Vềmặt lí luận
Góp phần khẳng định thêm vai trò của sản phẩm và dịch vụthông tin –
thưviện thông qua các hoạt động của Thưviện, làm phong phú lí luận vềvấn
đềphát triển các sản phẩm và dịch vụthông tin – thưviện nói chung cũng như
trong hoạt động của Thưviện tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Vềthực tiễn
Đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụthông tin – thưviện. Là tài liệu tham khảo cho các cơquan chuyên
môn, cán bộthưviện cũng nhưnhững ai quan tâm đến vấn đềsản phẩm, dịch
vụthưviện và sựphát triển của hệthống sản phẩm dịch vụthông tin – thư
viện tại Thưviện tỉnh Bắc Giang.
12 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Khóa luận Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
------------
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI
THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S. CHU VÂN KHÁNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ GIANG TRÂM
LỚP : TV 42A
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này là kết quả của những tháng ngày học tập và rèn luyện tại
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Thư viện Thông tin.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa Thư viện Thông tin và các cô chú đang công tác và làm việc tại Thư
viện tỉnh Bắc Giang đã tận tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong quá trình thực tập cũng như tìm kiếm tài liệu phục vụ khóa luận này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sĩ Chu
Vân Khánh, người đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá
trình hoàn thành khóa luận này.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận khó tránh khỏi những
sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô
và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Vũ Giang Trâm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... ..... 01
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG .. 06
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện tỉnh Bắc Giang ............. ... 06
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Bắc Giang ... .... 10
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................... .... 10
1.2.2 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... ... 11
1.3 Đặc điểm nguồn lực thông tin ................................................................. ... .14
1.3.1 Nguồn lực thông tin truyền thống ........................................................ ... 14
1.3.2 Nguồn lực thông tin điện tử ............................................................ ......... 17
1.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Tỉnh Bắc Giang... ..... 18
1.5 Sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện và vai trò đối với Thư viện tỉnh
Bắc Giang ............................................................................................... ..... 23
1.5.1 Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện..................... ........................... 23
1.5.2 Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện đối với Thư viện
tỉnh Bắc Giang ............. ............................................................................ 25
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
– THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY..... ......... .28
2.1 Sản phẩm thông tin – thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang hiện nay ..... .... 28
2.1.1 Hệ thống mục lục truyền thống của thư viện ............................................ 28
2.1.1.1 Mục lục chữ cái ................................................................................ ..... 28
2.1.1.2 Mục lục phân loại ......................................................................... ......... 30
2.1.2 Ấn phẩm thông tin – thư viện .............................................................. .... .31
2.1.2.1 Ấn phẩm lược thuật .......................................................................... .... .31
2.1.2.2 Thư mục chuyên đề .......................................................................... ..... 32
2.1.2.3 Thư mục địa chí .......................................................................... ........... 33
2.1.2.4 Thư mục thông báo sách mới ........................................................ .... 35
2.1.3 Cơ sở dữ liệu ....................................................................................... .. 37
2.2.3.1 Cơ sở dữ liệu sách ................................................................ .............. 37
2.2.3.2 Cơ sở dữ liệu lược thuật ..................................................................... 41
2.2.3.3 Cơ sở dữ liệu địa chí ......................................................................... . 43
2.2 Dịch `vụ thông tin – thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang .............. .. 46
2.2.1 Dịch vụ cung cấp tài liệu tại các phòng đọc ....................................... .. 46
2.2.2 Dịch vụ cung cấp tài liệu tại phòng mượn ............................................ 55
2.2.3 Dịch vụ cung cấp thông tin tại phòng nghe nhìn ................................. . 56
2.3 Nhận xét về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện
tỉnh Bắc Giang ............................................................................................ 58
2.3.1 Điểm mạnh ............................................................................................ 58
2.3.2 Điểm yếu ......................................................................................... ...... 61
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH
BẮC GIANG ........ ........................................................................................ 66
3.1 Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ........ 66
3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin – thư viện ........................... . 66
3.1.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin – thư viện ............................... . 70
3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện .................... 72
3.3 Củng cố và tăng cường nguồn lực thông tin thư viện ............................ .. 75
3.4 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản phẩm và
dịch vụ thông tin – thư viện......................................................................... ... 77
3.5 Áp dụng marketing cho sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ......... 79
KẾT LUẬN ............................................................................ ........81
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................ ...... 83
Phụ lục
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Hơn một thập kỷ qua, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
hoạt động thư viện đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống tinh thần của xã hội, phục vụ có hiệu quả
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Pháp lệnh Thư viện
được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000 đã khẳng định :
“ Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu
thập tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã
hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập,
nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công
nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước”.
Thư viện có một lịch sử hết sức lâu đời, từ khoảng 2500 năm TCN.
Cùng với sự ra đời của các thư viện là các sản phẩm và dịch vụ thư viện. Theo
một chuyên gia, sản phẩm thư viện dưới hình thức các phiếu mục lục đã xuất
hiện vào khoảng 2000 năm TCN. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại, cho tới đầu
thế kỷ thứ III TCN, tại Thư viện Alecxandre đã có bản liệt kê tài liệu (lúc này
vẫn còn là bản chép tay), ngoài ra còn có các yếu tố thư mục, các bản tóm tắt
nhằm giúp người đọc lựa chọn tài liệu thuận lợi hơn. Điều đó giúp chúng ta
khẳng định các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện đã ra đời cùng với
các hình thức thư viện cổ xưa nhất. Ban đầu các các sản phẩm, dịch vụ còn
hết sức giản đơn như phục vụ đọc, mượn tài liệu, hệ thống mục lục.... Dần
2
dần theo thời gian, các sản phẩm và dịch vụ thư viện ngày càng phát triển với
quy mô và chất lượng lớn nhỏ khác nhau.
Hiện nay, trên thế giới nền kinh tế tri thức đã và đang hình thành, cùng
với đó là sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ thông tin và
truyền thông đã đặt thư viện vào một thực tế cần thay đổi. Hoạt động thư viện
cũng đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời các
nhu cầu thông tin và tri thức ngày càng cao của xã hội, biểu hiện trên các
phương diện: nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin, đa dạng hóa hình thức
phục vụ người dùng tin, v.v.., trong đó bao gồm cả việc phát triển hệ thống
các sản phẩm và dịch vụ thông tin một cách phong phú đa dạng, từ hệ thống
mục lục tra cứu trực tuyến cho đến các cơ sở dữ liệu offline hay online của
các thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo...
Nằm trong cùng hệ thống thư viện công cộng trên cả nước trực thuộc
Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện tỉnh Bắc Giang với vị thế là thư viện
khoa học tổng hợp đứng đầu toàn tỉnh, trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, vẫn đang không ngừng tự đổi mới nhằm đáp ứng
kịp thời với sự phát triển mọi mặt của đất nước nói chung và của tỉnh Bắc
Giang nói riêng.
Trước sự đổi mới đó đòi hỏi thư viện phải thực hiện nhiều nhiệm vụ để
tăng cường khả năng phục vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin,
trong đó bao gồm việc hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin –
thư viện của Thư viện tỉnh Bắc Giang.
Bằng những cố gắng và nỗ lực không ngừng, những năm qua thư viện
đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của mình, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch
vụ thư viện phục vụ bạn đọc nhằm phổ biến các nguồn tri thức nhân loại đến
đông đảo tầng lớp nhân dận, góp phần nâng cao dân trí. Tuy nhiên, bên cạnh
3
những thành tích đạt được, hệ thống sản phẩm và dịch vụ của thư viện vẫn tồn
tại một số hạn chế nhất định cần khắc phục. Nhận thấy đây là một vấn đề cần
được quan tâm và phát triển hơn nữa trong hoạt động của Thư viện tỉnh Bắc
Giang, vì vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Sản phẩm và dịch vụ thông tin
– thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình, với mong muốn vận dụng sự hiểu biết và những kiến thức đã tiếp thu
được trong quá trình học tập tại nhà trường để đóng góp một số giải pháp hợp
lí nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
tại Thư viện tỉnh Bắc Giang.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện hiện có
tại Thư viện tỉnh Bắc Giang. Từ kết quả nghiên cứu đó đánh giá những ưu,
nhược điểm cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của Thư viện đối
với người dùng tin và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm,
dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, phân tích, nghiên cứu thực trạng hiện có của sản phẩm và
dịch vụ thông tin – thư viện Tỉnh Bắc Giang, đưa ra đánh giá về việc tổ chức
phục vụ, khai thác và hiệu quả sử dụng của sản phẩm và dịch vụ thông tin –
thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang.
3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
Trong hoạt động của bất kì một cơ quan thông tin – thư viện nào thì sản
phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện luôn đóng một vai trò rất quan trọng
trong hiệu quả hoạt động của cơ quan thông tin – thư viện đó.
4
Về mặt lí luận, đã có một số công trình nghiên cứu với những quy mô
khác nhau cùng với rất nhiều giáo trình và các bài viết, bài báo đăng trên các
tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả về vấn đề sản phẩm và dịch vụ thông
tin – thư viện như:
- Giáo trình “Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện” – Trần Mạnh
Tuấn (1998).
- “Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện thực trạng và các vấn đề” –
Trần Mạnh Tú (Số 4 – 2003 – Tạp chí thông tin khoa học xã hội).
- “Về hệ thống Sản phẩm và dịch vụ thông tin” – Trần Mạnh ( Tạp chí
thông tin khoa học xã hội – Số 5 – 2003)...
Tại Thư viện tỉnh Bắc Giang, việc nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ
thông tin – thư viện vẫn chưa toàn diện và có hệ thống. Xét thấy tầm quan
trọng của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện đối với Thư viện
tỉnh Bắc Giang, Xét thấy tầm quan trọng của hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin – thư viện tại đây. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, ngoài việc
khái quát những vấn đề chung về sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện, tôi
xin đi sâu nghiên cứu về thực trạng hiện có của sản phẩm và dịch vụ thư viện,
những ưu, nhược điểm mà các sản phẩm và dịch cụ mang lại cũng như đề
xuất những giải pháp khả thi nhằm phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin – thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
tại Thư viện tỉnh Bắc Giang từ năm 2009 cho đến nay.
5
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
6. Đóng góp về lí luận và thực tiễn của Khóa luận
Về mặt lí luận
Góp phần khẳng định thêm vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin –
thư viện thông qua các hoạt động của Thư viện, làm phong phú lí luận về vấn
đề phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện nói chung cũng như
trong hoạt động của Thư viện tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Về thực tiễn
Đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ thông tin – thư viện. Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chuyên
môn, cán bộ thư viện cũng như những ai quan tâm đến vấn đề sản phẩm, dịch
vụ thư viện và sự phát triển của hệ thống sản phẩm dịch vụ thông tin – thư
viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang.
7. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Thư viện tỉnh Bắc Giang
Chương 2: Thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
tại Thư viện tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm và
dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang
83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Lan Thùy (1997),“Hiện trạng và tương lai phát triển Khoa học thư
viện ở Việt Nam”, Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Đặng Thị Hoa (1999), “Sản phẩm thông tin – thư viện với việc học tập,
nghiên cứu của sinh viên”, Nghiên cứu giáo dục, tr.28.
3. Đoàn Phan Tân (2001),“Thông tin học”, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Dư (1999),“Định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển sự
nghiệp Thư viện đến năm 2020”, Vụ Thư viện, Hà Nội.
5. Lê Văn Viết (2000),“Cẩm nang nghề thư viện”, Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
6. Lê Văn Viết (2000), “Một số định hướng về chiến lược phát triển thư
viện Việt Nam đến năm 2020, Thư viện (4), tr.3-8
7. Lê Văn Viết (2006),“Thư viện học”, Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8. Lê Văn Viết (1999),“Xu hướng phát triển của thư viện 20 năm tới và
phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam”, Thư viện (1),
tr.39-45.
9. Lưu Văn Nghiêm (2003),“Marketing trong kinh doanh dịch vụ”, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
10. Ngô Xuân Bình (2003),“Quản trị marketing – Hiểu biết và vận dụng”,
Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. “Về công tác thư viện” (1997), Bộ Văn hóa thông tin, Hà Nội.
12. Trần Mạnh Tuấn (1998),“Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện”,
Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
13. “Một số văn bản pháp quy về Văn hóa thông tin”, tập IV (1997), Bộ
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
84
14. Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Thông tin: từ lí luận tới thực tiễn”, Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
15. Nguyễn Thế Đức (1992), “Vài nét về chương trình ứng dụng công
nghệ thông tin nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tư liệu của các
thư viện tỉnh thành phố”, Thư viện (số 2,3).
16. Nguyễn Thị Lan Thanh (1999), “Yêu cầu đối với cán bộ thông tin –
thư viện và mục tiêu đào tạo trong giai đoạn mới”, Thư viện (1), tr.36-
39.
17. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), “Quản lí thư viện
và trung tâm thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Khang (1996), “Dịch vụ thông tin tư vấn hỗ trợ đối với
các công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”, Hoạt động khoa
học (9), tr.11.
19. Phạm Thế Khang (2005), “10 vấn đề lớn về hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của mạng lưới thư viện tỉnh – huyện 3 năm (2001 – 2003)”,
Thư viện Việt Nam, Hà Nội.
20. “Pháp lệnh thư viện” (2001), Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. “Sự nghiệp thư viện Việt Nam: nhìn lại và hướng tới” (2000), Vụ thư
viện, Hà Nội.
22. Trần Mạnh Tuấn (2004), “Một số vấn đề về sự phát triển các sản
phẩm và dịch vụ thông tin”, Tạp chí thông tin tư liệu (4).
23. Trần Mạnh Tuấn (2005), “Sản phẩm thông tin nhìn từ góc độ
marketing”, Tạp chí thông tin khoa học xã hội (4).
24. Trần Thị Bích Hồng, Cao Minh Kiểm (2004), “Tra cứu thông tin trong
hoạt động thông tin – thư viện”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà
Nội.
85
25. Trương Thị Kim Thanh (2003), “Người dùng tin và các dịch vụ thông
tin của trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội”,
Tập san Thư viện, Hà Nội.
26.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vu_giang_tram_tom_tat_0309.pdf