Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du l ịch b ền vững, nó bao gồm du
lịch sin hthái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môt trư ờng và văn hóa, du
lịch từthiện.
- “Du lịch bền vững là loại hình du l ịch gi ảm thiểu thiệt hại v ềmôi trường, duy trì
tài nguyên đa d ạng, khảnăng tái sinh theo thời gian đồng thời tìm cách gi ảm thiểu các tác
động tiêu cực không thể tránh kh ỏi c ủa du lị ch đị a phương, khu vực và toàn cầu” [37].
- Theo WTO: “Du lịch bền vững đòi hỏi ph ải quản lý tất cảcác dạng tài nguyên
theo cách nào đó đ ểchúng ta có thểmang lại các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ
trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh
học và các hệđảm bảo sựsống”. Hay nói cách khác: “phát triển du lịch bền vững như
là một quy trình nghĩa là nó có thểđáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và cộng
đồng địa phương trong khi đó vẫn bảo đảm khảnăng đáp ứng nhu cầu cho các thếhệ
tương lai"[26].
18 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3440 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt khóa luận Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững ở rừng ngập mặn Rú Chá thuộc xã Hải Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 3
6. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................. 5
1.1.1. Du lịch sinh thái................................................................................................ 5
1.1.1.1. Khái niệm: ..................................................................................................... 5
1.1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái ................................................................ 6
1.1.1.3. Mục tiêu của du lịch sinh thái:........................................................................ 7
1.1.1.4. Nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái.......................................................... 8
1.1.2. Du lịch bền vững............................................................................................ 10
1.1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững: ........................................................................ 10
1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch bền vững .................................................................... 10
1.1.2.3. Mục tiêu của du lịch bền vững ..................................................................... 11
1.1.2.4. Nguyên tắc của du lịch bền vững.................................................................. 11
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của DLST bền vững .................................................... 12
1.1.5. Rừng ngập mặn............................................................................................... 14
1.1.5.1. Khái niệm: ................................................................................................... 14
1.1.5.2. Chức năng của rừng ngập mặn ..................................................................... 15
1.1.6. Du lịch sinh thái khu rừng ngập mặn (mangrove ecotourism)......................... 16
1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái bền vững ................................ 20
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở RÚ CHÁ
2.1. Khái quát về du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế.............................................. 23
2.1.1. Giới thiệu về tài nguyên DLST ở Thừa Thiên Huế .......................................... 23
2.1.2. Thực trạng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế........................ 24
2.1.2.1. Số lượng khách du lịch sinh thái................................................................... 24
2.1.2.2. Cơ cấu khách................................................................................................ 26
2.1.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch ..................................... 26
2.1.2.4. Lao động trong loại hình DLST.................................................................... 27
2.1.2.5. Cơ cấu tổ chức loại hình DLST .................................................................... 28
2.2. Khái quát về du lịch sinh thái ở đầm phá Tam Giang ......................................... 28
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái ở vùng ĐPTG - TT Huế ..................................... 28
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.......................................................................... 28
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn......................................................................... 29
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở ĐPTG – TT Huế ................................. 30
2.3. Rừng ngập mặn Rú Chá ..................................................................................... 31
2.3.1. Khái quát rừng ngập mặn Rú Chá ................................................................... 31
2.3.2. Phạm vi, quy mô của rừng ngập mặn Rú Chá.................................................. 32
2.3.3. Tầm quan trọng của RNM Rú Chá .................................................................. 33
2.3.4. Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến rừng ngập mặn Rú Chá ................ 34
2.3.4.1. Các đối tượng sử dụng Rú Chá..................................................................... 34
2.3.4.2. Những nguy cơ hiện có và tiềm ẩn đối với Rú Chá:...................................... 34
2.3.4.3. Sơ đồ quản lý RNM Rú Chá......................................................................... 36
2.3.5. Phân tích mô hình SWOT phát triển du lịch sinh thái ở Rú Chá ...................... 37
2.3.6. Một số dự án đã và đang được thực hiên ở Rú Chá.......................................... 44
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI BỀN VỮNG Ở RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ .............................................. 48
3.1. Mục tiêu phát triển du lịch sinh thái ở Tam Giang – Cầu Hai ............................. 48
3.1.1. Cơ sở xác định mục tiêu phát triển .................................................................. 48
3.1.2. Quan điểm về phát triển du lịch bền vững ....................................................... 48
3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch .............................................................................. 49
3.2. Các chiến lược, chính sách phát triển ................................................................. 50
3.2.1. Chiến lược phát triển du lịch ........................................................................... 50
3.2.2. Quy hoạch và định hướng quy hoạch phát triển du lịch ở Rú Chá ................... 52
3.3. Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Rú Chá............ 53
3.3.1. Mục tiêu.......................................................................................................... 53
3.3.2. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái ............................................................. 53
3.3.3. Giải pháp thực hiện ......................................................................................... 53
3.3.3.1. Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt........................................................................ 54
3.3.3.2. Khu vực sử dụng hạn chế ............................................................................. 54
3.3.3.3. Tiến hành các hoạt động bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái.............................. 54
3.3.3.4. Vấn đề quản lý của các tổ chức có liên quan đối với hoạt động DLST.......... 55
3.3.3.5. Vấn đề tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái ............................................. 55
3.3.3.6. Phát triển các loại hình DLST thân thiện môi trường, mang tính bền vững... 57
3.3.3.7. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng bá......................................................... 57
3.3.3.8. Đào tạo nguồn nhân lực................................................................................ 57
3.3.3.9. Vấn đề về phát triển hạ tầng ......................................................................... 58
3.3.4.Thiết kế chương trình du lịch sinh thái ở Rú Chá ............................................. 59
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 62
PHỤ LỤC................................................................................................................. 66
DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái
DLBV: Du lịch bền vững
ĐPTG: Đầm phá Tam Giang
IUCN: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế
( International Union for Conservation of Nature)
KT-XH: Kinh tế xã hội
RNM: Rừng ngập mặn
TG-CH: Tam Giang – Cầu Hai
WTO: Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization )
WWF: Qũy bảo tồn động vật hoang dã (World Wildlife Fund)
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1: Chu trình phát triển sản phẩm DLST bền vững ở Monteverde, Costa-Rica ...10
Hình 2. Mô hình phát triển DLST bền vững...............................................................13
Hình 3: Mô hình quản lý DLST RNM Mantang, Malaysia........................................19
Bảng 1: Số lượt khách du lịch sinh thái đến Thừa Thiên Huế Giai đoạn 2001 - 2004 .24
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch TT-Huế.............................25
Bảng 3: Số lượt khách du lịch sinh thái đên TT-Huế..................................................25
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài là quá trình nghiên cứu các yếu tố, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
ở rừng ngập mặn Rú Chá. Mục đích của đề tài là phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến việc phát triển du lịch sinh thái ở khu vực này. Thông qua việc phân tích mô hình
SWOT để biết được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức từ đó
có những hướng đi đúng đắn, những bước phát triển bền vững. Để thực hiện được
những mục tiêu này, đề tài đã nghiên cứu các nội dung sau:
Khảo sát môi trường và phạm vi Rú Chá: Nhận biết và đánh giá được hiện trạng
cũng như những nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn đối với khu rừng này. Từ đó đưa ra
những biện pháp hữu hiệu trong việc bảo tồn và sử dụng với mục đích phát triển du
lịch.
Khảo sát tình hình và mức độ hoạt động của các công ty lữ hành, du lịch đến
đây. Kết quả cho thấy, chỉ có một số ít công ty lữ hành đưa Rú Chá vào điểm tham
quan chính thức trong chuyến du lịch.Còn lại đa phần các chuyến tham quan đến đây
mang tính tự phát, đơn lẻ.
Quá trình khảo sát về hạ tầng cơ sở vật chất và chất lượng nguồn lực du lịch
cho thấy, mặc dù, hệ thống giao thông đi lại đã thuận tiện hơn nhiều so với trước đây,
tuy nhiên để có thể phát triển mạnh về du lịch sinh thái ở đây thì cần phải nâng cấp,
xây dựng mới hệ thống những lối mòn dẫn vào bên trong khu rừng cũng như những
phương tiện vẩn chuyển như ghe, thuyền.
Đề tài cũng đã đưa ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế có thể có
trong quá trình tiến hành phát triển du lịch sinh thái ở đây. Việc nhận thức được những
yếu tố tiêu cực đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ nó sẽ đưa ra cái nhìn thực và rất cần
thiết để từ đó công tác xây dựng và phát triển du lịch ở đây sẽ phần nào được hoàn
thiện hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng mà đề tài mong muốn
đạt được.
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế phát triển rất nhanh, hiện nay nó là một trong
những ngành kinh tế hàng đầu của Thế Giới. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã
xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung kinh tế sâu
sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với mục tiêu phát triển du lịch thực
sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [2], [11].
Hòa mình trong xu hướng chung của thời đại, Việt Nam nói chung và Thừa
Thiên Huế nói riêng cũng đang dần chuyển mình bằng cách đa dạng hóa các loại hình
du lich nhằm làm tăng thêm giá trị và sức hút cho điểm đến. Bên cạnh những điểm đến
truyền thống tạo nên thương hiệu cho vùng đất thần kinh như sông Hương, núi Ngự,
đền đài và lăng tẩm thì Huế cũng là nơi có nơi có nhiều thắng cảnh đẹp và thậm chí
còn đậm nét hoang sơ, nguyên bản. Chính điều này là điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch sinh thái - loại hình du lịch đang được tỉnh chú trọng đầu tư và phát triển. có
thể nói những cái tên như Nam Đông - A Lưới, Phú Mộng – Kim Long không còn
xa lạ đối với nhiều du khách yêu thiên nhiên, muốn hòa mình vào cảnh sắc và cuộc
sống bình dị của người dân địa phương hay đơn giản nhất là muốn tận hưởng cái
không khí trong lành, mát mẻ của mỗi vùng quê. Thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho
Thừa Thiên Huế vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn nhất Đông Nam Á trải dài qua ba
huyện là Quảng Điền, Phong Điền và Hương Trà với nguồn thủy sinh dồi dào, mang
giá trị sinh học cao cũng như nhiều tiềm năng để phát triển du lịch [38]. Trong đó phải
kể đến rừng ngập mặn Rú Chá ở xã Hương Phong, huyện Hương Trà.
Rú Chá là khu rừng ngập mặn lớn nhất hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế [1].
Ngoài giá trị văn hóa lịch sử mà nó mang trong mình trong suốt hàng chục thập kỷ
qua, tồn tại bên cạnh những làng quê ven phá thì nó đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường, điều tiết khí hậu và là “tấm bình phong” che gió, chắn bão cho khu
dân cư. Với thảm thực vật rộng lớn, là nơi ươm ấu trùng thủy sản, và là sân chim của
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 2
vùng cửa sông Hương – Thuận An. Rừng ngập mặn Rú Chá là khu rừng còn mang tính
nguyên sơ cao, phong cảnh và môi trường thiên nhiên của Rú Chá chính là điểm hấp
dẫn nhất, có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch. Chính vì vậy hiện nay
đã có không ít các công ty, đại ký lữ hành thực hiện các tour du lịch sinh thái lấy Rú
Chá làm điểm nhấn, là trung tâm của chuyến đi. Tuy nhiên việc phát triển du lịch
mang tính tự phát, chưa được quy hoạch một cách tổng thể cũng như bảo vệ môi
trường chưa thật sự quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch thân thiện
với môi trường chưa phát triển, dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao v.vsẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái của vùng đầm phá nói chung và của Rú Chá nói
riêng. Chính điều này sẽ tạo ra xung đột giữa việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ
môi trường.
Xuất phát từ những thực tế trên, việc nghiên cứu phát triển du lịch đặc biệt là
phát triển du lịch bền vững ở rừng ngập mặn Rú Chá là điều cần thiết và cấp bách để
từ đó có thể thực hiện tốt cả hai mục tiêu là vừa phát triển kinh tế nhưng phải bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là lý do để chúng tôi tiến hành đề tài
khóa luận: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững ở rừng ngập
mặn Rú Chá thuộc xã Hải Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.”
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú
trọng du lịch sinh thái ở đầm phá Tam Giang.
- Đánh giá được hiện trạng của thực vật ngập mặn ở rừng Rú Chá.
- Đánh giá được tác động của các yếu tố kinh tế đến khu RNM Rú Chá.
- Đánh giá tình hình khai thác du lịch ở Rú Chá.
- Đề xuất các giả pháp cho việc phát triển du lịch một cách bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: rừng ngập mặn Rú Chá và hoạt động phát triển loại hình
du lịch sinh thái ở Rú Chá.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Rú Chá thuộc xã
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 3
Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Thời gian: 2000 đến nay.
+ Không gian: xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng: đặt việc phát triển du lịch sinh thái một cách
bền vững tại Rú Chá trong mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực hoạt động khác.
- Phương pháp tham chiếu, đối chứng: tham khảo ý kiến của các chuyên gia
trong việc phát triển du lịch bền vững, nhất là trong công tác quy hoạch, phát triển du
lịch sinh thái – cộng đồng.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp tất cả những hoạt động liên quan đến du lịch
để xây dựngvà phát triển du lịch bền vững.
5. Ý nghĩa của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt phát
triển du lịch bền vững ở Rú Chá.
Tổng kết các bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của một số
nước trên thế giới. Trên cơ sở đó đề ra những giải phát triển bền vững cho Rú Chá.
Phân tích tiềm năng du lịch để xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững.
Phân tích, đánh giá thực trạng ở Rú Chá từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp,
khả thi để phát triển du lịch một cách bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho địa
phương, cho tỉnh nhà.
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan
Nội dung:
Một số khái niệm về du lịch bền vững, du lịch sinh thái, rừng ngập mặn,
Du lịch sinh thái rừng ngập mặn
Chương 2: Phát triển du lịch sinh thái ở Rú Chá.
Nội dung:
Giới thiệu khái quát DLST ở Thừa Thiên Huế
Giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 4
huyện Hương Trà, rừng Rú Chá.
Đánh giá tiềm năng và lợi thế khi khai thác du lịch ở Rú Chá.
Đánh giá hiện trạng, sự ảnh hưởng của các ngành kinh tế và đời sống của cư
dân đến khu rừng.
Đánh giá thực trạng khai thác du lịch ở Rú Chá.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển du lịch sinh thái
một cách bền vững ở rừng ngập mặn Rú Chá
Nội dung:
Chủ trương phát triển của tỉnh.
Các quy hoạch và định hướng quy hoạch phát triển du lịch ở Rú Chá.
Mục tiêu phát triển.
Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch một cách bền vững ở Rú Chá.
PHẦN II: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết luận & kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Du lịch sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm:
Du lịch sinh thái (ecotourism) lần đầu tiên xuất hiện phổ biến trong các tài liệu
học thuật bằng tiếng Anh vào cuối những năm 1980, không ai có thể dự đoán rằng, hai
mươi năm sau sản phẩm này lại chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một trong
những chủ đề được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực du lịch [25]. DLST
là một khái niệm rộng lớn, được hiểu khác nhau từ những cách nhìn khác nhau của
những cá nhân, tổ chức nghiên cứu khác nhau.
Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain đưa ra năm
1987: “DLST là du lịch dến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục
đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức tôn trọng và thưởng ngoạn phong
cảnh và giới động vật cũng như nhũng biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được
khám phá trong khu vực này” [41].
Theo Boo (1991): "DLST là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh
thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng
thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" [19].
Buckley (1994) đã tổng quát như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được
quản lí bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST” [21].
Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung phát triển cộng đồng.
Theo Wood (1999): “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với
mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự
toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc
bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” [23].
Gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của DLST là tập trung vào mức
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 6
độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. (Sheppard, Hartwick, & Warshaw),
1988 Quan điểm thụ động cho rằng DLST là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi
trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá
và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào
quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân
dân địa phương. Do đó hiệp hội DLST quốc tế đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và
đầy đủ ý nghĩa nhất:
"Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo
tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương" [24].
Ở Việt Nam, định nghĩa về DLST được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam là:
“DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương
với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triển bền vững”. [2]. Định nghĩa này đã
nêu lên khái quát về đặc tính và mục tiêu của DLST.
Như vậy, từ định nghĩa ban đầu được đưa ra từ năm 1987 cho đến nay, nội dung về
DLST đã có sự thay đổi. Từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là loại hình du lịch ít tác
động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn. Theo đó, DLST là loại hình du
lịch có trách nhiệm với môi trường, thể hiện ở tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên, có
đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
1.1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của
DLST [31] như sau:
Một là: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, du khách tìm
đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, rừng nguyên sinh, hoặc các tài
nguyên thiên nhiên khác chưa bị tàn phá để tìm hiểu, sống hoà mình với thiên nhiên.
Hai là: Các cơ quan cung ứng các dịch vụ du lịch, các cơ quan bảo tồn, các
hãng lữ hành, các công ty du lịch, các đơn vị tổ chức... và du khách tham gia vào
DLST có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái,
giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hoá.
Ba là: Các chương trình hoạt động chủ yếu do hướng dẫn viên địa phương thực
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 7
hiện.
Bốn là: Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động
du lịch sinh thái bao gồm các trung tâm thông tin, đường mòn tự nhiên, cơ sở lưu trú,
ăn uống sinh thái, sách báo và các tài liệu khác.
Năm là: Các hướng dẫn viên đóng vai trò là người trung gian giữa thiên nhiên,
cộng đồng của vùng và các du khách từ bên ngoài; chịu trách nhiệm giới thiệu về đặc
điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá của khu vực, đồng thời giám sát các
hoạt động của du khách.
Sáu là: Thông qua hoạt động DLST du khách có được nhận thức, hiểu biết về
tự nhiên đồng thời; được giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn
thiên nhiên, nâng cao ý thức tôn trọng nền văn hoá bản địa.
Bảy là: Hoạt động DLST đem lại lợi ích về kinh tế -xã hội cho cộng đồng, tạo
thêm việc làm cho người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Như vậy, khi xem xét hoạt động du lịch ở một khu vực cần phải dựa vào 7 đặc
trưng nêu trên để có nhận định đúng về việc hoạt động du lịch ở đó là DLST hay là du lịch
tự nhiên. Với quan điểm nêu trên, phát triển DLST bền vững cần bảo đảm kết hợp hài hoà
lợi ích của 4 bộ phận quan trọng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, đó là:
* Khách du lịch sinh thái
* Các nhà điều hành du lịch sinh thái
* Các nhà quản lý khu du lịch
* Cộng đồng dân cư địa phương
1.1.1.3. Mục tiêu của du lịch sinh thái:
Mối quan tâm đặc biệt của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế
(UNEP) về DLST là tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động du lịch với việc bảo
tồn, tính bền vững và đa dạng sinh học. Như một công cụ phát triển, du lịch sinh thái
có thể thực hiện ba mục tiêu cơ bản theo công ước về đa dạng sinh học là:
- Bảo tồn tài nguyên nhân văn và đa dạng sinh học bằng cách tăng cường hoạt
động quản lý tại các khu bảo tồn cũng như làm tăng thêm giá trị của hệ sinh thái.
- Thúc đẩy sử dụng bền vững nguồn đa dạng sinh học từ đó tạo ra thu nhập, công
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 8
ăn việc làm và cơ hội kinh doanh du lịch sinh thái và liên quan đến mạng lưới kinh
doanh, và tài nguyên du lịch.
- Chia sẻ những lợi ích của phát triển du lịch sinh thái một cách công bằng với
các cộng đồng địa phương và người dân bản địa, tạo được sự đồng thuận và tham gia
đầy đủ trong quy hoạch và quản lý của các doanh nghiệp DLST.
1.1.1.4. Nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Khi tiếp cận DLST với hướng nghiên cứu như trên, cần thiết phải hình thành
nên một hệ thống những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bao gồm các nội dung
chủ yếu sau [14]:
- Nguyên tắc thứ 1: Giáo dục nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường
tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn.
- Nguyên tắc thứ 2: Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ
sinh thái tự nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá của vùng, quốc gia....
- Nguyên tắc thứ 3: Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương.
- Nguyên tắc 4: Du khách được hoà nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân
văn nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hoà nhập.
- Nguyên tắc 5: Lượng du khách luôn được điều hoà mức vừa phải, để đảm
bảo cho không gian, môi trường không bị quá tải.
- Nguyên tắc 6: Phát triển DLST phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực
về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự
nhiên, không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường.
- Nguyên tắc 7: Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài
và thúc đẩy sự công nhận giá trị này.
- Nguyên tắc 8: Khi tổ chức DLST, phải luôn đặt nguyên tắc về môi trường
sinh thái lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là phải làm cho mọi người khách du lịch sinh
thái chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự
hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
- Nguyên tắc 9: Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hoà cho tất cả các bên liên quan.
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 9
- Nguyên tắc 10: DLST phải đem lại cho du khách những kinh nghiệm được
hoà đồng vào tự nhiên làm tăng sự hiểu biết về tự nhiên, tránh xu hướng khai thác quá
mức thiên nhiên để phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh hoặc mục đích tăng cường
thể trạng của cơ thể.
- Nguyên tắc 11: Người hướng dẫn và các thành viên tham gia DLST phải có
sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiểu biết nhận thức cao về môi
trường sinh thái.
- Nguyên tắc 12: Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đơn vị
tham gia vào DLST.
Để làm rõ hơn các nguyên tắc cơ bản của mô hình du lịch sinh thái, chúng tôi
phân tích mô hình chương trình DLST được xây dựng thành công ở Monteverde,
Costa Rica của tác giả Bernardo. Từ mô hình có thể thấy được để tạo ra một chương
trình DLST ở Monteverde, trước hết phải tìm hiểu, đánh giá tình hình để có thể nhận
biết được những vấn đề tồn tại của DLST. Việc xác định được nhu cầu DLST là sở sở
để thiết lập các câu hỏi nghiên cứu. Từ đó lên kế hoach, thiết lập mục tiêu cần đạt
được. Nếu mục tiêu đi đúng hướng, xác định đúng vấn đề thì thiết lập các tiêu chuẩn
để lựa chọn. Nếu mục mục tiêu không phù hợp thì phải thiêt lập lại. Sau khi đã đưa ra
và lựa chọn những tiêu chuẩn thì sẽ thành lập ma trận gồm các yếu tố, quy tắc của
chương trình. Nếu các yếu tố của chương trình phù hợp với mục tiêu, vấn đề cần giải
quyết thì sẽ nghiên cứu các kỹ thuật thân thiện, phù hợp.Nếu không thì quay lại thành
lập các quy tắc sao cho phù hợp. Trên cơ sở những nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật
sẽ thiết kế và tái thiết kế các giai đoạn. Sau đó, đưa ra các hướng dẫn để áp dụng. Đến
lúc này cần xét xem tất cả các yếu tố, đánh giá, chi tiết có phù hợp với chương trình
hay không. Nếu phù hợp thì trình bày cho các cơ quan có chức năng thực hiện, nếu
không phù hợp thì quay lại thiết kế lại các giai đoạn [18].
Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
SVTH: Nguy n Th Quỳnh Trâm - K42QTKDDL 10
Hình 1: Chu trình phát triển sản phẩm DLST bền vững ở Monteverde, Costa-Rica
(Moragrega, 2004)
1.1.2. Du lịch bền vững
1.1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch bền vững, nó bao gồm du
lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môt trường và văn hóa, du
lịch từ thiện.
- “Du lịch bền vững là loại hình du lịch giảm thiểu thiệt hại về môi trường, duy trì
tài nguyên đa dạng, khả năng tái sinh theo thời gian đồng thời tìm cách giảm thiểu các tác
động tiêu cực không thể tránh khỏi của du lịch địa phương, khu vực và toàn cầu” [37].
- Theo WTO: “Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên
theo cách nào đó để chúng ta có thể mang lại các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ
trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh
học và các hệ đảm bảo sự sống”. Hay nói cách khác: “phát triển du lịch bền vững như
là một quy trình nghĩa là nó có thể đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và cộng
đồng địa phương trong khi đó vẫn bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
tương lai" [26].
1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch bền vững
- Chất lượng: DLBV cung cấp những trải nghiệm chất lượng cao cho du khách
PHỤ LỤC
Chỉ tiêu phát triển:
a) Khách du lịch
Bảng 4:
Tăng trưởng bình
quân Chỉ tiêu
Đv
tính
2010 2015 2020
2006 - 2010 2010 - 2020
Tổng số khách L/K
2.470.00
0
4.270.000 6.070.000 19,04% 9,41%
Khách quốc tế L/K 916.000 1.716.000 2.516.000 20,39% 10,63%
Ngày lưu trú
TB
Ngày 2,10 2,50 3,00 1,23% 3,63%
Tổng số ngày
khách
Ngày
1.923.60
0
4.290.000 7.548.000 21,87% 14,65%
Khách nội địa L/K
1.554.00
0
2.554.000 3.554.000 18,28% 8,62%
Ngày lưu trú
TB
Ngày 2,05 2,10 2,30 0,43% 1,16%
Tổng số ngày
khách
Ngày
3.185.70
0
5.363.400 8.174.200 18,79% 9,88%
a) Thu nhập từ du lịch
Bảng 5:
- Mức chi tiêu bình quân
Tăng trưởng bình
quân Chỉ tiêu 2010 2015 2020 2006 -
2010
2011 -
2020
Mức chi tiêu
BQ khách quốc tế
90.00 95.00 105.00 18.92% 1.55%
Mức chi tiêu
BQ khách nội địa
25.00 30.00 35.00 8.56% 3.42%
Đv tính: USD/ngày/khách
Bảng 6:
- Thu nhập xã hội của du lịch:
Tăng trưởng bình
quân
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
2006 - 2010
2010
-
2020
Doanh thu khách quốc tế 173,12 407,55 792,54 44,93%
16,43
%
Doanh thu khách nội địa 79,64 160,90 286,10 28,95%
13,64
%
Tổng doanh thu 252,77 568,45 1.078,64 38,83%
15,62
%
b) Nhu cầu lao động
Bảng 7:
Tăng trưởng bình quân
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
2006 - 2010
2011 -
2020
Lao động trực tiếp 16.732 36.118 59.072 19,81% 13,44%
Lao động gián tiếp 36.809 90.294 147.681 19,81% 14,90%
Tổng số lao động 53.541 126.412 206.753 19,81% 14,47%
(Nguồn: Sở du lịch TT-Huế)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoaluantotnghiepquatrinhnghiencuucacyeuto_tiemnangphattriendulichsinhthai_3858.pdf