Tóm tắt Khóa luận Nghệ thuật xiếc Việt Nam - Một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo

Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, các phương pháp đã được tác giả sử dụng : -Thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu đánh giá của các ngành có liên quan như lịch sử, văn hóa nghệ thuật, văn hóa du lịch. - Điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi Angket - Khảo sát thực tế, phỏng vấn. - Phương pháp so sánh.

pdf11 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Khóa luận Nghệ thuật xiếc Việt Nam - Một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ------ KHOA VĂN HOÁ DU LỊCH ------ ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT XIẾC VIỆT NAM – MỘT SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S BÙI THANH THỦY SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÂM THỊ HÀ LỚP : VHDL 14C KHÓA : 2006 - 2010 HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài...1 2. Mục đích nghiên cứu.3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.4 4. Tình hình nghiên cứu.....4 5. Phương pháp nghiên cứu...5 6. Kết cấu khóa luận..5 Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT XIẾC VÀ NGHỆ THUẬT XIẾC VIỆT NAM6 1.1. Giới thiệu chung về nghệ thuật xiếc ...6 1.1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển...6 1.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của nghệ thuật xiếc....14 1.2. Nghệ thuật xiếc Việt Nam.....16 1.2.1. Lịch sử hình thành......16 1.2.2. Sự phát triển và những thành tựu của nghệ thuật xiếc Việt Nam.........18 1.2.3. Các đoàn xiếc Việt Nam...24 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XIẾC VIỆT NAM – NHỮNG GIÁ TRỊ DU LỊCH ĐỘC ĐÁO............28 2.1. Nghệ thuật xiếc Việt Nam – một loại hình nghệ thuật biểu diễn đậm đà bản sắc dân tộc............28 2.1.1. Âm nhạc....28 2.1.2. Đạo cụ...30 2.1.3. Phục trang........31 2.1.4. Nghệ thuật múa và xiếc....32 2.1.5. Nghệ sỹ và kỹ thuật biểu diễn xiếc..........33 2.1.6. Kịch bản xiếc34 2.1.7. Mỹ thuật trong nghệ thuật xiếc.35 2.1.8. Môi trường biểu diễn..37 2.2. Giá trị du lịch trong nghệ thuật xiếc Việt Nam....38 2.2.1. Nghệ thuật xiếc Việt Nam thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng của khách du lịch..............38 2.2.1.1. Nhu cầu giải trí, thư giãn của khách du lịch....39 2.2.1.2. Nhu cầu thẩm nhận giá trị văn hóa của khách du lịch.....41 2.2.1.3. Tính độc đáo, hấp dẫn du khách của nghệ thuật xiếc Việt Nam..50 2.2.2. Du khách và nghệ thuật xiếc Việt Nam...54 Chương 3 GIẢI PHÁP ĐỂ XIẾC VIỆT NAM THỰC SỰ TRỞ THÀNH MỘT SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA THU HÚT KHÁCH HỮU HIỆU..58 3.1. Ý nghĩa của việc tạo dựng xiếc Việt Nam như một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo..58 3.1.1. Ý nghĩa văn hóa, xã hội..58 3.1.2. Ý nghĩa kinh tế..60 3.2. Thực trạng việc sử dụng nghệ thuật xiếc Việt Nam như một sản phẩm du lịch văn hóa của ngành du lịch Việt Nam........................62 3.3. Giải pháp để nghệ thuật xiếc Việt Nam thực sự trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo...65 3.3.1. Giải pháp chung cho sự phát triển của ngành xiếc..65 3.3.2. Giải pháp cụ thể..67 3.3.2.1. Xây dựng các tiết mục xiếc đặc sắc phục vụ du lịch.67 3.3.2.2. Kết hợp giao thoa giữa tính truyền thống và tính hiện đại..70 3.3.2.3. Đầu tư cho các tiết mục có lợi cho du lịch.....71 3.3.2.4. Tạo môi trường sân khấu biểu diễn hiệu quả ..73 3.3.2.5. Đưa các tiết mục xiếc vào chương trình du lịch .75 3.3.2.6. Xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo ..80 Kết luận..83 Phụ lục Phụ lục 1: Xiếc Việt Nam trên báo chí nước ngoài Phụ lục 2: Các tiết mục xiếc Việt Nam đạt giải quốc tế Phụ lục 3: Xiếc Việt Nam tại các nước trên thế giới Phụ lục 4: Bảng hỏi khảo sát khách du lịch Phụ lục 5: Lịch biểu diễn một số chương trình của Liên đoàn xiếc Việt Nam Phụ lục 6: Một số hình ảnh giới thiệu về nghệ thuật xiếc Việt Nam Danh mục tài liệu tham khảo - 1 - Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội, văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng luôn đóng vai trò rất quan trọng. Nghệ thuật là thiết yếu cho cuộc sống con người và không thể thay thế được. Những giá trị nghệ thuật lưu giữ từ đời này qua đời khác, trải qua bao thăng trầm của lịch sử để trở thành dấu ấn huy hoàng của quá khứ, nền tảng của đời sống đương đại và là bậc thềm vững chắc để dân tộc ta bước tới tương lai. Cùng với quá trình lịch sử phát triển của dân tộc, các nghệ nhân dân gian và nhân dân đã sáng tạo, nuôi dưỡng và bảo tồn được nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn như: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nghệ thuật hát Quan họ, nghệ thuật hát Ca trù, nghệ thuật Chèo, nghệ thuật Rối nước, nghệ thuật Tuồng, nghệ thuật Cải lương, nghệ thuật XiếcTrong đó Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nghệ thuật hát Quan họ, nghệ thuật hát Ca trù đã trở thành những kiệt tác di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại. Nghệ thuật Rối nước được đưa vào như một sản phẩm du lịch có trong tất cả các chương trình du lịch dành cho khách quốc tế đến Việt Nam, đang được coi là loại hình nghệ thuật biểu diễn hấp dẫn du khách nhất hiện nay. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn là nguồn tài nguyên du lịch quý giá mang lại sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của các địa phương, cũng như của cả nước và là giá trị tinh thần làm đắm say, hấp dẫn du khách đối với các điểm đến. Ra đời và xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, nghệ thuật xiếc cho đến nay đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Xiếc là một loại hình sân khấu đặc biệt, từ cổ đến kim, từ đông sang tây ở đâu xiếc cũng cuốn hút, hấp dẫn người xem bởi đặc trưng ngôn ngữ xiếc vừa mỹ lệ vừa cụ thể nên không cần thuyết minh phiên dịch mà người xem vẫn tiếp nhận một cách - 2 - thoải mái, thú vị. Hơn nữa xiếc lại ít đả động đến nội dung xã hội với những mối quan hệ phức tạp và gay gắt nên xiếc luôn mang đến cho người xem những phút giây thoải mái, vui cười. Nghệ thuật xiếc còn đóng vai trò cầu nối giữa sân khấu và cuộc đời, giữa dân tộc này với dân tộc khác. Trong các sinh hoạt nghệ thuật của sân khấu, tuy chưa được xếp vào danh mục các loại hình nghệ thuật truyền thống, nhưng xiếc đã có mặt và làm nên những thành tích suất sắc. Không những được khán giả trong nước yêu mến mà nhiều đoàn xiếc Việt Nam đã được các quốc gia khác mời sang biểu diễn đã chiếm được cảm tình của nước bạn và để lại trong lòng khán giả những ấn tượng tốt đẹp. Liên hoan xiếc quốc tế lần thứ III tại Tây Ban Nha vừa qua diễn ra từ ngày 18 đến ngày 22/2/2010, Đoàn xiếc Việt Nam đã đoạt 1 Huy chương Vàng và giải khán giả yêu thích nhất. Qua Liên hoan lần này, các nghệ sỹ Liên đoàn xiếc Việt Nam đã giới thiệu đến bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam thân thiện, cởi mở nhưng cũng rất kiên cường và giỏi giang trong mọi lĩnh vực. Qua đó, thế giới đã biết đến nghệ thuật Xiếc Việt Nam như một điểm nhấn. Phải thừa nhận rằng xiếc có một vị trí quan trọng trong xã hội với nhiều hình thức vui chơi giải trí như ngày nay cả trong lòng những khán giả đã được thưởng thức bộ môn nghệ thuật này. Thực tế trên thế giới, một số các quốc gia đã khai thác nghệ thuật xiếc như một sản phẩm cho khách du lịch như Trung Quốc, Pháp, Anh, Liên Xô Đó đều là những quốc gia có nền công nghiệp du lịch hàng đầu thế giới. Các quốc gia đó đã nhận ra và khai thác tốt các giá trị của loại hình nghệ thuật biểu diễn này và làm cho nghệ thuật xiếc trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Xiếc Việt Nam phát triển với những thành tựu nổi bật, ấn tượng trong lòng bạn bè quốc tế, được nhiều quốc gia mời sang biểu diễn trong các chương trình dành riêng cho khách du lịch của chính các quốc gia đó. Vậy tại sao chúng ta không làm ngược lại bằng cách tổ chức biểu diễn xiếc trong nước và thu hút khách du - 3 - lịch vào Việt Nam, sử dụng các dịch vụ du lịch trong nước. Hay nói chính xác hơn là đưa các tiết mục xiếc vào trong các chương trình du lịch không chỉ cho khách trong nước mà còn cho khách quốc tế. Dưới góc nhìn của một sinh viên đang theo học chuyên ngành văn hóa du lịch, tác giả nhận thấy giá trị của việc khai thác nghệ thuật xiếc Việt Nam như một sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo nên đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghệ thuật Xiếc Việt Nam, một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo” để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tác giả tin tưởng rằng với những thành tựu mà nghệ thuật xiếc Việt Nam đã đạt được đồng thời có các giải pháp phù hợp thì việc khai thác, sử dụng nghệ thuật xiếc Việt Nam như một sản phẩm du lịch văn hóa sẽ mang lại những lợi ích không những cho ngành du lịch mà còn cho nền nghệ thuật nước nhà. 2. Mục đích nghiên cứu Bài khóa luận nhằm hai mục đích cơ bản sau: Khẳng định vị thế, vai trò của nghệ thuật xiếc trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động du lịch. Nghệ thuật xiếc Việt Nam không chỉ là một loại hình nghệ thuật độc đáo, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại trong hệ thống các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc mà còn có thể trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Qua đó, bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Một trong bảy nội dung của chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “Việt Nam – điểm đến của bạn” với tên gọi tiếng Anh “Vietnam – your destination” của Tổng cục du lịch Việt Nam là đẩy mạnh các hoạt động xây dựng phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bài khóa luận nhằm mục đích khảo sát, xây dựng cho ngành một sản phẩm du lịch mới nhằm đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và tạo ra sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch. - 4 - 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghệ thuật xiếc Việt Nam với các tiết mục xiếc vừa thỏa mãn nhu cầu giải trí, vừa thỏa mãn nhu cầu thẩm nhận các giá trị văn hóa Việt Nam, có thể quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam, độc đáo hấp dẫn thu hút khách du lịch. - Phạm vi nghiên cứu: Một số đoàn xiếc, địa điểm đào tạo nghệ thuật xiếc trên địa bàn thủ đô Hà Nội như Liên đoàn xiếc Việt Nam – rạp xiếc Trung ương, trường Trung học nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Việt Nam, đoàn xiếc thành phố Hà Nội. 4. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nghệ thuật xiếc Việt Nam đã được khá nhiều các học giả thuộc các lĩnh vực: sử học, sân khấu, văn hóa nghệ thuật, thể thao đề cập đến một cách sâu sắc như Mấy vấn đề về nghệ thuật xiếc Việt Nam của tác giả Lê Anh (NXB: Liên đoàn xiếc Việt Nam, 1988), Lịch sử xiếc Việt Nam của tác giả Mai Quân (NXB Hà Nội, 1990), Nghệ thuật xiếc liên đoàn xiếc Việt Nam của tác giả Tuấn Giang – Hà Vinh (NXB Văn Hóa Dân Tộc, 2001), tác giả Hoàng Huy Thắng với Kiến trúc rạp xiếc (NXB Giao thông vận tải, 2001), PGS. Tất Thắng với Xiếc một loại hình sân khấu (dự thảo giáo trình lý luận xiếc, NXB Sân Khấu, 1994). Những công trình nói trên đã khái quát được lịch sử nghệ thuật xiếc Việt Nam, quá trình hình thành và sự phát triển của nó, bản chất, đặc trưng của nghệ thuật xiếc, về các thành tố của nghệ thuật xiếc Việt Nam v.vv Về góc độ du lịch, trên thực tế, một số tác giả đã nghiên cứu và viết về việc xây dựng các chương trình du lịch có tổ chức cho khách du lịch xem một số loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc như Nghệ thuật múa rối nước - một sản phẩm văn hóa du lịch độc đáo, Nghệ thuật chèo trong kinh doanh du lịch, chương trình du lịch dựa theo những sự kiện văn hóa thể thao như - 5 - Seagame 23 – cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu về việc tạo dựng nghệ thuật xiếc Việt Nam như một sản phẩm du lịch văn hóa. Vì vậy, tác giả nhận thấy đây là một đề tài mới, chưa có công trình nào đề cập đến, nhưng lại có tính cập nhật, phù hợp với nhu cầu hiện tại của ngành du lịch về đa dạng hóa sản phẩm và thu hút khách du lịch. Đồng thời, đề tài cũng bước đầu góp phần quan tâm đến một loại hình nghệ thuật đậm đà tính dân tộc nhưng lại đầy tính hiện đại trong xu thế mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, các phương pháp đã được tác giả sử dụng : - Thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu đánh giá của các ngành có liên quan như lịch sử, văn hóa nghệ thuật, văn hóa du lịch. - Điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi Angket - Khảo sát thực tế, phỏng vấn. - Phương pháp so sánh. 6. Kết cấu của khóa luận Bài khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về nghệ thuật xiếc và nghệ thuật xiếc Việt Nam. Chương 2: Nghệ thuật Xiếc Việt Nam – những giá trị du lịch độc đáo. Chương 3: Giải pháp để nghệ thuật xiếc Việt Nam thực sự trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa thu hút khách du lịch hữu hiệu. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Ts. Trần Nhoãn, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành, NXB Chính trị quốc gia. 2. Ts. Trần Nhoãn, Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, 2005. 3. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Ts. Bùi Thanh Thủy, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Giao thông vận tải, H.2000. 4. Bài giảng môn Marketing du lịch, giảng viên Ma Quỳnh Hương, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 5. Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. 6. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa du lịch và khách sạn, Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Văn Đính, PGS. TS. Trần Thị Minh Hòa, giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 7. Bộ Văn hóa thông tin, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ngành xiếc Việt Nam, Hà Nội, 2003. 8. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục. 9. Lê Anh, Mấy vấn đề về nghệ thuật xiếc Việt Nam, NXB: Liên đoàn xiếc Việt Nam, 1988. 10. Mai Quân, Lịch sử xiếc Việt Nam, NXB Hà Nội, 1990. 11. Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Trà, Lê Tiến Dũng, Bốn mươi năm hình thành và phát triển Trường trung học Xiếc Việt Nam, H. knxb, 2001. 12. Lê Anh, Xiếc Việt Nam một chặng đường thế kỷ 1920 – 2000, H. Sân khấu, 2003. 13. Tuấn Giang – Hà Vinh, Nghệ thuật xiếc liên đoàn xiếc Việt Nam, NXB Văn Hóa Dân Tộc, 2001. 14. Hoàng Huy Thắng, Kiến trúc rạp xiếc, H: Giao thông vận tải, 2001. 15. Trường trung học nghệ thuật xiếc, PGS. Tất Thắng, Xiếc một loại hình sân khấu (dự thảo giáo trình lý luận xiếc), NXB Sân Khấu, 1994. 16. Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (1975), Hà Nội nghìn xưa, Sở Văn Hóa Thông tin Hà Nội, NXB Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflam_thi_ha_tom_tat_2421.pdf
Luận văn liên quan