Tóm tắt Khóa luận Tìm hiểu giá trị kiến trúc - Nghệ thuật Đình Ngăm Lương (Xã Lăng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)

4. Mục đích nghiên cứu Là nghiên cứu các giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng, sinh hoạt làng xã của đình Ngăm Lương. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp cơ bản nhất là điền dã thực địa như : đo vẽ, chụp ảnh, thống kê phân loại, phân tích và so sánh, giải mã biểu tượng, phỏng vấn - Phương pháp kết hợp liên ngành như : Hán Nôm, nghệ thuật học ( phong cách tạo hình, đặc trưng mĩ thuật từng thời kì), văn hóa học, sử học - Vận dụng triệt để phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng và sự kiện lịch sử 6. Bố cục của Tiểu luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố cục bài viết gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Diễn trình lịch sử đình làng Ngăm Lương. Chương 2 : Giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lễ hội đình Ngăm Lương. Chương 3 : Thực trạng di tích và các vấn đề bảo tồn, tu sửa, phát huy giá trị di tích đình làng Ngăm Lương.

pdf10 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Khóa luận Tìm hiểu giá trị kiến trúc - Nghệ thuật Đình Ngăm Lương (Xã Lăng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA DI SẢN VĂN HÓA ********* NGUYỄN VIỆT CƯỜNG TÌM HIỂU GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT ĐÌNH NGĂM LƯƠNG (XÃ LÃNG NGÂM, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH BẢO TÀNG HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN TRI PHƯƠNG Hà Nội, 2015 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ĐÌNH LÀNG NGĂM LƯƠNG ................. 8 1.1.Tổng quan về làng Ngăm Lương ............................................................ 8 1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ......................................................... 8 1.1.1.1.Vị trí địa lí ..................................................................................... 8 1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 9 1.1.2. Lịch sử dân cư làng Ngăm Lương ..................................................... 11 1.1.3. Đời sống cư dân ............................................................................... 14 1.1.4. Truyền thống văn hóa và cách mạng ................................................ 16 1.2. Lịch sử ra đời và quá trình tồn tại đình Ngăm Lương ....................... 22 1.2.1. Lịch sử ra đời ................................................................................... 22 1.2.2. Quá trình tồn tại đình Ngăm Lương ................................................. 25 1.3.Lịch sử vị thần được thờ trong đình Ngăm Lương.............................. 26 1.3.1.Vài nét về tục thờ Thủy thần của người Việt, trường hợp tỉnh Bắc Ninh khu vực bờ nam sông Đuống ............................................................................. 27 1.3.2.Nhân vật được thờ trong di tích đình làng Ngăm Lương .................... 30 Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH NGĂM LƯƠNG ............................................................................................................ 33 2.1. Giá trị kiến trúc .................................................................................... 33 2.1.1. Không gian cảnh quan ...................................................................... 33 2.1.2..Bố cục mặt bằng ............................................................................... 37 2.1.3. Kết cấu kiến trúc ............................................................................. 38 2.1.3.2. Đại đình ...................................................................................... 39 2.1.3.3. Hậu cung .................................................................................... 46 2.2.Giá trị điêu khắc – trang trí đình làng Ngăm Lương .......................... 47 2.2.1. Điêu khắc – trang trí trên kiến trúc .................................................. 47 2.2.1.1.Nghi môn .................................................................................... 47 2.2.1.2. Đại đình ...................................................................................... 48 3 2.2.2.Điêu khắc – trang trí trên di vật, đồ thờ đình Ngăm Lương ............ 60 2.2.2.1. Chất liệu gỗ ................................................................................ 61 2.2.2.2. Chất liệu giấy ............................................................................. 66 2.2.2.3.Chất liệu đồng ............................................................................. 69 2.3. Lễ hội đình làng Ngăm Lương ............................................................. 70 2.3.1.Vài nét về lễ hội cổ truyền Việt Nam .................................................. 70 2.3.2.Những ngày tiết lệ của đình làng Ngăm Lương ................................. 72 2.3.3.Lễ hội chính của đình làng Ngăm Lương ........................................... 73 Chương 3: THỰC TRẠNG DI TÍCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẢO TỒN, TU SỬA, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH LÀNG NGĂM LƯƠNG .......................... 81 3.1.Thực trạng di tích đình Ngăm Lương .................................................. 81 3.1.1.Hiện trạng cảnh quan, kiến trúc: ....................................................... 81 3.1.2.Hiện trạng các di vật đình Ngăm Lương ............................................ 85 3.2.Vấn đề bảo tồn di tích ........................................................................... 86 3.2.1.Cơ sở pháp lí cho việc bảo tồn di tích ................................................ 86 3.2.2.Giải pháp bảo tồn, tu sửa di tích ..................................................... 89 3.2.2.1.Giải pháp bảo quản đối với di tích đình Ngăm lương .................. 89 3.2.2.2. Giải pháp tu bổ di tích đình làng Ngăm Lương .......................... 93 3.3. Phát huy giá trị di tích đình Ngăm Lương .......................................... 93 3.3.1.Những giá trị của di tích đình làng Ngăm Lương .............................. 93 3.3.2. Một số giải pháp phát huy giá trị di tích đình làng Ngăm Lương ...... 94 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 101 PHỤ LỤC 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã để lại một khối lượng Di sản văn hóa đồ sộ và quý giá trên cả hai phương diện vật thể và phi vật thể. Trong đó, các di tích lịch sử- văn hóa chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ trong kho tàng Di sản của dân tộc, đó là nơi đang lưu giữ những di vật, cổ vật và bảo vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học. Đình làng với tư cách là một loại trong loại hình di tích kiến kiến trúc- nghệ thuật mang trên mình đầy đủ vai trò của một trung tâm tín ngưỡng, hành chính và văn hóa của cả một làng qua nhiều thời kỳ lịch sử. Mọi nguồn lực, trí tuệ và tinh hoa văn hóa của một làng xã cổ truyền được tích tụ trong ngôi đình làng mà ngày nay, chúng ta đều phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp này. Đảng và Nhà nước luôn chủ trương xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tìm hiểu về đình làng là một trong những ngả đường tìm về cội nguồn, về bản sắc văn hóa dân tộc. Đình làng Ngăm Lương thuộc thôn Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là ngôi đình cổ, thờ 3 vị Thủy thần, có vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ thuở sơ khai, khi người Việt tiến xuống khai phá vùng đồng bằng sông Hồng cách ngày nay hơn 2000 năm. Đình được xây dựng vào thế kỉ XVIII và có quy mô khá bề thế, ẩn chứa nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và kiến trúc- nghệ thuật. Đặc biệt trên lĩnh vực kiến trúc-nghệ thuật, đây là một trong những đại diện cuối cùng, xuất sắc của nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ trong ba thế kỉ vàng của văn hóa dân gian. Đình đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích Lịch sử- Văn hóa theo Quyết định số 61/QĐ – UBND ngày 15/1/2009. Nằm trên vùng đất Kinh Bắc nghìn năm văn hiến, đình Ngăm Lương ẩn chứa nhiều dấu tích kiến trúc từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn. Nhưng 5 việc nghiên cứu các giá trị đặc sắc này còn mới mẻ, chưa được nghiên cứu, tiếp cận một cách có hệ thống: - Năm 1938, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành thống kê, kiểm kê hệ thống thần linh, thần tích, thần sắc ở Việt Nam để phục vụ cho mục đích đô hộ, cai trị của chúng. Viện Viễn Đông bác cổ lưu giữ những tài tài liệu này, nay được kế thừa trong cuốn : “ Thư mục thần tích thần sắc” của Viện Thông tin Khoa học – Xã hội, đình Ngăm Lương thời đó được kê khai ngắn gọn. - Hàng năm, Ban Quản lí di tích tỉnh Bắc Ninh có các đợt thống kê, kiểm kê di tích nhằm thu thập những thông tin về di tích, phát hiện ra những vấn đề mới mẻ, trong đó cũng giới thiệu khá đầy đủ trên 2 vấn đề chính là lịch sử làng xã, phong tục tập quán và giá trị của di tích. - Năm 2005, Lê Viết Nga biên soạn cuốn : “ Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh” trên cơ sở kết quả của các lần kiểm kê di tích này. - Hiện nay, có một bài viết ngắn của trường THCS Lãng Ngâm giới thiệu tổng quan về đình và truyền thống văn hóa của làng Ngăm Lương. Bài này cũng được dùng để giới thiệu trong Cổng thông tin điện tử huyện Gia Bình, phần di tích lịch sử. Bài viết đã giới thiệu khái quát những giá trị nổi bật của di tích, tuy nhiên còn khá tản mạn và chưa thật đầy đủ. Còn nhiều vấn đề cần phải đi sâu nghiên cứu như nghệ thuật trang trí, kiến trúc, vấn đề lịch sử, lễ hội truyền thống. - Khi được xếp hạng là di tích cấp tỉnh vào năm 2009, bộ hồ sơ xếp hạng di tích đã khảo sát đầy đủ, phân tích một số khía cạnh, giá trị nổi bật của di tích Sau mỗi một công trình, diện mạo và giá trị của di tích ngày càng được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, các tư liệu này còn khá sơ sài, chưa thực sự đi sâu nghiên cứu, một số điều cần phải khảo chứng lại,một số giá trị đặc sắc của đình chưa được đề cập tới. 6 Đối với cá nhân, tôi thấy đình Ngăm Lương có một sự hứng thú đặc biệt bởi nó mang trên mình nhiều mảng chạm khắc đẹp, tiêu biểu ở nhiều giai đoạn lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX. Việc phân tích, bóc tách các lớp kiến trúc, đưa giả định kiến trúc nguyên thủy, rồi sự biến đổi, bổ sung sau này...vô cùng thú vị. Hơn nữa, đây là cơ hội để có thể vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã được tích lũy ở trên giảng đường vào thực tiễn, tập dượt khả năng nghiên cứu, viết bài. Với tất cả những lí do khách quan và chủ quan như vậy, tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu giá trị kiến trúc nghệ thuật đình Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đã được nêu rõ trong đề tài,đối tượng chủ yếu là di tích đình Ngăm Lương hiện có, với toàn bộ các đơn nguyên kiến trúc, các mảng trang trí trên kiến trúc, di vật, đề tài trang trí đắp vôi vữa, cảnh quan, các hạng mục xung quanh đình, lễ hội và tín ngưỡng thờ thành hoàng. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về đình Ngăm Lương không chỉ giới hạn riêng di tích hiện có mà còn được mở rộng hơn ít nhiều. Đó là các ngôi đình làng khác có niên đại sớm hơn và có nhiều mảng chạm khắc đẹp như đình Hoàng Xá ( Ứng Hòa), đình Hữu Bổ ( Phú Thọ), đình Đình Bảng, đình Yên Việt ( Bắc Ninh), đình Phúc Long ( Bắc giang) Để có tư liệu so sánh, đối chiếu, các ngôi đình cùng thời, mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVIII hiện còn cũng được sử dụng như đình Đồng Kỵ, đình thôn Thượng ( Bắc Ninh), đình Mai Vũ (Bắc Giang), đình Hàng Kênh (Hải Phòng) Về thời gian, tuy ngôi đình có từ lâu đời nhưng sẽ chỉ đề cập tới di tích từ thế kỉ XVIII tới nay vì chưa tìm thấy dấu vết vật chất nào ở đây có trước thời kì này. 7 Về loại hình, dù có đối tượng chính là đình Ngăm Lương nhưng các ngôi chùa, đền thờ vẫn bảo lưu được nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các di vật có giá trị nghệ thuật điêu khắc thế kỉ XVII, XVIII và XIX vẫn được dùng để so sánh. Hơn nữa, để có thêm tư liệu đối sánh về các trang trí điêu khắc, sẽ sử dụng các tư liệu mĩ thuật cổ ( điêu khắc và hội họa) trên các chất liệu khác. Đó là các đồ án trang trí trên đồ gốm sứ, bia đá, gạch trang trí kiến trúc...có niên đại từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX. Ngoài ra, để tìm hiểu các giá trị còn lại, sẽ kế thừa có sáng tạo các tư liệu về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, lễ hội truyền thống, sinh hoạt làng xã 4. Mục đích nghiên cứu Là nghiên cứu các giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng, sinh hoạt làng xã của đình Ngăm Lương. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp cơ bản nhất là điền dã thực địa như : đo vẽ, chụp ảnh, thống kê phân loại, phân tích và so sánh, giải mã biểu tượng, phỏng vấn - Phương pháp kết hợp liên ngành như : Hán Nôm, nghệ thuật học ( phong cách tạo hình, đặc trưng mĩ thuật từng thời kì), văn hóa học, sử học - Vận dụng triệt để phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng và sự kiện lịch sử 6. Bố cục của Tiểu luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố cục bài viết gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Diễn trình lịch sử đình làng Ngăm Lương. Chương 2 : Giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lễ hội đình Ngăm Lương. Chương 3 : Thực trạng di tích và các vấn đề bảo tồn, tu sửa, phát huy giá trị di tích đình làng Ngăm Lương. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Lâm Biền (2012), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nxb .Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2. Trần Lâm Biền ( 2011), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người Việt, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (2003), Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (2003), Cổ vật Việt Nam, Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Bưu, Nguyễn Xuân Cần, Linh Chi ( 1982 ), Địa chí Hà Bắc, Thư viện tỉnh Hà Bắc, Bắc Ninh. 6. Lê Ngọc Canh ( 2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học Văn hóa Nghệ thuật, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Lâm Văn Cách, Đặng Tài Tính, Nguyễn Thế Doanh (2001), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo / Sưu tập và hệ thống hoá văn bản, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội. 8. Nguyễn Du Chi (2000), Bản rập hoạ tiết mỹ thuật cổ Việt Nam, Nxb.Mĩ thuật, Hà Nội. 9. Nguyễn Du Chi ( 2003), Hoa văn Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 10. Nguyễn Du Chi ( 2011), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 11. Phạm Thị Chỉnh ( 2013), Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, Nxb .Đại học Sư phạm, Hà Nội. 12. Uông Chính Chương, Nguyễn Văn Nam ( dịch ) ( 2011), Mĩ học kiến trúc, Nxb. Xây dựng, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Cương (2002), Mĩ thuật đình làng ở đồng bằng Băc Bộ - Một di sản văn hóa dân tộc đặc sắc, Nxb .Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 14. Nguyễn Mạnh Cường (2000), Chùa Dâu – Tứ Pháp và hệ thống các chùa Tứ Pháp, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Nguyễn Xuân Diện, (2007), Lịch sử nghệ thuật ca trù : Khảo sát nguồn tư liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb.Thế giới, Hà Nội. 16. Phạm Văn Đấu, Phạm Võ Thanh Hà (2005), Những nền văn hoá khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam, Nxb.Văn hóa thông tin, Hà Nội. 17. Trịnh Thị Minh Đức (Ch.b), Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá : Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Bảo tàng,Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Hoàng Giá, Phan Cẩm Thượng (2004), Huyền tích chùa Bút Tháp, Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 19. Trang Thanh Hiền, (2007), Cửu phầm liên hoa trong kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb.Thế giới, Hà Nội. 20. Trang Thanh Hiền, Trần Hậu Yên Thế, Bùi Thị Thanh Mai (2007), Giới có phải là vấn đề? = Does gender matter? , Nxb.Mĩ thuật, Hà Nội. 21. Hán Văn Khẩn ( 2011), Cơ sở khảo cổ học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Nguyễn Khởi (2011), Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc, Nxb .Xây dựng, Hà Nội. 23. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Phương Ngọc, Nguyễn Văn Lanh (2010), Kỷ yếu hội thảo khoa học khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, Nxb.Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 24. Nguyễn Hải Phong, Nguyễn Đức Bình, Trần Thị Biển (2002), Hình tượng con người trong chạm khắc cổ Việt Nam = Human images in ancient Vietnamese carving, Nxb, Trường Đại học mĩ thuật Hà Nội, Viện mĩ thuật, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Phượng (Ch.b) (1996), Bảng tra thần tích theo địa danh làng xã, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. 26. Lê Khả Phiêu, Nguyễn Đức Bình, Phạm Văn Đồng (2001), Những vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 27. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (1996), Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 28. Sở Văn hóa – Thông tin Bắc Ninh (1997), Văn hiến Kinh Bắc, Bắc Ninh. 39. Bùi Văn Tiến (2000), Chùa Bút Tháp, Nxb.Khoa học – Xã hội, Hà Nội. 30. Hà Văn Tấn, ảnh: Nguyễn Văn Kự, Hà Hải Thủ dịch (1993), Chùa Việt Nam, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Hà Văn Tấn, ảnh: Nguyễn Văn Kự (1998), Đình Việt Nam, Nxb .Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 32. Hà Văn Tấn (Ch.b), Bùi Văn Liêm, Chử Văn Tần (1999), Khảo cổ học Việt Nam/ T2 : Thời đại Kim khí Việt Nam, Nxb.Khoa học – Xã hội, Hà Nội. 33. Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng (1961), Sơ yếu Khảo cổ học nguyên thuỷ Việt Nam, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 34. Trần Hậu Yên Thế (1999), Dịch đồ cách tiếp cận từ thị giác, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 35. Nguyễn Phan Thọ (2010), Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Đinh Khắc Thuân (ch.b) Trần Thị Kim Anh, Đào Phương Chi, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Tô Lan (2009 ), Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm, Nxb.Khoa học xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_viet_cuong_tom_tat_0598.pdf
Luận văn liên quan