Trong bất kỳ lĩnh vực nào, vai trò của khách hàng là rất quan trọng quyết định
sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được
coi là thượng đế đó là phương châm của các nhà kinh doanh hiện nay và mục tiêu của
sản xuất là tối đa hóa việc thỏa mãn nhu cầu của khách nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu
"lợi nhuận".
22 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch cộng đồng của công ty cổ phần đào tạo và dịch vụ HueTourist, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
--------------
NGUYỄN THỊ KIM HÀNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO
VÀ DỊCH VỤ HUETOURIST
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH
KHÓA 42
Huế, tháng 5 năm 2012
ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
--------------
BÁO CÁO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO
VÀ DỊCH VỤ HUETOURIST
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hàng
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Khắc Hoàn
Huế, tháng 5 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
chân thành nhất đến quý thầy, cô giáo, người thân đã giúp đỡ rất nhiệt tình về kiến
thức cũng như động viên tinh thần cho tôi trong suốt cả quá trình học tập cũng như
thực hiện khóa luận tôt nghiệp.
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy, cô giáo Khoa Du Lịch – Đại
Học Huế đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và hướng dẫn nhiệt tình, đầy
trách nhiệm của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty cổ phần đào tạo
và dịch vụ Huetourist đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập cũng
như tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể tiếp cận các nguồn thông tin, số liệu cần
thiết cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
NGUYỄN THỊ KIM HÀNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
NGUYỄN THỊ KIM HÀNG
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
5. Hạn chế của đề tài ................................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................3
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch ....................................................................3
1.1.1. Khái niệm du lịch ....................................................................................3
1.1.2. Sản phẩm du lịch .....................................................................................3
1.1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch ..............................................................3
1.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch.........................................................4
1.1.3. Thị trường du lịch....................................................................................5
1.1.3.1. Khái niệm .........................................................................................5
1.1.3.2. Đặc điểm của thị trường du lịch ........................................................5
1.2. Một số vấn đề về du lịch cộng đồng (DLCĐ).................................................5
1.2.1. Khái niệm DLCĐ ....................................................................................5
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của DLCĐ .............................................................6
1.2.3. Mục tiêu của DLCĐ ................................................................................7
1.2.4. Các nguyên tắc và đặc điểm của các bên có liên quan trong DLCĐ .........7
1.3. Một số vấn đề về kinh doanh du lịch..............................................................8
1.3.1. Khái niệm kinh doanh du lịch..................................................................8
1.3.2. Các loại hình kinh doanh du lịch .............................................................8
1.3.2.1. Kinh doanh du lịch nội địa và lữ hành quốc tế...................................8
1.3.2.2. Kinh doanh du lịch lưu trú ................................................................9
1.3.2.3. Kinh doanh vận chuyển.....................................................................9
1.3.2.4. Kinh doanh ăn uống..........................................................................9
1.3.2.5. Kinh doanh dịch vụ khác...................................................................9
1.3.3. Ý nghĩa của việc kinh doanh du lịch ........................................................9
1.3.3.1. Mặt tích cực ......................................................................................9
1.3.3.2. Mặt tiêu cực ....................................................................................10
1.4. Khách du lịch...............................................................................................10
1.4.1. Khái niệm..............................................................................................10
1.4.2. Phân loại khách du lịch..........................................................................11
1.4.2.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi................................11
1.4.2.2. Phân loại theo cách tổ chức chuyến đi.............................................11
1.4.2.3. Phân loại theo độ tuổi .....................................................................11
1.4.2.4. Phân loại theo khả năng chi trả .......................................................12
1.4.2.5. Phân loại theo thời gian lưu trú .......................................................12
1.4.2.6. Phân loại theo động cơ của khách du lịch........................................12
1.4.3. Vai trò của khách du lịch trong kinh doanh du lịch................................12
1.5. Thời vụ trong du lịch ...................................................................................13
1.5.1. Khái niệm..............................................................................................13
1.5.2. Đặc điểm của thời vụ du lịch .................................................................14
1.5.3. Các hạn chế của tính thời vụ trong du lịch .............................................14
1.5.3.1. Đối với nhà kinh doanh du lịch .......................................................14
1.5.3.2. Đối với khách du lịch......................................................................14
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..........................................................................................14
2.1. Tiềm năng du lịch cộng đồng của tỉnh TT Huế ............................................14
2.1.1. Tài nguyên tự nhiên...............................................................................14
2.1.2. Tài nguyên văn hóa ...............................................................................15
2.1.3. Tiềm năng DLCĐ ở các khu vực trên địa bàn TT Huế..........................16
2.1.3.1.Nam Đông .......................................................................................16
2.1.3.2. A Lưới ............................................................................................18
2.1.3.3. Phá Tam Giang ...............................................................................24
2.2. Giới thiệu chung về Huetourist ....................................................................25
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................25
2.2.2. Nghiên cứu thị trường và xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với
các đoạn thị trường mục tiêu ...........................................................................25
2.2.3. Xây dựng chiến lược marketing.............................................................26
2.2.4. Phát triển hệ thống kênh phân phối........................................................27
2.2.5. Xây dựng chiến lược giá........................................................................27
2.2.6. Định hướng trong chiếm lĩnh thị trường ................................................28
2.2.7. Kế hoạch kinh doanh lữ hành quốc tế ....................................................28
2.2.7.1. Thị trường mục tiêu ........................................................................28
2.2.7.2. Loại hình du lịch phục vụ khách .....................................................28
2.2.8. Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh ..................................................29
2.2.8.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức .....................................................................29
2.2.8.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành: ............................29
2.2.8.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh: ...................................29
2.2.9. Tình hình hoạt động kinh doanh của Huetourist (2009 – 2011):............29
2.2.10. Các tour du lịch cộng đồng của Huetourist: .........................................31
2.2.10.1. Tour du lịch cộng đồng ở Nam Đông ............................................32
2.2.10.2. Tour du lịch cộng đồng ở A Lưới..................................................34
2.2.10.3.Tour du lịch đầm phá Tam Giang...................................................35
2.2.11. Lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng nhận được từ các tour DLCĐ.....317
2.2.11.1. Tour du lịch cộng đồng ở A Lưới................................................327
2.2.11.2. Tour du lịch cộng đồng ở Nam Đông ..........................................347
2.2.11.3.Tour du lịch đầm phá Tam Giang.................................................357
Chương 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH DLCĐ CỦA
HUETOURIST DỰA TRÊN SỐ LIỆU ĐIỀU TRA................................................ 39
2.1. Đặc điểm nguồn khách ....................................................................................39
2.1.1. Quốc tịch ..................................................................................................39
2.1.1.1. Khách Việt và Việt Kiều.....................................................................40
2.1.1.2. Thị trường khách Pháp .......................................................................40
2.1.1.3. Thị trường khách Đức ........................................................................43
2.1.1.4. Thị trường khách Châu Á (Nhật) ........................................................45
2.1.1.5. Thị trường khách Anh ........................................................................47
2.1.1.6. Thị trường khách Mỹ - Canada...........................................................49
2.1.2. Độ tuổi......................................................................................................51
2.1.3. Giới tính ...................................................................................................52
2.1.4. Nghề nghiệp ..........................................................................................53
2.1.5. Điểm đến...............................................................................................54
2.1.6. Số lần đến Huế ......................................................................................55
2.1.7. Mục đích chuyến đi ...............................................................................56
2.2. Nhu cầu của du khách khi tham gia tour DLCĐ ...........................................56
2.3. Đánh giá sự hài lòng của du khách...............................................................60
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LịCH
CỘNG ĐỒNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ DU
LỊCH HUETOURIST .............................................................................................. 67
3.1. Quan điểm và chiến lược phát triển chung của du lịch TT Huế........................67
3.2. Phân tích SWOT về các chương trình DLCĐ mà Huetourist đang khai thác ....67
3.3. Một số giải pháp để tăng khả năng thu hút khách du lịch cộng đồng................69
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 73
3.1. Kết luận ............................................................................................................ 73
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 77
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3 : Du khách tham gia tour DLCĐ theo giới tính............................................. 52
Bảng 2.8 : Kiểm định ANOVA và giá trị trung bình đối với đánh giá nhu cầu của du
khách khi tham gia các chương trình DLCĐ ở TT Huế............................................... 57
Bảng 2.9 : Kiểm định ANOVA và giá trị trung bình đối với đánh giá mức độ hài
lòng của du khách sau chuyến đi................................................................................. 61
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn khách theo quốc tịch......................................................... 39
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu khách theo độ tuổi...................................................................... 51
Bảng 2.4 : Cơ cấu khách theo nghề nghiệp ................................................................. 53
Bảng 2.5 : Điểm đến khách du lịch lựa chọn ............................................................... 54
Biểu đồ 2.6 : Du khách tham gia tour DLCĐ theo số lần đến Huế ............................... 55
Biểu đồ 2.7 : Du khách tham gia tour DLCĐ theo mục đích chuyến đi ........................ 56
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ huyện Nam Đông............................................................................ 16
Hình 1.2: Bản đồ huyện A Lưới.................................................................................. 18
Hình 1.3: Tour DLCĐ ở Nam Đông ........................................................................... 33
Hình 1.4: Tour DLCĐ ở A Lưới ................................................................................. 34
Hình 1.5: Tour "Tam Giang kỳ thú"............................................................................ 35
Hình 1.6: Tour "Chiều trên phá Tam Giang"........................................................ ..36
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I:.....................................................................................PHIẾU THĂM DÒ
PHỤ LỤC II: .....................................................................SURVEY QUESTIONAIRE
PHỤ LỤC III: ....................................................................................QUESTIONAIRE
PHỤ LỤC IV:.............................................. Phân tích ANOVA theo giới tính (nhu cầu)
PHỤ LỤC V: ...................................................... Phân tích ANOVA theo tuổi (nhu cầu)
PHỤ LỤC VI:............................................. Phân tích ANOVA theo quốc tịch (nhu cầu)
PHỤ LỤC VII:....................................... Phân tích ANOVA theo nghề nghiệp (nhu cầu)
PHỤ LỤC VIII: .......................................... Phân tích ANOVA theo điểm đến (nhu cầu)
PHỤ LỤC IX:....................................... Phân tích ANOVA theo số lầ đến huế (nhu cầu)
PHỤ LỤC X: .............................. Phân tích ANOVA theo mục đích chuyến đi (nhu cầu)
PHỤ LỤC XI:............................................ Phân tích ANOVA theo giới tính (đánh giá )
PHỤ LỤC XII:................................................... Phân tích ANOVA theo tuổi (đánh giá)
PHỤ LỤC XIII: .........................................Phân tích ANOVA theo quốc tịch (đánh giá)
PHỤ LỤC XIV: .................................... Phân tích ANOVA theo nghề nghiệp (đánh giá)
PHỤ LỤC XV: ..........................................Phân tích ANOVA theo điểm đến (đánh giá)
PHỤ LỤC XVI: ......................... Phân tích ANOVA theo mục đích chuyến đi (đánh giá)
PHỤ LỤC XVII:........................................... Bảng tính giá tour A Lưới ( 2 ngày 1 đêm)
PHỤ LỤC XVII:..................................... Bảng tính giá tour Nam Đông ( 2 ngày 1 đêm)
PHỤ LỤC XIX:............................................. .Bảng tính giá tour Tam Giang ( 1 ngày)
1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch cộng đồng là một trong những mô hình du lịch được ưu tiên
phát triển tại nhiều địa phương ở nước ta. Có thể nói đây loại hình du lịch tiên tiến,
đem lại nhiều lợi ích thực sự về mặt kinh tế, xã hội cho người dân ở địa phương.
TT Huế là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với các di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Bên cạnh đó, TT
Huế còn lưu giữ khá nhiều các làng nghề và làng cổ có giá trị văn hóa lịch sử cao. Đây
là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các chương trình du lịch cộng đồng tại
địa phương. Tuy nhiên việc xây dựng và khai thác như thế nào để đạt hiệu quả cao,
đáp ứng tối đa nhu cầu tìm hiểu khám phá của du khách là vấn đề luôn được các cơ
quan ban ngành liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch dịch
vụ quan tâm.
Để hổ trợ giải quyết vấn đề này, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần đào
tạo và dịch vụ Huetourist, trên cơ sở lý thuyết được học được vận dụng trong suốt thời
gian thực tập tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du
lịch cộng đồng của công ty cổ phần đào tạo và dịch vụ Huetourist”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch cộng đồng của công ty cổ
phần đào tạo và dịch vụ Huetourist” nghiên cứu các vấn đề chính sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng.
Tìm hiểu các đối tượng khách tham gia tour du lịch cộng đồng của Huetourist.
Từ đó đưa ra kết luận về nhu cầu, kỳ vọng và mức độ thỏa mãn của du khách sau khi
trải nghiệm các chương trình du lịch cộng đồng của công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch cộng
đồng của công ty cổ phần đào tạo và dịch vụ Huetourist.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khách du lịch tham gia các chương trình du
lịch cộng đồng do Huetourist khai thác trên địa bàn tỉnh TT Huế.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài từ năm 2009 đến năm 2011 tại công ty cổ phần
đào tạo và dịch vụ Huetourist - TT Huế.
2
Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm nguồn khách từ 3 tour DLCĐ: Nam Đông,
A Lưới và tour du lịch đầm phá Tam Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp thống kê, tập hợp và phân tích tài liệu từ sách báo và trên
các wedsite.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc điều tra ý kiến du khách
sau khi tham gia các tour du lịch cộng đồng của Huetourist. Bên cạnh đó tác giả còn
dựa vào nguồn số liệu thứ cấp từ Huetourist như số lượng và đối tượng khách tham gia
các tour du lịch cộng đồng của công ty từ năm 2009 đến năm 2011.
- Phương pháp kiểm định: sử dụng phần mềm SPSS.
- Phương pháp phân tích tổng hợp từ kết quả kiểm định nguồn thông tin.
5. Hạn chế của đề tài
- Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm nguồn khách của 3 tour DLCĐ: Nam
Đông, A Lưới và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
- Do đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu sơ cấp và thiếu kinh nghiệm trong việc sử
dụng phần mềm SPSS nên trong quá trình xử lý số liệu không thể tránh khỏi một số sai sót.
- Hạn chế về khả năng tiếp cận khách du lịch cộng đồng và yếu tố thời vụ nên
số lượng bảng hỏi phát ra với số lượng còn chưa cao.
- Thời gian điều tra, thu thập số liệu, tài liệu chỉ trong vòng 3 tháng nên kết quả
cuối cùng có thể khó đạt mức chính xác cao. Hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nghiên cứu cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hoàn thiện đề tài này. Vì vậy rất
mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, sau
đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến.
Theo cách tiếp cận này " Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ
phát sinh từ sự tác động qua lại giữa các cách du lịch, các nhà kinh doanh, các chính
quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch".
Đối với tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organizition) " Du lịch
bao gồm tất cả các hoạt động của cá nhân đi đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên
trong thời gian không dưới 12 tháng với mục đích sau: nghỉ ngơi thăm viếng tham
quan, giải trí, công vụ, mạo hiểm, khám phá, thể thaovà những mục đích khác ngoại
trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày"
1.1.2. Sản phẩm du lịch
1.1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho
khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và
lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó.
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ
sở khai thác tiềm năng nhằm cung ứng cho khách một khoảng thời gian thú vị, một
kinh doanh du lịch trọn vẹn và hài lòng. Theo từ điển tiếng Đức, nhà xuất bản Berlin
1984 có thể biểu diễn sản phẩm du lịch bằng sơ đồ sau:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ văn hóa du lịch
Sản phẩm du lịch được cấu thành từ 7 yếu tố
Di sản thiên nhiên: Sông suối, biển, hồ, núi, thác.
Di sản nhân văn: Lăng tẩm, chùa chiền, đền thờ, miếu mạo.
Di sản mang tính chất xã hội: Thái độ của người dân tại quốc gia du lịch hoặc
thái độ của nhân viên khi tiếp xúc với khách.
4
Các yếu tố hành chính: Thủ tục xuất nhập cảnh, xuất khẩu hàng hóa.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch: Nhà hàng, khách sạn, các
cơ sở vui chơi giải trí.
Tình hình kinh tế, tài chính của quốc gia.
Các dịch vụ công cộng.
1.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách. Mặc
dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, đi lạiTuy
nhiên mục đích chính là thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt. Do đó nhu cầu du lịch chỉ
được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi và có thu nhập cao. Người ta sẽ đi du
lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ bị cắt giảm nếu nhu cầu du lịch thu
nhập giảm xuống. Sản phẩm du lịch có đầy đủ 4 đặc điểm của dịch vụ đó là:
Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không có hình thái cụ
thể). Thực ra nó là một trải nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong
cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa. Tuy nhiên sản phẩm du lịch không cụ thể nên
rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cách trang trí phòng
đón tiếp). Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khó khăn hơn
kinh doanh hàng hóa.
Tính không đồng nhất: Do sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách
hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn, cho việc
chọn sản phẩm, do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng.
Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó khách hàng phải tự
tìm đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.
Tính mau hỏng và không lưu trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ
như dịch vụ vận chuyển, dịch vu lưu trú, dịch vụ ăn uốngDo đó về cơ bản sản phẳm
du lịch không thể tồn kho, dự trữ và rất dễ bị hư hỏng.
Ngoài ra sản phẩ du lịch còn có một số đặc điểm khác:
Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.
Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
5
1.1.3. Thị trường du lịch
1.1.3.1. Khái niệm
Thị trường du lịch được coi là một bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị
trường hàng hóa. Nó bao gồm các mối quan hệ, có chế kinh tế có liên quan đến địa
điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
và du lịch. Hay có thể nói "Thị trường du lịch là tất cả những khách hàng có nhu cầu
du lịch cần được thanh toán và có khả năng thanh toán nhu cầu đó".
1.1.3.2. Đặc điểm của thị trường du lịch
Thị trường du lịch có đầy đủ các đặc điểm thị trường ở các khu vực khác. Ngoài
ra nó còn có những đặc điểm riêng làm cho thị trường du lịch có độc lập tương đối so
với thị trường hàng hóa đó là:
Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung.
Việc mua bán sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện tại địa điểm du lịch, tại nơi
sản xuất hàng hóa du lịch.
Trên thị trường du lịch, chủ yếu cung cấp các dịch vụ hàng hóa vật chất cũng
được mua bán trên thị trường nhưng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Đặc điểm này có được là
do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ.
Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là quan hệ mua bán gián tiếp. Người
mua không thể thấy trước hàng hóa muốn mua, người bán không thể đem hàng hóa để
chào mời.
Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch rất đa dạng và đặc biệt.
Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài kể từ khi khách mua
sản phẩm ở điểm du lịch đến khi khách trở về nơi cư trú của mình.
Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt.
1.2. Một số vấn đề về du lịch cộng đồng (DLCĐ)
1.2.1. Khái niệm DLCĐ
DLCĐ là một bộ phận của du lịch bền vững, hoạt động của nó hướng vào việc
giảm nghèo thông qua việc tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa
phương, thực hiện công bằng trong phân chia lợi ích từ du lịch, đồng thời góp phần
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các bản sắc văn hóa bản địa. Bởi vậy, DLCĐ được
định nghĩa như là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan nhằm mang lại lợi
ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang
đến cho khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của địa phương có dự án.
6
Năm 2003 tại một Hội thảo Du lịch cộng đồng tại Hà Nội đã đưa ra một khái
niệm về du lịch cộng đồng bao gồm các yếu tố sau:
Tính bền vững: DLCĐ phải mang tính bền vững cả về khía cạnh văn hóa lẫn
môi trường, điều đó có nghĩa là các nguồn lực mà nó huy động và xây dựng trên đó
được bảo tồn để các thế hệ sau sẽ vẫn sử dụng được. Điều này không có nghĩa rằng du
lịch cộng đồng phải phản đối sự thay đổi, trái lại, cần phải quan tâm tới cả lợi ích ngắn
hạn và kết quả của những thay đổi mà DLCĐ mang lại. Do vậy tính bền vững không
chỉ là một việc làm thực tế như thu gom rác thải mà còn là thái độ tích cực và nhận
thức rõ ràng về giá trị văn hóa và thiên nhiên của địa phương.
Dựa vào cộng đồng: có 4 yếu tố then chốt là:
+ Giao quyền: có nghĩa là cộng đồng địa phương nên tham gia và tốt hơn hết là
nên đảm bảo trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các hoạt động du lịch.
+ Quyền sở hữu: chú trọng tới nhận thức và thái độ của cộng đồng về tài nguyên
văn hóa và thiên nhiên của địa phương, cộng đồng nên nhìn nhận mình như là "người
trông coi di sản".
+ Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên: nhằm vào nhiều khía cạnh của tính bền vững
(kinh tế, môi trường, xã hội).
+ Duy trì thu nhập: liên quan đến hai yếu tố, thứ nhất là việc chia sẻ lợi nhuận từ
hoạt động du lịch nên dựa trên sự đóng góp của cộng đồng đối với ngành du lịch, thứ hai
là ngay trong cộng đồng nên có sự phân chia công bằng (không có hành vi độc quyền).
+ Hợp tác chiến lược: Để dẫn tới thành công du lịch cộng đồng đòi hỏi sự hợp
tác và phối hợp rất lớn giữa các đối tác chiến lược.
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của DLCĐ
Các đối tác tham gia: cơ quan quản lý du lịch, chính quyền địa phương, các cơ
quan bảo tồn, các công ty du lịch, các hãng lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, cộng
đồng địa phương, khách du lịch.
Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi
và điều hành dự án.
Cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của
địa phương. Các thành viên của cộng đồng được chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch.
Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách hẹp về đối tượng và ít về số lượng.
Các sản phẩm mang bản sắc địa phương.
7
DLCĐ cần mang tính bến vững cả về khía cạnh văn hóa lẫn môi trường, có nghĩa
là nguồn lực mà nó huy động và xây dựng trên đó được bảo tồn để các thế hệ sau sẽ vẫn
sử dụng được. Tính bền vững không chỉ là vấn đề thu gom rác thải mà còn là thái độ
tích cực và nhận thức rõ ràng về giá trị văn hóa và thiên nhiên của địa phương.
1.2.3. Mục tiêu của DLCĐ
Tăng năng lực cho cộng đồng dân cư:
Trong việc đưa ra các quyết định;
Quản lý tổ chức điều hành kinh doanh du lịch để nâng cao thu nhập, nâng cao
chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương
Tăng thu nhập
Phát triển hạ tầng
Nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn
Thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh lạc hậu, phát triển kinh tế hàng hoá.
Tăng trách nhiệm bảo tồn thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch có
trách nhiệm và có hoạt động đóng góp vào bảo tồn bảo vệ môi trường.
1.2.4. Các nguyên tắc và đặc điểm của các bên có liên quan trong DLCĐ
Việc đưa khái niệm du lịch cộng đồng đòi hỏi phải xác định được các lợi ích và
trách nhiệm của nhiều cơ quan khác nhau trong ngành du lịch. Thông qua các hoạt
động theo nhóm nhỏ và các buổi hội thảo toàn thể về các điểm mạnh yếu và nó được
thể hiện như sau:
Đối vối khu vực tư nhân: khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong ngành
du lịch vì nó có thể lựa chọn các điểm phù hợp cho việc phát triển du lịch, đồng thời
có thể tham gia vào quá trình quy hoạch du lịch. Do khu vực tư nhân có xu hướng tiếp
cận tốt hơn với kiến thức và nguồn lực, họ có thể hỗ trợ người dân địa phương tiếp thị
các sản phảm của mình và tổ chức các khóa tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế tại
các địa điểm du lịch cộng đồng khác.
Đối với cộng đồng địa phương: cộng đồng địa phương có trách nhiệm phát triển
các hoạt động mới và tái đầu tư thu nhập từ du lịch, để làm được điều này đòi hỏi phải
có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành để đào tạo cho họ những kỹ năng và nguồn lực
cần thiết để họ có thể mời các nhà tư vấn, các tổ chức chính phủ để thảo luận về kế
hoạch phát triển du lịch cộng đồng và các quan hệ hợp tác trong tương lai.
8
Đối với chính phủ: chính quyền địa phương và các ban ngành khác đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển các chính sách và các hoạt động du lịch, đó thường là
các cơ quan tư vấn và cung cấp thông tin về các tiến trình mới cho các đơn vị liên
quan, hỗ trợ xây dựng các quy định về du lịch cộng đồng và thúc đẩy phát triển du lịch
cộng đồng trong và ngời nước.
1.3. Một số vấn đề về kinh doanh du lịch
1.3.1. Khái niệm kinh doanh du lịch
Cùng với sự phát triển nhu cầu du lịch trong xã hội thì ngành kinh doanh du
lịch dịch vụ cùng xuất hiện để đáp ứng kịp thời nhu cầu du lịch ngày càng cao của con
người. Khoản 7 điều 10 pháp lệnh du lịch Việt Nam ghi rõ:"Kinh doanh du lịch là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc
thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi".
Như vậy, kinh doanh du lịch là ngành kinh doanh các dịch vụ, cung cấp các sản
phẩm du lịch cho khách và đồng thời như mọi ngành khác mục tiêu hàng đầu của kinh
doanh du lịch vẫn là lợi nhuận.
1.3.2. Các loại hình kinh doanh du lịch
Điều 25 pháp lệnh Việt Nam đã nêu rõ các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có
1.3.2.1. Kinh doanh du lịch nội địa và lữ hành quốc tế
Do nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp, những dịch vụ cung cấp là tập trung,
phân bố không đồng đều, để tạo điều kiện thuận lợi chu du khách, các công ty lữ hành
ra đời với chức năng kết nối các sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ thành sản phẩm hoàn chỉnh
thông qua mạng lưới đại lý du lịch hoặc bán trực tiếp cho khách.
Theo quyết định 60 QĐ/ DL ngày 29 tháng 4 năm 1995 của tổng cục du lịch
Việt Nam.
"Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình
trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách nước ngoài
đến Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. Thực hiện
các chương trình đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội
địa".
"Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, tổ chức và thực
hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ và chương
trình du lịch".
9
1.3.2.2. Kinh doanh du lịch lưu trú
Lưu trú là nhu cầu cơ bản, thiết yếu của khách du lịch trong mỗi chuyến đi. Lưu
trú (ăn, nghỉ ngơi) dù không phải là mục đích chuyến đi nhưng khi đến một điểm du
lịch, khách du lịch đều tìm đến các cơ sở lưu trú trước tiên. Do đó, kinh doanh dịch vụ
lưu trú là một bộ phận khôg thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Tham gia hoạt động
kinh doanh lưu trú là các khách sạn, hotel, villa, làng du lịch, khu cắm trại
1.3.2.3. Kinh doanh vận chuyển
Ở một khía cạnh nào đó thì nhu cầu du lịch là nhu cầu đi lại, do đó phương tiện
vận chuyển là không thể thiếu. Dịch vụ vận chuyển nhằm để đưa khách từ nơi cư trú
đến điểm du lịch, hoặc từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Các phương tiện
vận chuyển này là: máy bay, ôto, tàu hỏa
1.3.2.4. Kinh doanh ăn uống
Cũng giống như lưu trú, ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu đối với khách
du lịch. Ở mức độ cao hơn "ăn uống" có thể trở thành một loại hình văn hóa "văn hóa
ẩm thực của một địa phương, một đất nước sẽ giúp khách du lịch hiểu biết và có cái
nhìn sâu rộng hơn về văn hóa nơi đó". Tham gia loại hình kinh doanh này có: Nhà
hàng, quán ăn, khu ẩm thực, phố ẩm thực
1.3.2.5. Kinh doanh dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ đã nêu trên thì các doanh nghiệp du lịch còn kinh doanh
thêm một số các dịch vụ khác có liên quan: kinh doanh các dịch vụ giải trí, bán hàng
lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ
1.3.3. Ý nghĩa của việc kinh doanh du lịch
1.3.3.1. Mặt tích cực
Về mặt kinh tế
Góp phần tăng tổng thu nhập GDP của cả nước.
Giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Thông qua hoạt động xuất khẩu tại chỗ để tăng nguồn thu ngoại tệ.
Tăng thu cho nguồn thuế quốc gia.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.
Phân bố đồng đều thu nhập giữa các địa phương, các vùng trong cả nước.
10
Về mặt xã hội - chính trị
Du lịch thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cho du khách.
Tạo điều kiện cho con người tìm hiểu, học hỏi, khám phá các giá trị vật chất,
tinh thần, nhờ đó họ mở mang được vốn kiến thức về tự nhiên và xã hội.
Phát triển du lịch nội địa bằng các chương trình tham quan danh lam thắng
cảnhcó tác dụng bồi dưỡng lòng tự hào trân trọng đối với truyền thống dân tộc cho
nhân dân, đặc biệt là với thế hệ trẻ.
Mở mang hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội.
Các ngành nghề truyền thống được khôi phục và duy trì.
Cũng cố, mở rộng các mối quan hệ, giao lưu quốc tế giữa các nước trên nhiều
phương diện, tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau, cũng cố niềm hòa
bình thế giới.
1.3.3.2. Mặt tiêu cực
Trở ngại về mặt kinh tế
Du lịch tạo ra sự mất cân đối, mất ổn định của việc sử dụng lao động, nguyên
nhân là do tính mùa vụ trong du lịch tạo nên.
Ngành du lịch có độ rủi ro cao. Bất cứ một biến động nào về chính trị, kinh tế
- xã hội cũng đều ảnh hưởng đến ngành kinh tế này.
Trở ngại về mặt xã hội
Đối với môi trường xã hội: Sự gia nhập của khách du lịch với nền văn hóa và lối
sống xa lạ thường gây tác động xấu đến nền văn hóa, xã hội ở nước nhận khách. Sự băng
hoại về mặt thuần phong mỹ tục, sự gia tăng của tệ nạn xã hội là những điều khó tránh khỏi.
Trở ngại về môi trường
Môi trường tự nhiên chịu tác động xấu từ phía khách du lịch và các tổ chức
kinh doanh du lịch. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật làm biến
dạng cảnh quan môi trường.
Mật độ khách tăng sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường nếu khách không
có ý thức bảo vệ môi trường.
1.4. Khách du lịch
1.4.1. Khái niệm
Năm 1963 hội ngị Liên Hiệp quốc tế tổ chức tại Rome (Ý) thảo luận về du lịch
đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau:
“Khách du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại một nước khác
trong một thời gian ít nhất 24 tiếng đồng hồ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên”
11
Theo luật du lịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01
tháng 01 năm 2006 thì định nghĩa về khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa được trích dẫn ở điều 34 trang 33 như sau:
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước
ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch”.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
1.4.2. Phân loại khách du lịch
1.4.2.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
Khách du lịch trong nước: Công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình với mục đích tham quan
du lịch trên lãnh thổ Việt Nam hoặc kết hợp tham quan du lịch, sử dụng dịch vụ của tổ
chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
Khách du lịch quốc tế: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến Việt Nam và công dân
Việt Nam,người nước ngoài cư trú ở Việt Nam ra nước ngoài với mục đích khác nhau,
trừ mục đích hành nghề để kiếm thêm thu nhập tại nơi đến thăm.
1.4.2.2. Phân loại theo cách tổ chức chuyến đi
Khách du lịch theo đoàn: Các thành viên tham dự đi theo đoàn thường xuyên
có sự chuẩn bị chương trình từ trước. Có hai loại du lịch theo đoàn là:
+ Khách du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch (mua chương trình).
+ Khách du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch (tự tổ chức).
Khách du lịch đi lẻ: là những người đi du lịch (một mình hoặc có thể đi với gia
đình, qua các tổ chức du lịch để mua chương trình của họ và có thể đi một cách tự do).
1.4.2.3. Phân loại theo độ tuổi
Có thể chia khách du lịch thành ba độ tuổi chính là:
Lứa tuổi thanh niên: 30 tuổi
Lứa tuổi từ 30-60 tuổi
Khách du lịch lớn tuổi trên 60 tuổi
Tiêu chuẩn phân loại này giúp cho nhà kinh doanh có thể đáp ứng nhu cầu của
khách dựa trên đặc điểm lứa tuổi.
12
1.4.2.4. Phân loại theo khả năng chi trả
Khách có khả năng chi trả cao: Loại khách này có đặc điểm là thích dùng dịch
vụ cao cấp, giá cả không phải là vấn đề quan trọng đối với họ, họ chỉ quan tâm đến
chất lượng dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ phục vụ. Mục đích của họ là sự hài lòng, khẳng
định địa vị. Những đối tượng thuộc loại này thường là khách quốc tế có khả năng chi
trả cao thuộc các nước phát triển, khách nội địa đi du lịch kết hợp với công vụ.
Khách có khả năng chi trả thấp: Là những khách du lịch thuộc tầng lớp trung lưu,
họ đi du lịch chủ yếu là với động cơ thăm viếng người thân, bạn bè. Phần lớn khách loại này
là khách du lịch nội địa và một số Tây balo (pack packer). Trong khi đi du lịch loại khách
này chỉ sử dụng các dịch vụ chính phục vụ chuyến đi như lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Tùy theo chất lượng sản phẩm và thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có thể
chọn đối tượng phục vụ của mình là loại khách nào.
1.4.2.5. Phân loại theo thời gian lưu trú
Khách du lịch ngắn ngày: Loại khách này thường đi vào thời gian cuối tuần,
độ dài của chuyến đi chỉ là 1 đến 2 ngày trong phạm vi gần.
Khách du lịch dài ngày: Loại khách này có thời gian của chuyến đi từ một
tuần đến 10 ngày, thường rơi vào thời gian các kỳ nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ
1.4.2.6. Phân loại theo động cơ của khách du lịch
Khách du lịch văn hóa
Khách du lịch lịch sử
Khách du lịch sinh thái
Khách du lịch giải trí, nghỉ ngơi
Khách công vụ
Khách du lịch thăm thân
Khách du lịch quá cảnh
1.4.3. Vai trò của khách du lịch trong kinh doanh du lịch
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, vai trò của khách hàng là rất quan trọng quyết định
sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được
coi là thượng đế đó là phương châm của các nhà kinh doanh hiện nay và mục tiêu của
sản xuất là tối đa hóa việc thỏa mãn nhu cầu của khách nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu
"lợi nhuận".
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghiencuudacdiemnguonkhachdulichcongdongcuacongtycophandaotaovadichvuhuetourist_3784.pdf