5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Thầy cúng trong tang ma của người Thái đen ởbản Mệt chính là đối
tượng nghiên cứu chính của đềtài.
Phạm vi nghiên cứu: Đềtài tập trung nghiên cứu vềvai trò của thầy
cúng trong tang ma của người Thái đen ởbản Mệt, xã Sạp Vạt, huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La.
6. Đóng góp của đềtài
- Dựng lại một cách có hệthống vềtang ma của người Thái đen ởbản
Mệt từ đó làm nổi bật vai trò của người thầy cúng. Tìm ra giải pháp làm cơsở
cho việc bảo tồn nhưng nét đẹp văn hóa trong tang ma của người Thái đen
Yên Châu.
- Khái quát được lịch sửhình thành của mảnh đất Yên Châu.
- Góp thêm tưliệu vào bức tranh văn hóa giàu bản sắc của nhóm Thái ở
Việt Nam.
13 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Khóa luận Vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái ở bản Mệt, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hµ Néi
Khoa v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè
-------------------------
VAI TRß CñA THÇY CóNG TRONG TANG MA NG¦êI th¸i
ë b¶n mÖt, x· sÆp v¹t, huyÖn yªn ch©u, tØnh s¬n la
Kho¸ luËn tèt nghiÖp cö nh©n
ngμnh v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè
Sinh viªn thùc hiÖn : nguyÔn thÞ kim ng©n, vhdt 16C
Gi¶ng viªn h−íng dÉn : pgs.ts. trÇn b×nh
Hμ Néi - 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các ban ngành Xã Sặp Vạt, Thầy Mo và các bác, các chú trong bản
Mệt, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập tài liệu và khảo sát thực tế
địa phương.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Bình, giảng
viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo để bài khóa luận này được
hoàn thành.
Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới khoa Văn Hóa Dân Tộc
trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội đã tạo cơ hội cho em được giới thiệu về bản
sắc văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số trong đó có người Thái
Đenbản Mệt, xã Sặp Vạt huyện Yên Châu về quan niệm thế giới tâm linh và
vai trò của Thầy Mo trong tang ma của người Thái Đen thông qua bài khóa
luận này.
Bài viết tuy có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những
thiếu sót.Kính mong được các thầy và các cô đóng góp ý kiến và bổ sung thêm
để bài viết của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Ngân
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ
NGƯỜI THÁI ĐEN Ở BẢN MỆT, XÃ SẶP VẠT, HUYỆN YÊN CHÂU,
TỈNH SƠN LA ............................................................................................... 12
1.1. Đặc điê ̉m địa bàn cư trú ................................................................... 12
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 12
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................ 15
1.2. Tên gọi, lịch sử tụ cư .......................................................................... 19
1.2.1. Nguồn gốc ..................................................................................... 19
1.2.2. Lịch sử cư trú của nhóm Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu .... 19
1.3. Đặc điểm văn hóa ............................................................................... 20
1.3.1. Đặc điểm văn hóa vật chất ............................................................ 20
1.3.2. Đặc điểm văn hóa tinh thần ........................................................... 22
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 23
Chương 2: TẬP QUÁN TANG MA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI
Ở BẢN MỆT, XÃ SẶP VẠT, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA ........... 24
2.1.Tín ngưỡng liên quan đến tang ma của người Thái Bản Mệt ......... 24
2.2. Các nghi thức tang ma truyền thống của người Thái ở Bản Mệt . 26
2.2.1. Các nghi thức trước khi nhập quan ............................................... 26
2.2.2. Khửn Choong, nhập quan, phát tang............................................. 32
2.2.3. Tế lễ, phúng viếng ......................................................................... 34
2.2.4. Chọn nơi đào huyệt chôn cất ......................................................... 37
2.2.5. Đưa ma, hỏa táng, chôn cất (Pông khon phi) ................................ 38
2.2.6. Dựng nhà mồ, chia của cho người quá cố ..................................... 41
2.2.7. Các nghi thức sau khi mai táng ..................................................... 43
2.2.8. Mo đám ma ................................................................................... 45
4
2.3. Vai trò của mo (thầy cúng) trong quá trình làm ma ....................... 52
2.3.1. Bảo vệ ma mới (không cho quỷ dữ bắt) ........................................ 53
2.3.2. Dẫn đường hỗ trợ ma mới đi làm các thủ tục, đầu thai kiếp mới . 54
2.3.3. Bảo vệ vía những người tham gia tang lễ ..................................... 55
2.3.4. Bảo tồn các giá trị của tập quán tang ma truyền thống ................. 56
Chương 3: BIẾN ĐỔI TANG MA VÀ VAI TRÒ THẦY MO TRONG
TANG MA CỦA NGƯỜI THÁI Ở BẢN MỆT, XÃ SẶP VẠT, HUYỆN
YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA ....................................................................... 57
3.1. Biến đổi trong tang ma của người Thái Bản Mệt hiện nay ............ 57
3.2. Biến đổi vai trò thầy mo trong tang ma của người Thái Bản Mệt . 58
3.3. Cơ sở dẫn đến những biến đổi .......................................................... 59
3.4. Một số nhận xét và đề xuất giải pháp ............................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 67
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 69
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Thái là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhưng lại là dân tộc đa
số ở Tây Bắc, văn hóa của người Thái có ảnh hưởng lớn tới văn hóa của các dân
tộc trong vùng và góp phần quan trọng trong việc hình thành, tạo lập nên bản sắc
văn hóa của miền đất biên giới Tây Bắc. Để tạo nên và bảo tồn một chỉnh thể
văn hóa đặc sắc, độc đáo ấy không thể nhắc đến vai trò của các đối tượng văn
hóa. Họ vừa là chủ thể văn hóa, vừa là người trực tiếp chịu ảnh hưởng của văn
hóa. Một trong những đối tượng văn hóa quan trọng trong đời sống văn hóa Thái
Tây Bắc phải nhắc đến đó là ông Mo hay chính là thầy cúng.
Ở Tây Bắc, từ trước đến nay, đối với dân tộc Thái nói chung và người
Thái đen nói riêng vai trò của người thầy cúng luôn được đánh giá rất cao, bất
kể công việc gì trọng đại trong cuộc đời của họ đều nhờ đến thầy cúng để báo
cáo, xin sự phù hộ từ tổ tiên, thần linh, trời “Then”. Ví dụ như: Lễ đặt tên (
Phún ha chư): Sau khi người phụ nữ sinh em bé được 3 ngày, gia đình người
Thái sẽ mời thầy cúng đến làm lễ xướng, bói quẻ đặt tên cho gọi là “ tên
Một”, dân tộc Kinh còn gọi là tên cúng cơm. Sau lễ đặt tên, trẻ mới được coi
là đủ tư cách xưng danh với tổ tiên, bản mường; Lễ cúng ngày cưới: khi nhà
trai đến nhà gái đón dâu, nhà gái sẽ mời thầy cúng đến làm lễ để báo với ma
xó chàng trai này đã trở thành con rể của gia đình. Cũng như vậy, khi cô dâu
được đón về nhà trai, nhà trai cũng làm lễ cúng nhờ thầy cúng thưa với tổ tiên
và nhập ma cho con dâu mớivv..vv.. Ngoài ra, người Thái còn có rất nhiều
những lễ cúng như cúng cầu mưa, cúng cơm mớivà thầy cúng chính là
người thay mặt cho dân bản để nói chuyện và cầu mong sự phù hộ từ tổ tiên.
Đồng bào Thái tin vào số phận, tin vào Trời ”Then”. Họ quan niệm,
chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia, vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết
6
về với Mường trời. Đám ma của người Thái thể hiện được rất nhiều những nét
văn hóa riêng biệt và độc đáo của dân tộc Thái. Hơn thế nữa, vai trò của
người thầy cúng trong đám ma là được thể hiện rõ ràng và sinh động nhất.
Những bài cúng trong đám ma phản ánh quan niệm, tín ngưỡng dân gian Thái
về vũ trụ, nhân sinh, cõi người, cái chết Từ đó càng làm nổi bật hơn nền
văn hóa Thái đặc sắc, đậm đà bản sắc.
Dưới ánh sáng của Cách mạng, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được
sáng lập và xóa bỏ tính chất “ công xã nông thôn” trong các bản mường người
Thái, quan hệ giữa đồng bào dân tộc Thái và các dân tộc anh em ngày càng mở
rộng. Văn hóa Thái hòa nhập vào văn hóa Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Đó là
quy luật tất yếu của lịch sử, đó cũng là tiền đề kinh tế - xã hội cho quá trình hình
thành, phát triển mối quan hệ văn hóa giữa các dân tộc. Tang ma của người Thái
đen cũng như vai trò của thầy cúng cũng bị chi phối bởi quy luật đó.
Bởi thế, việc tìm hiểu đề tài cũng góp phần vào việc lưu giữ những nét
đẹp văn hóa cổ truyền trong tang ma của người Thái đen bản Mệt trên cơ sở
tiếp thu và chọn lọc những giá trị văn hóa mới trong cuộc sống hiện đại, góp
phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng về bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Như đã nói ở trên, vai trò của người thầy cúng trong đời sống văn hóa
của người Thái là không thể phủ nhận. Tuy vậy, vai trò của họ và những nghi
lễ truyền thống trong tang ma của người Thái đen vẫn chưa được nhiều người
ở các dân tộc khác biết đến. Chính vì vậy, em mong muốn tìm hiểu về giá trị
văn hóa tộc người tiềm ẩn trong tang ma của người Thái và sự quan trọng của
người thầy cúng trong đời sống của tộc người này.
7
Theo thời gian, tang ma của người Thái ở Bản Mệt, xã Sặp Vạt, huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La nói riêng và của người Thái vùng Tây Bắc nói chung
đều có những sự thay đổi nhất định. Có thể là những nghi thức sẽ bị giảm bớt
đi; có thể ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đồ cúng
cũng sẽ có những thay đổi; hoặc ở một số nơi, tục ma chay của người Thái
đang bị mai một dần mà thay vào đó, họ sẽ tổ chức tang ma như người
Việt.vvvv Việc nghiên cứu không chỉ làm nổi bật ý nghĩa, vai trò của
thầy cúng trong nghi lễ này mà còn tìm ra những điểm khác biệt của tang ma
người Thái đen trước đây và bây giờ.
Thầy cúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tang ma của người
Thái đen. Thầy cúng hay chính là ông Mo sẽ là người quyết định xem ai
làm Nộc Cao, Ho, Pi - những vật dụng không thể thiếu trong tang ma của
người Thái đen. Thầy cúng là người đọc “Hày xổng phí” (khóc tiễn hồn)
để tiễn linh hồn của người đã mất về với mường trời.vv... trong phạm trù
văn hóa rộng hơn, thầy cúng chính là những người bảo tồn tiếng nói và chữ
viết - những thành tố vô cùng quan trọng quyết định sự tồn vong của cả
một tộc người
Thông qua đề tài để đi sâu vào tập quán tang ma cũng như vai trò của
thầy cúng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Thái đen ở bản Mệt, xã
Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La để thấy được những giá trị tinh thần
chứa trong đó. Từ đó đề xuất một số giải pháp giữ gìn, phát huy vai trò của
thầy cúng trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của người Thái đen ở bản
Mệt qua nghi lễ tang ma cũng là một mục đích mà đề tài hướng đến.
3. Lịch sử nghiên cứu
Trong “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc ở Việt Nam” của tác giả Cầm
Trọng, chúng ta được thấy bức tranh toàn cảnh về người Thái Tây Bắc. Từ
8
lịch sử tộc người, địa bàn cư trú đến những truyền thống văn hóa phong
phú, độc đáo: tập quán cư trú, nghề sống, quan hệ gia đình và hôn nhân, ẩm
thực, tín ngưỡng - lễ hội, nghệ thuật biểu diễn và văn học dân gian. Từ
những vốn kiến thức đó, tác giả Cầm Trọng đã khẳng định văn hóa của
người Thái ở Tây Bắc là một nền văn hóa đa dạng, giàu chất nhân văn, nổi
bật và có vai trò quan trọng trong kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân
tộc cư trú ở nơi đây.
“Văn hóa Thái - những tri thức dân gian” của Hội văn nghệ dân gian
Việt Nam do tác giả Đặng Thị Oanh biên soạn lại giúp chúng ta tìm hiểu sâu
hơn về một thành tố tạo nên nét đẹp độc đáo của văn hóa Thái Tây Bắc đó
chính là tri thức dân gian. Một số tri thức dân gian cơ bản như: tri thức dân
gian hoa ban; tri thức dân gian về cầu thang nhà sàn; tri thức dân gian về
nước; tri thức dân gian về rừng; tri thức dân gian trong hái lượm, săn bắt và
đánh cá; tri thức dân gian trồng trọt và chăn nuôi; tri thức dân gian về chăm
sóc và bảo vệ sức khỏa của con người; tri thức dân gian trong giao tiếp, ưng
xử; tri thức dân gian dự đoán số mệnh con người. Có thể nói những tri thức
này đã góp phần quan trọng giúp người Thái tạo lập và duy trì cho dân tộc
mình một cuộc sống bền vững, trường tồn, một bản sắc văn hóa độc đáo và
riêng biệt.
Tác giả Lường Vương Trung của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam với
cuốn sách “Phong tục tang lễ của người Thái đen xưa kia” đã cung cấp một
cái nhìn tổng quát và rõ ràng nhất về tang ma của người Thái đen. Cuốn sách
sẽ cho chúng ta thấy đầy đủ mọi nghi thức cần thực hiện trong đám tang của
người Thái đen.
“ Hày xổng phí” ( khóc tiễn hồn) do La Quán Miên sưu tầm kể lại quá
trình người quá cố được sinh ra, lớn lên, lấy vợ / chồng, sinh đẻ con cái, làm
9
ăn, ốm đau, bệnh tật rồi qua đời. Nó làm người nghe rất xúc động, nhất là
người thân trong gia đình. “ Khóc tiễn hồn” chứa đựng kiến thức về đời sống
rất phong phú. Đây là một trong những bài cúng mà người thầy cúng sẽ phải
thực hiện trong đám ma của người Thái. Bài ”Khóc tiễn hồn” này của người
Thái không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc mà còn ngầm cho chúng ta
thấy vai trò của thầy cúng – người thổi hồn cho những bài cúng này.
Các công trình kể trên đều là những tài liệu rất quan trọng đóng góp và
việc lưu giữu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Về cơ bản,
những nghi thức trong tang ma của người Thái đen ở Bản Mệt, xã Sặp Vạt,
huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đều được thực hiện giống so với những gì tác
giả Lường Vương Chung đã viết trong “Phong tục tang lễ của người Thái đen
xưa kia”. Tuy nhiên, thông qua tìm hiểu và trong quá trình thu thập tài liệu,
có thể thấy, chưa có tác giả nào thực sự chú trọng và lấy đề tài “ vai trò của
thầy cúng trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của người Thái đen ở bản
Mệt qua tang ma” làm trọng tâm ngiên cứu. Chính vì vậy, với bài khóa luận
này, em mong muốn đóng góp tư liệu về vấn đề này để bức bức tranh tổng
quan về người Thái ở Tây Bắc thêm đầy đủ, phong phú.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài khóa luận này, em đã vận dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau như phương pháp điền dã dân tộc học (phỏng vấn sâu
và quan sát trực tiếp), phương pháp nghiên cứu đối chiếu so sánh.
Khi thực hiện phương pháp phỏng vấn, thông tin viên chính được chọn
là ông mo bản am hiểu phong tục tập quán. Khi phỏng vấn em đã cố gắng so
sánh và kiểm tra những thông tin thu thập được với các tài liệu thành văn và
các tư liệu từ việc quan sát trực tiếp. Cách lấy thông tin bằng cách đối chiếu
10
so sánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau giúp em loại bỏ được những
thông tin sai lệch. Trong khi phỏng vấn, em thường sử dụng các câu hỏi mở
để gợi ra những thông tin chung nhất về nhiều chủ đề khác nhau, để hiểu các
hoạt động và các sự vật hiện tượng liên quan ở địa bàn điền dã.
Bên cạnh việc phỏng vấn, phương pháp quan sát tham gia cũng được áp
dụng trong suốt quá trình thu thập tài liệu, em đã tham gia vào đám tang của
người Thái ở Bản Mệt để quan sát hoạt động của thầy mo.
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm
ra sự giống và khác nhau về vai trò của thầy mo trong đám tang của người
Thái Đen ở Bản Mệt với người Thái Đen ở nơi khác.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Thầy cúng trong tang ma của người Thái đen ở bản Mệt chính là đối
tượng nghiên cứu chính của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của thầy
cúng trong tang ma của người Thái đen ở bản Mệt, xã Sạp Vạt, huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La.
6. Đóng góp của đề tài
- Dựng lại một cách có hệ thống về tang ma của người Thái đen ở bản
Mệt từ đó làm nổi bật vai trò của người thầy cúng. Tìm ra giải pháp làm cơ sở
cho việc bảo tồn nhưng nét đẹp văn hóa trong tang ma của người Thái đen
Yên Châu.
- Khái quát được lịch sử hình thành của mảnh đất Yên Châu.
- Góp thêm tư liệu vào bức tranh văn hóa giàu bản sắc của nhóm Thái ở
Việt Nam.
11
7. Nội dung và bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI Ở BẢN MỆT, XÃ SẶP
VẠT, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
CHƯƠNG 2: TANG MA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở
BẢN MỆT, XÃ SẶP VẠT, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI TANG MA VÀ VAI TRÒ THẦY MO
TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI THÁI Ở BẢN MỆT, XÃ SẶP VẠT,
HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Bình. Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Khoa Văn
hóa Dân tộc Thiểu số, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. H. 2012.
2. Trần Bình, Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Giáo trình dành cho
học viên, sinh viên các ngành KHXH – VN), NXB. Lao động, Hà Nội, 2014.
3. Giàng A Câu, Nghi thứ tang ma truyền thống của người Mông ở bản
Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Bài tiểu luận khoa
Văn hóa Dân tộc Thiểu số. H. 2012.
4. Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây bắc. Tạp chí văn
hóa nghệ thuật, Hn, 2001.
5. Lường Thị Đại – Lò Xuân Hinh, Tục lệ sinh đẻ của người phụ nữ
Thái. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, hà Nội, 2010.
6. Nguyễn Mạnh Hùng. Tang ma của người Hmông ở Suối Giàng. Hội
Văn nghệ Dân gian Việt Nam. NXB. Thanh Niên hà Nội, 2009.
7. Hoàng Lương. Văn hóa các dân tộc Tây Bắc ở Việt Nam. NXB. Lao
Động, Hà Nội, 2005.
8. La Quán Miên. Hày Xỏng Phỉ ( khóc tiễn hồn). Hội Van nghệ Dân
gian Việt Nam. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, hà Nội, 2000.
9. Hoàng Nam. Bước đầu tìm hiểu văn hóa các tộc người Việt Nam,
NXB VHDT, HN, 1998.
10. Trần Thị Ái Nhi. Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái ở thị
trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Khóa luận tốt nghiệp khoa
Văn Hóa Dân tộc Thiểu số. H. 2011.
11. Đặng Thị Oanh. Văn hóa Thái những tri thức dân gian. NXB.
Thanh Niên, Hà Nội, 2009.
68
12. Đặng Đức Siêu. Sổ tay văn hóa Việt Nam.NXB Lao động, HN,
2005.
13. Chu Thái Sơn – Cầm Trọng. Người Thái. NXB Trẻ, 2005.
14. Lò Thị Thủy. Người Thái Yên Châu Sơn La, luận văn tốt nghiệp đại
học, Hà Nội, 1998.
15. Phạm Văn Thành. Tục lệ ma chay của đồng bào Thái Thanh Nghệ,
Thông báo khoa học Đại học tổng hợp, Hà Nội, 1981.
16. Cầm Trọng – Ngô Đức Thịnh. Luật tục Thái ở Việt Nam (tập quán
pháp), Nhà Xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999.
17. Cầm Trọng. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội,1978.
18. Lường Vương Trung. Phong tục tang lễ của người Thái đen xưa
kia. Hội Văn nghệ Dân gian Viêt Nam. NXB. Thanh Niên, 2010.
19. Đặng Nghiêm Vạn – Cầm Trọng – Khả Tiến – Tống Kim Ân. Tư
liệu nghiên cứu về lịch sử và xã hội người Thái. NXB Khoa học xã hội, HN
1977.
20. Trần Quốc Vượng (chủ biên). Văn hóa học đại cương và cơ sở văn
hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,1996.
21. Viện Dân tộc học. Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,1977.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_kim_ngan_tom_tat_2325.pdf