Tóm tắt Khóa luận Tìm hiểu phần mềm nguồn mở GreenStone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Đối tượng và phạm vi nghiê n cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là phần mềm nguồn mở thư viện số-Greenstone và thực trạng ứng dụng phần mềm này tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là bộ sưu tập số của các thư viện ở Việt Nam có ứng
dụng phần mềm này và đang phổ biến trên internet.
Phương pháp nghiê n cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan
- Tham khảo ý kiến chuyên gia
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phân tích khả năng tiện ích của giao diện (interface usability)
Tình hì nh nghiê n cứu
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về phần mềm Greenstone. Tuy
nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu Greenstone về mặt lý luận và việc
ứng dụng phần mềm này tại Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Khóa luận Tìm hiểu phần mềm nguồn mở GreenStone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn
Thầy giáo hướng dẫn, Th.S Trương Đại Lượng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Thư viện –
Thông tin đã tận tình giảng dạy và trang bị cho chúng tôi những kiến thức cần
thiết, quý báu trong suốt những năm học tại trường.
Mặc dù tôi đã hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng do
chưa có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về trình độ
hiểu biết nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định về mặt nội dung
và hình thức trình bày, kính mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo của Quý
Thầy Cô và các bạn.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN MỞ GREENSTONE ..... 5
1.1 Khái niệm Thư viện và Thư viện số ............................................. 5
1.1.1 Khái niệm về Thư viện ............................................................... 5
1.1.2 Khái niệm về Thư viện số .......................................................... 6
1.2 Giới thiệu về nguồn mở Greenstone ........................................... 9
1.2.1 Bối cảnh ra đời của nguồn mở Greenstone ................................ 9
1.2.2 Sơ lược tình hình sử dụng phần mềm nguồn mở Greenstone trên
Thế giới và Việt Nam ........................................................................... 11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG NGUỒN MỞ GREENSTONE
VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM ......................... 14
2.1 Các khái niệm liên quan đến nguồn mở Greenstone .................. 14
2.1.1 Bộ sưu tập ................................................................................... 14
2.1.2 Metadata ..................................................................................... 14
2.1.3 Plugin .......................................................................................... 19
2.1.4 Classifier ..................................................................................... 21
2.1.5 Duyệt tài liệu ............................................................................... 26
2.1.6 Tìm kiếm ..................................................................................... 27
2.2 Tính năng, ưu điểm và hạn chế của nguồn mở Greenstone........ 28
2.2.1 Tính năng của nguồn mở Greenstone ........................................ 28
2.2.2 Ưu điểm của nguồn mở Greenstone ........................................... 31
2.2.3 Một số hạn chế của nguồn mở Greenstone ................................ 34
2.3 Thực trạng nghiên cứu, ứng dụng nguồn mở Greenstone ở Việt
Nam ................................................................................................... 36
2.3.1 Thực trạng nghiên cứu và giảng dạy nguồn mở Greenstone ở Việt
Nam 36
2.3.2 Thực trạng triển khai ứng dụng nguồn mở Greenstone ở Việt
Nam 39
2.3.2.1 Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh ........... 39
2.3.2.2 Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh........................ 50
2.3.3 Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 55
2.3.4 Thư viện Hải Phú (Tỉnh Phú Yên) ............................................. 57
2.3.5 Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục .............................................. 62
2.3.6 Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên ............................... 65
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 71
3.1 Nhận xét ........................................................................................ 71
3.1.1 Nhận xét về phần mềm ............................................................... 71
3.1.2 Nhận xét về việc triển khai ứng dụng nguồn mở Greenstone ở Việt
Nam 74
3.1.3 Nhận xét về kết quả Nghiên cứu và giảng dạy nguồn mở
Greenstone ở Việt Nam........................................................................ 79
3.2 Kiến nghị ....................................................................................... 81
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin phát triển dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các
ngành nghề trong xã hội, trong đó có ngành thư viện – thông tin. Đồng thời, nó đã
làm thay đổi các hình thức xuất bản, không những tạo ra nhiều loại hình tài liệu
mới mà còn làm cho số lượng tài liệu ra tăng theo cấp số nhân. Số lượng tài liệu
ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tiếp cận với nguồn tri thức
của nhân loại, nhưng đồng thời nó lại gây ra khó khăn cho việc lưu trữ và bảo quản
tài liệu tại các trung tâm thông tin thư viện. Công nghệ thông tin còn tạo ra một
bước phát triển vượt bậc cho ngành thư viện thông tin đó là nguồn tài nguyên
thông tin đã được phát hành dưới dạng số hóa, trên cơ sở đó xây dựng nên các bộ
sưu tập số giúp cho việc trao đổi nguồn lực thông tin giữa các thư viện không chỉ
trong một quốc gia, một khu vực mà trên cả thế giới được dễ dàng, tạo điều kiện
cho việc sử dụng chung nguồn thông tin ở khắp nơi trên trái đất.
Với bước phát triển này, hình ảnh, vai trò và chức năng của thư viện cũng đã
thay đổi theo. Từ thư viện truyền thống phát triển lên thư viện điện tử và giờ đây là
thư viện số. Từ việc muốn sử dụng thư viện người dùng tin phải trực tiếp tới thư
viện mà mình đăng kí để sử dụng tài liệu, giờ đây người dùng tin có thể sử dụng
thư viện số ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, không chỉ thư viện trong nước mà ở cả
thư viện của nhiều nước khác miễn là người dùng tin có máy tính được kết nối
Internet.
Để tổ chức, xây dựng, quản lý và phân phối tốt nguồn thông tin của thư viện,
đặc biệt là nguồn thông tin số hóa, đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin của người
sử dụng các thư viện phải tìm ra một giải pháp hữu ích và Greenstone là phần mềm
nguồn mở thư viện số giúp giải quyết các vấn đề trên một cách đơn giản và hiệu
quả nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động thư viện, và thấy được sự thành công của các thư viện trên thế giới đã
ứng dụng Greenstone, thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ
Chí Minh (ĐHKHTN TP. HCM) đã mạnh dạn sử dụng phần mềm Greenstone và
hợp tác với một nhóm chuyên gia công nghệ thông tin để chuyển đổi phần mềm
này sang tiếng Việt có tên gọi là HÒN ĐÁ XANH. Tiếp đó thư viện Đại học Ngân
Hàng Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNH TP. HCM) và một số thư viện khác cũng
đã ứng dụng phần mềm này để xây dựng các bộ sưu tập số cho thư viện mình.
Phát triển thư viện số là một xu thế tất yếu. Việc lựa chọn phần mềm thích
hợp để xây dựng thư viện số là một công việc không dễ. Hiện nay trên thế giới có
rất nhiều phần mềm quản lý thư viện, ở Việt Nam cũng đã có một số phần mềm
được sử dụng nhiều trong các thư viện. Tuy nhiên các phần mềm ở Việt Nam đã ít
nhiều cho thấy những hạn chế trong quá trình sử dụng. Gần đây những phần mềm
nguồn mở được sử dụng khá phổ biến trên thế giới đã bắt đầu được sử dụng ở Việt
Nam nhưng ở mức độ hạn chế. Với điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, ứng dụng công
nghệ thông tin vào thư viện chưa cao và đầu tư cho các thư viện chưa lớn thì việc
lựa chọn phần mềm nguồn mở để xây dựng các bộ sưu tập số hóa làm cơ sở cho
xây dựng thư viện số là một lụa chọn hợp lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm
nguồn mở ở Việt Nam vẫn ở mức độ khiêm tốn. Để tìm hiểu kỹ hơn về các khả
năng hữu ích của phần mềm nguồn mở Greenstone trong việc xây dựng và phát
triển thư viện số tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu phần mềm nguồn mở Greenstone và
tình hình ứng dụng tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu về phần mềm nguồn mở thư
viện số - Greestone, phân tích những đặc điểm nổi bật của phần mềm này trong
việc ứng dựng vào hoạt động thư viện. Khảo sát bộ sưu tập số của một số thư viện
đã ứng dụng Greenstone tại Việt Nam để làm rõ những ứng dụng của phần mềm
này, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị giúp cho phần mềm này được sử dụng
rộng rãi hơn trong các thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
thư viện trong cả nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là phần mềm nguồn mở thư viện số-
Greenstone và thực trạng ứng dụng phần mềm này tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là bộ sưu tập số của các thư viện ở Việt Nam có ứng
dụng phần mềm này và đang phổ biến trên internet.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan
- Tham khảo ý kiến chuyên gia
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phân tích khả năng tiện ích của giao diện (interface usability)
Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về phần mềm Greenstone. Tuy
nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu Greenstone về mặt lý luận và việc
ứng dụng phần mềm này tại Việt Nam.
Cơ cấu của khóa luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Blandford, Ann và các cộng sự (2004), Claims Analysis in the wild: acase
study on Digital Libraries.
2. Dương, Minh Hòa; Dương, Tích Đạt (2006), “Gặt hái siêu dữ liệu: metadata
harvesting”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 12-16.
3. Đào, Ái Thao, Greenstone - giải pháp xây dựng thư viện số, truy cập ngày 12-
4-2009, tại trang web
index/assoc/HASH1751. dir/ doc.pdf
4. Đặng, Đức Nguyên (2005), “Kinh nghiệm xây dựng Thư viện số với Phần
mềm mã nguồn mở Greenstone”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin,
tr. 26-29 .
5. Đoàn, Hồng Nghĩa (2004), Phần mềm nguồn mở hòn đá xanh và việc phát
triển thư viện số, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 14-18.
6. Hoàng, Lê Minh (2004), “Phần mềm tự do và phần mềm nguồn mở”, Bản tin
Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr.36-40.
7. Nguyễn, Minh Hiệp (2004), “Giới thiệu thư viện số Đại học Khoa học Tự
nhiên Thành phố Hồ Chí Minh”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin,
tr. 29-34.
8. Nguyễn, Minh Hiệp (2004), “Nét đổi mới của thư viện Đại học Khoa học Tự
nhiên trong năm học 2004 – 2005”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông
tin, tr. 31-33.
9. Nguyễn, Minh Hiệp, Sử dụng phần mềm nguồn mở Greesntone để xây dựng
thư viện số - cơ hội và thách thức cho tất cả các thư viện Việt Nam, truy
cập ngày 25-4-2009, tại trang web
collect/gvd/index/assoc/HASH1751.dir/doc.pdf
10. Nguyễn, Minh Hiệp (2004), “Sử dụng Phần mềm nguồn mở Thư viện số
Greenstone để xây dựng Kho tài nguyên học tập nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin,
tr. 2-8.
11. Nguyễn, Minh Hiệp (2004), “Thế giới thư viện số”, Bản tin Thư viện – Công
nghệ Thông tin, tr. 2-13.
12. Nguyễn, Minh Hiệp (2006), “Thư viện số với hệ thống nguồn mở”, Bản tin
Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 2-6.
13. Nguyễn, Thanh Minh (2005), “Ứng dụng phần mềm nguồn mở thư viện số
Greenstone trong việc tạo lập và phân phối kho tài nguyên số hóa phục vụ
giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học”, Bản tin Thư viện – Công
nghệ Thông tin, tr. 30-39.
14. Nguyễn, Thành Quy và Lê, Hoàng Ngọc Quỳnh (2005), Tìm hiểu Greenstone
và ứng dụng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh,TP. Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn, Tuyến (2004), “Sự phát triển và sử dụng thư viện số Greenstone trên
thế giới”, Bản tin Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 22-28.
16. Sử dụng Greenstone để xây dựng Bộ sưu tập Thư viện số (2006), Bản tin Thư
viện – Công nghệ Thông tin, tr.22-33.
17. Tom, De Mulder (2005), “Quy trình công việc cho một dự án số hóa”, Bản tin
Thư viện – Công nghệ Thông tin, tr. 39-44.
18. Vòng quanh hệ thống thư viện – Hy vọng từ “Hòn đá xanh”, truy cập ngày 12-
4-2009 , tại trang web
2004/thang8/14391/
TIẾNG ANH
19. Greg (2006), Strengths and Weakesses of Greenstone.
20. Website chính của Greenstone:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_hang_tom_tat_1956.pdf