGĐ hiện nay không
thể không kể đến Ngôi Nhà Bình Yên ( NBY) trực thuộc Trung tâm Phụ nữ
và Phát triển – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. NBY Là dự án hỗ trợ phụ nữ
bị bạo lực gia đình và những phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán trở về. NBY
được coi là hình thức hỗ trợ tạm lánh tối ưu nhất hiện nay, với hệ thống cán
bộ nhân viên chuyên nghiệp và được sự quan tâm của các tổ chức trong và
ngoài nước.
6
Tuy nhiên, việc hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ tại NBY hiện nay mới chỉ là
những giải pháp riêng biệt về thể chất, tinh thần mà chưa có biện pháp hỗ trợ
một cách tổng hợp và hài hòa cả về vật chất, quyền lợi và tinh thần. Bởi, sau
những sang chấn vô cùng lớn, tâm lý của Phụ nữ bị bạo lực thường trầm,
không muốn giao lưu tiếp xúc với xã hội, cũng như không đủ hiểu biết và can
đảm để nói ra những nỗi khổ của mình, từ đó có thể dẫn đến trầm cảm và mất
kiểm soát hành vi của mình, điều này là hậu quả rất nghiêm trọng đối với nạn
nhân và đối với sự phát triển toàn xã hội.
Do vậy, trong nghiên cứu này, tôi đề cập đến đề tài “Hỗ trợ nạn nhân
bị BLGĐ tái hòa nhập cộng đồng thông qua các hoat động văn hóa”. Trên cơ
sở tìm hiểu thực trang về BLGĐ, nguyên nhân, những tác động của BLGĐ,
thông qua việc khảo sát địa bàn cụ thể (NBY) đề tài đưa ra giải pháp hỗ trợ
nạn nhân bị BLGĐ thông qua các hoat động văn hóa với hy vọng rằng đây sẽ
là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần vào công tác phòng chống
BLGĐ, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ sớm hòa nhập cộng đồng.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, BLGĐ ở Việt Nam là hiện
tượng đã tồn tại từ lâu. Nhưng vấn đề này mới chỉ được xã hội nhìn nhận như
một hiện tượng xã hội có tính chất nghiêm trọng cần phải được quan tâm
nghiên cứu, cũng như Nhà nước cần thông qua các chính sách và pháp luật để
ngăn chặn, giảm thiểu kịp thời. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đã có nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đến BLGĐ từ nhiều hướng tiếp cận khác
nhau:
Dưới sự tài trợ của tổ chức quốc tế với mục tiêu chung nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe và quyền bình đẳng giới cho phụ nữ qua phân
tích thực trạng về các khía cạnh của BLGĐ, các công trình nghiên cứu tiêu
biểu “ Thực trạng BLGĐ đối với phụ nữ tại huyện Nam Đàn và Nghi Lộc tỉnh
Nghệ An” do Trung tâm sức khỏe sinh sản và gia đình tiến hành tháng 8/2006
7
với phương pháp định tính; “ Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
BLGĐ đối với phụ nữ tại Huyện An Dương, Hải Phòng” do Lê Minh Thi và
Nguyễn Thanh Hà thực hiện 2006 với sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và
định lượng. Điểm thành công và khá tương đồng của hai nghiên cứu này là
kết luận sự nhận thức về BLGĐ tại Việt Nam còn thấp và hạn chế. Tuy nhiên
hai nghiên cứu trên chỉ đơn thuần đưa ra những con số về thực trạng BLGĐ
đối với Phụ nữ tại Việt Nam và một số khuyến nghị cho việc phòng chống
BLGĐ mà chưa có đề cập đến việc hỗ trợ những nạn nhân tái hòa nhập cộng
đồng thông qua hoạt động văn hóa.
Một nghiên cứu khác: “ Hiệu quả của các bài viết về BLGĐ trên báo
điện tử Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Hương Trà thực hiện năm 2010 với
phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu
này là Luận án Tiến sĩ có đề cập đến vấn đề BLGĐ nhưng ở góc độ thống kê
qua các báo điện tử hiện nay.
Còn rất nhiều nghiên cứu liên quan đến BLGĐ và đặc biệt BLGĐ đối
với người phụ nữ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này tập trung vào thực trạng
BLGĐ của một vùng địa lý cụ thể và các hoạt động thực hiện chính sách pháp
luật, sự định kiến về giới tính và sự ưu thích con trai ở Việt Nam để giải thích
cho nguyên nhân dẫn đến BLGĐ mà chưa có công trình nghiên cứu nào nói
về việc hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ bị BLGĐ tái hòa nhập cộng đồng thông qua
hoạt động văn hóa với việc kết hợp tổng hợp phân tích tài liệu về BLGĐ.
Chính vì thế việc triển khai đề tài nghiên cứu “Giải pháp hỗ trợ nạn
nhân bị BLGĐ tái hòa nhập cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa” là
hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng BLGĐ tại Việt Nam hiện nay thông
qua các báo cáo của các trung tâm, tổ chức liên quan đến gia đình và giới và
8
qua điều tra phỏng vấn các nạn nhân đang tạm trú tại NBY đề tài đưa ra giải
pháp hỗ trợ cho các nạn nhân bị BLGĐ giúp họ có thể tái hòa nhập cộng đồng
và quên đi mặc cảm về bản thân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả khóa luận phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp số liệu về BLGĐ thông qua các báo cáo của các tổ chức
liên quan
- Làm rõ thực trạng và nguyên nhân tại sao dẫn đến BLGĐ.
- Đưa ra những tổng kết về hậu quả của BLGĐ đối với các nạn nhân
bị BLGĐ đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
- Khảo sát mô hình NBY và các giải pháp hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ
được áp dụng tại đây.
- Đề xuất hướng giải pháp hỗ trợ các nạn nhân bị BLGĐ tái hòa nhập
cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa và góp phần vào công tác phòng
chống BLGĐ trong toàn xã hội.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được nghiên cứu là các nạn nhân bị BLGĐ tạm trú tại NBY,
thuộc trung tâm phụ nữ và phát triển – Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nội
dung được quan tâm là tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn của nạn nhân bị
BLGĐ để từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ hợp lí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngôi nhà Bình Yên – Trung tâm phụ nữ và phát triển ( 20, Thụy Khuê, Tây
Hồ, Hà Nội), từ ngày 18 tháng 01 năm 2013 đến ngày 11 tháng 05 năm 2013.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
9
Khóa luận sử dụng phương pháp tiếp cận đối tượng từ những quan
điểm của CN Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về vai trò của người phụ nữ và trẻ em; vận dụng quan
điểm đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giải phóng phụ nữ và
phòng chống bạo lực gia đình là nền tảng cho quá trình phân tích và đề ra
hướng giải pháp cho các nạn nhân bị BLGĐ. Đồng thời góp phần hệ thống lại
những vấn đề lý luận về mặt phương pháp nghiên cứu truyền thống từ góc độ
phân tích và tổng hợp tài liệu về BLGĐ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này cần phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, thống kê tài liệu;
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điền dã, phỏng vấn sâu
- Phương pháp điều tra liên ngành Văn hóa học
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
BLGĐ là một trong những vấn đề trọng điểm được quan tâm trong toàn
xã hội do vậy BLGĐ không còn là vấn đề mới trong nghiên cứu. Song đa
phần những nghiên cứu đã được thực hiện là về BLGĐ và thống kê những dự
án đã được áp dụng tại một số địa phương cụ thể trong việc hỗ trợ nạn nhân bị
BLGĐ. Việc hỗ trợ này chủ yếu quan tâm đến mặt sức khỏe sinh sản, quyền
lợi về pháp luật, nhân thân của người phụ nữ hay truyền thông về vấn đề bạo
lực gia đình trên các báo điện tử.
Hiện nay, nghiên cứu đề cập sâu sắc tới hướng giải pháp giúp đỡ cho
những nạn nhân bị bạo lực trong vấn đề hồi gia hay tái hòa nhập cộng đồng và
đặc biệt giải pháp này thông qua các hoạt động văn hóa vẫn chưa được quan
tâm sâu rộng và đưa vào nghiên cứu. Do vậy, hướng nghiên cứu thông qua
các hoạt động văn hóa cá nhân người nghiên cứu đang tiếp cận vấn đề dưới
10
góc độ văn hóa và đảm bảo cho khóa luận là nghiên cứu thuộc ngành Văn
Hóa học và cũng chính là điểm mới đóng góp của khóa luận này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cung cấp thông tin khoa học về vấn đề BLGĐ hiện nay thông qua các
báo cáo về tình hình bạo lực với phụ nữ tại Việt Nam những năm gần đây của
các trung tâm, tổ chức về giới và phụ nữ (Trung tâm phụ nữ và phát triển,
trung tâm SAGA,). Trên cơ sở đó hướng tới các giải pháp, khuyến nghị cho
các nạn nhân bị bạo lực gia đình thông qua các hoạt động văn hóa và đồng
thời góp phần đưa ra những bằng chứng cần thiết để đưa vấn đề bạo lực gia
đình vào cùng đường lối của các vấn đề chính trị - xã hội, chung tay vào công
tác phòng chống bạo lực gia đình trên toàn quốc và thế giới. Những kết quả
của khóa luận có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ
chức quan tâm đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn hóa gia đình và nhằm phục
vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
7. BỐ CỰC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài mở đầu, kết luận, chú thích, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của khóa luận có 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề về Bạo lực gia đình và thực trạng Bạo lực
gia đình ở Việt Nam
Chương 2: Ngôi nhà Bình Yên và các giải pháp hỗ trợ nạn nhân bị Bạo
lực gia đình
Chương 3: Phát triển công tác hỗ trợ nạn nhân bị Bạo lực gia đình tái
hòa nhập cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các bản tin nhặt sạn về giới – NXB Trung tâm Csaga và Oxfam
2. Christine Grate, (2012), Sổ tay hướng dẫn của Ngôi Nhà Bình Yên -
Handbooks shelter, Trung tâm phụ nữ và phát triển.
3. GS.TS.Ngô Đức Thịnh,2007, Lên đồng, hành trình của thần linh và thân
phận. Nxb. Trẻ.
4. GS.TS.Ngô Đức Thịnh,2009, Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1 và 2), Nxb. Tôn
giáo.
5. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây
Ban Nha, (2012), Xây dựng địa chỉ tin cậy ở công đồng ( Kinh
nghiệm từ dự án Năng lực tài chính nhằm giảm thiểu bạo lực gia
đình), Nhà xuất bản Phụ nữ
6. Lê Thị Quý, (2004),Bạo lực gia đình một giá trị sai lệch, NXB KHXH
7. Luật bình đẳng giới diễn giải ( Tài liệu truyền thông về luật bình đẳng
giới)
8. MDGGIF, tổng cục thống kê, Aecid, (2010), Kết quả nghiên cứu quốc gia
về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam.
9. Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt
Nam, 2012, UNFPA.
10. Tổ chức WHO,(2012) Các hướng dẫn kiểm tra lâm sàng cho nạn nhân bị
bạo lực.
11. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ
và vị thành niên (Csaga), (2012), Báo cáo giám sát và đánh giá thực
thi pháp luật phòng chống bạo lực gia đình. (tại 2 tỉnh Hòa Bình và
Hà Nam).
12. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, tổ chức Oxfam Novib, Csaga, Aecid,
(2012), Các bản tin về bạo lực giới.
78
13. Trung tâm phụ nữ và phát triển, (2012), Báo cáo 4 năm hoạt động của
Nhà Bình Yên ( 2007-2010).
14. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển,(2012),Cẩm nang phòng chống bạo hành
giới, NXB từ điển Bách khoa
15. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, (2010), Giá trị sống trong mắt trẻ thơ bị
ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, NXB Phụ nữ
16. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển,(2010), Thay đổi để đổi thay ( Changing
Lives), NXB Phụ nữ.
17. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, (2010), Hỏi đáp về phòng, chống Bạo lực
gia đình, tài liệu truyền thông BLGĐ, NXB Phụ nữ.
18. Trung tâm phụ nữ và phát triển, (2013), Mười sáu bước phòng chống bạo
lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, tài liệu truyền thông.
19. Trung tâm phụ nữ và phát triển, (2012), Sổ tay công tác xã hội, dành cho
nhân viên làm việc tại Ngôi Nhà Bình Yên, NXB Phụ nữ.
20. Trung tâm phụ nữ và phát triển, (2013) Sổ tay dự án Ngôi Nhà Bình Yên,
NXB Phụ nữ
21. Trung tâm phụ nữ và phát triển,( 2010), Tài liệu truyền thông dành cho
cha mẹ về phát triển toàn diện trẻ thơ về ảnh hưởng của bạo lực gia
đình đối với trẻ em, NXB Phụ nữ.
22. Vũ Mạnh lợi - Kết quả và khuyến nghị từ một dự án của UNFPA/SDC,
(2006), Bạo lực gia đình: Sự thay đổi ở Việt Nam, NXB công ty In
và Thương mại Thái Hà.
23. TS. Nata Duvvury và Patricia Carney, Đại Học Quốc gia Ireland,
Galway, TS. Nguyễn Hữu Minh, viện gia đình và Giới, Việt Nam ,
(2012), Báo cáo hoàn thiện về ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực
gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam, Cơ quan Liên hiệp Quốc về
Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ - UN Women.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thu_hien_tom_tat_7069.pdf